ABHIDHAMMATTHASANGAHA
THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN
Tỳ kheo
Thích Minh Châu
(dịch và giải)
---o0o---
CHƯƠNG THỨ BA
PAKINNAKA: LINH TINH
I. PÀLI VĂN.
- 1) Sampayuttà yathàyogam tepanààsa
sabhàvato
Cittacetasikà dhammà tesam dàni yathàraham,
Vedanàhetuto kiccadvàràrammanavatthuto,
Cittuppàdavaseneva sangaho nàma nìyate.
II. THÍCH VĂN.
- Sampayuttà: Tương ưng. Yathàyogam:
Theo sự phối hợp. Tepannàsa: 53. Sabhàvato: Ðúng với sự thật.
Yathàraham: Theo sự thích hợp. Vedanà: Thọ. Hetuto: Theo nhân. Kicca:
Công tác. Dvàra: Môn. Àrammana: Ðối tượng. Vatthuto: Theo căn xứ.
Cittuppàdavasena: Theo tâm. Sangaho: Sự phối hợp, phân loại. Nìyate:
Ðược đề cập đến, bàn đến.
III. VIỆT VĂN.
- 1) Các tâm và tâm sở phối hợp nhau sự
thật có 53 pháp. Nay sự phối hợp các tâm và tâm sở, xem tâm như một đơn
vị được đề cập đến, theo sự thích hợp về phương diện thọ, nhân, công
tác, môn, đối tượng và căn xứ.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 89 tâm được xem như là một đơn vị + với
52 tâm sở thành 53 pháp.
PHÂN LOẠI THEO THỌ
I. PÀLI VĂN.
- 2) Tatthà vedanàsangahe tàva tividhà
vedanà: Sukham, dukkham, adukkhamasukham ceti. Sukham, dukkham,
somanassam, domanassam, upekkhàti ca bhedena pana pancadhà hoti.
II. THÍCH VĂN.
- Vedanàsangahe: Trong phân loại về thọ.
Adukkhamasukham: Vô lạc vô khổ thọ. Bhedena: Theo sự phân loại.
Pancadhà: Có 5 loại.
III. VIỆT VĂN.
- 2) Ở đây không theo phân loại về thọ
có 3: lạc, khổ, vô lạc vô khổ. Và cũng chia thành 5: Lạc, khổ, hỷ, ưu ,
xả.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Thọ là một tâm sở có mặt trong tất cả
tâm. Thọ có ba: lạc, khổ, và xả. Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức
câu hữu với xả, nhưng thân thức vì tinh nhuệ hơn nên câu hữu với Lạc hay
với Khổ.
Các tốc hành tâm (Javana) có thể câu hữu
với hỷ (Somanassa) nếu đối tượng khả ái, và câu hữu với ưu (Domanassa) nếu
đối tượng không khả ái, nhưng nếu đối tượng quá khả ái, thời hỷ
(Somanassa) có thể khởi lên với Santìranacitta (Suy đạc tâm).
LẠC, KHỔ, HỶ, ƯU VÀ XẢ
I. PÀLI VĂN.
- 3) Tattha sukhasahagatam kusalavipàkam
kàyavinnànam ekameva. Tathà dukkhasahagatam akusalavipàkam kàyavinnànam.
Somanassasahagatacittàni pana lobhamùlàni cattàri.
Dvàdasakàmàvacarasobhanàni. Sukhasantìrana-hasanàni ca dve ti atthàrasa
kàmàvacaracittàni ceva pathamadutiya-tatiya-catuttha-jjhànasankhàtàni
catucattàlìsa mahaggatta-lokuttaracittàni ceti dvàsatthividhàni
bhavanti. Domanassasahagatacittàni pana dve patighacittàneva. Sesàni
sabbàni pi pancapannàsa upekkhàsahagatacittànevà ti.
II. THÍCH VĂN.
- Sukhasantìrana-hasanàni: Suy đạc tâm
câu hữu với lạc và tiểu sanh tâm. Sankhàtàni: Ðược gọi là. Dvàsatthi
Vidhàni: Có 62 loại. Pancapannàsa: 55.
III. VIỆT VĂN.
- 3) Ở đây, có một thiện dị thục thân
thức câu hữu với lạc. Cũng vậy có một bất thiện dị thục thân thức câu
hữu với khổ. Về tâm câu hữu với hỷ, có bốn tham tâm, 12 Dục giới Tịnh
quang tâm, hai Suy đạc tâm và Tiếu sanh tâm câu hữu với hỷ. Như vậy có
18 Dục giới tâm. Lại có 44 Ðại hành và Siêu thế tâm được gọi là đệ nhất,
đệ nhị, đệ tam và đệ tứ thiền. Tổng cộng có 62 tâm. Có hai sân tâm câu
hữu với ưu. Còn lại có tất cả 55 tâm câu hữu với xả.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Chỉ có một tâm câu hữu với Lạc, tức là
thiện dị thục thân thức. Chỉ có một tâm câu hữu với khổ tức là bất thiện
dị thục thân thức. Có 62 tâm câu hữu với Hỷ như sau:
Tương ưng
với tham: |
4 |
18 Dục giới tâm |
Dục giới
Tịnh quang (Thiện + Di thục + Duy tác): |
12
|
Suy đạc tâm
câu hữu với Hỷ (Vô nhân, Thiện, Dị thục): |
1 |
Tiểu sanh
tâm: |
1
|
Đại hành và
Siêu thế tâm |
Các đệ nhất,
đệ nhị, đệ tam, đệ tứ thiền tâm: |
44 |
Tổng
cộng: |
62 tâm |
|
Chỉ có hai tâm câu hữu với ưu tức là hai
Sân tâm.
Còn lại có 55 tâm câu hữu với xả như sau:
Tham tâm: |
4 |
Si tâm: |
2 |
Vô nhân bất
thiện dị thục trừ thân thức: |
6 |
Vô nhân
thiện dị thục trừ thân thức và Suy đạc tâm câu hữu với Hỷ: |
6 |
Vô nhân Duy
tác trừ Tiểu sanh tâm: |
2 |
Dục giới
Tịnh quang tâm (Thiện + Dị thục + Duy tác): |
12 |
Các ngũ
thiền tâm: |
23 |
Cộng
chung: |
55 |
TÓM TẮT
I. PÀLI VĂN.
- 4) Sukham dukkham upekkhàti tividhà
tattha vedanà.
Somanassam domanassamiti bhedena pancadhà.
Sukhamekattha dukkham ca domanassam dvaye thitam,
Dvàsatthisu somanassam pancapannàsaketarà.
II. THÍCH VĂN.
- Tividhà: Có 3 loại. Bhedena: Phân
loại. Pancadhà: Có 5 phần. Sukham: Lạc Ekattha: Chỉ một. Dvaye: Hai.
Dvàsatthisu: Trong 62 tâm. Pancapannàsa: Có 55 tâm. Itarà: Thọ khác tức
là Upekkhà (xả)
III. VIỆT VĂN.
- 4) Thọ có ba: Lạc, khổ, xả. Hoặc có 5,
cộng với hỷ và ưu. Lạc có một, khổ có một. Ưu có hai. Hỷ có trong 62 tâm
và Xả có trong 55 tâm.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðây là bài kệ tóm tắt các loại thọ (có
3, hay 5) và số lượng các tâm câu hữu với lạc, khổ, ưu, hỷ và xả.
PHÂN LOẠI THEO NHÂN - 6 NHÂN
I. PÀLI VĂN.
- 5) Hetusangahe hetavo nàma lobho,
doso, moho, alobho, adoso, amoho, càti chaddhà bhavanti.
II. THÍCH VĂN.
- Hetusangahe: Phân loại về nhân,
Hetavo: Các nhân. Chaddhà: Có 6 loại.
III. VIỆT VĂN.
- 5) Phân loại về nhân có 6 loại, tức là
tham, sân, si, vô tham, vô sân và vô si.
VÔ NHÂN VÀ HỮU NHÂN TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 6) Tattha
pancadvàràvajjana-dvipancavinnànasampaticchanasantìrana-votthapana -
hasanavasena atthàrasa ahetukacittàni nàma. Sesàni sabbàni pi ekasattati
cittàni sahetukàneva.
II. THÍCH VĂN.
- Sesàni: Các tâm còn lại. Ekasattati:
71. Sahetukàni: Có nhân.
III. VIỆT VĂN.
- 6) Ở đây, ngũ môn hướng tâm, 10 thức
tâm, tiếp thọ tâm, suy đạc tâm, xác định tâm, tiếu sanh tâm, 18 tâm này
gọi là vô nhân tâm. Tất cả những tâm còn lại là 71 hữu nhân tâm.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Sở dĩ gọi là hetu (nhân) vì chúng là
nguồn gốc cho tất cả thiện và bất thiện tâm. Xác định tâm tức là ý môn
hướng tâm.
MỘT NHÂN, HAI NHÂN VÀ BA NHÂN TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 7) Tatthàpi dve momùhacittàni
ekahetukàni. Sesàni dasa akusalacittàni ceva nànavippayuttàni dvàdasa
kàmàvacarasobhanàni ceti dvàvìsati duhetukacittàni.
Dvàdasanànasampayuttakàmàvacarasobhanàni ceva pancatimsa
mahaggata-lokuttaracittàni ceti sattacattàlìsa tihetukacittànìti.
II. THÍCH VĂN.
- Pancatimsa: 35.
Mahaggatalokuttaracittàni: Ðại hành siêu thế tâm. Sattacattàlìsa: 47.
Tihetukacittàni: Tam nhân tâm. Duhetukavittàni: Nhị nhân tâm.
III. VIỆT VĂN.
- 7) Ở đây, hai si tâm là nhứt nhân tâm.
10 bất thiện tâm còn lại cộng với 12 Dục giới tịnh quang tâm không tương
ưng với trí, như vậy có 22 nhị nhân tâm. 12 Dục giới tịnh quang tâm
tương ưng với trí, 35 Ðại hành, siêu thế tâm, như vậy có 47 tam nhân
tâm.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Hai si tâm chỉ có si tâm sở nên gọi là
nhứt nhân tâm; 10 bất thiện tâm còn lại và 12 Dục giới tịnh quang tâm
không tương ưng với trí chỉ có hai nhân. 8 tham tâm chỉ có tham và si, 2
sân tâm chỉ có sân và si. 12 tịnh quang tâm không tương ưng với trí chỉ có
vô tham và vô sân. Nên có tất cả là 22 nhị nhân tâm. 12 Dục giới tịnh
quang tâm tương ưng với trí, 27 Ðại hành và 8 Siêu thế tâm có ba nhân, tức
là vô tham, vô sân và vô si.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 8) Lobho doso ca moho ca hetù akusalà
tayo.
Alobhàdosàmohà ca kusalàbyàkatà tathà.
Ahetukatthàrasekahetukà dve duvìsati,
Duhetukà matà sattacattàlisa tihetukà.
II. THÍCH VĂN.
- Tayo: Ba. Kusala: Thiện. Abyàkatà: Vô
ký. Duvìsati: 22. Ekahetukà: Một nhân tâm. Matà: Ðược xem là.
Sattacattàlisa: 47.
III. VIỆT VĂN.
- 8) Tham, sân và si gọi là ba tất thiện
nhân. Vô tham, vô sân, vô si là thiện và vô ký nhân. 18 tâm không có
nhân nào hết. Có hai tâm và nhứt nhân tâm. Có 22 tâm là nhị nhân tâm. Và
có 47 tâm được xem là tam nhân tâm.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Tham sân và si tức là ba bất thiện nhân.
Vô tham, vô sân, vô si là ba thiện nhân trong các thiện tâm nhưng là vô ký
nhân trong các Dị thục và Duy tác tâm.
PHÂN LOẠI THEO CÔNG TÁC
I. PÀLI VĂN.
- 9) Kiccasangahe kiccàni nàma
patisandhibhavangàvajjana-dassana-savana-ghàyana-sàyana-phusana -
sampaticchanasantìrana-votthapana-javana-tadàlambana-cutivasena
cuddasavidhàni bhavanti.
Patisandhi-bhavangàvajjana-pancavinnànatthànàdivasena pana tesam dasadhà
thànabhedo veditabbo.
II. THÍCH VĂN.
- Kiccasangahe: Tổng hợp về tác dụng.
Patisandhi: Kiết sanh thức. Bhavanga: Hữu phần. Àvajjana: Hướng tâm.
Dassana: Sự thấy. Savana: Sự nghe. Ghàyana: Sự ngửi. Sàyama: Sự nếm.
Phusana: Cảm xúc. Sampaticchana: Tiếp thọ. Santìrana: Suy đạc.
Votthapana: Xác định. Javana: Tốc hành. Tadàlambana: Ðồng sở duyên.
Cuti: Tử. Cuddasavidhàni: Có 14 loại. Dasadhà: Có 10 loại. Thànabhedo:
Theo sự chia chẻ về. Vị trí. Veditabbo: Cần phải hiểu.
III. VIỆT VĂN.
- 9) Tổng hợp các tác dụng có tất cả là
14 tác dụng, tức là kiết sanh thức, hữu phần, hướng tâm, thấy, nghe,
ngửi, nếm, xúc, tiếp thọ, suy đạc, xác định, tốc hành, đồng sở duyên,
chết. Nếu chia chẻ về vị trí thời chỉ có 10 loại: Kiết sanh thức, hữu
phần, hướng tâm, 5 thức v.v...
IV. THÍCH NGHĨA.
- Mỗi một tâm có một tác dụng đặc biệt và
nhiều tâm có nhiều tác dụng sai khác. Có 14 loại tác dụng tất cả.
Patisandhi, Kiết sanh thức, nghĩa là móc
nối đời này sang đời khác. Khi con người mới sanh, tâm này hiện khởi ra
trước nhất, chỉ sống có một Sát-na rồi được Bhavanga thay thế. Patisandhi
xem là bị chi phối bởi tâm cuti khi lâm chung và là nguồn gốc của đời sống
hiện tại.
Bhavanga, Hữu phần, là tiềm thức luôn luôn
ảnh hưởng đến cá tính của chúng ta, là một phần cá tính chúng ta nên được
gọi là Bhava + anga (bhavanga). Khi tâm thức không bị kích thích bởi ngoại
cảnh, tức là có Bhavanga. Sau mỗi diễn tiến của tâm thức lại có bhavanga.
Àvajjana: Hướng tâm, tức là hướng tâm về
phía đối tượng. Khi một đối tượng vào trong dòng tâm thức của Bhavanga,
dòng tâm thức liền bị giao động Bhavanga calana, tiếp đến bị dừng lại
(Bhavanga-upaccheda). Khi Bhavanga dừng lại, nếu đối tượng là ngoại cảnh,
ngũ môn hướng tâm khởi lên (pancadvàràvajjana). Nếu đối tượng là một tâm
pháp, ý môn hướng tâm khởi lên (manodvàràvajjana).
Votthapana: Xác định, tức là xác định đối
tượng và mở đầu cho mọi hành vi thiện ác. Không có một tâm đặc biệt làm
tác dụng này. Chính ý môn hướng tâm nhận nhiệm vụ này.
Javana: tốc hành tâm. Từ ngữ căn ju nghĩa
là chạy mau. Sở dĩ gọi như vậy vì tâm này chạy đến 7 Sát-na hay 5 Sát-na
đối với một đối tượng. Chính trong giai đoạn này, các hành vi thiện ác
được tạo tác.
Tadàlambana: Ðồng sở duyên nghĩa là cũng
đồng một sở duyên với Javana. Tác dụng của Tadàlambana là ghi nhận kinh
nghiệm của đối tượng. Cuti: tử tâm là tâm cuối cùng của đời sống.
I. PÀLI VĂN.
- 10) Tatha dve
upekkhàsahagatasantìranàni ceva attha mahàvipàkàni ca nava
rùpàrùpavipàkàni ceti ekùnavìsati cittàni
patisandhi-bhavanga-cutikiccàni nàma. Àvajjanakiccàni pana dve. Tathà
dassana-savana-ghàyana-sàyana-phusana-sampaticchanakiccàni ca.
Tìni santìrana-kiccàni.
Manodvàràvajjanameva pancadvàce votthapanakiccam sàdheti.
Àvajjanadvayavajjitàni kusalàkusala-phala-kriyà-cittàni pancapannàsa
javanakiccàni. Mahàvipàkàni ceva santìranattayam ceti ekàdasa
tadàlambanakiccàni.
II. THÍCH VĂN.
- Sàdheti: Tác động, hành động.
III. VIỆT VĂN.
- 10) Ở đây 19 tâm (hai suy đạc tâm câu
hữu với xả, tám đại dị thục tâm và 9 sắc vô sắc dị thục tâm) làm các tác
dụng patisandhi, bhavanga và cuti. Hai tâm làm tác dụng àvajjana. Hai
tâm làm các tác dụng dassana-savana-ghàyana-sàyana-phusana và
sampaticchana. Ba tâm làm tác dụng santìrana. Trong sự diễn tiến của tâm
thức qua năm môn, tác dụng votthapana do ý môn hướng tâm làm. Tác dụng
Javana do 55 tâm làm là thiện, bất thiện, quả tâm, duy tác tâm trừ hai
àvajjana tâm. 11 tâm (8 đại dị thục và 3 suy đạc) làm tác dụng
Tadàlambana.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ba tác dụng Bhavanga, patisandhi và cuti
do 10 tâm sau đây thi hành:
Suy đạc tâm
câu hữu với xả: |
2 |
Ðại Dị thục
tâm: |
8 |
Sắc giới +
vô sắc giới dị thục tâm: |
9 |
Tổng
cộng: |
19 |
Hai tâm là tác dụng Àvajjana tức là ngũ
môn hướng tâm và ý môn hướng tâm. Dassana (sự thấy) do thiện dị thục nhãn
thức và bất thiện dị thục nhãn thức tác động. Cũng vậy Savana, ghàyana,
sàyana, phusana và Sampaticchana đều do hai tâm thiện dị thục và bất thiện
dị thục. Santìrana (suy đạc) do ba suy đạc tâm tác động: Bất thiện dị thục
suy đạc tâm câu hữu với xả, thiện dị thục suy đạc tâm câu hữu với xả và
thiện dị thục suy đạc tâm câu hữu với hỷ. Votthapana (xác định) và
manodvàràvajjana (ý môn hướng tâm) tương tợ giống nhau vì cả hai đều làm
sống lại những kinh nghiệm quá khứ và do ý môn hướng tâm câu hữu với xả
tác động. Javana (tốc hành) do 55 tâm tác động:
Thiện (Dục
giới 8 + Ðại hành 9 + Siêu thế 4) : |
21 |
Bất thiện
(Tham 8 + Sân 2 + Si 2) : |
12 |
Quả (Dự lưu,
nhứt lai, bất lai, A-la-hán) : |
4 |
Duy tác (trừ
ngũ môn hướng tâm và ý môn hướng tâm)
(Dục giới 8 + Ðại Hành 9 + Tiếu sanh tâm 1) : |
18 |
Tổng
cộng: |
55 |
Tadàlambana (Ðồng sở duyên) do 11 tâm tác
dụng: Ðại dị thục 8 và Suy đạc tâm 3. Ở đây chỉ có Dục giới tâm tác động
chớ Ðại Dị thục không có tác dụng vì những tâm này giải thoát khỏi ảnh
hưởng của tham dục.
CÁC CÔNG TÁC DO ÐỒNG MỘT LOẠI TÂM TÁC DỤNG
I. PÀLI VĂN.
- 11) Tesu pana
upekkhàsahagatasantìranacittàni
patisandhi-bhavanga-cuti-tadàrammana-santìranavasena pancakiccàni nàma.
Mahàvipàkàni attha patisandhi-bhavanga-cuti-tadàrammanavasena
catukiccàni. Mahaggatavipàkàni nava patisandhi-bhavanga-cutivasena
tikiccàni. Somanassasahagatam santìranam santìrana-tadàrammanavasena
dukiccam. Tathà votthapanam ca votthapanàvajjanavasena. Sesàni pana
sabbàni pi javanamanodhàtuttika-dvipancavinnànàni
yathàsambhavamekakiccàni ti.
II. VIỆT VĂN.
- 11)
1. Hai suy đạc tâm, câu hữu với xả làm 5
tác dụng là kiết sanh thức, hữu phần, tử tâm, đồng sở duyên và suy đạc.
2. Tám loại Ðại Dị thục làm 4 tác dụng
là kiết sanh thức, hữu phần, tử tâm và đồng sở duyên.
3. Chín Ðại Hành Dị thục tâm có 3 tác
dụng là kiết sanh thức, hữu phần và tử tâm.
4. Một Suy đạc tâm câu hữu với hỷ có hai
tác dụng là suy đạc và đồng sở duyên.
5. Một Ý môn hướng tâm có hai tác dụng
là xác định và hướng tâm.
6. 55 Tốc hành tâm còn lại chỉ có một
tác dụng tốc hành.
7. Một Ngũ môn hướng tâm làm một tác
dụng Àvajjana (hướng tâm)
8. Hai tiếp thọ tâm có tác dụng tiếp
thọ.
9. Mười Thức tâm làm các tác dụng thấy,
nghe, ngửi, nếm và xúc chạm.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 12) Patisandhàdayo nàma kiccabhedena
cuddasa, Dasadhà thànabhedena cittuppàdà pakàsità.
Atthasatthi tathà dve ca navatha dve yathàkkamam,
Eka-dvi-ti-catu-pancakiccatthànàni niddise.
II. THÍCH VĂN.
- Kiccabhedena: Theo tác dụng. Cuddasa:
14. Dasadhà: 10. Thànabhedena: Theo vị trí. Cittuppàdà: Sự sinh khởi các
tâm. Pakàsità: Ðược trình bày. Atthasatthi: 68. Navattha: 9 và 8.
Niddise: Giải thích, trình bày.
III. VIỆT VĂN.
- 12) Các tâm như kiết sanh thức v.v...
là 14 theo tác dụng và 10 theo vị trí của chúng.
68 tâm chỉ có một tác dụng và một vị trí
2 tâm có hai tác dụng và hai vị trí
9 tâm có ba tác dụng và ba vị trí
8 tâm có bốn tác dụng và bốn vị trí
2 tâm có năm tác dụng và năm vị trí.
IV. THÍCH VĂN.
1. Tốc hành tâm 55 + ngũ môn hướng tâm 1 +
tiếp thọ tâm 2 + thức tâm 10 = 68
2. Ý môn hướng tâm 1 + Suy đạc tâm câu hữu với hỷ 1 = 2
3. Ðại Hành dị thục tâm (Sắc giới 5 + Vô sắc giới 4) = 9
4. Ðại dị thục: 8
5. Suy đạc tâm câu hữu với xả: 2.
PHÂN LOẠI THEO CĂN MÔN
I. PÀLI VĂN.
-
13) Dvàrasangahe dvàràni nàma,
cakkhudvàram, sotadvàram, ghànadvàram, jivhàdvàram, kàyadvàram,
manodvàram, ceti chabbidhàni bhavanti.
14) Tattha cakkhumeva cakkhudvàram.
Tathà sotàdayo sotadvàràdìni. Manodvàram pana bhavangàti pavuccati.
II. THÍCH VĂN.
- Dvàrasangahe: Tổng hợp về môn.
III. VIỆT VĂN.
- 13) Nhãn môn, nhĩ môn, tỷ môn, thiệt
môn, thân môn và ý môn, như vậy có sáu môn tất cả. 14) Ở đây mắt gọi là
nhãn môn, lỗ tai gọi là nhĩ môn v.v... còn ý môn tức là Hữu phần.
IV. TRHÍCH NGHĨA.
- Dvàra (cửa) du là hai và ar nghĩa là đi
ra, đi vào. Cửa này dùng vừa cả lối ra lối vào nên gọi là dvàra. Khi một
đối tượng đến với tâm, bhavanga được rung động và dừng lại. Rồi àvajjana
(Hướng tâm) khởi lên. Nếu là đối tượng ở ngoài ngang qua 5 căn thì ngũ môn
hướng tâm khởi lên. Nếu là đối tượng nội tâm, thì ý môn hướng tâm khởi
lên, Bhavangupaccheda (Hữu phần dừng nghỉ) khởi lên trước ý môn hướng tâm
và gọi là ý môn (manodvàra).
CÁC TÂM KHỞI QUA NĂM CĂN MÔN
I. PÀLI VĂN.
- 15) Tattha
pancadvàràvajjana-cakkhuvinnàna-sampaticchana-santìrana-votthapana -
kàmàvacarajavana-tadàrammanavasena chacattàlìsa-cittàni cakkhudvàre
yathàraham uppajjanti. Tathà pancadvàràvajjana-sotavinnànàdivasena
sotadvàràdisu pi chacattàlìseva bhavantì ti sabbathà pi pancadvàre
catupannàsa cittàni kàmàvacarànevàti veditabbàni.
II. THÍCH VĂN.
- Uppajjanti: Khởi lên. Chacattàlìsa:
46. Sabbathà: Tất cả. Veditabbàni: Cần phải hiểu.
III. VIỆT VĂN.
- 15) Ở đây 46 tâm có thể khởi ngang qua
nhãn môn, tức là ngũ môn hướng tâm, nhãn thức, tiếp thọ tâm, suy đạc
tâm, xác định tâm, dục giới tốc hành tâm, đồng sở duyên tâm. Cũng vậy 46
tâm có thể khởi qua nhĩ môn v.v... Như vậy, tất cả có 54 Dục giới tâm
khởi lên, ngang qua năm môn.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 46 tâm khởi lên ngang qua nhãn môn như
sau:
Ngũ môn
hướng tâm (vô nhân, duy tác): |
1 |
Nhãn thức
(Dị thục, thiện và bất thiện): |
2 |
Tiếp thọ tâm
(Dị thục, thiện và bất thiện): |
2 |
Suy đạc tâm
(Dị thục, thiện và bất thiện): |
3 |
Ý môn hướng
tâm: |
1 |
Tốc hành tâm
(Bất thiện 12 + Thiện 16 + Tiếu sanh tâm 1): |
29 |
Ðồng sở
duyên tâm (Ðại Dị thục. Không kể 3 Suy đạc tâm vì đã kể trước rồi): |
8 |
Tổng
cộng: |
46 |
Cộng với 2 nhĩ thức, 2 tỷ thức, 2 thiệt
thức, 2 thân thức, nên có tất cả là 54 tâm khởi lên ngang qua 5 môn.
CÁC TÂM KHỞI QUA Ý MÔN
CÁC TÂM KHÔNG KHỞI QUA CĂN MÔN
I. PÀLI VĂN.
- 16) Manodvàre pana
manodvàràvajjana-pancapannàsa-javana-tadàrammanavasena sattasatthi
cittàni bhavanti. Ekùnavìsati patisandhi-bhavanga-cutivasena
dvàravimuttàni.
II. THÍCH VĂN.
- Sattasatthi: 67 Ekùnavìsati: 19
Dvàravimuttàni: Không khởi qua cửa nào.
III. VIỆT VĂN.
- 16) 67 tâm khởi lên ngang qua ý môn
tức là ý môn hướng tâm, 55 tốc hành tâm và đồng sở duyên. 19 tâm làm các
công tác kiết sanh thức, hữu phần và tử tâm không khởi qua cửa nào cả.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 67 tâm sau này khởi lên qua ý môn:
Ý môn hướng tâm: 1
Tốc hành tâm (Bất thiện 12 + Tiếu sanh
tâm 1 + Dục giới Tịnh quang Thiện và Duy tác 16 + Sắc giới thiện và Duy
tác 10 + Vô sắc giới thiện và Duy tác 8 + Siêu thế 8) = 55.
Các tâm làm công tác Ðồng sở duyên (Ðại
Dị thục 8 + Suy đạc tâm 3) = 11
- 19 tâm không khởi qua môn nào cả: 2 Suy
đạc tâm câu hữu với xả + 8 Ðại Dị thục tâm + 9 Ðại hành Dị thục tâm.
Chúng là Dị thục của các hành động quá
khứ. Vibhàvinìtìkà giải thích rằng chúng được gọi là Dvàravimuti vì:
(1) không khởi ngang qua căn nào như mắt
v.v...
(2) Bhavanga chính là ý môn,
(3) chúng tồn tại không cần một đối tượng mới nào.
Trường hợp đầu thuộc về Cuti và
patisandhi. Trường hợp thứ hai về Bhavangupaccheda và trường hợp thứ ba về
bhavanga và cuti.
NHỨT MÔN, NGŨ MÔN, LỤC MÔN VÀ VÔ MÔN TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 17) Tesu pana dvipancavinnànàni ceva
mahaggatalokuttara - javanàni ceti chattimsa yathàraham
ekadvàrikacittàni nàma. Manodhàtuttikam pana pancadvàrikam.
Sukhasantìrana-votthapana-kàmàvacarajavanàni chadvàrikacittàni.
Upekkhàsahagatasantìrana-mahàvipàkàni chadvàrikàni ceva dvàravimuttàni
ca. Mahaggatavipàkàni dvàràvimuttànevà tì.
II. THÍCH VĂN.
- Ekadvàrika: Một môn. Manodhàtuttikam:
3 ý giới tâm.
III. VIỆT VĂN.
- 17) 36 tâm khởi lên chỉ ngang qua một
cửa tức là 10 thức tâm, các tốc hành gồm có đại hành và siêu thế tâm. 3
ý giới tâm khởi lên ngang qua 5 cửa. Suy đạc tâm câu hữu với hỷ, xác
định tâm, dục giới tốc hành tâm khởi lên ngang qua 6 cửa. Suy đạc tâm
câu hữu với xả, Ðại Dị thục tâm khởi lên ngang qua 6 môn và không qua
cửa nào cả. Ðại hành dị thục tâm không khởi qua cửa nào cả.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 36 tâm tức là 10 thức tâm, 10 sắc giới
thiệu và duy tác tâm, 8 vô sắc giới thiệu và duy tác tâm, 8 siêu thế đạo
và quả tâm.
- Trong mười thức tâm, 2 tâm khởi ngang
qua nhãn môn, 2 tâm qua nhĩ môn, 2 tâm qua tỷ môn, 2 tâm qua thiệt môn và
2 tâm qua thân môn.
- 18 đại hành tốc hành tâm và 8 Siêu thế
tâm chỉ khởi qua ý môn.
- 3 ý giới tâm tức là một ngũ môn hướng
tâm và 2 tiếp thọ tâm.
- 31 tâm khởi lên ngang qua 6 cửa. Suy đạc
tâm câu hữu với hỷ 1 + ý môn hướng tâm (hay xác định tâm) 1 và Dục giới
tốc hành tâm 29.
- 10 tâm khởi ngang qua 6 cửa hay không
ngang qua cửa nào, tức là hai suy đạc tâm câu hữu với xả và 8 Ðại dị thục
tâm. Khi chúng làm công tác Ðồng sở duyên, chúng khởi lên ngang qua 6 cửa.
Khi chúng làm công tác Kiết sanh thức, Hữu phần và Tử tâm, chúng khởi lên
nhưng không qua cửa nào.
- 9 đại dị thục tâm là dị thục của các
thiền tâm. Chúng không khởi lên trong một diễn tiến của tâm thức ở Dục
giới. Vì vậy chúng không khởi qua cửa nào cả. Chúng chỉ hoạt động theo
Bhavanga, Patisandhi và Cuti (Hữu phần, kiết sanh thức và tử tâm).
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 18) Ekadvàrikacittàni
pancachadvàrikàni ca.
Chadvàrikavimuttàni vimuttàni ca sabbathà.
Chattimsati tachà tìni ekatimsa yathàkkaman,
Dasadhà navadhà ceti pancadhà paridìpaye.
II. THÍCH VĂN.
- Paridìpaye: Làm cho rõ, giải thích.
III. VIỆT VĂN.
- 18) 36 tâm khởi qua một cửa. Ba tâm
khởi qua 5 cửa. 31 tâm khởi qua 6 cửa. 10 tâm khởi qua 6 cửa và không
khởi qua cửa nào. 9 tâm hoàn toàn không khởi qua cửa nào hết. Như vậy có
5 loại tâm được giải thích.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðây là bài kệ tóm tắt các loại tâm đứng
về phương diện các cửa.
- 36 tâm tức là 10 thức tâm + 26 Ðại Hành
và Siêu thế tốc hành tâm.
- 3 tâm tức là một ngũ môn hướng tâm + 2
Suy đạc tâm.
- 31 tâm tức là 1 suy đạc câu hữu với hỷ +
1 xác định tâm + 29 Dục giới tốc hành.
- 10 tâm tức là 2 Suy đạc câu hữu với xả +
8 Ðại Dị thục.
- 9 tâm tức là Dị thục Sắc giới 5 + Vô sắc
4.
PHÂN LOẠI THEO ÐỐI TƯỢNG
I. PÀLI VĂN.
- 19) Àrammanasangahe àrammanàni nàma,
rùpàrammanam, saddàrammanam gandhàrammanam, rasàrammanam,
photthabbàrammanam dhammàrammanam ceti chabbihàni bhavanti.
II. THÍCH VĂN.
- Àrammana: Ðối tượng. Photthabba: Xúc.
III. VIỆT VĂN.
- 19) Về đối tượng, có 6 đối tượng của
tâm, tức là Sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Àrammanam, từ ngữ căn à + ram, nghĩa là
luyến ái, dính, thích thú. Àlambana, từ ngữ căn à + lamb đeo vào. Vật mà
chủ thể đeo vào, dính vào, nghĩa là đối tượng.
- Photthabbàrammana: Xúc, đây chỉ cho địa
đại, hỏa đại và phong đại. Tánh cứng, tánh nóng và tánh động có thể cảm
nhận nơi thân, trừ thủy đại có tánh nhiếp nên thân không cảm thọ được. Khi
ba đại này xúc chạm với thân, thời lạc thọ, khổ thọ hay không lạc không
khổ thọ khởi lên tùy theo đối tượng.
6 ÐỐI TƯỢNG
I. PÀLI VĂN.
- 20) Tattha rùpameva rùpàrammanam.
Tathà saddàdayo saddàrammanàdìni. Dhammàrammanam pana
pasàda-sukhu-marùpa-citta-cetasika-nibbàna-pannattivasena chaddhà
sangayhanti.
II. THÍCH VĂN.
- Tattha: Ở nơi đây. Tathà: Cũng vậy.
Sadda: Tiếng. Pasàda: Tịnh sắc căn. Sukhumarùpam: Tế sắc. Pannatti: Khái
niệm. Sangayhanti: Họp lại với nhau.
III. VIỆT VĂN.
- 20) Ở đây có 6 đối tượng của tâm, tức
là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Pháp, đối tượng của ý căn cũng
có sáu tức là tịnh sắc căn, tế sắc, tâm, tâm sở, niết bàn và khái niệm.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Pasàda: Tịnh sắc căn, tức là bề mặt cảm
thọ của các căn. Ðối với mắt, tai, mũi, lưỡi, tịnh sắc căn ở vào một vị
trí đặc biệt còn tịnh sắc của thân căn ở cùng khắp cả thân.
Tế sắc: Trong 28 sắc pháp, 16 sắc gọi là
tế, 12 gọi là thô. Sắc, thanh, hương, vị, xúc (gồm cả địa, hỏa và phong
đại) và 5 tịnh sắc căn thuộc về thô sắc. 16 sắc còn lại gọi là tế sắc.
Tâm: chỉ cho 89 tâm. Tâm sở: chỉ cho 52
tâm sở. Niết bàn là đối tượng siêu thế đối với 8 siêu thế tâm. Pannatti:
Khái niệm. Có hai: danh khái niệm (nàmapannatti) và nghĩa khái niệm
(atthapannatti). Tên của các đồ vật tức là danh khái niệm. Nghĩa khái niệm
là đối tượng hay ý nghĩa gợi ra bởi danh đối tượng.
SỰ HIỆN KHỞI CÁC ÐỐI TƯỢNG
I. PÀLI VĂN.
- 21) Tattha cakkhudvàrikacittànam
sabbesampi rùpameva àrammanam. Tanca paccupannameva. Tathà
sotadvàrikacittàdìnam pi saddàdìni. Tàni ca paccuppannàni yeva.
Mano-dvãrikacittãnam pana chabbidhampu paccuppannamatĩtam anàgatam
kàlavimuttam ca yathãraham àrammanam hoti. Dvàravimuttànanca
patisandhibhavanga-cutisankhàtànam chabbidhampi yathàsambhavam
yebhuyyena bhavantare cha-dvàragahitam paccuppannamatìtam pannattibhũtam
vã kamma-kammanimitta-gatinimittasammatam àrammanam hoti.
II. THÍCH VĂN.
- Paccuppannam: Hiện tại. Atìtam: Quá
khứ. Anàgatam: Tương lai. Kàlavimuttam: Thoát khỏi thời gian tánh.
Yathàraham: Theo sự thích hợp. Kamma: Nghiệp. Kammanimittam: Nghiệp
tướng. Gatinimittam: Thú tướng.
III. VIỆT VĂN.
- 21) Ở đây, chỉ có sắc là đối tượng độc
nhất cho tất cả tâm khởi lên ngang qua nhãn môn. Ðối tượng ấy phải là
hiện tại. Cũng vậy thanh v.v... là đối tượng độc nhất cho tất cả tâm
khởi lên ngang qua nhĩ môn v.v... Ðối tượng này cũng phải là hiện tại.
Nhưng đối với tâm khởi ngang qua ý môn, sáu đối tượng kể trên tùy theo
thích hợp có thể thuộc hiện tại, quá khứ hay vị lai hay thoát ly ra
ngoài thời gian. Các tâm làm các công tác Patisandhi, Bhavanga và cuti
gọi là Dvàra-vimutta (thoát ly khỏi căn môn). Những đối tượng của những
tâm này có thể là những gì đã kinh nghiệm trong đời trước, cả quá khứ và
hiện tại. Trong khi lâm chung, đối tượng của những tâm ấy có thể là một
khái niệm hoặc 1) một hành động thường hay làm trong đời trước, hay 2)
một vật thường liên hệ với hành động ấy, hay 3) một hình ảnh của cõi
đang chờ đợi (người chết để thác sanh).
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðối tượng của 5 căn phải là hiện tại.
Ðối tượng của tâm khởi ngang qua ý môn tùy theo trường hợp có thể hiện
tại, quá khứ, vị lai hay thoát ngoài thời gian. Tùy theo trường hợp nghĩa
là đối với Dục giới tốc hành tâm (Kàmajavana), Thượng trí (Abhinna) và
Siêu thế tốc hành tâm.
Sáu đối tượng của Dục giới tốc hành tâm
trừ tiếu sanh tâm là thuộc hiện tại, quá khứ, vị lai và thoát ly thời
gian.
Ðối tượng của tiếu sanh tâm là quá khứ,
hiện tại và vị lai.
Ðối tượng của tốc hành tâm, khiến cho
Thượng trí như thiên nhãn khởi lên thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai và
thoát ly khỏi thời gian.
Ðối tượng của Ðại hành tốc hành tâm có thể
thoát ly thời gian hay quá khứ. Vì Niết bàn thường tại, nên không thuộc
quá khứ, hiện tại và vị lai. Pannatti (khái niệm) cũng thoát ly thời gian.
Trong khi lâm chung, khi sắp sửa từ giã
cuộc đời, một người có thể thấy mình đang làm một hành động mà khi còn
sống người này thường làm. Như kẻ giết người sẽ thấy mình đáng giết người.
Một Phật tử tín thành có thể thấy đang lạy Phật. Như vậy gọi là Kamma.
Người ấy có thể thấy một vật có liên hệ đến hành động của mình thường làm.
Như kẻ giết người có thể thấy con dao; người Phật tử thuần thành có thể
thấy hình ảnh đức Phật. Như vậy gọi là Kammanimitta (nghiệp tướng). Người
ấy có thể thấy hình ảnh địa ngục, ngã quỷ nếu là người độc ác; hay thấy
hình ảnh các cõi trời, nếu là người chí thiện. Như vậy gọi là gatinimitta
(thú tướng).
ÐỐI TƯỢNG CỦA VÔ NHÂN VÀ BẤT THIỆN TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 22a) Tesu cakkhuvinnànàdìni
yathàkkamam rùpàdi ekekàrammanàneva.
Manodhàtuttikam pana rùpàdipancãrammanam. Sesàni kàmàvacaravipàkàni
hasanacittan ceti sabbathà pi kàmàvacaràrammanàneva. Akusalàni ceva
nànavippayuttakàmàvacara-javanàni ceti lokuttara-vajjitasabbàrammanàni.
II. THÍCH VĂN.
- Yathàkkamam: Tùy theo trường hợp.
Ekeka: Mỗi một.
III. VIỆT VĂN.
- 22a) Trong những tâm ấy, sắc là đối
tượng độc nhất của nhãn thức. Cũng vậy, tiếng, hương, vị, xúc là đối
tượng độc nhất của nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân thức. Còn ngũ
môn hướng tâm và tiếp thọ tâm có cả 5 đối tượng tức là sắc, tiếng,
hương, vị và xúc. Những Dục giới dị thục tâm còn lại và tiếu sanh tâm
chỉ có những đối tượng ở Dục giới. Còn Dục giới tốc hành bất thiện tâm
và các tâm không tương ưng với trí có tất cả loại đối tượng, trừ những
đối tượng thuộc siêu thế giới.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Những Dục giới dị thục tâm còn lại là
Suy đạc tâm 3 + Ðại Dị thục tâm 8. 11 tâm này làm những công tác Suy đạc,
hay đồng sở duyên, hay Kiết sanh thức, hữu phần và tử tâm. Những công tác
Suy đạc và Ðồng sở duyên không có công tác ở các cảnh giới cao hơn. Một
người có thể tự cao khi làm việc thiện hoặc chứng cảnh giới thiền, vì vậy
khởi một bất thiện tâm với một đối tượng thiện. Nhưng các bất thiện tâm
không thể khởi ở Siêu thế giới, vì tại đây không thể còn là tham, sân, si.
Tám tốc hành không tương ưng với trí có thể khởi đối với những đối tượng
thuộc Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, nhưng không khởi đối với đối
tượng Siêu thế. Dự lưu, Nhứt lai và Bất lai đã thấu triệt những cảnh giới
siêu thế, nhưng khi tâm của các vị ấy là Dục giới không tương ưng với trí,
các vị ấy không nhận thức các cảnh giới siêu thế. Chỉ khi nào tâm tương
ưng với trí, các vị ấy mới nhận thức được những cảnh giới siêu thế. Cũng
vậy đối với Dục giới Duy tác tâm không tương ưng với trí. Vị A la hán
không nhận thức được các cảnh giới siêu thế, dầu các vị ấy biết những cảnh
giới siêu thế một cách rõ ràng.
ÐỐI TƯỢNG CỦA DỤC GIỚI, SẮC GIỚI, VÔ SẮC GIỚI,
VÀ SIÊU THẾ TỊNH QUANG TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 22b) Nanasampayuttakãmãvacarakusalãni
ceva pancamajjhànasankhãtam abhinnàkusalan ceti
arahattamaggaphalavajjitasabbàrammanàni.
Nànasampayuttakàmàvacarakriyàni ceva
kriyàbhinnàvotthapanan cetiz sabbathà pi sabbàrammanàni.
Àruppesu dutiyacatutthàni
mahaggatàrammanàni. Sesàni mahaggatacittàni sabbàni pi
pannattàrammanàni. Lokuttaracittàni nibbànàrammanànìti.
II. THÍCH VĂN.
- Pancamajjhànasankkàtam: Gọi là đệ ngũ
thiền. Abhinnàkusalam: Thiện thắng trí.
III. VIỆT VĂN.
- 22b) Dục giới Tịnh quang thiện tâm
tương ưng với trí và thiện thắng trí của đệ ngũ thiền khởi lên với cả
đối tượng trừ A la hán đạo và quả. Dục giới tịnh quang duy tác tâm và
duy tác thắng trí của vị A la hán với xác định tâm có thể khởi lên với
tất cả đối tượng.
Vô sắc giới đệ nhị và đệ tứ thiền lấy vô
biên làm đối tượng. Ðối tượng của các Ðại hành tâm khác đều là những
khái niệm. Niết bàn là đối tượng của các siêu thế tâm.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðối tượng của Dục giới Tịnh quang
thiện tâm tương ưng với trí của bậc Bất lai có thể thuộc Dục giới, sắc
giới, vô sắc giới hay một cảnh giới của Siêu thế giới tự mình đã chứng
được, chớ không vượt trên cảnh giới. Ðối tượng của Dục giới Duy tác tịnh
quang tâm tương ưng với trí của vị A la hán có thể ở trong cảnh giới nào
cũng được. Trong một thắng trí thuộc đệ ngũ thiền, một vị A la hán có
thể biết được mọi sự vật ở bất cứ cảnh giới nào, hoặc quá khứ, hiện tại,
vị lai hay ở rất xa. Còn ý môn hướng tâm hay xác định tâm có thể khởi
lên với những đối tượng thuộc mọi cảnh giới, vì tâm này làm công tác suy
tư, và tư tưởng nào cũng phải đề cập đến.
Anantàkàsa (không vô biên) và Àkincanna
(vô sở hữu) lấy vô hữu làm đối tượng, còn Ðại hành tâm khác chỉ lấy Khái
niệm làm đối tượng. Chúng chỉ là khái niệm của tư tưởng.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 23) Panca vìsa parittamhi, cha cittàni
mahaggate.
Ekavisati vohàre attha nibbàna-gocare.
Vìsànuttaramuttamhi, aggamagga-phalujjhite.
Panca, sabbattha chacceti sattadhà tattha sangaho.
II. THÍCH VĂN.
- Pancavìsa: 25 Parittamhi: Dục giới đối
tượng. Vohàre: Khái niệm. Gocare: Ðối tượng. Vìsànuttaramuttamhi: 20 đối
tượng siêu thế. Aggamaggaphala: A la hán đạo và quả. Ujjhite; Ngoại trừ.
III. VIỆT VĂN.
- 23) 25 tâm khởi lên với những đối
tượng ở Dục giới. Sáu tâm lấy vô biên làm đối tượng, 21 tâm lấy khái
niệm làm đối tượng. 8 tâm lấy Niết bàn làm đối tượng. 20 tâm lấy tất cả
đối tượng trừ các đối tượng siêu thế. 5 tâm khởi lên với tất cả đối
tượng trừ đối tượng siêu thế. 6 tâm khởi lên với tất cả đối tượng. Như
vậy đối tượng các tâm được bàn đến dưới bảy mục.
IV. THÍCH VĂN.
- 25 tâm: Dục giới Dị thục 23 + ngũ môn
hướng tâm 1 + Tiểu sanh tâm 1.
- 6 tâm: Thức vô biên xứ 3 + phi tưởng phi
phi tưởng 3.
- 21 tâm: Sắc giới 15 + không vô biên xứ 3
+ vô sở hữu xứ 3.
- 8 tâm: Ðạo tâm 4 + quả tâm 4.
- 20 tâm: Bất thiện 12 + Dục giới không
tương ưng với trí, thiện 4 + Duy tác 4.
- 5 tâm: Dục giới thiện dị thục tương ư ng
với trí 4 + Thiện thắng trí 1.
- 6 tâm: Dục giới Duy tác tương ưng với
trí 4 + Duy tác thắng trí 1 + xác định tâm 1.
Ðối tượng của vô sắc giới đệ nhất và đệ
tam thiền kiết sanh thức (patisandhi) cũng là một khái niệm quá khứ như
ananto àkàso (hư không là vô biên) và natthi kinci (không có sở hữu gì).
Hai khái niệm được xem như là Kammanimitta (nghiệp tướng) thâu lãnh ngang
qua ý môn đối tượng của đệ nhị và đệ tứ thiền. Kiết sanh thức là một đối
tượng quá khứ tức là Kammanimitta (nghiệp tướng) khởi lên ngang qua ý môn.
Vô sắc giới, đệ nhị thiền lấy đệ nhứt thiền làm đối tượng và đệ tứ thiền
lấy đệ tam thiền làm đối tượng.
PHÂN LOẠI THEO TRÚ CĂN
I. PÀLI VĂN.
- 24) Vatthu-sangahe vatthùni nàma,
cakkhusota-ghàna-jivhà-kàya-hadayavatthu càti chabbidhàni bhavanti. Tàni
kàma-loke sabbàni pi labbhanti. Rùpa-loke pana ghànàdittayam natthi.
Arùpa-loke pana sabbàni pi na samvijjanti.
II. THÍCH VĂN.
- Vatthu: Trú căn. Hadayavatthu: Ðoàn
tâm. Samvijjanti: Có.
III. VIỆT VĂN.
- 24) Về trú căn có sáu tất cả: mắt,
tai, mũi, lưỡi, thân và đoàn tâm. Tại Dục giới, toàn thể trú căn đều có
mặt. Tại sắc giới, không có ba trú căn (mũi, lưỡi và da). Ở vô sắc giới,
không có trú căn nào cả.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Vatthu: từ ngữ căn Vas, nghĩa là ở, trú
ngụ. Ðấy có nghĩa là trú sở của các căn.
TRÚ CĂN CỦA CÁC TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 25 a) Tattha panca - vinnàna - dhàtuyo
yathàkkamam ekantena panca pasàda-vatthùni nissàyeva pavaitanti.
b)
Panca-dvàràvajjana-sampaticchanasankhàtà pana manodhàtù ca hadayam
nissità yeva pavattanti.
c) Avasesà pana
mano-vinnana-dhàtu-sankhàtà ca santìrana-mahàvipàka- patighavaya -
pathamamagga - hasanarùpàvacara - vasena hadayam nissàyeva pavattanti.
d) Avasevà
kusalàkusala-krìyànuttara-vasena pana nissàya và anissàya và.
e) Àruppa-vipàka-vasena hadayam
anissàyevà ti.
II. THÍCH VĂN.
- Yathàkkamam. Tùy theo trường hợp.
Ekantena: Bởi mỗi môn. Pasàda: Tịnh sắc căn. Nissàya: Tùy theo, y theo.
Pavattanti: Hiện khởi diễn tiến. Avasesà: Còn lại.
III. VIỆT VĂN.
- 25 a) Ở đây 5 thức khởi lên, mỗi thức
y cứ trên tịnh sắc trú căn của mình.
b) Còn ý giới tức là ngũ môn hướng tâm
và tiếp thọ tâm khởi lên, y cứ trên đoàn tâm.
c) Các tâm còn lại thuộc ý thức tức là
Suy đạc tâm, Ðại Dị thục tâm, hai Hận tâm, Dự lưu đạo tâm, Tiếu sanh
tâm, và Sắc giới tâm khởi lên, cũng ý cứ trên đoàn tâm.
d) Các tâm còn lại như Thiện, Bất thiện,
Duy tác và Siêu thế tâm khởi lên vừa y cứ trên đoàn tâm, vừa không y cứ
trên đoàn tâm.
e) Các Vô sắc dị thục tâm khởi lên không
y cứ đoàn tâm.
VI. THÍCH NGHĨA.
- Theo các nhà sớ giải, Hadayavatthu (đoàn
tâm) là trú căn của tâm thức. Theo truyền thuyết, trong trái tim có một số
máu, và ý cứ trên những máu ấy là trú căn của tâm thức. Ðó là quan điểm về
trái tim đương thời. Có lẽ đức Phật không bác bỏ cũng như không công nhận
lý thuyết này. Trong quyển Dhammasangani, danh từ Hadayavatthu bị bỏ quên.
Trong tập Patthàna đáng lẽ dùng chữ Hadaya là trú căn của tâm thức, tập
này dùng chữ yam rùpamnissàya (y cứ trên sắc pháp này). Ở đây có ba danh
từ đặc biệt được dùng đến. Panca vinnànadhàtu chỉ cho 5 thức. Manodhàtu
chỉ cho ngũ môn hướng tâm và hai tiếp thọ tâm. Manovinnànadhàtu chỉ cho
tất cả tâm còn lại.
3 Suy đạc tâm với 8 Ðại Dị thục tâm không
khởi ở vô sắc giới vì không có căn môn và công tác nào ở cảnh giới ấy. Vì
Sân đã được trừ diệt nên hai hận tâm không khởi ở sắc giới và vô sắc giới.
Muốn chứng Dự Lưu Ðạo Tâm, cần phải nghe
tiếng của người khác (paratoghosappaccaya), nên phân loại Dự lưu tâm trong
các tâm y cứ nơi đoàn tâm. Tiểu sanh tâm không thể khởi nếu không có một
thân thể. Ðức Phật và các Ðộc giác Phật có tâm này không thể sanh ra ngoài
loài người.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 26) Cha-vatthum nisstà kàme satta rùpe
catubbidhà.
Tivatthum nissitàrùpe dhàtvekànissità matà.
Tecattàlìsa nissàya dvecattàlìsa jàyare.
Nissàya ca anissàya pàkàruppà anissità.
II. THÍCH VĂN.
- Dhàtveka: Một ý giới. Matà: Cần phải
hiểu. Tecattàlìsa: 43. Jàyare: Sinh ra. Pàkàruppà: Vô sắc giới dị thục
tâm.
III. VIỆT VĂN.
- 26) Ở giới, 7 thức khởi lên, y cứ trên
6 trú căn. Ở sắc giới 4 tâm khởi lên, y cứ trên ba trú căn tức là mắt,
tai và đoàn tâm. Ở vô sắc giới, sự nhận thức tự mình không y cứ vào chỗ
nào cả. 43 tâm khởi lên y cứ vào sáu trú căn. 42 tâm khởi lên y cứ vào 6
trú căn và cũng không y cứ vào chỗ nào cả. 4 Vô sắc giới Dị thục tâm
khởi lên không y cứ vào trú căn nào cả.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 7 thức tâm tức là Manodhàtu (ý giới),
Manovinnànadhàtu (ý thức giới) và vinnàna (thức như nhãn thức v.v...). 4
tâm là nhãn thức giới + nhĩ thức giới + ý giới + ý thức giới.
43 tâm sau này khởi lên, y cứ trên 6 trú
căn:
Kàmavipàka
(Dục giới Dị thục): |
23 |
Panca
dvàràvajjana (Ngũ môn hướng tâm): |
1 |
Hasituppàda
(Tiếu sanh tâm): |
1 |
Patigha
(Hận): |
2 |
Rùpàvacara
(Sắc giới tâm): |
15 |
Sotàpattimagga (Dực lưu đạo tâm): |
1 |
Tổng
cộng: |
43 |
42 tâm sau đây khởi lên, y cứ trên 6 căn
và cũng không y cứ trên căn nào khác.
Akusala (Bất
thiện trừ hai hận tâm): |
10 |
Manodvàràvajjana (ý môn hướng tâm): |
1 |
Kàma, kusala
+ kiriyà (Dục giới, thiện + Duy tác): |
16 |
Arùpa,
kusala + kiriyà (Vô sắc giới, thiện + Duy tác): |
8 |
Lokuttara
(Siêu thế trừ Dự Lưu đạo tâm): |
7 |
Tổng
cộng: |
42 |
-
---o0o---
Mục lục
| 01 | 02
| 03 | 04
| 05 | 06
| 07 | 08
| 09 | 10
- ---o0o---
|
Thư
Mục Tác Giả |
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày: 01-09-2002