ABHIDHAMMATTHASANGAHA
THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN
Tỳ kheo
Thích Minh Châu
(dịch và giải)
---o0o---
CHƯƠNG BỐN
LỘ TRÌNH CỦA TÂM
(CITTA-VÌTHI)
PHẦN MỘT: LỘ TRÌNH CỦA TÂM QUA 5 C
ĂN
BÀI KỆ GIỚI THIỆU
I. PÀLI VĂN.
- Cittuppàdànamiccevam katvà sangahamuttaram,
Bhùmi-puggala-bhedena pubbàpara-niyàmitam.
Pavatti-sangaham nàma patisandhi-pavattiyam.
Pavakkhàmi samàsena yathàsambhavatokatham.
II. THÍCH VĂN.
- Cittupàdànam: Những tâm sở cùng khởi với tâm.
Sangahamuttaram: Sự tổng hợp vô thượng của các tâm, tâm sở.
Bhùmi-puggala-bhedena: Theo sự phân chia các cảnh giới và loài người.
Pubbàparaniyàmitam: Như
đã quyết
định bởi những gì xảy ra ở trước và
ở sau. Pavattisangaham: Tổng hợp sự diễn tiến (của tâm thức).
Patisandhipavattiyam: Sự tiếp tục của kiết sanh thức Pavakhàmi: Tôi sẽ
nói. Samàsena: Tóm tắt. Yathàsambhavam: Tùy theo sự hiện hữu. Katham:
Lời nói.
III. VIỆT VĂN.
- 1) Sau khi tổng hợp các tâm và tâm sở, tôi sẽ nói
một cách vắn tắt, theo thứ tự, sự tổng hợp của tâm khi thọ sanh và khi
sống, theo các cảnh giới và theo loại người như
đã
được định đoạt bởi những tâm nào
trước những tâm nào sau.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Chương trước đã
giải thích các tâm và tâm sở, tổng hợp theo thọ, môn v.v... Chương này bàn
đến sự diễn tiến của tâm thức khi thọ sanh và
khi sinh hoạt thường ngày tùy theo loại người và các cảnh giới. Chữ "định
đoạt bởi những tâm nào trước những tâm nào sau" nghĩa là một tâm
này khởi lên,theo sau một số tâm và đi trước
một số tâm.
6 LOẠI, 6 THỨ
I. PÀLI VĂN.
- 2) Cha vatthùni, cha dvàràni, cha àrammanàni, cha
vinnànàni, cha vìthiyo, chadhà visayappavatti ceti vìthi-sangahe cha
chakkàni veditabbàni.
3) Vithì-muttànam pana
kamma-kammanimitta-gatinimittavasena tividhà hoti visayappavatti.
4) Tattha vatthu-dvàràrammanàni puble vuttana-yàneva.
5) Cakkhu-vinnànam, sota-vinnànam, ghàna-vinnànam,
jivhà-vinnànam, kàya-vinnànam, mano-vinnànam ceti cha vinnànàni.
II. THÍCH VĂN.
- Vatthùni: Trú căn. Dvàràni:
Môn. Àrammanàni: Sở duyên, đối tượng. Vìthiyo:
Con đường diễn tiến của tâm thức.
Visayappavatti: Sự trình bày của đối
tượng. Vìthimuttànam: Thoát ly lộ trình.
III. VIỆT VĂN.
- 2) Về sự tổng hợp lộ trình của tâm, 6 loại mỗi loại
6 thứ cần phải biết: 6 trú căn, 6 căn môn,
6 sở duyên, 6 thức, 6 lộ trình, 6 sự trình bày của
đối tượng.
3) Ðối với tâm thoát ly ngoài lộ trình,
đối tượng hiện khởi có ba: nghiệp, nghiệp tướng và thú tướng.
4) Ở đây, các trú căn,
căn môn và sở duyên đã nói
trước rồi.
5) 6 thức tức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt
thức, thân thức và ý thức.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Các tâm có những tác
động Patisandhi, Bhavanga và Cuti không phải là tâm sát-na trong lộ
trình của tâm thức, cho nên các tâm ấy được
gọi là thoát ly lộ trình của tâm.
CÁC LOẠI LỘ TRÌNH
I. PÀLI VĂN.
- 6) Cha vìthiyo pana cakkhu-dvàra-vìthi,
sota-dvàra-vìthi, ghàna-dvàra-vìthi, jivhà-dvàra-vìthi,
kàya-dvàra-vithì, mano dvàra-vithì, ceti dvàravasena và.
Cakkhu-vinnàna-vìthi, sota-vinnàna-vìthi, ghàna-vinnàna-vìthi,
jihvà-vinnàna-vìthi, kàya-vinnàna-vìthi, mano-vinnàna-vìthi, ceti
vinnàna-vasena và dvàrappavattà cittappavattiyo yojetabbà.
II. THÍCH VĂN.
- Cakkhudvàravìthi: Lộ trình của tâm ngang qua nhãn
môn. Dvàrappavattà: Diễn khởi ngang qua căn
môn. Cittappavattiyo: Sự diễn tiến của tâm. Yojetabbà: Cần phải
liên quan như vậy.
III. VIỆT VĂN.
- 6) Theo các môn, lộ trình của tâm có 6: Lộ trình
qua nhãn môn, lộ trình qua nhĩ môn, lộ trình qua tỷ môn, lộ trình qua
thiệt môn, lộ trình qua thân môn, lộ trình qua ý môn.
Hay theo thức cũng có sáu. Lộ trình của nhãn thức, lộ
trình của nhĩ thức, lộ trình của tỷ thức, lộ trình của thiệt thức, lộ
trình của thân thức, lộ trình của ý thức. Như vậy sự diễn tiến của tâm
đối với các môn cần phải tương quan như
vậy.
TÂM SÁT NA - LỘ TRÌNH CỦA TÂM
Tâm trạng thụ động của
tâm, khi được trôi chảy không bị một kích thích nào,
được gọi là Bhavanga hay hữu phần. Các tâm khởi lên trên mặt
Bhavanga rồi chìm xuống vào Bhavanga. Thông thường, chúng ta không thể giữ
mãi một tâm, không cho chìm xuống Bhavanga. Một tâm có thể sánh như một
làn sóng nổi lên trên mặt biển, tồn tại trong một thời gian rồi chìm xuống
để làm nổi dậy một làn sóng khác rồi
đến một làn sóng khác. Cũng như vậy,
một tâm khởi lên trên mặt Bahavanga, được
nhận thức rồi tâm ấy chìm xuống để làm
khởi dậy một tâm khác và một tâm khác nữa. Như vậy một tâm có ba giai
đoạn: 1) Uppàda (2) (Sanh) Thiti (trú)
và Bhanga (diệt). Ðời sống của một tâm, từ khi khởi cho
đến khi chìm xuống gọi là
Cittakhana (Tâm sát-na).
Khi một kích thích ở ngoài
được thọ lãnh ngang qua 5 căn,
1. Sự trôi chảy yên tịnh của Bhavanga bị rung
động trong một tâm sát-na và
được gọi là Bhavangacalana (sự rung
động của hữu phần).
2. Rồi dòng Bhavanga đứng
dừng lại trong một tâm sát-na và gọi là Bhavangupaccheda (sự dừng
đứng của Bhavanga).
Rồi cùng trên một đối
tượng ấy, những tâm sát-na sau này khởi lên, tiếp nối nhau một cách
mau lẹ, khởi lên rồi chìm xuống.
3. Pancadvàravajjana (ngũ môn hướng tâm)
4. Cakkhuvinnàna (nhãn thức hay một trong 4 thức khác).
5. Sampaticchana (Tiếp thọ tâm).
6. Santìrana (Suy đạc
tâm).
7. Votthapana (Xác định
tâm).
8 - 14) Javana (Tốc hành tâm). Tâm này mạnh
đến 7 sát-na.
15 - 16) Tadàlambana (Ðồng sở duyên). Tâm này gìn giữ
và ghi nhận vào trong tiềm thức và lập đi lập
lại đến hai sát-na.
Như vậy, từ Bhavanga calana
đến Tadàlambana có đến 16 tâm sát-na
tất cả và hoàn tất sự diễn tiến của tâm ngang qua 5 môn gọi là
Pancadvàravìthi (Lộ trình của tâm qua 5 môn). Khi chúng ta nghe tiếng,
ngửi hương, nếm vị, chúng ta có đến hàng
ngàn Vithì (Lộ trình). Khi chúng ta tiếp tục phân biệt các pháp, mỗi lần
chúng ta ghi nhận kinh nghiệm vào trong tiềm thức.
Sự tương quan giữa tâm và vật chất.
Vật ở đời hình như
ở yên, những sự thật những vật ấy luôn luôn chuyển dịch thay
đổi. Chúng có thể ví dụ như lửa một ngọn đèn, ngọn lửa hình như bất
dịch nhưng sự thật luôn luôn đổi mới từng
sát-na một. Ðó là định lý Anicca của
đạo Phật.
Nhưng nếu sự vật thay đổi
biến dịch mau chóng như vậy, vì sao một lộ trình của tâm có thể
diễn tiến trên một sự vật làm đối tượng, vì
một lộ trình dài cho đến 16 tâm sát-na.
Abhidhamma giải thích rằng sự biến dịch của sự vật chậm hơn sự biến dịch
của tâm đến 16 lần.
Một vật hay đối tượng cần
một tâm sát-na để khởi lên rồi đến
sát-na thứ hai được tâm nhận lãnh. Như vậy tuổi thọ
đời sống của một đối tượng có tất cả là 17 tâm sát-na. Ðến cuối
sát-na thứ 17, lộ trình của tâm được trọn đủ
và đời sống của vật đối tượng được tiêu
diệt.
PHÂN LOẠI CÁC ÐỐI TƯỢNG
I. PÀLI VĂN.
- 7) Ati-mahantam, mahantam, parittam, atiparittam,
ceti pancadvàre. Mano-dvàre vibhùtamavibhùtam ceti chadhà visayappavatti
veditabbà.
II. THÍCH VĂN.
- Atimahantam: Rất lớn. Mahantam: Lớn. Paritta: Nhỏ.
Atiparitta: Rất nhỏ. Vibhùta: Rõ ràng. Avibhùta: Không rõ ràng.
Visayappavatti: Sự trình bày của đối tượng.
III. VIỆT VĂN.
- 7) Ðối tượng được trình
bày theo sáu hình thức như sau:
Ngang qua 5 môn: Rất lớn, lớn, nhỏ và rất nhỏ.
Ngang qua ý môn: Rõ ràng và không rõ ràng.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 1) Khi sự kích thích của
đối tượng quá rõ ràng, sự kích thích ấy
được lãnh thọ chỉ một sát-na sau khi khởi lên rồi lộ trình của tâm
tiếp theo, kéo dài
đến 16 sát-na, và
đời sống của đối tượng được chấm dứt. Một đối
tượng như vậy được gọi là Atimahanta hay Rất lớn.
2) Khi sự kích thích của
đối tượng không quá rõ ràng như trên, sự kích thích ấy
được lãnh thọ có thể chậm trễ hơn sau khi khởi lên và bị chấm dứt
giữa chừng trước khi lộ trình của tâm được hoàn
thành. Lộ trình ấy chỉ tồn tại cho đến cuối
giai đoạn Javana (tốc hành). Do vậy các tâm sát-na của Ðồng sỏ
duyên (Tadàlambana) không khởi lên. Ðối tượng như vậy
được gọi là Mahanta hay lớn.
3) Khi sự kích thích của
đối tượng còn yếu ớt hơn, sự kích thích ấy
được lãnh thọ còn chậm trễ hơn nữa sau khi khởi lên và bị chấm dứt
trước khi giai
đoạn Javana được bắt đầu. Trong trường hợp này,
tâm sát-na của Votthapana (xác định tâm) được
lập lại hai hay ba lần rồi chìm vào trong Bhavanga. Ðối tượng như
vậy được gọi là Paritta hay nhỏ.
4) Khi sự kích thích quá muội lược, sự kích thích này
lại quá chậm và chấm dứt sau khi khiến Bhavanga rung
động, trước khi một tâm sát-na nào có thể khởi lên. Một
đối tượng như vậy gọi là Atiparitta
hay rất nhỏ.
5) Khi sự kích thích qua ý môn
được rõ ràng, thời một lộ trình của tâm
được diễn ra đầy đủ cho đến cả hai tâm sát-na của Tadàlambana (Ðồng
sở duyên). Ðối tượng này được gọi là
vibhùta hay quá rõ ràng.
6) Khi sự kích thích không
được rõ ràng, thời lộ trình của tâm chỉ diễn tiến
đến Javana rồi chìm xuống Bhavanga. Như vậy hai sát na của
Tadàlambana không khởi. Ðối tượng như vậy gọi là không rõ ràng.
LỘ TRÌNH CỦA TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 8) Katham? Uppàdatthitibhangavasena khanattayam
ekacittakkhanam nàma. Tàni pana sattarasacittakkhanàni rùpadhammànamàyu.
Ekacittakkhanàtìtàni và bahucittakkhanàtìtàni và thitippattàneva
pancàrammanàni pancadvàre àpàthamàgacchanti.
Tasmà, yadi ekacittakkhanàtìtakam rùpàrammanam
cakkhussa àpàthamàgacchanti, tato param dvikkhattum bhavange calite
bhavangasotam vocchinditvà tameva rùpàrammanam àvajjantam
pancadvàràvajjanacittam uppajjitvà nirujjhati. Tato tassànantaram tameva
rùpam passantam cakkhuvinnànam. Sampaticchantam sampaticchanacittam.
Santìrayamànam santìranacittam. Vavatthapentam votthapanacittam ceti
yathàkkamam uppajjitvà niruj’hanti.
Tato param ekùnatimsa-kàmàvacarajavanesu yam kinci
laddhappaccayam yebbhuyyena sattakkhattum javati. Javanànubandhàni ca
dve tadàrammanapàkàni yathàraham pavattanti. Tato param bhavangapàto.
II. THÍCH VĂN.
- Katham: Sao. Uppàda: Sinh. Thiti: Trú. Bhanga:
Diệt. Khanattayam: 3 sát-na. Ekacittakkhanam: Một tâm sát-na.
Sattarasacittakkhanàni: 17 tâm sát-na. Rùpadhammànamàyu: Tuổi thọ của
các sắc pháp. Ekacittakkhanàtìtàni: Một sát-na tâm về quá khứ.
Bahucittakkhanàtìtàni: Nhiều sát-na tâm về quá khứ. Thitippattàni: Tại
giai
đoạn trú. Àpàthamàgacchanti. Ðến
trong phạm vi nhận thức của 5 căn. Tato
param: Rồi tiếp đến. Dvikkhattum: Hai lần. Bhavangasotam: Giòng
hữu phần. Vocchinditvà: Bị gián đoạn.
Nirujjhati: Diệt. Tato tassànantaram: Từ
đó, tiếp liền theo tâm ấy. Ekùnatimsa:
29. Laddhappaccayam: Nhận lãnh bởi nhân duyên. Yebhuyyena: Phần lớn.
Bhavangapàto: Rơi vào hữu phần.
III. VIỆT VĂN.
- 8) Như thể nào? Một sát-na tâm gồm có ba giai
đoạn sanh, trú và diệt. 17 sát-na
tâm như vậy là tuổi thọ của các sắc pháp. 5
đối tượng của giác quan được vào trong phạm vi tiếp nhận của 5 căn
hoặc một tâm sát-na chậm hơn hoặc nhiều tâm sát-na chậm hơn.
Do vậy, khi sắc pháp
được vào trong phạm vi tiếp nhận của mắt một tâm sát-na chậm hơn,
tiếp theo hữu phần rung động hai lần và
giòng hữu phần dừng nghỉ, rồi ngũ môn hướng tâm khởi lên và diệt mất,
làm phận sự hướng tâm đến sắc đối tượng ấy.
Tiếp theo tâm ấy, các tâm sau đây tuần tự khởi lên rồi diệt mất:
nhãn thức thấy sắc, tiếp thọ tâm lãnh thọ (sắc), suy
đạc tâm suy đạc (sắc), xác định tâm xác định (sắc).
Tiếp theo, một trong 29 Dục giới tốc hành tâm do nhân
duyên chi phối, phần lớn tồn tại đến 7
sát-na. Theo sau Javanà là hai Ðồng sở duyên tâm tùy theo mà khởi
lên. Tiếp
đến, lộ trình chìm trong Bhavanga.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Theo thông lệ, khi một
đối tượng vào trong phạm vi nhận thức của thức, qua một trong 5
cửa, một sát na của Bhavanga được trôi qua.
Sát na ấy gọi là quá khứ hữu phần (atìtabhavanga). Rồi lộ trình của
các tâm tiếp tục tiếp diễn cho đến 16 sát-na.
Một đối tượng như vậy gọi là rất lớn.
- 29 Dục giới tốc hành tâm là: Bất thiện 12 + Thiện 16
+ Tiếu sanh tâm 1.
- Một đối tượng tồn tại
cho đến 17 tâm sát-na như sau:
* Pancadvàràvajjana 1 + cakkhuvinnànam 1 +
sampaticchana 1 + santìrana 1 + votthapana 1 + Javana 7 + Tadàlambana 2
= 14.
* Bhavannga rung động 2
+ quá khứ hữu phần 1 = 3.
CÁC ÐỐI TƯỢNG RẤT LỚN, LỚN, NHỎ, RẤT NHỎ
I. PÀLI VĂN.
- 9) a) Ettàvatà cuddasa vìthicittuppàdà, dve
bhavangacalanàni, pubbevàtìtakamekacittakkhananti katvà
sattarasacittakkhanàni paripùrenti, tato param nirujjhati. Àrammanametam
atimahantam nàma gocaram.
b) Yàva tadàrammanuppadà pana
appahontàtìtakamàpàthamàgatam àrammanam mahantam nàma. Tattha
javanàvasàne bhavangapàto va hoti, natthi tadàrammanuppàdo.
c) Yava javanuppàdà pi appahontàtìtakamàpàthamàgatam
àrammanam parittam nàma. Tattha javanampi anuppajjitvà dvittikkhattum
votthapanameva pavattati, tato param bhavangapàto va hoti.
d) Yàva votthapanuppàdà ca pana
appahontàtìtakamàpàthamàgatam nirodhàsannamàrammanam atiparittam nàma.
Tattha bhavanga-calanameva hoti, natthi vìthicittuppàdo.
e) Iccevam cakkhudvàre tathà sotadvàràdisu ceti
sabbathàpi pancadvàre tadàrammana-javana-votthapana-moghavàrasankhàtànam
catunnam vàrànam yathàkkamam àrammabhùtà visayappavatti-catudhà
veditabbà.
II. THÍCH VĂN.
- Cuddasa vìthicittuppàdà: 14 sự sinh khởi các tâm ở
trong lộ trình. Patipùrenti: Làm cho đầy
đủ. Gocaram: Cảnh, đối tượng. Appahontàtìtakam: Trải qua một thời
gian ngắn. Dvittikkhattun: 2 hay 3 lần. Nirodhàsannamàrammanam: Ðối
tượng sắp sửa diệt. Mogha: Trống rổng, vô ích. Vàra: Sự trình bày.
III. VIỆT VĂN.
- 9) a) Như vậy một đối
tượng sống đầy đủ cho đến 17 tâm sát-na sau khi được thâu nhận chậm đến
một tâm sát-na, tức là 14 tâm sanh ra ở trên lộ trình, hai sự
rung
động của hữu phần. Sau đó tâm ấy diệt. Một
đối tượng như vậy gọi là rất lớn.
b) Một đối tượng được
gọi là lớn nếu được thâu nhận chậm
hơn và không thể tồn tại cho đến khi
đồng sở duyên khởi lên. Ðến cuối Tốc hành tâm,
đối tượng ấy chìm vào hữu phần và
đồng sở duyên tâm không khởi lên.
c) Một đối tượng được
gọi là nhỏ nếu được thâu nhận chậm
hơn và không thể tồn tại cho đến khi
Tốc hành tâm khởi lên, ở đây Tốc hành
tâm không khởi lên, xác định tâm phải tồn
tại hai hay ba tâm sát-na. Xong lại chìm vào hữu phần.
d) Một đối tượng sắp sửa
diệt được gọi là rất nhỏ nếu được
thâu nhận rất chậm và không thể tồn tại cho
đến khi xác định tâm khởi lên. Ở đây
Hữu phần chỉ rung động, lộ trình tâm không khởi lên.
e) Như vậy đối với nhãn
môn. Cũng vậy đối với nhĩ môn v.v... tổng
cộng tất cả 5 môn, có 4 sự trình bày của
đối tượng, tùy theo thứ tự, theo 4 cách,
được biết là Tadàlambana-vàra, tồn tại cho
đến Tốc hành tâm, Votthapanavàra,
tồn tại cho đến xác định tâm và
moghavàra, chỉ khiến cho Hữu phần rung
động.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Vìthicitta: Những tâm khởi ra trên lộ trình có 14:
Ngũ môn hướng tâm 1 + Nhãn thức + Tiếp thọ tâm 1 + Suy
đạc tâm 1 + Votthapana 1 + Javana 7 + Tadàlambana 2.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 10) Vìthicittàni satteva cittuppàdà catuddasa,
Catupannàsa vitthaàrà pancadvàre yathàraham.
II. THÍCH VĂN.
- Vìthicittàni: Những tâm trên lộ trình. Catupannàsa:
54. Vitthàrà: Nói rộng ra.
III. VIỆT VĂN.
- 10) Tại 5 môn khởi lên, tùy theo thứ tự:
1. Chỉ có 7 giai đoạn
Tâm sát-na trên lộ trình của tâm.
2. 14 sát-na tâm
3. Và rộng hơn có 54 tâm.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 7 giai đoạn của tâm
sát-na là ngũ môn hướng tâm, một trong năm
thức, tiếp thọ tâm, suy đạc tâm, xác định tâm, Tốc hành tâm và Ðồng
sở duyên.
- 14 Tâm sát-na là ngũ môn hướng tâm 1 + một trong 5
thức 1 + Tiếp thọ tâm 1 + Suy đạc tâm 1 + Xác
định tâm 1 + Tốc hành tâm 7 + Ðồng sở duyên 2: 14.
- 54 tâm là 54 Dục giới tâm (12 bất thiện + 18 vô nhân
tâm + 24 Tịnh quang tâm).
PHẦN HAI - LỘ TRÌNH QUA Ý MÔN
I. PÀLI VĂN.
- 11) Mano-dvàre pana yadi vibhùtamàlambanam
àpàthamàgacchati, tato param
bhavangacalana-manodvàràvajjana-javanàvasàne tadàlambana-pàkàni
pavattanti, tato param bhavanga-pàto.
Avibhùte àlambane javanàvasàne bhavangapàtova hoti,
natthi ta-dàlambanuppàdo.
II. THÍCH VĂN.
- Yadi: Nếu. Vibhùtamàlambanam: Ðối tượng rõ ràng.
Avibhùte: Không rõ ràng.
III. VIỆT VĂN.
- 11) Nếu một đối tượng
rõ ràng vào trong phạm vi nhận thức ngang qua ý môn, tiếp theo
đó Ðồng sở duyên dị thục tâm khởi
lên sau Hữu phần rung động, Ý môn hướng
tâm, Tốc hành tâm. Tiếp theo lại chìm vào Hữu phần. Nếu một
đối tượng không rõ ràng, thời sau
Tốc hành tâm, rơi vào Hữu phần, Ðồng sở duyên tâm không sanh khởi.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Những đối tượng của sự
nhận thức ngang qua ý môn thuộc về Dục giới, như khi tưởng nhớ, suy nghĩ
hay nội quán. Hay thuộc về Ðại hành, như là quang tướng của
đối tượng tu thiền; Hay là những khái
niệm của vô sắc giới, hay của siêu thế giới, tức là Niết bàn.
Ðối tượng ở Dục giới có thể rõ ràng hay không rõ ràng.
Khi
đối tượng rõ ràng, lộ trình của tâm
tồn tại cho đến 2 sát-na của Ðồng sở
duyên tâm. Nhưng nếu đối tượng không rõ
ràng, thời chỉ đến giai đoạn Tốc hành
tâm rồi chìm xuống Hữu phần.
Khi một người tu hành quán tưởng trên một
đối tượng của Ðại hành hay của Siêu thế, vị này chứng
được nhiều lộ trình trên
đối tượng này và chìm xuống Bhavanga
(Hữu phần) nhiều lần. Sau một thời gian tu tập, vị ấy có thể tùy theo ý
muốn gìn giữ Tốc hành tâm (Javana) không cho chìm xuống Bhavanga (hữu
phần). Ðó gọi là Thiền tâm được tên là
Appanà (An-chỉ). Lộ trình Dục giới tâm này rất quan trọng và
được gọi là Appanà-Javana-vàra hay lộ
trình của tâm đến Appanà-Javana. Lộ
trình này rất quan trọng, vì chính ở lộ trình này mà Dục giới tâm chấm dứt
và Ðại Hành hay Siêu thế tâm bắt đầu.
Dục giới Tốc hành tâm này phải là một trong 8 Tịnh
quang tâm tương ứng với Trí (4 Thiện + 4 Duy tác), không thể là bất thiện
hay không tương ứng với Trí. Ba hay bốn Sát-na tâm
đầu của Dục giới Tốc hành tâm này thuộc về Dục giới. Ðại hành hay
Siêu thế Tốc hành bắt đầu từ thứ tư hay thứ
năm. Nhưng Dục giới Tốc hành tâm này rất mạnh và
được gọi: 1) Parikamma (Chuẩn bị), 2) Upacàra (Cận hành), 3)
Anuloma (Thuận thứ) và 4) Gotrabhù (Chuyển tánh). Sau Appanà Javana, sẽ
không có Tadàlambana (Ðồng sở duyên), vì ở
đây đối tượng không phải thuộc Dục giới.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 12) Vìthi - cìttàni tineva cittuppàdà daserità
Vitthàrena panethekacattàlìsa vibhàvaye.
II. THÍCH VĂN.
- Daserità: Ðược trình bày. Vibhàvaye: Sẽ làm cho rõ
ràng, sẽ giải thích.
III. VIỆT VĂN.
- 12) 3 loại và 10 loại (tâm) trên lộ trình của tâm
được trình bày. Sẽ
được giải thích với các chi tiết, là
có tất cả 41 loại tâm.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 3 loại tức là 3 tâm: Ý môn hướng tâm, Tốc hành tâm và
Ðồng sở duyên.
- Mười tâm sát-na là Ý môn hướng tâm 1 + Tốc hành tâm 7
+ Ðồng sở duyên 2.
- 41 tâm thuộc Dục giới
được khởi lên, trừ 13 tâm sau này: 10 Thức tâm + 1 Ngũ môn hướng
tâm + 2 Tiếp thọ tâm. Nên để ý rằng 3 Suy đạc
tâm và 8 Ðại Dị thục khởi lên trên lộ trình qua ý môn, dưới danh
nghĩa Ðồng sở duyên.
LỘ TRÌNH CỦA AN-CHỈ TỐC HÀNH TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 13) Appanàjavanavàre pana vibhùtàvibhùtabhedo
natthi. Tathà tadàrammanuppàdo ca. Tattha hi
nànasampayut-takàmàvacarajavanànamatthannam annatarasmim
parikammopacàrànulo-magotrabhùnàmena catukkhattum tikkhattumeva và
yàthàkkamam up-pajjitvà niruddhànantarameva yathàraham catuttham
pancamam và chabbìsati mahaggata-lokuttara-javanesu yathàbhinìhàravasena
yam kinci javanam appanàvìthimotarati, tato param appanà-javanàvasàne
bhavangapàto va hoti.
II. THÍCH VĂN.
- Parikamma: Chuẩn bị. Upacàra: Cận hành. Anuloma:
Thuận thứ. Gotrabhù: Chuyển tánh. Chabbìsati: 26. Yathàbhinìhàravasena:
Tùy theo sự nỗ lực thích hợp. Appanàvìthimotarati: Ði xuống lộ trình của
Appanà (An chỉ).
III. VIỆT VĂN.
- 13) Trong sự diễn hành của An-chỉ tốc hành, không
có phân biệt
đối tượng rõ ràng và không rõ ràng.
Cũng không có sự sanh khởi của Ðồng sở duyên. Ở
đây, một trong 8 Dục giới Tốc hành
tâm, tương ứng với trí, tùy theo thứ tự khởi lên, 4 lần hay 3 lần, dưới
danh nghĩa Parikamma (chuẩn bị), Upacàra (cận hành) Anuloma (thuận thứ)
và Gotrabhù (chuyển tánh). Liền sau khi chúng diệt, trong sát-na thứ tư
hay thứ năm tùy theo trường hợp, một
Tốc hành tâm trong 26 Ðại hành và Siêu thế tâm
đi vào trong lộ trình của An chỉ chỉ
tùy theo sự cố gắng thích hợp.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Appanà nghĩa là hướng dẫn và y chỉ nhứt tâm trên
đối tượng (Ekaggam cittam àrammane
appenti), như vậy là một hình thức của vitakka (tầm) nhưng sắc sảo và mãnh
liệt hơn. Vị muốn tu thiền lựa chọn một đối
tượng thích hợp, tùy theo tánh tình của mình rồi chuyên chú quán
tưởng cho đến khi chứng được sơ thiền. Ở đây
lộ trình của tâm sẽ như sau: Manodvàràvajjana (Ý môn hướng tâm),
Parikamma (Chuẩn bị tâm), Upacàra (Cận hành tâm), Anuloma (Thuận thứ tâm),
Gotrabhù (Chuyển tánh), Appanà (An chỉ). Tâm
đầu là Ý môn hướng tâm, đến trước Tốc
hành tâm, và tùy thuộc với đối tượng
được nhận thức.
Thứ đến Parikamma (Chuẩn
bị tâm), sở dĩ được gọi vậy vì tâm này sửa soạn chuẩn bị cho một
tâm cao hơn, hoặc là Ðại-hành tâm, hoặc là Siêu thế tâm. Xong
đến Upacàra hay Cận hành tâm, vì tâm này khởi lên rất gần với thiền
tâm hay Siêu thế tâm sắp chứng được. Thông
thường hai sát-na tâm này khởi lên, bắt
đầu cho lộ trình của Appanà (An chỉ).
Nhưng đối với vị tu hành
đã thuần thục, chỉ có Upacàra tâm khởi
lên, không có Parikamma tâm. Tâm sát-na thứ ba
được gọi là Anuloma (Thuận thức) vì
tâm này vừa thuận với tâm trước và thuận với tâm tiếp (gotrabhù). Gotrabhù
nghĩa là tâm đã diệt trừ Dục giới
tánh, phát triển đại hành tánh hoặc
siêu thế tánh. Tiếp theo tâm này là tâm Appanà. Ðến
đấy định tâm đã
đạt được mức độ rất cao.
Một Jhàna chưa phát triển
đến mực độ tối đa được gọi là Upacàrasamàdhi. Ðối với người phàm
phu hay người hữu học (Sekha), một trong 4 Dục giới Tốc hành thiện tâm,
tương ứng với trí khởi lên. Ðối với vị vô học (asekha), thời một trong 4
Dục giới Tốc hành Duy tác tâm, tương ứng với trí khởi lên. Lộ trình của
Siêu thế appanà-javana được diễn tiến như
sau:
1) Parikamma, 2) Upacàra, 3) Anuloma, 4) Gotrabhù, 5)
Magga, 6) Phala, Phala,
(Chuẩn-bị, Cận-hành, Thuận-thứ, Chuyển-tánh, Ðạo tâm, Quả tâm, Quả tâm).
Trong lộ trình này, Parikamma có thể khởi hay không tùy
theo trình
độ tu hành. Ở
đây Gotrabhù nghĩa là tâm
đã diệt trừ dục giới tánh và phát
triển siêu thế tánh.
Một trong 4 Dục giới Tốc hành thiện tâm, tương ứng với
trí khởi lên trong 4 giai đoạn sơ khởi này.
Ðối tượng của ba tâm sát-na đầu tiên
thuộc về Dục giới, nhưng đối tượng của tâm
sát-na thứ tư là Niết-bàn. Tuy vậy tâm sát-na Gotrabhù (Chuyển
tánh) này chưa có thể diệt trừ các phiền não. Chỉ có Ðạo tâm (magga) tiếp
theo mới làm cả hai phận sự thể nhập Niết-bàn và diệt trừ phiền não. Magga
hay
đạo tâm chỉ khởi có một lần, tiếp theo là
2 quả tâm, nếu có Parikamma, hoặc 3 Quả tâm nếu không có Parikamma.
Trong trường hợp đệ nhị,
đệ tam, đệ tứ thiền, tâm sát-na thứ tư được gọi là Vodàna (thanh
tịnh), thế cho Gotrabhù. Nếu có tâm Parikamma, thì Vodàna khởi lên vào
sát-na thứ tư, nếu không thì vào sát-na thứ ba.
Một trong 4 Ðạo tâm (Magga) chỉ khởi lên một lần trong
đời người. Nhưng Quả tâm thì có thể
chứng được cả ngày liên tục. Ba Quả
tâm trước, Dự lưu, Nhứt lai, Bất lai khởi lên sau một Tốc hành thiện tâm.
Khi hưởng quả A la hán, thì Tốc hành tâm khởi trước
phải là Duy-tác, vì một vị A la hán không có Tốc hành thiện tâm.
- 26 Tốc hành tâm tức là Ðại hành 18 + Siêu thế 8.
SỰ LIÊN LẠC GIỮA TỐC HÀNH VÀ AN CHỈ-TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 14) Tattha somanassasahagatajavanànantaram appanà
pi somanassasahagatà va pàtikankhitabbà. Upekkhàsahagatajavanànantaram
upekkhàsahagatà va. Tatthàpi kusalajavanànantaram kusalajavanam ceva
hetthimam ca phalattayamappeti. Kriyàjavanànantaram kriyàjavanam
arahattaphalan cà ti.
II. THÍCH VĂN.
- Pàtikankhitabbà: Cần
được mong đợi. Hetthimam: Thấp hơn.
III. VIỆT VĂN.
- 14) Ở đây, tiếp theo
Tốc hành tâm tương ứng với hỷ, thời Appanà tâm sẽ tương ứng với
hỷ. Appanà tâm sẽ tương ứng với xả, nếu Tốc hành tâm
đi trước tương ứng với xả. Ở đây, nếu Tốc hành tâm
đi trước là thiện, thì Appanà-javana
cũng thiện hay, nếu là ba Quả chứng, thời ba Quả tâm thấp hơn khởi lên.
Một Tốc hành Duy-tác sẽ được một Tốc hành
Duy-tác tiếp theo hay A la hán quả tiếp theo.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 15) Dvattimsasukhapunnamhà dvàdasopekkhakà param.
Sukhitakriyato attha cha sambhonti upekkhakà.
Puthujjanàna sekkhànam kàmapunna-tihetuto.
Tihetukàmakriyato vìtaràgànamappanà.
II. THÍCH VĂN.
- Dvattimsa: 32. Sambhonti: Có. Tihetuto: Từ ba nhân.
Vìtaràgànam: Các vị đã diệt trừ
tham, tức là các vị A la Hán.
III. VIỆT VĂN.
- 15) Sau Thiện tâm câu hữu với hỷ, 32 tâm khởi lên;
Sau thiện tâm câu hữu với xả, 12 tâm khởi lên; sau Duy tác tâm câu hữu
với hỷ, 8 tâm khởi lên; sau Duy-tác tâm câu hữu với xả, 6 tâm khởi lên.
Ðối với phàm phu và các hạng Hữu-học, quả Appanà
(An-chỉ) khởi lên tiếp theo Dục giới thiện tâm có ba nhân; Ðối với các
vị A la Hán, thời quả Appanà (An-chỉ tâm) khởi lên tiếp theo Dục giới
Duy-tác tâm có ba nhân.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Thiện tâm câu hữu với hỷ là 2 Dục giới tâm câu hữu
với hỷ và tương ứng với trí.
- Có 32 An-chỉ thiện tâm câu hữu với Hỷ:
Sắc giới (4 thiền câu hữu với lạc): 4
Ðạo (4 Ðạo x 4 thiền): 16
Quả (3 quả trước x 4 Thiền): 12
- Có 8 An-chỉ Duy tác tâm câu hữu với Hỷ:
Sắc giới (4 thiền đầu):
4
Siêu thế giới (A la hán quả x 4 thiền): 4
- 12 An-chỉ thiện tâm câu hữu với xả:
Sắc giới (Thiền thứ 5): 1
Vô sắc giới: 4
Siêu thế (Trừ A la Hán quả): 7
- Có 6 An-chỉ Duy-tác tâm câu hữu với xả:
Sắc giới (Thiền thứ 5): 1
Vô sắc giới: 4
Siêu thế, A la Hán quả: 1
PHẦN BA - ÐỒNG SỞ DUYÊN TÂM (Tadàlambana)
I. PÀLI VĂN.
- 16) Sabbathà pi panettha anitthe àrammane
akusalavipàkàneva pancavinnàna-sampaticchana-santìrana-tadàrammanàni.
Itthe kusala-vipàkàni. Atiitthe pana somanassa-sahagatàneva
santìranata-dàrammanàni.
Tatthàpi somanassasahagatakriyàjavanàvasàne
somanassasahagatàneva tadàrammanàni bhavanti.
Upekkhàsahagatakriyàjavanàvasàne ca upekkhà-sahagatàni honti.
II. THÍCH VĂN.
- Anitthe àrammane: Ðối tượng không khả ái. Itthe:
Khải ái. Atiitthe: Hết sức khả ái.
III. VIỆT VĂN.
- 16) Trong tất cả trường hợp, nếu là một
đối tượng không khả ái, thời 5 Thức tâm,
Tiếp thọ tâm, Suy đạc tâm, và Ðồng sở duyên là Bất thiện Dị thục.
Nếu là một đối tượng khả ái, thì các
tâm trên thuộc Thiện dị-thục. Nếu đối tượng
rất khả ái, thời Suy đạc tâm và Ðồng sở duyên tâm câu hữu với hỷ.
Nếu Tốc hành tâm của vị A la hán câu hữu với hỷ, Ðồng
sở duyên của vị này cũng sẽ câu hữu với hỷ. Nếu Tốc hành tâm câu hữu với
xả, Ðồng sở duyên của vị này sẽ câu hữu với xả.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Một kinh nghiệm hiện tại ở Dục giới
được tâm thức ghi nhận tùy theo thái
độ của chúng ta đối với đối tượng, thái độ này tùy thuộc kết quả
của nghiệp chúng ta ở quá khứ. Do vậy, những tâm làm công tác Tadàlambana
là 11 Dị thục tâm tức là 3 Suy đạc tâm và
8 Ðại Dị thục.
Nếu Suy đạc tâm câu hữu
với hỷ, đối với một đối tượng rất khả ái, thời Tadàlambana cũng câu
hữu với hỷ. Tadàlambana vì quá muội lược nên không có thể tương ứng với
sân. Tadàlambana là kết quả của những kinh nghiệm quá khứ của chúng ta.
Một người có thể quán một vật khả ái đầy
những nguy hiểm, nhưng Tadàlambana có thể câu hữu với hỷ. Cũng vậy
một người có thể quán Từ bi đối với con rắn,
nhưng tại Tadàlambana, người ấy chỉ có xả, không có hỷ. Chỉ có A la
hán có thể chế ngự Tadàlambana, và trong trường hợp này, Tadàlambana với
Javana đồng tánh với nhau.
ÐỒNG SỞ DUYÊN VÀ ÐỐI TƯỢNG Ở DỤC GIỚI
I. PÀLI VĂN.
- 17) Domanassasahagatajavanàvasàne pana
tadàrammanàni ceva bhavangàni ca upekkhàsahagatàni eva bhavanti. Tasmà
yadi somanassapatisandhikassa domanassa-sahagatajavanàvasàne
tadà-rammanasambhavo natthi, tadà yam kinci paricitapubbam
parittàramma-namàrabbha upekkhàsahagatasantìranam uppajjati.
Tamanantaritvà bhavangapàto va hotìti vadanti àcariyà.
Tathà kàmàvacarajavanàvasàne kàmàvacarasattànam
kàmàvacaradhammesveva àrammnabhùtesu tadàrammanam icchantìti.
II. THÍCH VĂN.
- 17) Domanassa: Ưu. Avasàne: Cuối cùng.
Paricitapubbam: Quen thuộc ở quá khứ. Parittàrammanàrabbha: Y cứ trên
dục giới
đối tượng. Anantaritvà: Tiếp theo,
sau khi đó. Àcariyà: Pháp sư.
III. VIỆT VĂN.
- 17) Tiếp theo Tốc hành tâm câu hữu với ưu, cả hai
Ðồng sở duyên và Hữu phần đều tương ứng với
xả. Do vậy, đối với một người mà Kiết sanh thức tương ứng với hỷ,
thời sau Tốc hành tâm tương ứng với ưu, sẽ không có Ðồng sở duyên, khi
ấy một Suy
đạc tâm tương ứng với xả khởi lên,
từ một đối tượng thuộc Dục giới mà
người ấy quen thuộc trong quá khứ. Liền sau
đó, theo ý kiến một vài Pháp-sư, sẽ chìm xuống trong Hữu phần.
Ðồng sở duyên chỉ có thể khởi, cuối cùng một Dục giới Tốc-hành tâm, với
những chúng sanh ở Dục giới và chỉ đối với
một đối tượng thuộc Dục giới.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Ðồng sở duyên tiếp theo một Dục giới Tốc hành tâm câu
hữu với hỷ sẽ câu hữu với hỷ. Cũng vậy, những Tốc hành tâm câu hữu với xả.
Theo thông lệ, Tốc hành tâm đi trước và
Ðồng sở duyên tâm đi sau đều cùng
chung một cảm thọ. Nhưng nếu Tốc hành tâm câu hữu với ưu, thời Ðồng sở
duyên sẽ tương ứng với xả. Nếu Kiết sanh thức (Patisandhi) của một người
câu hữu với hỷ thời sẽ không có Ðồng sở duyên vì Bhavanga tiếp theo cũng
câu hữu với Hỷ. Trong trường hợp này Suy đạc
tâm câu hữu với xả khởi lên trong một sát-na và
được gọi là àganutukabhavanga. Thông
thường, đối tượng của Tốc hành tâm và
của Ðồng sở duyên tâm giống nhau. Trong trường hợp này,
đối tượng lại khác nhau. Ðối tượng của
Santìrana (Suy đạc tâm) là một Dục
giới đối tượng mà người này
đã quen thuộc trong
đời trước của người này. Ðối tượng này
được gọi là Paritta (nhỏ) so sánh với
sắc giới, vô sắc giới, siêu thế giới đối
tượng. Nếu Kiết sanh thức (Patisandhi) không câu hữu với hỷ, thời
Ðồng sở duyên sẽ trở thành Upekkhà (xả) cũng như Bhavanga tiếp theo...
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 18) Kàme javanasattàrammanànam niyame sati
Vibhùtetimahante ca tadàrammanam ìritam.
II. THÍCH VĂN.
- Satta: Chúng sanh. Niyame: Chắc chắn. Sati: Có.
Vibhùta: Rõ rệt. Iritam: Ðược nói đến.
III. VIỆT VĂN.
- 18) (Các vị) nói rằng Ðồng sở duyên khởi lên,
đối với những đối tượng rõ rệt và
rất lớn, khi nào có sự chắc chắn đối
Dục-giới tốc hành tâm, chúng sanh và
đối tượng.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Tadàlammbana chỉ khởi ra sau những Dục giới Tốc hành
tâm, chỉ với những chúng sanh ở Dục giới, với những
đối tượng ở Dục giới, những đối tượng này hoặc rất lớn hoặc rất rõ
ràng.
CÁC TỐC HÀNH TÂM: THỜI GIAN TÁNH DỤC GIỚI VÀ ÐẠI HÀNH
TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 19a) Javanesu ca parittajavanavìthiyam
kàmà-vacarajavannàni sattakkhattum chakkhattumeva và javanti.
Mandappavat-tiyam pana maranakàlàdisu pancavàrameva. Bhagavato pana
yamakapà-tihàriya-kàlàdisu lahukappavattiyam cattàri panca và
paccavekkhanacit-tàni bhavantìti pi vadanti. Àikammikassa pana
pathâkappanàyam mahaggatajavanàni abhinnàjavanàni ca sabbathàpi
ekavàrameva javanti, tato param bhavangapàto va.
II. THÍCH VĂN.
- Sattakkhattum: 7 lần. Chakkhattumeva: 6 lần.
Mandapavattiyam: Khi bị bất tỉnh. Maranakàla: Khi sắp chết. Pacavàram: 5
lần. Yamakapàtihàriyakàlà: Trong khi hiện thần thông Song hành.
Kahukappavattiyam: Khi sự diễn tiến quá mau lẹ. Àdikammika: Người mới
tập sự. Pathamakappanàyam: Trong khi tu sơ thiền. Abhinnàjavanàni: Những
thắng trí tốc hành tâm. Ekavàrameva: Chỉ có một lần.
III. VIỆT VĂN.
- 19a) Trong những Tốc hành tâm, khi lộ trình thuộc
về Dục giới, thời những Dục giới tốc hành tâm sẽ khởi lên 7 lần hay sáu
lần. Trong trường hợp bị bất tỉnh hay khi gần chết v.v..., tốc hành tâm
được lặp đi lặp lại 5 lần. Khi đức Thế-Tôn
làm các thần thông gọi là song hành v.v..., khi sự diễn tiến rất
mau lẹ, nên tâm suy quán khởi lên 5 hay 6 lần (các vị Pháp sư) nói như
vậy.
Ðối với kẻ tu hành mới chứng lần
đầu tiên, trong thiền thứ nhất, những Ðại-hành tốc hành tâm và
Thắng trí tốc hành tâm khởi lên chỉ có một lần trong mọi trường hợp, rồi
bị chìm xuống Bhavanga (Hữu phần).
IV. THÍCH NGHĨA.
- Cả về phương diện tâm lý và
đạo đức, Javana tâm rất quan trọng vì thiện hay ác
được định đoạt trong giai đoạn này.
Thông thường Dục giới Tốc hành tâm tồn tại 6 hay 7 sát-na. Khi con người
bị bất tỉnh hay sắp chết, tốc hành tâm tồn tại chỉ có 5 sát-na. Khi
đức Phật hiện thần thông, phun lửa lẫn nước
từ thân của Ngài, chỉ có 4 hay 5 Tốc hành tâm khởi lên
để suy quán những tâm sở thiền, một điều kiện
tiên quyết để hiện thần thông song hành.
Khi người tu thiền lần đầu tiên, chứng
được sơ thiền Tốc hành tâm chỉ tồn tại
có một sát-na. Cũng vậy khi chứng được 5
Thắng trí (Abhinnà) tức là: 1) Iddhividha (Thần túc thông), 2)
Dibbasota (Thiên nhĩ thông), 3) Dibbacakkhu (Thiên Nhãn thông), 4)
Paracittavijànana (Tha tâm-thông), 5) Pubbe nivàsànussatinànna (Túc mạng
thông).
SIÊU THẾ TỐC HÀNH TÂM
I. PÀLI VĂN.
- 19b) Cattàro pana magguppàdà ekacittakkhanikà. Tato
param dve tìni phalacittàni yathàraham uppajjanti. Tato param param
bhavangapàto. Nirodhasamàpattikàle dvikkhattum catutthàruppajavanam
javati. Tato param nirodham phusati. Vutthànakàle ca anàgàmiphalam và
arahattaphalam và yathàrahamekavàram uppajjitvà niruddhe bhavangapàto va
hoti.
Sabbathà pi samàpattivìthiyam bhavangasote viya
vìthiniyamo natthìti katvà bahùni pi labbhantìti.
20. Sattakkhattum parittàni maggàbhinnà sakim matà.
Avasesàni labbhanti javanàni bahùni pi.
II. THÍCH VĂN.
- Magguppàdà: Khi đạo
tâm sanh khởi. Ekacittakkhanikà: Nhứt tâm sát-na.
Nirodhasamàpattikàle: Khi chứng diệt tận
định. Phusati: Cảm xúc. Catutthàruppajavanam: Vô sắc
đệ tứ thiền tốc hành tâm. Vutthànakàle: Khi từ
định khởi dậy. Ekavàram: Một lần.
Bhavangasote: Trên dòng của Hữu phần. Vìthiniyamo: Sự quyết
định của lộ trình. Sakim: Một lần.
Matà: Cần phải hiểu. Avasesàni: Những trường hợp khác.
III. VIỆT VĂN.
- 19b. 4 Ðạo khởi lên chỉ tồn tại có một sát-na. Rồi
đến hai hay ba Quả tâm tùy thuộc
khởi lên. Rồi chìm xuống Hữu-phần. Khi chứng Diệt tận
định, Ðệ tứ thiền Tốc hành tâm cõi
vô sắc chạy đến hai lần, rồi chứng Diệt tận
định. Khi từ định ấy khởi dậy, hoặc A-na-hàm quả hay A la hán quả
tùy thuộc khởi lên một lần. Khi quả tâm này diệt, thời chìm xuống Hữu
phần.
Trong mọi trường hợp, trên lộ trình của sự quả chứng
này, lộ trình diễn tiến như dòng sông của Hữu phần, không có sự dừng
nghi lộ trình của tâm, Tốc hành tâm có thể tồn tại lâu dài.
20. Cần phải biết, Tốc hành tâm ở Dục giới khởi lên 7
lần, Ðạo tâm và Thắng trí tâm chỉ có một lần. Các trường hợp khác, các
Tốc-hành tâm khởi lên nhiều lần.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 4 Tốc hành Ðạo tâm cũng chỉ có một tâm sát-na. Chính
ở
đây mà Niết-bàn
được trực nhận lần đầu tiên. Một vị A
na hàm hay A la hán đã tu sắc giới và
vô sắc giới thiền có thể, với sức mạnh của ý chí, tạm dừng sự trôi chảy
của tâm thức cho đến 7 ngày không dừng
nghỉ. Khi một người chứng đến quả này,
mọi hoạt động tâm linh đều dừng nghỉ, cho đến
hơi thở cũng không, nhưng vẫn còn mạng căn
và sức nóng. Sự sai khác giữa một thây chết và một vị vào Diệt tận
định là vị này vẫn sống như thường.
Ðịnh này được đặt tên là
Nirodhasamàpatti, nirodha là diệt. Samàpatti là chứng
đến. Sách nói rằng thân của vị đang nhập định
này không thể bị ai làm hại.
Liền trước khi chứng định
này, vị này chứng trong hai sát-na, vô sắc
đệ tứ thiền (phi tưởng phi phi tưởng xứ). Rồi dòng tâm thức dừng
lại cho
đến khi vị này muốn xuất khỏi Diệt tận
định. Thường lệ, vị này nhập
định khoảng một tuần lễ. Khi vị này từ
định khởi dậy, sát-na tâm đầu tiên là
A na Hàm quả tâm nếu vị này là vị A na Hàm; hay là A la hán quả tâm nếu vị
này là A la hán. Sau đó dòng tâm thức
chìm lại trong Bhavanga.
PUGGALA-BHEDA: CÁC LOẠI CHÚNG SANH - VÔ NHÂN VÀ NHỊ
NHÂN CHÚNG SANH
I. PÀLI VĂN.
- 21) Duhetukànamahetukànan ca panettha kriyàjavanàni
ceva appanàjavanàni ca na labbhanti. Tathà nànasampayutta-vipàkàni ca
sugatiyam. Duggatiyam pana nànavippayuttàni ca mahàvipàkàni na
labbhanti.
II. THÍCH VĂN.
- Duhetukànam: Những chúng sanh có hai nhân.
Ahetukànam: Những chúng sanh vô nhân. Kriyàjavanàni: Duy tác tốc hành
tâm. Appanàjavanàni: An chỉ tốc hành tâm. Na labbhanti: Không có
được. Sugatiyam: Ở Thiện thú. Duggatiyam: Ở Ác thú.
III. VIỆT VĂN.
- 21) Ở đây, đối với
chúng sanh có dị thục hai nhân và không nhân, không có Duy-tác
Tốc hành tâm và An chỉ Tốc hành tâm. Cũng vậy chúng sanh ở thiện thú
cũng không có Dị thục tâm tương ứng với trí. Còn chúng sanh sinh ở ác
thú thời Ðại Dị-thục không tương ứng với trí cũng không có.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Vì sự sai khác của tâm tánh nên chúng sanh chia làm
ba loại.
a) Chúng sanh hạ tánh: Tâm của chúng thuộc bản năng
và hành động của chúng bị tham, sân,
si chi phối trong đời trước. Tâm của chúng yếu ớt như Suy-đạc tâm câu hữu
với xả, tức là Dị-thục bất thiện tâm. Những hạng này không thể
chứng thiền tâm.
b) Những kẻ ngu si, điếc và
sinh ra mù. Tâm của chúng cũng thuộc về bản năng
như tâm của hạng trước, rất yếu ớt vì hành
động quá khứ của chúng được thiện nhân (kusala hetu) rất yếu chi phối, yếu
như Suy-đạc tâm câu hữu với xả, tức là Di-thục của thiện tâm không
tương ứng với trí. Hai hạng chúng sanh này
được gọi là Ahetuka (vô nhân chúng sanh) vì Dị thục của chúng không
có nhân nào. Chúng cũng không có thể chứng thiền tâm.
c) Những chúng sanh có vô tham và vô sân nhưng không có
vô si
được gọi là Duhekuta (nhị nhân chúng
sanh), vì hành động của chúng được vô tham,
vô sân chi phối mạnh ở quá khứ, nhưng không có vô si. Chúng không có vô si
trong Di thục tâm của chúng. Hạng chúng sanh này không có Jhàna
(Thiền)
TAM NHÂN CHÚNG SANH
I. PÀLI VĂN.
- 22) Tihetukesu ca khìnàsavànam kusalàkusalajavanàni
ca na labbhanti, tathà sekkha-puthujjanànam kriyàjavanàni.
Ditthigatasampayuttavicikicchàjavanàni ca sekkhànam. Anàgàmipuggalànam
pana patighajavanàni ca na labbhanti. Lokuttarajavanàni ca yathàraham
ariyànameva samuppajjantì ti.
II. THÍCH VĂN.
- Tihetukesu: Với chúng sanh có ba nhân.
Khìnàsavànam: Ðã diệt trừ các lậu hoặc. Sekkha: Hạng hữu học.
Anàgàmipuggalànam: Các chứng sanh chứng quả Bất lai. Patigha: Sân.
III. VIỆT VĂN.
- 22) Ðối với các vị đã
diệt trừ lậu hoặc các hạng ba nhân chúng sanh, thiện và bất thiện Tốc
hành tâm không khởi lên. Cũng vậy, đối với
chúng sanh phàm phu và hàng hữu học, Duy tác tốc hành tâm không
khởi lên. Ðối với các hàng hữu học, tâm tương ưng với tà kiến hay tâm
tương ưng với nghi không khởi lên. Ðối với chúng sanh
đã chứng A-na-hàm, hai tâm tương ưng
với sân không khởi lên. Và những Siêu thế Tốc hành tâm sẽ tùy thuộc sự
thích ứng, khởi lên với các vị Thánh.
IV. THÍCH NGHĨA.
- Những chúng sanh nào có tâm mạnh mẽ và sáng suốt vì
hành
động của chúng ở quá khứ được vô tham, vô sân
và vô si chi phối, được gọi là
ba nhân chúng sanh. Sở dĩ được gọi như vậy vì
tâm dị thục này câu hữu với ba thiện nhân. Các vị này có thể tu thiền và
chứng được Siêu thế tâm.
Các vị có nhị nhân tâm và vô nhân tâm không có
được Duy tác hay An-chỉ tâm. Dầu chúng sinh
ra làm người, chúng không có Tịnh quang Dị thục tâm tương ưng với
trí (vì chúng không có Tịnh quang Thiện tâm tương ưng với trí trong
đời trước). Nếu sinh ra làm thú vật
hay hạng chúng sanh thấp kém hơn, chúng cũng không có Tịnh quang Dị thục
tâm không tương ưng với trí.
TOÁT YẾU
I. PÀLI VĂN.
- 23) Asekkhànam catucattàlìsa sekkhànamuddise,
Chapannàsàvasesànam catupannàsa sambhavà.
II. THÍCH VĂN.
- Uddise: Ðược nói đến.
Catucattàlìsa: 44. Chapannàsa: 56. Avasesànam: Các chúng sanh còn
lại. Catupannàsa: 54. Sambhavà: Có.
III. VIỆT VĂN.
- 23) Ðối với hạng vô học, có 44 tâm khởi lên. Ðối
với hạng hữu học, có 56 tâm khởi lên. Còn
đối với chúng sanh còn lại, có 54 tâm khởi lên.
IV. THÍCH NGHĨA.
a) Vị A la hán không có 45 tâm sau
đây:
Bất thiện 12 + Dục giới thiện 8 + Sắc giới thiện 5 +
Vô sắc giới thiện 4 + Ðạo tâm 4 + Ðại hành Dị thục 9 và ba quả
đầu 3.
Trừ 45 tâm này, các vị A la hán có thể có 89 - 54: 44
tâm.
b) Các vị hữu học không có 33 tâm sau
đây:
* Duy tác tốc hành tâm (Tiếu sanh tâm 1 + Dục giới
hữu nhân tâm 8 + Ðại hành tâm 9): 18.
* Bất thiện tâm tương ưng với Tà kiến 4 + Bất thiện
tâm tương ưng với nghi 1 + A la hán quả 1 + Ðại hành Dị thục 9: 15
Trừ 33 tâm này, các vị hữu học có 89 - 33: 56 tâm.
c) Các vị phàm phu không có 35 tâm sau
đây:
Duy tác tốc hành 18 + Siêu thế tâm 8 + Ðại hành Dị
thục 9.
Trừ 35 tâm này, các vị phàm phu có 89 - 35: 54 tâm.
CÁC ÐỊA GIỚI: BHÙMI
I. PÀLI VĂN.
- 24) Kàmàvacarabhùmiyam panetàni sabbàni
vìthicittàni yathàrahamupalabbhanti, rùpàvacarabhùmiyam
patighajavanatadàrammanavajjitàni. Arùpàvacarabhùmiyam
pathamamaggarùpàvacarahasanahe thimàruppavajjitàni ca labbhanti.
Sabbatthàpi ca tạm-tạm-pasàdarahitànam tam-tam-dvàrikavìthicittàni na
labbhanteva. Asannasattànam pana sabbathà pi cittappavatti natthevà ti.
II. THÍCH VĂN.
- Upalabbhanti: Có được.
Hetthhimà: Các tâm ở dưới. Pasàdarahitànam: Những chúng sanh
không có tịnh sắc căn. Asannasattànam:
Các chúng sanh vô tưởng. Cittappavatti: Sự diễn tiến của tâm.
III. VIỆT VĂN.
- 24) Ở trên Dục giới
địa, tất cả tâm diễn tiến trên những lộ trình
đã nói đến trước đều được khởi lên,
tùy theo trường hợp. Trên Sắc giới địa, trừ
tốc hành tâm tương ưng với sân và tất cả tâm làm phận sự Ðồng sở
duyên.
Trên vô sắc giới địa,
đạo tâm thứ nhất, tất cả tâm ở sắc giới, Tiếu sanh tâm và tâm của
một sô sắc giới
địa thấp hơn không có thể khởi lên.
Trong mọi trường hợp, khi nào thiếu một căn
môn nào, thì những tâm của lộ trình khởi qua căn
môn ấy không thể khởi lên. Ðối với chúng sanh vô tưởng, trong mọi
trường hợp, không có sự diễn tiến của tâm.
TÓM TẮT
I. PÀLI VĂN.
- 25) Asìti vìthicittàni kàme rùpe yathàraham,
Catusatthi tathà-rùpe dvecattàlìsa labbhare.
26) Iccevam chadvàrikacittappavatti yathàsambhavam
bhavangantarità yàvatàyukamabbocchinnam pavattatìti.
II. THÍCH VĂN.
- Asìti: 8. Catusatthi:64. Dvecattàlìsa: 42.
Labbhare: Khởi lên, chứng được. Iccevam:
Như vậy. Yathàsambhavam: Tùy theo sự có mặt. Bhavangantarità: Sau
khi chìm vào trong hữu phần: Yàvatàyukam: Cho
đến mạng chung. Abbocchinnam: Không gián đoạn. Pavattati: Diễn tiến.
III. VIỆT VĂN.
- 25) Ở Dục giới, 8 tâm có thể khởi trên lộ trình. Ở
sắc giới 64, và ở vô sắc giới 42 tâm có thể khởi lên tùy theo trường
hợp.
26) Như vậy, sự diễn tiến của tâm ngang qua 6 căn
môn tùy theo chúng khởi lên, sau khi chìm trong hữu phần,
được diễn tiến không có gián đoạn cho đến
lúc chết.
IV. THÍCH NGHĨA.
- 1) Trừ 9 Ðại hành Dị thục, tất cả 8 tâm còn lại có
thể khởi lên trong sự diễn tiến của tâm ở Dục giới.
2) Trừ 16 tâm (Sân tâm 2 + Ðại Dục thục Ðồng sở duyên 8
+ Tỷ, thiệt, thân thức 6), 64 tâm còn lại (8 - 16) khởi lên ở sắc giới.
3) 42 tâm sau đây khởi lên
ở vô sắc giới:
Bất thiện tâm (trừ 2 sâm tâm) 10 + Ý môn hướng tâm 1
+ Dục giới thiện duy tác tâm 16 + Vô sắc giới tâm 8 + Siêu thế tâm (trừ
Ðạo tâm thứ nhất) 7 tâm.
TÓM TẮT CÁC LOẠI LỘ TRÌNH
I. Qua 5 căn môn:
Ðối tượng rất lớn.
1. Atìta Bhavanga, 2) Bhavanga calana, 3)
Bhavangupaccheda, 4) Pancadvàràvajjana, 5) Cakkhuvinnàna, 6)
Sampaticchana, 7) Santìrana, 8) Votthapana, 9 - 15) Javana, 16 - 17)
Tadàlambana.
(Hữu phần quá khứ, Hữu phần rung
động, Hữu phần ngưng lại, 5 môn hướng tâm, Nhãn thức, Tiếp thọ tâm,
Suy
đạc tâm, Xác định tâm, Tốc hành tâm,
Ðồng sở duyên).
II. - Qua ý môn: Ðối tượng rất rõ ràng
1) Manodvàràvajjana, 2 - 8) Javana. 9 - 10)
Tadàlambana.
(Ý môn hướng tâm, Tốc hành tâm, Ðồng sở duyên tâm).
III. Các Sắc giới Thiền tâm
1) Manodvàràvajjana, 2) Parikamma, 3) Upacàra, 4)
Anuloma, 5) Gotrabhù, 6) Appanà
(Ý môn hướng tâm, chuẩn bị, cận hành, thuận thứ,
chuyển tánh, an chỉ).
IV. - Các vô sắc giới Thiền tâm
1) Manodvàràvajjana, 2) Parikamma, 3) Upacàra, 4)
Anuloma, 5) Gotrabhù, 6) Àkàsanancàyatana.
(Ý môn hướng tâm, Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ,
Chuyển tánh, Không vô biên xứ).
V. - Siêu thế tâm
1) Parikamma, 2) Upacàra, 3) Anuloma, 4) Gotrabhù, 5)
Magga, 6 - 7) Phala.
(Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Chuyển tánh, Ðạc
tâm, Quả tâm).
-
---o0o---
Mục lục
| 01 | 02
| 03 | 04
| 05 | 06
| 07 | 08
| 09 | 10
- ---o0o---
|
Thư
Mục Tác Giả |
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày: 01-09-2002