|
c
HÀNH
THIỀN
Một
nếp sống lành mạnh trong sáng,
Một
phương pháp giáo dục hướng thượng
Hòa
thượng Thích Minh Châu
Tỉnh
hội Phật giáo Thừa Thiên, 1993
Phần
II. Phương pháp Hành Trì
A. Vài điều
nên tránh
1. Trước khi hành
Thiền, hãy tìm hiểu rõ ràng phương pháp hành trì để khỏi
những hiểu lầm và sai lạc.
2. Ðừng xen lẫn
pháp môn Thiền này với pháp môn Thiền khác, vì như vậy
là tối kỵ và khó thành tựu được kết quả.
3. Ðã hành Thiền
thời phải kiên trì, ngày nào cũng ngồi, và tốt hơn là ngồi
đúng thời điểm đã chọn. Dầu đau ốm sơ sơ cũng phải
ngồi Thiền. Chỉ có kiên trì ngồi Thiền, ngày nào cũng vậy,
đúng giờ đúng giấc, ngày này qua ngày khác, cho đến trọn
đời, dầu ngồi chỉ nửa giờ hay một giờ, cần nhất là
kiên trì. Kiên trì ở đây là mẹ của thành công.
4. Ngồi Thiền
lâu có thể khởi lên một số hiện tượng kỳ lạ, nhưng
đó chỉ là những hiện tượng do sức mạnh của Thiền đưa
đến, có đó rồi mất đó, không phải là những hiện tượng
giải thoát, nhiều khi mất đi rồi không còn trở lại. Chúng
ta chỉ nên xem là những hiện tượng bình thường, chỉ như
vậy thôi rồi tiếp tục hành Thiền như thường.
Ðức Phật dạy
pháp của Ngài là thiết thực hiện tại, có hiệu quả tức
thời đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng. Hành
Thiền cũng vậy, những kết quả tốt đẹp của Thiền sẽ
chờ đợi chúng ta, một khi chúng ta hành trì đúng phương
pháp và kiên trì hành trì, không có thối thất.
B. Phương
pháp Hành trì
Sau khi đã hiểu
rõ mục đích, ý nghĩa và các lợi ích của hành Thiền nay
xin giới thiệu phương pháp hành trì, gồm có 3 giai đoạn:
Ðiều hoà thân, Ðiều hòa hơi thở và Ðiều hòa tâm.
(1) Ðiều hoà
thân:
Ðây thuộc về
tọa thiền, nên cách ngồi rất quan trọng, ngồi như thế
nào để có thể ngồi lâu, không tê, không đau, không mỏi
và không có giao động, giữ lưng cho thẳng.
Cách ngồi:
Ngồi gồm có năm động tác.
a. Ngồi kiết
già: Cầm đầu chân trái đặt trên vế chân mặt, rồi cầm
đầu chân mặt đặt trên vế chân trái, kéo cả hai đầu
chân sát vào bụng. Như vậy gọi là ngồi kiết già. Có thể
để đầu chân mặt đặt trên vế chân trái, rồi cầm đầu
chân trái đặt trên vế chân mặt cũng được. Ðây là cách
ngồi tốt nhất, giúp lưng thẳng, ngồi lâu không mỏi không
tê. Ban đầu ngồi không quen có đau, nhưng tập dần ngồi
lâu thành quen, chỉ cần tập dần là được. Nếu đau quá
ngồi không được, thời ngồi bán già, chỉ cần để một
chân lên một bắp vế là đủ.
b. Lưng thẳng:
Luôn luôn giữ lưng thẳng, đừng để lựng sụn xuống, ngồi
lâu có hại cho lưng. Ngồi lâu lưng có thể sụn xuống, thời
giữ lưng lại cho thẳng.
c. Giữ đầu sống
mũi, cổ và lỗ rún thẳng một đường, không nghiêng về
bên mặt hay trái, giữ sao cho được đầu và lưng thẳng một
đường.
d. Rồi để tay
mặt trên tay trái, hai đầu ngón tay cái đụng sát nhau, rồi
ép hai khuỷu tay vào bên hông, ép hơi mạnh để giữ lưng
cho thẳng.
e. Xong hơi cúi
đầu xuống, không quá cao, không cúi quá thấp.
f. Cuối cùng,
nhắm mắt lại, nhằm vừa phải đừng quá mạnh sinh mỏi.
Ngồi như vậy không giao động trong 10, 15 phút cho đến 30
phút. Ðừng ngồi quá 1 giờ nếu không có sự hướng dẫn.
Nên ngồi trên một
nệm nhỏ, ngồi một nửa đệm, để hai đầu gối sát với
sàn nhà. Lựa chỗ ngồi thoáng mát, ít ruồi muỗi và kiến,
có thể ngồi trong mùng cũng được. Thời điểm buổi sáng
là tốt nhất hoặc buổi tối trước khi đi ngủ, hay buổi
chiều cũng được, ngồi như thế nào thân thể không có giao
động. Khi ngồi giữ thân tâm sạch sẽ an tịnh, không ăn
no, không uống rượu, không làm động tác mạnh trước khi
ngồi.
(2). Ðiều hòa
hơi thở:
Sau khi điều hòa
thân xong, tiếp đến điều hòa hơi thở. Ðể niệm trước
mặt, chánh niệm thở vô, chánh niệm thở ra, không thở quá
gấp, không thở khò khè, thở đều đều, nhẹ nhàng và lấy
niệm theo dõi hơi thở, đừng để niệm rời khỏi hơi thở.
Thở vô xong, thở ra đếm 1, cũng như vậy đếm 2, cũng như
vậy đếm 3, cho đến đếm 5. Ðếm 5 xong, trở lại đếm
từ 1 cho đến 6. Ðếm 6 xong, trở lại đếm từ 1 cho đến
7. Ðếm 7 xong, trở lại đếm từ 1 cho đến 8. Ðếm 8 xong,
trở lại đếm từ 1 cho đến 9. Ðếm 9 xong, trở lại đếm
từ 1 cho đến 10. Ðếm đến 10, thời như vậy điều hòa
hơi thở được hoàn thành.
Chú ý dùng niệm
theo dõi hơi thở, thở vô thở ra đều đặn, đếm hơi thở
tuần tự cho đúng, đừng đếm sai, đừng nghỉ đếm, trái
lại cần thở vô thở ra tiếp tục, luôn luôn niệm theo dõi
hơi thở, nếu đếm sai, thời bắt đầu đếm lại cho đến
khi nào thật thông suốt. Ðiều hòa hơi thở, đếm từ 1 cho
đến 5 và tiếp tục từ 1 cho đến 10 vào khoảng 5, 6 phút
là vừa.
(3) Ðiều hòa
tâm:
Khi điều hòa
hơi thở, đối tượng của niệm là hơi thở ra, hơi thở
vào, qua điều hòa tâm, thời đối tượng là 16 đề tài:
bốn đề tài về thân, bốn đề tài về cảm thọ, bốn đề
tài về tâm, bốn đề tài về pháp.
Bốn đề tài
về Thân:
1. Thở vô dài,
tôi rõ biết tôi thở vô dài. Thở ra dài, tôi rõ biết tôi
thở ra dài.
2. Thở vô ngắn,
tôi rõ biết tôi thở vô ngắn. Thở ra ngắn, tôi rõ biết
tôi thở ra ngắn.
3. Cảm giác toàn
thân tôi sẽ thở vô .Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra.
4. An tịnh thân
hành, tôi sẽ thở vô. An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra.
Bốn đề tài
về Thọ:
5. Cảm giác hỷ
thọ, tôi sẽ thở vô. Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra.
6. Cảm giác lạc
thọ, tôi sẽ thở vô. Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở ra.
7. Cảm giác tâm
hành, tôi sẽ thở vô. Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra.
8. An tịnh tâm
hành, tôi sẽ thở vô. An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra.
Bốn đề tài
về Tâm:
9. Cảm giác về
tâm, tôi sẽ thở vô. Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra.
10. Với tâm hân
hoan, tôi sẽ thở vô. Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra.
11. Với tâm định
tính, tôi sẽ thở vô. Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra.
12. Với tâm giải
thoát, tôi sẽ thở vô. Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở
ra.
Bốn đề tài
về Pháp:
13. Quán vô thường,
tôi sẽ thở vô. Quán vô thường, tôi sẽ thở ra.
14. Quán ly tham,
tôi sẽ thở vô. Quán ly tham, tôi sẽ thở ra.
15. Quán đoạn
tuyệt, tôi sẽ thở vô. Quán đoạn tuyệt, tôi sẽ thở ra.
16. Quán từ bỏ,
tôi sẽ thở vô. Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra.
Quán niệm:
1. Nay có hai đối
tượng cần phải hướng tâm, cột niệm: tức là hơi thở
vô hơi thở ra và 16 đề tài.
Ví dụ, khi niệm
câu đầu tiên: thở vô dài, tôi rõ biết tôi thở vô dài,
khi ấy niệm vừa theo dõi hơi thở vô, vừa theo dõi câu "thở
vô dài, tôi rõ biết tôi thở vô dài". Như vậy niệm hai công
việc, vừa niệm hơi thở dài, vừa niệm câu "thở vô dài,
tôi rõ biết tôi thở vô dài". Chính niệm hay nói cho đúng
hơn chính tầm và tứ làm hai công việc này.
Cứ mỗi đề
tài, chúng ta thở vô thở ra một lần và chúng ta lập lại
ba lần cho mỗi đề tài. Như vậy nếu thành thiền cho đủ
cả 16 đề tài, chúng ta thở vô 48 lần, thở ra 48 lần, thở
vừa phải, chúng ta tốn khoảng 7, 8 phút. Nếu thở chậm thời
khoảng 10 phút.
Hai đề tài đầu,
chúng ta cần phải rõ biết khi thở vô, khi thở ra. Nhưng 14
đề tài còn lại, chúng ta phải tu tập từng đề tài một.
Ví dụ với đề tài: "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô".
Vị ấy vừa dùng niệm theo dõi hơi thở vô vừa tập làm
sao khi đang thở vô, thân của mình thật sự an tịnh, không
có giao động. Các đề tài khác, đều được tu tập tương
tự. Như vậy, cứ mỗi hơi thở vô, hơi thở ra chúng ta dùng
niệm theo dõi hơi thở vô, hơi thở ra, tức là chúng ta tu
niệm. Chúng ta gạn lọc các tâm tư không thích hợp, chúng
ta chú tâm vào sống mũi của chúng ta trong khi thở ra thở
vô, như vậy chúng ta tu tập về Ðịnh. Và trong mỗi hơi thở
vô thở ra, chúng ta suy tư và quán tưởng đề tài đang được
đề cập, như vậy chúng ta tu tập về Tuệ. Diệu dụng của
pháp môn hơi thở vô hơi thở ra chính là nơi đây.
2. Niệm đề tài
cho đến đề tài thứ 16, rồi chúng ta niệm lại đề tài
đầu cho đến đề tài thứ 16, tiếp tục như vậy cho đến
khi hết thời giờ đã định. Niệm như thế nào đừng quên,
đừng niệm lộn xộn xộn, đừng xen vào các tà niệm. Nếu
co sai thời niệm lại từ đầu.
3. Muốn cho dễ
niệm, chúng ta cứ lấy bốn đề tài làm chuẩn, xong bốn
đề tài nầy, chúng ta qua bốn đề tài khác, nhờ vậy dễ
nhớ và tránh tạp niệm.
4. Chúng ta có
thể xem 8 niệm đầu thuộc về Giới, nhờ niệm 8 đề tài
nầy (4 thuộc về thân, và 4 thuộc về thọ) chúng ta được
thân an tịnh, tâm an tịnh, chúng ta cảm thọ tâm hoan hỷ,
thân an lạc, như vậy ảnh hưởng rất tốt cho thân và tâm
người hành thiền. Bố đề tài về tâm thuộc về thiền
Ðịnh, khiến cho thân tâm được hân hoan, thiền định và
giải thoát. Bốn đề tài về pháp thuộc về Tuệ, chú trọng
đặc biệt quán vô thường, quán ly tham, quán đoạn diệt,
quán từ bỏ, đưa đến giải thoát khỏi các lậu hoặc (phiền
não), được giác ngộ giải thoát. Như vậy, niệm trọn 16
đề tài là tu tập trọn vẹn Giới-Ðịnh-Tuệ.
5. Trong khi ngồi,
từ 30 phút đến 60 phút, khó nhất là cột niệm vào hơi thở
và vào 16 đề tài. Nhiều khi niệm chạy loạn, làm chúng ta
nghĩ đến chuyện gì đâu đâu. Khi biết được, ta phải chận
đứng ngay, và trở lại từ đầu, không có chán nản thất
vọng.
6. Chúng ta phải
ý thức sự tuần tự của 5 thiền chi, đoạn trừ tuần tự
5 triền cái, trước hết tầm từ hoạt động cột niệm vào
hơi thở và 16 đề tài; nhờ vậy, đoạn trừ được hôn
trầm thụy miên (buồn ngủ) và nghi. Nhờ niệm được an trú
vào hơi thở và 16 đề tài nên hỷ lạc khởi lên; và khi
hỷ lạc khởi lên, thời đoạn trừ được sân và trạo hối.
Khi an trú được hỷ lạc, đặc biệt là lạc, thời nhứt
tâm mới khởi lên và đoạn trừ được tham dục. Tiến trình
này rất quan trọng, giúp chúng ta tìm hiểu được diễn tiến
của hành thiền và đánh giá được sự hành thiền của chúng
ta đúng đắn hay sai lạc. Nếu hành thiền mà uể oải, thụ
động, biếng nhác, gắt gỏng khó tánh, sân hận, ốm đau
liên miên và lòng dục tăng trưởng, thời hành thiền như
vậy là sai lạc. Còn khi hành thiền cảm thấy thân tâm nhẹ
nhàng, phấn khởi, hoan hỷ, vui vẻ, ít bệnh, ít phiền não,
thời hành thiền như vậy là có kết quả tốt đẹp.
-oOo-
Mục
Lục
Phần
I. Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Ðức Phật
Phần
II. Phương pháp Hành trì
Phần
III. Lợi ích của hành Thiền và trích dẫn kinh điển
|