NỘI DUNG.
Lời tựa
Cảm tạ
01 Giai đoạn khởi đầu
02 Tu Tập
03 Cảm Giác.
04 Những mối quan hệ
05 Khổ Đau
06 Lý Tưởng
07 Giới Hạn
08 Sự Lựa Chọn
09 Sự Phục Vụ
.
THIỀN trong TÌNH YÊU CÔNG VIỆC
Nguyên tác: Everyday Zen — Love & Work
Tác giả: Charlotte Joko Beck — Biên tập: Steve Smith
Dịch Việt: Lương Thanh Bình
Chương 3:  Cảm giác

Sự tự chế cao hơn 
(Lòng Khoan dung/Chịu đựng)

Ở vào tuổi chín-mươi-năm, thiền sư Genpo, một đại thiền sư thời hiện đại, đã nói về cái cửa “Vô môn”, và ngài chỉ ra rằng, không có cái cửa nào thật sự mà chúng ta cần phải đi qua để nhận thấy được cuộc đời của mình ra sao.  Tuy nhiên, ngài nói, từ quan điểm của tu tập, ta phải đi qua một cái cửa, cái cửa của lòng tự trọng (tự mãn, tự cao) của chính ta.  Mỗi người chúng ta, từ sáng cho đến tối đều luôn đối diện với lòng tự trọng của mình.  Ta phải tự vượt ngang qua cái cửa “Tự trọng” này, thì mới có cơ hội đi xa hơn.

Lòng tự trọng thì hay bực tức.  Bực tức đây tôi muốn chỉ là đủ loại chán nản, bao gồm khó chịu, phẫn uất, ganh tị.  Tôi nói nhiều về bực tức để tìm hiểu nó và học cách làm sao đối trị nó trong tu tập để có thể đến gần cửa “Vô môn”. 

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta biết ý nghĩa thế nào là lùi lại một chút để nhận diện vấn đề.  Thí dụ:  Tôi nhìn Laura đang cắm một chậu bông.  Cô ta kéo và khều những bông hoa rồi đứng lui ra sau, ngắm nhìn xem chậu hoa có cân đối hay cần điều chỉnh thêm hay không.  Nếu bạn là người may áo, trước tiên, bạn đo, cắt, may, rồi thử mặc, đứng trước gương soi xem nó như thế nào, vai có vừa dặn không, đường lai ra sao, v.v..  Cùng thế đó, để đưa đời ta vào viễn cảnh của cuộc đời, ta nên lùi lại và nhìn xem hiện cảnh của ta ra sao.

Tu thiền là giúp ta phát triển khả năng dừng lại để nhìn.  Hãy chọn một ví dụ cụ thể: tranh cãi.  Cái nguyên nhân quan trọng nhất cho sự tranh cải chỉ là lòng tự trọng.  Giả sử tôi có gia đình và có sự tranh cải với chồng tôi.  Ông ấy đã làm một việc mà tôi không lấy làm vừa lòng — số là ông ấy đã phung phí số tiền dành dụm của gia đình vào chiếc xe mới — trong khi chiếc xe đang có vẫn còn dùng được.  Tôi nghĩ — sự thật là vậy mà — rằng tôi thì đúng.  Tôi nổi giận, điên tiết lên, muốn la hét.  Vậy tôi có thể làm gì với cơn giận của tôi? Việc ích lợi gì tôi có thể làm?  Đầu tiên, tôi nghĩ ý kiến hay nhất là dừng lại một phút giây và bước lùi một bước: hành động và nói năng càng ít càng tốt trong phút giây này.  Trong khi rút lui một chút, tôi tự nhắc nhỡ mình rằng, tôi thật sự muốn cái gì, có khả năng tự chế cao hơn.  Khi làm thế nghĩa là ta bước vào một lãnh vực mới, nếu cần phải đặt một cái tên thì hãy gọi, lãnh vực tâm linh. 

Hãy nhìn vào chuỗi nối tiếp của những bước tu tập.  Nên biết rằng, trong khi cơn giận đang dâng cao, thật sự rất ư là khó khăn cho ta tu tập niệm Pháp khi nó xảy ra.  Nhưng cố gắng lùi một vài bước, làm và nói thật ít, hay rời đi nơi khác (nếu có thể, hãy xem mình là một người khác còn xác thân kia là của người đang trong cơn giận).  Khi ta đã có được khoãng cách đối với hiện trạng, chỉ (ngồi một mình) trong yên lặng mà quan sát.  Ý tôi muốn nói là, quan sát hay xem cuốn phim đang trình diễn trong tâm mình: ông ấy đã nói gì, đã làm gì, tôi đã nói gì về việc ấy, tôi nên làm gì về việc đó… những thứ này đã xảy ra đều là hoang tưởng.  Nó không là sự thật của những gì đã xảy ra.  Nếu có thể (rất khó làm trong lúc giận) hãy niệm những tư tưởng này.  Tại sao lại khó?  Vì khi giận, có một chướng ngại vật đứng chắn ngang con đường tu tập: Thật sự ta không muốn tu tập — ta thích thõa lòng tự trọng của mình, thích là người đúng trong cuộc tranh cải, vấn đề.  Ta không muốn tìm sự thật — ta chỉ muốn bảo thủ quan điểm của mình.  Đó là lý do tại sao, trước hết là phải lùi lại, nói ít lại.  Phải mất rất nhiều tuần lễ hoặc nhiều tháng thời gian tu tập tích cực mới có thể nhận thấy và làm được sự kiện này.  Cái chúng ta muốn không phải là người đúng (người kia sai), mà chúng ta muốn xây dựng khả năng tự chế cao hơn.  Lùi lại và quan sát.  Đặt tên (niệm) tư tưởng của cơn sôi động: vâng, ông ấy không nên làm thế; vâng, tôi không thể chịu đựng được việc làm đó của ông; vâng, tôi sẽ làm cái gì đó để trả đủa — phương thức này tuy thô thiển, nhưng nó cũng diễn tả trọn vẹn một màn kịch.

Nếu chúng ta thật sự lùi bước và quán sát — như đã nói, rất khó làm trong khi giận — chúng ta sẽ (có lúc nào đó) có khả năng thấy được tư tưởng chỉ là tư tưởng (không thật) và nó không phải là sự thật.  Đôi khi, ta phải trãi qua tiến trình (lùi bước và quán sát) này mười, hai-mươi, ba-mươi lần mới có thể thấy được tư tưởng bắt đầu dịu xuống.  Khi chúng hạ xuống, thì ta còn lại những gì?  Chỉ còn lại cho ta kinh nghiệm trực quán của những phản ứng vật lý trong cơ thể, những cặn bả (sự căng thẳng, sự co rút).  Trong kinh nghiệm trực quán không có nhị biên, ta sẽ có cơ hội đi vào sự tĩnh lặng.  Ở trong trạng thái này, ta tự biết phải làm gì, hành xử ra sao; cách hành xử tốt nhất cho bản thân ta và cho người khác.  Trong quá trình tạo dựng khả năng tự chế cao hơn, ta có thể kinh nghiệm trực tiếp được bản thể Chân như.

Chúng ta có thể nói về Chân như khi nào con trâu về đến nhà. Nhưng làm cách nào chúng ta thật sự tách rời bản thân khỏi những thứ khác? Thế nào?  Lòng tự trọng làm phát sinh cơn giận là cái phân chia ta.  Giải pháp duy nhất là tu tập.  Khi tu tập, chúng ta sẽ kinh nghiệm được là, cảm giác cách ngăn chỉ là một trạng thái rõ ràng của thân. Lúc đó, lòng bao dung rộng mở. 

Những thứ đã phát sinh và tăng trưởng là mức độ chịu đựng (tự chế) những thăng trầm đời sống mà không làm cho ta dao động hay mất thăng bằng.  Lúc ban đầu, mức độ chịu đựng này rất nhỏ có giới hạn, sau đó nó sẽ lớn rộng hơn, và rồi nó sẽ lớn thêm mãi.  Nó sẽ không ngừng lớn rộng hơn.  Trạng thái giác ngộ thì rất bao la và từ bi.  Nhưng bao giờ ta vẫn còn sống, ta vẫn thấy có sự giới hạn của mức chịu đựng này và đó cũng là lý do ta phải luôn tu tập.  Làm sao ta biết mức chịu đựng này tới đâu?  Khi ta cảm được cơn giận thì ta nên biết rằng ta đang tới giới hạn cao nhất của mình rồi; không có gì là bí mật cả.  Sức mạnh của sự tu tập là cái khả năng tự chế tăng trưởng đến mức độ tương ưng. 

Trong khi tu tập, chúng ta cần nên khoan dung đối với chính mình.  Chúng ta cần phải nhận ra lúc nào tâm của ta không muốn tu tập.  Thật ra không có ai muốn tu tập luôn luôn và đó cũng không phải là điều xấu gì khi chúng ta không tu tập.  Chúng ta thường hay làm những gì khi chúng ta đã sẳn sàng để làm việc đó. 

Tu tập để tạo ra khả năng tự chế cao hơn thì có tính cách tâm linh, bởi vì nó vốn không hình tướng.  Cái khả năng này không phải là một vật; sự nhận biết đâu phải là một vật; sự chứng kiến đâu phải là một vậy hay một người.  Đâu có một người nào đang chứng kiến.  Hơn nữa, ai đây có thể chứng kiến được thân và tâm của ta ngoài thân và tâm của chính mình.  Nếu tôi có thể quán sát thân và tâm của tôi trong cơn giận dữ, vậy ai là người đang quán sát (và ai đang lên cơn giận)?  Từ đó cho thấy, tôi khác với cơn giận của tôi và tôi lớn hơn nó (vì tôi thấy nó mà nó không chuyển tôi.)  Sự hiểu biết này sẽ giúp tôi phát triển cái khả năng tự chế (sức chịu đựng) cao hơn lên.  Vậy cái mà cần phải tăng là khả năng quán sát.  Cái bị (đối tượng) quán sát là thứ hai.  Chúng ta nổi giận thì không có gì lạ (ta vẫn là con người mà), nhưng có được khả năng quán sát cái cơn giận trong lúc nó phát sinh rồi diệt đi mới là quan trọng.

Khi khả năng tăng trưởng dần, ban đầu ta chỉ quán sát (cơn giận), rồi đi đến kinh nghiệm (cơn giận), thì sẽ có hai yếu tố đồng thời cũng lớn mạnh lên: Trí tuệ, là khả năng nhìn được thực chất cuộc đời (theo đường lối vận hành của nó, chớ không phải đường lối ta muốn nó ra sao), và lòng thương cảm chân thật, tình cảm phát sinh từ cái nhìn hài hòa với bản chất cuộc đời.  Ta không thể có lòng thương cảm chân thật với bất cứ vật hay người nào, nếu lòng tự trọng và cơn giận luôn bám víu theo ta và phát tác bất ngờ; điều đó không thể nào xảy ra.  Lòng thương cảm gia tăng theo độ cao khả năng tự chế của ta. 

Trong khi tu tập, chúng ta đang giải phẩu đời sống của mình đồng thời đang học nó.  Tiến trình và lợi ích có sự khác biệt tùy vào trường hợp của mỗi người.  Một số người, tùy thuộc vào điều kiện sống và bối cảnh gia đình, quá trình này có thể rất thuận lợi và sự giải thoát thì xảy ra chậm.  Những người khác, tiến trình có nhiều sóng gió, những cơn sống tình cảm to lớn, nó nổi cuộn lên như một cái đập cao bị vỡ, ta có thể bị choáng ngợp hay bị nhận chìm.  Chính trong những khổ đau, nghịch cảnh đó đưa dồn họ vào trạng thái cực đoan tương tự như thế nước cao của cái đập ngay bên bờ đại dương, chỉ cần đập bị vỡ thì nước trên đập có thể hòa nhập vào đại dương bao la một cách nhanh chóng.
Tuy thế, tôi nghĩ rằng, thật là quan trọng cho một tiến trình đều đặn (đừng lẹ lắm).  Nếu nó đi lẹ quá, ta nên chậm lại.  Dĩ nhiên khóc than, dao động, giận dữ không là điều con người muốn có.  Cái đập rồi cũng sẽ bể, nhưng không cần thiết phải vỡ đập quá sớm, tốt hơn nên chậm lại.  Còn như không thể chậm lại được thì để nó tự nhiên  — ta không cần thiết phải thay đổi nó.  Chúng ta không giống nhau về căn cơ, bối cảnh cuộc đời, khó khăn trong quá khứ, những thứ này là những xúc tác quan trọng cho việc cái đập bể chậm.  Nhưng không cần biết là thế nào (dù trắc trở hay trơn tru) thì bao giờ cũng phải có một cái đập nước tồn tại và sẽ phải vỡ ra ở một thời điểm nào đó.

Cũng nên nhớ rằng, một chút ví dõm về tất cả những thứ này chưa hẳn là điều không tốt.  Từ trong tầng sâu thẳm tâm hồn, chúng ta đâu có từ bỏ một cái gì đâu.  Chúng ta không cần phải từ bỏ những thói quen đã bị ám ảnh bấy lâu nay; cái chúng ta làm là, thấy được chúng rõ ràng, và nhận ra chúng ta thật là ngộ nghĩnh (tại sao mình lại lầm nghĩ và có khuynh hướng như thế trong quá khứ), và đó cũng là một phần của đời sống thế gian.  Thậm chí, đôi khi ta có cảm tưởng là, toàn thể (người và vật) đều là điên khùng hết (gồm cả ta trong đó); nhưng khi xưa ta có bao giờ nghĩ rằng là ta cũng khùng như thế (hay là hơn nữa) bởi vì đó là lòng tự trọng đã tạo cho ta có ý nghĩ như thế.

Mở ra chiếc hộp kỳ bí

Chất lượng của sự tu tập thì luôn được phản ảnh trong chất lượng đời sống của chúng ta.  Nếu chúng ta thật sự tu tập đúng đắn thì chắc chắn sẽ có sự thay đổi theo thời gian.  Giờ đây, chúng ta có thể có một ảo tưởng về sự tu thiền của mình là, tu tập sẽ làm cho mọi sự việc trong đời sống của mình thoãi mái hơn, trong sáng hơn, thuận lợi hơn, hạnh phúc hơn, v.v…  Không có gì hơn qua sự thật.  Trong khi uống cà phê sáng hôm nay, đột nhiên có hai câu chuyện thần thoại xuất hiện lên trong đầu tôi.  Tôi nghĩ rằng phải có một lý do gì đó.  Chuyện thần thoại luôn luôn được thể hiện những sự thật căn bản về con người.  Đó là lý do nó vẫn tồn tại theo thời gian. 

Câu chuyện thần thoại đầu tiên mà tôi nghĩ đến là chuyện về nàng công chúa và hạt đậu: xa xưa có sự thử thách cho nàng công chúa là, nếu nàng ngũ trên một cái giường lót bằng ba-mươi tấm nệm chất lên nhau, cô ta có thể nào cảm giác được nếu có một hạt đậu nằm dưới tấm nệm dưới cùng.  Bây giờ nếu bạn nghĩ là, tu thiền sẽ chuyển hóa ta thành những công nương, hoàng tử.  Không, ta sẽ trở nên dễ thông cảm và nhạy bén hơn; chúng ta sẽ biết nhiều điều về ta và người khác mà ta không biết trước kia.  Chúng ta trở nên truyền cảm hơn nhưng đồng thời đôi khi dễ cáu kỉnh, hay bực bội nữa.

Câu chuyện kia nói về cái hộp kỳ bí.  Bạn nhớ — người nào đó tò mò về cái gì ở bên trong một cái hộp kỳ dị và cuối cùng nhịn không nỗi, đã mở nó ra — và những đồ vật, rác rến tuông ra, tạo nên không gian rối loạn, không trật tự.  Tu tập đối với ta cũng thường xảy ra như thế.  Mở cái hộp (Tâm) ra.

Mọi người chúng ta cảm giác là, chúng ta và đời sống thì phân cách nhau; giống như có một bức tường bao lấy chung quanh ta.  Dù là bức tường vô hình, nhưng nó hiện hữu.  Khi nào ta còn cảm giác phân cách với đời sống là ta có cảm giác bức tường tồn tại.  Người giác ngộ thì không có bức tường đó.  Tôi thì chưa có hân hạnh gặp được một người như thế.  Thế nhưng, với sự tu tập, bức tường đó sẽ từ từ mờ nhạt đi và sẽ hoàn toàn biến mất.

Bức tường đã giữ cho chúng ta bị biệt lập.  Chúng ta có thể bồn chồn, có những tư tưởng xáo trộn, nhưng chính bức tường che khuất làm cho chúng ta không nhận thức ra được những cảm giác đó.  Nhưng khi ta tu tập (và nhiều bạn đã biết điều này), giống như chúng ta bắt đầu tạo ra những cái lỗ trên bức tường này.  Trước kia nó bao quanh ta một cách liền lạc và kín mích, còn bây giờ thì nó có nhiều lỗ, vì sự tu tập giúp cho ta ý thức và nhạy bén hơn.  Ta không lý gì ngồi bất động ra đó trong nửa giờ mà không học được điều gì.  Ngày lại ngày qua, ba-mươi phút mỗi ngày, ta học và học không cần biết ta có thích hay không.

Khi sự bít bùng không còn bởi đã có những lỗ hỗng, âm thanh và màu sắc có thể xuyên qua bức tường.  Dĩ nhiên mục đích của bức tường là ngăn cách không cho chúng ta biết những gì về mình. Nhưng khi những lỗ đã xuất hiện thì cũng giống như cái hộp kỳ bí kia sắp bật mở ra.   Điều lý tưởng của tu thiền là làm cho cái hộp (Tâm) đừng bật mở tung ra.  Bời vì sự giải thoát là một điều gì không thể đoán trước được.  Cho nên, nếu cái hộp mở sớm quá — mọi sự sẽ phơi bày ra lúc này (những thứ trong hộp hay những sự thật về bản tâm ta).  Nếu tâm ta đủ trưởng thành để đón nhận hiện trạng thì mọi sự trở nên hoàn hảo; bằng ngược lại, có khi kết quả còn tệ hại hơn. 

Cái hộp kỳ bí là tất cả những hoạt động của cái vị kỷ, và những cảm xúc tương ứng mà nó tạo ra.  Ngay cả khi ta tu tập thật tốt, cũng có lúc (trong vài trường hợp) cái hộp muốn nổ tung ra — và bất ngờ như một cơn bảo xảm xúc cuốn xoáy quanh ta.  Nhiều người không thích ngồi khi sự cố này xảy ra.  Nhưng những người có lòng quyết tâm cao, họ sẽ vượt qua một cách dễ dàng và tiếp tục tọa thiền.  Trong đời tôi, sự từ bỏ xảy ra rất vi tế, chắc có lẽ bởi vì tôi tọa thiền nhiều và dự nhiều lần nhập thất.

Ở trung tâm Thiền, tôi đã chứng kiến nhiều thiền sinh trưởng thành trong tu tập và bắt rễ đi vào đời sống của họ.  Như thế không có nghĩa là cái hộp kỳ bí kia không mở; cả hai đang biến chuyển: sự hình thành và sự khó chịu.  Đối với một số người, đây là khoãng thời gian nhức nhối khi cái hộp đang chuẩn bị mở.  Ví dụ, một cơn giận bất ngờ xuất hiện.  Nó trái ngược lại cái ảo tưởng mà mình đang có là, trong khi tu tập là ta luôn có hạnh phúc và tình thương.  Cái hộp kia có mở hay không là do điều kiện chung quanh (cần hay không cần), thì là chuyện bình thường; không xấu cũng không tốt; nó chỉ vậy.  Tương tự như, chúng ta rất muốn cuộc sống của mình được tự chủ và không phải bị trói buộc trong lề lối chỉ biết phản ứng lại môi trường chung quanh; thay vì đáp ứng lại nó.  Do đó, chúng ta cần phải tu tập vào những thời điểm mà ta đang phản ứng lại môi trường, đó mới là chính yếu.

Tu tập thì không dễ tí nào cả.  Nó sẽ chuyển biến đời sống của ta.  Nhưng nếu ta có một ý tưởng khờ dại là sự chuyển đổi có thể hoàn thành mà không phải trả một cái giá (không tốn công sức), thì rõ là ta đang tự lừa dối chính mình.  Đừng thực hành ngoại trừ bạn cảm thấy không còn việc gì khác để làm.  Nếu bạn thấy đi lướt sóng, tập thể lực, rèn luyện khả năng âm nhạc là điều bạn muốn (hay thích) làm, thì nên làm thế.  Đừng tu tập trừ khi bạn cảm thấy mình cần làm vậy.  Bởi vì, tu tập thật sự cần lòng dũng cảm cao độ; bạn sẽ phải đối diện mọi thứ về bản thân đang được giấu kín trong chiếc hộp kỳ bí đó, bao gồm những khó chịu nhất mà bạn không muốn biết tí nào cả.

Tu thiền ta phải gầy dựng một phương thức sống.  Theo từ ngữ truyền thống, đời sống đó đặt căn bản trên những lời nguyện, nó vượt lên trên điều yêu cầu cá nhân: ta phải lập nguyện rằng, cuộc đời ta sẽ gầy dựng theo tiêu chuẩn chung và cũng sẽ làm mẩu mực cho người khác.  Nếu chúng ta đang sống với ý thức hệ (hãy bỏ qua vấn đề tốt hay xấu, nó chỉ là một ý thức hệ) là chỉ vì mình, chỉ quan tâm về “ta cảm giác ra sao”, hay là “ta muốn những gì”, thì tu thiền sẽ là một việc rất khó khăn.  Có lẽ chúng ta nên chờ một thời gian.  Là một người hướng dẫn, tôi có thể súc tiến sự tu tập và khuyến khích hành giả tinh tấn, nhưng tôi không thể sống cho người khác, bởi vì trong đời sống thì sự tu tập mới là nơi chốn để thiền tập có tác dụng.

Cái hộp thì đang hé mở cho một số người ở đây — bạn phải làm thế nào với những thứ rác rển đó?  Đây là những thứ bạn nên biết vì nó sẽ làm xáo trộn giai đoạn tu tập của bạn. Một là, đối với những người đi trên con đường này, nó rất là bình thường — thật ra, rất cần thiết.  Hai là, nó sẽ không tồn tại lâu dài. Và ba là, nó sẽ còn trở lại nữa vào lúc khác, vào lúc khi ta cần hiểu biết sự tu tập của mình và biết kiên nhẫn là cái gì.  Nhất là trong thời gian nhập thất.  Nếu bạn đã tọa thiền hai-mươi, ba-mươi năm, tu học hay không thì không còn là quan trọng nữa.  Nhưng ở vào một giai đoạn nào đó, tu học hay nhập thất rất ư là quan trọng, và bạn nên tham gia càng nhiều, khi hoàn cảnh sống cho phép, thì càng lợi ích.  Lời khuyên đó hàm ý cái sức mạnh để duy trì cường độ của tu tập.  Nếu chúng ta không muốn loại “dành riêng cho tu tập”, thì cũng không là một điều xấu, tôi muốn nhấn mạnh rõ ở điểm này.  Đôi khi người ta cần mười-năm hay là dài hơn lang thang, thơ thẫn, chờ cho cuộc đời dạy cho mình những bài học thực tiễn, trước khi sẳn sàng để cam kết cho một sự tu tập nồng nhiệt.

Vậy cái hộp kỳ bí đó đã làm đão lộn và quấy rầy ta, đã làm trồi lên những thứ mà chưa hề nhận thức được từ trước: sự oán hận của ta đối với cuộc đời.  Nó (sự oán hận) sẽ thiêu cháy ta sớm hay muộn.  Đây là cái Ngã, cơn oán hận cuộc đời bởi vì cuộng đời không xảy ra theo chiều hướng chúng ta muốn.  “Nó không chìu theo ý ta! Nó không cho tôi cái mà tôi mong muốn! Tôi muốn đời phải ưu đãi tôi hơn!”  Nó là sự phẫn nộ của ta khi con người hay sự kiện trong cuộc đời không cho những gì chúng ta mong muốn.

Có lẽ cái hộp của bạn giờ đây đang mở ra giửa chừng rồi.  Ở một lúc nào đó, tôi muốn bạn chia sẽ những gì ích lợi mà bạn đã tìm thấy trong sự tu tập lúc này.  Là thiền sinh, trên vài phương diện, có thể ích lợi cho bạn đạo hơn so với người như tôi; vì tôi có thể không còn nhớ gì những kinh nghiệm vào giai đoạn này nữa. Tôi hiểu về sự xung đột nhiều hơn, nhưng kinh nghiệm về những khó khăn có thể nhạt dần.  Đó là một trong những điều tốt về giáo đoàn; vì nó là một nhóm người có cùng một đường lối tu tập chung.  Trong giáo đoàn, ta có thể thành thật, ta không cần phải giấu kín những khó khăn, trở ngại của mình.  Điều đau đớn nhất là khi mình có ý nghĩ, tôi thật không bình thường, và không ai lại có quá nhiều trắc trở như tôi.  Dĩ nhiên, đó không phải là sự thật.

Đừng Giận

Khi tôi giảng, tôi cố gắng làm sáng tỏ vấn đề bằng mọi phương tiện thiện xảo đã xảy ra chính vào bản thân tôi, hầu mong giúp được người khác rút tỉa cho riêng họ, để đả phá mê lầm.  Nói về vấn đề này thật là khó khăn.  Tôi không bao giờ thích giảng pháp, bởi vì ngôn từ không thể nào diễn đạt hết sự thật: tôi luôn có chiều hướng đi xa trọng tâm của vấn đề, hoặc dùng không đúng từ, làm người khác lẫn lộn… Nhưng một lần nữa, đây cũng là một phần của tu học.  Pháp thoại không nhất thiết phải được hiểu; nếu nó làm cho bạn phản ứng và lờ mờ, đôi khi đó lại là điều tốt.  Ví dụ: Chúng ta có thề nói, mọi người trên thế gian ở giây phút này, đang là tốt nhất với tất cả khả năng của họ.  Chính cái từ “tốt nhất” tạo ra vấn đề.  Tương tự như câu nói, “mọi sự như nó đang là, thì hoàn hảo” cũng có rắc rối nữa.  Hoàn hảo?  Làm tốt nhất?  Ý của bạn là, khi một người làm một điều đồi bại, là lúc họ đang làm tốt nhất?  Chỉ nhận thức qua từ ngữ ta dùng cũng đủ nói lên sự xáo trộn kinh khủng trong đời sống và sự tu tập cùa ta như thế nào rồi.

Sự thật cuộc sống của chúng ta thì mập mờ bởi vì chúng ta có sự xáo trộn khái niệm (thay vì kinh nghiệm tuyệt đối) về thực tại.  Cho nên, pháp thoại có chiều hướng đã phá khái niệm tương đối của ta.  Khi dùng từ theo lối cụ thể tạo ra nhiều nghi vấn cũng là điều ích lợi.  Hôm nay, tôi muốn tạo ra thêm nhiều sự mơ hồ.  Tôi sẽ kể cho bạn nghe một mẫu chuyện và rồi đánh lạc hướng vấn đề để xem chúng ta sẽ đi đến đâu.  Ở trung tâm này, chúng ta không nói nhiều về Kinh tạng hoặc Bát Chánh Đạo, vì lý do: người giảng sai ý Kinh tạng là phạm luật.  Đó không phải là lý do chính và duy nhất.  Tuy nhiên, hôm nay tôi muốn nói về lời Kinh dạy “Đừng giận”.  Tôi sẽ không nhắc lại, nhưng đề tài của bài giảng là: “Đừng giận.”

Giả sử, chúng ta đang ở trong một cái hồ rộng bao phủ bởi nhiều (không quá dày đặc) sương mù và đang bơi nhẹ chiếc thuyền con một cách nhàn hạ.  Bổng bất chợt từ trong sương mù, chiếc thuyền con khác xuất hiện và xâm xâm đâm thẳng vào con thuyền của chúng ta.  Và rồi… rầm!  A, trong giây phút này, ta thật sự nổi cơn lên — cái tên ngu xuẩn nào thế?  Tôi mới vừa sơn chiếc thuyền xong, thế mà giờ lại bị đụng như vầy.  Nhưng khi quay qua thì thấy chiếc thuyền kia không có người.  Cái gì xảy ra cho cơn giận? Nó sẽ như cái bong bóng xì hơi.. Tôi lại phải sơn chiếc thuyền thêm một lần nữa, vậy thôi.  Nhưng nếu có một người hiện diện trên chiếc thuyền kia thì sự thể sẽ ra sao?  Bạn biết cái gì sẽ xảy ra!  Những sự va chạm bất ngờ với cuộc đời, con người, sự kiện, cũng giống như cái tống mạnh không kềm thắng của con thuyền trống kia thôi.  Nhưng khổ thay ta lại không kinh nghiệm cuộc đời bằng lối dẫn giải này.  Ta kinh nghiệm những va chạm kia giống như luôn luôn có người hiện diện trên chiếc thuyền kia, và ta thật sự bị những kẻ đó nện liên tục từng đòn này sang đòn khác.  Ý của tôi chỉ muốn nói, tất cả những đụng độ trong cuộc đời chỉ là sự va chạm với chiếc thuyền trống không có người trên đó.  Thế thôi!

Hãy để câu hỏi đó qua một bên một chút.  Người ta thường hỏi rằng, “Bạn học (có) được gì từ sự tu tập?” Cái thay đổi là gì?  Cái chuyển hóa là gì?  Tu thiền là việc làm gian khổ, giới hạn và khó khăn.  Ta đã được dạy là phải ngồi mỗi ngày.  Ta sẽ được gì từ những thứ này?  Người ta thường nghĩ, “Tôi sẽ tiến bộ.  Tôi sẽ tốt hơn.  Nếu tôi dễ mất bình tỉnh, có lẽ sau thời gian tọa thiền tôi sẽ không dễ dàng mất bình tỉnh.”  Hoặc là, “Thành thật, tôi không là thiện nhân, có lẽ sau thời gian tu tập, tôi sẽ thành người tử tế.”  Tất cả những ý tưởng này không hoàn toàn đúng.  Cho nên tôi muốn kể cho bạn nghe vài sự kiện nhỏ để là sáng tỏ thêm vấn đề một chút.

Tôi muốn nói về cái chảo phẵng trong nhà tôi, nơi tôi sống với Elizabeth.  Tôi về hưu, nên ở nhà cả ngày.  Sau mỗi lần tôi xả hết nước trong bồn rữa chén, tôi hay đặt cái chảo phẵng trong đó, dùng nó như là một cái dĩa úp những cái ly cần dùng trong ngày, vừa tiện lợi.  Tôi nghĩ cách này là tốt nhất.  Nhưng mỗi lần Elizabeth rữa chén, cô ta rữa cả cái chảo phẵng và úp nó xuống cho ráo nước.  Vào buổi trưa, tôi ở nhà một mình, nhưng cô ta về nhà vào mỗi ngày lúc năm giờ chiều.  Vậy tôi hay nghĩ, “A, tôi là người hay là con chuột?  Tôi nên làm sao về cái chảo phẵng? Tôi nên đặt nó theo cách của Elizabeth muốn hay không?” Tôi làm cái gì đây?  Thật ra, tôi thường hay quên bẵng cả vấn đề và làm theo thói quen.

Có vấn đề khác về Elizabeth.  Tôi sống chung với Elizabeth và cô ta thì rất tốt, nhưng tính tình cô ấy thì hoàn toàn khác với tính tôi.  Một điều thú vị trong cuộc sống của tôi là tìm thấy một món đồ gì trong phòng chứa đồ mà tôi có thể bỏ.. đi.  Elizabeth thì khác, cô ta có nhiều cái cho một thứ và không muốn bỏ đi bất cứ món gì.  Vậy thì, khi tôi muốn tìm thứ gì cũ, tôi thường không thể bởi gì tôi đã liệng bỏ hết.  Còn cô ta thì không thể tìm được món cô muốn tìm, bởi vì cô ấy có quá nhiều món trong một lúc.

Thêm một ví dụ nữa rồi ta sẽ trở lại vấn đề: Tôi kể bạn nghe cái cảnh trạng khi tôi đi xem xi-nê với con gái của tôi: “Mẹ! mẹ đã biết những cuốn phim mẹ chọn thì thật là tệ!”  Và tôi nói, “À! con không nhớ cái cuốn phim mà con chọn lần trước chúng ta xem sao? Thế nào?”  Rồi tranh cãi, đưa đẫy… rồi cuối cùng chúng tôi xem đại một cuốn phim nào đó.

Ý nghĩa của những mẫu chuyện này là gì?  Căn bản đó chỉ là những vấn đề vụn vặt, nhưng ta đừng để mất đi thói quen tỉnh giác từ sự tu tập.  Tôi và con gái tôi thật ra không quan trọng hóa gì về cuốn phim nào, nhưng cãi cọ với nhau cũng là một phần của đời sống.  Đó chỉ là mặt vui nhộn của cuộc đời, bạn có nghĩ vậy không?  Ta không cần phải phân tích nó, chia xén nó, hoặc nghị luận về nó.  Kỳ diệu của đời sống với mọi hoàn cảnh là .. gì?  Sự hoàn hảo của bản chất hiện trạng của nó như-nó-là.

Bây giờ bạn có thể đang nói rằng, đó chỉ là sự kiện tầm thường ở mức độ thô thiển.  Còn những vấn đề quan trọng hơn như phiền não, sân hận?  Tôi sẽ trả lời là, chúng thì cũng không khác.  Nếu bạn có người thân mới từ trần, thì thực chất của nổi buồn chính là kỳ diệu của cuộc sống, và là trạng thái của bạn lúc đó.  Và trong trạng thái đó theo phong cách của bạn chứ không phải của tôi.  Tu tập là sẳn sàng cho cái hiện trạng của đời sống — từ ngữ “sẳn sàng” cũng không diễn tả đúng.  Phần lớn cuộc đời, như trong câu chuyện tôi kể, thì khôi hài, ta chỉ có thể nói thế; nhưng ta thì không chịu nhìn nó với khía cạnh khôi hài.  Ta luôn nghĩ rằng người chung quanh ta nên khác đi: “Tôi nghĩ họ nên là thế này.”  Khi ta đến điểm mà ta gọi là “điểm nóng” trong cuộc đời, nó không thú vị gì cả — tôi thì không nói thế — nhưng cũng vẫn “như-nó-là”, nó vẫn hoàn hảo.

Tôi muốn thêm một điểm nữa: Tôi nghĩ sự tu tập vững vàng là khả năng thể nhập với đời sống và sống trong nó với “như-nó-là”.  Đó không có nghĩa là, bạn không có quyền duyệt xét, mọi thứ lăng xăng về đời.  Bạn vẫn có! Nhưng đó không phải là điểm quan trọng.  Nó giữ vai trò theo một cách khác.  Tất cả phương pháp tu tập là để vời cái “điểm nóng” ra xa hơn, có thế ta có thể chịu đựng (hay tự chế) lâu và nhiều hơn.  Ban đầu ta chỉ có thể giữ (bình thản đối với) vài sự kiện trong một chừng mực nào đó.  Nhưng sau sáu tháng tu tập thì cái “điểm nóng” đó kéo dài xa hơn, rồi một năm, mười năm, lâu hơn… Nhưng khi nào ta còn sống thì ta vẫn còn “điểm nóng” đó, và tùy vào thành tựu trong tu tập mà nó xa hay gần mà thôi.

Trong lúc sự thực hành của chúng ta trở sang giai đoạn phức tạp, chúng ta sẽ cảm giác được cái lòng tham to lớn, sự tàn nhẫn kinh khiếp của chính mình.  Chúng ta thấy ra nhiều thứ trong đời sống mà ta ngoãnh mặt làm ngơ, rồi những thứ mà ta không chịu bỏ qua; thêm những thứ mà ta ghét bỏ; cũng như những điều mà ta không thể chấp nhận.  Và nếu chúng ta tu tập một thời gian dài, chúng ta sẽ có nỗi buồn về những điều đó.  Nhưng cái mà ta bỏ qua (vô tình) không thấy là lãnh vực mà sự tu tập tiến bộ — lãnh vực mà ta có sự đồng cảm với cuộc sống như-nó-là.  Chỉ là sự dễ thương, nhiệt tình của Elizabeth như chính là bản thân cô ta, chứ không phải là gì khác mà cô nên là; cô ta tốt đẹp với như cô-ta-là vậy, cũng như chính tôi, chính bạn, chính tất cả mọi người.  Cái phạm trù này lan rộng, nhưng luôn luôn có một điểm mà nơi ấy ta không thể nào thấy được sự toàn mỹ.  Và đó là cái điểm mà ta cần tu tập.  Nếu bạn là hành giả sơ cơ, thì “điểm nóng” đó đang ở ngay đây.  Không sao cả!  Tại sao nó lại phải ở nơi khác? Theo thời gian của dòng đời, cái “điểm nóng” đó di động, không bao giờ biến mất, nó luôn hiện hữu.  Đó là lý do tại sao chúng ta ở đây hôm nay.  Ngồi như chúng ta đang ngồi, và mặc cho cái gì sinh ra rồi diệt đi bên trong chúng ta.  Sinh ra, trụ đó, rồi diệt mất.  Nhưng khi ta tới “điểm nóng” thì ta không còn nhớ gì nữa những gì ta đang cần phải làm.  Bởi vì rất ư là khó khăn khi ta đang ở nơi điểm này.  Tu tập thật là không phải dễ dàng gì.

Những thứ vụn vặt trong đời không làm tôi bận lòng.  Ngược lại nó còn làm tôi thấy vui vui.  Thỉnh thoảng, tôi còn thấy thích tranh cãi với con gái của tôi nữa.  “Mẹ! bao nhiêu năm qua rồi mà mẹ vẫn không thể nào buộc giây an toàn khi ngồi trên xe?”  “À! tôi không thể.”  Đó cũng là cái thú vui, khi sinh hoạt với người khác.  Nhưng còn về cái “điểm nóng” thì sao? Đó là nơi dành cho tu tập.  Và để hiểu cũng như thực hành nó, hay nhớ áp dụng nó vào mọi thời, nhất là lúc ta không muốn thực tập — đó cũng chính là lúc thực tập trở nên cần thiết nhất.  Chúng ta không muốn trở thành thánh nhân, mà là một con người thật sự, với tất cả mọi thứ thăng trầm trong đời sống và cũng hòa nhập với những buồn vui cuộc đời của người chung quanh.  Khi chúng ta không thể làm được thế, thì chúng ta nên nhận ra đó là dấu hiệu báo cho ta biết, đây là lúc tu tập.  Tôi biết thế — tôi đã gặp điểm này vào tuần trước.  Nó thật không dễ. Nhưng tôi đã đi qua nó và bây giờ tôi chờ đợi cho điểm đó sẽ xảy ra lần nữa và rồi lần nữa.  Đó là sự tu tập của tôi.

Đồng thời chúng ta có thể nhạy bén hơn đối với đời sống của mình và bản chất thật của đời sống, chúng ta không thể nào trốn chạy.  Chúng ta có thể thử tránh né một lúc và phần lớn con người cố gắng càng lâu càng tốt; nhưng thật ra, chúng ta không thể nào chạy mãi được.  Nếu ta tọa thiền vài năm, thì ta chạy trốn càng khó khăn hơn.  Vì vậy tôi mong rằng các bạn hãy tri ơn sự tu tập của mình, cuộc đời mình, và người khác.  Chỉ thế thôi, không có gì là phức tạp; và nhận thức được “điểm giới hạn” của mình.  Ai cũng có “điểm nóng” đó cả.  Bạn có lẽ ngoãnh mặt nơi khác và chối từ nhìn nó, nhưng nếu bạn làm thế thì bạn sẽ không bao giờ trưởng thành và hoàn cảnh chung quanh bạn cũng không tốt hơn.  Nhưng chắc chắn là bạn không thể nào tránh né hơn khoảng thời gian nhất định.

Hỏi: Thỉnh thoãng khi tôi đọc về thiền, dường như là ta chỉ là một khán giả.

Joko: Không! Chắc chắn không phải là một khán giả.  Bản thân của Thiền là hành động.

Hỏi: Chừng như có liên hệ đến “điểm hạn chế”. Khi ta ở ngay vào “điểm hạn chế” đó, thì hành động mà ta chọn luôn có vẽ không được sáng suốt như là cách ta nên làm…

Joko: Hãy trở lại chiếc thuyền.  Giả như, phần lớn chúng ta đã kinh nghiệm qua khi quây quần với nhiều trẻ con có thể thấy những sự việc chúng hay làm — ngay cả nếu chúng chạy đến gần và đá vào ống quyễn của bạn — đó là một chiếc thuyền trống không, phải không?  Bạn phải chấp nhận vậy.  Tôi nghĩ đức Thế tôn có nói, “Tất cả chúng sanh là con ta.”  Điều muốn nói là, để cho cái “điểm giới hạn” đó di chuyển, ta cần phải tu tập những khi ta không thể xem “Tất cả chúng sanh là con ta.” Tôi nghĩ đó là cái bạn vừa muốn nói.

Hỏi: Tương tự nhưng xa hơn một chút: thay vì nói đứa trẻ sắp đá vào ống quyễn ta, mà là sắp châm lửa đốt nhà.

Joko: Vâng, ngăn cản nó! Lấy que diêm đi! Nhưng mà nó làm thế vì có một lý do nào đó (theo nó đang nghĩ vào lúc ấy).  Cố gắng tìm cách giúp nó hiểu để học từ cái vấn đề đang xảy ra.

Hỏi: Nhưng khi ta ngăn cản nó, thầy sẽ làm gì khác hơn nếu thầy cảm thấy hành động đó có tính cách xúc phạm cá nhân.

Joko: Nếu vậy, thì đành chấp nhận thôi.  Với trẻ con thường thường ta thấy đó là xúc phạm cá nhân, đúng vậy không?  Nhưng nếu ta suy nghĩ trong mười giây, ta sẽ biết rằng ta phải có lối hành xử thích hợp với một đứa trẻ; ta có thể làm vậy trừ khi ta cảm thấy lòng tự trọng của ta bị đe dọa bởi hành động của đứa bé. Lúc đó chiếc thuyền không còn trống không nữa.  Tất cả bậc cha mẹ đều có loại phản ứng này.  Chúng ta muốn con cái của chúng ta hoàn hảo; chúng nên là những đứa con gương mẩu nếu không người ta sẽ chê cười và chê trách chúng ta. Nhưng chúng chỉ là những đứa trẻ.  Chúng ta không hoàn toàn và chúng cũng không hoàn toàn.

Hỏi: Thầy có nhắc qua, “Đừng giận dữ.”  Tôi có thắc mắc về điểm này. Thầy nói rằng, khi cơn giận trổi lên, hãy để nó tự nhiên! chỉ chứng kiến và để nó đi qua.  Nhưng nếu tôi có thói quen phản ứng bằng cách này hay cách khác trong cơn giận qua khoảng thời gian, thì làm cách tôi để nó đi qua?

Joko: Theo kinh nghiệm cơn giận không có lời nói hay hình tướng.  Bạn không thể nào bắt buộc nó đi, nhưng bạn đâu cần bắt buộc phải trút lên đầu người khác.

Hỏi: Tôi muốn suy diễn thêm trường hợp tương tự của chiếc thuyền.  Nếu ta thấy chiếc thuyền kia đang đi về phía chúng ta và có người trên đó, ta có lẽ la hét lên, “dừng lại và giữ một khoãng cách!”  Ngay cả nếu đó là chiếc thuyền trống, ta có lẽ chỉ vớ mái chèo và chống chiếc thuyền qua một bên, không cho nó đụng vào thuyền của chúng ta.

Joko: Đúng, ta sẽ phải làm hành động thích hợp vào lúc ấy.

Hỏi: Tôi không dám chắc là vậy, bởi vì thông thường ta sẽ hét lớn, ngay cả nếu nó là một chiếc thuyền trống; ta đổ thừa cho ông trời hay bất cứ gì khác. 

Joko: Vâng, nó giống như trường hợp cái chảo phẵng.  Bạn có thể la to, nhưng có sự khác biệt giữa lúc đó và sự suy nghĩ về sự kiện này vào lúc ở mười dặm sau đó.

Hỏi: Mặc dù không có ai trong đó, ta vẫn viện lý do để đổ cho tạo hóa đã làm ra vấn đề cho chúng ta.  Ngay cả khi nó là chiếc thuyền trống, ta vẫn đặt một người nào đó vào đó.

Joko: Vâng! Đúng vậy.  Nó thì luôn luôn là con thuyền trống.  Điểm chính một lần nữa, càng tu tập lâu thì nó xảy ra ít đi.  Không phải vì ta nói, “Tôi sẽ không giận” — phản ứng thì không có đó.  Ta cảm thấy khác hơn và ta có thể không biết là tại sao.

Hỏi: Nếu chúng ta kinh nghiệm cơn giận đang lên cấp, thì có phải đó là dấu hiệu của điểm giới hạn của ta?

Joko: Vâng, đó là lý do tại sao tôi nói cái đề tài của cuộc nói chuyện này là “đừng giận dữ.”  Lại một lần nữa, điểm chính yếu là hiểu được ý nghĩa của tu tập đối với cơn giận; nó không phải là một luật cấm (hay là giáo điều) đơn giản, nó sẽ không có ích lợi gì.

Hỏi: Rõ ràng là tôi vẫn phải thực hành thêm nữa.  Cái gì xảy ra cho tôi, khi những tai họa bộc phát như là: “Tôi không nên bị trắc trỡ này.” “Bạn tôi không bị thế.”  “Làm thế nào nó lại xảy ra?” Tôi bị trói buộc trong sự bất công và cứ lần mò theo đường hướng chống trả lại sự không công bằng mà tôi nghĩ.

Joko: Không sao. Nó thật là rất khó, vô cùng khó khăn. Nhưng nó cũng là cơ hội cho sự tu tập.

Hỏi: Tôi bị mập mờ khi nghe nói về sự giác ngộ bất chợt.  Nếu đây là một quá trình, thì thế nào là trạng thái giác ngộ?

Joko: Tôi đã không có nói là có.  Nhưng kinh nghiệm giác ngộ — thình lình thấy Chân lý như-nó-là — chỉ có nghĩa là, trong giây phút đó cái tư tưởng tương đối về cuộc đời đang vắng mặt.  Và trong phút giây đó người ấy nhận diện được Chân lý.  Cái nguy hiểm đối với kinh nghiệm giác ngộ là người ta bám víu vào nó, trân quí nó, để rồi nó trở thành một chướng ngại.  Điểm quan trọng không phải là sự kinh nghiệm — mà là hòa nhập nó với dòng sống của ta.  Nếu có giá trị, thì kinh nghiệm đó chỉ có giá trị bên trong ta, ta không cần phải lo lắng gì về nó.  Cho phần lớn chúng ta, chiếc thuyền đó luôn đầy ắp người, ít khi nào nó trống không.  Và do vậy.. “điểm giới hạn” của ta là ở đây.  Ta chỉ cần làm việc từ nơi đây.  Còn nhớ không hai bài kệ từ thời Ngũ tổ — một nói về không ngừng lau chùi cái gương, bài kia nói về cái gương vốn không có thật thì cần gì phải lau chùi.  Nhiều người lý luận rằng, nếu bài kệ sau đúng thì bài kia sẽ không có ích lợi gì.  Nhưng thật ra không phải thế, sự tu tập của chúng ta trước tiên là nghịch lý.  Lau chùi tấm gương.  Cái điểm giới hạn là nơi lau chùi tấm gương.  Cho nên đó là điều cần thiết.  Bởi vì khi làm việc này (tọa thiền) ta sẽ thấy được nét hoàn mỹ của sự vật như-nó-là.  Ta không thể nào thấy được ngoại trừ khi ta trãi qua sự tu luyện khắc khe, khó chịu.

Hỏi: Vậy! Đó là điều tốt để kinh nghiệm cơn giận.

Joko: Nếu bạn học được từ nó.  Tôi không nói gì về việc trút cơn giận lên người khác.  Đó là vấn đề khác. Ta hay làm điều đó.  Tôi không nói ta không làm điều đó; nhưng đó là việc làm không mang lại lợi ích gì cả (nếu không muốn nói là có hại).  Cái kinh nghiệm về cơn giận thì rất là vi tế, nó không om sòm tí nào cả.

Hỏi: Tôi nghĩ là, vấn đề phát sinh lúc thầy nói, “Đừng giận”, rồi lại nói, “Cứ giận.”

Joko: Ta nên thận trọng ở chỗ này.. Tôi nói rằng, nếu cơn giận là bạn, thì kinh nghiệm nó. Cuối cùng nó chỉ còn là thực chất của phút giây hiện tại.  Vậy, nếu ta giả vờ như là cơn giận không có nổi lên và che đậy nó với cách tự điều khiển chính mình như là “Đừng giận,” thì ngay đó, ta không có cơ hội để nhận ra cái thực chất của cơn giận như-nó-là ra sao.  Cái mặt trái của cơn giận, nếu ta kinh nghiệm sự trống rỗng của nó và đồng hành với nó, luôn là sự đồng cảm. Nếu ta thật sự cùng đi chung với nó suốt con đường. 

Nỗi Sợ hãi không thật

Bởi vì chúng ta là con người, chúng ta có chiều hướng tạo ra nhiều vấn đề không thật.  Sở dĩ, có vấn đề là vì chúng ta không có sự chọn lựa, mà chỉ biết sống theo sự cá biệt và tư tưởng kỳ hoặc của tâm.  Cái lối suy nghĩ của chúng ta thì không giống như lối của con mèo, hay con ngựa, hay là của con cá heo.  Bởi vì cách xử dụng đầu óc không đúng của chúng ta, làm cho chúng ta trở nên lẫn lộn giữa hai loại sợ hãi.  Loại một là loại thông thường: nếu có sự đe dọa vật lý rõ ràng thì ta phản ứng bằng cách làm một điều gì — bỏ chạy, chống trả, gọi cảnh sát.  Đây là những gì ta làm một cách tự nhiên đối với nổi sợ hãi thông thường.  Nhưng phần lớn của cuộc sống bồn chồn của chúng ta thì không dựa vào loại này, mà dựa vào nổi lo sợ không có thật.

Nỗi sợ giả tạo tồn tại bởi vì ta dùng sai cái tâm của mình.  Bởi vì ta thấy có cái “Ta” hoặc cái “Tôi” như là một thực thể biệt lập, cho nên chúng ta tạo nên đủ vấn đề với cái “Tôi” như là một chủ thể.  Tất cả mọi vấn đề đều vây quanh hay xảy ra ảnh hưởng đến cái “Tôi”, hoặc là những sự kiện này có tác dụng gì — và tất cả những suy diễn, liên đới, tưởng tượng không ngừng, rồi dẫn đến phân định cho bản thân và cho người khác. 

Bởi vì tất cả niềm sợ hãi phát sinh từ một diễn cảnh trừu tượng, cho nên chúng ta không cách nào hành động một cách đúng đắn; nỗi sợ hãi đó làm cho chúng ta gắng gượng lánh né, vùng vẫy, lôi kéo.  Khi nào chúng ta dựng lên một sự kiện nào đó, hay một người nào, ta có thể hành động.  Nhưng hành động này lại được đặt trên quan điểm sai lầm — sự sai lầm của ý niệm là có một cái “Tôi” riêng biệt từ cái hành động.  Ta có thể có tư tưởng như, “Tôi không thể nào đạt đến mức độ đó.” “Tôi không thể nào có tác động gì.”  “Cuối cùng rồi tôi không là gì cả.”  “Rữa chén không thể nào là việc làm cho một người như tôi.”   Những cái ý niệm từ cái “Tôi” đó, một hệ thống đo lường kỳ hoặc, lạ đời được phát sinh và tăng trưởng.  Chúng ta có chiều hướng quí trọng những ai, hay những sự kiện mà ta nghĩ rằng sẽ duy trì hay củng cố thêm sự an toàn hay bảo vệ cho sự tồn tại của cái “Tôi”.  Ta nhận xét bản thân và dựng lên trăm ngàn phương cách để bảo tồn cái “Tôi” này.  Tâm lý chung của người vùng nam Cali hay nói, “Ta phải thương lấy chính mình.”  Nhưng ai là người thương và ai là kẻ được thương?  Làm cách nào cái “Tôi” có khả năng thương yêu cái “chính mình”?  Chúng ta cảm thấy rằng, “Tôi phải thương chính mình, Tôi phải tữ tế đối với chính mình, Tôi phải tữ tế đối với bạn.”  Có một sự sợ hãi to lớn nằm phía dưới những suy xét này, cái sợ hãi rằng không làm được việc gì. Chúng ta có cái “Tôi” hư cấu mà chúng ta cố gắng bảo vệ và yêu thương.  Ta hao tốn gần cả cuộc đời để đùa vui với cái trò đùa không kết quả này. “Cái gì sẽ xảy ra? Nó sẽ đi như thế nào? Ta sẽ có được gì từ những thứ này?” Tôi, Tôi, Tôi — Nó là trò chơi tâm lý của ảo tưởng và ta đang lạc vào trong đó không thấy lối thoát. 

Chúng ta có thể giả định rằng, một khi ta nhận thức được cái trò đùa đó thì nó chấm dứt — nhưng không phải thế.  Đó cũng giống như bảo một người đang say rượu, đừng say rượu nữa.  Chúng ta đang say, say một cách dai dẵng.  Nhưng bắt nạt, hâm dọa, kêu gọi bản thân, không tạo nên tác dụng gì cả.  “Tôi sẽ không làm thế này nữa” thì không phải là câu trả lời.  Vậy câu trả lời là gì?  Ta phải đi tới vấn đề từ một góc độ khác, đi vào bằng cửa sau.  Trước tiên, ta phải trở nên cảnh giác về ảo tưởng của mình, cái say của mình.  Sách người xưa có dạy, muốn soi sáng tâm thay vì cho nó ánh đèn, ta đưa nó sự lưu ý.  Đây không giống như làm lớn mạnh thêm cái Ngã, mà là cố gắng điều chỉnh cuộc sống mình.  Nó là shikan — chỉ ngồi đó, chỉ kinh nghiệm, chỉ nhận biết cái ảo tưởng (những thứ vây quanh cái “Tôi”) như-nó-là. 

Cái “Tôi” kia không thể nghe tiếng chim, chỉ có sự nghe đang nghe tiếng chim hót.  Hãy để bạn là sự thấy, sự nghe, sự hành.  Đó là những thứ mà ta gọi là tu thiền.  Vì cái không có thật “Tôi” kia đã che lấp mất tất cả những huyền diệu cuộc đời bằng tham vọng liên tục, để suy tính và thỏa mãn cái “Tôi”.  Trong khi tất cả kỳ diệu cuộc đời đang xảy ra: tiếng chim ca, xe chạy, cảm xúc liên tục, tiếng nhịp tim — cuộc sống là những gì kỳ diệu trong từng giây; nhưng mãi mơ mộng với cái “Tôi” hão huyền sẽ làm cho ta đánh mất cơ hội để nhận diện những gì trong đời.  Vậy hãy ngồi với những thứ mà ta cảm thấy mơ hồ.  Chỉ cần cảm giác nó, hòa hợp với nó, tri ơn nó.  Sau đó ta có thể thấy xuyên qua cái giấc mộng không thật kia đã bao phũ cuộc đời ta một cách triền miên bất tận.  Và để thấy cái gì ở đó?

Không Hy vọng

Cách đây vài ngày, tôi được báo tin buồn về một người bạn đã tự tử, một người mà tôi đã từ lâu không gặp.  Mặc dù lúc đó — chừng mười-hai năm trước — tự tử luôn là đề tài mà anh ta bao giờ cũng nói tới, vì vậy tôi không mấy lấy làm ngạc nhiên khi nhận được tin này.  Tôi không nghĩ chết là một thảm kịch của đời sống.  Chúng ta ai rồi cũng sẽ phải chết; đó không phải là tai họa.  Có lẽ không có gì là tai họa cả, nhưng đó là lối tôi nghĩ.  Ta có thể nói rằng, sống mà không biết thưởng thức và cám ơn cuộc sống này thì ít nhất đó là một điều đáng thẹn thùng. 

Chúng ta có một cơ hội rất ư là quí giá để sống một kiếp con người.  Đây là một cơ hội giống như nhặt được một hột gạo từ một bờ biển cát.  Nó là một cơ hội rất hiếm hoi, nhưng không biết bằng cách nào, như trường hợp người bạn của tôi, những ý tưởng sai lầm lại xuất hiện.  Những ý tưởng sai lầm kia đều hiện hữu trong mỗi người chúng ta — không hoàn toàn tri ân những gì ta đang có trong những phút giây ta đang sống.

Cho nên hôm nay những gì tôi muốn nói là về trạng thái “không hy vọng”.  Nghe qua có vẽ khủng khiếp quá phải không?  Thật ra, nó không có chút nào là kinh khủng cả.  Một đời sống với “không hy vọng” thì rất là êm đềm, sung sướng, cảm thông với người khác.  Khi nào ta còn phân biệt thân tâm của mình với người khác — và tất cả chúng ta là vậy — thì ta vẫn còn có hy vọng về những thứ mà có thể mang lại lợi ích cho thân và tâm này.  Ta hy vọng thành công, hy vọng sức khỏe tốt, hy vọng đạt đến giác ngộ.  Ta có mọi thứ để hy vọng.  Dĩ nhiên, những hy vọng này gầy dựng từ quá khứ phác họa cho tới tương lai. 

Bất cứ ai ngồi qua một thời gian đều có thể thấy rằng, quá khứ và tương lai không hiện hữu ngoại trừ cái tâm của ta. Không có gì cả, chỉ có cái Ngã luôn hiện diện trong lúc này.  Nó không trốn tránh đâu cả.  Chúng ta chạy ngược xuôi như một tên khùng để tìm cái mà ta gọi là “Ta”, cái “Ta” tốt đẹp đang lẫn trốn.  Nhưng nó trốn nơi nào?  Chúng ta hy vọng về những thứ mà nó có thể bảo tồn cái “Ta” nhỏ xíu này, bởi vì chúng ta không nhận ra rằng, chúng ta chính là cái “Ta” đó, là cái mà ta luôn tìm kiếm điên đảo luôn.

Một thiền sinh vừa cho tôi mượn một quyển sách tựa đề “Điển tọa giáo huấn” viết bởi thiền sư Đạo Nguyên.  Trong đó, thiền sư viết, theo ông một người huấn luyện viên, một đầu bếp chẳng hạn, nên hướng dẫn bằng phẩm chất và lối sống của mình.

Theo quan điểm của Đạo Nguyên thiền sư thì người hướng đạo phải là người chững chạc và tỉ mỉ nhất trong tu viện. Nếu sự thực hành của người này không thể hiện được chức năng của một người hướng đạo nên là, thì theo góc nhìn của ngài, cả sinh hoạt của toàn thiền viện bị tổn hại.  Nhưng rõ ràng trong sự diễn đạt cái chất lượng và lề lối hành xử của người giáo thọ nên làm, không chỉ nhắm vào phương pháp hướng dẫn.  Ngài muốn nói về đời sống của thiền sinh, người phật tử.  Đó mới là điều hữu ích và xứng đáng để đọc quyển sách của ngài. 

Vậy ta tìm thấy được những gì trong khi ngài Đạo Nguyên diễn tả đời sống của người hướng đạo tỉnh thức?  Hình ảnh huyền bí chăng? Những trạng thái sung sướng chăng?  Tất cả đều không phải.  Có nhiều đoạn nói về cách đãi cát ra khỏi gạo hoặc gạo ra khõi cát.  Rất ư là tỉ mỉ.  Không có một chi tiết nhỏ nào xảy ra trong nhà trù mà ngài bỏ qua; ngài viết về chổ nào là nơi đặt cái giá, làm cách nào để máng cái giá, và vv..

Để tôi đọc cho bạn nghe một đoạn văn.  “Sau đó, bạn không nên bất cẩn đổ đi phần nước vo gạo.  Trong thời xưa, một cái bao vải được dùng để lọc nước khi nó được đổ đi.  Khi bạn vo gạo xong, để gạo vào trong nồi nấu cơm.  Phải thật là thận trọng vì sợ rằng một con chuột bị tai nạn rơi vào đó.  Không thể nào, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho phép một ai vô tình đi ngang qua nhà trù có thể chạm vào hay nhìn vào bên trong cái nồi.”

Thiền sư Đạo Nguyên muốn kể cho chúng ta nghe những gì?  Ngài đã không có viết gì về cách hướng đạo.  Tất cả chúng ta có thể học cái gì?

Trong quyển sách này, Đạo Nguyên Hy Huyền lập lại nhiều lần một câu chuyện nổi tiếng.  Nếu ta hiểu câu chuyện này, ta thật sự hiểu ra tu thiền là cái gì.  Lúc còn trẻ, Đạo Nguyên đến Trung Quốc để viếng thăm nhiều thiền đường để xin tu học. Một ngày kia trong chuyến đi, vào một buổi chiều rất ư là thiêu đốt, ngài thấy một hòa thượng thật lớn tuổi đang làm việc một cách cực nhọc bên ngoài một nhà trù.  Ông đang trãi nấm rơm ra để phơi trên một manh chiếu.

Ông vác trên vai cây đòn tre nhưng trên đầu của ông không có đội nón.  Ánh nắng gắt gao gọi xuống một cách khốc liệt làm nung nóng những miếng gạch lót theo lối đi, như muốn đốt bỏng những bàn chân trần bước lên trên nó.  Ông hăng say làm việc và cả người tắm mồ hôi.  Tôi không thể giúp đỡ nhưng cảm thấy công việc thật là ngoài khả năng của một người ở tuổi như ông.  Lưng ông cong như một càn cung đang căng quá mức, hàng đôi mài bạc như hai con nghê trắng nghển cao cổ. 

Tôi lại gần và hỏi tuổi của ông.  Ông trả lời là ông đã sáu-mươi-tám tuổi.  Tôi liền hỏi tại sao ông không dùng người giúp việc.

Ông trả lời, “Người khác thì không phải là tôi.”

 “Ông nói đúng.” Tôi nói; “Tôi có thể thấy rằng công việc của ông là phật sự, nhưng tại sao ông phải làm việc cực nhọc trong khi mặt trời đang đốt cháy thế này?” 

Ông trả lời, “Nếu tôi không làm nó bây giờ, thì lúc nào tôi mới có thể làm nó.”

Tôi không còn gì có thể nói được nữa.  Trong khi tôi đi dọc theo lối nhỏ, tôi bắt đầu cảm giác được một chuyển biến thật sự bên trong khi nhìn thấy ra thực chất của một hành giả. 

Vị trưởng lão nói, “Người khác không phải là tôi.”  Hãy nghiên cứu câu này.  Cái mà ông muốn nói là, cuộc đời của tôi là tuyệt đối.  Không một ai có thể sống cho tôi.  Không một ai khác có thể cảm giác nó cho tôi.  Không ai có thể đáp ứng nó cho tôi.  Việc làm của tôi, nổi khổ đau của tôi, cảm giác sung sướng của tôi là tuyệt đối.  Không có cách nào dù một phút giây, bạn có thể cảm giác được cơn đau nơi ngón chân của tôi; hoặc tôi có thể cảm giác được nổi đau nơi ngón chân của bạn.  Không có cách nào.  Bạn không thể ăn thay tôi, ngũ thay tôi.  Đó là vấn đề nghịch lý: Gánh lấy trách nhiệm cho cuộc sống của mình bằng cách ôm trọn vẹn niềm đau và cơn vui của mình — nếu thấy được điểm này rõ ràng — thì ta giải thoát.  Ta đạt đến “không hy vọng”, “không cần những gì khác” cả.

Nhưng ta thường hay sống trong niềm hy vọng hảo huyền về sự kiện hay con người nào đó sẽ giúp cho đời ta dễ dàng hơn, vui thú hơn.  Ta hao phí gần cả đời mình để cố gắng xây dựng cuộc sống theo lề lối sẽ thành sự thật như mình mong ước; trong khi sự thể thì trái ngược lại những gì ta nghĩ:  sinh thú của đời sống là trong lúc hết lòng làm việc và đang ở trong trạng thái vận hành, ở trong lúc làm những gì cần phải làm.  Nó không dính dáng gì đến “cái việc cần phải làm”; mà là “cái trạng thái đang làm” cho nên chúng ta làm, vậy thôi.

Thiền sư Đạo Nguyên nói về Tự tánh nằm trong Tự ngã.  Ý của ngài là gì về câu này?  Ngài có ý là, chỉ có bạn mới có thể kinh nghiệm nổi đau và niềm vui của mình.  Nếu có một cảm tưởng đi vào đời mình mà ta không nhận được, thì ta đã chết đi một phút giây đó rồi.  Không ai trong chúng ta hoàn toàn sống như thế, nhưng ít nhất, ta đừng để mất đi chín-mươi phần trăm của phần kinh nghiệm đời mình.

 “Nếu tôi không làm xong bây giờ, thì lúc nào tôi mới có thể làm đây.”  Chỉ có tôi chăm sóc cái Ngã từ sáng đến tối. Chỉ có tôi tiếp nhận đời sống.  Sự va chạm từng giây mà thiền sư Đạo Nguyên muốn nói khi ngài diễn tả một ngày của hành giả.  Chăm lo cái này; săn sóc cái kia.. Không chỉ vo gạo mà làm một cách thận trọng, từng hột một.  Không chỉ đổ nước đi; mà từng miếng chúng ta ăn, từng lời chúng ta nói, từng lời bạn nói, từng va chạm, từng giây.. không tụng kinh với tâm lang thang; không thể nào người ở đây đang làm việc mà tâm lang bạt nơi phương trời khác. 

Tôi vẫn nhớ thời gian tôi thường sống trong mộng bốn hay năm giờ mỗi lần.  Và bây giờ — thấy buồn khi tôi thấy rất nhiều người phí cuộc đời mình trong cơn mộng dài như thế.  Đôi khi, một người (đàn ông hay đàn bà) mơ về một người bạn đời lý tưởng, họ mơ và mơ thật lâu.  Nhưng khi ta sống một đời sống trong mơ và hy vọng, thì những gì cuộc đời có thể cho ta, người đàn ông hay đàn bà đang ngồi cạnh ta — bình thường, không quyền rũ — sự huyền diệu của cuộc đời bỏ ta mà ra đi, cũng bởi vì ta chỉ hy vọng những gì mà ta cho là đặt biệt (theo cách ta tưởng tượng).  Mà những thứ thiền sư Đạo Nguyên nói cho ta nghe là sự tu tập thật sự, nó không có dính dáng gì với những thứ ta nghĩ.

Tôi nói thêm một lần nữa là, tọa thiền là sự giác ngộ.  Tại sao? Bởi vì từng giây trong lúc ta ngồi, ta đang ngồi, thế thôi.  Vị trưởng lão đang sàng rong biển — đó là cuộc sống đầy tình tương, dùng đời mình để tạo thức ăn cho người.  Sự thật, tất cả chúng ta đang không ngừng chuẩn bị thức ăn cho người khác.  Loại thức ăn này có thể là đánh máy chữ; nó có thể là làm toán học hay vật lý học; nó có thể là chăm sóc con cái.  Nhưng chúng ta có sống với quan điểm tri ân cho việc làm của mình không? Hay là chúng ta luôn hy vọng rằng, “A! Nơi nào khác, ta có thể có nhiều thứ hơn ở đây?  Đúng vậy, tất cả chúng ta luôn luôn hy vọng. 

Chúng ta không chỉ hy vọng, mà chúng ta còn trao cả vận mệnh cuộc đời cho hy vọng ấy, cho những tư tưởng vĩ đại và hoang đường.  Đến khi chúng không mang lại kết quả chúng ta mong muốn, chúng ta bồn chồn, rồi cuối cùng tuyệt vọng.

Một thiền sinh gần đây có kể cho tôi nghe một chuyện vui.  Câu chuyện kể về một người đàn ông ngồi trên mái nhà của ông bởi vì cơn thủy triều dâng cao qua làng của ông.  Khi mực nước dâng lên gần tới mái nhà thì có nhóm người cứu tai chèo thuyền nhỏ đến cứu ông.  Họ vất vã tìm phương cách đến gần ông và gọi to, “Lẹ lên, hãy từ từ cẩn thận leo vào thuyền.”  Ông nói, “Không! Không! Thượng đế sẽ đến cứu tôi.”  Nhóm người đành phải lo đi cứu người khác.  Nhưng nước lại vẫn tiếp tục dâng cao hơn, ông ta đành phải tìm cách leo lên chỗ cao hơn trên mái nhà.  Mặc dù sức nước rất ư là chảy xiết, nhưng một chiếc thuyền khác đã cố gắng đến được nơi gần ông.  Lại lần nữa họ khuyên ông hãy leo lên thuyền để tự cứu mình.  Nhưng một lần nữa ông lại từ chối, “Không! Thượng đế sẽ cứu tôi! Tôi đã khấn nguyện. Ngài sẽ cứu tôi.”  Cuối cùng rồi nước dâng tới vai ông.  Một chiếc trực thăng đến cứu, “Mau lên, đây là cơ hội cuối cùng cho ông, hãy ráng leo lên.”  Nhưng ông vẫn giữ vững lòng tin của mình, “Không! Thượng đế sẽ cứu tôi kia mà. Lời của ngài đã ghi trong Thánh kinh.”  Thế rồi nước tiếp tục hững hờ dâng lên và người đàn ông kia đành phải chịu chết đuối.  Khi ông về cõi vô hình, thì ông than phiền tới Thượng đế, “Thượng đế, tại sao ngài đã không cứu tôi?” Và Thượng đế trả lời rằng, “Ta đã thử cứu ông những ba lần. Ta đã gởi đến cho ông hai chiếc thuyền và một chiếc trực thăng.”

Chúng ta tốn quá nhiều thời gian đi tìm một điều gì đó, được gọi là sự thật tuyệt đối.  Thật ra không bao giờ có điều đó, ngoại trừ trong mỗi sát na thời gian, trong từng đợt vận hành của đời sống.  Nhưng hy vọng lớn lao của ta mong muốn một nơi chốn an nghĩ nào đó; điều này đã tạo cho ta sự kém hiểu biết và không biết trân quí những gì đang có trong lúc này và ở đây.  Vì vậy, trong khóa tu học, trong tọa thiền, dạy cho ta đạt đến “không hy vọng.”

Có nghĩa là chỉ ngồi thôi, đây thật sự là tọa thiền.  Mộng mơ và lãng mạn không phải là điều sai quấy; chỉ có điều là đừng để nó trói buộc ta; có nó, thấy nó, nhận diện nó là không thật và cho nó qua đi.  Chỉ nên sống với những gì thật có lúc này: kinh nghiệm về hơi thở, về thân, về điều kiện chung quanh.

Bây giờ không ai trong chúng ta muốn dứt bỏ hy vọng của mình.  Thật sự, không ai trong chúng ta sẽ muốn dứt bỏ tất cả chúng trong cùng một lúc.  Nhưng chúng ta có thể tạm dứt bỏ chúng trong khoảng một thời gian — một vài phút hay vài giờ — để kinh nghiệm giây phút hiện tại.  Dần dần ta có thể thể nhập với những gì ta đang có trong từng giây phút hiện tại.  Đó là cuộc sống của mình. 

Vậy nếu chúng ta tu tập như thế thì ta sẽ nhận được những phần thưởng gì?  Nếu ta thật sự tu tập như thế này, nó sẽ lấy tất cả những gì ta có.  Chúng ta sẽ có lợi ích gì từ sự tu tập? Câu trả lời sẽ là, không có gì cả.  Do đó, đừng có hy vọng gì cả. Chúng ta sẽ không được gì hết.  Ta chỉ có cuộc sống của mình, dĩ nhiên là ta đã có nó tự bao giờ rồi.  Vậy đừng như người bạn của tôi, không biết tri ân cuộc sống của mình và sự tu tập của mình.  Đời sống này là Niết bàn.  Chứ ta nghĩ nó ở nơi đâu?

Hãy nhớ đến vị trưởng lão kia. Nếu ta tu tập theo cách ông ấy sàng rong biển, thì ta có thể được phần thưởng với “không có gì cả”.

Tình yêu

Tình yêu là từ ngữ rất ít được nhắc đến trong kinh điển Phật giáo.  Tình yêu (lòng bi mẫn) mà kinh ghi lại thì không phải nói về loại rung động, hay ít nhất không phải là loại rung động mà ta thường hay nghĩ.  Nó chắc chắn không phải là cái rung động mà ta gọi là “tình yêu lãng mạn”.  Cái “tình yêu lãng mạn” này có dính dáng rất là ít tới Tình yêu trong Phật pháp.  Đây cũng là điều tốt để nghiên cứu “Tình yêu” là gì và nó có liên hệ ra sao đối với sự tu tập, vì hai quả thơm của sự tu tập là Trí tuệ và lòng bi mẫn.

Thiền sư Menzan (1683-1769) là một học giả lớn của tông Tào động, và vượt bậc hơn những thiền sư đời trước, ông đã giúp cho đường lối tu tập rõ ràng hơn.  Đôi khi chúng ta đọc sử sách ghi lại và tạo nên hình ảnh của đường lối tu tập mà không có dính dáng gì đến việc mua thức ăn ở những tiệm thực phẩm. Lời của ngài thật là giản dị, “qua quá trình tu tập, bạn sẽ biết được thực chất của tu thiền thật uyên thâm, những khối băng phủ chặt của cảm giác-tư tưởng đã phong kín từ muôn thưở sẽ tan đi một cách tự nhiên.  Nhưng ngài cũng nói: “Nếu bạn nghĩ rằng, bạn phải cắt đứt những tư tưởng diễn dông, thay vì làm sáng tỏ cách thức chảy tan cảm giác-tư tưởng, thì chúng sẽ trổi dậy tiếp tục, tương tự như là bạn cắt ngọn của cỏ hay thân của cây mà chừa lại gốc còn sống.”   Nhiều người hiểu lầm là, tu tập giống như cắt đứt tư tưởng diễn dông.  Dĩ nhiên tư tưởng là hão huyền, như thiền sư Menzan đã nói, nếu bạn cắt đứt chúng thay vì “rạn lọc để hiểu cách nó tan biến”, thì ta sẽ học được rất là ít.  Nhiều người đã có một chút kinh nghiệm tự chứng; nhưng bởi vì họ không chịu tìm hiểu cách làm cho tư tưởng cảm giác tan đi, thì mùi vị đắng cay của tư tưởng cảm giác sẽ là món ăn của họ trong những chuỗi ngày còn lại của cuộc sống.  Thiền sư Menzan viết, “Tư tưởng cảm giác là nguồn gốc của Vô minh, một loại vướng mắc khó trị đối với cái nhìn biên kiến đã được tạo ra bởi sự nhận thức điều kiện của ta.

Trọng tâm của lối tu tập ở đây là làm sáng tỏ cách nào cảm giác-tư tưởng tan biến.  Trước tiên, ta phải nhận thức được nó là gì: cái tư tưởng cảm giác, vị kỷ mà ta luôn quan trọng hóa trong mọi thời.  Sự vắng bóng — những tư tưởng này — theo ngài khẳng định, là trạng thái tự chứng, bản chất giác ngộ.  Không ngoại trừ một ai, chúng ta đều bị câu thúc bởi những cảm giác-tư tưởng, chỉ là ở chừng mực nào mà thôi.  Có một sự khác biệt lớn lao giữa người bị trói buộc chín-mươi-năm phần trăm và người chỉ bị năm phần trăm. 

Nói thẳng ra, mối liên hệ là đối với mọi pháp hữu vi — cái tách, tấm thãm, ngọn núi, con người.  Trong buổi nói chuyện hôm nay, chúng ta sẽ nói về mối liên hệ nhân sinh, bởi vì đây là mối tương quan đã tạo ra nhiều phiền phức nhất.  Trừ khi ta sống xa lánh cuộc đời trong rừng sâu núi thẳm suốt hai-mươi năm, chúng ta ai cũng có sự tương quan với một số người.  Trong mối liên hệ này, có loại tình cảm chân thật, mà cũng có tình cảm không thật.  Tùy thuộc vào cách nào ta xử thế đối với tình cảm giả dối, ta sẽ có được mức độ tương xứng tình cảm chân thật; bởi vì chính do tình cảm giả dối là nguyên nhân sinh ra yêu cầu, hy vọng, điều kiện của cảm giác-tư tưởng.  Khi cảm giác-tư tưởng còn tồn tại, ta luôn mong muốn là mối quan hệ nên tạo cho ta cảm giác tốt đẹp.  Bao giờ liên hệ còn thõa mãn được những gì ta mong mõi, thì ta nghĩ là: đây là mối tương quan tốt đẹp.

Nhưng khi ta chung sống (hôn nhân) với một người, loại mơ ước kia không còn có thể duy trì được.  Thời gian trôi qua, điều kiện tốt đẹp kia sẽ phải sụp đổ dưới sức ép của cuộc sống, ta thấy rằng ta không thể nào bảo tồn được hình ảnh tốt đẹp của đôi bên.  Dĩ nhiên, chúng ta rất muốn giữ gìn hình ảnh toàn vẹn của mình mãi mãi.  Tôi thật muốn tin rằng tôi là một người mẹ hiền: kiên nhẫn, thông cảm, tinh tế. (Nếu con của tôi đều nghĩ như thế thì tốt biết bao!)  Nhưng khổ thay, tính chất không thực tế của cái loại cảm giác-tư tưởng kia lại choáng ngợp cả cuộc đời ta.

Đặt dị nhất là trong lĩnh vực tình cảm lãng mạn, cảm giác-tư tưởng càng trở nên hoang đường hơn hết.  Tôi mong là người tình của tôi thỏa mãn cái bức tranh hoàn mỹ mà tôi đã dựng lên.  Nhưng khi người ấy không làm thế (đã có thời gian làm thế trước kia mà) thì tôi nói, “Tuần trăng mật đã qua.  Người ấy đã thay đổi? Tôi không thể nào chịu nổi những việc người ấy làm.”  Rồi tôi lấy làm lạ, tại sao tôi cảm thấy bất hạnh thế này.  Người hôn phối của tôi không còn thích hợp với tôi nữa; người đó không còn phản ảnh cái viễn cảnh tốt đẹp mà tôi đã dựng lên, không còn ủng hộ niềm an lạc và hạnh phúc của tôi nữa.  Tất cả những đòi hỏi về cảm giác trên kia vốn không có dính dáng một tí gì cả tới tình yêu.  Khi viễn ảnh đổ vỡ — thường xảy ra trong liên hệ hôn nhân — loại “tình yêu” kia trở thành sự căm ghét và xung đột.

Cho nên, trong tình cảm hôn nhân, từ lúc này qua lúc khác, ta sẽ bị khổ đau, bởi vì không có mối liên hệ nào sẽ vĩnh viễn thích hợp hoàn toàn cho ta.  Không có một người nào có thể sống với ta và sẽ thỏa mãn trọn vẹn những gì ta mong muốn cả.  Vậy, bằng cách nào ta đối diện với nổi thất vọng?  Chỉ có cách là, ta phải tu tập để tới gần hơn, để kinh nghiệm đau khổ của mình, thất vọng của mình, mãnh vụn của niềm hy vọng, viễn ảnh tan vỡ của mình.  Kinh nghiệm đó thì, một cách cơ bản, không thể nào diển tả bằng lời hết được.  Ta phải quan sát nội dung tư tưởng cho đến khi nào nó lắng đọng, rồi ta mới có thể đi vào kinh nghiệm trực quán của thất vọng và đau khổ.  Khi ta kinh nghiệm được khổ đau một cách trực tiếp, sự tan chảy của cảm giác-không thật kia bắt đầu và lòng bi mẫn chân thành trổi dậy.

Hoàn thành lời nguyện của chúng ta là một việc làm mà chúng ta chỉ có thể làm cho người khác.  Càng tu tập dài lâu, cái tâm thương cảm và cởi mở càng tăng trưởng.  Khi sự phát triển toàn vẹn (nghĩa là không có gì trong cõi đời này làm cho ta phê phán), thì đó là cảnh giới của lòng bi mẫn và giác ngộ.  Cái giá mà chúng ta phải trả cho trạng thái này là cả một cuộc đời dài tu tập đối với những vướng mắc vào cảm giác-tư tưởng, một hàng rào cản ngăn, phân cách ta với Tình thương và lòng bi mẫn.

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

彌åäçŸç 栃木県寺院数 Bùa 烹佛祖 ะกะพ ถ พ 护法 ç¼½ç åœ å æ³ 塩谷八幡宮 niết bàn xưng Âó 每天都能聽到同行善友的善行 心经 Tuyệt 僧人心態 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 明月几时有 八卦山圖書館 穿普拉达的女王观后感 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Người Sài Gòn nô nức đi ăn chay nhÃƒÆ 6 å žå æ 教师节的对联 là i 生日快乐 Phật dạy 曹洞宗盛岡多い理由 chiều 永代 墓 VÃƒÆ 천수경듣기 สโตร ส รา æˆ å šæ 位牌 文字入れ gioi PhÃp GiÃi 印顺法师关于大般涅槃经 七五三 小山 礼赞国庆作文 à 山風蠱 高島 nguon goc va y nghia cua tet trung thu tÃÆ