Chương
4: Mối quan hệ
Sự
tìm kiếm
Mỗi
thời khắc trong đời sống chúng ta đều có mối tương quan.
Không có gì có thể ở ngoài sự liên hệ. Giây phút
này, mối liên hệ của tôi là tấm thãm, căn phòng, cơ thể,
âm thanh của giọng nói. Không có gì khác cả ngoại trừ
sự liên hệ trong từng giây. Khi ta tu tập, cái mà tăng
trưởng trong cuộc sống của ta là: một, sự hiểu biết rằng,
không có gì cả chỉ là mối liên quan tới những gì đang
xảy ra trong hiện tại; hai, lòng nhiệt tình cả ta tăng cao
cho mối tương quan này. Rõ là quá đơn giản — vậy
cái gì đã cản trở? Cái gì đã làm trở ngại lòng
nhiệt tình của ta trong mối tương quan với một người, hoặc
trong nghiên cứu, trong việc làm, trong lúc giải trí? Cái gì
là vật ngăn cách?
Bởi
vì chúng ta không luôn luôn hiểu ý nghĩa là gì trong sự tương
quan với giây phút hiện tại, cho nên chúng ta mãi tìm kiếm.
Khi tôi nhận cú điện thoại gọi đến trung tâm, tôi hỏi,
“À! Bạn đang nghĩ gì?” Họ có thể nói, “Tôi là
người đang đi tìm kiếm.” Họ nói rằng, họ đang đi
tìm cầu một đời sống tâm linh. Những người mới
đến trung tâm nói với tôi, “Tôi đến đây để đi tìm
kiếm.” Đó cũng là một điều tốt tương tự như phần
giới thiệu cho tu tập; ta sẽ tìm kiếm nếu ta cảm nhận
ra cuộc đời mình đang thiếu một thứ gì đó. Theo ngôn
từ truyền thống, ta đang tìm Thượng đế; hoặc ngôn ngữ
thời đại là tìm “Thật Ngã”, “Chân lý cuộc đời”
hay là bất cứ từ ngữ gì nếu ta muốn gọi. Nhưng điều
quan trọng là hiểu được ý nghĩa của cái đang đi tìm.
Nếu ta muốn một đời sống hài hòa, trong sáng, thanh bình,
ta phải hiểu rõ cái gì ta đang đi tìm.
Vậy
chúng ta đang đi tìm cái gì? Tùy vào trường hợp mỗi
người, bối cảnh quá khứ, điều kiện chung quanh, thì cái
cầu tìm có thể khác nhau cho từng người; nhưng rốt ráo,
tất cả chúng ta đều tìm một đời sống hoàn mỹ.
Chúng ta có thể định nghĩa đời sống đó như: một người
hôn phối toàn diện, một việc làm tốt, và một nơi đầy
đủ tiện nghi để sống. Ngay cả những điều hoàn mỹ
kia có vẽ xa vời đối với chúng ta, chúng ta biết thế, nhưng
chúng ta vẫn muốn được nó. Cho nên, chúng ta đang luôn
luông đang đi tìm.
Trong
lối tu tập như thế này, chúng ta có khuynh hướng tìm kiếm
thứ gì đó mà ta gọi là trạng thái “giác ngộ.”
Đó là một dạng tìm kiếm rất vi tế. Nhưng ta phải
biết tìm nơi đâu chứ. Nếu bạn nhìn bầu trời San
Diego về đêm, để hy vọng sẽ thấy được sao Nam cực, bạn
sẽ không bao giờ thấy nó. Bạn cần phải qua Úc châu thì
mới có thể. Chúng ta phải biết ý nghĩa của cái mà
mình muốn tìm. Chúng ta phải biết xoay chiều cái quan
niệm của mình trong sự tìm kiếm này. Và tu tập là
một loại xoay chiều. Giác ngộ không phải là thứ gì
mà ta có thể tìm, nhưng ta lại nghĩ rằng ta phải tìm một
thứ gì đó. Vậy chúng ta đang tìm gì đây?
Mặc
dù tôi đang sống với đời sống của mình, trôi giữa dòng
đời không phải là điều mà làm tôi hứng khởi. Chừng
như có cái gì đó thiếu vắng ở đây, cho nên tôi có ý muốn
ra công tìm phần thiếu sót này. Tôi thơ thẩn bên ngoài
trung tâm giống như tia ánh sáng trên bánh xe lăn. Đầu
tiên, tôi đi đây, rồi tôi đi đó. Tôi thử cái này
vào, rồi tôi từ bỏ cái kia. Cái này thì tốt, cái kia thì
không. Tôi đi tìm, tìm, tìm.. Có lẽ tôi tìm một người
hôn phối lý tưởng: “A! người này có nhiều điểm thích
hợp, nhưng cô ta chắc chắn vẫn còn thiếu nhiều mặt khác.”
Tùy thuộc vào mức khó khăn của chúng ta, ta tìm, ta đi tìm,
ta tiếp tục đi tìm.. Chúng ta có thể nghĩ, chúng ta không
bao giờ có một công việc làm thích hợp. Cho nên, chúng
ta tìm và quan trọng hóa vấn đề. Thay vì, chúng ta có
thể làm tốt hơn công việc của mình đang có, hoặc là chúng
ta nghĩ, “Tôi không nói cho ai biết cả, nhưng tôi sẽ không
làm việc này dài lâu.” Theo chiều hướng này, điều
này cũng không có vấn đề gì cả. Tôi không nói phải
làm một việc làm mãi mãi. Hành động nông nỗi không
phải là vô giá trị. Sự thật là, chúng ta luôn nghĩ,
thực chất của sự đi tìm là có giá trị.
Nếu
ta dừng lại (tạm không nhìn, tìm), ta còn lại những gì?
Chúng ta còn lại với những gì ta đang có ở đây từ bao
giờ. Ẩn tàng phía dưới của tất cả sự tìm, có nhiều
lo lắng, khó chịu. Thời điểm ta nhận ra rằng, điều
quan trọng không phải là sự tìm kiếm, mà là chính nỗi
đau đớn và lo sợ đã thúc đẩy cho sự tìm kiếm này.
Đó là phút giây kỳ diệu — khi chúng ta hiểu biết ra được
sự tìm kiếm bên ngoài ta thì không phải là cách. Trước
tiên, nó lóe ra trong chúng ta một đầu mối của vấn đề.
Dần dần nó càng trở nên tỏ rỏ theo thời gian khi ta chịu
đựng khổ đau. Bạn thấy không, những gì chúng ta tìm
kiếm sẽ làm cho chúng ta thêm thất vọng. Bởi vì vốn
không có trạng thái lý tưởng, công việc hoàn hảo, nơi sống
tuyệt vời. Do đó, sự tìm kiếm sẽ kết thúc đúng
vào một nơi; đó là … thất vọng. Một nơi tốt đẹp.
Nếu
chúng ta có chút tư duy thì nó cuối cùng cũng bừng tỉnh:
“Tôi đã từng làm thế này.” Và ta bắt đầu thấy rằng,
nó không phải là sự tìm; có gì đó sai lầm về nơi chốn
chúng ta nhìn. Rồi chúng ta trở lại lần này sang lần khác
với nỗi tuyệt vọng luôn luôn tồn tại ở đây. Cái
gì nằm phía dưới tất cả những tác động đi tìm? Nỗi
sợ hãi. Nỗi bất an. Nỗi đau buồn. Cảm giác
bất hạnh. Chúng ta trong cơn đau và chúng ta dùng sự
tìm kiếm để làm giảm bớt cơn đau. Chúng ta bắt đầu
thấy được cơn đau đến bởi vì chính chúng ta ngắt nhéo
lấy chính mình. Chỉ cần hiểu biết này cũng đã làm
cho ta khuây khỏa, hoặc hơn nữa là bình an. Sự bình
an chúng ta luôn luôn tìm kiếm khó khăn vốn luôn luôn nằm
trong sự nhận biết sự thật này. Tôi đang đánh đấm
lấy tôi; không có ai khác làm cho tôi đau khổ.
Do
đó, tất cả mọi sự kiếm tìm nên bỏ đi. Khi nào ta
dừng lại, ta sẽ thấy rằng sự tu tập không phải là sự
tìm kiếm. Tu tập là có mặt với quá trình chịu đựng
(chính sự chịu đựng thúc đẩy sự tìm, là bất an, đau
buồn). Đây là lúc quay trở lại.
Nó
không phải tất cả xảy ra ở một lần. Tham ái đeo
đuổi theo dục lạc có một sức quyến rũ mãnh liệt làm
cho ta choáng ngợp. Không cần biết tôi nói gì, sau khi
tất cả rời khỏi nơi đây, chỉ năm phút, mọi người chúng
ta sẽ đi tìm thứ gì có thể giúp ta. Giống như một
lời nguyền, “Tham vọng không bao giờ cạn kiệt.”
Nhưng bạn sẽ không cạn kiệt lòng tham muốn bằng sự tìm
kiếm; mà bạn sẽ sa thải chúng bằng cách kinh nghiệm những
gì nằm ẩn kín bên dưới chúng.
Thế
là chúng ta bắt đầu có hiểu biết về sự cần thiết của
tu tập. Tu tập không phải khóa học, ví như lớp bơi
lội. Nhiều người nói với tôi, “Tôi không có thời
giờ cho sự tu tập của tôi trong khóa này. Joko, tôi bận
quá. Khi nào tôi có thời gian rộng rãi, tôi sẽ trở lại
sự tu tập của tôi.” Đó là vì họ không hiểu biết
đúng đắn về tu tập là gì. Tu tập là luôn luôn bận
rộn, luôn bị phiền toái — mà chính ta luôn kinh nghiệm trạng
thái đang có.
Cho
nên có hai câu hỏi. Một là, ta có hiểu được sự cần thiết
của tu tập chăng? Trong đây, không có nghĩa là chỉ nói đến
Tọa thiền. Tôi có hiểu được sự cần thiết tu tập
cho cả cuộc đời của tôi? Hai là, tôi có biết tu tập
là gì không? Tôi có thật sự biết không? Tôi từng gặp
nhiều người, họ vẫn còn làm trong suốt hơn hai-mươi năm
những gì mà gọi là tu tập. Nếu thời gian này họ bỏ ra
để luyện nghệ thuật đánh gôn có lẽ sẽ có lợi ích hơn
cho
họ.
Bây
giờ đây, mỗi người trong chúng ta có thể nhìn vào cuộc
đời của chính mình. Chúng ta sẽ tìm kiếm những gì?
Nếu chúng ta có thể nhìn xuyên thấu qua sự lục soát, chúng
ta có thấy được nơi mà ta phải tìm chăng? Chúng ta
thấy những gì ta có thể làm không? Sự tu tập có tính
tự nguyện sẽ xảy ra từ lý lẽ là không có gì khác cần
làm. Loại quyết định này có thể phải mất hai-mươi-lăm
năm mới có. Vậy hai câu hỏi là: Tôi có hiểu được sự
cần thiết của tu tập? và Tôi có biết tu tập là cái gì
không?
Hỏi:
Theo tôi nghĩ, tu tập là từng giây phút mở lòng ra đón nhận
tất cả những cảm xúc giác quan đến với tôi cũng giống
như tư tưởng của tôi.
Joko:
Một cách kinh nghiệm thì đúng, nhưng vẫn cần
phải thêm. Theo đường lối tu tập thì vậy cũng tạm
đủ cho bây giờ rồi.
Hỏi:
Tôi nghĩ rằng, tu tập là có mặt trong những nỗi đau buồn,
bất an nằm bên trong, và an bày cũng như kết hợp chúng vào
những mối tương quan của ta.
Joko:
An bày và kết hợp với chúng nghĩa là thế nào?
Hỏi:
Ví dụ như, khi ta thật sự hờn giận: ta là cơn giận, kinh
nghiệm nó xem nó tác động nơi thân thể ta ra sao; đồng thời
cũng nhận xét xem những tư tưởng phát sinh do cơn giận tạo
ra.
Joko:
Đúng thế! Nhưng thỉnh thoảng nhiều người nói với tôi
những gì họ nên làm, trái lại đó là những thứ họ không
làm.
Hỏi:
Đó bởi là vì ta không ở trong trạng thái thật sự cho phép
ta cảm nhận và kinh nghiệm những nỗi đau buồn ở trong thời
điểm nó xảy ra.
Joko:
Tôi rất tán thành. Nhưng thí dụ ngay bây giờ, bạn đang
ở trong lúc khởi trình một khóa hội thảo mới. Nếu
bạn nói những điều trên, thì sẽ có người nhìn vào bạn
và nói, “À! Tôi không biết bạn đang muốn nói cái gì?”
Hoặc họ có thể nói, “Tốt, tôi đã là cơn giận của tôi
nhưng đâu có gì xảy ra đâu.” Thật ra không phải dễ
dàng để hiểu những lý luận này.
Hỏi:
Tu thiền là học thế nào ta có thể thể nhập với phút giây
hiện tại hoặc cái gì mà ta gọi là “bây giờ.” Học
thế nào để có thể có mặt ở đây, bây giờ.
Joko:
Vấn đề là, đa phần trong chúng ta diễn giải phút giây hiện
tại theo nhiều cách khác nhau. “Làm thế nào sống trong phút
giây hiện tại” nghe thì rất là hấp dẫn. Nhưng nếu
có ai đó nói, “Buối thuyết trình của ngài hôm nay thật
là tệ, Joko,” thì tôi không muốn sống trong phút giây hiện
tại này, vì không ai muốn kinh nghiệm cảm giác bẻ bàng phải
không?
Hỏi:
Dường như là vậy, nếu tôi thật sự sống với cơn giận
của mình, tôi có thể trở nên náo động và trong kinh nghiệm
trực tiếp như thế, tôi có thể sẽ làm những hành động
tai hại kẻ khác.
Joko:
Không phải thế! Nếu chúng ta thật sự kinh nghiệm cơn giận,
ta sẽ không hành xử như thế. Nếu chúng ta tin vào ý
nghĩ giận dữ của mình thì ta có thể sẽ phản ứng theo
nó để làm hại người khác. Nhưng kinh nghiệm thuần
túy không có thành phần của mệnh lệnh, cho nên sẽ không
có những gì cần phải làm để thực hành mệnh lệnh trên.
Nguyên chất của cơn giận thì rất êm lặng và bạn sẽ không
bao giờ hại ai khi có nó cả.
Tu
tập không có nghĩa là, ngay trong khi đang đấm đá với một
ai đó, ta dừng lại và nói, “Tôi sẽ kinh nghiệm cái này.”
Khi sự tu tập của ta càng tiến triển hơn thì ta có thể
kinh nghiệm tự nhiên hơn, mỗi lần cơn giận nổi lên.
Nhưng phần lớn người ta, khi họ giận dữ, hành động theo
chiều hướng ý tưởng của họ sai khiến; và rồi họ mới
quay trở về lúc sau đó để kinh nghiệm cơn giận qua ký ức;
bởi vì họ không có được cái khả năng để tỉnh giác
lúc cảm giác đang làm chủ họ.
Hỏi:
Tu tập có liên hệ gì với sự chú tâm. Khi tôi hoàn
toàn chú tâm vào một sự việc gì — như là tôi đang bàn
luận với con trai của tôi — sự việc xảy ra rất sôi động
nhưng không bắt nguồn từ cá tính của tôi hay quan niệm nào
cả.
Joko:
Vâng! đúng vậy. Bởi vì không nhị nguyên. Trong
kinh nghiệm trọn vẹn, vốn không có người đang kinh nghiệm,
chỉ có thể của kinh nghiệm. Khi sự phân
biệt vắng bóng, thì “có” nguồn năng lượng và trí tuệ
để biết cái gì nên làm. Giống như những gì bạn đã
nói, sự việc xảy ra không ngừng. Nhưng thông thường
ta lại không kinh nghiệm được những gì cả. Chúng ta
biết hết tất cả mọi phương cách cần phải làm gì khi
đối diện những hoàn cảnh này, nhưng lại rất ít khi xử
dụng được vì tâm ta luôn luôn trở về theo lề lối cũ
mỗi khi đối diện với cảm giác đau khổ.
Hỏi:
Một phần của sự tìm kiếm của tôi trong giai đoạn này
là cố gắng hòa hợp để học hỏi trong những điều kiện
không thoải mái hoặc những cảm giác không hài lòng bên trong,
với phấn đấu để trở nên thân thiện với những quan niệm
sai lầm về phút giây hiện tại.
Joko:
Thật là đúng, nếu theo lập trường khái niệm.
Hỏi:
Thông thường là thế!
Joko:
Vâng! Đối với phần lớn trong chúng ta, là vậy. Chúng
ta có thể nói thẳng ra như thế trong lúc này, đó là một
trong những lý do tại sao người ta hay nói những học sinh
cao cấp thì bao giờ cũng khó huấn luyện. Họ nghĩ rằng
họ đã biết; nhưng thật ra họ chưa biết (làm). Họ
chỉ biết nói thôi.
Hỏi:
Những từ ngữ mà tôi tiếp nhận được về tu tập thì “dễ
thương tổn” và “sống với.” Đó là sự cố gắng
sống mà không có một hệ thống phương pháp tự bảo tồn,
hoặc ít ra cũng phải cảnh giác về điều kiện chung quanh.
Joko:
Đó là sự thật. Nhưng phần lớn chúng ta, tự bảo vệ
là phản ứng tự nhiên. Những phản ứng đó là nơi
phát sinh sân hận. Có một cách nói nào khác hơn về
sự dễ bị thương tổn không?
Hỏi:
Ta vẫn chưa thể đóng cái cửa của Ý căn.
Joko:
Dễ bị thương tổn có nghĩa là tôi không phải đóng cả
các Căn ngay cả khi tôi đang bị đau khổ. Lý do tôi muốn
để cánh cửa mở rộng là khi tôi cảm nhận khổ đau, tôi
sẽ thoát khỏi nó. Điểm quan trọng là, khi tôi cảm
thấy đau khổ, nhưng tôi sẽ không bỏ cuộc chỉ vì lý do
tôi không thể hàng phục nó. Hãy để ý xem, người ta
khi đứng dậy từ chiếc ghế ở nơi sân sau nhà, họ không
để ý đến việc cần phải đẩy chiếc ghế vào lại gần
cái bàn. Đó là vì họ không có sự cam kết với chiếc
ghế. Họ cảm thấy, “cái ghế không quan trọng, tôi
phải trở lại thiền đường để nghe về Chân lý.”
Nhưng chân lý đang là chiếc ghế, là cái nơi chốn mà chúng
ta đang hiện diện. Khi chúng ta để cánh cửa mở rộng,
một phần là ta không muốn có sự liên hệ với bất cứ
sự kiện gì, vậy ta thoát khỏi sự khống chế của nó.
Chúng ta tìm chân lý thay vì chấp nhận ở chung với bất an
và lo lắng mà ta đang có.
Tu
tập với mối quan hệ
Tâm
quá khứ bất khả đắc;
Tâm
tương lai bất khả đắc;
Tâm
hiện tại bất khả đắc.
Kinh
Kim Cang
Bây
giờ là mấy giờ? Sự thật có thời gian hay không?
Chúng ta có thể nói gì về đời sống hàng ngày của ta trong
sự liên hệ với thời gian, với vô thời gian, vô ngã?
Chúng ta có thể học gì từ mối liên hệ với cái vô thời
gian, vô ngã này chăng?
Thông
thường, chúng ta nghĩ một buổi pháp thoại hoặc hòa nhạc
hay một sự kiện nào trong cuộc sống luôn luôn có sự bắt
đầu, đang tiến hành, và phần kết thúc. Nhưng ở bất
kỳ thời điểm nào trong buổi nói chuyện này, ví dụ như
nếu tôi dừng lại ở ngay nơi đây, thì những gì tôi đã
nói đang ở đâu? Chúng vốn không hiện hữu. Nếu
tôi dừng lại ở một điểm nào đó sau này, thì những lời
tôi đã nói ở đâu? Chúng không còn tồn tại. Khi
buổi pháp thoại đã qua, thì lời nói ở đâu? Không
có lời nói. Tất cả chỉ còn lại một luồng ký ức
trong bộ não của chúng ta mà thôi. Những điều nhớ
này, bất cứ điều gì, chỉ là những mảnh vụn và không
trọn vẹn; chúng ta chỉ nhớ đôi phần của những kinh nghiệm
thật sự. Cùng dạng đó cho buổi hòa nhạc — thật
ra, ta có thể nói tương tự cho một ngày hay cả cuộc sống
của chúng ta cũng như thế. Ở giây phút này đây, quá
khứ của ta ở đâu? Nó không còn tồn tại nữa rồi.
Vậy
tất cả những lý luận này có liên quan ra sao tới mối quan
hệ, tới sự liên đới giữa ta với bất cứ sự việc hay
con người — tới sự liên hệ giữa ta với cái tọa cụ,
với buổi ăn sáng, với một người, với văn phòng, hay con
cái của mình?
Cách
thức mà chúng ta thường hay nắm giữ một mối quan hệ là
như thế này, “Mối quan hệ này là đó, ngoài kia (thân và
tâm), và nó cần phải cung cấp cho tôi sự thích thú.
Tối thiểu nhất, nó không gây ra cho tôi phiền toái.”
Nói một cách khác, chúng ta biến mối quan hệ thành một ly
kem. Cái ly kem ngoài kia, cho chúng ta niềm vui thích, và
làm cho chúng ta thoải mái. Rất ít người trong chúng
ta nhận định mối tương quan ở vào khía cạnh khác hơn là,
“Thế này nhé! Tôi đã chọn bạn và bạn phải biết bạn
nên làm gì.” Cho nên, khi chúng ta lo lắng về mối
liên hệ, chúng ta không phải đang hướng về khía cạnh tốt
đẹp; dù cho phần tốt đẹp này đang là phần lớn của toàn
bộ mối liên hệ. Nhưng cái chúng ta luôn luôn để ý
đến là phần không dễ chịu: “Nó không nên có ở đây.”
Và khi tôi nói “không dễ chịu,” nó có thể là từ mức
độ quấy nhiễu cho tới mức độ nghiêm trọng hơn.
Vậy
tất cả những thứ này có liên hệ ra sao với vô thời gian,
vô ngã?
Hãy
chọn một cuộc tranh cãi trong buổi ăn sáng. Đến giờ
ăn trưa, chúng ta vẫn còn phiền muộn; không những chỉ phiền
muộn mà chúng ta còn đi than van và kể cho nhiều người biết
về vấn đề đó, để mong có được niềm an ũi, cảm thông,
đồng tình — trong khi trong đầu của chúng ta thì đã suy
tính. “Khi tôi thấy anh ta tối nay, tôi sẽ nói rõ ràng
cái vấn đề này; tôi sẽ làm cho sáng tỏ đến nơi chốn
của vấn đề.” Vậy thì, chỉ có một bất đồng ý
kiến trong buổi ăn sáng, rồi sinh ra nỗi phiền muộn chiếm
hết buổi ăn trưa, rồi thêm những thời gian kế đến —
Ta làm gì với cái nỗi phiền muộn này.
Nhưng
thật ra, cái gì mới là đang ở đây? Cái gì mới thật sự
là bây giờ? Trong khi ta ngồi đây ăn buổi ăn trưa, thì
cái cuộc tranh cãi trong buổi ăn sáng đang ở đâu? “Tâm
quá khứ bất khả đắc.” Vậy nó ở đâu? Buổi ăn
tối mà ta đang chuẩn bị để giải quyết vấn đề (dĩ nhiên
là để thỏa mãn ta) đang ở đâu? “Tâm tương lai bất khả
đắc.” Nó vốn không hiện hữu.
Vậy
thì cái gì hiện hữu đây? Cái gì mới là thật đây?
Chỉ là cơn bực tức ngay bây giờ trong buổi ăn trưa.
Câu chuyện tôi diễn tả những gì xảy ra trong buổi ăn sáng,
thì không phải là “cái đã xảy ra” — nó đã diệt, mà
là câu chuyện tôi kể lại thôi — nó không thật (không có
thực chất, chứ không phải là tôi đang nói dối). Vậy
cái gì là thật? Là cơn đau đầu của tôi đang có, trạng
thái bối rối đang sôi trong bụng của tôi. Và chính
lời nói huyên thuyên của tôi đã biểu lộ ra những năng
lượng vật lý đó. Ngoài những kinh nghiệm vật lý đó
ra thì không còn cái gì khác nữa là thật cả. Và tôi
không biết đó có là thật hay không, nhưng đó là tất cả
mà tôi có thể nói đến.
Cách
đây vài tuần, có một cô gái trẻ (không phải là thiền
sinh) đến nói chuyện với tôi và muốn kể tôi nghe về những
gì mà chồng của cô đã đối xử với cô vào ba tuần lễ
trước đó. Cô ta rất ư là giận đến nỗi không thể
nói ra thành lời. Cho nên tôi đã hỏi, “Vậy chồng
của cô hiện giờ ở đâu?” “Ồ! Anh ấy đang ở sở làm.”
“Vậy thì cơn giận của cô đâu, cuộc tranh cãi đâu?”
“A! Thì tôi đang kể cho thầy nghe đây.” Tôi lại hỏi,
“Nhưng mà nó đâu, chỉ cho tôi.” “A! Tôi không thể chỉ
cho thầy, nhưng tôi kể cho thầy nghe về nó. Đây này,
nó xảy ra như thế này.” “Nhưng xảy ra khi nào?”
“Ba tuần trước.” “Nó ở đâu?” …. Cô ta càng trở
nên cáu gắt. Cuối cùng, cô ta có thể thấy ra, cơn giận
kia không có thật tí nào cả. Sau đó cô nói, “Nhưng
nếu đó là những gì xảy ra, tôi phải làm thế nào để
đối xử với anh ta?”
Cái
điểm cốt yếu là, chúng ta gầy dựng một hệ thống tỉ
mỉ, cảm xúc, những tình tiết xuất phát từ niềm tin dựa
vào thời gian — quá khứ, hiện tại, và tương lai. Mọi
người đều làm vậy và hãy tin tôi, làm thế không phải
là một việc tầm thường. Con người hay tự đặt mình
— tôi từng làm thế — vào trong một tình trạng làm cho
mình khó mà xoay trở; họ không thể nào thi hành bổn phận
của họ, và dần dần tạo cho họ chứng bệnh về tâm cũng
như sinh lý.
Bây
giờ hãy nói về, ý nghĩa ra sao là chúng ta không cần làm
gì cả khi chúng ta đang lên cơn giận? Không! Chúng ta
làm những gì chúng ta cần nên làm. Chắc chắn, chúng
ta chỉ làm những gì chúng ta nên làm vào mỗi thời điểm,
và làm tốt nhất với khả năng của mình.
Nhưng
hành động dựa trên sự mập mờ và thiếu hiểu biết sẽ
đưa đến càng mập mờ, đảo lộn, và u tối hơn. Hãy
để tốt và xấu qua một bên, tất cả chúng ta đều làm
thế cả không có ai ngoại lệ. Vì trong sự thiếu hiểu
biết, lòng tin dựa vào kinh nghiệm sống trong quá khứ của
chúng ta — Cái đó xảy ra hôm qua, và bây giờ đây và rồi
… — chúng ta sống trong một thế giới đầy những than phiền,
như là một nạn nhân hoặc là người xâm lấn, trong tất
cả những thứ này tạo nên một môi trường không thân thiện
tí nào cả.
Chỉ
có một thứ, duy nhất một thứ tạo nên cái thế gian thù
địch này. Đó là Tư tưởng của chúng ta — những viễn
ảnh và tưởng tượng của chúng ta. Chúng sản xuất
ra không gian, thời gian, và đau khổ. Nhưng nếu chúng
ta cố gắng tìm quá khứ và tương lai nơi mà cái mà tư tưởng
của chúng ta đang cư ngụ, thì đó là một việc bất khả
thi — chúng bất khả đắc.
Có
một thiền sinh kể cho tôi nghe rằng, anh ta bị bí lối từ
khi anh nghe tôi nói về thời gian, bởi vì anh luôn muốn tìm
quá khứ của anh. Anh nói, “Nếu không có quá khứ, không
tương lai, và tôi không thể nắm bắt hiện tại — nghĩa
là tôi cố gắng nấng níu với hiện tại nhưng nó cứ ra
đi — vậy tôi là ai?” Đây là câu hỏi rất hay; là câu
hỏi mà ai cũng muốn hỏi. “Tôi là ai?”
Hãy
chọn một ý tưởng tiêu biểu mà ai cũng có thể có làm ví
dụ, “Bill làm cho tôi phát chán.” Ở đây, có “Tôi”,
“Bill”, và một cảm giác (nhàm chán). Mọi thứ ở
đây. Bây giờ tôi dựng lên một cái “Tôi”, tạo ra
một cái “Bill”, và thế nào đó một cái “chán” phát
sinh.
Hãy
nói thế này: “Tôi/Bill/chán.” Chung lại thành một. “TôiBillchán.”
Rồi kinh nghiệm như vậy, bây giờ. Lúc nào cũng thế,
chúng ta sẽ thấy rằng, nếu chúng ta chỉ kinh nghiệm, thì
có ngay cái giải đáp trong đó. Thật ra, thực chất kinh
nghiệm và giải đáp không phải là hai thứ riêng biệt.
Nhưng trong giây phút ta nói, “Cô ta làm cho tôi phát ghét,”
“Anh ta gây phiền nhiễu cho tôi.” “Chúng ta đã làm cái
này,” “Cô ta đã làm cái kia.” “Nó làm cho tôi muốn bệnh,
làm cho tôi cáu gắt; xúc phạm cảm giác của tôi,”
thì chúng ta có cái “Tôi”, “người kia”, cái gì đó mà
ta đã bào chế xong. Thay vì: không có gì cả — ngoại
trừ phút giây hiện tại không thể bắt của tôi-anh-giận
hờn. Thể nhập vào đó, lúc đó giải đáp trở nên
hiển lộ.
Nhưng
chừng nào chúng ta còn đánh xoáy tư tưởng của mình, như
là “Bill làm cho tôi phát bực.” thì chúng ta còn có vấn
đề. Bạn sẽ nhận ra rằng cái câu nói có đoạn đầu,
đoạn giữa, và đoạn cuối; và đi đến thế gian: thù nghịch,
đe dọa, và phân chia.
Bạn
thấy không! Không có gì là sai đối với câu nói.
Chúng ta sống trong một thế giới tương đối; tương tự
như: buổi ăn sáng, trưa, và tối. Không có gì là quan ngại
cho một thế gian tương đối trên phạm trù khái niệm.
Nhưng cái gì làm cho nó “sai lệch”? Đó là, chúng ta không
bằng lòng nhìn nó với thái độ “như-nó-là”. Chúng
ta không chịu chấp nhận nó “như-nó-là,” mà chúng ta luôn
có chiều hướng chọn bạn hay người yêu giống như thái
độ khi xem TV.
Ví
dụ, chúng ta gặp một người con gái dễ nhìn và, “Hừm,
cô ta giống như đài số 4 và tôi thì luôn luôn bình thản
và thoải mái với băng tầng số 4; tôi biết cái gì có trong
đài này; một phạm vi nhất định vài tiết mục này vài
phim truyện kia, và một ít tin tức — Tôi có thể thoải mái
với người đài số 4.” Rồi chúng ta cùng tụ hợp
và sinh hoạt trong một thời gian, mọi thứ đều tốt.
Có nhiều tiện lợi và thỏa hợp. Rõ ra đây là một
mối tương quan tốt.
Nhưng
thật là lạ, cái gì xảy ra sau một thời gian? Khi không bất
ngờ, đài số 4 chợt nhảy qua đài số 63, có nhiều sự khó
chịu và giận dữ; đôi khi nhảy qua đài 49, những mơ mộng
và ảo tưởng. Tôi làm gì với những lúc này? Thấy
không, tôi đang giả vờ chung sống với (người) đài số
4. Nhưng không, (bên trong) tôi lại thích hưởng thụ một
ít thời gian với đài 33, có hoạt họa trẻ con, nói nhiều
về giấc mơ thời thơ ấu có công nương và hoàng tử.
Kế đó, tôi muốn có chút ảm đạm, chán chường, mặc cảm
ở đài số 19. Trong khi tôi đang muốn co rút trong buồn
chán và cô đơn, thì cô ta lại đang muốn nổi bật và nổi
loạn; thật không tiết tấu chút nào cả. Hoặc là đôi
khi, tất cả các đài cùng kéo lên một lúc. Chúng ta
bị đảo lộn, ồn ào, và một hay cả hai bên bắt đầu đấm
đá hoặc ngoảnh mặt quay đi.
Làm
gì bây giờ? Chúng ta giờ đây đang ở trong phối cảnh hỗn
loạn mà ta thường hay có; chúng ta phải cố gắng dọn dẹp
nó phải không? Dù thế nào, nó cũng đã có một thời
gian tốt đẹp. Vậy chúng ta phải làm gì. Quá rõ
ràng, cả hai đều trở về đài số 4. Chúng ta nói với
cô, “Cô phải nên thế này, cô nên làm thế kia: Đó là người
mà tôi đã yêu.” Trong giai đoạn tạm thời, hai bên
có sự cố gắng tích cực, bởi vì có một sự hòa bình giả
tạo ở đài số 4 (và nhiều cơn buồn chán.) Thật ra,
phần lớn những cuộc hôn nhân đều như thế này cả sau
một thời gian. Có người nói, bạn có thể nhìn ra ai
là người đã lập gia đình trong nhà hàng — đó là cặp
không nói chuyện với nhau.
Có
một điều lý thú là không một ai có câu hỏi, khi cái đài
trở nên lộn xộn, là “Ai đã bật lên những đài này?
Ai là nguồn gốc của tất cả những thăng trầm, chuyển biến,
tiết mục này?” Nên nhớ, không có gì là sai trái về
các đài này. Nhưng chúng ta không bao giờ đặt vấn đề là
ai là người đã bật những đài này lên. Ai là người
tác động hành động của chúng ta? Nguồn gốc là gì?
Đây là câu hỏi rất quan yếu.
Nếu
chúng ta không hỏi câu hỏi này và chịu đựng nỗi khổ đau
cho đến cùng cực, thì chúng ta sẽ quyết định tách rời
sự quan hệ để đi tìm một đài số 4 khác — bởi vì nếu
chúng ta đã thích mẫu đài số 4, thì ta sẽ có chiều hướng
đi tìm loại đó. Toàn bộ tiến trình sẽ lập lại không
những cho mối quan hệ hôn nhân, mà cả trong việc làm, trong
những cuộc nghĩ hè, hay bất cứ cái gì. Đây là những
gì chúng ta hay làm.
Sau
những đoạn tình tiết không trọn vẹn, chúng ta bắt đầu
nhìn vào toàn thể bức tranh cuộc đời của mình. Thỉnh
thoảng, có một vài người may mắn thật sự, bắt đầu cứu
xét câu hỏi tổng thể về ta sẽ làm những gì với cuộc
sống của mình, và cũng bắt đầu hỏi những câu hỏi căn
bản, “Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? Tôi sẽ về đâu?”