BA
MƯƠI MỐT BÀI THỰC TẬP
Thực
Tập Cười Hàm Tiếu
1a/
- Cười hàm tiếu khi mới thức dậy buổi sáng:
Treo
một cành lá hay bất cứ dấu hiệu nào, hoặc một chữ "Cười”
trên trần nhà hoặc trên nóc mùng để khi thức dậy buổi
mai là có thể trông thấy.
Khi
trông thấy dấu hiệu đó lập tức mỉm cười, động thời
nắm lấy hơi thở, thở ra và hít vào ba hơi. Trong khi vẫn
duy trì nụ cười hàm tiếu và theo dõi hơi thở, thở ra nhẹ.
1b/
- Cười hàm tiếu trong lúc rỗi rảnh :
Trong
phòng đợi, trên xe buýt hay đứng chờ ở bưu điện. Bất
cứ ngồi hay đứng, nhìn vào một em bé, một ngọn lá, một
bức tranh bất cứ một vật gì ít di động và mỉm cười
trong khi thở ra và thở vào thật nhẹ ba lần. Duy trì nụ
cười hàm tiếu trong suốt thời gian đó và nghĩ rằng em bé,
ngọn lá, bức tranh hay vật gì mình đang nhìn chính là bản
thân mình.
1c/
- Cười hàm tiếu trong khi nghe một bản nhạc :
Nghe
một bản nhạc hai hay ba phút, chú ý tới lời nhạc, tình,
ý và tiết tấu. Mỉm cười và thở ra, thở vào thật nhẹ
trong suốt thời gian đó.
1d/
- Cười hàm tiếu trong khi bực bội.
Khi
ý thức được mình đang bực bội, liền tức khắc nở ra
nụ cười hàm tiếu. Thở ra vào thật nhẹ, duy trì nụ cười
suốt trong ba hơi thở ra vào.
Tập
buông thư
2a/
- Tập buông thư trong thế nằm.
Nằm
ngửa trên mặt phẳng không có nệm, không có gối. Duỗi hai
tay theo thân thể, duỗi hai chân. Mỉm cười hàm tiếu. Duy
trì nụ cười hàm tiếu. Thở ra, hít vào thật nhẹ, chú ý
tới hơi thở. Buông thả tất cả bắp thịt trên toàn thân
thể. Tuồng như cục sáp thật mềm xuống, mềm như một tấm
lụa tẩm sương. Buông thả hoàn toàn. Chỉ duy trì hơi thở
và nụ cười hàm tiếu. Nghĩ tới một con mèo nằm xụ trong
bếp, đụng tới thì êm như một đám bông gòn. Duy trì trong
hai mươi hơi thở.
2b/
- Buông thư trong tư thế ngồi.
Ngồi
kiết già, bán già, ngồi xếp bằng, ngồi trên hai bàn chân,
hai gối quỳ hoặc ngồi trên ghế dựa buông thõng hai chân.
Mỉm cười hàm tiếu. Duy trì nụ cười và buông thả như
trong 2a.
Tập
thở
3a/
- Thở bụng.
Nằm
xuôi hai chân như trong tư thế 2a. Thở đều và nhẹ bình thường.
Chú ý đến động tác của bụng. Bắt đầu hít vào và phình
bụng lên để đưa không khí vào đầy phổi. Cho không khí
vào phần trên của phổi trong khi ngực lên và bụng bắt đầu
xuống. Đừng thở hơi dài quá, sẽ mệt. Tập mười hơi thở
như vậy Hơi thở ra dài hơn hoi thở vào.
3b/
- Thở trong khi đếm bước chân.
Đi
bộ từng bước thong thả trong công viên, dọc bờ sông hay
trên đường làng, thở bình thường. Đếm xem mỗi hơi thở
ra và mỗi hơi thở vào bình thường của mình lâu được
mấy bước. Thử đếm như vậy từ chín đến mười lần.
Bắt đầu cho hơi thở ra dài thêm một bước. Khi hít vào,
đừng kéo dài hơi thở, cứ để tự nhiên. Thử đếm xem
hơi thở vào có thay đổi không ? thở chừng mười hơi ra
vào như vậy. Bây giờ cho hơi thở ra dài thêm một bước
nữa là hai. Để ý xem hơi thở vào có dài thêm một bước
không... chỉ kéo dài hơi thở vào khi cảm thấy có nhu cầu
phải làm như thế. Thở mười hơi như vậy rồi trở lại
thở bình thường. Năm phút sau mới tiếp tục. Hễ khi nào
thấy hơi mệt thì trở lại bình thường. Sau một vài tuần,
hơi thở ra vào có thể dài bằng nhau. nhưng mỗi khi thở ra
ngực và bụng như nhau, chỉ nên thở từ 10 đến 20 lần rồi
trở lại bình thường.
3c/
- Đếm hơi thở
Ngồi
trong tư thế kiết già hay bán già hay đi bộ. Khởi sự thở
vào nhè nhẹ, ý thức rằng đây là mình đang thở vào hơi
thở thứ nhất. Từ từ thở ra, ý thức rằng đây là mình
đang thở ra hơi thở thứ nhất, hít vào và nhớ là nên thở
bụng. (3a)
Khởi
sự hít vào hơi thở thứ hai. Thở đến hơi thở thứ mười
hai thì bỏ và đếm lại số một. Hoặc có thể đếm ngược
từ 10 đến 1. Thở nửa chừng mà bị loạn tưởng làm cho
quên số thì bắt đầu trở lại.
3d/
- Theo dõi hơi thở trong khi nghe nhạc.
Nghe
một bản nhạc. Thở đều, nhẹ, dài, theo dõi hơi thở, làm
chủ hơi thở. Trong khi vẫn nhận thức được tiết tấu và
tình cảm của bản nhạc. Không bị tình tiết của bản nhạc
ảnh hưởng đến hơi thở và quyền chủ động của mình.
3e/
- Theo dõi hơi trong khi nói chuyện. Thở đều, nhẹ và
dài, theo dõi hơi thở trong khi nghe va tiếp chuyện một người
bạn và trả lời những câu hỏi của người ấy, làm như
ở 3d.
3f/
- Theo dõi hơi thở.
Ngồi
kiết già, bán già hoặc đi bộ. Khởi sự thở vào nhè nhẹ
(nhớ thở bụng) một hơi thở bình thường và quán niệm
mình đang thở vào một hơi thở bình thường. Thở ra và quán
niệm mình đang thở ra một hơi thở bình thường. Thở ba
lần như vậy. Khởi sự hít vào một hơi thở dài hơn và
quán niệm : mình đang thở vào một hơi thở khá dài. Thở
ra và quán niệm : mình đang thở ra một hơi thở khá dài.
Thở ba lần như vậy. Bây giờ khởi sự theo dõi hơi thở
của mình một cách chăm chú, biết rõ động tác của bụng
và phổi và theo dõi sự ra của không khí. Quán niệm : mình
đang hít vào và đang theo dõi từ đầu tới cuối hơi thở
vào. Mình đang thở ra và đang theo dõi từ đầu tới cuối
hơi thở ra.
Thở
như vậy 20 lần, trở lại bình thường và sau năm phút, tập
lại như cú. Nhớ duy trì nụ cười trong khi thở. Khi tập
đã quen thì chuyển sang 3g.
3g/
- Thở an định thân tâm để thực hiện hỷ lạc.
Ngồi
kiết già hay bán già. Mỉm cười hàm tiếu. Theo dõi hơi thở
như 3e. Khi tâm đã yên, khởi sự thở nhẹ và quán niệm :
mình đang thở vào và làm cho hơi thở lắng dịu, an tịnh.
Mình đang thở ra và làm cho toàn thân lắng dịu, an tịnh.
Thở ba lần như vậy rồi quán niệm : mình đang thở vào và
thấy thân tâm an lành, mình đang thở ra và thấy thân tâm
an lành. Mình đang thở vào và thấy thân tâm thảnh thơi, an
lạc, mình đang thở ra và thấy thân tâm thành thơi, an lạc.
Duy trì quán niệm từ năm phút tới ba mươi phút hay một giờ,
tùy khả năng và công phu luyện tập. Chú ý khởi sự tập
và kết thúc thực tập phải rất thong thả nhẹ nhàng. Khi
muốn kết thúc phải nhè nhẹ chuyển mình, lấy hai tay xoa
nhè nhẹ lên mặt, trên mắt, xoa bóp các bắp thịt trên chân
trước khi chuyển sang thế ngồi bình thường. Ngồi duỗi
hai chân một lát rồi mới khởi sự đứng dậy.
Quán
niệm tư thế của thân thể và động tác thân thể
4a/
- Quán niệm tư thế của thân thể.
Có
thể thực hiện phép này bất cứ nơi đâu và lúc nào. Khởi
sự chú ý đến hơi thở, thở nhẹ và sâu hơn bình thường.
ý thức được tư thế của thân thể mình : đang đứng, nằm.
ngồi. Ai ở đâu, đứng ở đâu, nằm ở đâu. ý thức luôn
chủ đích hay sự không có chủ đích của những tư thế ấy.
Ví dụ mình biết mình đang dừng trên một sườn đồi xanh
để hóng mát hoặc để thở, hoặc đứng chỉ để là đứng
không có chủ đích gì cả.
4b/
- Quán niệm khi pha trà.
Nấu
trà và pha một bình mời khách hay để mình tự uống, cử
dộng chậm rãi và ý thức không bỏ qua một chi tiết nào
hay động tác nào của mình. Biết là tay trái cầm quai ấm,
biết là tay phải đang múc nước đổ vào ấm. Thở nhẹ,
sâu hơn bình thường và nắm lấy hơi thở mỗi khi có loạn
tưởng.
4c/
- Quán niệm khi rửa bát.
Rửa
bát thật thong thả, mỗi cái bát là một đối tượng của
quán niệm. Xem mỗi cái bát quan trọng như chân như, như phật
tánh. Theo dõi hơi thở để đối trị loạn tưởng. Tuyệt
đối đừng có ước muốn rửa bát cho chóng xong. Xem rửa
bát là việc quan trọng nhất trên đời. Rửa bát là thiền
quán. Nếu không rửa bát trong thiền quán thì cũng không biết
thiền quán trong lúc ngồi.
4d/
- Quán niệm khi giặt áo.
Đừng
giặt một lần nhiều áo quá. Lấy độ chừng ba bốn bộ
đồ bà ba ra giặt. Tìm tư thế đứng hay ngồi thuận lợi
nhất mà không mỏi lưng. Giặt áo thong thả, chú ý tới từng
động tác của bàn tay, cánh tay. Chú ý bọt xà phòng và nước.
Giặt áo và xả nước xong thì tâm tư cũng trong sạch nhẹ
nhàng như áo. Nhớ duy trì nụ cười và nắm láy hơi thở
khi tâm bị loạn động.
4e/
- Quán niệm khi dọn nhà.
Chia
công việc thành từng lớp. Thu xếp gọn đồ dạc và sách
vở, lau chùi cầu tiêu, lau chùi phòng tắm, quét nhà, lau sạch
bàn ghế và kệ tủ. Để thật nhiều thì giờ cho mỗi thứ
lớp. Động tác chậm lại, chậm bằng ba lần thường ngày.
Tập trung vào động tác và vào đối tượng động tác. Ví
dụ sau khi sắp một cuốn sách vào chỗ của nó trong kệ sách.
Nhìn cuốn sách, biết cuốn sách là cuốn gì, biết mình đang
nhìn cuốn sách và đang muốn sắp cuốn sách vào chỗ của
nó, biết tay mình đang đưa ra cầm cuốn sách, biết tay mình
đang đặt cuốn sách vào chỗ của nó trên kệ sách. Tránh
những động tác mạnh và liên tục làm cho mình mệt. Duy trì
ý thức nơi hơi thở, nhất là khi tâm bị loạn động tìm
về quá khứ hoặc vị lai.
4f/
- Quán niệm khi tắm.
Để
ra từ nửa giờ đến 45 phút để tắm. Đừng có một giây
nào hối hả. Từ lúc sửa soạn bồn tắm cho đến lúc mặc
xong áo quần sạch lên mình, giữ cho động tác thật nhẹ
nhàng chậm rãi. Để ý tới mọi phần vị trên cơ thể, không
phân biệt và e ngại, chú ý tới từng gáo nước trên cơ
thể. Theo dõi hơi thở. Thấy rằng bồn tắm cũng mát và thơm
như một hồ sen mùa hạ thơm mát và tinh khiết.
4g/
- Quán niệm về hạt sỏi.
Ngồi
tư thế kiết hay bán già, điều phục hơi thở như ở bài
tập 3e. Sau khi điều phục hơi thở, khởi sự buông thư tất
cả các bắp thịt và duy trì nụ cười hàm tiếu như ở bài
tập 2a. Tưởng mình là một hạt sỏi đang rơi thật nhẹ
nhàng trong một dòng sông, không cần có chú ý tới động
tác và vẫn rơi xuống tìm chỗ an nghỉ hoàn toàn nơi đáy
sông có cát mịn. Quán tưởng như thế nào cho đến khi thân
tâm hoàn toàn an ổn như hạt sỏi đã đạt tới đáy sông
và đang nằm an nghỉ trên cát mịn. Duy trì trạng thái an lạc
này trong nửa giờ, trong khi vẫn không rời nụ cười và hơi
thở. Không một tư tưởng nào về quá khứ hay về tương
lai lôi kéo được mình ra khỏi sự an ổn thanh tịnh của
hiện tại. Kể cả ước muốn thành Phật hay cứu độ chúng
sanh. Vũ trụ đang tôn trọng giờ phút hiện tại vì biết
trong sự thành Phật và cứu độ chúng sanh chỉ có thể thực
hiện trên căn bản của tâm trạng bình an, vô ưu tư hiện
tại.
4h/
- Tổ chức ngày quán niệm.
Chọn
một ngày trong tuần, thứ bảy hay chủ nhật, tùy hoàn cảnh.
Bỏ tất cả mọi công việc trong tuần, không hội họp, không
tiếp khách, chỉ làm mọi việc trong nhà như dọn dẹp, nấu
nướng, giặt giũ, lau chùi theo phương pháp chỉ dẫn ở phần
4e. Tiếp theo là pha trà (4b) và uống trà. Có thể đọc kinh,
viết thư cho người thân hay đi bộ. Sau đó tập thở (3b,
3c, 3e). Trong trường hợp đọc kinh hay viết thư hãy nên chú
ý, đừng để kinh và thư kéo mình đi. Quán niệm để giữ
chủ quyền của tâm ý. Đọc kinh và ý thức được mình đang
đọc gì, viết thư và ý thức được mình đang viết gì.
Cũng như trong trường hợp nghe nhạc hay tiếp chuyện (xem 3d
và 3e). Buổi chiều tự làm lấy thức án, ăn rất nhẹ hay
chỉ ăn vài trái cây hoặc uống nước trái cây. Thiền tọa
một giờ trước khi ngủ. áp dụng bài tập 4g hay 3e hoặc
3g.
Trong
ngày nên đi bộ hai lần, mồi lằn từ nửa giờ tới 45 phút.
Buổi tối đừng đọc sách trước khi ngủ. Thay vì đọc sách,
tập buông thư như 2a trong 15 phút, chú ý tới hơi thở. Thở
nhẹ và đừng dài quá. Theo dõi sự lan xuống của bụng và
ngực, mắt nhắm.