|
.
ÐẠI NIỆM
XỨ
Thiền
sư U Silananda - Tỳ kheo Khánh Hỷ dịch Việt
Như
Lai Thiền Viện, San Jose, Hoa Kỳ 1999
 |
 |
[01]
Quán
sát Thân trong Thân
(Niệm
Thân)
Pháp
quán sát đầu tiên là quán sát thân trong thân. Ðức Phật
đã trình bày phần này qua mười bốn cách khác nhau. Nói cách
khác, ngài đã dạy mười bốn đề mục về quán sát thân
trong thân. Ðề mục đầu tiên trong các đề mục này là hơi
thở.
Ðức
Phật dạy:
Và,
này các thầy tỳ khưu, như thế nào vị tỳ khưu quán sát
thân trong thân? Này các thầy tỳ khưu, ở đây, tỳ khưu hoặc
đi vào rừng, hoặc đến dưới cội cây, hoặc đi đến nơi
thanh vắng, ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng, chánh niệm vào
đề mục hành thiền. Chánh niệm vị ấy thở vào, chánh niệm
vị ấy thở ra."
Trong
câu "hoặc đi vào rừng, hoặc ở dưới cội cây, hoặc đi
đến nơi thanh vắng", Ðức Phật chỉ cho ta những nơi thích
hợp để hành thiền. Trước tiên rừng nghĩa là bất cứ
loại rừng nào có sự thanh vắng và an lạc là được. Bởi
vì phải là nơi thanh vắng nên rừng phải không có người
ở, xa hẳn tiếng động và tiếng ồn ào của dân chúng sống
trong làng, trong phố hay trong thành thị. Trong một vài bản
kinh giải thích rằng "rừng" được định nghĩa là nơi cách
xa chỗ dân chúng cư ngụ khoảng năm trăm cây cung. Một cây
cung dài khoảng sáu bộ (feet), như vậy rừng phải cách xa
chỗ dân chúng cư ngụ khoảng ba ngàn bộ (khoảng 1 km). Tại
một nơi cách xa chỗ dân chúng cư ngụ như thế thì có thể
tìm được sự thanh vắng. Ngày nay, khó có thể tìm được
một nơi thật sự thanh vắng. Ngay trong rừng, bạn cũng còn
có thể nghe tiếng động của máy bay.
Chỗ
thứ hai được nói đến trong kinh là "dưới cội cây". Dưới
cội cây nào cũng được nhưng phải là một nơi thanh vắng
như trong rừng.
Chỗ
thứ ba chỉ là "một nơi thanh vắng". Có thể là trong thành
phố hay trong làng, nhưng phải thanh vắng.
Về
nơi chốn thì yếu tố thanh vắng là điều kiện tối quan
trọng. Bởi vậy, bất cứ nơi nào thanh vắng là nơi thích
hợp để hành thiền.
Trong
một kinh khác, những nơi thanh vắng được kê ra như sau: rừng,
cội cây, tảng đá, hẻm núi, hang động, nghĩa trang, rừng
thưa, đồng trống và đụn rơm [3]. Trong bảng liệt kê này
còn kể ra bảy chỗ bắt đầu bằng chữ "đá" cũng được
xem là "nơi thanh vắng".
Những
nơi chốn này được kể ra bởi vì chúng là những nơi thích
hợp nhất cho những người mới hành thiền; những người
này cần một nơi yên tĩnh và không bị hoàn cảnh bên ngoài
chi phối. Thiền viện hay chùa có thể là nơi thanh vắng để
hành thiền. Ðối với những người có kinh nghiệm về thiền
và những người tâm định đã đạt được mức độ đáng
kể thì mọi nơi đều thích hợp cho việc hành thiền.
"Rừng,
cội cây, nơi thanh vắng" là những nơi yên tĩnh, cần thiết
cho việc hành thiền. Ba nơi trên cũng là chỗ thích hợp cho
thiền sinh về thời tiết, tâm tánh và tư chất riêng của
mỗi thiền sinh mà chọn lựa một nơi thích hợp.
"Rừng"
thích hợp trong mùa nóng, "dưới cội cây" thích hợp trong
mùa lạnh và "nơi trống trải thanh vắng" thích hợp trong mùa
mưa.
Rừng
thích hợp cho những thiền sinh có nhiều đàm, dưới cội
cây thích hợp cho những thiền sinh có nhiều mật, và nơi
trống trải thanh vắng thích hợp cho những thiền sinh có nhiều
gió. ( Theo Aariyuvedic, y học Ấn Ðộ thì những người có
nhiều đàm, nhiều mật hay nhiều gió được gọi là "dosshas"
, là những người bị khiếm khuyết, không hoàn chỉnh. Những
người này nếu không biết cách quân bình thì cơ thể sẽ
bị rối loạn và phát sinh bệnh tật.).
Rừng
thích hợp cho những thiền sinh nhiều si mê, dưới cội cây
thích hợp cho những thiền sinh nhiều sân hận, và nơi trống
trải thích hợp cho những thiền sinh nhiều tham ái.
Chúng
ta có thể hiểu về sự lựa chọn nơi chốn thích hợp qua
ví dụ sau đây:
Người
chăn bò muốn huấn luyện và thuần thục hoá một con bê hoang
đang theo sau một con bò hoang để bú. Anh ta tách rời bò con
ra khỏi mẹ, rồi dùng giây buộc vào một cái cộc được
đóng chặt xuống đất. Con bê vùng vẫy, chạy tới, chạy
lui, nhảy nhót, lôi kéo nhưng không thể nào chạy thoát được.
Cuối cùng chú bê hiếu dộng này phải dừng lại, ngồi xuống
rồi nằm yên bên cây cọc. Cũng vậy, khi thiền sinh muốn
đào luyện tâm mình, muốn thuần hóa cái tâm chạy theo dục
lạc ngũ trần: hình sắc, âm thanh, mùi vị... như bê con theo
sau đuôi bò mẹ thì phải tách tâm mình ra khỏi dục lạc
ngũ trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc để đi vào rừng, ở
dưới cội cây hoặc nơi thanh vắng. Dùng sợi dây chánh niệm
buộc tâm mình vào cột hơi thở vào và hơi thở ra. Tâm sẽ
nhảy tới, nhảy lui, vọng động liên hồi cho đến khi không
còn đối tượng quen thuộc để hướng đến. Tâm đã bị
"dây chánh niệm" buộc chặt nên không thể nào chạy thoát,
đành phải dừng vọng động qua đường lối cận định và
nhập định rồi ngồi xuống và nằm yên bên cọc "hơi thở
vào và hơi thở ra".
Ta
có thể so sánh ví dụ về con bê với tâm nhà sư :
Nhà
sư Con bê chưa thuần
Ðối
tượng ( sắc, thinh...) Sữa con bò mẹ
Ði
vào rừng, ở dưới cội cây.... Tách rời bê con
Hơi
thở vào và hơi thở ra Cây cọc
Chánh
niệm Sợi dây
Cận
định Bò ngồi xuống
Nhập
định Bò nằm xuống
Thầy
tỳ khưu ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng, chánh niệm vào
đề mục hành thiền.
Trong
câu này, Ðức Phật dạy bạn cách thức chuẩn bị và chọn
tư thế thích hợp cho việc hành thiền. Ngài đề cập đến
tư thế ngồi truyền thống là ngồi xếp bằng. Người Ðông
phương quen thuộc với việc ngồi trên sàn nhà nên ngồi xếp
bằng là chuyện tự nhiên và dễ dàng đối với họ. Họ
không cảm thấy khó khăn trong việc ngồi xếp bằng. Ðây
là một tư thế ngồi thiền rất tốt và an lạc, không đưa
đến sự biếng nhác cũng như giao động.
Có
ba cách ngồi xếp bằng. Ðầu tiên là ngồi "kiết già", đây
là cách ngồi khó nhất. Nếu không quen thì bạn không thể
ngồi lâu ở tư thế này. Khi hai chân tréo vào nhau thì chỉ
ngồi vài phút là bạn đã cảm thấy đau. Cách thứ hai là
ngồi "bán già". Bạn đặt chân này chồng lên chân kia nhưng
không bắt tréo lại với nhau. Bạn có thể ngồi lâu hơn ở
tư thế này, tuy nhiên bạn cũng còn cảm thấy chân bị đè
và vài phút sau chân bạn sẽ bị tê. Cách thứ ba là cách
ngồi "thoải mái". Bạn đặt chân này trước chân kia, hai
chân không chồng lên nhau. Cách này được nhiều sách gọi
là ngồi theo lối Miến Ðiện. Ở Miến Ðiện, phần lớn
ngồi theo cách này. Ðây có thể là cách tốt nhất cho người
mới bắt đầu. Những người mới bắt đầu hành thiền có
thể ngồi ở tư thế này trong một thời gian lâu hơn mà không
cảm thấy khó chịu.
Một
số người cảm thấy rất đau đớn khi phải ngồi xếp bằng.
Và sự đau đớn đã làm cản trở việc hành thiền của họ.
Những người này có thể ngồi trên gối, trên ghế, trên
băng bởi vì khi hành thiền cũng cần phải có chút ít thoải
mái.
Thầy
tỳ khưu giữ lưng thẳng: điều này có nghĩa là thiền sinh
phải giữ lưng ngay ngắn trong lúc ngồi thiền. Khi bạn ngồi
thẳng thì cột xương sống của bạn cũng được giữ thẳng.
Khi cột xương sống được giữ thẳng thì mười tám đốt
xương sống cái này chồng lên cái kia một cách ngay ngắn.
Khi bạn ngồi thẳng thì bắp thịt, gân, da và thịt không
bị xoắn lại nên bạn không bị đau. Nếu ngồi không thẳng
thì bắp thịt, gân v.v... sẽ xoắn lại làm bạn đau [4]. Ngồi
thẳng trong lúc tham thiền thì tâm bạn sẽ dễ tập trung để
phát triển chánh niệm; và tâm không bị suy sụp khi cơn đau
gia tăng.
Bởi
thế ngồi xếp bằng giữ lưng thẳng là một tư thế rất
thích hợp cho việc định tâm.
A.-
Chánh niệm hơi thở
"Chánh
niệm vào đề mục hành thiền": nghĩa là thiền sinh gom tâm
vào đề mục. ở đây đề mục thiền là hơi thở. Bởi vậy
bạn phải chú tâm vào hơi thở vào và hơi thở ra.
"Chánh
niệm, thầy tỳ khưu thở vào, chánh niệm, thầy tỳ khưu
thở ra": Câu này giảng giải cách hành thiền. Khi hành thiền
bạn giữ tâm trên hơi thở vào và hơi thở ra. Thực ra, bạn
chú tâm vào cửa mũi và quán sát hơi thở "vào ra", "vào ra"...
Tâm phải đặt ở cửa mũi trong khi theo dõi hơi thở vào và
ra. Phải quán sát hơi thở vào và hơi thở ra riêng biệt.
Không ghép chúng dính liền với nhau. Hơi thở vào không có
mặt vào lúc hơi thở ra và hơi thở ra không có mặt vào lúc
hơi thở vào.
Khi
thực hành pháp quán sát hơi thở bạn có thể quán sát hơi
thở bằng nhiều cách [5]. Bốn trong các cách này được ghi
trong Kinh (sutta).
"Thở
vào một hơi dài, thầy tỳ khưu biết: "tôi đang thở vào
dài"; thở ra một hơi dài, thầy tỳ khưu biết: "tôi đang
thở ra dài".
Trong
suốt thời gian quán sát hơi thở; đôi lúc thiền sinh bỗng
nhiên thở một hơi dài. Thiền sinh phải nhận biết "tôi đang
thở vào dài". Ðiều này có nghĩa là thiền sinh không quên
ghi nhận hơi thở khi thiền sinh có sự chú tâm đầy đủ
vào hơi thở. Không có nghĩa là thiền sinh phải cố ý thở
ra một hơi dài để biết rằng mình đang thở một hơi dài.
Chữ "biết" ở đây, có nghĩa là biết một cách trọn vẹn
chứ không phải chỉ biết hời hợt, bề mặt.
Thở
vào một hơi ngắn, thầy tỳ khưu biết: "tôi đang thở vào
ngắn". Thở ra một hơi ngắn, thầy tỳ khưu biết: "tôi đang
thở ra ngắn"
Trong
suốt thời gian quán sát hơi thở; đôi lúc thiền sinh bỗng
nhiên thở vào một hơi ngắn. Thiền sinh phải nhận biết
"tôi đang thở vào ngắn". Ðiều này có nghĩa là thiền sinh
không quên ghi nhận hơi thở khi thiền sinh có sự chú tâm
đầy đủ vào hơi thở, chứ không có nghĩa là thiền sinh
phải cố ý thở ra một hơi ngắn để biết rằng mình đang
thở một hơi ngắn. Chữ "biết" ở đây có nghĩa là biết
một cách trọn vẹn chứ không phải chỉ biết hời hợt bề
mặt.
"Nhận
thức rõ toàn thể hơi thở vào", (khởi đầu, kéo dài và
chấm dứt) tôi sẽ thở vào, thầy tỳ khưu tinh tấn như vậy
(nghĩa là thầy tỳ khưu tự huấn luyện như vậy). "Nhận
thức rõ toàn thể hơi thở ra" (khởi đầu, kéo dài và chấm
dứt), tôi sẽ thở ra, thầy tỳ khưu tinh tấn như vậy.
Khi
quán sát hơi thở bạn phải cố gắng để thấy rõ ràng toàn
thể hơi thở. Nhận thức rõ ràng có nghĩa là biết được
hơi thở, biết trọn vẹn, cố gắng ý thức được hơi thở
một cách sắc bén. Nhóm chữ "toàn thể hơi thở" tiếng Paa.li
là: "Sabbakaaya" nghĩa là toàn thể cơ thể hay toàn thân (sabba:
toàn thể; kaaya: cơ thể hay thân). Nhưng Kaaya (cơ thể) ở
đây không có nghĩa là toàn thể cơ thể của thiền sinh mà
là toàn thể hơi thở. Như vậy, "Sabbakaaya" ở đây có nghĩa
là toàn thể hơi thở. Theo tiếng Paa.li thì chữ Kaaya có thể
có nghĩa là cơ thể hay một nhóm. Giống như trường hợp
bạn nói đến nhóm hội viên hay toàn thể hội viên vậy.
Ở đây, Sabbakaaya không có nghĩa là toàn thể cơ thể vật
chất, mà là toàn thể hơi thở, và "toàn thể" ở đây có
nghĩa là sự khởi đầu, kéo dài và chấm dứt. Bởi vậy,
thiền sinh phải cố gắng ý thức trọn vẹn sự khởi đầu,
kéo dài và chấm dứt của hơi thở. Bạn cũng phải nên nhớ
rằng đây là mục nói về "quán sát hơi thở", bởi vậy đề
mục hành thiền ở đây phải là hơi thở, mà không phải
là toàn thể cơ thể vật chất.
Sách
"Thanh Tịnh Ðạo" (Visudhi Magga) đã giải thích như sau:
Thầy
tỳ khưu luyện tập như sau: "Tôi biết rõ, biết trọn vẹn
toàn thể, đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối (khởi
đầu, kéo dài và chấm dứt) của hơi thở, tôi 'sẽ' thở
vào. Tôi biết rõ, biết trọn vẹn toàn thể, đoạn đầu,
đoạn giữa và đoạn cuối của hơi thở ra, tôi 'sẽ' thở
ra". Thầy tỳ khưu luyện tập như vậy. Bằng cách này, thầy
tỳ khưu biết rõ, biết trọn vẹn hơi thở; thầy tỳ khưu
thở vào và thở ra với tâm có trí tuệ [6].
Bạn
cần phải chú ý đến thể tương lai trong nguyên bản Paa.li
của đoạn văn này. Thể tương lai ở đoạn văn này cho thấy
rằng trong việc quán sát hơi thở trước đây bạn không cần
nhiều trí tuệ, nhiều tinh tấn để phân biệt giữa hơi thở
dài và hơi thở ngắn, nhưng bắt đầu từ đây bạn phải
có nhiều nỗ lực để đạt trí tuệ, để thấy hơi thở
một cách rõ ràng và trọn vẹn. Trong bản Paa.li, thể tương
lai cũng được dùng ở các đoạn sau.
Ðiều
này không có nghĩa là thiền sinh phải thở thật mạnh để
hơi thở trở nên rõ ràng đối với mình. Tâm định và trí
tuệ của thiền sinh chỉ sâu và trọn vẹn khi thấy rõ điểm
khởi đầu, kéo dài và chấm dứt của mỗi hơi thở. Khi thiền
sinh ý thức hơi thở một cách rõ ràng bằng cách thở thật
mạnh thì đó không phải là kết quả của sự định tâm
và hiểu biết mà do ở đề mục thô mạnh. Bởi vậy, thiền
sinh không nên thở mạnh hơn với mục đích là để thấy
hơi thở rõ ràng hơn. Thở quá mạnh cũng làm thiền sinh chóng
mệt, do đó thiền sinh chỉ nên thở bình thường.
Khi
thực hành loại thiền này bạn phải thở bình thường, nhưng
phải cố gắng tinh tấn, chánh niệm và hiểu biết rõ ràng
hơi thở vào và hơi thở ra. Bạn cần phải làm gì để hiểu
rõ ràng hơi thở của mình? Có bao nhiêu yếu tố nằm trong
mỗi tác động của sự quán sát rõ ràng? Bạn cần phải
có tinh cần, chánh niệm, định tâm và trí tuệ hay tỉnh giác.
An
tịnh hơi thở vào còn thô tháo (thân hành hay nhân duyên bởi
thân), tôi sẽ thở vào, Tỳ khưu tinh tấn như vậy. An tịnh
hơi thở ra còn thô tháo (thân hành hay nhân duyên bởi thân),
tôi sẽ thở ra, Tỳ khưu tinh tấn như vậy.
(Theo
chú giải câu này có nghĩa: Tinh tấn chú tâm vào hơi thở
lúc hơi thở trở nên vi tế khi thở vào, Tỳ khưu thở vào.
Tinh tấn chú tâm vào hơi thở lúc hơi thở trở nên vi tế
khi thở ra, Tỳ khưu thở ra ).
Trong
câu này hơi thở được gọi là "thân hành nhân duyên bởi
thân" dịch từ chữ kaaya sankhaara trong tiếng Paa.li. Kaaya có
nghĩa là thân thể và Sankhaara có nghĩa là pháp hữu vi, nhân
duyên pháp, các pháp có sinh diệt, các pháp bị chi phối bởi
các điều kiện khác. Như vậy, kaaya sankhaara có nghĩa là pháp
bị điều kiện hóa bởi thân, có nhân duyên từ thân hay thân
hành. Hơi thở được gây nên bởi tâm, nhưng khi không có
thân thì không có hơi thở. Bởi thế, mặc dầu được gây
ra bởi tâm nhưng hơi thở tùy thuộc vào thân để sinh khởi.
Do đó, chữ hơi thở trong câu này được hiểu là pháp gây
ra bởi thân, pháp nhân duyên bởi thân, thân nhân duyên pháp
hay thân hữu vi pháp.
Sankhaara
là một chữ Paa.li rất khó hiểu. Sankhaara có nhiều nghĩa
khác nhau tùy theo câu văn. Trong Thập Nhị Nhân Duyên, Sankhaara
(thường được dịch là Hành) có nghĩa là sự cố ý hay tác
ý, thường gọi là nghiệp (kamma). Trong Ngũ Uẩn thì Sankhaara
khanda (hành uẩn) có nghĩa là năm mươi tâm sở dẫn đầu
bởi tác ý. Ðôi khi, Sankhaara (pháp hữu vi) có nghĩa là mọi
vật trên thế gian, mọi pháp có điều kiện như khi ta nói:
"Các pháp hữu vi đều vô thường". Sankhaara có nghĩa là nhắc
bảo hay sai khiến như danh từ asankhaarika trong Vi Diệu Pháp.
Trong đoạn kinh này, Sankhaara có nghĩa là "điều kiện", "pháp
hữu vi" hay "nhân duyên". Bởi vậy Kaaya-sankhaara ở đây có
nghĩa là hơi thở nhân duyên bởi thân.
Chữ
Kaaya-sankhaara cũng còn được dịch theo nhiều cách khác nhau.
Trong từ điển "Buddhist Dictionary", Kaaya-sankhaara được dịch
là "chức năng của thân". Trong cuốn "In The Way of Mindfulness"
của Soma Thera, Kaaya-sankhaara được dịch là "hoạt động của
thân". Trong "The Path of Purification", Nyaanamoli Thera dịch Kaaya-sankhaara
là "thân hành". Trong "The Heart of Buddhist Meditation" của Nyaanaponika
Thera, Kaaya-sankhaara được dịch là "chức năng của thân".
Ở đây danh từ Kaaya-sankhaara hàm nghĩa là hơi thở. Hơi thở
ở đây được xem là hơi thở "thô tháo" bởi vì nó cần
được "làm cho an tịnh".
Câu
"An tịnh hơi thở" không có nghĩa là thiền sinh phải cố ý
làm cho hơi thở an lạc, an trú, tĩnh lặng mà có nghĩa là
khi hơi thở trở nên vi tế thiền sinh phải cố gắng chú
tâm và tinh tấn nhiều hơn để thấy rõ. Ðối với các đề
mục thiền khác, khi thiền sinh càng định tâm và hiểu rõ
đề mục thì đề mục càng rõ ràng (Như đề mục kasina chú
tâm vào cái đĩa bằng đất chẳng hạn). Ðối với đề mục
hơi thở thì trái lại, càng tiến bộ thì đề mục càng vi
tế hơn.
Hơi
thở tùy thuộc vào thân và tâm; do đó lúc không hành thiền
nếu thân và tâm không an tịnh thì hơi thở sẽ trở nên thô
tháo. Khi bạn chuyên tâm hành thiền, thân tâm trở nên an tịnh
tĩnh lặng, lúc ấy hơi thở trở nên vi tế khó nhận thấy.
Tâm định càng mạnh thì hơi thở càng trở nên vi tế đến
đỗi bạn phân vân không biết có còn hơi thở hay không. Bởi
vì không thể tìm thấy hơi thở trong lúc này nên bạn nghĩ
là hơi thở đã mất. Lúc ấy bạn hãy tự nhủ: "Ta không
chết. Ta không bất tỉnh. Ta vẫn còn sống nhưng ta không thể
nhận ra hơi thở vì hơi thở quá vi tế và vì định tâm cùng
trí tuệ của ta chưa sắc bén và chưa phát triển đầy đủ
nên không nhận thấy hơi thở. Bởi vậy, ta phải phát triển
thêm nữa, phải nỗ lực chú tâm vào đề mục hành thiền
hơn nữa để nhìn thấy hơi thở vi tế này." Khi bạn hành
thiền với nỗ lực tinh tấn và đạt thêm nhiều hiểu biết
thì bạn sẽ thấy rõ hơi thở dù chúng nhỏ nhặt đến đâu.
Do
đó, trong lúc hành thiền, khi hơi thở trở nên quá vi tế
không thể nhận ra được thì bạn cũng đừng vội vã bỏ
thiền. Bạn phải tự khích lệ và tinh tấn để quán sát
hơi thở nhỏ nhặt vi tế ấy cho đến khi hơi thở rõ ràng
trở lại. Ðó là ý nghĩa của câu "An tịnh hơi thở khi thở
vào" hay "Tinh tấn chú tâm vào hơi thở (khi hơi thở trở nên)
vi tế khi thở vào".
Như
vậy, khi hành thiền đề mục quán sát hơi thở bạn phải
nhận thức trọn vẹn:
(1)
hơi thở dài,
(2)
hơi thở ngắn,
(3)
toàn thể hơi thở (đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối)
và
(4)
sự vi tế hầu như không thể nhận thấy được của hơi
thở.
Ðức
Phật đưa ra một ví dụ để thầy tỳ khưu hiểu những lời
dạy của Ngài một cách rõ ràng hơn:
Như
một người thợ tiện rành nghề và học trò của ông ta khi
quay một vòng dài thì biết rằng: "tôi quay một vòng dài",
khi quay một vòng ngắn thì biết rằng: "tôi quay một vòng
ngắn". Cũng vậy, Tỳ khưu khi thở vào một hơi dài biết
rằng: "tôi thở vào dài", Tỳ khưu khi thở ra một hơi dài
biết rằng: "tôi thở ra dài", Tỳ khưu khi thở vào một hơi
ngắn biết rằng: "tôi thở vào ngắn", Tỳ khưu khi thở ra
một hơi ngắn biết rằng: "tôi thở ra ngắn". "Nhận thức
rõ toàn thể hơi thở vào" (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt)
tôi sẽ thở vào, Tỳ khưu tinh tấn như vậy (nghĩa là thầy
tỳ khưu tự huấn luyện như vậy). "Nhận thức rõ toàn thể
hơi thở ra" (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt) tôi sẽ thở
ra, tỳ khưu tinh tấn như vậy. Tinh tấn chú tâm vào hơi thở
khi hơi thở trở nên vi tế khi thở vào, Tỳ khưu thở vào.
Tinh tấn chú tâm vào hơi thở khi hơi thở trở nên vi tế
khi thở ra, Tỳ khưu thở ra.
"Quay
một vòng dài" có nghĩa là: khi làm một vật gì lớn, như
cái trống chẳng hạn, người thợ tiện phải quay một vòng
lớn trên máy tiện. "Quay một vòng ngắn", có nghĩa là khi
làm một vật nhỏ, như những cây kim bằng ngà chẳng hạn,
người thợ tiện phải quay một vòng nhỏ trên máy tiện.
Quay những vòng lớn, nhỏ này, người thợ tiện phải ý thức
mình đang quay vòng nào?
Như
vậy, tỳ khưu quán sát thân trong nội thân hay tỳ khưu quán
sát thân trong ngoại thân hay tỳ khưu quán sát thân trong nội
thân và ngoại thân
Thế
nào là "quán sát thân trong nội thân"? Câu này có nghĩa là
thiền sinh quán sát hay ghi nhận hơi thở vào và hơi thở ra
của mình. Khi thiền sinh chú tâm trên hơi thở của mình thì
được gọi là quán sát thân trong nội thân. Khi thiền sinh
đã đạt được một số tiến bộ trong việc chú tâm vào
hơi thở của chính mình, bỗng nhiên thiền sinh nghĩ đến
hơi thở của người khác và tự nhủ: "Hơi thở của ta có
điểm khởi đầu và điểm chấm dứt, sinh và diệt, thì hơi
thở của người khác cũng vậy". Ðó là thiền sinh đã "quán
sát thân trong ngoại thân".
Câu
"Quán sát thân trong ngoại thân" chỉ có nghĩa là trong khi quán
sát hơi thở mình bỗng nhiên "nghĩ" đến hơi thở của người
khác chứ không có nghĩa là "nhìn" vào người khác và quán
sát hơi thở của họ. Tuy nhiên khi bỗng nhiên quán sát hơi
thở của người khác thì bạn cũng phải chánh niệm nữa.
|