A. CHÁNH VĂN
a-01-01 Lời Tiểu Dẫn
a-01-02 Tựa
KỆ KIẾN TÁNH
a-03-01 Ðoạn 1 
a-03-02 Ðoạn 2 
a-03-03 Ðoạn 3 
B. GIẢNG GIẢI
b-01 Lời Tiểu Dẫn
TỰA
b-02-1 Ðoạn 1
b-02-2 Ðoạn 2
b-02-3 Ðoạn 3
KỆ KIẾN TÁNH
b-03-1 Ðoạn 1
b-03-2 Ðoạn 2
b-03-3 Ðoạn 3 
b-03-4 Ðoạn 4 
b-03-5 Ðoạn 5 
b-03-6 Ðoạn 6 
b-03-7 Ðoạn 7 
b-03-8 Ðoạn 8 
KẾT THÚC
b-03-9 Kết Thúc
cx
KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên 
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
III- KỆ KIẾN TÁNH
(Ðoạn 6) 
Pháp giới bao trùm Cực lạc đường, Ðến cùng biển giác sáng tròn chung. Như như diệu trạm không thừa thiếu, Bình đẳng Di Ðà chiếu mười phương.
Âm :
Pháp giới hàm dung Cực lạc đường, Ðáo đầu giác hải cộng viên quang. Như như diệu trạm vô dư khiếm, Bình đẳng Di Ðà chiếu thập phương.
Pháp giới bao trùm Cực lạc đường, đến cùng biển giác sáng tròn chung. Quyển Kiến Tánh Thành Phật chủ yếu giảng về Thiền, nhưng đến đây Ngài nói về Cực lạc. Cõi Cực lạc là đích nhắm của người tu Tịnh độ, tuy nhiên theo cái nhìn của Thiền thì "Tự tánh Di Ðà, duy tâm Tịnh độ", Cực lạc Ngài nói ở đây là lý Cực lạc, cho nên pháp giới bao trùm nhà Cực lạc,Cực lạc không rời pháp giới, đến chỗ cuối cùng thì chung một giác tánh trong sáng chớ không có riêng. Như như diệu trạm không thừa thiếu, bình đẳng Di Ðà chiếu mười phương. Pháp giới bao dung không thiếu không dư, tự tánh Di Ðà ai cũng có, và soi sáng khắp mười phương. Như vậy theo cái nhìn của Thiền sư Chân Nguyên đứng về mặt lý tánh thì Thiền và Tịnh không hai, không khác. Kinh nói: "Phàm cái gì có hình tướng đều là hư vọng". Ứng Phật, Hóa Phật, ba mươi hai tướng, trăm ức hóa thân, cho đến các duyên cảnh giới trang nghiêm, tất cả Như Lai thần thông thị hiện, quyền bày phương tiện tiếp dẫn chúng sanh, đều chẳng phải lý thật. Bởi lý rốt ráo chân thật tức là hư không, hư không tức là Như Lai, Như lai tức là không tịch, không tịch tức là Pháp thân, Pháp thân tức là Phật thân. Ðây chính là thân Phật, người người sẵn đủ, kẻ kẻ viên thành.

Ðoạn này có một câu có thể làm cho chúng ta hiểu lầm: Bởi lý rốt ráo chân thật tức là hư không. Lý rốt ráo chân thật là chỉ Pháp thân, Pháp thân không tướng mạo nên thường dùng hư không để ví dụ, nhưng hư không thì vô tri vô giác, mà Pháp thân thì linh động có giác tri, làm sao nói tức là hư không ? Ví dụ mặt trời mọc chúng ta nhìn vào hư không thấy sáng, mặt trời lặn chúng ta nhìn thấy tối. Vậy sáng tối là hư khônghaykhôngphảihư không ? Nói là hư không hay không phải hư không cũng không được, vì sáng và tối nó không tướng mạo cho nên nó lẫn trong hư không, ánh sáng rọi vào hư không thì thấy hư không sáng. Mặt trời khuất, bóng tối nó lẫn trong hư không thì thấy hư không tối. Vậy sáng tối đồng với hư không là đồng về mặt rỗng rang không có tướng mạo, mà không đồng ở chỗ hư không không sáng tối. Nếu hư không sáng thì nó không tối, hư không tối là do mặt trời lặn, nếu hư không tối thì nó không sáng, hư không sáng là do mặt trời chiếu rọi. Hư không chỉ là rỗng trơn, chớ không có sáng tối, sáng tối là do mặt trời rọi hay khuất mà thôi. Vậy sáng tối với hư không là một hay khác? Nếu là một thì khi tối là hư không tối, khi sáng là hư không sáng, nhưng sáng tối là do mặt trời hiện và khuất, còn hư không thì không hiện không khuất làm sao nói là một ? Như vậy sáng tối khác, nhưng thể của sáng tối nó rỗng, nó không có hình tướng vật chất cụ thể nên nói nó đồng với hư không. Cũng vậy chúng ta mê thì tối, giác thì sáng, mà mê và giác cũng không có tướng mạo, cho nên nó chỉ đồng với hư không về thể không tướng mạo, nhưng nó không đồng ở chỗ hư không thì vô tri mà nó thì tri giác. Do đó nói lý rốt ráo chân thật tức là hư không dễ khiến người hiểu lầm cho rằng: tu đến chỗ chân thật không có gì hết.

Như Lai tức là không tịch, không tịch tức là Pháp thân, Pháp thân tức là Phật thân. Ðây chính là thân Phật, người người sẵn đủ, kẻ kẻ viên thành. Tất cả mọi người đang ngồi nghe pháp trong giảng đường này đều có thân Phật, song quí vị có chịu làm Phật không hay thích làm chúng sanh ? Ai ai khi phát tâm tu cũng mong làm Phật, nhưng thực tế thì không chịu nhận, như vậy có mâu thuẫn không ? Ðòi làm Phật mà chỉ Phật thì khước từ, chỉ chấp nhận ông Phật tu ở núi Tuyết, thành đạo dưới cội Bồ-đề, chớ không chịu nhận ông Phật nơi mình ! Phật ở núi Tuyết đã nhập Niết-bàn hơn hai ngàn năm, tìm đâu cho ra ? Vậy, phải nhận ông Phật đang hiện hữu nơi mình, nhận được ông Phật nơi mình thì mới hết khổ, nếu không nhận thì dầu chúng ta có lạy đức Phật Thích Ca, đức Phật Di Ðà, chư Bồ-tát v.v... cũng không hết khổ, vì Phật ở ngoài không cứu được mình, chỉ có Phật nơi mình mới cứu được mình. Thế nên người nào nhận ra vị Phật nơi mình thì không có gì làm phiền lụy được và cười suốt ngày. Vậy quí vị có chịu nhận vị Phật nơi mình hay là bỏ quên ? Vì bỏ quên cho nên tôi bắt phạt ngồi Thiền một ngày sáu giờ, nếu nhận ra vị Phật của mình và hằng sống thì khôngcần ngồi nhiều mà đi đứng nằm ngồi gì cũng an nhiên tự tại.

Ứng, Hóa chư tôn chưa ra đời, Pháp thân rỗng lặng sẵn vậy thôi. Tự giác giác tha gọi là Phật,

Từ bi thuyết pháp lợi trời người.

Suốt tột xưa nay vốn như như,

Trong ánh tịch quang rực thái hư.

Trang trọng vượt lên danh tướng pháp,

Chân không đó Phật tự an cư.

Âm :
Ứng, Hóa chư tôn vị xuất tiền, Pháp thân không tịch bổn như nhiên. Tự giác giác tha danh viết Phật,

Từ bi thuyết pháp lợi nhân thiên.

Cùng kim tuyên cổ bổn như như,

Thường tịch quang trung thước thái hư.

Nghiễm hĩ việt siêu danh tướng pháp,

Chân không thị Phật tự an cư.

Ứng, Hóa chư tôn chưa ra đời, pháp thân rỗng lặng sẵn vậy thôi. Ý nói rằng chúng ta có sẵn Phật pháp thân, nhưng công hạnh chưa viên mãn, chưa thành Phật nên Phật Ứng và Hóa thân chưa ra đời. Muốn thành Phật chúng ta phải: Tự giác giác tha gọi là Phật, từ bi thuyết pháp lợi trời người. Phậtlà tự giác giác tha, muốn giác tha thì phải mở lòng từ bi thuyết pháp độ hàng trời người. Cho nên trọng tâm của người đi tu là tự giác, tức là nhận biết mình có sẵn tánh Phật, rồi chỉ dạy cho người nhận ra tánh Phật của họ, đó là giác tha. Như vậy, tự giác giác tha là bổn phận của mỗi người tu hành, viên mãn hai việc trên mới được gọi là Phật. Suốt tột xưa nay vốn như như, trong ánh tịch quang rực thái hư. Pháp thân suốt từ xưa tới nay vốn là như như không sanh không diệt, ánh sáng lặng lẽ trùm cả bầu trời. Trang trọng vượt lên danh tướng pháp, chân không đó Phật tự an cư. Pháp thân không sanh diệt lặng lẽ sáng suốt vượt tất cả tên gọi và hình tướng của tất cả pháp. Chân không và diệu hữu là chỗ Phật an trú. Thế nào là chân không, thế nào là diệu hữu ? Thể Phật lặng lẽ trong sáng không có hình tướng nên gọi là chân không, nhưng tùy duyên ứng hóa thân, thị hiện nhiều phương tiện khéo léo làm lợi ích cho chúng sanh nên biến thành diệu hữu. Vậy thì mỗi người chúng ta đã có sẵn chỗ để an cư. Nhưng an cư có hai: là sự tướng an cư và pháp tánh an cư. Sự tướng an cư là ba tháng mùa mưa Tăng Ni tụ hội lại một chỗ để chuyên tu học. Pháp tánh an cư là an cư ở tự tánh chân không của mình, không giới hạn thời gian nơi chốn, dù đi đâu ở đâu lúc nào cũng an trú trong pháp tánh bất sanh bất diệt của chính mình. An cư như thế thì không có ngày giải hạ tự tứ, mà an cư suốt đời. Còn chúng ta an cư có thời hạn thì ba tháng an cư tu kỹ, còn những tháng khác thì tu lai rai. An cư trong Pháp tánh thì suốt đời không phiền não khổ đau, an cư trên sự tướng có lúc đang ở trong mùa an cư mà cũng có chuyện buồn phiền hoặc ít, hoặc nhiều, đó là an cư tạm.
Vì vậy trong Chứng Ðạo Ca của Ðại sư Vô Tướng ở Vĩnh Gia nói:
Rành rành thấy không một vật, Cũng không người, cũng không Phật. Cõi cõi đại thiên bọt nổi trôi,

Tất cả Thánh hiền như điện chớp.

Âm :
Liễu liễu kiến vô nhất vật, Dã vô nhân dã vô Phật. Ðại thiên sa giới hải trung âu, 

Nhất thiết Thánh hiền như điện phất.

Ðến đây Ngài dẫn bài kệ của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác: Rành rành thấy không một vật, cũng không người, cũng không Phật. Qua cái nhìn của Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác thì cái thể chân không sáng suốt nhưng không có mộtvật, cũngkhôngngười không có Phật. Người chỉ cho chúng sanh mê, Phật là giác, không có người mê kẻ giác gì cả. Cõi cõi đại thiên bọt nổi trôi, tất cả Thánh hiền như điện chớp. Từ thể chân không ứng hiện ra đại thiên sa giới, hay các bậc Thánh hiền, nhưng tướng ứng hiện chẳng khác nào bọt nổi, làn điện chớp, không thật có. Như vậy tất cả hình tướng thế gian, tất cả ngôn ngữ đối đãi đều là tướng giả dối. Thể chân thật thì vượt tất cả hình tướng ngôn ngữ đối đãi của thế gian. Do đó Ngài nói thêm:

Chư Phật hiện ra đời là ứng hóa chẳng phải thật, chúng sanh huyễn khởi có danh tướng đều hư dối, phổ thỉnh đạo tràng thủy nguyệt, tỏ ngộ Phật sự không hoa. Thế nào là Phật sự không hoa ? Dạy rằng: Tướng không là thật tướng, thân không tức Pháp thân, sạch trọi trơn, bày trơ trơ, không một vật, không thể nắm bắt, nếu gọi là một vật, lại chẳng trúng lý.

Chư Phật hiện ứng hóa thân để hóa độ chúng sanh cũng là giả hiện, khởi ra danh tướng chúng sanh cũng là hư dối. Do đó nên phổ thỉnh đạo tràng thủy nguyệt, tỏ ngộ Phật sự không hoa. Thế nào là phổ thỉnh đạo tràng thủy nguyệt ? Phổ thỉnh tức là mời khắp, đạo tràng thủy nguyệt là đạo tràng trăng đáy nước. Nghĩa là xin mời mọi người sinh hoạt trong một cái đạo tràng hư dối như bóng mặt trăng hiện trong nước. Bây giờ chúng ta đổi Thiền Viện Trúc Lâm thành đạo tràng thủy nguyệt và mỗi ngày chúng ta sinh hoạt thì chắc chắn chúng ta cười hoài, không có điều gì bực bội khiến chúng ta nặng lời với nhau. Giả sử có một cái hồ nước, đêm rằm trăng sáng, mấy đứa nhỏ nhìn xuống hồ thấy mặt trăng, chúng nhảy ùm xuống hồ đua nhau vớt mặt trăng, chúng quậy nước hồ chao động nhưng không vớt được, chúng tát cạn nước thì mặt trăng cũng mất luôn. Như vậy thì chúng ta tu phải sống trong đạo tràng thủy nguyệt đó.

Thế nào là Phật sự không hoa ? Ngài khuyên chúng ta làm Phật sự phải biết Phật sự mình đang làm cũng hư dối như hoa đốm trong hư không. Sở dĩ chúng ta thấy trong hư không có hoa đốm chớp chớp là do mắt chúng ta bị bệnh. Khi mắt hết bệnh thì thấy hư không trong suốt không có hoa đốm, như vậy là hoa đốm không thật. Song, ngày nay chúng ta làm Phật sự thì có hoa, lại còn xâu thành tràng, để người nào có danh dự chúng ta tặng tràng hoa đeo vào cổ. Hồi tôi đi ngoại quốc, lúc xuống phi trường Haiway được người ta tặng nhiều tràng hoa đeo vàocổ nặng trĩu, mà lấy xuống liền thì mất lịch sự, phải đi ra tới phòng khách cho họ chào đón, chụp ảnh, quay phim rồi mới được lấy ra, thật là mệt. Như vậy tỏ ngộ Phật sựđahoavướngbận, mà vướng bận là khổ. Ứng dụng Phật sự không hoa thì đời tu chúng ta thật sự giải thoát sung sướng vô cùng. Tuy nhiên nhiều người thích đa hoa hơn là không hoa. Như ở Thiền Viện Trúc lâm này mà mỗi sáng mọi người nghe tri sự phổ thỉnh, tất cả đều vui vẻ vác cuốc, mang xẻng, xách thùng đi làm việc, tâm an nhiên thanh tịnh, là chúng ta đang phổ thỉnh trong đạo tràng thủy nguyệt. Chừng nào tỏ ngộ, đạo lực vững vàng, tôi cử đi làm Phật sự thì nhớ làm Phật sự không hoa, chớ làm Phật sự đa hoa.

Thế nào là Phật sự không hoa ? Dạy rằng: Tướng không là thật tướng, thân không tức Pháp thân, sạch trọi trơn, bày trơ trơ, không một vật, không thể nắm bắt, nếu gọi là một vật, lại chẳng trúng lý. Ngài dạy Phật sự không hoa là nhận ra chỗ sạch trọi trống trơn, thênh thang, nói một vật cũng chẳng trúng. Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng từ Tung Sơn đến tham vấn Lục Tổ Huệ Năng ở Tào Khê, Tổ hỏi:

- Ở đâu đến ?

Ngài thưa:

- Ở Tung Sơn đến.

Tổ hỏi:

- Vật gì đến ?

Ngài thưa:

- Nói in tuồng một vật tức không trúng.

- Lại có thể tu chứng chăng ?

- Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được.

Ðó mới là Phật sự không hoa. Chúng ta thấy người xưa một phen nhìn, một phen thấy trình bày đúng với lý đạo chân thật.

Có nói đều thành báng, Không lời cũng chẳng dung. Vì anh thông một lối,

Trời mọc núi đông hồng.

Âm :
Hữu thuyết giai thành báng, Vô ngôn diệc bất dung. Vị bỉ thông nhứt tuyến,

Nhật xuất lãnh đông hồng.

Có nói đều thành báng, không lời cũng chẳng dung. Nói có nói không, nói thật nói giả, nói phải nói quấy là chê bai vị Phật của mình. Chỗ chân thật nói ra thì trật, nhưng làm thinh không nói gì cả cũng không đúng. Tại sao ? Vì ngôn ngữ không thể nói đến chỗ chân thật, nhưng mượn ngôn ngữ để chỉ chỗ chân thật cho người nhận ra. Nếu cho rằng chỗ chân thật là chân không nên làm thinh không nói gì cả thì có lợi gì cho ai. Cho nên nói ra lời mà xác nhận đúng sai, là chê bai Phật, còn nói rằng im lặng là đúng cũng sai luôn, do đó nói hay nín đều sai cả. Vì anh thông một lối, trời mọc núi đông hồng. Ngài vì chúng sanh vạch ra một lối. Khi ánh sáng mặt trời lên thì ngọn núi phía Ðông có màu sáng hơi hồng hồng. Màu sáng hồng hồng ở núi Ðông là do mặt trời mọc mà có. Khi chúng ta giác ngộ rồi, mọi hiện tượng chung quanh cũng sáng như mặt trời lên, không phải là không ngơ. Như vậy thì đừng bảo nói là trúng hay nín là trúng, mà chỉ tùy duyên, vì mê dù nói hay nín cũng đều sai, mà ngộ thì nói gì cũng đều đúng. Ðó là tùy duyên mê ngộ mà hiện. Chư Phật giáo hóa chúng sanh, ví như bà dạy cháu, tùy cơ mà ẩn hiện. Phương tiện có nhiều thứ. Cho nên nuôi cơm là thương con trẻ, nước uống là ngừa nó khát. Gượng gọi tên là Phật, là Tổ, là Thiền tông, là chỉ thú, là hư không pháp thân, là thật tướng vô tướng. Thật tướng vô tướng, là vượt lên tên gọi và hình tượng, thể vốn vô sanh, nhưng vì gượng nêu tên để chỉ bày cho người sau. Vì vậy nói: Pháp thân lồ lộ, thật tướng rành rành, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, bao gồm cả trời đất, suốt thấu cả núi sông, đối diện ngay trước mặt, chân thật rỗng rang mênh mông, viên dung cả pháp giới, trong lặng như như, không tướng không tên, không lời không nói, chẳng sanh chẳng diệt, không đến không đi, ứng vật hiện hình như trăng trong nước. Tùy duyên ứng ra hình chất, thì mượn sắc mà thành hình; nương theo loại mà hóa thân, thì quán âm thanh nói rộng giáo pháp. Nói năng bày tỏ nơi lá bối, là chân ngôn mà chẳng phải chân ngôn; tướng hiển hiện nơi hoa sen, nếu có tướng thì đâu từng có tướng. Xưng Phật xưng Tổ, trị kẻ dưới mà tạm mượn tên; rất diệu rất huyền, tối thượng vô tướng; thường lạc ngã tịnh, tột lý mà chứng biết; pháp thân vô vi, vượt lên trên Phật Tổ; tên Phật hiệu Tổ cũng là giả danh; pháp tánh chân không, trọn không một vật. Người học tham Thiền thấu đến tột cùng, nên nói đã thấu đến chỗ ruộng đất cố hương, đã được chỗ an thân lậpmạng, chỗ thường lạc ngã tịnh, chỗ sanh tử chẳng dính dáng. Ruộng đất cố hương, là chỗ rỗng thênh bát ngát, đến ruộng đất ấy, thì một chữ Phật cũng là vật ở bên ngoài căn trần.

Chư Phật giáo hóa chúng sanh, ví như bà dạy cháu, tùy cơ mà ẩn hiện. Ngài nói chư Phật giáo hóa chúng sanh như bà dạy cháu. Một hôm tôi ngồi bên thất, thấy có một chú chừng bốn chục tuổi dẫn một đứa bé khoảng bảy tám tuổi, đứa bé đòi vô cái lùm rậm, có lẽ nó muốn hái hoa. Chú bèn nói: đừng vô, ông kẹ đó con. Thằng bé sợ không dám vô. Như vậy ông kẹ không có nhưng muốn dọa thằng bé nên nói ông kẹ. Cũng thế bà già dạy cháu cũng phải nói những chuyện vu vơ để răn cháu. Như mẹ cháu đi chợ hoặc đi làm ngoài đồng, cháu khóc bà dỗ thì phải xí gạt: má con sắp về, sẽ cho con rất nhiều bánh, nín đi. Nói thế nhưng thật sự bà chưa thấy má cháu về, nhưng vì muốn cháu nín khóc bà phải nói gạt. Cũng thế chúng sanh đang phiền não khổ đau, Phật dạy rán tu để nhập Niết-bàn hay về Cực lạc, nơi đó an vui vô cùng; nơi đó sống hoài không chết. Ðúng với hai điều tham muốn của người thế gian là tham vui sướng và tham sống lâu. Thế nên gặp nhau mọi người chúc tụng sống bá niên giai lão, còn vua chúa thì chúc "vạn tuế vạn vạn tuế" để đáp ứng những điều tham muốn cho nhau. Ðó là chúng sanh đang khổ, Phật dạy tu để hết khổ được vui. Hằng ngày nhìn thấy người đang sống mạnh khỏe bỗng ngã bệnh chết, để lại bao nhiêu người thương nhớ khóc than. Hằng ngày trên báo đều có tin chia buồn hoặc báo tang, cái chết kề ở bên ai cũng sợ, nên Phật dạy tu để chứng Niết-bàn thanh tịnh, không còn sanh tử khổ đau. Nghe như thế chúng sanh ham tu để được an vui và bất tử. Ðó là đức Phật dùng phương tiện để giáo hóa chúng sanh, như bà già đem bánh dỗ con nít.

Tuy nhiên chúng ta đừng hiểu lầm rằng, Phật xí gạt mình tu rồi cuối cùng không được gì hết, giống như bà già nói gạt để dỗ cháu nín chớ không có sự thật. Ðó là một lối nói thí dụ, thật tế thì tu là bỏ tất cả để được tất cả, chớ không phải không được gì hết, được tất cả là vì chân không mà diệu hữu, thể nó là không tịch mà tùy duyên ứng hiện lợi lạc quần sanh. Khi tu hành đạt được an vui cho mình rồi thấy chúng sanh còn mê lầm, chúng ta bèn đi vào trong sanh tử để giáo hóa họ. Nhưng đi vào sanh tử mà như đi dạo vườn hoa thì đâu có khổ. Chúng sanh mê lầm nên ở trong cảnh khổ thì kêu trời đất than khổ, Bồ-tát giác ngộ đi trong sanh tử làm lợi ích cho chúng sanh không sợ không chán. Vì đánh thức cho chúng sanh tỉnh cơn mê mà Bồ-tát sẵn sàng đi trong cảnh khổ sanh tử, chớ không vội vào Niết-bàn để hưởng vui một mình. Ðó là Bồ-tát ở trong đạo tràng thủy nguyệt làm Phật sự không hoa. Như vậy thì thể nhập được tự tánh thanh tịnh là có muôn ngàn diệu dụng tùy duyên giáo hóa chúng sanh. Ðó là được tất cả, chớ không phải tu rồi cuối cùng chẳng được gì.

Phương tiện có nhiều thứ. Cho nên nuôi cơm là thương con trẻ, nước uống là ngừa nó khát. Gượng gọi tên là Phật, là Tổ, là Thiền tông, là chỉ thú, là hư không pháp thân, là thật tướng vô tướng. Thật tướng vô tướng, là vượt lên tên gọi và hình tượng, thể vốn vô sanh, nhưng vì gượng nêu tên để chỉ bày cho người sau. Vì vậy nói: Pháp thân lồ lộ, thật tướng rành rành, tròn đồng thái hư, không thiếu không dư, bao gồm cả trời đất, suốt thấu cả núi sông, đối diện ngay trước mặt, chân thật rỗng rang mênh mông, viên dung cả pháp giới, trong lặng như như, không tướng không tên, không lời không nói, chẳng sanh chẳng diệt, không đến không đi, ứng vật hiện hình như trăng trong nước. Tùy duyên ứng ra hình chất, thì mượn sắc mà thành hình; nương theo loại mà hóa thân, thì quán âm thanh nói rộng giáo pháp. Nói năng bày tỏ nơi lá bối, là chân ngôn mà chẳng phải chân ngôn; tướng hiển hiện nơi hoa sen, nếu có tướng thì đâu từng có tướng. Xưng Phật xưng Tổ, trị kẻ dưới mà tạm mượn tên; rất diệu rất huyền, tối thượng vô tướng; thường lạc ngã tịnh, tột lý mà chứng biết; pháp thân vô vi, vượt lên trên Phật Tổ; tên Phật hiệu Tổ cũng là giả danh; pháp tánh chân không, trọn không một vật. Người học tham Thiền thấu đến tột cùng nên nói đã thấu đến chỗ ruộng đất cố hương, đã được chỗ an thân lập mạng, chỗ thường lạc ngã tịnh, chỗ sanh tử chẳng dính dáng. Ruộng đất cố hương là chỗ rỗng thênh bát ngát. Ðến ruộng đất ấy, thì một chữ Phật cũng là vật ở bên ngoài căn trần.

Ðoạn này Ngài nói một mạch những từ ngữ để chúng ta hiểu. Vì phương tiện của Phật Tổ giống như phương tiện của bà già dạy cháu. Phật Tổ vì chúng sanh mê nên lập danh từ Phật, lập danh từ Tổ, lập danh từ Thiền, lập ra chỉ thú... Còn thể chân thật là Pháp thân, là thật tướng vô tướng, nó vượt ra ngoài tên gọi hình tướng, nó không sanh diệt, nhưng gượng đặt tên, vẽ ra hình tượng, để dẫn dắt những người mê giống như bà già tìm phương tiện để dỗ đứa cháu nín khóc. Thật ra thì Pháp thân luôn luôn hiện tiền, không lúc nào thiếu vắng nơi mỗi chúng ta. Như ở trước tôi nói cái hay thấy không có tướng mạo, vậy có chụp hình được cái hay thấy không ? Cái hay thấy bình hoa, chúng ta chụp hình bình hoa chớ không thể chụp hình cái hay thấy được bình hoa. Vì cái có hình tướng thì người ta chụp được bóng của nó, còn cái không tướng mạo thì không có bóng, không có bóng nhưng mà có thấy. Cho nên hỏi cái hay thấy của thầy ra sao thì không tả được, hỏi bình hoa ra sao thì diễn tả được. Như vậy chúng ta thấy người thấy vật thì diễn tả được người vật, mà không diễn tả được cái hay thấy. Không diễn tả được nhưng không phải không có. Nếu không làm sao thấy được người được vật ? Tuy nhiên, có người hiểu lầm nếu không diễn tả được thì nói gạt sao. Như tôi nói rằng: "Tôi có Phật tánh". Có người hỏi: "Phật tánh ra sao chỉ tôi coi ?". Phật tánh không có tướng mạo làm sao chỉ? Do đó dù có nói thật đối với người không tin, không nhận ra họ cũng cho là nói đùa. Không phải không diễn tả chỉ bày được mà không có. Cái chân thật luôn luôn hiện tiền mà không chỉ ra được. Song, tôi nói đông nói tây, chợt có người nhận ra, như vậy người đó được chỉ chưa ? Trong nhà Thiền nói người đó là người mắt sáng, mắt sáng là tâm sáng chớ không phải con mắt thịt sáng. Còn chúng ta, thể chân thật hiện hữu trước mắt mà không nhận ra là tâm tối. Tâm tối nên không nhận ra cái hiện tiền, còn mắt thì nhìn thấy cảnh vật như đường xá, cây cối, nhà cửa v.v... Người nhận ra thể chân thật của mình họ tự biết chớ không diễn tả cho ai biết được. Cho nên danh từ Phật Tổ cũng là tạm đặt chớ không có thật. Lại nói nó rất diệu, rất huyền, tối thượng, vô tướng, thường, lạc, ngã, tịnh v.v... là để cho người nghe thỏa mãn từ ngữ, thỏa mãn lòng khao khát, chớ thật ra dùng ngôn ngữ không nói đến chỗ tột cùng. Vì vậy ở đoạn này nói người tham Thiền thấu đến chỗ tột cùng, là trở về chỗ ruộng đất cố hương. Cố hương là quê hương cũ của mình phải không ? Là nơi chôn nhau cắt rốn của mọi người, nơi đó có nhà cửa, có lũy tre, có đủ thứ, người ngộ đạo trở về cố hương đó phải không ? - Người thấu chỗ tột cùng trở về cố hương là trở về thể chân không, nhưng chân không mà diệu hữu, nên bao nhiêu hình tướng tạm bợ của thế gian đều lưu xuất từ đó. Ðó là về cố hương của người ngộ đạo, nên Ngài nói ruộng đất cố hương là chỗ rỗng thênh bát ngát, đến ruộng đất ấy thì một chữ Phật cũng là Phật ở ngoài căn trần. Như vậy cố hương là chỗ không còn đối đãi Phật và chúng sanh. Vì Phật và chúng sanh là cái đối đãi ở bên ngoài của căn trần.

Như vậy, Phật còn không đắm trước, huống nữa là chân như Phật tánh, Bồ-đề Niết-bàn, chỗ nào có được ? Thấu tột, thấu tột rành rành không một vật, thì không phàmThánh, không thứ lớp, không danh tướng, không thềm bực, không số kiếp, không giờ khắc, không tôn ti, không xưa không nay, không được không mất, không một không hai, không phải không quấy, không tịnh không loạn, không sanh không tử, không Phật không chúng sanh, không bờ mé khônglàm ra, không tu không chứng; không thườngkhông trụ và chẳng không thường trụ, vốn không Niết-bàn, chẳng phải chẳng không Niết-bàn, vốn không thành Phật và chẳng không thành Phật; cũng không tỏ rõ trongcái tỏ rõ, cũng không trong lặng trong cái trong lặng, cũng khôngcáithểtronglặng, cũng không cái dụng trong lặng; cũng không thế ấy nói cái trong lặng, cũng không thế ấy thọ cái trong lặng; ba cái không đều không, chỉ một cái trong lặng tròn đầy, mà một cũng chẳng một, nguồn trở lại nguồn.

Như vậy, Phật còn không đắm trước, huống nữa là chân như Phật tánh, Bồ-đề Niết-bàn, chỗ nào có được ? Ngài nói Chân như, Phật tánh, Bồ-đề, Niết-bàn là những từ ngữ tạm đặt, còn chỗ chân thật thì không từ ngữ nào nói đến được, chỉ tự mình sống, tự mình an trú, chớ không có ngôn ngữ nào diễn đạt được chỗ đó. Vì từ ngữ lập ra là căn cứ trên ngôn thuyết mà ngôn thuyết là do vọng tưởng khởi, mà vọng tưởng thì không thật làm sao diễn đạt được cái thật ?

Thấu tột, thấu tột rành rành không một vật, thì không phàm Thánh, không thứ lớp, không danh tướng, không thềm bực, không số kiếp, không giờ khắc, không tôn ti, không xưa không nay, không được không mất, không một không hai, không phải không quấy, không tịnh không loạn, không sanh không tử, không Phật không chúng sanh, không bờ mé không làm ra, không tu không chứng; không thường không trụ và chẳng không thường trụ, vốn không Niết-bàn, chẳng phải chẳng không Niết-bàn, vốn không thành Phật và chẳng không thành Phật; cũng không tỏ rõ trong cáitỏrõ, cũngkhôngtrong lặng trong cái trong lặng, cũng không cái thể trong lặng, cũng không cái dụng trong lặng; cũng không thế ấy nói cái trong lặng, cũng không thế ấy thọ cái trong lặng; ba cái không đều không, chỉ một cái trong lặng tròn đầy, mà một cũng chẳng một, nguồn trở lại nguồn.

Ðoạn này tóm lại có ba cái không. Một là không phủ định, như không phàm không Thánh, không danh tướng v.v... Hai là không vừa phủ định lại vừa khẳng định, như không thường trụ và chẳng không thường trụ, chẳng không thường trụ tức là có, như vậy vừa phủ định lại vừa khẳng định chớ không phải phủ định suông. Ba là vừa không vừa có, nghĩa là cái không nằm sẵn trong cái có, như cũng không tỏ rõ trong cái tỏ rõ, cũng không trong lặng trong cái trong lặng... Bởi vì tất cả pháp không riêng rẽ, không tách rời nhau. Cho nên cái phủ định lại ở trong cái khẳng định, dù nói có nói không, rốt cuộc cũng chỉ ở trong vòng đối đãi. Thật sự đầy đủ ý nghĩa là vừa tịch tĩnh vừa có diệu dụng, không phải tịch tĩnh rồi thầm lặng luôn. Thế nên thành Phật, thể nhập Pháp thân không hình tướng, nhưng có đầy đủ diệu dụng để giáo hóa chúng sanh. Như vậy trong cái không hình tướng lại có hình tướng tùy duyên thị hiện, không thể lấy cái gì để đo lường, nên nói không được, mà cảm thọ cũng không được. Vì nói là còn đối đãi, thọ là còn cảm giác, có cảm giác là có hình tướng, mà thể trong sáng không hình tướng, làm sao có cảm giác, có đối đãi ?

Nên biết trong không vốn chẳng hoa, Vì kẻ mê, quyền hiện Thích Ca. Ðem sắc thanh cầu trọn chẳng thấy,

Xưa nay chân thật tự nơi ta.

Âm :
Tu tri không lý bổn vô hoa, Quyền vị mê lưu hiện Thích Ca. Dĩ sắc thanh cầu chung bất kiến,

Nguyên lai chân Phật bổn phi tha.

Nên biết trong không vốn không hoa, vì kẻ mê, quyền hiện Thích Ca. Bài kệ này nói về Pháp thân , trong không vốn không hoa là chỉ Pháp thân thanh tịnh vốn không có sắc tướng. Nhưng đức Phật Thích Ca thị hiện ở Ấn Ðộ tu hành thành Phật, đó chỉ là một hóa thân của chư Phật, không phải thật. Hóa thân đó từ Pháp thân hiện ra giống như hoa đốm từ hư không hiện ra vậy. Cho nên nói trong không vốn chẳng hoa. Trong không chỉ cho thể Pháp thân thanh tịnh vốn không có sắc tướng, bây giờ hiện ra sắc tướng đó là vì chúng sanh mê muội, quyền hiện ra có đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời giáo hóa. Ðó là hiện tượng báo thân, hóa thân chớ không phải Pháp thân, vì Pháp thân thì không tướng mạo, thanh tịnh không sanh diệt. Cho nên: Ðem sắc thanh cầu trọn chẳng thấy, xưa nay chân thật trọn nơi ta. Nếu chúng ta đem sắc tướng và âm thanh mà tìm cầu thì không bao giờ thấy Pháp thân. Vì Pháp thân xưa nay vốn có sẵn nơi mỗi người chúng ta. Nếu tìm kiếm là tìm kiếm cái ngoài mình, do đó càng tìm là càng không thấy. Kinh Kim Cang có bài kệ:
Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhân hành tà đạo

Bất năng kiến Như Lai.

Nghĩa là nếu dùng sắc tướng, dùng âm thanh cầu Phật, thì người đó hành đạo tà, không thể nào thấy Phật. Như vậy, Phật ở sẵn nơi mình, nếu chúng ta chịu quay đầu lại, không chạy theo sáu trần ở bên ngoài thì nhận ra được Pháp thân Phật đầy đủ.
Vốn tự nhiên thành chẳng tạc điêu, Chống trời chỏi đất mặc tiêu diêu. Xưa nay Chánh giác không một vật,

Toàn thân chẳng dính mảy tơ hào.

Âm :
Bổn tự viên thành bất giả điêu, Trú thiên trú địa nhậm tiêu diêu. Chánh giác bản lai vô nhất vật,

Thông thân bất quải nhất ty hào.

Vốn tự viên thành chẳng tạc điêu, chống trời chỏi đất mặc tiêu diêu. Pháp thân vốn sẵn có, tạo hình điêu khắc chẳng thể hiện được Pháp thân, nó sẵn có bao trùm khắp trời đất một cách tự tại, nên đây nói "chống trời chỏi đất mặc tiêu diêu". Xưa nay Chánh giác không một vật, toàn thân chẳng dính mảy tơ hào. Từ xưa đến giờ những vị ngộ đạo đều nhận ra rằng tánh giác không có một vật, vì không một vật nên không dính một mảy tơ. Tổ Huệ Năng cũng nói "xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi bặm". Vậy ai nhận ra Pháp thân thì không kẹt trên hình thức sự tướng, nếu chưa nhận thì chúng ta dễ mắc kẹt, tưởng Phật thế này, thế nọ, làm lệch lạc ý nghĩa của Pháp thân.
Giơ hoa niêm cú gạt người thôi, Muôn pháp không hoa chẳng kéo lôi. Tông, giáo cùng quên đều chẳng đắm,

Nguồn linh tự tại mặc thảnh thơi.

Âm :
Niêm hoa niêm cú cộng tha man, Vạn pháp không hoa tổng bất can. Tông, giáo lưỡng vong câu bất nịch,

Linh nguyên tự tại nhậm thanh nhàn.

Giơ hoa niêm cú gạt người thôi, muôn pháp không hoa chẳng kéo lôi. Ngài nói rằng hình ảnh Phật Thích ca cầm cành hoa sen đưa lên, ngài Ca-diếp mỉm cười là lối gạt người chớ không thật. Tại sao ? Vì tánh Phật không phải là hoa sen, tánh Phật không phải là cái mỉm cười. Ðó chỉ là hình thức bên ngoài, tánh Phật ở tự tâm, mình nhận ra, chớ không phải là hình tướng. Khi muốn diễn tả cái mà mình đã lãnh hội được thì mượn hình tướng bên ngoài. Ðó là lối đánh lừa chớ không phải thật. Vì muôn pháp ở thế gian này nó không có thật, giống như hoa đốm trong hư không, không dính dáng gì với mình, đừng để nó gạt, đừng để nó lôi kéo, đừng để nó can dự vào mình. Tông, giáo cùng quên đều chẳng đắm, nguồn linh tự tại mặc thảnh thơi. Tông là Thiền, giáo là Kinh, cả hai Thiền và Giáo đều quên. Người tu nếu không kẹt ở Thiền và Giáo thì tự tại thảnh thơi vô cùng. Còn chấp đây là Thiền, kia là Giáo là bệnh, chớ chưa đạt đến chỗ  cuối  cùng. Chỗ cuối cùng không còn Thiền không còn Giáo, mà là một nguồn trong sáng an nhàn tự tại.
Theo rỗng tiếp vang đều chẳng thật, Không hoa mắt bệnh tùy vọng sanh. Cội nguồn diệu thể không chỗ trụ,

Chân như tự tại mặc tung hoành.

Âm :
Thừa hư tiếp hưởng giai phi thật, Bệnh nhãn không hoa trục vọng sanh. Diệu thể bản nguyên vô sở trụ,

Chân như tự tại nhậm tung hoành.

Theo rỗng tiếp vang đều chẳng thật, không hoa mắt bệnh tùy vọng sanh. Ngài nói rằng chúng ta đuổi theo những tướng hư ảo, những tiếng vang của âm thanh, những cái đó đều không thật, giống như hoa đốm do bệnh mắt mà vọng sanh ra. Cũng vậy tất cả tướng thế gian đều hư giả, chúng ta mê nên chạy theo thấy nghe mà phân biệt, chớ khi ngộ rồi thì những cái đó không còn giá trị nữa. Cội nguồn diệu thể không chỗ trụ, chân như tự tại mặc tung hoành. Cội nguồn diệu thể chỉ cho Pháp thân, Pháp thân không có chỗ trụ nên không kẹt không mắc, không có gì ràng buộc nên mặc tình dọc ngang, không có gì làm chướng ngại cội nguồn diệu thể được.
Trên đảnh Tỳ-lô vui quá chừ, Trong ánh tịch quang không vật dư. Tức sắc tức không thật rành rõ,

Chẳng tâm chẳng Phật tự như như.

Âm :
Tỳ-lô đảnh thượng lạc vô dư, Thường tịch quang trung nhất vật vô. Tức sắc tức không chân liễu liễu,

Phi tâm phi Phật tự như như.

Trên đảnh Tỳ-lô vui quá chừ, trong ánh tịch quang không vật dư. Tỳ-lô nói đủ là Tỳ-lô-giá-na chỉ cho Pháp thân, Ngài nói ai đạt đến chỗ tột cùng của Pháp thân thì rất là vui vẻ thích thú. Tại sao thích thú ? Vì trong ánh tịch quang không có một vật, nên không có tướng sanh không có tướng diệt. Không sanh không diệt thì không còn khổ đau. Tức sắc tức không thật rành rõ, chẳng tâm chẳng Phật tự như như. Thường thường trong lúc mê thì chúng ta thấy đây là sắc kia là không, không ở ngoài sắc, sắc ở ngoài không, nhưng khi ngộ rồi thì sắc không chẳng hai. Như hoa đốm và hư không nói là một hay là hai ? Nói một không được mà nói hai cũng không được, vì rời hư không chúng ta không thấy có hoa đốm, vì vậy mà không phải một cũng không phải hai. Hoa đốm là cái không thật, khi mắt bệnh mới thấy, còn hư không thì thường nhiên. Cũng vậy do mê chúng ta chạy theo sắc, khi giác ngộ rồi thì biết rành rõ thể sắc tức là không, lúc đó không nói tâm nói Phật gì cả. Tại sao vậy ? Vì chúng ta còn mê nên Tổ mới nói: tức tâm tức Phật, như vậy thì có tâm có Phật; tâm ngộ gọi là Phật, tâm mê gọi là chúng sanh. Có tâm có Phật là còn mê chưa ngộ nên thấy có tâm riêng Phật riêng. Khi tâm là Phật thì đâu còn tâm đâu còn Phật hai thứ. Ðến chỗ đó không còn chấp tâm, không còn chấp Phật, sống một cách tự tại như như.
Chư Tôn ứng hóa thảy vọng duyên, Pháp thân thanh tịnh rộng vô biên. Ngàn sông có nước, ngàn sông nguyệt,

Muôn dặm không mây muôn dặm thiên.

Âm :
Ứng hoá chư Tôn đẳng vọng duyên, Pháp thân thanh tịnh quảng vô biên. Thiên giang hữu thủy, thiên giang nguyệt,

Vạn lý vô vân vạn lý thiên.

Chư Tôn ứng hóa thảy vọng duyên, Pháp thân thanh tịnh rộng vô biên. Nghĩa là chư Phật Ứng thân hay Hoá thân thảy đều vì chúng sanh có duyên với các Ngài, nên các Ngài ứng hiện giáo hóa. Nhưng đó là cái duyên hư dối chớ không phải chân thật. Còn Pháp thân thì trong lặng sáng suốt không giới hạn. Như vậy dù cho thân Phật Thích Ca có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp cũng là cái thân tạm bợ có giới hạn tùy duyên giáo hóa chúng sanh, chớ không phải thân thật, thân thật là Pháp thân thênh thang không có giới hạn. Cho nên chúng ta mang thân giả tạm thì dù đẹp cũng không tự cao, dù xấu cũng không mặc cảm. Nếu thấy nó giả dối thì đẹp xấu cũng đều là giả dối, có chi quan trọng, chỉ trở về với cái thân chân thật mới là cứu cánh, là chỗ mà chúng ta hướng đến. Ngàn sông có nước, ngàn sông nguyệt. Muôn dặm không mây muôn dặm thiên. Trên hư không có một mặt trăng, ở dưới đất có ngàn dòng sông thì có ngàn bóng trăng hiện trong nước. Và, trong bầu hư không muôn dặm không có mây thì thấy bầu trời dài muôn dặm. Như vậy mặt trăng thật thì không hai, mà bóng mặt trăng hiện trong nước thì vô số. Cũng vậy, Pháp thân thì không hai mà Ứng Hóa thân thì vô số. Và, bầu trời là dụ cho Pháp thân. Nếu không mê Pháp thân thì Pháp thân thênh thang vô tận, cũng như nếu bầu trời không mây thì bầu trời thênh thang không giới hạn. Như chúng ta nhìn lên hư không nếu có mây dày thì thấy chừng năm mười cây số là tới mây chặn rồi, nếu không mây thì thấy một bầu trời trong veo không có ngằn mé. Cũng vậy khi tâm ta không còn vọng tưởng thì nó trùm khắp không thiếu vắng chỗ nào. Ðó là những bài kệ nói về sắc thân. Sau đây là những bài kệ xem để phá sắc tướng Tam Giáo. Ngày xưa ở Trung Hoa cũng như Việt Nam Tam Giáo là ba nền tảng đạo đức chính. Nhưng người bên Khổng Giáo thì không chấp nhận tinh thần Phật Giáo. Người bên Lão giáo thì không chấp nhận Khổng Giáo. Tam Giáo có sự chia rẽ chống đối nhau là vì mỗi Giáo có một lý thuyết và hướng nhắm riêng, do đó mà không hòa hợp. Ðến đời Tống, bên Trung Hoa các Thiền sư chủ trương Tam Giáo đồng nguyên. Ở Việt Nam đời Trần các Ngài cũng chủ trương Tam Giáo đồng nguyên, tức là ba giáo đồng một nguồn gốc. Các Ngài chủ trương như thế là để dẹp những cái thấy sai lầm của mỗi bên. Sau đây là bài kệ của Ngài nói lên ý nghĩa siêu vượt những kiến chấp tầm thường của người thiển cận.

Pháp kệ: Xem phá sắc tướng của Tam Giáo

Chẳng Nho chẳng Phật cũng chẳng Tiên, Vò lại một viên rỗng lặng tròn. Chùy nhọn thân hùng thông một điểm,

Kiếm sắc huơi rơi rõ tam huyền. (Phật, Nho, Tiên)

Trong mơ hòn bọt chia ranh giới,

Giữa luồng điện chớp bày Thánh hiền.

Muôn pháp ngàn tông đều là huyễn,

Một thoi nát sạch Tổ sư Thiền.

Thân đồng cõi hư không,

Bày pháp bằng hư không.

Khi chứng được hư không,

Không pháp không phi pháp.

Âm :

Pháp kệ:   Lãm phá Tam giáo sắc tướng

Phi Nho phi Phật diệc phi Tiên,

Niết tựu nhất đoàn không tịch viên.

Chùy dĩnh hùng thân thông nhất điểm,

Kiếm mang huy lạc liễu tam huyền.

Phù âu mộng lý phân cương giới,

Thiểm điển quang trung liệt Thánh hiền.

Vạn pháp thiên tông đô thị huyễn,

Nhất kình phá tận Tổ sư Thiền.

Thân đồng hư không giới,

Thị đẳng hư không pháp.

Chứng đắc hư không thời,

Vô thị vô phi pháp.

Chẳng Nho chẳng Phật cũng chẳng Tiên, vò lại một viên rỗng lặng tròn. Người theo Nho thì cho Nho là chân lý, người tu Phật thì cho Phật là chân lý, người tu theo đạo Lão thì cho Tiên là chân lý. Nhưng với cái nhìn của Thiền, thì ngài Chân Nguyên cho rằng Phật Nho Tiên chỉ là giả danh, giả tướng, chớ thể chân thật không hai. Chân lý thì không hai không ba, nhưng nếu ai cũng nói đạo mình là chân lý thì chân lý thành ra hai ba. Vì vậy ở đây nói chẳng Nho chẳng Phật chẳng Tiên gì cả, đem ba cái đó hòa hợp lại thành một viên rỗng lặng, không còn ba tướng khác nhau. Chùy nhọn thân hùng thông một điểm, kiếm sắc huơi rơi rõ tam huyền. Tam huyền ở đây không phải là tam huyền của tông Lâm Tế, mà tam huyền chỉ cho Phật Nho Tiên. Ngài Chân Nguyên nói dùng chùy nhọn đem hết sức mạnh của mình dùi cho nó thông thành một điểm duy nhất không có hai không có ba. Rồi dùng kiếm bén huơi lên cho rụng hết những cái một hai ba riêng rẽ, chừng đó mới thấy chỗ mầu nhiệm của Phật Nho Tiên không có khác, lý tam huyền chỉ là một nguồn. Trong mơ hòn bọt chia ranh giới, giữa luồng điện chớp bày Thánh hiền. Trong mơ tức là trong lúc ngủ mê nằm mộng thì những cái mình thấy, chẳng hạn như một hòn bọt thấy như là một ngọn núi, đó là thấy cái này riêng rẽ với cái kia, cái kia khác với cái nọ. Ðó là cái thấy của mơ của mộng. Trên tướng giả tạm phân chia cái này khác với cái kia, như chia đây là Nho, kia là Phật, nọ là Tiên, thấy có hiền có Thánh khác nhau, đó là tướng phân chia giả tạm không thật. Khi giác ngộ rồi thì không còn phân chia ranh giới, vì thể chân thật không có gì riêng khác.

Muôn pháp ngàn tông đều là huyễn, một thoi nát sạch Tổ sư Thiền. Chia ra muôn pháp ngàn tông, nhưng đều là huyễn hóa, các vị Tổ sư Thiền thoi một cái là tan nát sạch trơn mọi kiến chấp phân chia. Như vậy các bậc Tổ sư Thiền oai quá phải không ? Vì với cái nhìn của Tổ sư thì những sự phân chia ranh giới là hư ảo tạm bợ, cho nên chỉ cần một tiếng hét, một cái đánh của các Ngài là ngộ, ngộ rồi thì tất cả sự phân chia do mê lầm chấp trước đều tan nát. Tóm lại, qua bài kệ này ý ngài Chân Nguyên muốn dạy rằng, vì mê lầm chấp trước nên chia ra Nho, Lão, Phật riêng biệt, chớ trên chỗ cứu cánh thì nó không hai. Do đó Ngài nói thêm bài kệ:

Thân đồng cõi hư không, bày pháp bằng hư không. Ngài nói nếu chúng ta ngộ được Pháp thân rồi thì thân năm uẩn chúng ta đồng với hư không, vì thân năm uẩn và Pháp thân không hai, và các pháp hiện bày rỗng suốt không ngăn ngại. Cho nên khi chứng được hư không, không pháp không phi pháp. Nghĩa là khi chứng được Pháp thân rồi thì không pháp mà cũng có pháp. Vậy thì tất cả pháp có không đều không còn đối đãi.

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat å æžœå žå¾ 盂蘭盆会応慶寺 4 tot Ã Æ pháp khí tu tập trong phật giáo Tổ 描写家乡的桥的句子 Thực phẩm ngừa tiểu đà nẵng Thơm ngon các món ăn từ cốm 村上市お墓 护法 bản năng và lý trí theo quan niệm 倓虚法师 長谷寺僧堂安居者募集 อาจารอเกว bàn về vấn đề ăn chay 05 đưa tâm về nhà phần 2 giÕ บทความบรรยายธรรม cần phải tu trong mua bán kinh doanh ï¾ 达赖和班禅有啥区别 chỉ trong một chớp mắt Dăm 摩訶俱絺羅 證嚴上人第一位人文真善美 明月几时有 รบอปก Ai không nên thức khuya xem bóng đá niem tin chon chanh 12 câu hỏi lớn trong đời người bạn tốt đề chua kim cang học cách vui mật tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la 法事案内テンプレート