A. CHÁNH VĂN
a-01-01 Lời Tiểu Dẫn
a-01-02 Tựa
KỆ KIẾN TÁNH
a-03-01 Ðoạn 1 
a-03-02 Ðoạn 2 
a-03-03 Ðoạn 3 
B. GIẢNG GIẢI
b-01 Lời Tiểu Dẫn
TỰA
b-02-1 Ðoạn 1
b-02-2 Ðoạn 2
b-02-3 Ðoạn 3
KỆ KIẾN TÁNH
b-03-1 Ðoạn 1
b-03-2 Ðoạn 2
b-03-3 Ðoạn 3 
b-03-4 Ðoạn 4 
b-03-5 Ðoạn 5 
b-03-6 Ðoạn 6 
b-03-7 Ðoạn 7 
b-03-8 Ðoạn 8 
KẾT THÚC
b-03-9 Kết Thúc
cx
KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT
Biên Soạn: Thiền Sư Chân Nguyên 
Dịch Giải: Hòa Thượng Thích Thanh Từ
 

B.GIẢNG GIẢI
II- TỰA

(Ðoạn 2)

Hòa thượng Chân Nguyên là người quê ở làng Tiền Liệt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, trước kia còn đồng tử đi xuất gia theo Phật, lên thẳng chùa Hoa Yên núi Yên Tử, được ý chỉ tông ấn dòng Trúc Lâm với Thiền sư Chân Trú hiệu Tuệ Nguyệt. Không bao lâu Thiền sư Chân Trú nghiễm nhiên trở về không (tịch). Sư lại gặp thiện tri thức chung nhóm ba huynh đệ, đồng chí hướng, đồng tu tập, đồng giới phẩm, tham học thành tài.

Thiền sư Chân Nguyên người tỉnh Hải Dương, lúc còn bé Ngài đi thẳng lên chùa Hoa Yên núi Yên Tử, xuất gia với Thiền sư Chân Trú. Ngài xuất gia không bao lâu Thiền sư Chân Trú tịch, Ngài mới tìm thiện hữu tri thức để học đạo. Duyên lành gặp được ba người bạn  đồng  chí  hướng, đồng giới phẩm, cùng tham học cùng tu tập, được thành tài.

Sư y cứ Kinh Phạm Võng, Như Lai đã phó chúc: "Nếu trong khoảng ngàn dặm có bậc Ðại tông sư, phải mau đến ân cần cầu xin thọ giới Bồ-tát". Ví như lầu cao bốn tầng phải theo thứ lớp đi lên. Cũng vậy bốn đàn giới phẩm có thể lên tới địa vị Phật. Sư lại là người học rộng thấy trong Kinh Pháp Bảo Ðàn, Lục Tổ Huệ Năng đã được ấn ký ở Hoàng Mai, rồi gặp nhiều hoạn nạn chưa kịp đăng đàn thọ giới, sau đó cũng thỉnh chư Tăng đồng đến chứng cho cạo tóc, thọ giới mới được tròn sáng. Nếu thực là đệ tử Phật không được trái bỏ vượt qua. Như Lai đã nói, quyết phải thuận theo. Ngày trước đã có việc như trên, ngày nay đâu không việc này. Muốn được quả thù thắng, phải tuân theo điều này mà vâng làm. Sư chuẩn bị đầy đủ ca sa, tọa cụ, pháp phục, sắm lễ vật với tâm thành, vì pháp vượt xa xôi thẳng đến chùa Vĩnh Phúc trên núi Tôn Côn Cương, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc, một lần nữa đảnh lễ Tôn sư Minh Lương, tức Hòa thượng Mãn Giác truyền pháp tông Lâm Tế, thỉnh cầu lên đàn thọ giới Bồ-tát. Trong Kinh Phật nói: bởi người đắc đạo vốn do nhân duyên từ nhiều kiếp đã ngộ sâu chân như mà cảm kích đến Phật Tổ.

Sau khi Hòa thượng Chân Trú tịch, thì ngài Chân Nguyên cùng với ba người bạn đồng tu mới đi học đạo. Lúc đi học đạo các Ngài y cứ nơi Kinh Phạm Võng. Trong Kinh có dạy "nếu trong khoảng ngàn dặm có bậc Ðại tông sư phải mau đến ân cần xin thọ giới Bồ-tát". Thọ giới để tu giống như cái lầu cao bốn tầng phải theo thứ lớp đi lên. Trước hết là bước lên tầng thứ nhất, rồi lên tầng thứ hai, rồi lên tầng thứ ba, tầng thứ tư... Giới luật cũng vậy, tầng thứ nhất là mười giới Sa-di, tầng thứ hai là hai trăm năm mươi giới Tỳ-kheo, tầng thứ ba là năm mươi tám giới Bồ-tát, bên Tăng chỉ có ba tầng. Bên Ni có đủ bốn tầng là Sa-di-ni, Thức-xoa, Tỳ-kheo ni và Bồ-tát giới. Người theo bốn đàn giới phẩm này tu hành có thể tiến đến quả vị Phật.

Thiền sư Chân Nguyên là người học rộng, xem Kinh Pháp Bảo Ðàn, thấy kể lại việc Lục Tổ Huệ Năng được Ngũ Tổ ấn chứng cho, sau đó gặp nạn trốn trong rừng, nhưng sau khi hết nạn ra giáo hóa, Ngài cũng cạo tóc thọ giới. Nếu là đệ tử Phật thì đối với giới luật không được trái bỏ vượt qua, dù đã ngộ đạo và được ấn chứng. Vì đó là lời dạy của Như Lai, quyết phải làm theo, ngày xưa đã như vậy thì ngày nay cũng phải như vậy. Thế nên ngài Chân Nguyên mới chuẩn bị đầy đủ ca sa, tọacụvà lễ vật, vượt đường xa thẳng đến chùa Vĩnh Phúctrên núi Côn Cương, ở phủ Từ Sơn, Kinh Bắc (Bắc Ninh). Ngài đảnh lễ Thiền Sư Minh Lương một lần nữa để tham học, sau Ngài ngộ đạo và được truyền pháp của tông Lâm Tế. Từ đây, Ngài đã đầy đủ giới đức và là người ngộ đạo, nên nói người có chủng duyên lành nhiều đời nhiều kiếp, nên khi đi tu có sự cảm kích đến Phật Tổ, khiến gặp được những bậc cao tăng thạc đức, chỉ dạy cho đạo lý chân chánh. Ngược lại nếu không có duyên phước ở nhiều đời thì không có cơ hội tốt đó.

Sư xúc động than rằng: "Phật xưa sớm được công quả cao siêu, do siêng tu thắng hạnh đầu đà. Hương hoa muôn vật là ngoại tài, cánh tay hay một ngón tay là nội thân tài, ân Phật khó đền đáp, đức Tổ đâu dễ trả !" Sư bèn cung kính đối trước tượng Phật dùng lửa đốt ngón tay phát nguyện: "Trước đốt một ngón tay, nguyện đem pháp cúng dường này đền đáp ân sâu của Phật Tổ, Sư Trưởng". Sau Sư đốt tiếp một ngón tay nữa: "Nguyện đem pháp cúng dường này, nương theo Kinh Phạm Võng thọ giới Bồ-tát và thẳng lên mười đại nguyện lực Bồ-đề. Nguyện đời đời tiếp nối đèn tuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừa y bát của chư Tổ. Vì tông và giáo đốt ngón tay, kính dâng lên Tổ Ðiều Ngự. Tùy nguyện của chúng hữu tình, mà cảm đến trí vô lậu".

Ngài Chân Nguyên khi đã nhận được yếu chỉ Thiền Tông Ngài xúc động than rằng: Phật xưa sớm được công quả cao siêu, do siêng tu thắng hạnh đầu đà. Hương hoa muôn vật là ngoại tài, cánh tay hay một ngón tay là nội thân tài, ân Phật khó đền đáp, đức Tổ đâu dễ trả. Ngài nhớ đến công ơn của đức Phật trải qua nhiều năm tu hành khó khổ mới thành Phật. Ngài nghĩ ngày nay mình ngộ được đạo, thấu được lý Thiền, mình phải làm sao ? Lấy cái gì cúng dường Phật để tỏ lòng biết ơn ? Ngài nói rằng hương hoa muôn vật... là ngoại tài là cái ở bên ngoài. Còn cánh tay hay ngón tay là nội tài, Ngài đem hết tâm thần và sinh mạng để cúng dường Phật Tổ, mới mong đền đáp được phần nào cái ơn khó đền của Phật Tổ. Ngài cung kính đối trước tượng Phật, dùng lửa đốt ngón tay phát nguyện: Trước đốt một ngón tay, nguyện đem pháp cúng dường này đền đáp ân sâu của Phật Tổ Sư Trưởng. Quí vị thử tưởng tượng, ở trước tượng Phật đưa ngón tay vào lửa cho nó cháy từ từ, cháy cho đến hết ngón tay, thật là can đảm. Chúng ta ngày nay lúc thọ giới Bồ-tát, chỉ đốt một chút trên đầu mà còn thấy đau điếng, huống là để ngón tay trong lửa, cho nó cháy lụn từ từ đến cụt ngón tay ! Ðó là ý chí siêu phàm, vì Phật Tổ mà không tiếc thân mạng của Ngài. Sau đó Ngài lại  đốt  tiếp  một  ngón  tay nữa với lời phát nguyện: Nguyện đem pháp cúng dường này, nương theo Kinh Phạm Võng, thọ giới Bồ-tát và thẳng lên mười đại nguyện lực Bồ-đề. Nguyện đời đời tiếp nối đèn tuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừa y bát của chư Tổ. Vì tông và giáo đốt ngón tay, kính dâng lên Tổ Ðiều Ngự. Tùy nguyện của chúng hữu tình mà cảm đến trí vô lậu. Khi Ngài thọ giới Bồ-tát, trong Kinh Phạm Võng có nói cúng dường nội tài bằng cách thiêu thân, hoặc thiêu ngón tay hoặc thiêu ngón chân v.v... Thế nên Ngài đốt ngón tay thứ hai là vì tông (Thiền) giáo (Kinh) mong đời đời tiếp nối trí tuệ của chư Phật, kiếp kiếp kế thừa y bát của chư Tổ. Ngài dâng lên cho Tổ Ðiều Ngự Giác Hoàng chứng giám và tùy theo tâm niệm của chúng hữu tình mà trí vô lậu của Ngài được tỏ sáng để hướng dẫn dìu dắt chúng sanh.

Tóm lại, ngài Chân Nguyên vì cái ơn cao dày của Phật, Tổ, Sư trưởng nên Ngài hy sinh thân mạng để đền đáp, đó là Ngài đốt ngón tay thứ nhất. Ngài đốt ngón tay thứ hai Ngài nguyện đời đời kiếp kiếp luôn luôn tiếp nối đèn trí tuệ của Phật, và kế thừa y bát của Tổ để làm lợi ích cho chúng sanh. Ðốt hai ngón tay với hai ý nguyện rất cao sâu.

Sư dốc chí cầu quả Phật Vô Thượng Bồ-đề nên nhiếp niệm nơi núi rừng, ở yên chốn vắng vẻ, tư duy Phật pháp, mở rộng quy mô to lớn, còn mãi với trời đất, gầy dựng nền tảng cho tông và giáo, quần sanh được lợi lạc, pháp giới đều thấm nhuần ân đức.

Sau khi ngộ đạo và đốt tay cúng dường phát nguyện, Ngài luôn ở nơi vắng vẻ yên tĩnh, để suy gẫm về Phật pháp và mở bày phương tiện hướng dẫn cho người sau tu, mong Phật pháp còn mãi với trời đất. Vì vậy mà Ngài gầy dựng nền tảng cho tông và giáo để cho quần sanh được lợi lạc, pháp giới được thấm nhuần ân đức của Phật. Ðó là nguyện lớn vì lợi ích chúng sanh mà Ngài muốn cho Phật pháp được bền lâu.

Sư từng chọn nơi phúc địa Việt Nam, với cảnh chùa Quỳnh Lâm, Hoa Yên là hai cảnh danh lam, khiến trở thành như trên hội Linh Sơn nước Tây Thiên Trúc, là cột trời ở Việt Nam, bảo phường của Phật Tổ, nêu cao đây là Cực lạc.

Ngài Chân Nguyên chọn nơi để giáo hóa cho mọi người. Dưới đất bằng Ngài chọn chùa Quỳnh Lâm, trên núi Ngài chọn chùa Hoa Yên là hai chỗ được coi là danh lam phúc địa, để gầy dựng cho có cơ mở mang sáng suốt. Giống như trên hội Linh Sơn ngày xưa Phật giảng Kinh ở Ấn Ðộ và cũng tương tợ như cõi Cực lạc vậy.

Người dân thường thì thuế vụ đầy đủ, làm thích tử tu hành thì đốt hương chúc Thánh: "Mạch nước lâu dài, Thiền tông sáng rỡ, tượng pháp lưu truyền, độ người vô lượng".

Là công dân sống trong đất nước, thường phải có bổn phận đóng thuế, làm tất cả nhiệm vụ đối với quốc gia cho đầy đủ. Còn người tu thì phải đốt hương chúc Thánh. Tức là đốt hương để cầu nguyện cho đất nước được thái bình bền vững lâu dài và Thiền tông thì sáng rỡ, Phật pháp truyền mãi trên đời, làm lợi ích cho người vô số.

Từ đó Sư hăng hái phát chí nguyện lớn, khuyến hóa mọi người khắp nơi đem tiền của kết duyên lành, góp phần công đức, rồi ra sức tạo dựng đài "Cửu Phẩm Liên Hoa". Qua chín năm thì hoàn thành ba đài ở ba nơi:

1. Ðài Cửu phẩm ở chùa Quỳnh Lâm, núi Tiên Du.

2. Ðài Cửu phẩm ở chùa Hoa Yên, núi Yên Tử.

3. Ðài Cửu phẩm  ở chùa Linh Ứng, huyện Thanh Hà.

Ngài Chân Nguyên là người tu Thiền ngộ lý Thiền, nhưng khi truyền bá Phật pháp trong quần chúng, Ngài dùng phương tiện vừa Thiền vừa Tịnh. Về Tịnh Ngài tổ chức dựng những đài Cửu phẩm liên hoa cho người vừa đi vừa quay vừaniệmPhật. Cửu phẩm liên hoa gồm có thượng phẩm thượng sanh, trung phẩm trung sanh, hạ phẩm hạ sanh; trong thượng phẩm lại có thượng, trung, hạ; trong trung phẩm cũng có thượng, trung, hạ; trong hạ phẩm cũng có thượng, trung, hạ, tất cả là chín phẩm. Người tu giỏi thì được sanh lên thượng phẩm, người tu vừa vừa thì được sanh lên trung phẩm, người tu thấp nhất thì được sanh lên hạ phẩm. Ai tu cũng được lên đài sen, cao thấp gì cũng có chỗ hết, không người nào mất phần cả. Phương tiện như thế người dân quê thấy dễ tu mới thích tu. Giả sử người dân đang nhọc nhằn làm ăn chưa tu kịp, lúc gần chết nhớ niệm Phật, tối thiểu cũng được sanh lên hạ phẩm. Ðó là phương tiện giáo hóa của Ngài hồi xưa. Ba đài Cửu phẩm liên hoa đặt ở ba chùa. Ðài thứ nhất đặt ở chùa Quỳnh Lâm núi Tiên Du. Chùa Quỳnh Lâm ở vùng đồng bằng gần mé sông, đến đó chúng ta không thấy núi. Ðài thứ hai đặt ở chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử. Ðài thứ ba ở chùa Linh Ứng, huyện Thanh Hà.

Sư lại khắc in các Kinh Pháp Hoa... đem hết lòng làm Phật sự để đền đáp ân Phật. Tượng đức Di Ðà nổi bật trên đài Cửu phẩm, và thêm tu sửa tượng điện, gác chuông chùa Long Ðộng, trong ngoài được vuông tròn, công đức viên mãn, cũng không quên nguyện lực, quyết chí công phu chỉ cầu quả Phật. Núi Yên Tử vốn là chỗ tuhành, tùy thời dạo đi qua lại chùa Hoa Yên, Long Ðộng và am Thiền Dược, được thú ở yên lặng lẽ, lại có phước duyên sanh ra gặp được Phật pháp.

Ðây là nói đến việc hoằng hóa của Ngài. Ngài khắc in lại Kinh Pháp Hoa và các Kinh khác, đồng thời Ngài tạo tượng Phật A Di Ðà đặt trên đài Cửu phẩm liên hoa, nào là sửa tượng Phật, điện Phật, gác chuông chùa Long Ðộng, đồng thời Ngài quyết chí công phu tu cầu Phật quả. Ngài thường ở chùa Hoa Yên, song Ngài còn tùy duyên qua lại am Thiền Dược trên núi Yên Tử, Ngài cũng tới lui chùa Long Ðộng, vì những nơi này vắng vẻ thanh tịnh rất thích hợp với người tu. Ðó là thời gian vừa tu vừa làm Phật sự của Ngài. Qua đoạn này, chúng ta thấy ngài Chân Nguyên có lối truyền bá Phật pháp khác hơn Phật giáo đời Trần. Phật giáo đời Trần nói tới Tịnh độ, chỉ đề cập tới lý Tịnh độ, như nói "Tự tánh Di Ðà, duy tâm Tịnh độ". Ðến đời Lê có lẽ ngài Chân Nguyên thấy cơ duyên của người trí thức đối với Phật giáo hơi kém. Vì đời Lê trọng Nho khinh Phật, cho nên người trí thức ở triều đình ít để ý tới Phật. Người để ý tới Phật là người bình dân, nên Ngài phải hạ thấp phương tiện để người bình dân tu học. Ðời Trần vua chúa tu Thiền, bá quan là người trí thức cũng nghiên cứu Thiền, nên không cầnhạthấpphươngtiện. Ðờigiớitrí thức theo Nho giáo, họ không nghiên cứu đạo Phật, chỉ có người bình dân thì hướng theo đạo Phật, nên Ngài hạ thấp phương tiện, bằng cách tạo những đài Cửu phẩm liên hoa là sự Tịnh độ, để cho người bình dân thấy dễ tu dễ gần với Phật pháp hơn.

Triều Lê niên hiệu Chính Hoà (1680-1705), đức Giác Hoàng Cổ Phật sanh trở lại để mở bày hiển rõ tạng Kinh. Mây từ nhuận khắp, mưa pháp thấm đều, từ hàng Thích tử cho đến muôn dân đồng được hưởng ân huệ. Vua tôi mừng tụ hội, đúng thời tiết nhân duyên, Phật pháp hiện tiền. May được chứng quả mà gánh vác Phật pháp, thay Phật tuyên dương. Ðã rõ biết pháp tánh rỗng rang vắng lặng, tròn đồng thái hư; Chân như trong lặng nhiệm mầu, vốn không một vật. Tuy trong ánh tịch quang vốn không một pháp, mà phương tiện chỉ bày có nhiều cửa.

Triều Lê, vua Lê Hy Tông bài Phật, nhưng sau khi được Thiền sư Tông Diễn cảnh tỉnh, nhà vua hối hận quay về với Phật pháp. Vua ủng hộ cho Tăng Ni làm Phật sự, nên trong thời này các vị Thiền sư tán thán vua Lê Hy Tông, xem vua Lê Hy Tông như là hậu thân của Ðiều Ngự Giác Hoàng. Ðiều Ngự Giác Hoàng đã tịch ba trăm năm rồi, bây giờ vua Lê Hy Tông ra đờicũngkínhtrọnglo mở mang truyền bá Phật pháp, nên được xem là hậu thân của Ðiều Ngự Giác Hoàng. Phải hiểu chỗ này là như vậy, nếu không thì nói đức Giác Hoàng Cổ Phật sanh trở lại thì không biết sanh làm sao. Triều đại nhà Lê thì trọng Nho khinh Phật, nhưng đến đời vua Lê Hy Tông, Phật pháp mới được truyền bá rộng rãi, nhà nhà mới được thấm nhuần mưa pháp. Hàng tăng sĩ và muôn dân đều được thấm nhuần ân huệ của nhà vua, tu hành khiến cho Phật pháp được sống dậy, nên nói Phật pháp được hiện tiền.

May được chứng quả mà gánh vác Phật pháp thay Phật tuyên dương. Người tu hành được chứng quả thì ra gánh vác việc đạo, thay Phật tuyên dương chánh pháp. Ðã rõ biết pháp tánh rỗng rang vắng lặng tròn đồng thái hư; Chân như trong lặng nhiệm mầu vốn không một vật. Ðứng về mặt pháp tánh thì rỗng rang vắng lặng tròn đồng như thái hư. Ðứng về mặt chân như thì trong suốt, yên tĩnh, nhiệm mầu vốn không có một vật. Tuy trong ánh tịch quang vốn không một pháp, mà phương tiện chỉ bày có nhiều cửa. Trong ánh tịch quang là trong pháp thân. Pháp thân Phật thì lặng lẽ mà sáng suốt, vốn không có một vật, nhưng đứng về phương tiện chỉ bày dạy bảo thì có nhiều pháp môn. Ðoạn này nói trên lý đạo thì không có ngôn ngữ, không có một cái gìđểtrìnhbàyđược. Nhưngđứngvề phương tiện thì lập bày nhiều pháp môn để cho người hiểu tu theo.

Xét ngày xưa có thực hành, ngày nay mới có thể học theo. Vì vậy Kinh Kim Cang phần ba mươi hai. Hội giải câu "Như như bất động", Thiền sư Xuyên Lão nói: "Một câu rốt sau mới đến lao quan. Liền được chư Phật ba đời bốn mắt nhìn nhau, sáu đời Tổ sư có phần thối thân".

Suy gẫm lại, nhờ ngày xưa đã có tu có hiểu, nên ngày nay ra đời, mới gặp Phật pháp, mới có thể theo học và tu. Sau đây là dẫn Kinh Kim Cang. Vì vậy Kinh Kim Cang phần ba mươi hai. Hội giải câu "Như như bất động". "Như như bất động" là sao ? Thiền sư Xuyên Lão giải câu "Như như bất động"  là: một câu rốt sau mới đến lao quan. Liền được chư Phật ba đời bốn mắt nhìn nhau, sáu đời Tổ sư có phần thối thân. Thiền sư Xuyên Lão trong quyển Thiền Tông Bản Hạnh tôi có nói rõ lịch sử của Ngài rồi. Hôm nay ở đây tôi chỉ nhắc lại sơ thôi. Thiền sư Xuyên Lão nguyên là Thiền sư Ðạo Xuyên ở đời Tống thuộc dòng Lâm Tế, Ngài là người tu hành ngộ đạo. Người đời thường đem Kinh Kim Cang tới hỏi, Ngài giải đáp rất thông suốt, nên người đời yêu cầu Ngài chú thích Kinh Kim Cang. Bản  Kinh  Kim  Cang  Ngài  chú  thích  gọi  là Xuyên Lão Kim Cang Kinh chú. Ngài dùng hình ảnh Thiền để giảng Kinh Kim Cang rất hay. Ðây là câu làm bằng chứng: Trong Kinh Kim Cang có câu như như bất động. Ngài giải một câu rốt sau mới đến lao quan, nghĩa là "như như bất động" là chỗ câu rốt sau đến lao quan. Lao quan là cửa chót trong tam quan, tu đến đây rồi thì liền được chư Phật ba đời bốn mắt nhìn nhau. Tớ? đây thì không thể dùng văn tự ngôn ngữ để nói năng bàn luận mà chỉ nhìn nhau thôi. Và, tới đây sáu đời chư Tổ cũng thối lui không nói lời nào cả. Ðó là Thiền sư Xuyên Lão giải câu như như bất động. Như vậy, "như như bất động" dưới con mắt nhà Thiền là đã đến chỗ lao quan, là cổng chót. Ðến cổng chót rồi thì không cần lời nói, mà chỉ nhìn nhau rồi lãnh hội. Nhìn nhau lãnh hội thì không động. Chính cái nhìn nhau lãnh hội đó, nên mới nói ba đời chư Phật bốn mắt nhìn nhau. Và, chư Tổ đến đó chỉ có bước lùi, chớ không giải thích gì được, nên nói chư Tổ thối thân. Lối giải thích này của Thiền sư Xuyên Lão được mọi người khen là câu giải thích rất hay.

Ðáng bảo là sông ngòi toàn đóng băng, nước chẳng thông thoát; tột mắt đều là gai góc, không chỗ đặt chân. Ðến trong ấy thêm một mảy tơ, như trong mắt để kim; bớt một mảy tơ, dường trên thịt lành khoét thành thương tích. Chẳng phải vì đoạn dứtyếutân, bởi do người biết pháp e ngại.

Ðây tán thán câu giải thích của Thiền sư Xuyên Lão: Ðáng bảo là sông ngòi toàn đóng băng. Ngài Xuyên Lão giải đáp như vậy giống như sông ngòi đóng băng không còn một chút nước lỏng, nước chẳng thông thoát nên ngừng chảy. Tột mắt đều là gai góc. Nhìn tột cùng chỗ nào cũng là gai góc, không có chỗ để chân. Như vậy là khen câu giải thích của Thiền sư Xuyên Lão, làm cho người nghe bặt dứt hết nghĩ suy không còn chỗ suy gẫm. Ðến trong ấy thêm một mảy tơ, như trong mắt để kim; bớt một mảy tơ, dường trên thịt lành khoét thành thương tích. Ðối với thể "như như bất động", nếu thêm một chút nhỏ xíu bằng mảy tơ cũng giống như là để kim trong con mắt. Còn nếu bớt một chút cũng giống như là thịt lành mà khoét thành thương tích; thêm là họa mà bớt cũng là họa. Như vậy chỗ "như như bất động" không thể thêm hay bớt được. Chẳng phải vì đoạn dứt yếu tân, bởi do người biết pháp e ngại. Tân là bến đò, là chỗ trọng yếu để mọi người lên xuống đò qua sông, chỗ quan trọng mà chận lại gọi là đoạn. Ý nói rằng chỗ như như bất động không thể dấy niệm phân biệt, nếu khởi tâm phân biệt là đã trái rồi nên người biết pháp chẳng muốn đoạn dứt chỗ trọng yếu của Phật Pháp mà ngại người khởi tâm suy nghĩ về chỗ như như bất động là sai lầm.

Tuy nhiên như thế, Phật pháp chỉ như trên đây, bèn thấy trên đất bằng chết chìm, đâu có đèn đèn mồi sáng mãi.

Tới đây nói ngược lại, tuy chỗ cứu cánh là như vậy, nhưng nếu Phật pháp chỉ toàn là lời nói dứt nghĩ suy hết thì sao ? - Bèn thấy trên đất bằng chết chìm. Trên đất bằng không có nước tại sao lại chết chìm ? Vì đâu có đèn đèn mồi sáng mãi. Lý này Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm nói "Nếu ta một bề nêu cao tông giáo, thì trong pháp đường này cỏ mọc cao một trượng". Vì nói mà không cho hiểu, không cho suy nghĩ thì đâu có ai chịu đi nghe, không người đi nghe thì giảng đường vắng người không ai lui tới, nên cỏ mọc cao cả trượng. Song, nếu muốn giảng đường có người lui tới để nghe giảng, thì phải phương tiện hạ thấp xuống mới có người nghe. Có người nghe thì mới có người hiểu, có người hiểu thì mới có đèn đèn mồi sáng mãi. Chớ nói không cho hiểu, không hiểu thì không có người nghe, học thì làm sao có người tiếp nối. Thế nên ngài Chân Nguyên nói rằng, lời giải đáp của Thiền sư Xuyên Lão thật là chí lý, tột cùng. Nhưng nếu ai cũng giải như vậy thì Phật pháp sẽ suy, vì không có người theo tu học. Không có người theo tu học thì không có sự kế thừa tiếp nối, làm cho sáng rạng Tổ tông, cho nên ngài Chân Nguyên mới lập bày phương tiện là lập đài Cửu phẩm liên hoa.

Thượng tọa Xuyên ngày nay chẳng khỏi đoạt thức ăn trong miệng cọp mạnh, giành hạt châu dưới hàm rồng dữ, mở toang cửa mầu của bậc Thánh trước, người hậu học có lối tiến thân. Buông ra một đường, lại đâu có ngại ? Nói thì toàn bày pháp thể, nín thì riêng lộ chân thường, động thì chiếc hạc mảnh mây, tịnh thì an non sắp núi, tiến một bước như voi chúa xoay đầu, lùi một bước tợ sư tử gầm rống, pháp vương pháp lệnh đang hành, liền hay tự tại đối với pháp. Chỉ như một câu rốt sau, làm sao nói ? Lại nói được chăng ?

Ngài Chân Nguyên khen Thiền sư Xuyên Lão giải thích như vậy giống như đoạt thức ăn trong miệng cọp mạnh, giành hạt châu ở dưới hàm rồng dữ. Ðối với cọp mạnh, rồng dữ mà giựt được thức ăn giành được hạt châu, là mở toang cửa mầu của bậc Thánh trước, khéo làm cho người hậu học có lối để tiến lên. Bây giờ nói cái đặc biệt "Buông ra một đường lại đâu có ngại". Như vậy thì mở một đường ra cho người thì có ngại gì ?

Nói thì toàn bày pháp thể, nín thì riêng lộ chân thường. Nếu nói thì nói cho người nhận ra pháp thể. Còn nếu nín thì nín mà vẫn hiện bày được cái chân thường, đó là cái kỳ đặc. Ðộng thì chiếc hạc mảnh mây, tịnh thì an non sắp núi. Hai câunàyrất nên thơ, Ngài nói nếu động thì động như chim hạc bay trên hư không, như áng mây bay giữa bầu trời; chim hạc áng mây bay qua không lưu lại dấu vết, không dính không kẹt vào hư không, bầu trời. Và, nếu tịnh thì vững vàng như núi như non. Người tu đến chỗ cao siêu rồi thì động cũng được, tịnh cũng được. Nhưng động thì phải động như mây như hạc, còn tịnh thì phải tịnh như núi như non, chớ động như khỉ như vượn, tịnh như cục đất như hòn đá thì không được. Trong chúng này nếu động tịnh được như vậy thì tôi cho dạo phố, nếu không được thì phải khép mình ở trong nội viện để tu. Tại sao vậy ? Vì động thì dính mắc nên ra ngoài không được, còn tịnh thì lại chôn vùi không vững như non như núi thì cũng không được. Tiến một bước như voi chúa xoay đầu, lùi một bước tợ sư tử gầm rống. Thật là oai ! Bước tới thì như voi chúa xoay đầu, lùi lại thì giống như sư tử gầm rống. Như vậy thì cái gì cũng là cái kỳ đặc hết. Pháp vương pháp lệnh đang hành. Như vậy thì cái lệnh pháp vương hay pháp lệnh đang thi hành, chớ không lúc nào mà tầm thường. Liền hay tự tại đối với pháp. Người như vậy thì hay tự tại đối với pháp. Chỉ như một câu rốt sau, làm sao nói ? Lại nói được chăng ? Ðây Ngài dùng hai câu thơ trả lời:

Mây ở đầu non nhàn quá đỗi,

Nước chảy dưới khe rất rộn ràng.

Ðó là nói câu rốt sau. Quí vị thấy câu rốt sau chưa ? Mây ở đầu non nhàn quá đỗi nghĩa là sao ? Mây bay lơ lửng ở đầu núi, mây không có ý niệm bám dính đầu núi. Nó ở đó mà nó vô tâm. Nước chảy dưới khe rất rộn ràng. Nước chảy dưới khe suối tuy rất rộn ràng, nhưng không có niệm phải chảy thật nhanh hay chảy thật chậm. Vậy câu rốt sau là câu gì ? - Tịnh như mây ở đầu núi, mà động như nước chảy dưới khe. Cái nào cũng cónhưng mà vô tâm. Như vậy, chúng ta tu làm sao đối với cảnh nào dù đẹp hay xấu, tâm chúng ta vẫn an nhàn tự tại, không dính mắc như mây ở đầu núi, như nước chảy dưới khe. Sống được như vậy mới thấu lý như như bất động trong Kinh Kim Cang.
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat å æžœå žå¾ 盂蘭盆会応慶寺 4 tot Ã Æ pháp khí tu tập trong phật giáo Tổ 描写家乡的桥的句子 Thực phẩm ngừa tiểu đà nẵng Thơm ngon các món ăn từ cốm 村上市お墓 护法 bản năng và lý trí theo quan niệm 倓虚法师 長谷寺僧堂安居者募集 อาจารอเกว bàn về vấn đề ăn chay 05 đưa tâm về nhà phần 2 giÕ บทความบรรยายธรรม cần phải tu trong mua bán kinh doanh ï¾ 达赖和班禅有啥区别 chỉ trong một chớp mắt Dăm 摩訶俱絺羅 證嚴上人第一位人文真善美 明月几时有 รบอปก Ai không nên thức khuya xem bóng đá niem tin chon chanh 12 câu hỏi lớn trong đời người bạn tốt đề chua kim cang học cách vui mật