Thích Hằng Ðạt
Pháp Sư là người ở Giao Châu (Việt Nam), đã từng vượt biển Nam Hải và chu
du khắp nơi. Lúc đến Bồ Ðề Ðạo Tràng, Pháp sư lễ bái, cúng dường xá lợi
Phật, rồi tịch tại đó, thọ hai mươi lăm tuổi.
Thầy là người Kinh Triệu ở Vân Dương, tên tục là Xa Phụng Triều. Ngộ Không
theo đoàn sứ giả của Trương Thao Quang hơn bốn mươi người sang các nước ở
Tây Vực cùng Thiên Trúc. Bấy giờ Ngộ Không chưa xuất gia. Từ An Tây, đoàn
sứ giả sang nước Sa Lặc, vượt ngọn Thông Lĩnh, v.v... Năm 753, đoàn sứ giả
đến nước Kiền Ðà La, tức là thành đô ở phía đông của nước Kế Tân. Trú nơi
đó qua mùa đông, rồi đến mùa hạ năm sau, họ sang nước Kế Tân, được quốc
vương tiếp đón nồng hậu. Lúc đoàn sứ giả trở về cố quốc, Ngộ Không bị cảm
bịnh, nên lưu lại nơi đó. Vì bị bịnh nên Ngộ Không phát tâm xuất gia vào
năm hai mươi bảy tuổi, với pháp hiệu là Ðạt Ma Ðà Ðô (dịch là Pháp Giới).
Xuất gia xong, cơn bịnh dần dần bình phục. Năm hai mươi chín tuổi, Ngộ
Không thọ giới cụ túc tại nước đó. Học tiếng Phạn sau bốn năm, Ngộ Không
qua trở lại nước Kiền Ðà La trú thêm hai năm. Kế đến, Ngộ Không xuôi vào
miền nam, đến trung Thiên Trúc, lễ bái tám ngôi đại tháp, cùng tất cả các
thánh tích, rồi tới chùa Na Lan Ðà tu học trong ba năm. Vì nhớ thân bằng
quyến thuộc, Ngộ Không định theo thuyền trở về cố quốc, nhưng vì sóng gió
hiểm nạn, nên phải đi theo con đường bắc lộ mà về. Trải qua ba năm, Ngộ
Không đi ngang qua nước Ðổ Hóa La, Sa Lặc, Vu Ðiền, v.v... rồi về đến An
Tây. Trên đường đi ngang qua nước Quy Từ, tại chùa Liên Hoa, Ngộ Không
thỉnh ngài Liên Hoa Tinh Tấn dịch kinh Thập Lực. Lại nữa, tại nước Ô Kỳ,
Ngộ Không thỉnh tam tạng pháp sư người nước Vu Ðiền là Giới Pháp dịch kinh
luận Thập Ðịa Hồi Hướng. Dịch xong, vào năm 790 Ngộ Không theo đoàn sứ giả
trở về kinh đô, trú tại chùa Ý Kính. Sau đó, Ngộ Không trở về quê quán
thăm phần mộ của song thân, rồi thị tịch, thọ hơn sáu mươi tuổi. Ngộ Không
đi khắp các nước Tây Vực cùng Thiên Trúc khoảng bốn mươi năm, và dịch được
ba bộ và một quyển kinh.
____________________
Tài liệu tham khảo và phiên dịch:
1/ Việt Nam Sử Lược (I & II), Trần Trọng Kim.
2/ Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, Thích Mật Thể.
3/ Lịch Sử Văn Minh Ấn Ðộ, Nguyễn Hiến Lê dịch.
4/ Trung Quốc Phật Giáo Thông Sử (quyển I, II, III, & IV), Liêm Ðiền Mậu
Hùng trước, Quan Thế Khiêm dịch.
5/ Trung-Ấn Phật Giáo Giao Thông Sử, Thích Ðông Sơ trước.
6/ Phật Thiền Cao Tăng, Lâm Ðồng Chiếu biên soạn.
7/ Ðại Tạng Kinh quyển thứ 50, bộ sử thứ 2: Cao Tăng Truyện, Tích Cao Tăng
Truyện, Tống Cao Tăng Truyện.
8/ Ðại Tạng Kinh quyển thứ 51, bộ sử thứ 3: Ðại Ðường Cầu Pháp Cao Tăng
Truyện (2 quyển, do thầy Thích Nghĩa Tịnh soạn). Cao Tăng Pháp Hiển
Truyện.
9/ Chinese Monks In India, translated by Latika Lahiri.
10/ A Record Of Buddhistic Kingdoms, translated by James Legge.
Nguồn: www.quangduc.com