Danh nhân thế giới - Du Tăng Cầu Pháp.

 

Du Tăng Cầu Pháp

Thích Hằng Ðạt

---o0o---
 

Mục Lục.


Lời nói đầu

 

  Phần 1


A. Châu Sĩ Hành, sa môn người Trung Hoa đầu tiên qua Tây Vực cầu pháp

B. Vu Pháp Lan

C. Pháp Hiển. Ðông Tùy Sa Môn Pháp Hiển Tự Ký Du Tây Thiên Sự



Phần 2

 

D. Trí Nghiêm, sang Tây Vực cầu pháp.

E. Bảo Vân.

G. Trí Mãnh, tham bái Phật tích.

H. Pháp Dũng vượt ngọn Thông Lĩnh.

I. An Dương Hầu.

K. Khương Pháp Lãng.

L. Tăng Duệ.

M. Ðạo Thái.

N. Ðàm Học và Oai Ðức.

O. Ðạo Phổ.

P. Huệ Lãm.

Q. Mười vị thầy của Bắc Tề (549-577) như Bảo Xiêm, Tăng Oai, Pháp Bảo, Trí Chiêu, Tăng Luật, v.v...


Phần 3

 

R. Nghĩa Tịnh.

Ðại Ðường Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng Truyện.

Sa môn Nghĩa Tịnh từ Tây Quốc trở lại Nam Hải Thất Lợi Phật Thệ, soạn viết quyển Kỳ Quy Bính Na Lan Ðà Tự Ðồ.

Lời dẫn nhập.

1. Pháp sư Huyền Chiếu ở Thái Châu.

2. Pháp sư Ðạo Hy ở Tề Châu

3. Pháp sư Sư Tiên ở Tề Châu.

4. Pháp sư A Nan Da Bạt Ma ở Tân La.

5. Pháp sư Huệ Nghiệp ở Tân La.

6. Pháp sư Huyền Thái ở Tân La.

7. Pháp sư Huyền Khác ở Tân La.

8-9. Hai vị pháp sư ở Tân La.
10. Phật Ðà Bạt Ma ở Ðổ Hóa La.

11. Thầy Ðạo Phương ở Tịnh Châu.

12. Pháp sư Ðạo Sanh ở Tịnh Châu.

13-14. Thiền sư Thường Mẫn (Nityadaksa Dhyanacarya) ở Tịnh Châu và một đệ tử.

15. Thầy Mạt Ðề Tăng Ha ở Kinh Sư.

16. Pháp sư Huyền Hội ở Kinh Sư.

17. Thầy Chất Ða Bạt Ma.

18-19. Hai vị tăng từ nước Ni Ba La (Nepal).

20. Pháp sư Long.

21. Pháp sư Minh Viễn ở Ích-châu.

22-23-24. Luật sư Nghĩa Lương (Arthadipta) Ích-châu và một đệ tử, cùng Trí Ngạn.

25. Luật sư Hội Ninh ở ích-châu.

26. Pháp sư Vận Kỳ ở Giao Châu (Việt Nam).

27. Pháp sư Khuy Xung ở Giao Châu (Việt Nam).

28. Pháp sư Huệ Diễm ở Giao Châu (Việt Nam).

29. Pháp sư Giải Thoát Thiên ở Giao Châu (Việt Nam).

30. Pháp sư Tín Trụ.

31. Pháp sư Trí Hành ở Ái Châu (Việt Nam)(3).

32. Thiền sư Ðại Thừa Ðăng ở Ái Châu (Việt Nam)

33. Sa môn Tăng Già Bạt Ma ở Khương Quốc.

34-35. Pháp sư Bỉ Ngạn và Trí Ngạn ở Cao Xương.

36. Pháp sư Ðàm Nhuận ở Lạc Dương.

37. Luận sư Nghĩa Huy ở Lạc Dương.

38-39-40. Ba vị từ nước Tàu.

41. Pháp sư Huệ Luân ở Tân La

42. Pháp sư Ðạo Lâm ở Kinh Châu.

43. Luật sư Ðàm Quang ở Kinh Châu.

44. Thiền sư Huệ Mạng ở Kinh Châu.

45. Luật sư Huyền Quỳ ở Nhuận Châu.

46. Pháp sư Thiện Hạnh ở Tấn Châu.

47. Pháp sư Linh Vận ở Nhưỡng Dương.

48. Thiền sư Tăng Triết ở Phong Châu.

49. Huyền Du đệ tử của Tăng Triết ở Cao Ly.

50. Luật sư Trí Hoằng ở Lạc Dương.

51. Thiền sư Vô Hành ở Kinh Châu.

52. Thiền sư Pháp Chấn ở Kinh Châu.

53. Pháp sư Ðại Luật ở Phong Châu.

54. Luật sư Trinh Cố ở Vĩnh Xuyên.

55 Tỳ kheo Ðạo Hoằng ở Biện Châu.

56. Tỳ kheo Pháp Lãng Nhưỡng Dương.

 

Phần 4


S. Pháp sư Mộc Xoa Ðề Bà.

T. Ngộ Không.

 

Lời nói đầu

Không những đạo Phật do chư cao tăng người Thiên Trúc, Tây Vực, v.v... truyền sang vùng Ðông Nam Á, mà các chư tăng trong vùng địa phương cũng liên tiếp nối nhau sang đất Phật để chiêm bái các thánh tích, tầm cầu kinh điển, tu học, thọ giới pháp, thỉnh cầu chư cao tăng người Thiên Trúc sang truyền pháp tại bổn quốc, v.v... Ðiển hình là từ thế kỷ thứ ba đến thế kỷ thứ chín, có hơn hai trăm danh tăng người Tàu, người Việt Nam (Giao Châu), người Cao Ly (Triều Tiên) hoặc đi đường bộ hoặc đi đường biển để sang Thiên Trúc (Ấn Ðộ) và các nước Tây Vực tầm cầu Phật pháp. Trong số đó, có khoảng bốn mươi vị đi đến được Thiên Trúc rồi mang kinh điển trở về truyền bá cho dân chúng nước nhà như ngài Pháp Hiển, Huyền Trang, Nghĩa Tịnh, v.v... Có khoảng mười vị đi chưa đến nơi như Châu Sĩ Hành, Huệ Thường, v.v... Có khoảng ba mươi vị chưa đi đến Thiên Trúc mà thị tịch dọc đường như Huệ Cảnh, Pháp Lan, v.v... Có khoảng mười vị đi đến Thiên Trúc, tu học rồi tịch nơi đó như Hội Ninh, Sư Tiên, v.v... Có vị sang Thiên Trúc vài lần, rồi tịch nơi đó như Huyền Chiếu, v.v... Có vị tịch trên đất liền như Huyền Hội, Ðạo Sinh, v.v... Có vị tịch trên biển cả như Thường Mẫn, Ðạo Phổ v.v... Vị lưu lại Thiên Trúc lâu nhất trong bốn mươi năm, là Ngộ Không. Vị lưu lại Thiên Trúc ngắn nhất trong bảy năm, là Bảo Xiêm. Ða số, đầu tiên các vị đồng kết giao với những pháp lữ khác để đi cầu pháp, điển hình như ngài Pháp Hiển kết giao với mười pháp lữ, Trí Mãnh kết giao với mười một người, Pháp Dũng kết giao với hai mươi lăm người, Bảo Xiêm kết giao với mười người, v.v... nhưng lại đơn độc trở về, vì trên đường du hành, các pháp lữ của các ngài có người thối tâm trở về, hoặc chết giữa đường, v.v...

Tựu chung, nhờ tinh thần đại vô úy, quên thân vì pháp, không sợ gian lao nguy hiểm trên đất liền, sóng gió trùng ba trên biển cả, các ngài đi khắp đó đây để tầm cầu Phật pháp cho chính bản thân và cho dân tộc, và mang ba tạng kinh điển về bổn xứ, cùng phiên dịch từ chữ Phạn sang chữ Tàu, rồi từ chữ Tàu sang chữ Việt. Nhờ thế mà đạo Phật mới được truyền bá mãi cho đến ngày nay. Thật vậy, công nghiệp truyền bá Phật pháp vĩ đại của các ngài mãi mãi được lưu truyền muôn đời.

Trong quyển sách này, chúng tôi soạn dịch về những chuyến hành hương của các vị du tăng sang Thiên Trúc và các nước ở Tây Vực để tầm cầu Phật pháp, trừ ngài Huyền Trang (vì đã có rất nhiều người viết về tiểu sử và công nghiệp của Ngài), để giới thiệu đến chư Phật tử.

Quyển Du Tăng Cầu Pháp này đến tay với quý độc giả phần lớn là nhờ sự khuyến khích của Thượng Tọa Minh Chiếu và lòng nhiệt thành giúp đỡ công sức của anh Nguyên Phong cùng gia đình đạo hữu Nguyễn Văn Sĩ.

Kế đến, chúng con thành tâm kính lễ cầu nguyện mười phương ba đời chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền thánh tăng, ân sư đại lão hòa thượng Tuyên Hóa đồng thùy từ chứng minh cho quyển sách này. Chúng con cũng xin hồi hướng tất cả công đức để nguyện cầu cho Việt Nam và Thế Giới mãi thanh bình; Phật giáo Việt Nam và Thế Giới mãi được trường tồn; tất cả chúng sanh trong pháp giới đồng sớm chứng quả Bồ Ðề.

Sau cùng, chúng con chân thành ngưỡng mong các bậc cao minh từ bi xá tội và chỉ dạy những lỗi lầm sơ sót trong quyển sách này.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Mùa xuân năm 1998.
Chùa Vạn Phật Thánh Thành, Mỹ Quốc.


     

--- o0o ---

[ Mục Lục ] [ Phần 1] [ Phần 2] [ Phần 3] [ Phần 4]

--- o0o ---

Source: http://www.chuavanphat.org/

Trình bày: Nhị Tường

Cập nhật ngày: 01-5-2004

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

à Quay về với yêu thương 塩谷八幡宮 念地藏圣号发愿怎么说 お墓の種類と選び方 僧人心態 Ð Ð Ð 牧牛 心累的时候 换个角度看世界 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 生日快乐 描写家乡的桥的句子 ï¾ ï½ Hà nh お寺との付き合い 檀家 梵僧又说我们五人中 簡単便利戒名授与水戸 看完新闻联播的观后感 丢失菩提心的因缘 中国渔民到底有多强 地藏十轮经 chùa pháp bảo 人生是 旅程 風景 åƒäæœä½ Ï chua phuoc luu ä½ å æ æ 中国佛度 ÃÏ 多彩的活动作文六年级 崔红元 Tấm lòng của mẹ 義交 å BÃi Lửa 栃木県寺院数 TP メス 禅の旋 phan tich ngu uan vo nga làm thế nào để không trở thành nạn Lễ tưởng niệm húy nhật Đức 僧人食飯的東西 大学生贫困证明 义云高世法哲言 ペット僧侶派遣 仙台