ĐẠO
PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Bìa
của Họa Sĩ Phượng Hồng,
Trình Bày: Duy Nhiên, Phật Học Viện Quốc Tế California Hoa Kỳ
ấn hành 1998
---o0o---
ĐẠO PHẬT VIỆT
THẾ KỶ THỨ NHẤT
VÀ
THỜI KỲ BẮC THUỘC
(111
tr TL - 542 TL)
Do hoàn cảnh địa lý và
lịch sử nên về tôn giáo, chính trị và văn hóa nước
Việt Nam ta đã từ nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng xa gần
của trung Hoa. Tuy nhiên, Đạo Phật và Dòng Sử Việt, buổi
ban đầu, không do Trung Hoa mà lại từ Ấn Độ du nhập.
Căn cứ vào lịch sử nước
nhà thì, Đạo Phật truyền vào Việt Nam (khi đất nước ta còn
gọi là Văn Lang - Giao chỉ) do hai ngả đường bộ và thủy,
giao liên giữa Ấn độ và Trung Hoa, phải ngang qua Việt Nam.
Về Đường Bộ đi qua
miền Trung Á (Mông Cổ, Tây Tạng, Trung Hoa) rồi từ Trung Hoa
qua Cao Ly và Nhật bản.
Về Đường Thủy thì
qua ngả Sri-lanka, Java thuộc Indonésia và Trung Hoa.
Nước ta ở vào giữa hai con
đường ấy, và do sự ghé lại của những thương nhân và tăng
sĩ Ấn Độ đã mang hạt giống Bồ Đề - Đạo Phật -
trồng trên đất Giao Chỉngay
từ đầu kỷ nguyên Tây lịch. Rất có thể là trước kỷ
nguyên Tây lịch người Việt đã có biết đến Đạo Phật
rồi.
Sau năm 111 trước Tây lịch,
khi nước Việt đã do người Hán đô hộ, thì sự có mặt
của đạo Phật -Tôn giáo của Trí Tuệ và Tình Thương
- là những "liều thuốc an thần" làm tươi mát
những tâm hồn khô héo của người dân mất nước, nên tổ
tiên ta đã tôn thờ Đức Phật, biết thâu thái những tinh
hoa của Đạo làm Lẽ sống để giữ lấy mình mãi còn
là mình.
Khi người phương Bắc thôn tính
nước Nam Việt, chúng liền sáp nhập nước ta vào lãnh thổ
Trung Hoa, lập thành quận huyện với tên gọi lúc đầu là
Giao Chỉ, sau đổi: Giao Châu, đặt dưới sự cai trị của các
triều đại: Hán - Ngô -Tấn - Tống - Tề - Lương - Tùy - Đường
(từ năm 111 tr. TL đến năm 939 TL) qua 3 thời kỳ, cộng 1031 năm,
nền văn hóa Văn Lang - Âu Lạc có cơ nguy bị Hán tộc đồng
hóa.
Cũng trên một nghìn năm ấy,
ông cha ta phải ẩn nhẫn, chịu đựng gian khổ, đã biết áp
dụng giáo lý giác ngộ giải thoát vaø
tự chủ của Đạo Phật trong thực tế cuộc sống hằng
ngày. và lấy đó làm phương châm "cứu nguy" cho đất
nước dân tộc ngày mai.
Vào thế kỷ thứ 3 trước TL,
thánh quân ASOKA (268 - 232 tr TL), nước Magadha, vì muốn mở
mang bờ cõi, vua đã đem quân đánh lấy xứ Kalinga, gây nên
cuộc huyết chiến vô cùng thảm khốc mà, về sau này, chính
vua đã công khai sám hối. Hồi xâm lược Kalinga vua ASOKA chưa
theo giáo pháp của Đức Phật. Nhưng sau khi quy y Tam bảo rồi
vua mới thực tình hối hận và trở nên thánh thiện. Sự
kiện này được ghi rõ trong một tấm bia:
."Tất cả nỗi thống
khổ về nạn binh đao đã làm cho trẫm phải nặng lòng lo
ngại. Dù cho số người bị sát hại đọa đày trong việc xâm
chiếm xứ Kalinga nhiều đến thế nào cũng không thể so sánh
được với sự đau khổ của trẫm.
Đối với trẫm, sự thắng
trận cao cả hơn hết là sự thắng trận của chính pháp.
Kim ngôn này được khắc vào
mặt đá để cho ngày sau con cháu của trẫm sẽ không còn nghĩ
đến những cuộc thắng trận khác nữa, và chúng nó phải làm
cách nào để thắng nổi trận giặc lòng."
Khi thánh quân ASOKA cho khắc
bia này thì xứ Kalinga đã bị tiêu diệt mất mười vạn và
bị lưu đày mười lăm vạn quân, đấy là chưa kể số thường
dân bị sát hại, chết oan, cửa nhà đổ nát, cháy rụi. Đấy
là chỉ mới kể có một bên nước Kalinga, chứ chưa kể số
quân bị chết, bị thương, bị bắt làm tù binh và thường dân
bị chết oan về phía vua Asoka (Magadha).
Chúng ta được biết, thuở
Phật giáo được 218 năm, thánh quân Asoka hết lòng hoằng dương
chính pháp và đã thực hiện ba việc lớn:
1. Triệu tập Đại Hội
Kết Tập Kinh Điển Kỳ 3.
2. Dựng tháp thờ Phật và
xây tu viện.
3. Thành lập phái đoàn Tăng
sĩ hoằng pháp.
Sau 9 tháng Đại Hội Kết
Tập Kinh Điển Kỳ 3 tại thành Pàtaliputra, tức Bihar và Patna
ngày nay, thánh tăng Moggaliputta Tissa lĩnh sứ mệnh vua Asoka
trực tiếp điều động các đoàn truyền giáo đi vào các vùng:
Kashmir, Gandhàra, Mahisamandala, Vanavàsa, Aparantaka, xứ Marathe,
xứ Hy Lạp, vùng Himalaya, xứ Kim Thổ, tức Myanmar, cửa ngõ
mở ra toàn thể Ấn - Hoa, Indonesia và Sri Lanka. Thánh tăng
Mahinda truyền pháp vào Sri Lanka, hai vị thánh tăng Sona và
Uttara thì truyền vào Myanmanr.
Lịch Sử Phật Giáo
Việt Nam, chương 1: Đạo Phật du nhập Việt nam -
thời điểm và các thuyến du nhập, tác giả Minh Chi
viết: ". Một phái đoàn do hai cao tăng Uttara và Sona được
phái đến Suvannabhumi, xứ của vàng. Sử liệu Phật Giáo
Miến Điệnchép rằng hai cao tăng đó đã đến Miến Điện
truyền giáo. Nhưng sử liệu Phật giáo Thái Lan cũng ghi là
hai cao tăngSona và Uttara có đến Thái Lan truyền giáo. Liệu
hai cao tăng đó có tiếp tục hành trình và đến Việt Nam hay
không, đó là một nghi vấn mà các nhà sử học Trung Hoa và
Việt nam, cho đến nay vẫn chưa làm sáng tỏ được. Có học
giả dựa vào tài liệu Trung Hoa nói rằng, ở Giao Chỉ tại
thành Nê Lê, có bảo tháp của vua Asoka. Và học giả đó xác
định thành Nê Lê, mà sử liệu Trung Hoa nói tới, chính là
Đồ Sơn ở nước ta hiện nay" (Sđd, trg 21 - 22), và Đạo
Phật Việt Nam, đã đưa ra những luận chứng: ".
Khoảng 300 năm trước tây lịch, nghĩa là: ngay sau khi Đại
Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ III tại Pataliputra (Hoa Thị
Thành), Ấn Độ, do vua Asoka thực hiện; và cũng sau đại
hội này đức vua đã gửi chín giáo đoàn đi truyền bá chính
pháp tại các nước, từ Afghanistan (A Phú Hãn) tới đông bộ
Mediterrenée (Địa Trung Hải), trong đó có một giáo đoàn do
hai ngài Sona và Uttara lãnh đạo, đã tới Miến Điện và toàn
xứ Đông Dương kể cả Việt Nam. Nói cách khác, hồi đó,
ở Giao chỉ tại thành Nê Lê, tên cũ của vùng Đồ Sơn
hiện nay, cách Hải Phòng 12 cây số có bảo tháp vua a Dục
(Asoka), do các Phật tử địa phương xây nên, để tri ân vua
a Dục (Asoka) đã cử giáo đoàn tới đây để truyền bá
Phật pháp".
Đồ Sơn gồm có mười ngọn
núi (1 núi Mẹ; 9 núi con). Núi mẹ cao chừng 168 mét so với
mặt bể; trên đỉnh núi này, có một bảo tháp Dục Vương
được dựng vào khoảng 300 năm trước Tây lịch; sau khi tháp
này tàn phế, tiếp đến tháp Tường Long do vua Lý Thánh Tông
xây trên nền tháp cũ, vào khoảng giữa thế kỷ XI TL; hiện
nay, ngôi chùa Tường Long mới được tu bổ lại.
Và tác giả Đạo Phật
Việt nam kể: ngày 1.1.19994, trong một chuyến tham quan, được
thượng tọa Thích Quảng Tùng, trụ trì chùa Dư Hàng, Hải Phòng,
hướng dẫn ra Đồ Sơn để chiêm bái Phật tích tại chỗ, và
rất may mắn là được đọc tám bài thơ tả cảnh vùng này,
gọi là ĐỔ SƠN BÁT VỊNH, còn ghi lại ở cuốn gia phả
của họ Hoàng bằng chữ Nho, trong số tám bào thơ thì có hai
bài: bài thứ năm có tên là "Tháp Sơn Hoài Cổ" nói
về tháp Dục Vương (Asoka). Bài thứ ba, nhan đề: "Cốc
Tự Tham Thiền", và đã được dân địa phương dịch ra
chữ Việt như sau:
Phiên âm:
1. Cổ tháp di hư loạn
thảo đôi
Dục Vương khứ hậu ủy yên
đồi!
Thiên chung bảo khí minh lưu
thủy,
Cửu cấp phù đồ hóa
kiếp hôi.
Tiều tử ỷ kha miên thạch
đắng.
Mục nhi khu độc há sơn ôi.
Đăng cao dục hội sơn Tăng
giảng,
Hà xứ chung lâu khấu nhất
hồi.
Dịch nghĩa:
Tháp xưa lau cỏ tốt bời
bời,
Vua Dục đi
vua sau
cũng đổ rồi!
Chuông nặng ngàn cân kêu đáy
nước,
Tháp cao chín bậc hóa thành
vôi.
Chú tiểu dựng củi nằm đo
đá,
Trẻ mục lùa trâu vội
xuống đồi.
Lên núi muốn cùng Sư
giảng kệ,
Chuông đâu mà đánh thử
một hồi?
Ở dưới chân núi Mẫu Sơn,
hiện có một ngôi chùa Hang - Cốc Sơn Tự - tác giả kể
tiếp là đã được gặp một ông cụ coi chùa kể chuyện
rằng: "Thuở xưa vào cuối đời vua Hùng Vương, ở đây
có một vị sư tên là Sư Bần (Bần Tăng), người Ấn Độ,
lập bàn thờ Phật và tu ở trong hang núi này và sau đó, cũng
viên tịch tại hang núi này. Bởi vậy, dân địa phương gọi
là chùa Hang, hay Cốc Tự. Biết rằng: khi còn bình sinh, Sư
Bần có giảng Đạo Phật cho Chử Đồng Tử. Theo sách Lĩnh
Nam Chích Quái, thì Chử Đồng Tử có ghé thuyền vào núi
Quỳnh Viên và gặp một tăng sĩ tên là Phật Quang giảng đạo
Phật cho nghe. Vậy, ngày xưa gọi là Quỳnh Viên Sơn và Sư
Phật Quang; thì ngày nay là Mẫu Sơn và Sư Bần. Vả lại,
từ tỉnh Hưng Yên, đầu sông Thái Bình, có đền thờ Chử
Đồng Tử, chảy suốt ra cửa bể Đồ Sơn, cách đấy chừng
năm cây số, hiện nay lại có một đền thờ Chử Đồng Tử
trên bờ sông Thái Bình, vì ở đây, Chử Đồng Tử có cứu
sống được người con trai của một gia đình, cho nên, theo
thuyền thuyết địa phương, người ta đã lập đền thờ để
nhớ ơn Chử Đồng Tử".
Qua những dữ kiện trên mà ta
có thể biết rõ được lộ trình của Chử Đồng Tử, đi
bằng thuyền buôn, dọc theo sông Thái Bình, từ Hưng Yên ra
tới cửa bể Đồ Sơn, rồi ghé thuyền vào núi Mẫu Sơn (mà
ngày xưa gọi là Quỳnh Viên Sơn) để lấy nước ngọt, và
gặp Sư Bần (Sư Phật Quang) ở chùa Hang Cốc hiện nay, ngay
ở sát chân núi, liền với bờ biển. Dưới đây là bài thơ
thứ ba trong tám bài - Đồ Sơn Bát Vịnh - để tả cảnh chùa
hang, Cốc Tự:
Phiên âm:
2. Thần san quỷ tạc bất
tri niên?
Thử cốc an bài nhược tự
nhiên.
Ốc tự phong đài giai tự
thiết,
Nhamnhư tường bích thạch
như diên.
Dạ minh hiến quả liên đài
hạ,
Phong tử hàm hoa bảo án
tiền
Đảo ưởng tiêu ca hòa điểu
ngữ,
Chung thanh hoán tỉnh lại Tăng
miên.
Dịch nghĩa xuôi:
Thần quỷ nào đây đã
tạc ra (chùa) tự bao giờ?
Hang này xếp đặt rất tự
nhiên.
Mái hang như rêu xanh, bậc
như đá mài,
Nhũ đá tựa vách tường,
thềm tựa chiếu dải.
Đêm trăng chim dâng quả dưới
đài sen,
Đàn ong ngậm hoa trước bàn
thờ.
Tiếng sóng, tiều ca, hoà
chim hót,
Chuông ngân gọi tỉnh Sư lúc
ngủ say
Sách Lĩnh Nam Chích Quái của
Vũ Quỳnh chép: Truyện Đầm Nhất Dạ: Tiên Dung Mị Nương và
Chử Đồng Tử chứng minh sự có mặt của Đạo Phật vào đời
Hùng Vương TK thứ III. (Triều đại 18 vua Hùng kể từ 2879
- 257 tr TL Thục An Dương Vương). Ở đây chỉ xin nhắc lại
chỗ cần thiết trong truyện: Hai vợ chồng Tiên Dung Mî Nương
và Chử Đồng Tử. sau khi vua cha đuổi ra khỏi nước, bèn
lập ra cái chợ để buôn bán. Ngôi chợ này vẫn thường có
các thương nhân ngoại quốc lui tới. Người ngoại quốc ở
đây chỉ có thể là người Ấn Độ đã vượt biên giới phía
bắc Ấn Độ sang vùng trù phú Myanmar (Miến Điện) rồi vào
vùng Founan (Phù Nam). Trong truyện có nói rõ là hai vợ chồng
gặp một đại thương gia dùng thuyền để đi buôn và nói
với Tiên Dung: "Quý nhân xuất ra một thoi vàng, năm nay
cùng với người nhà buôn ra ngoài biển mua vật quí, sang năm
sẽ lời được một thoi". Hai vợ chồng bàn với nhau
rồi đồng ý. Người chồng đã cùng với đại thương gia đi
buôn ở biển. Ngoài biển có hòn đảo tên là Quỳnh Viên (sách
Đạo Giáo nguyên Lưu ghi là Quỳnh Vi). Nơi đây có một am và
có một vị tăng sĩ tên là Phật Quang. Người đại thương
gia và Chử Đồng Tử đã ghé thuyền vào đảo để lấy nước
ngọt. Dịp này Đồng Tử được vị Tăng sĩ Phật Quang
thuyết pháp cho nghe nên giác ngộ và được truyền pháp khí
là chiếc gậy vaø
cái nón lá và bảo rằng: "những cái ấy làm chìa khóa
cho mọi năng lực thần bí"; Đồng Tử có pháp khí thần
thông nên bỏ nghề buôn, rồi đưa thoi vàng cho người đại
thương gia đi buôn và dặn, khi nào trở về ghé vào am để
chở Đồng Tử cùng về với. Khi về gặp lại nhau, Đồng
Tử đem Đạo Phật nói với Tiên Dung. Tiên Dung giác ngộ và
hai vợ chồng cùng nhất trí đi tìm thầy học đạo. Sau hai
vợ chồng đều đắc đạo. Truyện còn nữa, nhưng đến đây
có thể tạm kết thúc.
(Chuyện Chử Đồng Tử và Tiên
Dung):
"Bổ
Di còn chuyện trích tiên
Có người họ Chử ở
miền Khoái Châu
Ra vào nương náu hà châu
Phong trần đã trải mấy thâu
cùng người
Tiên Dung gặp buổi đi chơi.
Gió đưa Đằng các, buồm
xuôi Nhị Hà
Chử Đồng ẩn trốn bình
sa
Biết đâu gặp gỡ lại là
túc duyên.
Thừa lương nàng mới dừng
thuyền,
Vây màn tắm mát kề liền
bên sông.
Người thục nữ, kẻ tiên
đồng,
Tình cờ ai biết vợ chồng
duyên ưa.
Giận con ra thói mây mưa,
Hùng Vương truyền lệnh
thuyền đưa bắt về.
Non sông đã trót lời thề,
Hai người một phút hóa
về bồng châu.
Đông An, Dạ Trạch đâu đâu.
Khói hương nghi ngút truyền
sau muôn đời".
(Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca,
trang 22).
Theo JATAKA (Ấn Độ) kể
truyện tiền thân của Đức Phật và ta cũng thường gặp
cảnh hoàng tử ra khơi tìm trân châu, lương dược để cứu
độ chúng sinh. Như vậy, truyện kể trên chắc chắn là người
Ấn Độ chứ không ai khác.
Vào buổi ấy (thế kỷ thứ
ba tr TL), một phong trào di dân rất rộng từ xứ Kalinga sang
phía đông và xuống phía nam nhưng chỉ lẻ tẻ và nhiều đợt;
phong trào trở nên rầm rộ vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây
lịch. (Có lẽ) Đạo Phật du nhập nước ta cũng vào thời điểm
này.
Sự truyền bá Đạo Phật ở
nước ta buổi sơ khai, tuy mới chỉ mở mang và khai đạo ở
trị sở Luy Lâu nhưng cũng đã gây được sự chú ý của người
dân bản địa, cũng như đã có xây chùa, dựng tháp.
Một sự trùng hợp lịch sử
kỳ diệu là, trong sách Lý hoặc Luận, Mâu Tử
tự xác định "ông học và theo Đạo Phật ở Luy Lâu".
Bài tựa của sách Lý Hoặc Luận đã cho chúng ta những dữ
kiện quý báu:
". Sau khi vua Hán Linh Đế
băng hà, thiên hạ nhiễu loạn, chỉ có Giao Chỉ là yên ổn.
Các bậc dị nhân phương Bắc đều tới đây, phần lớn đều
tin theo thuật thần tiên tịch cốc trường sinh. Hồi ấy có
nhiều học giả, Mâu Tử thường lấy ngũ kinh ra vấn nạn, các
đạo gia và thuật sĩ không ai đối đáp cho xuôi được, cũng
tỷ như Mạnh Kha cự lại Dương Chu -Mặc Dịch.."
(Nguyễn lang, VNPGSL Tì ni đa lưu chi, trang 54).
(Cũng trong bài Tựa ấy)".
Bèn mài chí theo Đạo Phật, cùng nghiên cứu Lão Tử, lấy
huyền diệu làm rượu ngon, lấy ngũ kinh làm đàn sáo. Ngườithế
tục đa số không biết, cho rằng Mâu Tử đã phản lại ngũ
kinh mà theo dị giáo. Thực ra, nếu mở miệng ra tranh luận
với họ thì cũng là phi đạo, mà im lặng thì coi như bất
lực, bèn dùng bút mực, lược dẫn lời thánh hiền mà
chứng giải điều mình nghĩ. Do đó gọi là Mâu Tử Lý Hoặc
Luận" (Sđd, trg 55, 56).
Nguyên bản văn chữ Hán mà
Nguyễn Lang trích dịch trong sách Lý Hoặc Luận:
". Thị thời Linh Đế băng
hậu, thiên hạ nhiễu loạn độc Giao Châu sai an, Bắc phương
dị nhân hàm lai tại yên, đa vi thần tiên tịch cốc trường
sinh chi thuật. Thời nhân đa hữu học giả, Mâu Tử thường
dĩ Ngũ kinh nạn chi. Đạo gia, thuật sĩ mạc cảm đối yên,
tỷ chi ư Mạnh Kha cự Dương Chu Mặc Địch".
". Ư thị duệ chí ư
Phật đạo, kiêm nghiên cứu Lão Tử. hàm huyền diệu vi tửu
tương, ngoạn Ngũ kinh vi cầm hoàng. Thế tục chi đồ đa phi
chi giả, dĩ vi bội Ngũ kinh nhi hướng dị đạo. Dục tranh
tắc phi đạo, dục mặc tắc bất năng. Toại dĩ bút mặc chi
gian lược dẫn Thánh Hiền chi ngôn chứng giải chi, danh viết
MÂU TỬ LÝ HOẶC LUẬN vân".
(Đại
tạng Kinh đệ ngũ thập nhị chi sách - Sử Truyện bộ IV)
Tác giả sách Nghiên Cứu
Về Mâu tử viết: "Nếu Phật giáo không truyền vào nước
ta từ thời vua A Dục (thế kỷ thứ 3 tr TL) để đến năm 43
khi hai Bà Trưng thất trận, một trong các nữ tướng của hai
bà là Bát Nàn phu nhân đi xuất gia, như truyền thuyết dân
gian đã có, thì ít nhất vào năm 100 sau Tây lịch Phật giáo
đã hiện diện với tư cách một bộ phận tín ngưỡng đầy
quyền uy đến nỗi dân ta đã trồng một thứ hoa để cúng
Phật gọi là uất kim hương. Sự hiện diện được xác
lập này đưa tới một số hệ luận đáng quan tâm, không
những đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam, mà còn đối
với tư tưởng và văn học Việt Nam, trong đó nổi bật
nhất là việc ra đời tác phẩm văn học tư tưởng Phật giáo
xưa nhất do Mâu Tử viết hiện biết của không những Việt
nam, mà cả Trung Hoa và Viễn Đông nữa, đó là Lý Hoặc
Luận.
"Kể từ Trần Văn Giáp
công bố quan điểm cho rằng Mâu Tử là một trong những người
truyền giáo đầu tiên của Phật giáo nước ta trong Le
Boudhisme en Annam des origines jusqu'au XIII è Siècle (1932) ". Ngược
lại, chính bản Tự Truyện do tay ông (Mâu Tử) viết trong Lý
Hoặc Luận đã xác định ông học và theo Đạo Phật tại nước
ta. Nói cách khác, ông là sản phẩm của Phật giáo Việt nam,
và tác phẩm Lý Hoặc Luận có thể nói là kết tinh đầu tiên
của nền Phật giáo đó".
Trong Đạo Giáo Nguyên Lưu,
gồm 3 quyển thượng, trung, và hạ của thiền sư An Thiền,
viết bằng Hán Tự, thế kỷ XIX, trong đó tác giả ghi lại
Đạo Phật ở Việt Nam, mở đầu với đoạn dẫn nhập
tổng quát: Đại Nam Thiền Học Sơ Khởi (bước đầu
Thiền học ở Đại Nam). Đoạn này gồm phần Hùng Vương
Phạm Tăng (Các nhà sư Ấn Độ dưới đời Hùng Vương), tác
giả kể ở đây KHÂU ĐÀ LA (Ksudra), cư sĩ TU ĐỊNH và con gái
làA MAN; Đại Nam Phật Tháp (các tháp thờ Phật ở Đại
Nam). Tiếp sau là các vị sư tổ truyền giáo trong các
triều đại nước Đại Nam cho đến đời Thiệu Trị (1845);
các truyện thần thoại liên quan đến Đạo Phật ở Trung Hoa
và ở Đại Nam. Hai quyển còn lại đặc biệt nói về Nho giáo
và Lão giáo.
Trong Kho Tàng Cổ Tích
Việt Nam kể truyện Tấm Cám được Bụt hiện xuống
cứu người lành: "Tấm, Cám là hai chị em cùng cha khác
mẹ. Tấm là con bà vợ cả; còn Cám, con bà vợ lẽ. Bố
của chúng không may mất sớm. Sau đó mẹ Tấm cũng mất. Nó
ở với Cám và dì ghẻ là mẹ của Cám. Bà dì ghẻ ác độc
hành hạ Tấm đủ điều oan khuất. Tấm đã bao phen chìm
nổi luân hồi, khi là hình thái trái thị, khi là hình
thái chim vàng anh. Bụt thấy thương tâm hiện ra cứu độ
cho Tấm bé bỏng hiền lành. Ở hiền gặp lành, sau Tấm hưởng
phúc báo được hoàng tử cưới làm vợ".
Hẳn ta chưa quên tích Truyện
Mai an Tiêm buôn bán với người ngoại quốc. Truyện Cây
Nêu và tấm Áo Cà Sa, Truyện Trầu Cau với sự luân hồi
thác sinh thành cây, đá vv. Tất cả đều nói lên sự liên
lạc văn hóa Ấn - Việt. Được biết: dưới thời Sĩ Nhiếp
cai trị nước ta từ năm 187 đến năm 226, thì văn hóa Trung
Hoa, hay nói khác là Nho giáo và Lão giáo, lúc ấy đã chính
thức công khai truyền bá ở Giao Châu; hệ thống giáo lý
của hai đạo này, không có các tích kể trên, qua các truyền
thuyết đời Hùng Vương. Với những mẫu truyện trên, ta
thấy: người Việt đã tiếp nhận giáo lý Nhân Quả, Luân
Hồi và Nghiệp Báo của Đạo
Phật một cách hết sức tự nhiên, không do dự, như tiếp
nhận sự phát minh của chính mình vậy.
. Kể từ đời Hùng Vương
mở nước, đóng đô ở đất Phong Châu, người Việt đã
sớm ý thức: chỉ có sự thuần nhất mới có thể
tồn tại để phát triển và tiến hoá. Dù rằng buổi ban đầu
sự sinh hoạt của xã hội Văn Lang hãy còn theo lề lối bộ
lạc, nhưng sự thuần nhất trong ý chí đoàn kết đã được
thể hiện một cách trọn vẹn để vượt thắng các trở
ngại và duy trì cho sự tồn tục của giống nòi.
Thật vậy, vì ý thức Tự
Chủ của dân tộc Việt trải qua hơn một ngàn năm bị người
Hán thốùng trị đất nước, từng làm đau khổ giống nòi
ta, nên người Việt đã sớm thức tỉnh nhận rõ dã tâm
thôn tính của họ nên đã cương quyết tử thủ, ôm chặt
lấy những gì thuộc truyền thống của tổ tiên, để bảo
trì nếp sống, phong hóa, ngôn ngữ sáng, bén, lối y phục, cách
ăn ở, xử thế; tâm hồn thì bao dung rộng mở. điển
hình như việc sử dụng chữ Nho mà người Việt đọc khác
người Hoa, và đã sáng chế ra một thứ chữ riêng, thứ
chữ Nôm. Chữ Nôm là một lối chữ mượn ở chữ Nho rồi
ghép thêm một chữ làm thanh phù mà tạo thành, đọc theo
tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt). Đó là óc sáng tạo đặc thù
của người Việt đối kháng lại với mọi áp lực nguy
hiểm của người phương Bắc, chỉ muốn đồng hóa dân tộc
ta.
Với lối sống đặc thù của
người Việt khác với lối sống của người Hán. người
Việt suy nghĩ, nói năng và hành động nhất nhất đều y cứ
vào đại tiền đề: lấy "Tổ ấm" làm căn bản
chung, nên không bao giờ người Việt chấp nhận có sự tương
tranh vì ý hệ hoặc mưu cầu danh lợi cho riêng cá nhân hay
một tập thể nào, rồi gây bè kết đảng hòng tiêu diệt
lẫn nhau. Những ai đi ngược lại truyền thống ấy đều coi
là nghịch lý, nhất định bị đồng bào chối bỏ, coi họ
như những người dị chủng.
Chính quan niệm "Tổ ấm"
được coi như linh hồn của Tổ quốc mà người Việt còn
tồn tại đến ngày nay, không bị đồng hóa. Cá nhân làm
việc để phục vụ Tổ ấm vì quan niệm quốc gia là đại
Tổ ấm. Người Việt biết trọng phép nước, nhưng không bao
giờ chấp bất cứ nhân vật hay một tập thể nào coi đó là
"khuôn vàng thước ngọc" lúc nào cũng đúng, cũng
hay, cũng giải quyết được hết mọi vấn đề rắc rối qua
mọi không - thời gian và mọi hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy,
hễ chỗ nào, nơi nào có người Việt - chúng tôi muốn nói
những người Việt chân chính - sinh tụ thì chỗ ấy, nơi
ấy, không có vấn đề nhân danh, hoặc nịnh trên nạt dưới,
bất hiếu, bất trung, bất nhân, bất nghĩa. Dòng bách Việt
sống êm đềm, thương yêu nhau, không gây thù, trả oán, tranh
dành xâu xé, chà đạp lẫn nhau. nhằm đạt cho được cái
danh cái lợi hão huyền, đến nỗi hãm hại nhau; nhưng đôi
khi cần chống kẻ ngoại xâm để bảo toàn cương giới
quốc gia thì dù phải hy sinh tính mệnh cũng không từ nan,
một ý chí kiêu hùng của nòi giống Việt.
Với những tấm gương sáng mà
muôn đời con cháu vua Hùng vẫn tự hào:
·Năm
542; vị khai quốc LÝ NAM ĐẾ (LÝ BÍ) đánh đuổi tên Thái thú
Tiêu
Tư (nhà Lương) và bè lũ
phải bỏ trị sở chạy về nước; lập nên nước Vạn Xuân,
mở đầu nền Tự Chủ ở nước ta.
·Năm
938, NGÔ VƯƠNG QUYỀN đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng, giết thái tử Hoàng
Thao tại trận, khiến Hán chủ đành nuốt hận thu quân về Tàu.
·Năm
1077, vị anh hùng dân tộc LÝ THƯỜNG KIỆT đại thắng quân
nhà
Tống trên sông Như Nguyệt,
khiến lão tướng Quách Quỳ phải phủ phục đầu hàng.
·Năm
1258, vua TRẦN THÁI TÔNG và Hưng Đại Vương TRẦN QUỐC TUẤN
chiến thắng quân Mông Cổ ở mặt trận Đông Bộ Đầu,
giải phóng thủ đô Thăng Long.
·Năm
1285 vua TRẦN NHÂN TÔNG và quốc công tiết chế thống lĩnh quân
đội kháng chiến chống quân Nguyên TRẦN QUỐC TUẤN, đã đánh
tan giặc Mông Cổ, chém đầu Toa Đô ở Vạn Kiếp.
·Năm
1288, vua TRẦN NHÂN TÔNG và thượng phụ TRẦN QUỐC TUẤN đại
phá quân Nguyên trên sông Bạch Đằng, bắt sống các tướng
Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích lệ Cơ. khiến tên tổng chỉ huy
Thoát Hoan khiếp đảm phải vội vã rút quân về nước.
·Năm
1427, Bình Định Vương LÊ LỢI và mưu sĩ NGUYỄN TRẢI, sau mười
năm kháng chiến chống giặc Minh và đã toàn thắng, nối
lại nền tự chủ của nước nhà.
·Năm
1789, Bắc Bình Vương NGUYỄN HUỆ chiến thắng quân Thanh ở
trận Đống Đa (gần hà Nội ngày nay) khiến cho bại tướng
Tôn Sĩ Nghị phải "vứt bỏ tất cả sắc thư, ấn tín
để lo thoát thân", sau bảy ngày đêm mới đến được
trại Nam Quan.
. Vì danh dự của Tổ ấm mà
người Việt không bao giờ hành động một cách cẩu thả. Và
quan niệm hạnh phúc là do Tổ ấm để lại cho con cháu muôn
đời về sau:
'Người trồng cây bách
người chơi
Ta trồng cây đức để
đời mai sau".
Do đó mà trong nhiều đời con
cháu phải hương đăng thờ tự trân trọng giữ gìn cái
"Chí lớn" của tổ tiên:
"Cây xanh thì lá cũng
xanh
Cha mẹ hiền lành để đức
cho con".
Vì quan niệm Tổ ấm mà người
Việt lúc nào cũng tỉnh táo, bình tĩnh, và cương quyết trong
mọi hành động trong ý niệm "âm phù dương trợ", lúc
nào cũng coi như có ông bà, tổ tiên theo dõi, chỉ dẫn, vì
nghĩ rằng: "Sự tử như sự sinh" coi khi chết cũng như
lúc còn sống, không khác.
Đạo đức cương yếu của người
Việt chính là quan niệm 'phúc đức Tổ ấm" vậy.
Thuyết "Tam cương Ngũ thường"
của Nho giáo chỉ chiếm một chỗ rất nhỏ trong diệu lý
"phúc đức Tổ ấm" mà thôi. Thật vậy, người
Việt trước khi hành động bất cứ một việc gì, còn phải
đắn đo xem có đụng chạm đến Tổ ấm và hại đến ai không
đã. Quan niệm đạo đức này đã liên kết được toàn dân
trong một sự thuần nhất, không cần phải "dân tứ tước
ngũ"
gây bè kết đảng rồi khinh khi nhau, làm suy yếu tiềm năng
quốc gia. Đấy là ta chưa nói đến hậu quả thảm khốc
chạy theo hình thức chủ nghĩa, duy lạc hưởng thụ, kỳ
thị đẳng cấp. thiếu hẳn căn bản để sống một cuộc
sống cho ra sống, nghĩa là sống tốt đẹp hơn.
Nói tóm lại, các cá nhân đều
coi mình như là một thành phần cộng đồng của Tổ ấm. Phúc
đức xuất phát tự Tổ ấm rồi lại về Tổ ấm. Tổ ấm (nhỏ)
là gia đình và (lớn) là quốc gia, đều được tôn trọng.
Cảnh thái bình, hạnh phúc, giải thoát là những mục tiêu
thiết thực đã được người Việt xưa cũng như nay chấp
nhận và thực hiện. Sự lao tâm khổ tứ của người Việt
cốt để củng cố cho thân mệnh, tuệ mệnh của cá nhân cũng
như của Tổ ấm, là nhằm đạt tới Giác ngộ Giải thoát,
chứ không mang tâm ích kỷ để thôn tính, tiêu diệt nhau.
Bây giờ ta thử xét qua một vài đặc
tính văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo, có
thể nói: hai nền văn hóa tuy hai mà một - tự bản thân của
nó đã có những nét hòa đồng mầu nhiệm một cách kỳ
diệu:
- Về thực tại cuộc sống:
Người Việt rất tôn sùng
thờ cúng Tổ tiên, mà Phật giáo cũng triệt để kính trọng,
và còn đặt ra những nghi lễ thích hợp với nhu cầu dân
tộc, như lễ "Nhập Liệm, Qui Lăng", hay lễ Vu Lan Báo
Hiếu v.v.. Tục ngữ Việt Nam có câu: "tháng bảy ngày
rằm xá tội vong nhân".
·Dân
tộc Việt nam thường ưa chuộng "nâu, lam" thì hiện
nay các tăng sĩ Phật
giáo đều giữ được sắc thái
riêng biệt ấy hơn ai hết. Trong bài Trường Ca mẹ Việt Nam,
phần mở đầu, nhạc sĩ Phạm Duy đã viết:
Mẹ Việt Nam
không son không phấn
Mẹ Việt Nam
chân lấm tay bùn
Mẹ Việt Nam
không mang nhung lụa
Mẹ Việt nam mang tấm nâu
sồng.
·Dân
tộc ta giàu đức tính tiết kiệm, ít có ham muốn quá đáng,
nên hay "hưởng
thụ bình quân", như đời
Lê phân điền chẳng hạn. Thì trong Phật giáo dạy thực hành
"bình đẳng, thiểu dục, vị tha".
·Tinh
thần "tự lực cánh sinh" của dân tộc ta thật phong
phú, về ý hệ, người
Việt tự hào đã có bốn ngàn
năm văn hiến; và về võ công thì qua các đời: Ngô, Lý,
Trần, Lê, nguyễn ông cha ta đã từng chiến thắng oanh liệt
các kẻ thù xâm lăng dưới các thời: Hán, Tống, nguyên,
Minh, Thanh, và như lịch sử đã chứng minh: dân tộc Việt
sống hiên ngang kiêu hùng bất khuất. Xét trong Đạo Phật có
thuyết "Đại hùng, đại lực".
- Về phương tiện sáng tác:
Trong suốt dọc dài lịch sử
(có thể nói) hầu hết những sáng tác phẩm văn học nghệ
thuật do người Việt viết, hoặc phóng tác, không nhiều thì
ít, đều đã chịu ảnh hưởng của thuyết nhân quả, luân
hồi, nghiệp báo của Đạo Phật.
Thật vậy, người Việt Nam,
từ lúc nằm nôi từng đã được các bà mẹ kể cho nghe
những câu ca dao, tục ngữ:
"ở hiền thì lại gặp
lành
ở ác gặp dữ tan tành ra
tro
(hay tội dành vào thân)
"Sống đục sao bằng thác
trong.
"Ba vuông sánh với bảy
tròn,
Đời cha nhân đức đời
con sang giàu".
"Làm việc phi pháp sự
ác đến ngay".
v.v..
Cùng trong những mẩu chuyện
mang một nội dung tương tự, như: Tấm Cám, Truyền kỳ
Mạn Lục, Quan Âm Thị Kính, Nhị Độ Mai, Phan Trần, Đoạn
Trường Tân Thanh, v.v..
Chẳng hạn, Truyện Tấm Cám,
Bụt hiện ra để cứu giúp người lành, Truyền Kỳ
Mạn Lục, với lý nhân quả nghiệp báo được tác giả
viện dẫn bàng bạc trong khắp các truyện - dĩ nhiên trong đó
tác giả có đề cập luân lý Khồng Mạnh - nhằm giải thích
những tình huống éo le, như người có hạnh mà nghèo, kẻ
bất nhân lại khá, bằng lối sống, "đầu thai chuyển
kiếp", như truyện Nghiệp Oán Của Đào Thị, truyện
Gã Trà Đồng Giáng Sinh.
Ta hãy nghe Nguyễn Dữ kể về
câu chuyện Gã Trà Đồng:
."Có hạnh mà nghèo, hoặc
bởi tội khiên kiếp trước; bất nhân mà khá, hẳn là phúc
thiện đời xưa. Tuy rằng khó biết sâu xa, nhưng thực không
sai tơ tóc. Cho nên không nên lập luận một bề và xem trời
một mặt (xem Truyền Kỳ Mạn Lục của nguyễn Dữ,
bản dịch Trúc Khê).
Dưới đây là những câu trích
trong các truyện Quan âm Thị Kính, Nhị Độ Mai, Phan Trần, Đoạn
Trường Tân Thanh:
"Đoái trông thế sự
nực cười
Như đem trò rối mà chơi
khác gì".
(QATK, câu 335 - 336).
."Cho nên mến cửa
Từ Bi
Dám xin nhờ đức Tăng,
Ni mở lòng".
(QATK, câu 343 - 344)
Truyện Nhị Độ Mai:
"Trời nào phụ kẻ
trung trinh
dầu vương nạn ấy, ắt
dành phúc kia
danh thơm muôn kiếp còn
ghi
Để gương trong sạch,
tạc bia dưới đời".
(Nh. Đ.M, câu 7 - 10)
Truyện Phan Trần:
"Xa xa phảng phất hành
lang
Đức Quan Âm đã giáng
sinh bao giờ".
(Ph. T, câu 391 - 392).
"Sư còn lân mẫn chúng
sinh
Xin thương đến tấm lòng
thành mấy nao'.
(Ph. T, câu 401 - 402)
Đoạn Trường Tân Thanh hay
Truyện Kiều với những triết lý về nghiệp báo:
"Kiếp này nợ trả
chưa xong
Làm chi thêm một nợ
chồng kiếp sau"
(ĐTTT, câu 1019 - 1020)
"Đã mang lấy nghiệp
vào thân
Cũng đừng trách lẫn
trời gần trời xa
Thiện căn ở tại lòng
ta
Chữ tâm kia với bằng ba
chữ tài."
(ĐTTT, câu 3249 -3252)
Những truyện ngụ ngôn, có tính
cách luân lý và nhân qua thường quấn quýt lấy nhau, Kéo Cày
Trả Nợ, Aâm Đức, Hai Vợ Chồng Con Chiền Chiện, Ông Sư,
Chẽo Cờ và Vẹt, Phù Du và Đom Đóm, v.v..
Và còn biết bao nhiêu đặc tính
khác của Phật giáo rất phù hợp với dân tộc tính, dân
tộc tính, dân tộc trí, đã làm nảy nở trong những nếp
sống hằng hữu để vươn lên cuộc sống trong sáng, cao cả,
toàn mỹ. Đó là những nét điển hình để chứng minh rằng văn
hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc có những mối duyên
gặp gỡ rất đồng nhất tế nhị. Có thể nói hai nền văn
hóa tuy hai mà một.
. Không chỉ riêng nước Việt
nam mà đối với bất cứ một nước nào khi Đạo Phật
truyền tới cũng đều được các nhóm dân tộc hoan hỷ long
trọng tiếp nhận, không nơi nào và chẳng lúc nào bị ruồng
bỏ, bởi vì Đạo Phật là đạo Từ Bi, lấy tình thương
làm động lực phát triển lòng Từ, lấy trí tuệ làm mục
tiêu nhắm tới Giác Ngộ Giải Thoát Con Người.
Một triết lý cao đẹp như
thế ở xã hội nào, thời gian hay hoàn cảnh nào mà không thích
hợp, vĩnh viễn.
Được như vậy là vì Đạo
Phật có một tôn chỉ rất rộng rãi: tôn trọng những đặc
tính của mỗi dân tộc, mà chỉ cần khai thác phần NHÂN TÍNH
để hỗ tương, với mục đích dìu dắt con người đạt
tới đích Chân Thiện Mỹ; và khi Đạo Phật đến dân tộc nào
cũng vẫn kính trọng nếp sống cổ truyền, những phong tục
saün có. Chỉ vì tinh thần giáo lý Giác ngộ Giải Thoát
Tự Chủ của Đạo Phật không bao giờ trái với sự việc nào,
bất cứ ở đâu, hạng người nào, khi họ biết hướng đến
chân lý.
ĐẠO PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT
vẫn mãi mãi sống đẹp và tươi sáng!
Nước Việt Nam dù trải trên
mười thế kỷ chung đụng với văn hóa Trung Hoa nhưng khi
nguồn văn hóa GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT và TỰ CHỦ của Đạo
Phật truyền vào Việt Nam thì người Việt đã hân hoan lấy
đó làm ngọn đuốc thắp sáng cho cuộc cách mạng giải phóng
giống nòi khỏi ách thống trị của người phương Bắc, giành
lại quyền tự chủ, độc lập cho Tổ quốc mến yêu.
Vào thời đại Hai Bà Trưng, dòng
dõi Hùng Vương, hồi đầu kỷ nguyên Tây lịch, (40 - 43) ,
dân số Giao chỉ không nhiều, chỉ có 32.000 ngàn nóc nhà, nhưng
về luật pháp của nước ta thời đó hơn luật pháp nhà Hán
những mười (10) điều.
Do đó có thể khẳng định rằng: Cách đây 2000 năm, Việt
Nam đã có pháp luật thành văn rồi, không còn ở chế độ
tục lệ pháp nữa; toàn dân thuần nhất nên với 32 ngàn nhà
thì dân số hữu dụng trai tráng rất ít, thế mà với một
lệnh Khởi Nghĩa ban ra, toàn dân nhất tề đứng dậy, ắt
phải có một nền văn minh đặc thù và một tình nghĩa máu
mủ đùm bọc keo sơn, một sự cương quyết mãnh liệt và không
khéo lắm mới dám đôí địch với quân thù nhà Hán.
Năm Quý Mão (203) tức là năm
thứ ba đời Hán Hiến Đế, Sĩ Nhiếp dâng sớ xin đổi Giao
Chỉ thành Giao Châu, thì đạo Phật đã xuất hiện rồi và
rất hưng thịnh, Giao Châu trực nhận Đạo Phật do các Tăng
sĩ Ấn Độ truyền vào từ trước kỷ nguyên Tây lịch chứ
không phải là sau này.
Trong tờ chiếu của vua Hán
Hiến Đế có đoạn đáng chú ý:"Đất Giao Châu là nơi
văn hiến, sông núi phong phú, của báu, vật lạ, văn vật khá
đẹp, nhân tài lỗi lạc. Thường năm thường có tai họa
chiến tranh, lâu nay ít có quan đầu mục, thái thú xứng đáng
có tài, cho nên đất hẻo lánh chưa được thấm nhuần giáo
hóa. Nay đặc ủy cho khanh trọng nhiệm, nên tuân theo
phong tục họ Triệu, họ Đô, lấy ơn nhân đức mà chăn
giắt dân, không phụ cái tài lương đống triều đình. Trẫm
đề cử khanh làm An viễn tướng quân, phong tước Long độ
đình hầu" - dẫn sách Việt
Điện U Linh, mục chuyện Sĩ Nhiếp -
Truyện Cao Tăng Trung Hoa có
nhận định là, lúc Phật giáo ở Trung Hoa chưa được thịnh
thì ở Luy Lâu, các tăng sĩ người Aán Độ đã hiện diện
ở đây truyền bá giáo lý Đức Phật rất náo nhiệt, như xây
chùa, dựng tháp, mở trường và dịch kinh.
Để chứng minh cho sự kiện
trên, ta hãy đọc một đoạn văn mà Thiền Uyển Tập
Anh đã ghi tại cuộc đối thoại do quốc sư Thông
Biện trả lời hoàng thái hậu Phù Thánh Cảm Linh Nhân Ỷ LAN
- mẹ vua Lý Nhân Tông (1027 -1127) - nhân dịp bà hội
tụ các bậc cao tăng trong nước về chùa Phổ Ninh, thiết
trai nghi cúng dường và vấn đạo. Hôm ấy là ngày rằm tháng
hai, mùa xuân, niên hiệu Hội Phong thứ V (1096), Hoàng Thái
hậu hỏi về NGUỔN GỐC ĐẠO PHẬT VIỆT.
Quốc sư Thông Biện đã trình
bày những dữ kiện lịch sử Đạo Phật truyền vào Việt
Nam ra sao? (Sđd):
"Theo sự tích của đại
sư Đàm Thiên, Chính Pháp luôn luôn được vua Cao Tổ nhà
Tuỳ ngưỡng mộ, và phán rằng: "Ta nghĩ đến đạo từ
bi của đức Phật mà không biết làm thế nào để báo đáp
ân đức của Ngài. Ta đã lạm ở ngôi cao. Ta chỉ muốn đem
tất cả tài sức của ta hộ trì Tam bảo (Phật- Pháp- Tăng).
Ta đã thu thập di hài của chư Tăng và đã kiến lập bốn mươi
chín cây tháp thờ ở khắp nước, để làm qui củ cho nhân
gian, như là bến đò và chiếc cầu cần thiết cho khách qua sông.
Ngoài một trăm năm mươi ngôi chùa, ta còn muốn xây thêm
nhiều chùa nữa ở khắp xứ Giao Châu, vì ta muốn rằng
hạnh phúc ngự trị khắp cả thê gian. Giao Châu tuy nội
thuộc Trung Hoa lại ở quá xa. Vậy phải chọn những sa môn
đức hạnh và tài ba đến đó để giáo hóa chúng dân bằng
pháp Bồ Đề (Bodhi)"
Đại sư Đàm Thiên
tâu:
"Xư Giao Châu có đường
thông sang Thiên Trúc, khi Phật pháp truyền vào Trung Hoa chưa
đến Giang Đông, mà tại Luy Lâu đã sáng lập trên hai mươi
chế da (Caitya: tháp thờ xá lợi), đã độ hơn năm trăm tăng
sĩ và dịch được mười lăm bộ kinh. Do đó, người ta nói
rằng giáo pháp truyền đến Giao Châu trước Giang Đông (Trung
Hoa) vậy".
"Theo đó, người ta
thấy rằng Đạo Phật ở Giang Châu không khác gì ở Trung Hoa.
Bệ hạ có tấm lòng thương yêu khắp nhân gian, và muốn
truyền bá giáo pháp ở khắp nơi một cách bình đẳng, thì
những người truyền giáo không cần thiết, mà thần nghĩ
rằng, phải gửi những quan viên đến đó chăm sóc các chùa
chiền nơi đó mà thôi
Sang thế kỷ thứ II Tây lịch
(168 - 189), Đạo Phật và Dòng Sử Việt đã phát triển vững
mạnh náo nhiệt do bốn vị phạm tăng:
1.MA HA KỲ VỰC (Marajivaka)
2.KHANG TĂNG HỘI (K'ang seng
Houei)
3.CHI CƯƠNG LƯƠNG (Tchi kiang
liang)
4.MÂU BÁC (Mécu - Fo)
Ba vị trên là người Ấn Độ.
Ngài Mâu Bác (cũng gọi là Mâu Tử) thuộc người Trung Hoa.
Bốn nhân vật trên đều đã lưu trú tại Bắc Kỳ, các ngài
đã cùng với người bản địa dựng chùa Pháp Vân và nhiều
chùa khác để tu niệm và truyền bá Đạo Phật ở khắp nơi
trong nước.
Năm 255 - 256 cũng có một vị
tăng tên KALYÀNARÙCI (Chi Cương Lương Tiếp) người bắc Ấn
Độ (Indoscythe) tới Giao Châu dịch kinh Pháp Hoa Tam Muội (Saddharmassamadhi
suttra), có tỳ khưu Đạo Thanh, người Giao Châu phụ dịch. Đạo
Phật Việt thuở ấy đã tạo được Niềm Tin của người dân
bản địa và đã có ảnh hưởng tốt trong nếp sống nhân
gian.
Vào thế kỷ thứ IV, hai vị
thiền sư Đạt Ma Đề Ba (Dharmadeva) và Huệ Thắng cũng đã
xuất hiện trên đất Giao Châu. Thiền sư Đạt Ma Đề Bà, người
Ấn Độ, tới Giao Châu truyền bá Thiền học tại đây.
Thiền sư HUỆ THẮNG, người Giao Chỉ, là một trong những đệ
tử xuất sắc của Đạt Ma Đề Bà, đã chứng ngộ thiền tâm.
Sau, thiền sư (Huệ Thắng) qua Trung Hoa hoằng pháp và tịch
tại chùa U Thê ở Bành Thành.
Sách Phật Giáo Việt Nam,
giáo sư Nguyễn Đăng Thục đưa ra nhận định về địa thế
nước ta và ảnh hưởng của nguồn văn hóa tự chủ của Đạo
Phật đối với dân tộc Việt Nam:
"Điều kiện địa lý
thuận lợi của đất Giao Chỉ là có đường thông với Tây
Trúc tức khu vực văn hóa Ấn mà đại diện bấy giờ ở phía
nam Giao Chỉ là Chiêm Thành và Chân Lạp. Do đấy mà Phật Giáo
trước khi ảnh hưởng vào Trung Hoa phải từng phát triển ở
Giao Chỉ trước đã. Và điều kiện Lĩnh Nam đã mở cửa
xuống Đông Nam Á để tiếp đón và giao dịch với lục địa
Á Châu là hải đảo Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để
sớm trở nên đất "ngã ba ngã tư giao lưu của các
chủng tộc và văn hóa". Phật giáo là một tôn giáo mở
cửa độc nhất trong các tôn giáo thế giới đã cống hiến
cho dân tộc Việt Nam đất Giao Chỉ cái nhựa sống thiết
yếu để hợp nhất các khuynh hướng tư tưởng tín ngưỡng
giao lưu xung khắc, thành cái ý thức hệ khai phóng của địa
lý đòi hỏi. Cũng vì thế mà nhân dân tự động suy tôn người
con Phật họ Lý là Lý Phật Tử lãnh đạo cuộc giải phóng
và xây dựng một nước Việt Nam độc lập đầu tiên. Tuy
triều Tiền Lý ngắn ngủi có nửa thế kỷ, nhưng cái ý
thức hệ "Tam giáo" do Thiền tông hợp sáng trên căn
bản thực nghiệm tâm linh Phật giáo, đến thời Hậu Lý đã
giải phóng hẳn Việt Nam, trở nên một nước Đại Việt
vững bền và cường thịnh tại khu vực "Đông Nam Á"
(Sđd, trang.)
Việt Nam là nơi hội tụ các
tăng tài khắp bốn phương, nền tinh hoa Đạo Phật Việt luôn
luôn đượm sắc thái đặc biệt, trong những thời gian hoàn
cảnh đặc biệt. Đạo Phật đối với dân tộc Việt Nam
được coi như thứ vũ khí tinh thần hiệu nghiệm, để vừa
đối kháng với nền văn hóa Trung Hoa, vừa thâu thái những
tinh hoa của nền văn hóa đó rồi dung hòa cả hai nền văn hóa
Ấn - Hòa hợp với tinh thần "Lối sống" của người
Việt hình thành một nền văn hóa Việt Nam sống động trong
tâm tư mỗi người và trong cuộc sống dân tộc. Phật giáo
đã kích động tinh thần tự chủ của người Việt. Và, từ
đó đưa đến đòi hỏi một nền tự chủ dân tộc. Khi
một nền văn hóa dân tộc đã có cá tính khác biệt với
nền văn hóa của đế quốc thì công việc đấu tranh giành
độc lập chỉ còn là công việc thời gian mà thôi. Chính
vì vậy mà trước kia, trong lịch sử Đạo Phật Việt, các
vị thiền sư đã cùng với dân tộc Việt Nam phấn đấu cho
một nền Tự Chủ vẻ vang của dân tộc.
x
---o0o---
|
Mục lục | 01
| 02 | 03 |
04 | 05 |
---o0o---
| Thư Mục
Tác Giả |
---o0o---
Cập
nhật : 01-02-2002