ĐẠO
PHẬT VÀ DÒNG SỬ VIỆT
Hòa Thượng Thích Đức Nhuận
Bìa
của Họa Sĩ Phượng Hồng,
Trình Bày: Duy Nhiên, Phật Học Viện Quốc Tế California Hoa Kỳ
ấn hành 1998
---o0o---
CUỘC
CHỐNG QUÂN XÂM LĂNG
NHÀ
NAM HÁN CỦA NGÔ QUYỀN
(939
- 967)
Ngô Quyền
người ở Đường Lâm (cùng quê với Phùng Hưng), một dòng dõi
quý tộc, cha là Mân làm quan Bản Châu, ông có chí lớn, mưu
cao, tài kiêm văn võ, khi quân Nam Hán còn ngấp nghé bên ngoài
bờ cõi, ông đã sửa soạn công cuộc ứng chiến, và việc
trước hết là chiếm lấy thành Đại La, giết tên phản
chủ bán nước Kiều Công Tiễn để trừ nội họa; ổn định
tình hình trong nước.
Cuối năm 938, vua Nam Hán ra
lệnh cho hàng trăm vạn quân, do thái tử Lưu Hoằng Thao chỉ
huy, ồ ạt kéo sang xâm chiếm nước ta. Trận chiến oanh
liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, Hoằng Thao bị chết, còn
quân giặc phần bị giết, phần bị chết chìm hoặc bị
bắt, thiệt hại quá nửa. Hán chủ đành phải nuốt hận thu
tàn quân về Tàu, chấm dứt thời kỳ mất nước kéo dài
1031 năm (một nghìn không trăm ba mươi mốt năm).
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương,
thành lập một quốc gia độc lập, đóng đô ở Cổ Loa (tỉnh
Phú Yên) ở ngôi mới được sáu năm thì mất. Đáng lẽ ngôi
cửu ngũ phải về tay Ngô Xương Ngập, con trưởng Ngô Quyền,
nhưng Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền và là con trai Dương
Đình Nghệ) lại đoạt mất và xưng vương. Năm 950, Ngô Xương
Văn là em Ngô Xương Ngập, nhờ có Dương Cát LơÏi và Đỗ
Cảnh Thạc giúp sức, liền từ Sơn Tây kéo quân về vây thành
và bắt được Tam Kha, nhưng vì nể tình cậu cháu tha cho Tam
Kha tội chết. Khi đã chiếm được chính quyền, Ngô Xương Văn
tự xưng Nam Tấn Vương và cho người đi triệu anh là Ngô Xương
Ngập, tức Thiên sách Vương về kinh để cùng coi việc nước.
Nhưng tình hình lúc ấy rối loạn, cuối đời nhà Ngô, anh em
Ngô xương Văn và con cháu bất lực nên mới có cảnh Thập
nhị sứ quân.
Mỗi sứ quân chiếm giữ một
vùng đất, xây thành đắp lũy, nhằm thôn tính lẩn nhau.
Loạn 12 sứ quân kéo dài hai mươi hai năm (945-767), gây ra không
biết bao là tổn thất về nhân mạng và tài sản; dân tình
phải chịu cực khổ lầm than. Sự sống còn của một dân
tộc không thể để tình trạng ấy kéo dài thêm nữa; hoàn
cảnh và lịch sử đòi hỏi phải chấm dứt cuộc nội loạn,
thống nhất đất nước về một mối.
(Đạo Phật Việt Nam từ
thời Bắc thuộc thứ II qua thời Lý Nam Đế và suốt thời
Bắc thuộc thứ III tuy có phát triển nhưng chưa được hưng
thịnh như các triều đại ĐINH - LÊ - LÝ - TRẦN sau này).
---o0o---
|
Mục lục | 01
| 02 | 03 |
04 | 05 |
---o0o---
| Thư Mục
Tác Giả |
---o0o---
Cập
nhật : 01-02-2002