.


 

DUY THỨC HỌC

 

 

 Tuệ Quang

 Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

Phần thứ năm

 

VÀO ĐỀ 

 

ĐOẠN 1

 

TÊN BỘ SÁCH NÀY

 

            CỤ Trí-Độ dịch bộ « Thành-duy-thức-luận » này của ngài Huyền-Trang, lấy tên là

 

« THÀNH-DUY-THỨC-LUẬN CƯƠNG-YẾU »

 

            Thành-duy-thức : lấy đạo-lý thành-lập duy-thức-học.

           

Cương : giềng mối

 

Yếu : quan-hệ, yếu-ước.

 

Bộ sách này nghiên-cứu những chỗ quan-hệ làm căn-bản cho duy-thức-học.

 

 

*

*  *

 

 

Đoạn II

 

(nguyên-văn)

 

            I) Làm ra luận này là cốt để cho những người mê-lầm­ hai lý sinh-không và pháp-không để khiến chỗ hiểu biết đượcc chính-đáng.

 

*

*  *

 

BÌNH-LUẬN1

 

            1) : không-biết

            Lầm : bảo còn chấp không nghe.

            Sinh-không : là quả tu-chứng đến của A-la-hán hay là người đã vượt khỏi luân-hồi sinh-tử vượt tam-giới (ba-cõi), đã vượt được ngã chấp. Ngã chấp là chấp có mình.

 

            Pháp-không là cảnh-giới Phật đã vượt được pháp-chấp của hàng bồ-tát, Pháp chấp là chấp có sự vật.

 

*

*  *

 

            II) Để Khiến cho họ hiểu-biết và dứt-trừ hai thứ trọng-chướng là phiền-não và sở-tri.

 

*

*  *

 

BÌNH LUẬN

 

            2) Phần bình-luận của Tuệ-Quang. Bình luận nguyên-văn ở trên.

            3) Trọng-chướng : Trọng (khó dứt trừ)

           

            Chướng : che mất chân-lý, ngăn-ngại Bồ-đề và giải-thoát. Vì mê-lầm.

 

            4) Phiền-não : Phiền-não chướng là tham, sân, si v.v làm chúng-sinh đau-khổ.

 

            5) Sở tri : Tri-kiến, biết hẹp hòi, chút-ít, làm ngại không biết được nhiều, vì tự cho là đủ. Hai cái chướng phiền-não và sở-tri là danh-từ để gọi một cách khác ngã-chấp và pháp-chấp.

 

*

*  *

 

            III) được hai cái kết-quả hơn vậy.

           

*

*  *

 

BÌNH-LUẬN

 

6) Hơn : hơn hết cả ba cõi.

 

            Dứt từ phiền-não chướng tức là vượt luân-hồi sinh-tử, chứng quả A-la-hán.

 

            7) Muốn nghiên-cứu kỹ, xin xem bộ « Phật-giáo của Tuệ-Quang, phần thứ ba : lý thuyết của Phật-pháp » từ trang 202 đến 226.

 

            Vượt sở-tri chướng tức là thành Phật, trí tuệ hoàn-toàn, sáng suốt, bao-trùm pháp-giới.

 

*

*  *

            IV) Hơn nữa, vì mở-mang và chỉ-thị cho những người lầm chấp ngã và pháp, mê cái lý duy-thức, khiến cho họ được thông-đạt lý sinh-không và pháp-không, đối với lý duy-thức hiểu-biết đúng như thực.

 

*

*  *

 

BÌNH-LUẬN

 

            1) Đối với người mới học : mở-mang cho họ biết chân-lý.

 

            2) Đối với người học đã lâu, chưa hiểu : chỉ-thị cho họ hiểu rõ.

            Tóm lại, bộ luận này được tạo ra, để giúp người tu học biết rõ tâm-lý mình, tâm-lý chúng-sinh, không còn chấp ngã và pháp, không còn bị nô-lệ cho mình và sự-vật, không còn bị hai cái chướng phiên-não và sở-tri. Họ sẽ tu thẳng thành Phật.

 

*

*  *

 

ĐOẠN III

 

PHÁ CHẤP

 

            Có 4 cái chấp :

 

            I) Có người mê lý duy-thức, hoặc họ chấp :  « ngoại-cảnh, cũng như thức, chẳng phải không »

 

*

*  *

 

BÌNH-LUẬN

 

            Ngoại-đạo Tát-bà-đa và Tiểu-thừa chấp :

 

« ngoại-cảnh thật có, như thức ». Tức là họ còn pháp-chấp, cho là sự-vật thực có. Cũng như khoa-học và phái duy-vật ngày nay.

 

*

*  *

 

II) Chấp :

 

« Nội-thức, cũng như cảnh, chẳng phải có ».

 

*

*  *

 

BÌNH LUẬN

 

            Phái Thanh-Biện cho là : “Thức và cảnh đều không”

 

*

* *

 

            III) Chấp : « Các thứ, dụng khác nhau mà thể vẫn đồng ».

 

GIẢI

 

            Chỉ có một thức, y đó mà chuyển-khởi ra các tác-dụng khác.

 

*

* *

 

IV) Chấp : « Xa lìa cái tâm ra, không có tâm sở riêng ».

 

GIẢI

 

            Phái Giác-Thiện-Tôn-giả cho là : « Chỉ có tâm, không có tâm sở »

 

*

*  *

 

            Vì ngăn đón sự chấp như vậy, nên tạo luận này, để khiến họ đối với trong duy-thức, hiểu biết được một cách như thật lý thâm-diệu.

 

GIẢI

 

            1) Thâm : Sau, Phàm-phu, nhị-thừa không hiểu được.

            Diệu : Có, không, không thể nói được vễ phía nào hẳn.

 

*

*  *

 

 

 

 

BÌNH-LUẬN CHUNG

 

            Duy-thức học phá mấy thuyết sau đây :

 

            1) Có thuyết cho là : sự vật có thực. Đây là quan-niệm của khoa-học ngày nay và các nhà duy-vật. Có thuyết cho là : Sự vật và thức đều có thực. Đó là quan-niệm của đạo Tát-bà-đa và tiểu-thừa Phật-giáo.

 

            Duy-thức học cho là :

 

-          Đối với chúng-sinh, sự-vật thực có, đối với họ.

-          Đối với Phật, đã chứng đến cảnh-giới Phật, sự vật mà ta thất đây không thực có.

 

Ví dụ con kiến, con ốc, con cá dưới đáy biển, con chim, mỗi loài thấy sự-vật một khác. Họ quý những thứ mà ta coi thường, hay không biết là có. Đối với Phật, chúng sinh là người trong chiêm-bao, thấy các vật trong chiêm-bao. Khi tỉnh mới biết là không có. Phật ví với người tỉnh.

 

*

*  *

 

2) Có thuyết lại cho là : nội-thức, cũng như cảnh, chẳng phải có.

 

Đó là quan-niệm của phái Thanh-biện. Phái Thanh-biện là đệ tử của Bồ tát Long Thụ, một ngôi sao sáng trong Phật-pháp.

 

            Phái này đứng về mặt « pháp-tính », quan-niệm : sự-vật và thức của chúng-sinh đều không.

 

            Đứng về mặt chân-lý, tức là cảnh-giới Phật, thấy mọi sự vật mà chúng-sinh cho là có, thực ra không có.

 

            Duy-thức học nghiên-cứu về tâm-lý chúng-sinh, cho là : thức có thực.

 

            Bề ngoài, hai thuyết có vẻ trái nhau. Thực ra, mỗi thuyết đúng về một phương-diện của Phật pháp.

 

            Khi ta còn la chúng-sinh, duy-thức-học giúp ích cho ta, vì nó giúp ta hiểu rỏ tâm-lý mình.

            Khi ta thành Phật, dy-thức học và mọi sự-vật trong cảnh-giới chúng-sinh đều không còn nữa.

 

*

*  *

 

            3) Có thuyết lại cho là : chỉ có một thức, nhưng có nhiều tác-dụng khác nhau.

 

            Duy-thức học chia làm tám thức, để dể nghiên-cứu toàn phần vọng-thức của chúng-sinh. Mỗi thức có đặc-sắc, có tác-dụng riêng.

 

            Đây là chia theo bề mặt, để nghiên-cứu. Nếu cho là có một thức, sự nghiên-cứu sẽ khó khăn và dể lầm-lộn.  

 

*

*  *

 

            4) Có thuyết lại cho là : Chỉ có tâm, không có tâm sở riêng.

 

            Duy-thức-học chia là nhiều tâm-sở, vậy trái với thuyết trên.


 

1 Phần bình luận của Tuệ-Quang. Bình luận nguyên văn ở trên.

 

---o0o---

[ Mục Lục ] [ 01 ] [02 ] [03 ] [04 ] [05 ] [06 ]

[07]  [08 ] [09] [10] [11 ] [12 ] [13 ] [14 ]

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-03-2004
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lẠng 潮阳菩提禅寺 khái niệm phật giáo về nghệ thuật ý Bồ ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä ä æ å ç¼ vong niem sao bang モダン仏壇 å å å º ä ƒäº ä 禅心の食事 phat tu khi quy y co nen xa bot mot vai gioi 心经 新学期新展望内容怎么写 Tuân thủ năm giới 大学生贫困证明 åœ Thắp sáng Hương Sen Mẹ Tây Lá rụng buổi giao mùa å æžœ Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa bách đàm cổ tự de tro thanh mot con nguoi tuong doi hoan hao 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 BÃo 佛法怎样面对痛苦 duyen khoi va tinh khong duoc do giai qua phuong tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ 礼佛敬香反义词 lặng 否卦 净地不是问了问了一看 æŽåƒ giả parsvika 梵僧又说我们五人中 dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo cua trạng Trái lê có nhiều công dụng tốt y nghia that su cua le vu lan bao 梵唄 háºnh 研究生奖学金自我总结 生日快乐 khúc 放下凡夫心 故事 cúng dường hoa quả 15 dieu ban khong nen chap nhan trong cuoc doi 14 cau chuyen cam dong ve dong vat cham den trai 梵僧又说 我们五人中