.


 

DUY THỨC HỌC

 

 

 Tuệ Quang

 Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

Phần thứ tư 

TÁM THỨC

 

 

BÌNH-LUẬN

 

            Người giỏi duy-thức là người thành-lập được duy-thức

 

          Tất cả phần trên đây là của tam-tạng pháp-sư Huyền-Cơ truyền dạy cho tôi. Cụ Huyền-Cơ là một bồ-tát tu-chứng cao, cái học thông-suốt đại-tạng, giỏi cả kinh, luật, luận, pháp-tính, pháp-tướng, cả thuyền-tôn, mật-tôn.

 

            Cụ đã nghiên-cứu hàng trăm bộ duy-thức, đã đạt tới chỗ huyền của duy-thức-học.

 

            Ngày xưa, đời Đường, sau khi du-học ở Ấn-Độ, Tam-Tạng pháp-sư Huyền-Trang lập « lượng duy-thức ». Các nhà bác-học, luận-gia ở Ấn-Độ không ai phá được. Ngài đem chân-truyền duy-thức-học về Trung-hoa.

 

            Học trò ngài là pháp-sư Khuy-Cơ nối-tiếp vẽ vang cái học của thầy, đã viết nhiều bộ duy-thức giá-trị, còn vượt hơn thầy.

 

            Nay, ngài Huyền-Cơ lại đưa duy-thức-học lên cao một từng nữa.

 

            Khoa-học, triết-học ngày nay tiến vượt bực.

 

            Phật-học, nói chung, và duy-thức-học, nói riêng, phải cao hơn hẳn khoa-học và triết-học, mới xứng đáng sứ-mệnh giải-thoát chúng-sinh.

 

            Nhà Phật-học xuất-chúng đã làm rực-rỡ Chính pháp, đã nêu cao Chính-pháp, đó là ngài Huyền-Cơ.

 

            Ngài lập thuyết duy-thức, khoa-học không phá được, triết-học cũng thế. Cho đến muông đời sau, văn minh loài người có cao đến đâu, trí-tuệ loài người có sáng suốt đến đâu, khoa-học có phát-minh bao điều kỳ-thú nữa, cũng không sao phá được, vượt được thuyết này.

 

Thế mói gọi là : « lập duy-thức »

 

*

*  *


 

ĐOẠN I

 

CHIA 8 THỨC

 

 

1)         Đứng trên cao nhìn xuống : Phật thấy toàn phần vọng-thức của chúng-sinh.

 

2)         Nay muốn tiện việc học, chia ra làm nhiều phần khác nhau.

-          Chia làm tám phần

o       Cho tiện việc học, tạm chia thức làm tám phần: bao gồm hết cả đặc-tính của thức.

3)         Lúc đầu, lập sáu phần thô : SÁU THỨC ĐẦU : PHÂN-BIỆT

-          Tiểu-thừa chỉ biết 6 thức đầu.

 

4)         Sau lập thêm hai thức :

a)      Thức thứ 7 về CHẤP NGÃ,

b)      Thức thứ 8 về CHỨA NHÓM.

 

5)         Như thế là đây-đủ về tâm-thức của chúng-sinh.

 

6)         Nắm được căn-bản đó, sau muốn chia làm mấy phần cũng được, miễn là :

 

a)      Tiện việc học

b)      Đầy đủ, không thiếu-xót.

 

*

*  *

 

ĐOẠN II

 

TU-CHỨNG

 

1)         Lúc đầu, phá ngã-chấp, thoát khỏi ràng-buộc của thân. Đó là thoát khỏi BIỆT-NGHIỆP, nhưng còn ĐỒNG NGHIỆP.

 

2)         Khi thoát khỏi nghiệp người, sang cảnh-giới khác.

 

3)         Khi thoát khỏi nghiệp chúng-sinh, đến cảnh-giới Phật.

 

4)         Lúc đó biết khác hẳn. Không nên ở cảnh-giới chung-sinh mà đoán cảnh-giới Phật. Vì cảnh-giới đó khác xa mình. Ví dụ : con kiến đoán ngoài nước Việt-Nam.

 

*

*  *


 

ĐOẠN III

 

ĐỒNG-NGHIỆP VÀ BIỆT-NGHIỆP

 

I.          Đứng trong vòng CHÚNG-SINH ở thế-giới Sa-bà này :

           

            1) Nói về « ĐỒNG      -NGHIỆP » : ĐỆ BÁT THỨC (thức thứ 8).

 

            Đúng câu : « Tam-giới duy tâm, vạn pháp duy thức ».

 

            Hay là đồng-nghiệp của tất cả chúng-sinh trong cõi của đức Phật Thích-Ca.

 

            2) Nói về « BIỆT-NGHIỆP » :

 

                        a)  Từ đệ thất-thức đến 6 thức sau.

                        b)  Có thể nói thêm : « biệt-nghiệp của đệ bát-thức ».

 

 

 

*

*  *

 

II.         LÝ-LUẬN

 

            1) Nếu trái núi đổ, quả địa-cầu quay, đó la do thức ông hay thức tôi tạo nên?

 

            2) Đáp : Đó là ĐỒNG-NGHIỆP cả thế-giới, cả Phật-sát.

 

Đồng-nghiệp cả Phật-sát gồm :

 

            a)  Hữu tình chúng-sinh.

            b)  Vô-tình chúnh-sinh.

 

*

*  *

 

 

 

ĐOẠN IV

 

KỂ TÊN 8 THỨC

 

            Tám thức là :

 

1)  Nhãn-thức  : những cái gì thuộc phạm-vi cái biết của con mắt.

                       

2)  Nhĩ-thức : `` cái biết của tai.

3) Tỵ-thức : `` cái biết của mũi.

 

4) Thiệt-thức : `` cái biết của lưỡi.

 

5) Thân-thức : `` cái biết của thân.

6) Ý-thức :        `` cái biết của ý. Ý thức làm chủ năm thức trên. Đặc-tính là

phân-biệt.

 

          7)  Mạt-na-thức : `` chấp ngã.

 

8)      A-lại-da-thức : chứa nhóm.

 

*

*  *

 

BÌNH LUẬN

 

            Hai phần đầu sách này là thuộc phạm-vi : « THÀNH LẬP DUY THỨC ».

 

            Đây là tài-liệu của cụ Huyền-Cơ, thành-lập nền-tảng vững-chắc cho duy-thức-học.

 

            Đọc-giả nên nghiền-ngẫm kỹ-càng, sẽ nắm được phần tinh-hoa của Duy-thức-học.

 

---o0o---

[ Mục Lục ] [ 01 ] [02 ] [03 ] [04 ] [05 ] [06 ]

[07]  [08 ] [09] [10] [11 ] [12 ] [13 ] [14 ]

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật: 01-03-2004
 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

lẠng 潮阳菩提禅寺 khái niệm phật giáo về nghệ thuật ý Bồ ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä ä æ å ç¼ vong niem sao bang モダン仏壇 å å å º ä ƒäº ä 禅心の食事 phat tu khi quy y co nen xa bot mot vai gioi 心经 新学期新展望内容怎么写 Tuân thủ năm giới 大学生贫困证明 åœ Thắp sáng Hương Sen Mẹ Tây Lá rụng buổi giao mùa å æžœ Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa bách đàm cổ tự de tro thanh mot con nguoi tuong doi hoan hao 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 BÃo 佛法怎样面对痛苦 duyen khoi va tinh khong duoc do giai qua phuong tái sinh ý nghĩa của sự giác ngộ 礼佛敬香反义词 lặng 否卦 净地不是问了问了一看 æŽåƒ giả parsvika 梵僧又说我们五人中 dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo cua trạng Trái lê có nhiều công dụng tốt y nghia that su cua le vu lan bao 梵唄 háºnh 研究生奖学金自我总结 生日快乐 khúc 放下凡夫心 故事 cúng dường hoa quả 15 dieu ban khong nen chap nhan trong cuoc doi 14 cau chuyen cam dong ve dong vat cham den trai 梵僧又说 我们五人中