DUY THỨC HỌC
Tuệ Quang
Huyền-Cơ Phật-Học-Viện
---o0o---
PHẦN THỨ TÁM
NĂNG-BIẾN THỨC
ĐOẠN I
NÓI CHUNG BA LOẠI
Có ba loại:
-
DỊ-THỤC: tức là thức thứ tám,
vì bởi nhiều dị-thục tính.
-
TƯ-LƯƠNG: tức là thức thứ
bảy, vì bởi hằng thẩm tư lương.
-
LIỄU-CẢNH: Tức là sáu thức
trước, vì bởi liễu cảnh, tướng thô.
GIẢI NGHĨA
Năng-biến:
Thức biến ở bề trong, biến rất nhiều thứ.
-
Thức này biến nhiều, từ
phàm-phu đến đệ-bát địa đều trong vòng của thức này. Trừ Phật ra, tất
cả chúng sinh thiện ác, nhân qủa, luân hồi sinh tử đến trong vòng thức
thứ tám.
-
HẰNG: Có luôn luôn, thức thứ
tám còn, nó còn.
THẨM: Hay suy-sét.
TƯ: Nghĩ, suy-nghĩ, nhớ, nắm lấy kiến phần của thức thứ tám.
LƯƠNG: so đọ, chấp trước, phân bì. Khi chứng ngã không mới hết.
-
Chiếu cảnh, tướng thô.
*
* *
Thức đối với
cảnh, biến trong tâm chúng-sinh những hình-ảnh. Nhờ thế, chúng-sinh có
được ý-niệm về cảnh.
Thức là năng
biến. Cảnh là sở biến.
*
* *
Đoạn II
NHÂN-QUẢ NĂNG-BIẾN THỨC
Ba loại ấy
đều gọi là năng biến thức.
Năng biến có
hai thứ:
-
Nhân năng-biến.
-
Quả năng-biến.
*
* *
1. NHÂN
NĂNG-BIẾN:
Trong thức
thứ tám, có hai tập-khí làm nhân. Đó là:
-
Đẳng-lưu tập-khí: Trong bảy
thức, thiện, ác và vô-ký huân-tập, khiến cho nảy nở và phát triển.
-
Dị-thục tập-khí: trong sáu
thức, các thiện và ác hữu-lậu huân-tập, khiến cho nảy nở và phát triển.
2. QUẢ
NĂNG-BIẾN:
Vì sứ tập-khí
của hai nhân trên đây, nên có tám thức sinh, hiện ra các tướng.
-
Đẳng-lưu quả: Vì bởi
“đẳng-lưu tập-khí” làm nhân duyên, nên tám thức sinh. Vì qủa giống nhau
nên gọi là “đẳng-lưu quả”.
-
Dị-thục quả: Vì bởi “dị-thục
tập-khí” làm tăng-thượng duyên, nên cảm thức thứ tám, về sự đền trả các
nghiệp-lực .
Vì bởi hằng
tương-tục nên đặt tên là dị-thục. Cảm 6 thức trước về sự mãn nghiệp.
Theo dị-thục mà khởi, gọi là dị-thục sinh. Chẳng gọi là dị-thục vì bởi có
gián-đoạn.
Cứ nói
dị-thục và dị-thục sinh, gọi là dị-thục quả. Vì bởi quả khác nhân.
Trong đây nói
ngã-ái-chấp-tàng giữ tạp-nhiễm chủng, năng-biến quả thức, gọi là dị-thục,
chẳng phải chỉ cho tất cả.
*
* *
BÌNH LUẬN
1. Cùng một
loại, ví dụ ác sinh ác, thiện sinh thiện.
2. Tập khí:
Quen hơi, nhiễm mùi, năng huân luyện nuôi nhân tức chủng-tử lớn lên, có
khi chủng tử cũng gọi là tập khí, tùy dụng nói khác đi.
3. Nhất là
thức thứ bảy.
4.
Bình-thường, không có tính-cách về thiện hay ác.
5. Nhân khác
với quả, trông bề ngoài. Ví dụ con tầm thành nhộng, thành con ngài. Hay
là hạt lúa thành cây lúa. Cây lúa khác hạt lúa về hình tướng.
6. Nhất là
thức thứ sáu
7. Còn mê
lầm. Tứ là phàm-phu, chúng-sinh chưa chứng.
8. Do hai
nhân huân-tập, hiện ra tám tức. Các tướng như mình, người, chúng sinh.
9. Hễ tập
cái gì, quả cái ấy. Ví dụ, tập thiện sinh chư thiên. Tập ác, sinh địa
ngục. Giống nhau một loại, không khi nào khác, sai. Nhân duyên quả.
10. Nối
luôn, tiếp tục làm thì sau có quả.
11. Duyên
giúp thêm các giống tăng-trưởng thêm.
12. Ví như
tu: 6 thức cùng tu, nuôi lớn trong A-lại-da, sẽ dần tới kết quả, có khi
sang đời sau mới tới.
13. Tô điểm
làm khéo, tăng, tốt đẹp hơn. Hai việc:
a. Cũng dẫn kết quả xứng đáng.
b. Làm tăng-trưởng về phẩm (trau dồi sáu thức)
14. Dẫn
nghiệp.
15. Mãn
nghiệp.
16.
Ngã-ái-chấp-tàng: đây chỉ nói riêng một tàng trong ba tàng. Thức thứ bảy
chấp thức thứ tám làm ngã. Như tên giữ kho.
17. Quả khác
nhân, vì tăng trưởng.
BÌNH-LUẬN
Các thức gọi là năng-biến, vì chúng biến hiện các pháp.
Tám thức chia làm ba loại, như đoạn I vừa nói.
Năng-biến chia làm 2 thứ :
1)
Nhân năng-biến.
2)
Quả năng-biến.
*
* *
1)
Nhân năng-biến : Trong thức thứ 8 có hai loại nhân, đó là :
a) Đẳng lưu tập khí.
b) Dị thực tập khí.
*
* *
a)
Đẳng lưu tập khí : các hạt giống huân-tập trong bảy thức, nhất là trong
thức thứ 7. Các thiên, ác và vô ký huân tập, các hạt giống này, làm cho
nãy nở và phát triển.
Thiện trao dồi thiện, ác trao dồi ác. Loại nào đi với loại ấy, gọi là đẳng
lưu.
b)
Dị-thục tập khí : trong sáu thức, các thiện vã thế gian, huân tập các hạt
giống này, khiến cho nảy nở và phát triển.
Có thể làm một người trung bình thành tốt. Gặp hoàng cảnh tốt, các hạt
giống thiện được trao dồi, phát triển. Người đó được sinh lên cõi trời,
hay chứng quả A-la-hán, hay chứng các quả cao hơn nữa.
Vậy kết quả khác với nhân, trồng bè ngoài, nên gọi là dị-thục.
*
* *
2)
Quả năng-biến
Vì các hạt giống trên được huân-tập, nên phát triển, hiện ra tám thức và
các tướng (tức là hình ảnh của mọi sự vật).
a)
Đẳng lưu quả : Vì “đẳng lưu tập-khí” làm nhân
duyên, nên tám thức sinh. Hễ tập cái gì, được quả loại ấy. Ví dụ tu thiện
được sinh cõi trời. Làm ác, bị luân hồi. Trồng ngô thì được ăn ngô.
b)
Dị thục quả
: Vì bởi “Dị thục tập-khí” làm duyên
tăng thượng, nên cảm thức thứ 8.
Ví dụ một
người trung-bình. May gặp hoàn cảnh tốt, gặp thầy giỏi dạy cho chính-pháp,
người đó ra công trau-dồi hạt giống Phật .
Qua bao
kiếp, người đó lần lượt tu-chứng qua các cõi trời, các cõi Bồ-Tát, cho đến
thành Phật .
Từ cái nhân
hiện tại, đến các quả Bỗ-Tát, rồi Phật, khác nhau rất nhiều.
Nhưng các
hạt giống phát-triễn tiếp-tục từng giây, từng phút .Qua thời gian lâu xa,
ta thấy khác .
Ví dụ như hạt lúa sinh cây lúa Hạt lúa gây đủ điều kiện, nảy-nở dần, biến
chuyển dần . Mấy tháng sau, thành cây lúa, khác hẳn hạt lúa .
---o0o---
[
Mục Lục ] [
01 ]
[02
] [03
] [04
] [05
] [06
]
[07]
[08
] [09]
[10]
[11
] [12
] [13
] [14
]
---o0o---
-
Vi tính: Viên Trí
-
Trình bày: Nhị Tường
-
Cập nhật: 01-03-2004