.


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
 Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa : Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---


16.
  Ðại sư NAGARJUNA,Nhà luyện kim thuật và là một triết gia.

17.  Ðại sư KANHAPA,vị Ðạo Sư trong màn đêm.

18.  Ðại sư ARYADEVA,Ðộc nhãn đại sư.

19.  Ðại sư THAGANAPA,Kẻ dối trá.

20.  Ðại sư NAROPA,Con người bất khuất

 

ÐẠI SƯ THỨ 16

NAGARJUNA

(Long thọ bồ Tát- Hiền triết và nhà luyện kim) ^

 

Khi một con người si mê chưa giác ngộ

Mơ hồ tưởng mình là bậc thánh

Y hành sử như một tên đạo chích

Lẻn vào hoàng cung đánh cắp ngọc ngà

Khi một người còn si mê chưa giác ngộ

Y như một con voi bị kẹt giữa đám sình lầy.

 

Nagarjuna tức Long Thọ Bồ Tát,xuất thân từ dòng dõi Bà-la-môn thuộc vương quốc Càn chí (Kanci) miền đông Aán Ðộ.Thuở thiếu thời ngài là một con người gàn dở,thường hay nhũng nhiễu,cưỡng đoạt tài sản người khác.Số hộ nạn nhân lên đến 25.000 gia đình.Dân chúng trong vùng oán thán và các thầy tư tế Bà-la-môn cũng kinh hãi dời chỗ ở.

Về sau,Nagarjuna thấy hối hận về những hành vi tác tệ của mình,ngài đem trả lại tài sản đã cưỡng đoạt và phân chia tài sản riêng của chính mình cho những kẻ nghèo khó.rồi tự lưu đày mình sang xứ khác.

Rời Kahora, ngài đến tu viện Nalanda để tu học.Tại đây ngài trở thành một học tăng kiệt xuất về ngũ minh môn.Nhưng chẳng bao lâu ngài chán ngán môn này,quay sang tu thiền.Ngài thường trì tụng Long Nữ thần chú, (Tara mantra). Do sự cảm ứng,vị nữ thần này tuân theo sở nguyện của ngài nên ban cho tu viện luôn có đầy đủ vật thực cho 700 vị tăng của tu viện.Nhưng bản thân ngài sống cuộc đời du hành khất thực.Mỗi đêm khi ngã lưng nằm,ngài lại suy nghĩ:

-Ta thật là vô tích sự. Ta phải tìm phương tiện khéo để giúp đỡ chúng sinh.

Vì vậy, ngài đến vùng Rajagrha để nhập thất và dùng thần chú để triệu thỉnh thập nhị nữ Dạ-xoa Ðại tướng tức 12 vị thần chủ quản các nguyên tố Ðất,Nước, Lửa, Gió.

Khi ngài nhập đàn khởi trì thần chú,thì ngày thứ nhất động đất xảy ra,ngày thứ hai hạn hán,ngày thứ ba bão lửa,ngày thứ tư gió to, ngày thứ năm mưa gươm đao, ngày thứ sáu hằng hà sa số kim cương từ hư không rơi xuống. Ðến ngày thứ bảy,12 vị nữ Dạ-Xoa hợp lực tấn công ngài dữ dội nhưng ngài vẫn không động tâm.Sau đó,ngài dùng Hàng phục pháp (Kuyo) để nhiếp phục các nữ Dạ-xoa.

Chúng nữ Dạ-xoa hiện ra đảnh lễ,cung kính thưa:

-Thưa tôn sư ! Chúng đệ tử có mặt.

-Các ngươi ngày ngày hãy mang cho ta một ít vật thực.

Chúng thần lãnh mệnh lui đi.Mỗi ngày họ đều mang đến cúng dường cho ngài một nắm cơm và một nắm rau trong suốt 12 năm.Sau đó ngài lại thu nhiếp thêm 108 thần nữ Dược- xoa.

Ðể giúp đở chúng sinh,ngài định dùng thần thông biến núi Gandhasila thành núi vàng.Trước tiên, ngài dùng định lực biến ngọn núi lớn này thành núi sắt,từ sắt biến thành đồng,nhưng khi ngài định tiếp tục biến nó thành vàng thì Văn thù Bồ-Tát hiện ra ngăn lại:

-Chớ có làm thế ! Nếu tôn giả biến ngọn này núi thành vàng thì cũng chỉ tạo nên mâu thuẫn,tranh giành giữa chúng sanh mà thôi; khác gì tạo nghiệp ác cho họ.Chi bằng tôn giả ra sức giáo hoá cho chúng thoát khỏi tam đồ về nơi Niết bàn Cực lạc.

Vâng lời Bồ Tát, ngài Nagarjuna thôi không thi triển pháp thuật.Vì vậy cho đến ngày nay ngọn núi Gandhasila vẫn còn giữ nguyên màu tia tía của chất đồng.

Rời chốn ấy,Nagarjuna đi về phía nam.Nơi ấy có một con sông lớn chắn ngăn.Ngài nhờ những người chăn cừu quanh đấy chỉ giúp ngài chỗ cạn nhất để ngài có thể lội qua bờ kia.Nhưng họ lại đưa ngài đến khúc sông sâu và đầy cá sấu.May thay,một kẻ tốt bụng tình nguyện cõng ngài bơi qua sông.Ðến giữa sông,Nagarjuna dùng thần thông hoá ra một bầy cá sấu ra vẻ như đe doạ cả hai.

Người đàn ông tốt bụng vẫn giữ vẻ điềm nhiên:

-Ngài đừng sợ! Miễn là ta còn sống, ta sẽ cố đưa ngài an toàn sang sông.

Nghe nói thế,Sư lấy làm cảm phục,thâu phép lại:

-Ta là Arya–Nagarjuna. Ngươi nhận ra ta chăng ?

-Tôi có nghe đại danh của tôn sư nhưng lâu nay chưa từng gặp.

-Ngươi có công mang ta qua sông an toàn.Vậy ngươi ước nguyện điều chi,ta sẽ biến thành hiện thực.

-Vậy thì, xin tôn sư cho tôi được làm vua.

Sư toé nước vào một thân cây Sala, lập tức cây ấy thành con voi trắng cho Vua cỡi.

-Nhưng còn binh lính?

-Khi nào voi rống tức thời binh lính hiện ra.

Ðức vua lấy tên hiệu là Salabandha cai trị tám triệu bốn trăm ngàn hộ ở trên một vùng đất nguy nga tên là Bhabitan. Vua lập nàng Sindhi làm hoàng hậu.

Sau một vài năm trị vì vương quốc Bhabitan, vua Salabandha đâm ra chán ngán cuộc đời làm vua của mình,ông lại tìm đến Sriparvatta để tìm sự khuây khoả.Nhà vua tìm đến thầy mình và khẩn nài:

-Bạch thầy ! Làm vua chỉ được một ít lạc thú mà nhiều phiền não.Con muốn từ bỏ ngai vàng để được kề cận bên thầy.

-Ngươi chớ từ bỏ vương quốc  của mình. Hãy giữ lấy xâu chuỗi này.Nó sẽ bảo vệ vương quốc của ngươi,ban cho ngươi thứ rượu vô uý khiến tâm ngươi không kinh hãi khi đối mặt với thần chết.

Mặc dù không muốn trở về nhưng nhà vua phải vâng lời thầy.

Tất cả mọi thứ trong vương quốc Bhabitan từ cây cối đến chim muông đều tươi tốt khoẻ mạnh khiến quỹ thần ghen tị.Cho đến một ngày nọ,ánh sáng mặt trời,mặt trăng tự dưng biến mất; hoa quả chưa đến kỳ đơm bông kết trái đã lìa cành, bệnh tật hoành hành,rừng khô,cỏ úa.Chứng kiến những hiện tượng lạ thường như thế,vua Salabandha đoán biết thầy mình gặp nạn.Ngài liền trao quyền binh cho thái tử Cindhakumara rồi đem theo một ít tuỳ tùng đến vấn an  thầy.

Sư Nagarjuna hỏi:

-Này con ! Cớ sao con đến?

Nghe thầy hỏi, đức vua cất tiếng hát ai oán:

                                               

Ðịnh mệnh ôi trớ trêu

Phật pháp sao khó bày

Bóng tối che ánh sáng

Mây mù che trăng rằm

Thánh tăng còn phải luỵ

Sinh tử chia đôi đường

Con đến đây chỉ vì

Chợt thấy điềm bất tường

Cúi mong thầy từ bi

Ban cho cam lồ vị

 

Sư đáp:

 

Có sinh thời có diệt

Tụ tán lẽ thường tình

Trần gian là huyễn mộng

Chớ buồn rầu,sầu khổ

Rượu vô uý !Cạn ly ! 

Vua buồn rầu hỏi:

-Thưa Tôn sư ! Nếu như tôn sư  không còn có mặt trên đời này nữa thì rượu vô uý kia nào có vị chi?

Biết đã đến lúc phải trả nghiệp đời trước.ngài Nagarjuna phát nguyện bố thí tất cả những thứ mà ngài sở hữu. Phạm Thiên bèn hoá thành một người Bà-la-môn đến xin thủ cấp của ngài. Bồ tát hoan hỷ nhận lời.Vua Salabandha không nỡ chứng kiến cái chết của thầy, ngài tựa đầu vào chân sư rồi tắt thở. Dân chúng thấy vậy, nguyền rủa không tiếc lời cái ý muốn độc ác của kẻ kia. Nhưng vô ích, Sư  đã hứa cho đầu của mình. Ngài dùng ngọn cỏ Sula tự cắt lấy đầu rồi trao cho kẻ Bà-la-môn kia.Tức thời, muôn thú kêu vang thảm thiết,cây cối héo tàn. Tám nữ Dạ-xoa đại tướng hiện ra canh giữ  nhục thân của sư, không rời giây lát. Từ thi thể của sư  xuất ra một luồng ánh sáng bay vút lên cao nhập thẳng vào ngài Nagabhodi (Long Trí).

Kinh văn nói rằng khi đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật ra đời thì ngài Nagarjuna tái sinh để cứu độ chúng sinh.

CHÚ GIẢI:

Theo truyền thống mật tông, các bậc thánh và các đạo sư thường mang chung một tên.Ðây là sự khế hợp giữa tâm và tâm của vị đầu và vị sau.Việc này rất  thông thường đối với bậc tái sinh (Tulkus). Chính vì vậy,người đời sau thường nhầm lẫn. Có hai vị đạo sư mang đồng tên Nagarjuna tức Long Thọ:

Vị Long Thọ thứ nhất sinh vào khoảng thế kỷ thứ 2 ở miền nam Aán Ðộ(150-250 sau.Công Nguyên) thường được coi như là Ðệ nhị Thích Ca.Ngài là một triết gia vĩ đại,đã trước tác các bộ Luận và hệ thống biện chứng về Trung Quán (Madhyamika) 

Vị Long Thọ thứ  hai sinh vào thế kỷ thứ 9,vốn là vị tổ của hệ phái Guhyasamaja Tan tra, môn đệ của ngài Saraha.

Tiểu sử của ngài Ðệ nhất Long thọ được dịch sang Hoa văn vào năm 405 sau Công Nguyên , do công của một nhà sư truyền giáo tên là Kumarajiva (Cưu Ma La Thập).

Thuở thiếu thời, ngài Ðệ nhất Long Thọ đã chứng tỏ trí tuệ phi phàm.Chưa đầy 20 tuổi,ngài đã nỗi tiếng uyên bác về các kinh điển truyền thống của Bà-la-môn giáo. Nhưng sau đó ngài chán ngán và lăn mình vào các thú vui ngũ dục.Tương truyền rằng một đạo sĩ đã tặng ngài phép tàng hình có thể đi lại tự tại mà không ai thấy biết. Ngài đã cùng ba người bạn thâm nhập vào cung cấm để trêu chọc các công nương.Chẳng may sự việc bị phát giác, ba người bạn bị quan quân giết chết.Riêng ngài thoát được nhờ pháp ẩn thân đứng ngay bên cạnh nhà vua.

Ân hận vì cái chết của những người bạn, ngài đến Nalanda xuất gia học phật.ngài nhanh chóng quán triệt yếu nghĩa của tam tạng Kinh điển (Tripitaka) và các bộ kinh Ðại thừa (mahayana-sutra).Nhưng vì không thoả mãn với kiến thức ấy, ngài lại vân du khắp nơi để sưu tập các kinh điển bị thất truyền. Trong các cuộc tranh biện,ngài luôn luôn đánh bại lý luận của mọi đối phương,nên tỏ ra rất kiêu hãnh. Ngài phát minh các lý thuyết mới mẻ và sáng lập ra một hệ phái riêng dựa trên căn bản thực tại (non-rejection). Chính vì quan điểm này, đại long vương cảm thấy thương hại nên đưa ngài xuống  tàng kinh các ở long cung. Ðây chính là số kinh điển mà Phật Thích Ca phó thác cho đại long ïvương gìn giử để trao lại cho ngài Long Thọ.Với trí tuệ phi phàm,trong vòng 90 ngày, ngài đã nắm bắt được yếu nghĩa của tất cả kinh điển nơi này. Tuy nhiên, ngài hiểu rằng thân chứng (experience) giáo pháp mới gọi là sở đắc rốt ráo. Do đó ngài nhập định để tu pháp môn “Nhẫn nhục Ba-la-mật” (Patience of non-being). Xuất định, ngài trước tác bộ luận Trung Quán (Madhyamika) và nỗ lực hoằng dương đạo pháp.

Ngài kết thúc cuộc đời sau khi một đạo sĩ Bà-la-môn thách thức ngài thi triển pháp thuật.Nagarjuna hoá thành con bạch tượng chụp lấy kẻ kia và đả thương y, nhưng khi nhìn lại thấy đạo sĩ vẫn điềm nhiên ngồi trên cánh sen trong một cái hồ thiêng lộ vẻ khinh miệt.Thất bại,ngài tự nhốt mình trong thiền thất và đến khi một đệ tử của ngài phá cửa xông vào thì chẳng thấy gì ngoài một con ve sầu vụt bay thoát ra ngoài.

Thuyết nói rằng chính đại sư  Saraha làm lễ thí phát và điểm đạo cho ngài Long Thọ khiến ngài có thể nhập vào Mạn-đà-la của Phật Vô lượng thọ, đồng thời dạy ngài thần chú để nhiếp phục thần chết. Ðại sư Saraha còn dạy ngài về Guhyasamaya tantra và các môn Huyền thuật (Tantras) khác trước khi ngài được giáo thọ của ngài là sư Rahuhabhadra truyền tâm pháp.

Sự nghiệp tu học của ngài bị đứt đoạn và trục xuất khỏi Tu viện vì phạm vào qui củ của thiền viện. Ðó là khi Nagarjuna khám phá ra cách cất rượu từ vàng để phục vụ tăng đoàn trong thời kỳ đói kém, khi ấy ngài là vị tăng phục vụ trong nhà bếp của tu viện. 

 

 

 ÐẠI SƯ THỨ 17

KANHAPA

(Krsnacarya, Vị đạo sư trong màn đêm) ^

 

Nếu chỉ vì lòng nghen tị

Ra sức hành trì các pháp môn

Nỗ lực tích luỹ các công đức

Tất cả đều vô ích mà thôi

Vì ngươi không thể nào đạt tới thần thông

Nếu ngươi không có đựơc dự dìu dắt của một chân sư

Như chiếc xe kia thiếu bánh

Chẳng thể nào lăn trên đường đi

Chỉ có bậc thầy mới có thể

Chắp cho ngươi đôi cánh rộng

Ðể ngươi có thể vút bay trên trời cao.

 

Ðạo sư Kanhapa còn được biết dưới cái tên khác,Krsnacarya, vốn là con trai của một quan văn. Ngài thọ pháp tại đại tu viện Somapuri. Ðây là một trong số những tu viện lớn được vua Dharmapala xây dựng nên.Chân sư của ngài là đại-thành-tựu-giả Jalandhara.

Ngài Kanhapa tu tập thiền định trong 12 năm thì bắt đầu thấy có những hiện tượng sở đắc. Một hôm khi đang ở trong định,ngài thấy hảo tướng rõ ràng của thủ thần Hevajra cùng các quyến thuộc của vị thần này thì đất dưới chỗ ngài ngồi rung chuyển mạnh. Thấy thế, Kanhapa lấy làm tự mãn. Nhưng Kim cang Du-già Thánh nữ (Dakini) hiện ra bảo cho ngài biết rằng đó chỉ là sơ chứng,chứ chưa phải là cứu cánh rốt ráo.

Kanhapa lại tiếp tục công phu cho đến một ngày nọ ngài nảy sinh ý định  thử xem định lực của mình đạt tới mức nào.Ngài đặt bàn chân lên đá,chân ngài liền lún sâu như đạp vào bùn để lại cả dấu chân.Một lần nữa,vị thánh nữ hiện ra khuyên ngài phải tiếp tục nỗ lực tu tập.

Một hôm vừa xuất định , ngài thấy thân thể bềnh bồng bay là-đà cách mặt đất khoảng bốn năm tấc.Vị thánh nữ hiện ra bảo cần tiếp tục chuyên cần hơn nữa.Kanhapa lại nỗ lực công phu cho đến một hôm khi vừa xuất định,ngài nhìn thấy bảy cái lọng che đầu ngài và bảy cái trống Damaru bay lượn quanh tự kêu vang khắp trời (Damaru là một loại pháp khí bằng sọ người hay sọ thú để triệu thỉnh quỉ thần), ngài Kanhapa bảo với môn đệ rằng:

-Nay đã đạt mục đích.ta sẽ đi Lankapuri, thuộc đảo quốc Sri Lanka. Lúc đến gần đảo nọ,Kanhapa muốn chứng tỏ thần lực của mình bèn vận thần thông đạp xé nước để đi qua . Vừa đi ngài vừa nghĩ thầm:

-Ngay cả thầy ta cũng chưa chắc làm được như vầy.

Niệm ấy vừa khởi lên trong tâm của Kanhapa, ngài bị chìm ngay xuống biển.Kế đó,một ngọn sóng lớn đánh dạt ngài vào bờ.Vừa khi ấy,ngước mặt nhìn lên trời,Kanhapa thấy thầy mình bay lơ lửng trên đầu.Vị sư phụ hỏi:

-Kanhapa! Ngươi đi đâu đấy? Có chuyện gì mà trông thấy thảm thương vậy?

-Bạch thầy! Ðệ tủ đang trên đường đi đến Lankapuri để độ người.Chẳng may vì mất thần thông nên rơi xuống đây.

-Hoằng pháp độ sinh là việc tốt. Nhưng tốt hơn ngươi nên đến Pataliputra tìm cho ra đại đệ tử của ta. Y làm nghề dệt ở thành phố này. Nếu ngươi muốn thành tựu đạo quả,hãy tuyệt đối vâng lời của y.

 

Nghe lời thầy, Kanhapa lại đi về hướng thành phố Pataliputra. Lạ thay, thần lực của ngài tự nhiên hồi phục. Những cái lọng và những cái trống Damaru lại xuất hiện trên đầu, ngài đi đến đâu chúng theo đến đấy.

Ðến Pataliputra, ngài để lại 3.000 môn đồ bên ngoài thành, rồi một mình đi vào thành phố để tìm người thợ dệt. Ngài đi từ đầu phố đến cuối phố, hễ nhà nào có khung dệt thì ngài dừng lại, dùng thần nhãn dứt đứt sợi chỉ trong guồng. Nếu người nào dùng tay để nối sợi đứt thì Kanhapa hiểu rằng ngài còn phải tiếp tục tìm kiếm.

Thế rồi, rốt cùng ngài cũng tìm thấy con người mà ngài cần tìm thấy, khi ngài nhìn thấy sợi tơ mà ngài dùng thần thông bứt đứt tự nhiên nối liền lại. Kanhapa đến vái chào người thợ dệt và cầu pháp.Người thợ dệt hỏi:

-Ngươi một lòng qui thuận ta chăng?

-Thưa vâng, đệ tử xin phục tòng mọi mệnh lệnh của chân sư.

-Vậy, hãy theo ta.

Cả hai cùng đi ra mộ địa,nơi ấy có một cái thây ma còn tươi. Thợ dệt hỏi:

-Ngươi ăn xác chết được chăng?

Kanhapa quì gối, rút dao,xẻ một miếng.

”Không phải vậy!” Hãy làm như thế này”,người thợ dệt hoá thành con sói nhảy đến cạnh xác chết,xé thây ma ra ăn một cách ngấu nghiến. Ðoạn biến trở lại thành người ,y bảo:

-Ngươi chỉ có ăn thịt người khi ngươi biến thành thú mà thôi.

Nói xong, người thợ dệt rặn bụng lòi ra ba cục phân,y cầm một cục lên đưa cho Kanhapa:

-Nào,  ăn đi!

-Không thể thế được.Nếu tôi ăn của này,mọi người sẽ nhạo báng tôi.

Không nói lời nào,người thợ dệt cầm lấy một cục đưa vào mồm ăn, chư thiên hiện ra chia nhau ăn cục khác. Còn cục thứ ba bị một con rồng bay đến tha đi.

Kế đó,họ quay về thành phố,người thợ dệt đưa cho Kanhapa năm xu để mua rượu và thức ăn.

-Bây giờ ngươi hảy đi gọi các đệ tử của ngươi đến đây để cùng ta dự tiệc Pháp.

Kanhapa vừa đi vừa nhủ thầm:

-Chỉ có ngần này tiền không đủ cho một người ăn,làm sao mà thầy bảo đãi cả bọn ta?

Và khi mọi người tề tựu đầy đủ,người thợ dệt tác pháp cúng dường,lập tức vô số thức ăn,vật uống hiện ra la liệt,toàn là sơn hào mỹ vị.Bửa tiệc kéo dài bảy ngày bảy đêm.Mọi người không sao ăn hết,Kanhapa lấy làm bực bội,thầm nghỉ:

-Ăn thế này thì biết bao giờ mới xong? Ta phải đi thôi.

Kanhapa ném phần thức ăn thừa cho ngạ quỹ rồi gọi đệ tử lên đường mà không một lời từ biệt.Người thợ dệt cất tiếng mắng theo:                       

Này lũ trẻ đáng thương

Các ngươi tự huỷ mình

Các người là những kẻ

Dứt lìa trí huệ lớn

Ra khỏi tâm từ bi

Bỏ đi? Ngươi được gì ?

Lọng, trống là chuyện nhỏ

Chân đế mới tột cùng

 

Nhưng Kanhapa không muốn nghe,tiếp tục lầm lũi dẫn môn đồ ra đi cho tới vùng Bhadhokura cách tu viện Somapuri khoảng năm trăm dặm về phía đông.Dừng chân nơi đây,ngài gặp một cô gái đang ngồi dưới gốc cây lệ-chi sum xuê những trái và ngài hỏi xin:

-Này nữ thí chủ,cho ta xin ít quả.

-Ta không cho.

Kanhapa vận thần lực nhìn lên cây,quả liền rụng xuống.Nhưng cô gái khẻ liéc nhìn,các trái vải lại dính trên cành như cũ.Sư tức giận dùng thần chú đả thương cô gái.Nàng đau đớn  quằn quại gục đầu xuống đất.Ðám đông chứng kiến cảnh ấy lấy làm căm phẩn:

-Ðệ tử Phật lúc nào cũng từ bi nhưng gã ác tăng này lại là một kẻ sát nhân.

Nghe họ quở trách,Kanhapa bừng tỉnh,nguôi cơn giận,thâu phép về và chửa thương cho cô gái.Thừa cơ hội nhà sư không chú ý,cô gái niệm chú đánh lại khiến sư  thổ ra máu và ở trong tình trạng rất đổi nguy kịch.Kanhapa gọi một trong các nữ thần kim cang đến cứu giúp.Vị thánh nữ vâng mệnh đi tìm dược thảo để cứu thầy.Sau bảy ngày vất vả,bà tìm được được thảo nhưng trên đường về bà lại gặp một cụ già đứng giữa đường khóc lóc,thánh nữ dừng lại hỏi nguyên cớ.Cụ già mếu máo trả lời:

-Tôi khóc vì ngài Kanhapa đã qua đời.

Nghe tin dữ,vị thánh nữ vất thuốc đi vì cho rằng không còn cần đến nữa.Nhưng khi về tới nơi,bà thấy Kanhapa chưa chết mà chỉ trong tình trạng nguy kịch.Sư hỏi thuốc đâu thì bà lắp bắp kể lại chuyện mình bị lừa.Do không có thuốc chửa nên sư phải lìa đời.

Sau cái chết tức tưởi của thầy,vị dakini này quyết tìm cho ra cô gái nọ.Bà đi khắp mọi nơi từ cõi trời cho đến cõi nhân gian và cho tới một hôm bà bắt gặp cô gái nọ đang ẩn mình trong thân cây Sambhila,bà lôi ra ngoài và dùng linh phù đánh cho một trận nhừ tử.

CHÚ GIẢI: 

Kanhapa trước tiên đã không nghe theo lời khuyên của Kim Cang Thánh Nữ,sau đó lại không vâng mệnh thầy,lại tỏ ra kiêu ngạo và khinh suất.Ngài đã bị sân hận và kiêu mạn sai xử.Vì vậy,ngài đã nhận một hậu quả bi thảm.Người thợ dệt tuy là bậc tôn túc nhưng cũng đã thất bại khi chỉ dùng thần thông để giáo huấn người,thiếu sự hài hoà giữa Bi và Trí.

Trong lúc tu tập,mặc dù Kanhapa có phần sơ chứng,đã đạt tới cảnh giới Hevajra

 

 

ÐẠI SƯ THỨ 18

ARYADEVA, Ðộc nhãn đại sư ^

 

Chư phật trong ba đời

Chỉ có một điều bí mật

Trực giác được điều này

Thời ngươi hiểu được tâm ngươi

Hãy đi lại tự tại

Hãy đắm mình trong chân lý

Xoá bỏ các ưu tư và phiền não

Ngươi chính là một hành giả Du-già.

 

Truyền thuyết kể rằng ngài Aryadeva sinh ra từ một đoá sen. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài thụ pháp tại tu viện Sri Nalanda và về sau trở thành Tu viện trưởng ở đấy. Ngài từng là giáo thọ của hàng ngàn Tăng chúng là bổn sư của vô số các nhà học giả, trí thức đương thời, tuy nhiên ngài vẫn chưa chứng đắc. Vì thế ngài bèn tìm đến Long Thọ Bồ Tát.

Rời Nalanda, ngài đi về phía Nam, khi ngang qua một cái hồ nước rộng mênh mông, ngài gặp Văn thù Bồ Tát (Manjuri) đang giả dạng làm người câu cá. Aryadeva vái chào bồ-tát nơi nào. Bồ Tát bảo rằng vị thánh ấy ở trong một cánh rừng già gần đây và đang luyện thuốc.Theo hướng chỉ của bồ tát, Aryadeva tìm đến nơi thì thấy Long Thọ Bồ Tát đang điều chế độc dược thành thuốc trường sinh. Aryadeva đảnh lễ vị chân sư và xin được thu nhận làm đệ tử. Bồ Tát Long Thọ nhận lời thỉnh cầu, điểm đạo cho Aryadeva và cho phép ngài ở lại để tu tập thiền quán.Hàng ngày hai thầy trò rời khu rừng đi đến các khu lân cận để hoá duyên. Trong khi, ngài Long Thọ vất vả mới xin được thức ăn thì Aryadeva thường trở về với nhiều thức ăn ngon. Thấy thế, ngài Long Thọ quở mắng:

-Vật thực của ngươi kiếm được chỉ thuần do mấy con mụ dâm đãng trao cho. Thực là bất tịnh. Vì vậy từ đây trở đi ngươi chỉ được phép dùng vỏ chuối thay cho bình bát, kim nhọn để gắp thức ăn mà thôi.

Aryadeva vâng lời thầy,mỗi ngày khi ăn ngài dùng mũi kim găm từng hạt cơm đưa vào miệng .Thấy thế,đám phụ nữ càng ngưỡng mộ,lại làm đủ thứ bánh ngon dâng lên ngài.Nhưng ngài nhất mực không dùng đến lại đem cúng dường cho thầy.   

Cho đến một hôm.Aryadeva báo với thầy rằng ngài đã đắc pháp.Long Thọ Bồ Tát bèn ra lệnh cho Aryadeva phải ở lại trong lều không được ra ngoài khất thực. Aryadeva vâng lệnh thầy.

Nhưng lần này,Mộc thần định đến cúng dường.Nữ quái ăn vận hớ hênh để lộ nhiều phần da thịt nõn nà đến gặp ngài.Sau đó,ả giả vờ lân la trò chuyện cùng Aryadeva.

Aryadeva mang thức ăn mà nữ quái cúng dường ngài dâng lên cho thầy và kể lại sự việc.Long Thọ Bồ Tát nghe thuận bèn đi đến nơi nữ quái ẩn mình.Nghe gọi tên nữ quái hiện lên,thò đầu ra ngoài,còn thân thể vẫn dấu bên trong thân cây.Sư hỏi:

-Tại sao ngươi không phô thân ngươi cho ta xem mà lại làm thế với đệ tử của ta?

Quái đáp:

-Tôi làm thế vì đệ tử của ngài đã đoạn trừ được tham ái vi tế còn ngài thì không.

Từ đó,Long thọ đặt tên cho ngài là Aryadeva (Siêu thánh) và Sublime God (Thanh tịnh thánh nhân).

Sau khi Long Thọ Bồ Tát điều chế xong rượu trường sinh,ngài nếm thử  vài giọt rồi đưa cả bát cho Aryadeva uống.Nhưng Aryadeva ném cả bát rượu trường sinh vào gốc cây.Lập tức rượu ấy biến thành một chiếc lá dính liền vào thân cây.Ngài Long Thọ bảo:

-Ngươi làm phí rượu của ta như thế.Hãy làm lại cái khác cho ta.

Aryadeva lấy một cái bình,tiểu vào trong,lấy que khuấy lên,đoạn đưa cho thầy mình.Long Thọ Bồ Tát bảo:

-Nhiều quá!

Aryadeva liền đổ bớt phân nữa bình đựng nước tiểu vào một thân cây,trăm hoa hốt nhiên nở rộ.Bồ Tát Long Thọ nói:

-Nay,ngươi đã ngộ! Ðừng đi vào lục thú nữa.

Nghe những lời này,Aryadeva cất mình bay lên không trung,nhưng ngay khi ấy có một người đàn bà tiến đến gần cung kính đảnh lễ.Vị nữ lưu này lâu nay vẫn theo dõi ngài như bóng với hình.Thấy vậy,Arradeva hỏi:

-Cớ sao ngươi lúc nào cũng theo bên ta?

Bà ấy đáp:

-Tôi theo ngài vì tôi cần một con mắt của ngài.

Aryadeva bèn móc con mắt bên phải trao cho rồi biến mất.

Kể từ đó ngài được gọi là Ðộc nhãn Ðạo Sư (Karnaripa).

CHÚ GIẢI:

Thác sinh từ hoa sen có nghĩa là sinh ra trong sự giác ngộ.Tuy nhiên,trước khi nhận ra bản vị của mình,hành giả cần phải trải qua con đường tu tập từ thế học đến đạo học.

Theo phật sử có hai vị Long Thọ.Mỗi vị điều có một đệ tử cùng mang tên Aryadeva. Cả hai đều là truyền nhân của thầy mình,đồng thời là những văn tài lỗi lạc.    

Vị Aryadeva  thứ nhất rất nỗi tiếng nhờ vào những tác phẩm thuyết về Bồ Tát đạo. Tác phẩm Catuhsataka được coi là bộ luận về Bồ Tát đạo nỗi tiếng nhất của ngài.Bộ luận giải thích Bồ Tát nên hành sử như thế nào trong giai đoạn sơ chứng.Ở đây,cần minh định rằng vị Aryadeva thuộc thế kỷ thứ 8 không hề viết luận thuyết về Rasayana mà chính vị Long Thọ ở thế kỷ thứ 10 đã viết các bộ luận về Satuspitha Tantra. Vị này vốn là Chân sư (Guru) của môn Rasayana.

Vị Aryadeva trong truyền thuyết kể trên vốn sinh ra từ một đoá sen trong vườn Thượng uyển của Ðức vua xứ Sri Lanka. Sau khi được truyền ngôi báu,ngài lại thoái vị để xuất gia.Sau khi nắm được yếu chỉ của Tam tạng Kinh điển,ngài hành hương sang ẤN Ðộ,và gặp được Long Thọ Bồ Tát ở đây.Aryadeva xây dựng rất nhiều tu viện ở miền nam ẤN Ðộ. Ngài lưu lại miền nam cho đến lúc thần Mahakala hiện thân thỉnh cầu ngài đi về phía bắc để nhiếp phục một đạo sĩ Du-già Bà- la-môn.

Sau khi nhiếp phục và chỉ đạo cho vị đạo sĩ,ngài Aryadeva để lại bài kệ như sau:

 

Thần Siva có ba mắt nhưng không nhìn thấy chân lý.

Indra có ngàn mắt như kẻ mù loà.

Ta,Aryadeva,chỉ có bốn mắt nhưng thấy suốt các pháp.  

^

ÐẠI THỨ 19
THAGANAPA, Kẻ dối trá   

 

Rỏ nước vào trong tai
Nghiêng tai nước ra ngoài
Các hiện tượng đương thời
Cũng chỉ là hư dối
Sự thật là như vậy
Ngươi đã thấy đấy thôi.

 

Thaganapa sinh ra một gia đình nghèo khó ở miền đông Ấn Ðộ. Y kiếm sống bằng các thủ đoạn lừa đảo,gạt gẫm kẻ khác.Một ngày nọ,trong khi y đang ngồi bên một vệ đường suy tính mưu kế hại người,thì chợt có một nhà sư đi ngang qua chỗ của y.Sư hỏi:

-Chẳng hay hiền hữu làm gì mà ngồi nơi đây?

-Bạch đại đức! Xin ngài chớ hỏi! Tôi không quen nói sự thật.

-Này hiền hữu! Ðừng dối trá! Nếu hiền hữu nói những lời không thật,khi nghiệp đến, ngươi sẽ đoạ vào địa ngục.Càng dối trá càng nặng nghiệp,hậu quả là hơi thở luôn có mùi hôi hám,chẳng ai tin cẩn.Ruộng vườn của hiền hữu không còn phì nhiêu,màu mỡ, hạt giống không thể nảy mầm.Khi đoạ xuống địa ngục,lưỡi của hiền hữu sẽ bị cày xới

Nghe sư nói,Thaganapa hoảng kinh:

-Thưa thầy! Người ta gọi tôi là Thaganapa vì tôi là một kẻ luôn nói dối.Từ lâu nay đã thành thói quen e rằng khó sửa đổi.

-Ngươi có thể tu tập thiền định không?

-Thưa thầy!Thói quen ấy xem chừng khó bỏ.

-Không hề gì! Nếu biết quay đầu về với chánh pháp,kẻ nặng nghiệp cũng có thể tu tập.

Thaganapa vui mừng khẩn khoản:

-Ðệ tử cúi đầu xin thầy từ bi tế độ.

Sư dạy:

-Tất cả các pháp trong thế gian này vốn là hư huyễn,không thật,giống như những lời dối trá của ngươi từng thốt ra.Cũng thế,những gì ngươi cảm thọ,thấy,biết,nói,nghe bằng giác quan đều hư vọng,không có thực tính.Vậy từ nay,ngươi tập quán tưởng tất cả các pháp của thế gian đồng với sự hư dối.Thế gian này được cấu tạo bằng sự hư dối.Sau khi lãnh thọ giáo pháp,Thaganapa tu tập thiền định,suốt bảy năm,thời ngộ được các pháp vốn duyên hợp,hư dối,không bền,bèn tìm đến thầy mình xin ấn chứng.Nhưng sư bảo:

-Các pháp vốn không thật,không giả.Chân lý là chân lý.Không ai có thể tạo ra chân lý hay xác lập chân lý.Vì thế,ngươi hãy quán rằng cái mà ngươi tự cho là chứng ngộ cũng chỉ là một sự rỗng không.Một sự rỗng không từ trong bản thể,như vậy mới vào được đạo. 

 ^

 

ÐẠI SƯ THỨ 20

NAROPA
(Con người bất khuất)

 

Tựa như vua ba cõi
Cai quãn khắp nơi nơi
Nhà Du-già nếm được
Vị giải thoát thanh tịnh
Chinh phục địch luân hồi
Hưởng lạc thú thanh tịnh.

 

Narapa sinh trưởng ở vùng đông Aán.Mặc dù thân phụ làm nghề nấu rượu nhưng Naropa lại không thích nối nghiệp cha.Hàng ngày,ngài vào rừng kiếm củi để sinh nhai.Tuy vậy,ngài không tìm thấy niềm vui nào trong cuộc sống tẻ nhạt này.

Nghe đại danh của sư Tilopa,ngài quyết định rời Patalaputra để tầm sư học đạo.khi ngài đến xứ Visnunagar thì đại sư Tilopa đã rời khỏi chốn này.Không gặp được chân sư,Naropa buộc lòng phải du hành rong ruổi khắp nước Aán để tìm cho ra sư Tilopa. Cuối cùng ngài cũng gặp được sư Tilopa trên bước đường đi quảng bá chánh pháp, mừng rỡ,Naropa rạp mình giữa bụi đường đảnh lễ Ðại sư Tilopa và cung kính thưa ngài.

-Ðệ tử lâu nay hằng nghe đại danh của thầy.nay đã gặp được thật thoả lòng mong đợi.

Nghe qua,sư Tilopa đùng đùng nổi giận:

-Ta nào phải là sư phụ của ngươi.Ngươi cũng chẳng  là môn đồ của ta.Chớ có hồ đồ.

Sư vừa quát tháo vừa thuận tay chân đấm đá vào người Naropa.Dù mới hội ngộ lần đầu đã bị xử bạc,nhưng Naropa vẫn điềm nhiên không lộ một chút oán hận,lại càng quyết tâm đi theo sư Tilopa.

Hằng ngày,Naropa đi khất thực để cúng dường sư Tilopa.Mỗi lần như thế,Sư vẫn nhận vật thực do Naropa hiến cúng nhưng ăn xong Sư lại đánh đập,la mắng Naropa.Tuy thế,Naropa vẫn một lòng phụng dưỡng thầy,hứng chịu những cơn thịnh nộ vô cớ,và ăn các thức ăn thừa của thầy.Naropa kề cận bên thầy trải qua 12 năm,nhưng sư Tilopa không hề quan tâm ngó ngàng đến Naropa.

Nhân một hôm,Naropa xin được món cà-ri rất ngon ở đằng một tiệc cưới về dâng lên sư phụ.

Aên xong,sư Tilopa hỏi:

-Này con! Món cà-ri ở đâu mà ngon quá! Hãy kiếm thêm cho ta một ít.

Lần đầu tiên được thầy sai bảo,lại nghe Tilopa gọi là “con” khiến Naropa bồi hồi sung sứơng khác nào một Bồ Tát vào ngôi sơ địa.Ngài thầm nghĩ: “Ta ở bên chân thầy ròng rã 12 năm.Từ trước đến nay,thầy chưa hề hỏi ta :”Ngươi là ai?”.Nay thầy gọi ta là”con”.Ôi! Thật sung sướng biết dường bao!”

Thế là Naropa đi đến chỗ tiệc cưới bốn lần để xin món cà-ri mà thầy của mình ưa thích.Ðến lần thứ năm,ngài lại nghĩ thầm:”Xin hoài một món cà-ri thật là xấu hổ,nhưng nếu không xin thêm thì phiền lòng thầy ta.Chi bằng lần này ta liều mạng đánh cắp vậy”

Quả nhiên,nhân lúc tiệc cưới rộn ràng chẳng ai lưu ý.Naropa lẻn vào lấy thêm một ít cà-ri.

Sư Tilopa lấy làm hài lòng về Naropa,Sư truyền pháp và làm lể quán đảnh cho ngài.

Sáu tháng sau đó,Naropa đạt được thần thông Ðại Thủ Aán.Ngài vân du khắp nơi để hoằng pháp.Tương truyền,ánh sáng từ thân ngài phát ra xa hàng trăm dặm.

 

 

^

---o0o---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08  | 09 | 10 |

11| 12| 13| 14| 15| 16 | 17

---o0o---

Cập nhật : 01-09-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

æ µå những bức ảnh lay động trái tim của 一念心性 是 hoà 振兴佛教应从山门内做起 芝峰 Sa 演若达多 五苦章句经 49日法要 納骨 とくしまで Cổ 关于青春的议论文 định ä ç ¾å 作æ å æ çš ä å¹ çº æ ca æåŒ Æ 修习希求利他之心 nhĩ căn viên thông hay là pháp môn quán lac 首座 Sơ lược tiểu sử tổ sư Minh Đăng 塩谷八幡宮 phÃƒÆ huy ä½ å çœ ç çº å 单三衣 æ ¹æ žå lãå cong duc phong sanh đầu 簡単便利戒名授与水戸 一仏両祖 読み方 đẻ 七五三 世田谷 佛教与生命教育有关的短语 พธผกพทธสมา 合祀墓と合葬墓の違い Trăng Cơm gạo lứt trộn nấm 地藏菩薩聖號三萬遍 ç æŒ giå cau 横浜 永代供養 川井霊園 阿彌陀佛 功德 æ ²æ¼