.


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
 Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa : Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

Phần 15

71.  Ðại sư  UDHILPA,Người chim.

72.  Ðại sư KAPALAPA,Người mang bình bát đầu lâu.

73.  Ðại sư  KIRAPALAPA,Kẻ chinh phục.

74.  Ðại sư  SAKARA,Sinh trong hoa sen.

75.  Ðại sư  SARVABHAKSA,Kẻ háu ăn.

 

ÐẠI SƯ THỨ 71

UDHILIPA 

(Người chim)

 

Theo đuổi vọng niệm là rồ dại

Kham nhẫn chịu nghiệp là giải nghiệp

Chẳng trụ vào đâu. Tâm là chính

Tìm kiếm vẩn vơ chỉ phí công.

Nhờ công đức bố thí của đời trước mà Udhilipa thừa hưởng một gia tài đồ sộ. Ông sống xa hoa trong một lâu đài tráng lệ. Một hôm, ông đang ngắm nhìn cảnh vật qua khung cửa sổ, bỗng ông chợt thấy những áng mây ngũ sắc tựa hình dáng những con thú và một con sếu hiện ra bay mất hút vào bầu trời. Ông nhủ thầm:

  - Gía như ta biết bay như con thú kia thì thật vui thú biết bao.

Và ý tưởng ấy luôn ám ảnh tâm trí Udhilipa.

Khi Ðại sư Karnaripa đến lâu đài của ông để khất thực, ông cúng dường Sư những thứ tốt và ngon nhất mà ông có. Ðể đáp lại, ông yêu cầu Sư dạy cho ông pháp thuật để có thể bay bổng như loài chim.

Sư  Karnaripa truyền cho ông môn Catuspitha Hagogini và bảo ông phải viếng 24 Thánh địa để xin của 24 Dakini 24 loại dược thảo và phải trì tụng Kim cang Thánh nữ chơn ngôn 10.000 lần tại mỗi Thánh địa.

Sau khi cuộc hành hương kết thúc, Udhilipa quay về hỏi thầy cách luyện tiên dược. Sư bảo:

- Trước hết, ngươi bỏ dược thảo vào một cái bình bằng đồng, rồi bỏ vào một cái bình bằng bạc và sau cùng bỏ vào bình bằng vàng, thời ngươi có thể bay được. ^


 

ÐẠI SƯ THỨ 72

KAPALAPA 

(Người mang bình bát đầu lâu)

 

Tất cả hiện tượng vốn không hai

Áo quần, trang sức ở bên ngoài

Lưng đeo bình bát bằng xương sọ

Cổ khoác dây chuyền lấy từ xương

Bản ngã tự nó là không thật

Tìm kiếm làm chi khéo mất công. 

 Kapalapa vốn chỉ là một thường dân ở xứ Rajapuri, có một vợ và năm con trai. Chẳng may người vợ mất sớm, Kapalapa mang xác vợ ra nơi mộ địa. Trong khi đang than khóc về cái chết của người vợ yêu dấu của mình, ông nhận được tin năm người con trai của ông cùng đột nhiên qua đời. Kapalapa lại mang xác  năm đứa con đặt cạnh thi thể của vợ. Trong hoàn cảnh đau thương ấy của Kapalapa, Chân sư Krsnacarya xuất hiện.

  - Bạch Ðại đức! Vợ con tôi nay đã chết. Tôi không còn chỗ nương tựa. Tôi mong chết quách theo họ để khỏi chịu nỗi cô đơn này.

  - Này hiền hữu! Tất cả chúng sinh trong ba cõi đều bị đám mây tử thần bao phủ không chỉ riêng mỗi một mình ngươi chịu khổ sinh ly tử biệt. Nếu ngươi chỉ ngồi than khóc mà không lao động, vui chơi cho vơi nỗi sầu, thật là vô ích. Vì thần chết cũng đang rình rập ngươi từng giây, từng phút. Tốt hơn hết ngươi nên tu tập thiền định để dứt các phiền não.

  - Cúi xin ngài từ bi thương xót tôi.

 Krsnacarya làm phép đưa ông ta nhập vào Mạn-đà-la của Thủ thần Hevajra  và truyền cho pháp thuật. Ðể hỗ trợ cho pháp tu của Kapalapa, Sư lấy xương của năm người con xâu lại thành vòng đeo nơi cổ của Kapalapa và xương sọ của người vợ làm bình bát.

  - Hãy quán tưởng chiếc bình bát và hư vô là một. Sự thể nhập của cả hai chính là cách thiền định của ngươi.

 Theo lời dạy của Chân sư, Kapalapa tu tập 9 năm thời ngộ được chân lý. Ðể nói lên sự giác ngộ của mình, ngài nói:

Ta là một nhà sư Du-già

Bình bát bằng xương sọ

Và ta đã nhận ra

Bản chất của chiếc đầu lâu này

Và thực tính của các pháp là một.

Với trí giác như thế, ta đi lại tự tại

Không một vật gì có thể ngăn ngại. ^


 

ÐẠI SƯ THỨ 73

KIRAPALAPA 

(Kẻ chinh phục)

 

Từ thuở vô minh phủ lấy ta

Sinh tâm phân biệt Ngã với Tha

Ngay lúc nhận ra điều thiệt ấy

Bao nhiêu vọng tưởng khuất dần xa

Ngay cả “ Phật” kia thuần nhãn hiệu

Ðem dán làm chi khắp hà sa

Khi biết bản tâm là trống rỗng

Hình thù không có lọ tìm ra.

Kirapalapa cai trị một Vương quốc rộng lớn và hùng mạnh. Nhưng nhà vua không bao giờ thoả mãn với sự giàu có của mình nên thường đem quân đi đánh phá các nước láng giềng để vơ vét của cải. Tuy vậy, nhà vua không hề có ý niệm gì về cảnh tàn khốc của chiến tranh.

Có một lần nhà vua cùng quân lính đi tiếp quản một thành phố bị đánh chiếm hoàn toàn, và nhà vua lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy những cảnh tượng hãi hùng sau cuộc chiến: Phụ nữ, trẻ con, người già, kẻ bệnh bị bỏ lại trong thành vì tất cả đàn ông, thanh niên đều bỏ trốn. Tất cả các nạn nhân đều tiều tuỵ, hốc hác và đói khát, họ lang thang, vất vưỡng khắp phố.

Chứng kiến sự tàn phá của chiến tranh, nhà vua động lòng từ bi xuống chiếu chỉ tha tội cho các trai tráng để họ có thể trở về đoàn tụ cùng gia đình. Từ đó hằng ngày nhà vua chẩn bần, bố thí cho người nghèo đói.

Một hôm có một nhà sư Du-già đến cung thành để khất thực, Vua hoan hỷ cúng dường cho Sư những thứ tốt nhất và khẩn cầu Sư giáo hoá. Sư làm lễ qui y cho nhà vua, truyền Bồ tát giới, dạy Tứ vô lượng tâm và phép thiền định. Nhưng nhà vua vẫn không thoả mãn, ngài muốn họ lãnh pháp môn tối thắng để có thể chứng ngộ trong đời hiện tại. Sở nguyện như vậy, nhưng công việc triều chính khiến Vua khó lòng tu tập tinh tấn, ngài trình bày trở lực với Sư. Vị Chân sư nói:

 - Ngươi hãy quán tất cả chúng sinh trong ba cõi là kẻ thống soái các chiến binh kiêu hãnh. Trong vô tận của bản tâm lưu xuất hằng hà sa số các anh hùng hợp lực đánh bại kẻ thù kia, để rồi ngươi, Ðức vua vĩ đại tắm  mình trong sự vinh quang ấy. ^

 

ÐẠI SƯ THỨ 74

SAKARA

(Sinh trong hoa sen)

Long vương Basuka chế ngự những con người đau khổ bằng những trận mưa dầm dề.

Nơi có quyền năng cao nhất của Như  Lai.

 Long vương của Trí tuệ ban những cơn mưa xuân mát mẻ của Bí mật pháp

Cho những ai may mắn hiểu được lý âm dương.

Tndrabhuti cai trị Vương quốc Kanci gồm một triệu bốn trăm ngàn hộ, chưa có một mụn trai để kế nghiệp. Ngài cùng Hoàng hậu ngày đêm cầu khẩn Trời, Phật ban cho ngài một Hoàng tử.

 Sáu tháng sau, Hoàng hậu năm mộng thấy bà nuốt trọn ngọn núi Meru, uống cạn nước của một đại dương, gót hài của bà dẫm nát cả ba cõi thế giới. Ðức vua không đủ khả năng để giải thích giấc mộng. Ngài ban lệnh sẽ thưởng cho những ai có thể giải đoán được, một đạo sĩ tuyên bố:

  - Ðây là điềm báo trước sự giáng sinh của một bâïc Ðại trí, một Bồ Tát, hay một bậc Minh quân. Một vì Vua của Vương quốc chân lý. Aét hẳn dân chúng sẽ không hài lòng lắm, nhưng bù lại, ngay lúc ngài sinh ra sẽ có một trận mưa vàng bạc tưới đều khắp nơi.

 Ðến kỳ hạn, Hoàng hậu khai hoa nở nhuỵ, quả nhiên đúng như lời tiên đoán, một cơn mưa vàng bạc đổ xuống nơi nơi , trời đất tôi tăm. Sau khi cơn mưa dứt, người ta mới phát hiện ra một hài nhi nằm trên một đoá sen lớn trong vườn Thượng uyển. Vị Hoàng tử sơ sinh được đặt tên là Saroruha. Do công đức đời trước của Hoàng tử , nên dân chúng sống trong sự sung túc kể từ khi ngài được sinh ra.

 Ít lâu sau, Hoàng hậu sinh thêm một hoàng nam. Khi Vua băng hà, Saroruha từ chối việc kế vị ngai vàng mà lại trao vương quyền cho em. Bản thân ngài trở thành một Tu sĩ. Rời hoàng cung, Saroruha đi về phía Sri Dhanyakataka để tìm Chân sư. Trên đường đi tầm sư học đạo, Saroruha đã gặp được Chân sư. Ðây chính là hoá thân  của Quán Thế Âm Bồ Tát. Ðể thử lòng của Saroruha, vị Bồ Tát tiết lộ thân phận của Saroruha, rằng ngài cũng có thể hiện lộ pháp thân. Nhưng Saroruha thành thực thưa với thầy, rằng ngài không thể tự mình đi đến giải thoát. Saroruha cung kính đảnh lễ vị Chân sư để cầu pháp.

 Bồ Tát liền hiện nguyên hình truyền pháp thiền định Hevajra cho Saroruha, rồi biến mất. Saroruha tiếp tục đi đến Sri Dhanyakataka để tu tập thiền định.

 Một hôm có một Du tăng từ nơi xa đến nơi ngài Saroruha tu luyện để tìm hiểu giáo pháp. Vị này xin làm thị giả cho ngài với điều kiện là khi nào ngài Saroruha đắc quả thời truyền pháp cho ông ta. Sư đồng ý, vị Du tăng lưu lại trong hang động phục vụ ngài trong suốt 12 năm.

Ngay vào lúc ngài Saroruha bắt đầu nhập thất, nạn đói hoành hành khắp nơi, vì nắng hạn, người chết vô số kể. Sợ biến cố này làm kinh đôïng Chân sư , trở ngại việc thiền định của thầy, người thị giả im lặng không tiết lộ.

Vào ngày cuối cùng của thiền thất trải qua 12 năm, người thị giả đến khất thực tại hoàng cung, nhưng tại đây, người ta chỉ có thể cúng dường cho ông một chén gạo. Ông cẩn thận mang về dâng lên vị Chân sư. Rủi thay khivề đến nơi, lúc bước qua ngưỡng cửa, vị thị giả té xuống, làm rơi bát gạo vung vãi khắp nơi. Sư thấy thế, bèn  hỏi:

  - Ngươi say à ?

 - Thưa không! Ðệ tử vì quá đói bụng nên bị lả người.

 - Ngươi không tìm được thức ăn à ?

 Vị thị giả thú thật rằng y đã dấu thầy về nạn đói. Sư quở trách:

 - Cớ sao ngươi không cho ta biết ? Ta có thể làm mưa để cứu dân lành.

 Saroruha nhặt những hạt bị đánh đổ dưới đất rồi ra một dòng sông. Tại đây, ngài tác pháp cúng dường cho các Hộ pháp Long vương, đoạn dùng ấn, Chú (Mudra, Mantra), triệu thỉnh Bát đại Long vương hạch tội cho đến khi đầu của bọn họ sắp vỡ tung. Ngài mắng chư thần:

 - Nạn đói này là do các ngươi gây ra. Các ngươi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hôm nay, các ngươi sẽ phải làm một cơn mưa thực phẩm, ngày mai là mưa ngũ cốc, ngày thứ ba là mưa thực phẩm, sau đó mưa vàng, bạc trong ba ngày. Ngày thứ bảy, hãy mưa như bình thường.

 Các Long vương miễn cưỡng vâng lệnh của Sư. Sau đó Sư truyền tâm pháp cho Rama, tên của vị thị giả, và dặn dò đệ tử:

 - Ngươi không được hành động vì lợi ích của bản thân mà hãy vì lợi ích của chúng sinh. Nếu không ,ngươi sẽ không bao giờ đạt tới cứu cảnh giải thoát. Sau khi ta đi rồi, ngươi nên đến Sri Parvata mà tu tập.

 Ðoạn như có đôi cánh, Sư bay vút vào không trung.

 Rama sau khi đến Sri Parvata thì lấy một nàng công chúa. Nhưng cả hai vợ chồng đều từ bỏ cung điện vào sống trong một khu rừng già cho đến khi tu chứng.^

 

ÐẠI SƯ THỨ 75

SARVABHAKSA

(Kẻ háu ăn)

 

 Trong vô minh tất cả mùi vị đều khác nhau

Trong giác ngộ mọi thứ đều một vị

Nói cách khác,

Khi còn vô minh, Niết bàn và Luân hồi là hai

Khi giác ngộ cả hai là một đấy.

Sarvabhaksa là thần dân của Ðức vua Singhacandra thuộc Vương quốc Abhira. Ông ta có một cái bụng rất to và ăn không biết no. Ông có thể ăn bất cứ thứ gì mà ông vớ được. Một hôm không tìm được đủ thức ăn, bụng cồn cào dữ dội, Sarvabhaksa đến ngồi ở một cái hang đá, đầu óc suy nghĩ miên man đến cái ăn. Chân sư Saraha gặp y ở chốn này bèn hỏi han, kẻ háu ăn nói:

 - Bụng tôi lúc nào cũng côn cào như lửa, ăn rất nhiều nhưng chẳng hề no. Tôi đang đói lắm!

 - Nếu ngươi không chịu đựng được cái đói, khi tái sinh trong loài ngạ quỷ thì ngươi biết làm sao ?

 - Ngạ quỷ là gì?

Ðại sư Saraha giải thích về bản chất của loài quỷ đói này và nguyên nhân phải đoạ vào. Nghe xong, Sarvabhaksa rùng mình kinh sợ, vội thưa:

 - Làm sao tôi có thể tránh bị đoạ vào ác đạo ? Xin thầy mở lòng từ bi cứu giúp .

Sư điểm đạo và truyền phép thiền định mà Chân sư Bhusuku đã luyện tập. 

Hãy quán tưởng bụng người là bầu trời,

Sức nóng trong bao tử là một đám cháy lớn,

Thức ăn, đồ uống là tất cả các pháp thế gian,

Khi ăn,hãy nuốt cả vũ trụ vào. 

Sarvabhaksa tụ tập một cách miên mật. Ông nuốt cả mặt trăng, mặt trời và núi Meru, khiến thế gian chìm trong bóng tối.Dân chúng kinh hoàng trước việc lạ, các Thiên nữ đến cầu ngài Sahara.

Sư bảo với đệ tử:

 - Hãy quán tưởng những gì ngươi ăn đều không rốt ráo.

Sarvabhaksa vâng lời thầy tiếp tục tu tập đến khi đạt thần thông Ðại Thủ Ấn. Mặt trăng, mặt trời lại hiện ra toả sáng như cũ.

 

^

---o0o---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08  | 09 | 10 |

11| 12| 13| 14| 15| 16 | 17

---o0o---

Cập nhật : 01-03-2003

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

一念心性 是 hoà 振兴佛教应从山门内做起 芝峰 Sa 演若达多 五苦章句经 49日法要 納骨 とくしまで Cổ 关于青春的议论文 định ä ç ¾å 作æ å æ çš ä å¹ çº æ ca æåŒ Æ 修习希求利他之心 nhĩ căn viên thông hay là pháp môn quán lac 首座 Sơ lược tiểu sử tổ sư Minh Đăng 塩谷八幡宮 phÃƒÆ huy ä½ å çœ ç çº å 单三衣 æ ¹æ žå lãå cong duc phong sanh đầu 簡単便利戒名授与水戸 一仏両祖 読み方 đẻ 七五三 世田谷 佛教与生命教育有关的短语 พธผกพทธสมา 合祀墓と合葬墓の違い Trăng Cơm gạo lứt trộn nấm 地藏菩薩聖號三萬遍 ç æŒ giå cau 横浜 永代供養 川井霊園 阿彌陀佛 功德 æ ²æ¼ tuyển tập 10 bài số 133 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么