Mật tông - Tám Mươi Tư Vị Thánh Tăng Tây Tạng

 

.


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
 Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa : Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

 

Kính dâng:

 Một con người luôn luôn hoan hỷ tuỳ thuận chúng sinh trong niềm an lạc.Người mà mỗi người nói ra là một sự khai thị thích hợp với trình độ căn cơ của người nghe. Người mà mọi cử chỉ, thái đôï, oai nghi đều là nguồn thông  tin diễn đạt chơn pháp.Người mà biết rõ tâm mình và  tâm kẻ khác.Người mà có khả năng truyền sự an lạc của  mình đến các bằng hữu và khách quen, khiến cho tất cả  đều hoan hỷ đến cùng tột như lên đến được các vì sao để hoà mình vào điệu múa của vũ trụ.  Người đó chính là một  LAMA. Trước hết tôi cung kính đãnh lễ một con người như thế. Con người kỳ diệu ấy là Lama  KANJUR.Ngài sinh ra ở miền đông Tây Tạng, trở thành một nhà sư bác học và  uyên áo.thuộc tu viện RIWOCHE,  tỉnh AMDO,  Tây Tạng. Ngài kết thúc cuộc đời như một kẻ di tản đến vùng Djeering  nước Ấn Ðộ ở tuổi tám mươi tư. Nguyện cầu cho những lời chú nguyện của Ngài trực truyền  đến tâm chúng ta và xin hồi hướng công đức này đến tất cả  chúng hữu tình khiến họ thoát vòng sinh tử luân hồi,  đồng chứng vào pháp giới.

 

MỤC LỤC

Lời tựa

Lời giới thiệu

01

1.   Ðại sư LUIPA, Nhà Du Già ăn lòng cá thối.
2.
      Ðại sư LILAPA, Ðức vua ẩn sĩ.
3.      Ðại sư VIRUPA, Chân sư của các thiên nữ
4.      Ðại sư DOMBIPA, Người cưỡi cọp.
5.      Ðại sư SAVARIPA, Thợ săn.

02

6.      Ðại sư  SARAHA, Ðại Bà-la-môn.
7.      Ðại sư KANKARIPA, Kẻ goá vợ
8.      Ðại sư MINAPA, Kẻ gặp xui
9.      Ðại sư GORAKSA, Người chăn bò bất tử
10.  Ðại sư CAURANGIPA, Trẻ lạc loài

03

11.  Ðại sư VINAPA, Nhạc sĩ
12.  Ðại sư SANTIPA, Nhà truyền giáo
13.  Ðại sư TANTIPA, Người thợ dệt già
14.  Ðại sư CAMARIPA,  Người thợ sửa giày
15.  Ðại sư KHADGAPA, Tên trộm vô uý.

04

16.  Ðại sư NAGARJUNA, Nhà luyện kim thuật và là một triết gia.

17.  Ðại sư KANHAPA, vị Ðạo Sư trong màn đêm.

18.  Ðại sư ARYADEVA, Ðộc nhãn đại sư.

19.  Ðại sư THAGANAPA, Kẻ dối trá.

20.  Ðại sư NAROPA, Con người bất khuất.

05

21.  Ðại sư SYALIPA, Linh cẩu đại sư.

22.  Ðại sư TILOPA, Kẻ xuất thế.

23.  Ðại sư CATRAPA, Hành khất gặp may.

24.  Ðại sư BHADRAPA, Kẻ độc nhất vô nhị.

25.  Ðại sư DUKHANDHI, Phu quét đường.

06

26.  Ðại sư AJOGI, Kẻ bị ruồng rẩy.

27.  Ðại sư KALAPA, Người điên phong nhã.

28.  Ðại sư DHOBIPA, Người thợ giặt.

29.  Ðại sư KANKANA, Nhà vua tu sĩ.

30.  Ðại sư KAMBALA, Kẻ lắm lời.

07

31.  Ðại sư DENGIPA, Nô lệ chốn lầu xanh.

32.  Ðại sư BHANDEPA, Vị thần ghen tị.

33.  Ðại sư TANTEPA, Kẻ đánh bạc.

34.  Ðại sư KUKKURIPA, Người yêu chó.

35.  Ðại sư  KUCIPA, người bị bướu cổ.

08

36.  Ðại sư  DHARMAPA, Kẻ không ngừng học hỏi.

37.  Ðại sư  MAHIPA, Con người vĩ đại.

38.  Ðại sư  ACINTA,  Ẩn sĩ tham lam.

39.  Ðại sư BABHAHA, Kẻ khao khát tự do.

40.  Ðại sư  NALINAPA, Kẻ tự lực cánh sinh.

09

41.  Ðại sư  BHUSUKU, Thầy tu giãi đãi.

42.  Ðại sư  INDRABHUTI,  Ông hoàng giác ngộ.

43.  Ðại sư  MEKOPA, Kẻ có tia nhìn dữ dội.

44.  Ðại sư  KOTALIPA, Người bán rong.

45.  Ðại sư  KAMPARIPA, Thợ rèn.

10

46.  Ðại sư  JALANDHARA, Người được chọn.

47.  Ðại sư  RAHULA, Con người lẩn thẩn.

48.  Ðại sư  DHARMAPA, Học giả.

49.  Ðại sư  DHOKARIPA, Người mang bình bát.

50.  Ðại sư  MEDHINI, Người nông dân mệt mõi.

11

51.  Ðại sư  PANKAJAPA, Bà la môn thác sanh từ hoa sen.

52.  Ðại sư  GHANTAPA, Người rung chuông.

53.  Ðại sư  JOGIPA, Kẻ hành hương.

54.  Ðại sư  CELUKAPA, Kẻ biếng nhác.

55.  Ðại sư  GODHURIPA, Kẻ bẫy chim.

12

56.  Ðại sư  LUCIKAPA, Kẻ đào tẩu.

57.  Ðại sư  NIRGUNAPA, Trẻ thơ giác ngộ.

58.  Ðại sư  JAYANANDA, Ðiểu sư.

59.  Ðại sư  PACARIPA, Thợ làm bánh.

60.  Ðại sư  CAMPAKA, Ðức vua yêu hoa.

13

61.  Ðại sư  BHIKSANAPA, Lưỡng xỉ đạo nhân.

62.  Ðại sư  DHILIPA, Con người hưởng lạc.

63.  Ðại sư  KUMBHARIPA, Thợ gốm.

64.  Ðại sư  CARBARIPA, Người chết sững.

65.  Ðại sư  MANIBHADRA.Bà nội trợ hạnh phúc.

14

66.  Ðại sư  MEKHALA, Người chị dâng thủ cấp.

67.  Ðại sư  KANAKHALA, Người em dâng thủ cấp.

68.  Ðại sư  KIKALILAPA, Kẻ rộng mồm.

69.  Ðại sư  KANKALIPA, Thợ khâu giẻ vụn.

70.  Ðại sư  DHAHULIPA, Kẻ bện dây thừng.

15

71.  Ðại sư  UDHILPA, Người chim.

72.  Ðại sư KAPALAPA, Người mang bình bát đầu lâu.

73.  Ðại sư  KIRAPALAPA, Kẻ chinh phục.

74.  Ðại sư  SAKARA, Sinh trong hoa sen.

75.  Ðại sư  SARVABHAKSA, Kẻ háu ăn.

16

76.  Ðại sư  NAGABODHI, Kẻ trộm.

77.  Ðại sư  DARIKAPA, Oâng vua nô lệ.

78.  Ðại sư  PUTALIPA, Kẻ mang ảnh tượng.

79.  Ðại sư  UPANAHA, Thợ đóng giày.

80.  Ðại sư  KOKILIPA, Người sành điệu.

17

81.  Ðại sư  ANANGAPA, Kẻ ngớ ngẩn.

82.  Ðại sư  LAKSMINKARA, Nàng công chúa điên loạn.

83.  Ðại sư SAMUDRA, Thợ mò ngọc trai.

84.  Ðại sư  VYALLIPA, Nhà luyện kim thuật.

Truyền thuyết về 84 vị Thánh tăng  Mật giáo 

LỜI TỰA

Mahamudra là một thuật ngữ để chỉ pháp tu tối thượng của Mật Tông nhằm đạt tới đạo quả vô thượng tức Phật tính;tự thân pháp môn này là cứu cánh rốt ráo.Theo nghĩa của từ nguyên, Maha là to lớn, Mudra là dấu ấn.Như vậy, mahamudra tức Ðại Thủ Ấn.Ðại Thủ Ấn vừa là phương tiện thiện xão vừa là cứu cánh rốt ráo.

Tám mươi tư vị thiền sư trong tác phẩm này là những sơ tổ của phái Ðại Thủ Ấn truyền thống, sống trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 12.Những thiền sư này đã hình thành và sáng tạo những kỹ thuật thiền định đặc thù để tự tu tập và giác ngộ mà về sau các môn đồ của họ cũng đã thành công khi áp dụng những kỹ thuật thiền định  này.Các bậc thiền sư Ðại Thủ Ấn khi ngộ được chân tính thì được gọi là Ðại Thành Tựu Giả ( Mahasiddha).

Tác phẩm này được rút tỉa từ kinh văn Tây Tạng, gọi là Truyền Thuyết Về Tám Mươi Tư Vị Thánh Tăng ( Grub thob brgyad beu tsa bzhi'i lo rgyus)được đánh giá rất cao vì tính sử liệu và cụ thể của các phương pháp tu tập mà những đại thiền sư này đã áp dụng và thành tựu.

Trước hết, về mặt lịch sử có một số mẩu chuyện kể về các thiền sư kiệt xuất và có thật trong lịch sử Phật giáo như các ngài Nagarjuna, Sahara, Luipa, Virupa ... với pháp lực, thần thông và trí tuệ xuất chúng của các ngài.Những mẩu chuyện thú vị có tính cách giải trí này lại là một thứ giáo khoa của các dòng tu Mật Tông Ấn Ðộ được bậc thầy truyền thừa lại cho các môn đồ từ thế kỹ này sang thế kỹ khác.

Thứ hai, thông qua những truyền thuyết về các đạo sư này, chúng ta có thể lãnh hội các mẩu chuyện đó như những phúng dụ (allegory) mà trong đó các giai thoại (anectote) có những nét tương đồng và tính ẩn dụ dùng làm phương tiện khai tâm cho các môn đồ thuộc các dòng tu mật.Một số các truyền thuyết được thu gọn lại chỉ bao gồm các chi tiết về tiểu sử và các pháp thiền định.

Thứ ba, bởi vì các truyền thuyết này được viết lại sau cái chết của vị đạo sư cuối cùng trong số 84 vị nên có những sai sót về lỗi chính tả trong các bản sao lục và ở các di bản khắc gỗ.Dù vậy, chúng ta vẫn có một lịch sử  về tám mươi tư vị thánh tăng kiệt xuất này.Thật vậy, chúng ta có tám mươi tư truyền thuyết đáng tin cậy, tám mươi tư khuôn mẩu kỹ thuật thiền định, tám mươi tư nhân cách mà một số mang tính lịch sử và một số mang tính tiêu bản, sống ở Ấn Ðộ trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 12.

Tựa đề của tám mươi chương trong tác phẩm này đều là tên của các vị Thánh Tăng.Dưới những tựa đề là các bài kệ gọi là Chứng Ðạo Ca (songs of realization)được dịch từ các kinh văn Tây Tạng, có tên là Tâm Chứng của Tám Mươi Tư Vị Thánh Tăng ( Grub thob brgyad bcu rtogs pai'i snying po rdo rge'i glu).Các đạo ca này do một học giả có tên Prakasa thu thập và biên soạn.Ðây là những bài hát miêu tả bản chất chứng ngộ của các bậc thầy và con đường mà họ đã đi qua để đạt đến đích.Tất cả đều được diễn đạt bằng ngôn ngữ của Phật Giáo (pháp số) và giàu hình ảnh của pháp môn Ðại Thủ Ấn truyền thống.Bên dưới bài kệ là truyền thuyết về một đạo sư và ở đoạn giữa là phép hướng dẫn thiền định của đạo sư ấy.Các truyền thuyết này do một học giả người Ấn Ðộ, Abhayadatta, kể lại cho một nhà sư Tây Tạng có tên Mondrup Sherb vào thế kỷ thứ 12.

Phần giới thiệu tác phẩm này cũng là phần giới thiệu về Mật Tông Phật Giáo. Với phần giải thích căn bản này giúp cho người đọc thâm nhập vào nội dung của tác phẩm và các kỹ thuật thiền định của Ðại Thủ Ấn, cũng như thâm nhập vào các ý niệm và thuật ngữ của pháp thiền trong các truyền thuyết.Sau mỗi câu chuyện là lời bình dành cho những độc giả có ý muốn xem các truyền thuyết là khuôn mẫu để tu tập, kỹ thuật thiền định trong Tantra gọi là Sadhana hay phép quán tưởng.Sadhana có nghĩa là "Sự nổ lực và phép tu luyện để tồn tại một cách có chủ đích" (The endeavour and method of intentional existential praxis)

Tài liệu trong phần này chủ yếu ở định nghĩa các từ ngữ và nói về ý nghĩa của giáo pháp được đề cập.Các tư liệu soạn thảo được rút tỉa từ nhiều nguồn khác nhau.Từ các kinh văn khẩu truyền Tây Tạng do một Lạt-ma tái sinh của tu viện Arunachal Pradesh ở Ấn Ðộ, tên là Bhaga Tulku thuộc dòng tu Nyingma;từ một học giả thế tục tên là Se kusho Chompel Namgyel;từ các phương pháp thiền định tương tự được khẩu truyền trong các dòng tu, đặc biệt là Ðại Thủ Ấn do cố Lạt Ma GYELWA KARMAPA và các lạt ma khác của dòng Kahgyu;từ các giai đoạn tu tập Phát Sinh và Thành Tựu được giảng dạy trong dòng Nyingma và giáo lý của Phật Nguyên Thỉ (dzogchen);từ các Tantra gốc, đặc biệt là của các dòng Mật giáo Samvara, Guhysamaja.Hevajra và Candamaharosama, từ các nghi thức thiền định của Kim cang Du già Thánh nữ (Vajra Yogini) trong nhiều hoá thân và từ những Ðạo Ca (Doha) của các bậc Thánh tăng.

Nhưng cho dù chúng ta được những khẩu quyết và lý thuyết, những nghiên cứu kinh viện và óc phân tích cũng không thể dựa vào đó tu tập có kết quả, vì hầu hết các môn thiền quán trong Mật Giáo đều được dạy một cách tóm lược và tuỳ căn cơ khác nhau của từng môn đồ.Việc được pháp tu tập Mật Tông, sự điểm đạo để nhập vào đàn pháp (mandala)và việc truyền trao các kỹ thuật thiền định chỉ là những giai đoạn sơ cơ để hành giả có những bước chuẩn bị cần thiết;trong đó có việc quán tưởng một hình ảnh (Im).Công việc nhận ra các thực thể tâm linh và kích xúc chúng được minh thị bằng những biểu tượng phức tạp nơi hình ảnh của một vị Hộ Thần (Deva), ví dụ như việc nhận ra các trạng thái tỉnh giác khác nhau của tâm, điều đó chỉ có thể thực hiện trong thiền quán, nghĩa là trong những điều kiện tối ưu.Dó đó phần bình luận phản ánh những kinh nghiệm trong truyền thống tu thiền của các bậc đạo sư mà bản thân người phê bình cũng đã được sau mười hai năm tu tập.

Các hành giả sơ cơ ở phương Tây tìm kiếm bản chất của tâm qua trung gian của Tantra thường không gặp trở ngại về khả năng tu tập.Nhưng việc giải thích sai lệch ý nghĩa của các biểu tượng thiêng liêng và ảnh tượng của vị thủ thần (Yidam) khiến họ không thể thâm nhập vào chân nghĩa của các thuật ngữ  và các ý niệm của Mật Tông cũng như những vấn đề của thế giới luận (the realm of hermeneutics)tạo ra cho họ những trở ngại lớn nhất.

Do đó, việc nghiên cứu các bản dịch của kinh văn Mật giáo mà không có lời bình giảng hay thiếu sót sự khẩu truyền của một bậc thầy đã chứng ngộ chính bằng phương pháp kể trên thời tạo ra các kết quả trái ngược, nếu không muốn nói là một mối nguy hiểm thật sự đối với sự  lành mạnh.

Phần minh chứng cho các luận giải và các bản sao dịch được tìm thấy ở Tây Tạng và Ấn Ðôï trong thời kỳ giáo lý Mật Tông bắt đầu được truyền bá một cácha rộng rãi và công khai, những công thức quan trọng của pháp môn này cũng được tái công bố bằng các phương ngữ (Idioms) của hai quốc gia đó.Ngôn ngữ trong phần giới thiệu và lời bình đôi khi đề cập đến những ý niệm Tây phương khá xa lạ với các đọc giả truyền thống Tây Tạng.Chẳng hạn, đọc giả đã từng quen thuộc với phép đồng lượng vị căn (homeopathy) mới có thể lãnh hội các phương pháp tu tập của Mật Giáo, thông qua lý thuyết được cô đọng bằng các ngạn ngữ gốc La-Tinh với nghĩa rộng của nó như  “Ðộc trị độc” (the poison is the panacea) hay “Liều lượng nhỏ mà hiệu quả cao” hoặc cụm từ “Giao hợp nữa vời” ( Coitus interruptus) rất quen thuộc với người Phương Tây, với nghĩa rộng của cụm từ này, nó ám chỉ những nét tương đồng trong cách tu thiền định của Mật Giáo.Ðây là phương tiện để diễn đạt cái Ý.Ví dụ sau cùng là hình ảnh của một nhà sư hay đạo sĩ đi xuyên tường, bay giữa hư không, hay ăn đất, ăn đá;không xa lạ gì với cách nghĩ của người Phương Ðông.nhưng những điều ấy nghe chừng  có vẻ lố bịch đối với những người Tây Phương có đầu óc duy lý.Trong ý nghĩ của người Phương Ðông, TÂM không đối kháng với VẬT.Một quan niệm như thế tất nhiên có hiệu quả hơn trong việc giải thích công dụng của TÂM.

 Tại sao những con người sùng tín đạo Phật ở Phương Tây lại phải chồng chất thêm vào đầu óc của họ những quan niệm của Ðông Phương và cách suy nghĩ rập khuôn, trong khi họ đã có sẳn và đủ tư lương để đi vào cửa đạo? Nhưng bằng cách nào đi nữa, họ cũng phải từ bỏ chính bản thân mình, nếu không muốn nói là trừ tiệt cái Ngã, mới có thể đến chốn đạo tràng.Do đó, mặc dù công thức căn bản về giáo pháp được áp dụng trong phần bình luận, vốn được truyền thừa trên 1.200 năm, những ở đây lời bình phẩm phản ánh những kinh nghiệm cá nhân bằng một thứ ngôn ngữ dễ lãnh hội.

  Sau phần bình luận về kỹ thuật thiền định (sadhana)là phàn sử liệu.Tất cả các tư liệu lịch sử có liên hệ xa gần với một đạo sư (siddha)như địa vị trong dòng tu hay khoảng thời gian trụ thế của ngài được viết chung trong phần biên-niên-sử.Ngoài ra còn có những truyền thuyết hay giai thoại về các đạo sư lỗi lạc được sưu tập từ các nguồn khác cũng được đưa vào phần này để làm sáng tỏ vấn đề.Ở phẩm nào không có đủ tài liệu tam khảo về một đạo sư , chúng tôi chỉ thảo luận đến danh hiệu của vị ấy mà thôi.Tên của các đạo sư trong tác phẩm này có nguồn gốc sanskrit và đã được xác minh qua cách phân tích từ nguyên để thay cho Tạng ngữ và thổ ngữ Apabharamsa, và nhiều từ sai sót trong một số tư  liệu có liên quan đến nguồn gốc tiếng Tây Tạng.

  Thông thường một đạo sư có nhiều danh hiệu khác nhau, nhưng do sự hiếm hoi về các tư liệu có giá trị lịch sử nên chỉ đạt được kết quả ở một mức độ nhất định nào đó trong việc giải quyết tính chất đa diện của vấn đề lịch sử có liên hệ tới các đạo sư  và thời đại của các ngài.Ngoài việc kiểm tra tài liệu một cách toàn diện và tái thẩm định các nguồn tư liệu phổ biến có nguồn gốc Tạng ngữ, các khám phá mới cũng rất quan trọng không kém, trước khi cây phả hệ có thể được xem như một công cụ để xác định niên hiệu và mối quan hệ truyền thừa giữa các đạo sư.

   Pháp hiệu của các đạo sư được lấy làm tiêu đề cho Tám Mươi Tư Truyền Thuyết giúp cho người đọc dễ nhớ, tuy nhiên cũng có một số pháp hiệu sai sót về mặt từ nguyên ngay trong nguyên tắc hay do vay mượn từ Tạng ngữ. Hậu tố “ Pa” đứng đằng sau tên của các đạo sư  là từ rút gọn của Phạn ngữ “Pada”.Ðây là hình thức tôn vinh một bậc thánh hay một đạo sư hoặc để chỉ chung cho phái nam trong ngôn ngữ Tây Tạng.Ðể xác định địa vị của một đạo sư thì chủ yếu dựa trên căn bản phương pháp tu tập của vị ấy, chứ không phát xuất từ địa vị  trong tông phái.Ngoài ra danh hiệu Ðại Ðạo Sư hay Ðại Thành Tựu Giả (mahasiddha) thật ra cũng chính là Ðạo Sư mà thôi.Theo ngữ pháp của sanskrit thì từ giống cái của Mahasiddha là Mahàsiddhà (khác nhau dấu huyền), tiếc thay các chi tiết ngữ pháp này không được dịch sang Tạng ngữ.

Phần phụ lục gồm định nghĩa và chú giải các Phạn ngữ sử dụng trong tác phẩm.Riêng các từ nằm trong ngoặc vì chỉ sử dụng một lần nên không được chú giải.Bởi vì các đạo sư nói tiếng Phạn (sanskrit) hoặc thổ ngữ Prakit hay thổ ngữ Apabhramsa nên chúng tôi cho rằng Phạn ngữ là ngôn ngữ thích hợp trong việc mô tả các thuật ngữ Phật Giáo.Tuy nhiên, Tạng ngữ cũng là một ngôn ngữ được sử dụng để ghi lại các truyền thuyết nên người viết cũng chua thêm vào sau các từ sanskrit để tiện đối chiếu.

Các bức phác hoạ chân dung trong tác phẩm là do hoạ sĩ Hugh R,  Downs thực hiện, phát xuất từ những cảm hứng khi ông ta nghiên cứu nền hội hoạ cổ truyền Tây Tạng mô tả các hành giả tu chứng.Theo lệ thường khi tạo mẩu, các hoạ sĩ thường có những nét vẽ góp ý nhưng phải giữ lại bố cục của nguyên tác nhằm không làm mất đi ý nghĩa chính hay những nét đặc trưng của tác phẩm.

Trong công tác chuyển dịch các đặc điểm lịch sử , chúng tôi mạn phép mở rộng phạm vi của đề tài chứ không chỉ trình bày các nguyên tắc vật lý siêu hình cố hữu trong khâu mô tả hình tượng, do vậy có thể có những nét vẻ được sửa đổi một cách tinh tế.Vì lý do sửa đổi một vài nét nhỏ trong hình ảnh của một số các đạo sư  là để cho phù hợp với yêu cầu của những hệ phái đặc biệt thuộc Mật Giáo.Chúng tôi cũng có một số nét thay đổi trong các bức hoạ và phần này là trách nhiệm của hoạ sĩ Hugh R,  Downs.

Hoạ sĩ Hugh R. Downs từng theo học môn hội hoạ truyền thống Tây Tạng dưới sự hướng dẫn của một nhà sư hoạ sĩ du-già, Sherpa Au Lashe.Oâng ta có kinh nghiệm trong việc diễn đạt các hình ảnh được mô tả trong kinh văn Mật Giáo.Ðiều này đã được xác nhận qua tác phẩm “NHỊP ÐIỆU LÀNG HY-MÔ ( Rhythms of a Hymalayan village)ấn hành vào năm 1980 tại San Fransisco, Hoa Kỳ.Phần trình bày của ông mô tả cái phong thái uy nghi nhất của một đạo sư, lại nhấn mạnh vào yếu tố tu tập khổ hạnh, tính thẩm mỹ và cái vi tế lạc trong phong thái của ngài.Phần chú thích bên dưới các bức minh hoạ được trích dẫn từ các tác phẩm Tây Tạng nhưng không rõ nguồn gốc nguyên thuỷ.

Tôi mang ơn sự giúp đỡ của nhiều người để có được những thuận duyên hoàn thành tác phẩm này trong thời gian mười năm.Ðặc biệt là món nợ tích luỷ nhiều năm đối với các Lạt-ma của tôi, vì vậy tất cả công đức của việc thực hiện quyển sách này, tôi xin cung kính hồi hướng đến quí ngài.Tôi cũng vô cùng biết ơn Lạt-ma KALZANG giúp tôi khâu ấn hành tác phẩm, một con người ban cho tôi nguồn cảm hứng;ngài CHATRAL RIMPOCHE chủ biên, ngài DUJOM RIMPOCHE đã ban phép lành cho tác phẩm và cho phép tôi có thẩm quyền dịch thuật, ngài BHGA TULKU truyền khẩu, các ngài TAKLUNG RIMPOCHE  và SEKUSHO CHOMPHEL NAMGYEL đã giúp tôi dịch những đoạn văn khó và tất cả những ai đã đóng góp phần hiểu biết về truyền thống của các đạo sư.

Tôi cũng chân thành cảm ơn Roger Dean, Donald Lehmkuhl, Noel Cobb, Peter Cooper (Ngawong Tenzin), Peter Hansen quá cố, Georgie Downes, Keith Redman và đặc biệt là Meryl, vợ tôi, về những giúp đỡ thực tiển, những đóng góp cả công lẫn của và yểm trợ tinh thần .Tôi cũng cảm tạ Tony Luthenberger, Fred Lane, Stuart Hammil và những người đã giúp tôi có những tiện nghi sinh hoạt trong lúc di chuyển từ nơi này đến nơi khác, thư viện Mimi Church về tư  liệu các đạo sư.

Cuối cùng tôi cảm tạ ý kiến đánh giá cao của Michele Martin về giáo pháp và các kỹ thuật tu tập trong tác phẩm cũng như những góp ý quý giá để tác phẩm được ấn hành một cách thuận lợi.Ðó chính là điều tôi biết ơn nhất.
 

KEITH DOWNMAN
 Chabahil Ganeshantan
Kathmandu – Nepal
  Tháng Chạp - 1984

 

PHẦN GIỚI THIỆU

Sức phát triển của bộ môn Tantra tại  Ấn Ðộ thiên về tâm lực xãy ra đồng thời với mối đe doạ huỷ diệt ngày một lớn ở biên giới Tây Bắc Ấn Ðộ.Ngay từ đầu thế kỹ thứ Tám, khi thế lực hùng mạnh của người Ả Rập trãi dài từ Morocco đến xứ Sindh (Pakistan), thì tại Ấn, phần lớn những người kế vị đế quốc Vinh Quang Gupta lại bận rộn với cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, và nền văn hoá Ấn Ðộ bắt đầu đi vào thời kỳ ruổng nát.

Cơ chế tôn giáo cũ mất dần hiệu lực kiểm soát, nên xã hội phải nương vào các luật lệ rất khắc khe về đẳng cấp.Do đó, nghi lễ và nền triết học kinh viện thống lãnh đời sống xã hội.Không có một sức mạnh xã hội đoàn kết thống nhất để đối phó với sự đe doạ của các đạo quân Hồi Giáo cuồng tín đi đến đâu cướp phá tàn sát đến đó.Trong khi quân Hồi tiến hành cuộc chiến tranh huỷ diệt Phật Giáo ở Trung Á thì môn Tantra gia tăng ảnh hưởng, đặc biệt là ở Oddiyana thuộc khu vực ranh giới Ðông Bắc Ấn Ðộ.Tại đây triều đại Phật Giáo Pala đang thời cực thịnh.

Phải chăng do ngẫu nhiên mà trong thời kỳ chớm hoang tàn.người Ấn đã nương tựa vào môn Tantra – một bộ môn vật lý siêu hình với giáo thuyết bất nhị tuyệt đối và giãi thoát cùng với hình ảnh các vị thần dữ tợn ăn thịt, uống máu.

Phải chăng vì vô tình mà qua nhiều thế kỹ Phương Tây chối bỏ Tantra, nay quay lại thừa nhận giá trị siêu việt của nó, đem lòng tín mộ và đồng thời lo ngại sự thất truyền của bộ môn Tantra này.

Gần bốn thế kỹ trôi qua, kể từ giữa năm 711 trước Công Nguyên khi xứ Sindh bị xâm lược cho đến thế kỹ 12, giáo pháp của Ðức Phật Thích Ca Mưu Ni bị quân xâm lược Thổ huỷ báng, mạo phạm.Nhưng cũng chính trong giai đoạn từ thế kỹ thứ 8 đến thế kỹ 12 lại là thời kỳ chói lọi nhất của nền văn minh thuần tuý Hindu.Suốt thời kỳ này, quốc gia Tây Tạng đã kịp thời nắm bắt tinh tuý của Tantra Phật Giáo và các kinh điển mật tông chính yếu  đều được dịch sang Tạng ngữ nhờ vậy tránh được sự thất truyền vì các đại tu viện và thư viện của Ấn bị quân thù đốt phá.Khi thủ phủ Java trở thành thuộc địa thì đồng thời một đại tu viện được xây dựng ở Borobohur.Mặc dù những thành quả nghệ thuật ở quê nhà bị quân Hồi giáo huỷ diệt, các kinh điển mật giáo của Ðế Quốc Pala(gồm Bengal, Bihar, Orissa và Assam ) vẫn được bảo tồn.Các di tích đền đài tu viện do các hoàng đế triều đại Pala xây dựng đã chứng minh thiên tài nghệ thuật của Mật Giáo.Nền nghệ thuật chịu ảnh hưởng đậm đà của Tantra đã miêu tả các đặc điểm của nền văn minh Ấn Ðộ thuộc thời kỳ này.

Những con người biểu trưng cho đặc tính, mục đích và lý tưởng của một nền văn hoá.Họ là động cơ, là lực lượng điều hướng những năng lực đầy sáng tạo để làm chuyển biến cả một dân tộc và thay đổi nền móng xã hội Ấn, làm mẫu mực, và là những ngôi sao sáng trong bầu trời Huyền Thuật của bộ môn Tantra.Những con người ấy được tôn vinh là Ðạo Sư (Siddha).

Tám mươi tư vị đạo sư này là những vị tiêu biểu đại diện cho hàng ngàn vị khác thông suốt về môn huyền thuật.Ðiều đáng lưu tâm là các đạo sư này xuất thân từ nhiều giai cấp tầng lớp xã hội khác nhau.Họ có thể xuất thân từ vua chúa, quan lại, thầy tế lễ, các nhà du-già, thi sĩ, nhạc sĩ, thợ thủ công, nông dân hoặc một phụ nữ nội trợ, thậm chí có thể là một gái lầu xanh.

Tám mươi tư vị đạo sư mà cuộc đời và các phương pháp tu tập của quí ngài được mô tả trong các truyền thuyết thuộc tác phẩm này là những đạo sư  tu Mật Tông Phật Giáo, hoàn toàn khác hẳn với các môn huyền thuật (tantra) của Thần Siva và giáo phái thờ Ðại Mẫu.

Trong84 vị ấy, lừng danh nhất là các đạo sư Tilopa, Naropa, Saraha, Luipa, Ghan

-tapa, Dombipa...Họ là những bậc chứng ngộ, những nhà du-giàkhất thực sống lẫn lộn và hoà nhập vào tầng lớp bình dân nghèo khổ ở tận cùng đáy xã hội.Các đạo sư này giáo hoá quần chúng bằng chính hành vi, thái độ, cung cách của các ngài và sử dụng các phương pháp gây chấn động tâm linh hơn là thuyết giảng suôn về giáo lý.Một số trong các vị ấy là những người chủ trương bài trừ mê tín, đập đổ thánh tượng, và không chịu ép mình vào khuôn khổ của giáo hội.Họ đánh đổ các hủ tục và tập quán xấu đã có từ lâu đời để tạo một luồng sinh khí mới và sống động cho xã hội.Chế độ đẳng cấp và các nghi thức thuần tuý tôn giáo theo chủ nghĩa kinh viện tự động huỷ diệt khi các đạo sư này thể hiện giáo pháp bằng lối sống phóng khoáng đầy giãi thoát.Vì vậy các ngài không viện dẫn thứ ngôn ngữ kinh viện để giáo hoá mà bằng những ngôn từ giản dị bình dân, những thổ ngữ để viết lên những bài đạo ca trác tuyệt có nội dung đánh đổ những tư tưởng sai lệch, những xấu xa của xã hội, cũng như những tà kiến về tín ngưỡng.Các ngài giáo hoá những gì có liên quan đến thực tại nhiều hơn là những ý niệm siêu hình.Các ngài giáo hoá lý tưởng của cuộc sống chứ không phải cách ép xác, khổ hạnh hay ly gia cắt ái.Không một nguyên tắc chính thức nào và cũng không có một sự đồng nhất nào về hình tướng, về cung cách giáo huấn.Ðấy chính là đặc điểm của các đấng đạo sư này.

Dưới sự bảo trợ của các Hoàng Ðế Pala vùng Ðông Ấn, nơi mà đại đa số  các đạo sư sinh sống, một cuộc cách mạng đã manh nha hình thành.Nhiều đại tu viện được xây dựng hoặc  được trùng tu trở lại hay mở rộng.Tuy nhiên thái độ chỉ trích công khai của các ngài về hình thức lễ nghi rỗng tuếch của tôn giáo, chủ nghĩa kinh viện, sự bịp bợm và thói đạo đức giả cũng như những phê phán về chế độ đẳng cấp của thời ấy có phần nhẹ nhàng hơn so với thời kỳ của ngài Naropa ở thế kỷ thứ 11.

Mật Tông được phổ biến rộng rãi trong xã hội nhờ một số các đạo sư thuộc các thế hệ sau nắm giữ  quyền hành thế tục;họ tạo ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân và có những hoạt động gắn liền với những biến cố lịch sử ở nhiều mức độ khác nhau.Ngoài ra tính chất uyển chuyển linh động của Mật Giáo cho phép các đạo sư khai ngộ và truyền tâm ấn cho môn đồ mà người này vẫn giữ được địa vị thế tục cũng như tài sản và các thú vui ngũ dục, như trường hợp của đạo sư Lilapa chẳng hạn.Nguyên tắc rộng rãi bao dung này chính là yếu tố cơ bản có sức hút và tính thuyết phục mạnh mẽ của bộ môn Tantra Phật Giáo.Bởi một lý do dễ hiểu là tại Ấn Ðộ trãi qua hàng chục thế kỹ, chủ nghĩa khoái lạc được xem như một phương thức để giãi phóng tinh thần.

Tính chất vô tổ chức cùng thái độ khai trừ các nghi thức tôn giáo đã chiếm ưu thế trong Bí Mật Pháp, Tuy nhiên, Mật Giáo vẫn giữ được sự chân truyền cho đến ngày nay.Vốn là một pháp môn bí mật nên trãi qua nhiều trăm năm Tantra mới xuất hiện ra ngoài.Lai lịch của nó cũng chỉ là những phỏng đoán nhờ dựa vào niên kỷ của các pháp sư mật giáo.Ban đầu Tantra được nguỵ trang dưới hình thức cầu đảo của các bộ tộc thờ Ðại Mẫu, sau đó lan dần xuống các đẳng cấp thấp hơn trong xã hội Hindu.

Một bản sao lục về pháp thuật với nhiều mục đích khác nhau như chữa bệnh, trừ tà trở thành một bộ phận của các  giáo phái bí mật.Qua nhiều thế kỹ, khi các bản sao lục được Phạn-hoá và thường là do nguỵ tạo hơn chính bản gốc, các giáo phái bí mật lần lượt thủ tiêu các vị thần của Bà La Môn Giáo cùng các nghi thức và các nguyên tắc của Mật Chú.Cho nên càng về sau.triết học của Aùo Nghĩa Thư , các kinh điển của khoa Du Già cũng như các giáo pháp của Ðại Thừa Phật Giáo cũng rơi vào một số phận tương tự.Tuy nhiên có một sự  chuyển hoá quan trọng là cơ cấu nghi thức Mật Giáo trở thành một hệ thống siêu hình với mục đích giãi phóng con người ra khỏi khổ đau.Và Kapalika, một giáo phái tương tự như dòng Tantra của Saiva, do nhiều tu sĩ Phật Giáo hình thành.Ðây là dòng mật tông đầu tiên.Những mãi đến thế thế kỹ thứ  4 hoặc  thứ 5, do nhu cầu truyền thừa để giữ vững mối đạo, các kinh điển mật giáo mới được chép lại trên lá cọ, chứ trước kia chỉ truyền khẩu.

Bộ kinh Manjusri Mulakalpa bao gồm các tư tưởng Ðại Thừa lẫn Kim Cang Mạn Ðà La của Ngũ Phật Thiền Ðịnh, nhưng Guhyasamaja Tantra lại được coi là tác phẩm đầu tiên trong số các Tantra gốc mô tả khoa Du-già, gồm các mạn-đà-la, mật chú  và các nghi thức để triệu thỉnh một vị thần đặc biệt nào đó cùng với quyến thuộc của ngài.Ðây chính là trường hợp của Guhyasamaja.Có lẽ môn Tantra này được biên soạn vào thế kỹ thứ 6 hoặc thứ 7, những mãi đến thế kỹ thứ 8, ngài Indrabhuti mới phát lộ ra ngoài.Thế kỹ thứ 8 và thứ  9 đã chứng kiến một sự  khải huyền (revelation) của các môn Tổng Trì (Major Tantras), đặc biệt là Thai Tạng Thừa của Phật Giáo pha lẫn một số yếu tố của giáo phái thờ Ðại Mẫu ( Sakta).

Khi kinh văn Tantra được viết ra thì không còn giữ bí mật được nữa.Có lẽ có nhiều lý do để giữ bí mật, nhưng lý do quan trọng nhất là tránh sự thù địch đối với đạo Bà-la-môn, vốn là một tôn giáo lớn vào bậc nhất của thời ấy.Một trong những khía cạnh có tính thu hút của Tantra Phật Giáo là việc truyền trao rộng rãi pháp tu cho mọi tầng lớp quần chúng, cả nam lẫn nữ, khác với sự độc quyền truyền thừa cho một giai cấp được ưu đải trong xã hội.Hơn nữa, phép tu có phần phóng khoáng do không chịu ảnh hưởng của Tantra Sakta (Ðại Mẫu) nên cho phép rượu thịt và tính giao giữa tầng lớp quý tộc và giai cấp hạ tiện.Ðây là những điều cấm kỵ đối với Bà-la-môn giáo.

Một trong những thành công lớn nhất của các nhà sư Phật Giáo là biến môn Tantra thành một cái gì đó mà xã hội đương thời có thể chấp nhận được, Và mặc dù các hình thức Tantra Phật Giáo được phổ biến vào thời ấy có phần thoả hiệp với tôn giáo lớn (Bà-la-môn) nhưng về học thuyết cơ bản vẫn có sự đối địch đến ngày nay.Chính nhờ sự thoả hiệp ấy mà Phật Giáo đã thu hút được những tâm hồn vĩ đại, những học giả đạo sĩ thông thái và uyên bác có khả năng trước tác những bộ đại luận về Tantra, cũng như  chú giải rành mạch những điểm tối nghĩa của Tantra bằng chính giáo pháp và các nguyên lý của Ðại Thừa Phật Giáo.Các ngài còn lượt bỏ những dấu vết thô thiển của pháp môn này để tạo thành một dấu ấn lớn.

Trước khi mô tả các pháp du già và kỹ thuật tu luyện của những pháp sư đa diện này, có lẽ cần định nghĩa một số từ  Sanskrit mà ở đây chúng tôi sẽ giữ nguyên không dịch vì không có thuật ngữ tương đương.

Trước hết là Siddha.Về mặt ngôn ngữ, Siddha là người tu pháp môn mật tông hay Tantra và đã thành tựu đạo quả nên được gọi là “Thành Tựu Giả”.Sự thành tựu này gọi là Siddhi.Từ  Siddhi có hai nghĩa : một là pháp thuật, hai là Phật Trí.Do vậy Siddha thông thường có thể dịch là Thánh Tăng, Pháp Sư, Ðạo Sư hay Kim Cang Sư.Nhưng những từ này không đủ sức diễn tả mật hạnh của các ngài.Ðối với một người bình thường chưa được khai tâm thì siddha trước hết ám chỉ một con người có các phép thần thông quảng đại.Nếu một hành giả Du-Già có thể đi xuyên tường, bay trên không trung, chữa lành các bệnh tật, biến rượu thành nước, đọc được ý nghĩ của người khác ...Vị ấy được phong tặng danh hiệu Siddha.Nhưng cũng vị sư Du Già ấy có tia nhìn lấp lánh vẻ điên dại trong đôi mắt, bùn đất trét đầy thân thể, hát những lời ngô nghê khiến người nghe phải rơi lệ, sự xuất hiện bất ngờ của vị ấy khiến cho một đám đông đang ẩu đả phải chấm dứt ngay lập tức;vị ấy có thể khiến cho một phụ nữ hiền thục đoan trang từ bỏ mái ấm gia đình, bình bát là chiếc sọ người, chuyện trò với loài chim chóc, ngủ với người hủi, quở mắng những kẻ mị dân và những người có hành vi trái với luân thường đạo lý, giữa búi tóc bện dài hàng thước có đính một viên kim cương – biểu tượng cho sự kiên cố và tánh bất hoại – Vị ấy chính là Mahasiddha

Cho nên nếu chỉ căn cứ vào hình tướng bên ngoài của các vị này, phàm phu không thể nhận biết được mục đích của họ qua những hành động cử chỉ dị thường.Các siddhas tức các Kim Cương Sư Mật Tông có thể xuất hiện trong nhiều hình tướng hoặc ở những địa vị xã hội khác nhau;có thể đó là một kẻ bán rong, một vị quan, một ông hoàng, tu sĩ, đày tớ, nô lệ, hay một kẻ có cuộc sống lang thang đây đó, thậm chí có thể là một gái lầu xanh.

Saddhana có thể được dịch là “tu pháp”.Ðó là hành động hợp nhất giữa Thân, Khẩu và ý bởi Bồ Tát nguyện.Saddhana còn là giới luật tu tập của một hành giả Du Già được thầy truyền trao.Saddhana còn là nghi thức thiền định của một tu sĩ đã được truyền giới.Như vậy, saddhana rất quan trọng đối với một Tantrika tức hành giả tu mật tông.Trong thực tế, Saddhana chính là toàn bộ cuộc đời của hành giả.Y sẽ không thể thâm nhập vào Saddhana một khi còn vi phạm lời thệ nguyện lúc mới được khai tâm.Việc thực hiện Saddhana phải hoàn toàn dựa trên căn bản vô ngã để cống hiến toàn bộ cho sự giác ngộ và đem tri kiến giải thoát này mà thành tựu đạo quả cho người khác.Trong ngôn ngữ Tây Tạng, saddhana (Sgrub Thabs) chỉ có nghĩa là Thành Tựu Pháp, tức pháp tu tập để đạt tới đạo quả.Tuỳ theo nhân cách của từng vị mà saddhana của mỗi vị có phần khác nhau.Dù ý nghĩa hạn chế nhưng tựu trung các saddhana là những kỹ thuật thiền định hoàn bị và sáng tạo.Mục đích rốt ráo của saddhana là Mahamudrasiddhi tức Thần Thông Ðại thủ Ấn.

Siddhi bao gồm thần thông và sự giác ngộ.Từ “giác ngộ” ở đây được định nghĩa là “sở đắc rốt ráo tánh nhất quán của các pháp”, tức tri kiến bất nhị về thật tánh của các pháp.Trí phát sinh cùng lúc với Bi.Sự hội nhập giữa Bi và Trí chính là Mahamudra-siddhi.Nhập vào Ba Thân, có đủ Tứ Trí gọi là Mahamudra.Mahamudra là một biệt ngữ siêu hình khó hiểu.Trong Tantra Mẹ (mother tantra), mahamudra là biểu tượng của chân đế.

Theo hệ phái Aùo Vãi (Kargytpa) hay là dòng Ðại Thủ Ấn mà tiêu biểu là các đạo sư Tilopa, Naropa và Marpa thì Mahamudra-siddhi gồm tám đại thần lực.Nhưng truyền thuyết nói rằng ngài Long Thọ Bồ Tát truyền cho ngài Long Trí A-xà-lê sáu món thành tựu như sau:

1,  Thấu suốt các pháp.

2. Trí huệ thiện xão.

3. Biến hoá thần thông.

4. Phương tiện thù thắng.

5. Thần túc.

6. Phép luyện đan dược trường sinh bất tử.

Những pháp thuật như thế có thể được diễn dịch một cách hình tượng về mặt văn chương tuỳ theo tín trí của chúng sinh.Do đó sự hiển lộng thần thông của một đạo sư như đi xuyên tường chẳng hạn chỉ là phương tiện để đem lại niềm tin vào pháp lực đối với kẻ thiểu trí, những đồng thời chứng minh rằng bản chất của thực tướng cũng chỉ là bóng, là ảnh, là ánh sáng, là hư vô.Chúng ta cần hiểu rằng tất cả các pháp thuật thần thông ấy đều dựa trên một nguyên lý cơ bản: “Các pháp do tâm tạo”

Ðối với một đạo sư không có sự nhị phân giữa thân và tâm, giữa tinh thần và vật chất, giữa ta và người.Vì thế nên các ngài có thể trực nhận được đau khổ của người khác và có thể thực hiện các phép lạ bằng cách vận hành các nguyên tố  đất, nước, lửa.gió như những phương tiện cứu độ.

Ngay cả một hành giả còn sơ cơ cũng có thể đạt được một số thần thông trong lúc thiền định, nhưng quan trọng nhất là sau khi xã thiền, các thần thông ấy không bị mất.Ðấy mới chính là dấu hiệu của sự chứng đắc.Hành giả phải khéo vận dụng các phương tiện thiện xão để an tâm mình và người khiến cho thiện pháp tăng trưởng và làm biến đổi ý thức một cách tự phát.Vì thần thông sẽ mất đi khi hành giả bị vọng tưởng che lấp.Trực giác nhạy bén do thiền định lâu ngày phát sinh.Trong mật tông các thần lực  được tượng trưng bằng hình tướng của bốn thiên nữ (dakini)cai quản bốn đại (đất, nước, lửa, gió).

 

---o0o---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08  | 09 | 10 |

11| 12| 13| 14| 15| 16 | 17

---o0o---

Vi tính: Nguyên Thạnh - Trình bày: Linh Thoại
Cập nhật : 01-10-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 云南省拆除水箱套什么定额 心经 ä ƒäº ä 梵僧又说我们五人中 塩谷八幡宮 义云高世法哲言 ä ç ¾å 作æ å æ çš ä å¹ çº æ Žä¹ˆå å ½ สโตร ส รา Æ 修习希求利他之心 nhĩ căn viên thông hay là pháp môn quán lac æˆåšæ º æ 护法 æåŒ 元音老人全集 首座 ä½ å çœ ç çº å 单三衣 æ ¹æ žå lãå 村上市お墓 cong duc phong sanh ï½ đầu 丢失菩提心的因缘 一仏両祖 読み方 đẻ 七五三 世田谷 佛教与生命教育有关的短语 พธผกพทธสมา 仏壇 お手入れ用品 合祀墓と合葬墓の違い Cơm gạo lứt trộn nấm 地藏菩薩聖號三萬遍 激安仏壇店 ç æŒ เพรงดนต ฟ giå 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 cau æˆ å šæ 横浜 永代供養 川井霊園 阿彌陀佛 功德