.


CÁC BẬC ÐẠO SƯ CỦA ÐẠI THỦ ẤN
Những bài đạo ca và lịch sử hành trạng của
tám mươi tư vị Thánh Tăng Phật Giáo
 Masters of mahamudra Of the Eighty-Four Buddhist Siddhas

Nguyên tác : KEITH DOWMAN
Minh họa : Hugh B.Downs
Chuyển ngữ: Nguyên Thạnh Lê Trung Hưng

---o0o---

1.   Ðại sư LUIPA,Nhà Du Già ăn lòng cá thối.
2.
      Ðại sư LILAPA,Ðức vua ẩn sĩ.
3.      Ðại sư VIRUPA,Chân sư của các thiên nữ
4.      Ðại sư DOMBIPA,Người cưỡi cọp.
5.      Ðại sư SAVARIPA,Thợ săn.

 

ÐẠI SƯ THỨ 1

LUIPA, Nhà du-g ăn lòng cá thối ^

 

 Như chó dại dính mật ong nơi mũi

Cuồng điên tìm vị ngọt khắp nơi nơi

Hãy tiết lộ bí mật của một Lạt-ma

Cho kẻ dại khờ kia hiều rõ

Với một con người nhạy cảm

Ngộ được chân lý vô sinh

 Tia nhìn thoáng qua của một Lạt-ma

Là tia chớp thanh tịnh

Soi sáng và huỷ diệt ảo ảnh

Như con voi đốn ngã quân thù

Bằng chiếc vòi tựa gươm đao

Thuở nọ,tại một vương đảo thuộc xứ Tích-Lan,sau khi quốc vương xứ này băng hà,theo truyền thôùng ,thái tử thứ nhất sẽ kế vị cha nhưng các quan thiên văn nghiệm rằng muốn quốc thái dân an cần trao ngôi báu cho người con thứ.Vì vậy,vị hoàng tử trẻ tuổi nghiểm nhiên thành người trị vì cả vương quốc.

Mặc dù sống trong cảnh lộng lẩy xa hoa,được cung phụng đầy đủ món ngon vật lạ,vị vua trẻ vẫn cảm thấy chán chường quyền lực và sự giàu sang.Bởi xét cho cùng,nhà vua chẳng được gì thêm ngoài hai thứ ấy.Và niềm khao khát duy nhất của ngài là thoát khỏi cảnh ràng buộc này.Rủi thay,trong lần đầu bỏ trốn,nhà vua trẻ bị bắt lại và bị xiềng chặc vào chiếc ngai bằng một sợi xích vàng.Sau đó nhờ đút lót lính canh,vua thoát khỏi hoàng cung cùng một người hầu.Trước khi trốn sang xứ khác,để thưởng công cho lòng trung thành của người hầu cận,nhà vua đã đổi vương miện bằng vàng và vương phục quí giá của mình để chỉ lấy lại một tấm chăn bằng da dê và một bộ quần áo đơn sơ.Kể từ đó,ngài trở thành một đạo sĩ du phương.Vị đạo sĩ vốn là cựu vương này thân tướng oai nghiêm đẹp đẻ nên ngài không mấy khó khăn trong việc khất thực độ thân.

Du hành khắp đất Aán,cho đến một hôm tình cờ ngài đặt chân đến vùng Phật-tích Vajrasana,một nơi cách đây 800 năm thái tử Tất Ðạt Ða tu thành chánh quả.Tại đây,ngài gặp các nữ du-già hành giả (Dakini) truyền cho ngài tâm pháp.Rời Vajrasana,ngài đi đến Pataliputra (thành Hoa-thị),một thủ phủ khác bên bờ sông Hằng.Ban ngày ngài đi khất thực,đêm về nghỉ ngơi nơi mộ địa.Một bửa nọ,trong khi đi khất thực,ngài tình cờ dừng chân trước ngưỡng cửa của một thanh lâu.Chính nghiệp lực của ngài đã run rủi đưa đến sự kỳ ngộ này.

 Kỹ nữ lầu xanh mà trong tiền kiếp từng là một dakini chăm chú nhìn vị đạo sĩ một hồi lâu rồi thốt lên rằng,” Các căn của ngươi quả là khá thanh tịnh,chỉ hiềm một nỗi tính kiêu mạn vi tế về giòng dõi hoàng tộc vẫn còn phảng phất trong ngươi.” Nói xong,cô đổ một ít cháo ôi vào bình bát của ngài.Ði được một quãng,vị đạo sĩ trút thứ cháo lỏng bỏng đã hôi thối không còn ăn được nữa xuống một rãnh nước ở về đường.Cô gái nhìn theo thấy vậy bèn quát lên một cách giận dữ.” Làm thế nào ngươi đạt đến niết-bàn,một khi tâm ngươi còn phân biệt uế tịnh của thức ăn?”

  Nghe những lời trách mắng như thế,vị đạo sĩ cảm thấy xấu hổ và chợt nhận ra rằng ngài chưa hoàn toàn đoạn hẳn các phiền não trong tâm.Và ngài nhận thức được rằng tâm đo lường phân biệt là trở ngại chính khiến ngài khó đạt tới Phật tính.Ngài bèn đi về phía sông Hằng,liên tục thiền quán ròng rã suốt mười hai năm để diệt vọng niệm phân biệt và các kiến chấp.Hàng ngày,ngài đi quanh bờ biển lượm các ruột cá mà ngư dân vứt bỏ rải rác.Pháp tu của ngài là vận tâm quán tưởng thứ ruột cá tanh hôi đến tởm lợm ấy trở thành một loại tiên tửu.Ngài quán chiếu các pháp thế gian là duyên hợp,bản chất của chúng chỉ là một sự rỗng không.Bởi hạnh tu ấy,nhân dân quanh vùng gọi ngài là Luipa,nghĩa là “ người ăn ruột cá”.

  Sau mười hai năm tinh cần tu luyện,ngài Luipa đã chứng đắc và hiển thông.Tên tuổi,sự tích và các truyền thuyết khác về ngài đều được ghi chép lại trong Ðại Tạng Kinh của khoa Du-già Ðại Thủ Aán.

 

Chú giải

 Truyền thuyết về ngài Luipa đã khôi phục lại một số sự kiện trùng lắp gần giống như trường hợp của Phật Thích Ca Mâu Ni.Luipa là một vị vua từ bỏ ngai vàng và các thú vui ngũ dục để đi tìm sự giác ngộ.Và ngài cũng đã ra đi trong một đêm tối cùng với một người hầu,để rồi sau đó trở thành một tu sĩ.Cả hai đều đánh đổi vương miện và hoàng bào để lấy một tấm đắp bằng da dê.Ðiều ấy nói lên quyết tâm từ bỏ địa vị cao sang để đi tìm chân lý giải thoát.Có điều là Luipa đã sinh ra vào thời kỳ Phật không còn tại thế .Do đó ngài không gặp Phật để được người trực trao giới luật và được hướng dẫn các pháp tu đơn giản nhưng có hiệu quả lớn.

Ðể có thể đoạn trừ tạp nhiễm vi tế,vị Kim Cang Thánh Nữ đã đưa ra phương pháp giãi trừ các kiến lập nhị phân trong tâm của Luipa.Vì đó là nguyên nhân đưa hành giả trở lại lục đạo.Tuy nhiên muốn thoát khỏi sinh tử luân hồi trong hiện kiếp cần phải có pháp môn thù thắng khế hợp với căn cơ của hành giả.Luipa được xem như bậc thầy của Tantra Mẹ nhưng khai ngộ cho ngài lại là một kỹ nữ mà trong tiền kiếp vốn là một nữ du-già hành giả (Dakini).

Vị Dakini đã thấu suốt được tâm kiêu mạn vi tế về dòng dõi,chũng tộc,đẳng cấp còn đọng lại trong tâm của Luipa,nên qua cách cúng dường cháo thiu bà đã gián tiếp chỉ cho ngài pháp môn đối trị : “Pháp môn dùng thức ăn bất tịnh”.

 Ðể đạt tới cái tâm siêu xuất,cần nuôi dưỡng và kết thân với cái mà ta căm ghét nhất.Cách tu tập này hình thành cái tâm bất nhị,bởi phải biến mọi kiêu hãnh,phân biệt,định kiến thành những hạnh lành,giống như ngài Luipa biến ruột cá tanh hôi thành tiên tữu vậy.Nếu hành giả không lãnh hội được chân tính hư vô thường hằng trong từng xúc niệm liền lập tức rơi vào đối đãi phân biệt,mà cảnh giới nhị phân là cảnh giới của lục đạo.Ðể đạt tới cảnh giới niết bàn bất nhị,cần phải có cái tâm bất nhị.Bởi nhờ cái tâm bất nhị mà hành giả có thể nhận rõ vị chung của tất cả các pháp.Vị ấy là vị giải thoát thanh tịnh.

  Xem xét pháp tu của Luipa,ta càng thấy rõ hơn nếu chúng ta hiểu được “cá” biểu trưng điều gì trong xã hội của thời ấy.Trước hết,cá là một chúng sinh hữu tình.Ðối với Bà-la-môn giáo,ăn cá đồng nghĩa với sự chối đạo vì ruột cá là thức ăn chỉ thích hợp dành cho chó mà thôi.Và trong Vật-tổ giáo (Totem),chó là giống thấp hèn nhất.Thực hành một pháp tu như vậy vào thời ấy,Luipa trở thành một hạng người dơ bẩn hạ tiện không thể đến gần hay tiếp xúc.Aên ruột cá là một cách tự sĩ  nhục  lấy mình nhằm xoá bỏ tất cả những vết tích về dòng dõi,sự giàu sang và các đặc quyền trước kia trong cái sâu thẳm của hiện hữu kiêu mạn vi tế núp mình trong đó,cái mà hành giả Luipa cần phát hiện.Mặc dù,pháp môn tu tập của ngài Luipa không được mô tả đầy đủ ở đây nhưng ta thấy rằng định lực của ngài đã biến chuyển thế giới riêng của ngài.Luipa là chủ tể của cái thế giới mà ngài kiến lập.

Biên niên sử

Truyền thuyết về ngài Luipa là tài liệu duy nhất xác định nơi sinh trưởng của ngài.Vào thời kỳ ấy có nhiều tiểu vương quốc nằm trên một lục địa nhỏ gọi là Singhaladivpa giáp ranh với Oddiyana.Trong một tài liệu khác do học giả Buston chép lại,Luipa con của đức vua Lalitacandra thuộc xứ Oddiyana.Khi còn là một thái tử,ngài Luipa có cơ duyên gặp được đạo sư Savaripa vốn là đệ tử của ngài Saraha. Ðạo sư  Savaripa truyền tâm ấn cho ngài Luipa trong một buổi lễ trà-tỳ.Sau khi được truyền tâm ấn,Luipa rời Oddiyana và thực hành hạnh đầu đà.Cuối cùng ngài đến bờ sông Hằng suốt ngày thiền định bên cạnh một đống ruột cá.Ngài trụ tâm vào một điểm duy nhất (sustained one pointed meditation)cho đến lúc đắc pháp.

Hai nhân vất nổi tiếng khác là Darikapa và Dengipa đã mô tả ngài Luipa như một đại sư vô uý,vô ngại;và là sơ tổ của môn Tantra Aán Ðộ.Theo hai vị sư học giả này,ngài Luipa vốn là quan văn dưới triều vua Dharmapala.Có thuyết lại nói rằng đạo sư  Savaripa du hoá tại kinh đô Maharaja xứ Bharend,vàngài nhận ra Luipa là con người hội đủ điều kiện lảnh hội huyền môn của ngài nên ngài đã truyền pháp Kim Cương Mạn Ðà La cho Luipa.

Theo chứng cứ lịch sử, ngài Luipa sinh cùng thời với hoàng đế Dharmapala (770-810 trước công nguyên)Nếu ngài Luipa thọ pháp vào cuối thế kỷ thứ 8 hoặc vào đầu thế kỷ thứ  9,ta có thể ước tính niên hiệu của các đạo sư khác như Darikapa,Dengipa,Dombi,Heruka vì họ là môn đồ của Luipa.Nhưng nếu ngài Luipa sinh vào thế kỹ thứ 8 thì không thể đồng thời với Minapa và Macchendrannath,mặc dù có những sự kiện trùng lắp,chẳng hạn như  tên của các vị ấy theo Phạn ngữ đều có nghĩa là “ cá “.Cả hai vị đều thuộc hệ phái Yogini Tantra (Luipa thuộc chi phái Samvara,ngài Minapa thuộc chi phái Yogini Kanda).Thật ra Minapa xuất thân từ phái Naith Saiva (thờ thần Siva) và đạt danh hiệu Adi-Guru,còn ngài Luipa không liên quan gì đến giáo phái Hindu mặc dù môn thiền quán của ngài có đặc tính của phái Sakta (Ðại Mẫu).

Sở dĩ tên tuổi của ngài Luipa được đưa vào đầu danh sách của 84 vị đại sư Ðại Thủ Aán  vì tác giả cho rằng ngài Luipa chính là vị pháp sư đầu tiên của phái Ðại Thủ Aán.Vị thứ hai đứng vào vị trí này là Saraha.Theo tuổi tác thì Luipa sinh sau Saraha.Mặc khác tính theo địa vị và pháp lực,uy danh của Saraha rất lừng lẫy trong lãnh vực văn chương.Nhưng tên của ngài Luipa lại gợi lên ý nghĩa đại trí lực của ngài.Chính đại trí lực ấy tạo cho ngài sức thần thông quán chúng.Cả Saraha và Luipa đều xuất thân từ phái Samvara Tantra nhưng chính Luipa được nhận danh hiệu Guhya Pati tức Bí Mật Pháp Sư đưa ngài vào địa vị của một Adi-Guru trong hệ phái Samvara Tantra.Môn đồ của dòng tu này đều tu tập theo phương pháp của Luipa.Hơn nữa,Luipa được Kim Cương Thánh Nữ (Dakini Vajra Varahi) trực tiếp khai ngộ.

Nếu ngài Luipa nhận được sự thiên khải có nguồn gốc từ Samvara Tantra tại Oddiyana,vốn là đất sản sinh ra nhiều chi phái Tantra thuộc Tantra Mẹ thì chính ngài có nhiệm vụ hoằng dương pháp môn này ở vùng Ðông Aán.Cho dù nguồn gốc của chi phái Tantra này như thế nào thì Luipa cũng là biểu tượng của điều mà ngài Sahara tôn thờ.Ðiều này đã được khẳng định trong các bài đạo ca do Sahara trước tác.Chính phương pháp tu tập của ngài Luipa đã trở thành nguồn cảm hứng và khuôn mẫu cho những đạo sư lẫy lừng khác như Kambala, Ghantapa, Indrabhuti, Jalandhara, Krsnacarya, Tilopa và Naropa tu tập.Tất cả các đạo sư này đều thọ trì pháp môn của Luipa;và Marpa Dopa đã truyền dòng Tantra này vào Tây Tạng mà phái Kahygu vẫn còn gìn giữ tu tập cho đến ngày nay.

Mặc dù Luipa theo Tạng ngữ nghĩa là “người ăn ruột cá“,nhưng có lẽ từ này có nguồn gốc tiếng Bengal cổ.Vi Lohita là tên một loài cá,còn Luipa cũng nghĩa với các từ như Minapa và Macchendra./.

Ðại sư thứ 2

LILAPA , Ðức vua ẩn sĩ ^

 

Trong cái vút nhanh của bốn trạng thái tâm cao thượng

Ðức vua-Nhà Du-già-Con sư tử chốn rừng già
Vương miện là năm chòm lông màu lam ngọc

Còn nhà Du-già kia

Vương miện là ngũ thanh tịnh thức

Với mười vuốt sắc

Con mãnh sư xé nát thịt con mồi

Mười hạnh tốt của nhà Du-già

Bén như gươm đao chặt đứt những quyền năng tiêu cực

Vì ngộ được chân lý này nên Lilapa giải thoát

 

Một ngày nọ trong khi vị quốc vương vùng Tây Aán đang tựa lưng ở bệ rồng,chợt có lính canh tâu rằng có một vị đạo sĩ muốn vào bái kiến.Nhìn vẻ cơ hàn và nét phong trần của đạo sĩ ,nhà vua tỏ vẻ ái ngại và thương xót cho vị đạo sĩ,vua phán :

“Sống rày đây mai đó,hẳn là thầy khổ lắm ?”

“Tâu bệ hạ,tôi không hề lấy đó làm khổ não.Có chăng chính bệ hạ mới là kẻ đau khổ,đáng thương.”,đạo sĩ ung dung đáp.

“Cớ sao thầy nói vậy?” Nhà vua sửng sốt hỏi.

“Trước hết,bệ hạ luôn sống trong nổi lo mất ngôi,mất nước.Lòng của bệ hạ lúc nào cũng canh cánh ngại cơn thịnh nộ của thần dân dễ đưa tới việc tạo phãn.Vì thế bệ hạ đau khổ.Còn như tôi đây,vào nước không chìm,vào lửa không cháy,độc không hại được,lại biết thuật trường sinh bất tử,ra khỏi luân hồi.”

Nghe qua lời đạo sĩ nói,nhà vua bồi hồi than rằng:

“Bạch thầy,làm thế nào quả nhân có thể bắt chước nếp sống rày đây mai đó cơ cực như thầy.Cúi xin thầy từ bi ban cho diệu pháp,có cách tu nào phù hợp với hoàn cảnh của quả nhân,không lìa ngôi báu,vợ đẹp,con xinh,cung điện mà vẫn tu thành chánh quả chăng?”

Bạch xong,vua phủ phục năm vóc sát đất khẩn cầu đạo sĩ truyền pháp.Ðạo sĩ hoan hỹ nhận lời,bèn trao tâm pháp và phép thuật cho nhà vua.Nghe xong pháp từ, vua liền vào định.

Kể từ đó nhà vua thường tu tập thiền định ngay trên ngai vàng và thậm chí trong khi cùng các phi tử  thưởng thức vũ nhạc.Nhà vua được mệnh danh là Lilapa vì tính ưa lạc thú và yêu thanh sắc của ngài.Cách tu của Lilapa là chú mục bất động vào chiếc nhẫn ngài đeo ở bàn tay phải.Sau khi đắc định,vua bèn quán thân tướng của thủ thần (Yidam)Hevajra cùng quyến thuộc của ngài.Lilapa ngộ được chân lý rốt ráo và đắc thần thông đại thủ ấn sau khi thành tựu pháp quán này.

*******

CHÚ GIẢI

Qua truyền thuyết của ngài Lilapa,ta thấy một khi giáo pháp của một bậc thầy khế hợp với căn cơ của người đệ tử thì người ấy không nhất thiết phải ly gia cắt ái,từ bỏ các thú vui ngũ dục mà vẫn có thể tu tập tập đạt tới cứu cánh niết bàn.

  Kim Cương Thừa trở nên ngày càng cực thịnh,trước hết là do khuynh hướng chung của xã hội Ấn Ðộ thời ấy,khi mà quyền lực của giai cấp Bà-la-môn bắt đầu suy sụp.Ða thần giáo phát triển rộng rãi trong các giai tầng thấp hơn,lối tu khổ hạnh không còn sức thu hút quần chúng và chủ nghĩa hưởng lạc xuất hiện.Kim Cương Thừa vừa là nhân vừa là quả của một sự kết hợp giữa dục-lạc và giãi thoát.Trong giáo pháp Kim Cương Thừa,triết học nhất nguyên (Vạn pháp duy tâm tạo) của Aán Ðộ đã đạt tới cái cùng tột của nó.Ðó là xem bản chất của hành vi con người cũng đồng với các bậc thánh.Tuy nhiên kẻ cầu đạo phải đủ đởm lược dám thừa nhận rằng mình vốn là Phật và cảnh giới quanh mình vốn là Phật Quốc.Ðiều quan thiết là y phải gặp được chân sư Vị chân sư này sẽ xem xét căn tính mà truyền pháp kế hợp với căn cơ của kẻ cầu đạo,hướng y tới chân lý giãi thoát rốt ráo để cứu độ chúng sinh với cái tâm vô ngã,chứ không hướng y tới cái Lạc (pleasure).Ngoài ra căn cơ của y cần phải ở giai đoạn chín mùi,nghĩa là y phải dốc một lòng cầu chân lý giải thoát.

 Ngài Lilapa có đủ cơ duyên ấy,nên sau khi được điểm đạo,ngài đã say mê tu tập trụ tâm vào một điểm duy nhất (one-pointed samadhi).Ðây là việc khó làm đối với những ai có đời sống bận rộn hay chìm đắm trong dục lạc.Bởi ngay các hành giả mật tông (tantrikas) muốn nhất tâm quán điểm như thế cũng phải tìm nơi an tịnh như mật thất hay hang động hẻo lánh để tu luyện.  

Nhưng trong Kim Cương Thừa,một khi hành giả hội đủ các duyên và được chân sư khai ngộ thời việc xuất gia(denunciation)không theo thông nghĩa là ly gia cắt ái mà đó là một trạng thái của tâm( a state of mind) – trạng thái dứt bỏ vọng tưởng và đối đãi.Cái tâm an tịnh ấy là mật thất.An trú trong cái tâm an tịnh ấy,hành giả tự do quán sát cảnh giới di chuyển bên ngoài mà tâm vẫn không bị thôi thúc xô đẩy.Hành giả liền nhận biết rằng “KHÔNG” không lìa khỏi “SẮC” (Emptines is not separated from form).Ở đây nói trụ tâm vào một điểm tức là thâm nhập vào đối tượng (the one-pointed samadhi is absorption in the object).Trụ tâm vào một điểm chỉ là giai đoạn sơ khởi,vì như thế hành giả chỉ mới nhập vào đàn pháp (mandala).Lúc ấy,tướng của thủ thân Heruka và quyến thuộc của ngài chưa hiện rõ.Hành giả phải quán cho đến lúc thân tướng của vị thần này xuất hiện đầy đủ rõ ràng đến từng chi tiết,màu sắc phải phân minh.Sau đó,quán tưởng hai vị thủ thần nhập vào nhau giữa trung tâm đàn,đồng thời quán mười sáu vị Kim Cương Thủ vây quanh,mỗi mỗi hiện ra đầy đủ với các mầu sắc sai biệt.Thành tựu giai đoạn này tức thời hành giả đắc pháp.  

Phép quán này gọi là phép quán về tính hư vọng của SẮC (in substantialily),vì SẮC ấy (form) tức tướng của thủ thần cùng quyến thuộc vốn từ hư-không mà hiện ra. Trên mặt nhẫn của ngài Lilapa vốn không có tướng của các thủ thần;nay vì vận tâm quán tưởng mà có nên gọi SẮC ấy từ KHÔNG.Vì nghịch lý ấy,nên nói “Sắc tức thị không 

Ðây là Hevajra mạn-đà-la,Hevajra còn có tên là Heruka.Hevajra tantra tức Yoginitantra;chính là Tantra Mẹ.  

Trong bài kệ xưng tán đệ nhất nghĩa đế,Lilapa tán dương con tuyết sư là chủ tể bí mật của muôn loài.Con cái cho một thứ sữa mà ai uống vào thì được trường sinh bất tử.Nhưng loại sữa đặc biệt này chỉ được đựng trong bình ngọc mà thôi.Năm chòm lông xanh trên bờm con đực tượng trưng cho Ngũ Thanh Tịnh Thức.Mười vuốt chân tượng trưng cho Thập Ba-la-mật.Thành trì bất khả xâm phạm là Tứ Vô Lượng Tâm. Theo một số các tượng thường thấy thì tượng thủ thần Hevajra màu xanh có tám mặt,bốn tay và bốn chân trong tư thế ôm choàng minh phi của ngài là Nairatma có khuôn mặt trắng,hai tay và hai chân.Cả hai trong tư thế nhảy múa,một chân co,một chân duỗi.Có tượng vẽ ngài mười sáu tay,mỗi tay cầm một cái đầu lâu;còn Nairatma thì một tay cầm đầu lâu,một tay cầm câu liêm,trong dáng đứng uy vũ chống lại pháp thuật của bốn quỹ thần gồm Phạm Thiên,Visnu,Siva và Sakra (Ðế thích). 

Hình Phạm Thiên màu vàng,tượng trưng cho ngũ ma.

Hình Visnu màu xanh,tượng trưng cho nhục cảm.

Hình Siva màu trắng,tượng trưng cho sự huỷ diệt.

Hình Sakra màu trắng,tượng trưng cho kiêu mạn và tham dâm.

 

 

Ðại sư thứ 3

VIRUPA , Chân sư của các thiên nữ ^

Chân lý hiển nhiên thuộc về ta

Chỉ cần an trú trong thực tướng

Chẳng nghĩ,chẳng suy,chẳng nắm bắt,

Chẳng phải của ta,chẳng là ta,

Không chấp ngoan Không nhờ tỉnh giác

Chẳng phải thường hằng,chẳng phải hằng

Giải thoát rốt ráo và viên mãn

 

Ngài Virupa vốn sinh trưởng ở miền đông xứ Triputa thuộc vương quốc Bengal dưới đời vua Devapala.Ngày từ thuở thiếu thời ngài đã qui-y tu học tại tu viện Somapuri.Không lâu sau đó,ngài nằm mộng thấy Kim Cương Nữ Bồ-tát trao cho tâm pháp và dạy cho pháp thuật.

Với lòng mong muốn mau thành tựu,ngài gia công trì tụng Kim Cang Chơn Ngôn hai mươi triệu biến trong suốt thời gian mười hai năm,nhưng ngài vẫn không thấy có hiện tượng chứng đắc.Một hôm quá ư thất vọng,ngài bèn quẳng xâu chuổi vào hố xí và rủa thầm,” Mấy cái hột vô tích sự này chẳng liên quan gì đến niềm an lạc của ta.”

Tuy nhiên vào một đêm trong khi đang hành trì công phu,sự bừng ngộ xãy ra trong tâm thức,ngài chợt nhớ đến xâu chuổi đã mất;tức thì Kim Cang Nữ Bồ-tát hiện ra trao lại xâu chuổi và dạy rằng:

-Ngươi chớ phiền não.Ta sẽ luôn ở bên ngươi để hộ trì.Hãy loại bỏ các kiến chấp phiền não mà gắng công tu tập.

Sau đó,ngài Virupa tu tập Kim Cang Tâm Pháp thêm mười hai năm nữa thì ngài thấu triệt đệ nhất nghĩa đế và kể từ ấy ngài vượt thoát ra ngoài vòng sinh tử.Mặc dù vậy,Virupa là người vốn quen rượu thịt.Hàng ngày người hầu thường đi ra ngoài kiếm rượu thịt để dâng cho ngài.Cho đến một hôm người hầu lén bắt trộm những con chim câu của tu viện làm thịt.Thấy bỗng dưng mất các con chim câu,vị giám viện rung chuông họp tăng chúng lại tra hỏi:

-Ai trong các ngươi đã ăn thịt những con chim câu của tu viện?

Chúng tăng đồng thanh đáp:

-Bạch thầy,việc này vốn chưa từng xãy ra.Có điều chắc chắn là không ai trong chúng tôi lại có thể sát hại những con chim câu ấy.

Chợt một ông tăng nhìn vào cửa sổ phòng của Virupa,thấy ngài đang dùng thịt chim câu với rượu.Lập tức Virupa bị trục xuất ra khỏi tu viện.

Gởi lại chiếc bình bát nơi bàn thờ,Virupa đãnh lể lần cuối cùng trước tượng đức Thế Tôn,bậc Ðạo Sư mà ngài đã thờ phụng hơn hai bốn năm qua,rồi ra đi.

Lúc rời cổng tu viện,một ông tăng chận lại hỏi:

-Thầy sẽ đi về đâu?

-Ta đi theo con đường của riêng ta.

Kề tu viện Somapuri có một hồ sen lớn,quanh năm phủ đầy lá,khi đến gần hồ,Virupa liền ướm thử chân lên trên một lá sen để thử xem nó có chìm không.Ðoạn ngài niệm danh hiệu Phật,rồi chân bước thoan thoát trên những cánh sen để qua bên kia bờ.

Chứng kiến cảnh Virupa hiển lộ thần thông như thế,chúng tăng kinh hoàng,lòng tràn đầy hối hận.Họ tiến gần.năm vóc sát đất,đãnh lễ và sờ vào chân ngài với niềm cung kính vô biên:

-Ngài pháp lực thật vô biên!Cớ sao lại nhẫn tâm giết hại những con chim câu của chúng tôi?

Virupa mỉm cười đáp:

-Những gì các ông thấy biết cũng chỉ là ảo ảnh,giống như các hiện tượng thông thường khác trong thế gian mà thôi.

Nói xong,sư sai người hầu mang lại những mẩu xương,thịt vụn của chim,bỏ vào lòng bàn tay trái đưa lên ca,tay phải khẻ khảy móng mấy cái.Các con chim câu liền sống lại và bay đi,trông chúng to đẹp và khoẻ hơn trước.

Từ bỏ lối sống của một nhà sư trong tu viện Somapuri,Virupa trở thành một nhà du-già khất thực.Lang thang đến bờ sông Hằng,ngài xin vị nữ thần sông này một ít vật thực,nhưng vị nữ thần này tỏ ra kiêu kỳ từ chối khiến sư nổi giận,rống lên một tiếng rồi tách nước sông làm đôi để đi qua.

Ngài đi mãi đến thị trấn Kanasata.Tại đây ngài ghé lại một tửu quán để dùng cơm và rưọu.Cơm trắng và rượu nồng là hai thứ mà ngài ưa thích nhất.Thấy Virupa uống rượu liên miên,chủ quán có ý định đòi tiền trước.Virupa cười bảo:

-Ta sẽ ra đi khi trời tối.Lúc ấy trả tiền cũng không muộn.

Nói xong,tay trái cầm dao quắm chỉ thẳng vào mặt trời,dùng phép “định thân” chặn đứng mặt trời,chia bầu trời làm thành hai phần :một bên tối và một bên sáng.Cứ như thế trãi qua suốt mấy ngài.Ngày tiếp tục uống và dùng lửa tam muội thiêu đốt năm trăm ngàn quĩ thần trong vùng.Hạn hán xãy ra trong vùng,đức vua xứ Kanasata lấy làm kinh hoàng về việc lạ chưa từng có ở đất nước của ngài nhưng không duyên do gì.Cả triều đình cũng bó tay không biết tai hoạ từ đâu mà đến.

Cuối cùng, nữ thần Mặt Trời hiện ra báo cho nhà vua biết.Sở dỉ có việc lạ như thế là vì do một hành giả du-già nợ tiền cơm,rượu vàchính vị nữ thần này cũng gặp khốn đốn.Nhà vua bèn sai người đến trả tiền cho chủ quán,Virupa biến mất.

Ít lâu sau Virupa vân hành đến Inđra,đây là vùng đất có nhiều tín đồ Bà-la-môn rất cuồng tín.Lúc này Virupa tình cờ đi ngang qua một tượng thần Siva bằng đá cao đến 680 bộ (feet).Những tín đồ Ba-la-môn đang canh giữ tượng thần buộc ngài phải vái chào thánh tượng Siva,ngài chối từ:

-Bậc trưởng thượng mà phải vái chào kẻ dưới sao?

Vua xứ Indra cũng có mặt ở đó bền lên tiếng bênh vực cho các đạo sĩ Bà-la-môn.Nhà vua phán:

-Nếu ngươi không vái chào thánh tượng,ngươi sẽ phải tội chết.

-Nhưng nếu ta đãnh lễ vị thần này,ta sẽ mang tội lớn hơn tội chết.

Vua đáp:

-Ngươi cứ làm.Hãy để tội ấy trẩm gánh chịu.

Virupa liền chắp tay cung kính.Tức thì,tượng thần Siva nứt đôi,một giọng nói rền vang tựa sấm sét từ cõi trời vọng xuống:

-Ðệ  tử có mặt ! Bạch thầy có điều gì dạy bảo?

-Nay ta qui y cho ngươi. Hãy phát nguyện hộ trì chánh pháp.

Thần Siva hiện ra phát nguyện đúng theo lời dạy.Tượng đá khép lại,lành y như cũ.

Từ Indra,Virupa lại vân du đến Devikota thuộc miền Ðông Aán.Hầu hết cư dân vùng này đều là phù thuỷ ăn thịt người,uống máu nóng.Họ thường rình rập bỏ bùa mê các khách bộ hành tình cờ qua lại vùng này để bắt đem về tế lễ.Một ngày nọ Virupa cùng một thiếu niên đi lạc vào vùng này.Cả hai dừng chân ở một ngôi đền thờ cuối làng để nghỉ qua đêm.Trong cuộc tương ngộ này,Virupa ban cho chú bé một câu thần chú để hộ thân.Cả hai lăn ra ngủ vùi vì quá mệt mõi sau chặng đường dài.

Lúc ấy,bọn phù thuỷ đang tụ tập lại để tế lễ.Họ đã có thịt thú vật nhưng còn thiếu máu người để cử hành đúng nghi thức của cuộc tế.Gã phù thuỷ cầm đầu đã bỏ bùa Virupa và cậu bé ban sáng bèn sai thuộc hạ đến ngôi đền để bắt hai nạn nhân của chúng.Nhờ mật chú hộ thân,cơ thể của cậu bé như dính chặc xuống mặt đất khiến bọn phù thuỷ vận hết sức bình sinh cũng không tài nào nhấc nổi.Chúng đành khiên một mình Virupa đang còn say ngủ về nơi ở của chúng.

Bọn phù thuỷ tưới rượu lên khắp thân hình của Virupa,tay móc dao,miệng cười rú lên một cách ma quái,Tiếng cười mỗi lúc một lớn,nhưng khi chúng cừa dứt tiếng cười,Virupa liền ngồi choàng dậy cất tiếng cười.Lần này,tiếng cười của Virupa to gấp ngàn lần tiếng cười của bọn phù thuỷ.Âm thanh chấn động đến tam thiên đại thiên thế giới khiến bọn chúng mất hết ý thức.So với tiếng cười của Virupa,tiếng cười của bọn phù thuỷ chỉ là tiếng oe-oe của trẻ sơ sinh.Quá kinh sợ.bọn phù thuỷ khẩn nài xin ngài xá tội.Sau khi dùng thần lực nhiếp phục bọn phù thuỷ,Virupa làm lễ qui-y cho chúng,Ngài dạy:

-Nếu các ngươi một lòng chí tín qui ngưỡng tam-bảo thời ta luôn kề cạnh các ngươi để hộ trì tránh bị tổn hại.Ngày ngày các ngươi phải chuyên cần tu tập hạnh bồ-tát,nhược bằng các ngươi giãi đải,tự thân sẽ mất đi một cốc máu.Và nếu các ngươi quay lưng lại với chánh pháp mà trở về với loài quỷ thần thì chiếc đĩa này sẽ chém lìa đầu các ngươi.Lúc bấy giờ,Bắc Phương Quỹ Vương sẽ đến hút cạn máu của các ngươi.

Bọn phù thuỷ nhất mực vâng lời dạy của ngài Virupa.Tương truyền rằng ngày nay người ta vẫn còn thấy hình dáng chiếc đĩa này và Bắc Phương Quỷ Vương trong dãy ngân hà.

Sau khi nhiếp phục bọn phù thuỷ,Virupa lại vân du sang xứ khác.Ít lâu sau ngài lại trở  về viếng thăm vùng Dekikotta.Lúc bấy giờ Trời Ðại Phạm Thiên và thị giả của ngài là Umadevi dùng thần thông tạo thành một thành phố gồm bốn triệu cư dân để tôn vinh và thờ phụng ngài.Tất cả vật thực dành cho buổi lễ cung nghinh ngài Virupa trở lại Dekikotta được chư thiên mang từ 33 cõi trời Dục Giới.Thuyết nói ngài thọ 700 tuổi mới tịch diệt.

CHÚ GIẢI:

Chướng ngại của Virupa cũng chính là phiền não của các hành giả tu Mật Tông lúc còn sơ cơ.Trở lực ấy có lẽ do ngài quá đem tâm dục cầu khiến Sắc Ý (thought-froms) bột phát trong giai đoạn tu định (concentration) và cũng bởi kiến chấp ấy của ngài (preconception) đối với chân tính (nature of reality).

Kim Cương Thánh Nữ hiện ra như một thực thể nội tại vô biên đã phá vỡ cái vòng lẩn quẩn mà Virupa bị kẹt trong đó suốt 12 năm và giải thoát ngài ra khỏi sự bế tắc của tâm thức.Không dựa vào sự vật bên ngoài (vứt xâu chuổi) để  đi vào bản tâm,đó là nhận thức đầy tính dứt khoát của Virupa.

Kinh nói bản tâm thanh tịnh thì gọi đó là Như Ý Châu.Tâm vi bổn vốn không.Các pháp lưu xuất thành niệm được là nhờ các căn.Trong khi thiền định,thường thường các kiến chấp sẽ tạo nên vọng tưởng  rồi biến thành phiền não.

BIÊN NIÊN SỬ

Nơi ngài Virupa trải qua 12 năm tu học,chính là đại tu viện Somapuri,một trong những tu viện lớn nhất ở vùng Ðông Aán,được xây dựng dưới triều đại Pala(gồm xứ Bengal và Bihar).Các vua thuộc triều đại này vốn là những đại thí chủ của Mật Giáo.Nhà sư học giả Taranatha cho rằng vua Devapala ( 810-840) đã xây dựng tu viện này,nhưng có lẽ nó được tạo dựng trước đó nhiều năm do công của vua Dharmapaka (770-810),một nhân vật sống cùng thời với Virupa.

Ðến nay,người ta chưa xác định vị trí chính xác của tu viện này.nhưng có thể đó là khu vực Ompur ở Bengal.Có một điều đáng nói là thanh qui chi phối tăng chúng ở đây đã được sư Santaraksita truyền sang Tây Tạng và vẫn còn được áp dụng cho đến bây giờ.Tripura,sinh quán của ngài,gồm những khu vực khác nhau như Radhakisorapura,Assam Devikotta.Các địa danh này cũng là tên  của các đền thờ Mẫu thần (Sakta) toạ lạc trong những khu rừng sâu khó lòng vào được.Nơi đó,các bộ tộc theo giáo pháp Ðại Mẫu có tập tục tế người như  theo chuyện kể  ở Kamarupa mà Virupa đã cải đạo cho các bộ lạc này.

Từ “ witch” theo Tạng ngữ là Phra Men (vetala),đó là một loại ma-thi chuyên ăn thịt người để hoàn sinh ( a resurrected flesh –eating corpse),nhưng theo kinh văn Tây Tạng thì đây là những nữ phù thuỷ bậc thấp chuyên về ma thuật và sử dụng linh phù.Có một mẫu chuyện khác kể rằng Virupa được các phù thuỷ (dakinis) dâng cúng hoa sen và ốc tiên ( hai biểu tượng của Âm-Dương).Với sự giúp đở của một Phật tử,Virupa đến được núi Sri Parvata.Tại đây,ngài A-xà-lê Long Trí Bồ Tát đã truyền thụ cho ngài các pháp thuật của Trời Dạ Ma (Yamari).Với các pháp thuật này,Virupa quay lại Devikotta hàng phục các phù thuỷ và khiến họ qui-y Tam Bảo.

Lại có thuyết nói rằng Virupa là kẻ lập ra pháp môn Rakta Yamari Tantra và một số các phương pháp thiền định đó liên quan đến bộ môn Tantra này.

Xét cái cung cách mà Virupa cải đạo cho dân chúng vùng Devikotta cũng như cách hàng phục Trời Ðại Phạm Thiên ở Indra làm chúng ta liên tưởng đến vị đạo sư Mật Tông Liên Hoa Sanh,một nhân vật cùng thời với ngài,cũng đã dùng những phương cách tương tự để nhiếp phục và cải đạo cho những người theo đạo giáo BÔN ở Tây Tạng.

Theo kinh văn của dòng tu Yogini Candika (the Mystic Heat) thì ngài Virupa chính là nhà sư  Sridramapala,và Nalanda là tu viện mà Virupa có lần đến tu học và sau đó bị trục xuất.Orissa chính là nơi ngài thi triển tửu lượng.Ngoài ra,có điểm phù hợp với câu chuyện thần Siva bị nứt với hành vi của Virupa tại Somanath,vì tại Samrastra có một tượng đá của Ðại Phạm Thiên (Mahadeva).Bức tượng đá khổng lồ rất nổi tiếng này bị quân Hồi giáo phá huỷ vào năm 1015 sau Công Nguyên.

 

 

ÐẠI SƯ THỨ 4

DOMBIPA, Người cỡi cọp ^

Viên đá của nhà triết học

 Biến sắt trở thành vàng

   Năng lực tự nhiên của viên đá quí

Biến đam mê trở thành  tịnh thức.

 

Dombipa vốn là quốc vương xứ  Ma-kiệt-đà(Magadha) Ngài được Ðạo sư Vỉupakhai ngộ và tryền tâm ấn.Vị quốc vương ngộ đạo này thương yêu thần dân của ngài như  con đỏ . Tuy nhiên dân chúng vẫn không biết ngài là môn đồ của Mật giáo,mà chỉ biết ngài là vị vua hết lòng thương yêu và chăm lo đời sống nhân dân.Ðể đất nước có một cuộc sống an lạc, ngài cho vời viên đại thần đến và dạy rằng:

“Vì nghiệp quả đời trước nên đất nước ta thường xảy ra dịch bệnh và nạn đạo tặc.nay để tránh tai hoạ cho muôn dân,ngươi mau kíp đúc một cái chuông đồng lớn treo nơi một cây đại thụ.Mỗi khi thấy có hiện tượng nguy biến thời gióng chuông ấy lên,tức nhiên tai hoạ tiêu trừ.”

Viên đại thần y lệnh .Kể từ đó trong nước bớt nạn trộm,cướp và dịch bệnh.Cho đến  một ngày nọ, có một đàn hát rong từ phương xa đến để trình diễn cho nhà vua xem.Trong đám người hạ tiện ấy có một thiếu nữ 12 tuổi ,xinh đẹp diễm lệ,ai thoạt nhìn cũng không khỏi đem lòng yêu thương .nhà vua bèn tỏ ý nhận nàng về làm bầu bạn.Ngài bí mật lệnh cho bọn họ dâng nàng cho ngài.

Một kẻ trong bọn tâu rằng :

“ Ðại vương.Ngài là bậc cao quí.Chúng tôi chỉ là kẻ tôi tơ ùha tiệnï mà mọi người khinh khi.xa lánh.Cớ sao đại vương lại nghĩ đến  một việc kết hợp không tương xứng như thế?

Nhưng nhà vua cứ khăng khăng làm theo ý mình và ban vàng bạc cho đám hát rong.Sau đó,vua bí mật giấu nàng trong hậu cung suốt đến 12 năm sau,mọi người mới phát hiện ra sự có mặt của nàng.Tiếng đồn vang đi khắp nơi và họ kháo với nhau:

“Nhà vua đã chung sống với một người phụ nữ thuộc tầng lớp hạ tiện.Ðiều này thật khó dung thứ”

Vì cớ ấy.Trước áp lực thần dân và triều đình,nhàvua buộc phải thoái vị và giao quyền bính lại cho thái tử.Sau đó,nhàvua rời hoàng cung và cùng nàng phi ấy đi vào rừng để sống.Tại nơi hoang dã,cả hai cùng nhau tu luyện môn Du-già mật pháp (Tantric Yoga) trong 12 năm.

Một dạo sau đấy,kể từ khi vua thoái vị,đất nước lại lâm vào cảnh rối ren,triều thần hợp lại và quyết định thỉnh cầu cựu vương quay về chấp chính.Các sứ giả của triều đình đi vào rừng sâu để tìm ngài và khi gần đến nơi,họ nhìn thấy cựu vương đang ngồi thiền định dưới một gốc cây đại thọ,còn vị phi nữ của ngài đang bước trên những cánh sen để lấy nước sương mai về cúng dường chủ nhân của bà.Họ ngạc nhiên quay về tâu với triều đình.

Sau khi nghe các sứ giả thuật lại sự việc mà họ đã chứng kiến,quần thần cùng nhân dân trong xứ kéo nhau đi đón cựu vương.Nhận lời thỉnh cầu của dân chúng,nhà vua cùng người thiếp cưỡi trên mình một con bạch hổ,tay roi là một con bạch xà,rời khỏi khu rừng rậm.

Tất cả mọi người nhìn thấy cảnh ấy điều không khỏi khiếp sợ.Chào hỏi mọi người xong,nhà vua phán:

“Ta đã phải mất đi địa vị cao quí chỉ vì sự kết hợp với người phụ nữ ở tầng lớp hạ tiện.Nay các ngươi yêu cầu ta trở lại ngai vàng là một điều không thích hợp.Chỉ có cái chết mới mong xoá bỏ những thành kiến về giai cấp.Vậy các ngươi hãy hoả chúng ta.”

Theo tập tục  Ấn Ðộ để xoá bỏ những dấu vết tội lỗi hoặc để chứng minh sự vô tội của mình,người ta đưa nạn nhân lên giàn hoả và đốt trong bảy ngày,nếu người ấy còn sống thì sẽ được thừa nhận là vô tội.

Lễ hoả thiêu nhà vua cùng người thiếp diễn ra trong suốt bảy ngày đêm.Ðến khi lửa tàn,mọi người đến gần quan sát.Họ thấy quanh thân thể của hai người dường như có một màn sương mong manh,y phục trên người của họ vẫn y nguyên không một vết xém.Mọi nghi ngờ về nhà vua đều tan biến trong lòng mọi người.Khi ấy nhà vua trỗi dậy, bước ra khỏi đống tro tàn và gọi mọi người lại bảo:

“Hỡi dân chúng mến yêu của ta.Nếu các người noi được gương tu tập của ta,thì ta sẽ ở lại trị vì các người,nhược bằng các ngươi không tự tu tập để tự  cứu lấy bản thân mình,thì sự có mặt của ta phỏng có ích gì.Quyền lực chính trị chỉ là một chút ít lợi lộc nhỏ nhoi.Công đức tu hành mới là to lớn.Vả lại,vương quốc của ta không phải là vương quốc của quyền lực mà là Vương quốc của Chân lý

Nói xong,vua liền từ biệt.

CHÚ GIẢI

Ơõ Aán Ðộ,người ta tin rằng tiếng chuông có khả năng xua đuổi tà ma và làm thanh tịnh tâm trí.Chiếc chuông mà Dombipa cho dựng lên có nhiều công năng như để cảnh giác nạn đạo tặc,báo động mối nguy  về thiên tai,dịch hoạ,hoặc xua đuổi các quỹ thần tà trược khi có dịch bệnh ,làm thanh tịnh tâm trí và tăng trưởng thiện nghiệp.Tiếng chuông ngân là biểu tượng của sự tỉnh thức (awareness) và khi nghe tiếng chuông  ngân,tâm bặt các niệm trần-ai để thâm nhập vào cảnh giới tịch tịnh tức không tính (Emptines). 

Ngoài ra,cuộc hôn nhân không cùng đẳng cấp là một điều cấm kỵ của xã hội đương đại,kẻ vi phạm sẽ bị mọi người khai trừ khỏi đẳng cấp và có khi trừng phạt nặng nề.Trong Phật giáo và đặc biệt đối với mật tông,cái khuynh hướng chống lại giai cấp không phải là sự đối kháng gay gắt nhằm lật đổ giai cấp hay cải tạo xã hội như các học thuyết chính trị.Vua bỏ ngôi,quan từ chức để đi tu chính là hành động từ bỏ giai cấp của mình  - một cách chống đối giai cấp.Nhưng đối với quần chúng thời ấy,sự chống đối này không bị ghép tội vì đây là sự miễn trừ đối với thần thánh.Hơn nữa,đối với người tu hành,muốn đạt tới Phật tính,điều căn bản là cần phải diệt các kiến chấp về giai cấp.Chính vì vậy các hành giả Du-già thường chọn người bạn đời,kẻ đạo hữu của mình từ giai tầng thấp hơn trong xã hội là để trưởng dưỡng cái tâm vô-phân-biệt (awareness of non –discrimination). 

Với các đặc kỹ tu tập của du-già,các hành giả biến Dục-Tưởng thành Trí-huệ. Ðối với một hành giả Du-già thì người vợ tinh thần (Mystic consort) hay đạo hữu ấy là sắc tướng của Nghiệp-Ấn (Karma Mudra) để ấn chứng các giai đạo tu tập của ba nghiệp  (thân,khẩu,ý).Người vợ tinh thần của Dombipa chính là hoá thân của Kim Cang Bồ-tát.Pháp tu của họ là kết hợp giữa lạc(Pleasure) và không tính (Emptiness). Phương pháp này dùng để kích động luồng hoả hầu (kundakini) ở trung tâm tình dục(sexual chakra) khiến nó làm lưu thông các luân xa (yếu huyệt)trong cơ thể. 

Theo tài liệu sử học thì Dombipa vốn là vua xứ Tripura,quê hương của đạo sư Virupa,vị thầy tế độ của Dombi.Tương truyền rằng sau khi hoàn thành nhiệm vụ giáo hoá thần dân trong nước,Dombipa cùng vợ ngài vân du khắp nơi dùng thần thông để lợi lạc quần sanh,nhiếp phục ngoại đạo và khai ngộ cho những kẻ có cơ duyên.Có lần ngài cỡi cọp bay lượn trên khung thành xứ Radha để nhiếp phục vị quốc vương xứ này.Và tại Karmataka miền nam Ấn Ðộä,Dombipa đã truyền giáo pháp cho năm trăm môn đồ.Dombipa còn được biết dười một danh hiệu khác,gọi là Dombi-Heruka. Dombipa nghĩa là chúa của Dombi.Và Dombi là tên của vợ ngài.Heruka là tiếng ghép giữa Samvara và Hevajra,đó cũng là pháp hiệu của một đạo sư (Siddha).Vì thế Dombi là Hevajra.

Dombi Heruka tạo lên nhiều bộ luận có liên quan đến Tantra Mẹ .Tác phẩm tiêu  biểu nhất là Ekavira –Saddha.Ngài sống vào cuối thế kỷ thứ 8 đến đầu thế kỷ thứ 9.

 

 

ÐẠI SƯ THỨ 5
SAVARIPA,
Người thợ săn ^

 

Trong khu rừng hoang vu

Một con nai ẩn náu

Con nai có tên là chán bỏ

Kéo cánh cung của

Phương tiện là trí tuệ

Buông chiếc tên chân lý

Con nai chết!Ừ! Tư tưởng chết

Thịt xương ấy là bửa tiệc của bất nhị

Thuần một vị thanh tịnh mà thôi

Và mục đích ta đã đạt đến rồi.

 

Tại vùng núi Vikrama,có một tay thợ săn tên là Savaripa.Y sát sinh để mà sống và sống để mà sát sanh.Bởi đó là hành nghiệp đáng ghét của y.Bồ tát Quán Thế AÂm động lòng muốn giải thoát cho y khỏi cái vòng lẩn quẩn ấy,bèn dùng thần thông hoá thành một người thợ săn đón y ở giữa đường.

“Ngươi là ai?” Giã thợ săn,Savaripa hỏi.

“Ta là thợ săn như ngươi.”

“Nhà ngươi từ đâu tới?”

“Rất xa.”

“Thế với một mũi tên,ngươi có thể bắn hạ bao nhiêu con nai?” Savaripa hỏi với vẻ tự hào về tài thiện xạ của mình .

Bồ tát đáp :

”Khoảng chừng 300 con hoặc hơn nữa.”

“Thế thì,ta muốn xem tài của ngươi”

Bồ Tát nhận lời thách của Savaripa.Sáng sớm hôm sau,y hẹn,Bồ tát đưa Savaripa đến một nơi có sẵn 500 con nai do ngài dùng sức thần thông hiện ra.Gã thợ săn vừa trông thấy bầy nai,bèn đưa tay chỉ:

-“Kìa! Cả bầy lớn như thế,ông có khả năng hạ bao nhiêu con?”

-“Ta sẽ hạ một lúc 500 con.”

Savaripa có vẻ không hài lòng,y đề nghị:

-“Sao ông không bắn 100 con trước đã.”

Vì vậy,Bồ tát lấy một mũi tên bắn một phát,100 con nai ngã lăn ra chết.Bồ tát bảo Savaripa mang một con về nhà.Nhưng khi cuối xuống để vác một con nai, Savaripa vận hết sức lực vẫn không tài nào nhấc lên,lúc ấy lòng kiêu hãnh của y biến mất. Trên đường về,Savaripa khẩn khoản xin Bồ tát dạy cho y cách bắn cung kỳ diệu ấy. Ngài nhận lời nhưng buộc Savaripa phải chay tịnh trong vòng một tháng.Nhờ vậy ,hai vợ chồng Savaripa bớt được nghiệp sát sanh trong thời gian một tháng.

Sau thời gian ấy,Bồ tát quay lại và bảo Savaripa rằng:”Nếu ông thực lòng muốn học thuật bắn cung vi diệu của ta,thì trước hết ông phải khởi lòng thương xót tất cả chúng sinh,từ bỏ rượu thịt,thì việc học mới mau chóng thành tựu”.Savaripa đồng ý ngay không một chút ngần ngừ.

Thời gian ấn định trôi qua,khi Bồ tát trở lại,Savaripa nồng nhiệt đón chào. Nhưng Bồ tát chẳng đá động gì đến việc dạy dỗ.Ngài vẽ một vòng tròn Mạn-đà-la rồi rải một lớp hoa tươi lên vòng Ðàn pháp.Ðoạn Bồ tát bảo hai vợ chồng người thợ săn nhìn vào:

-“Các ngươi thử nhìn xem!”

Khi nhìn vào vòng tròn kỳ diệu ấy,cả hai thấy hình ảnh của họ đang bị lửa thiêu đốt trong tám từng địa ngục.Quá kinh hoàng,họ không thốt nên lời.

 -“Các ngươi thấy những gì?”Bồ tát hỏi.

-“Chúng con thấy bản thân mình bị thiêu đốt trong địa ngục.”Cuối cùng Savaripa gắng gượng trả lời.

“Các ngươi sợ không?”

“Dĩ nhiên,chúng tôi sợ.”

“Các ngươi có muốn tránh khỏi nạn ấy không?”

“Chúng tôi rất muốn,nhưng biết làm sao đây?”

“Chính các ngươi có thể tự cứu lấy mình.”Bồ tát liền giảng về nghiệp quả cho hai người nghe.Sau đó là thuyết về tứ vô lượng tâmvà lục Ðộ Ba-la-mật. Ngài nói:

“Hậu quả đời sau của nghiệp sát sanh là thác sinh vào địa ngục.Hiện thời thường gặp nạn tai bất ngờ,thọ mạng ngắn ngủi.Nếu người từ bỏ ác nghiệp,tu tập hạnh lành,tích luỹ công đức,thời không những thọ mạng lâu dài mà còn có thể tu thành phật quả.”

Nhận thấy Savaripa ngộ được chánh pháp,Bồ tát vận phép thần thông đưa Savaripa lên đến đỉnh núi Ðan ti để tu tập thiền định trong 12 năm.

Sau thời gian dài tu tập,Savaripa xuất định,xuống núi đi tìm thầy mình.Bồ tát hiện ra bảo :

-“Này,thiện nam tử !Cảnh giới Niết bàn vi diệu mà người đã chứng chẳng phải là cảnh giới của hàng thinh Văn,Duyên Giác.Ðời sống ở thế gian như lửa rơm mau cháy,chóng tàn.Vô số chúng sinh còn lẩn quẩn trong vòng vô minh.Nay ta phú chúc cho người thay ta lưu lại thế gian mà tế độ chúng hữu tình.”

Savaripa vâng mệnh,quay về quê cũ tiếp tục thiền định chờ cho đến khi vị Phật đương lai hạ sinh là ngài Di Lặc ra đời để cùng ngài giáo hoá chúng sinh trong một thời kỳ mới./.   

^

---o0o---

Mục Lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08  | 09 | 10 |

11| 12| 13| 14| 15| 16 | 17

---o0o---

Cập nhật : 01-09-2002

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

æ µå những bức ảnh lay động trái tim của 一念心性 是 hoà 振兴佛教应从山门内做起 芝峰 Sa 演若达多 五苦章句经 49日法要 納骨 とくしまで Cổ 关于青春的议论文 định ä ç ¾å 作æ å æ çš ä å¹ çº æ ca æåŒ Æ 修习希求利他之心 nhĩ căn viên thông hay là pháp môn quán lac 首座 Sơ lược tiểu sử tổ sư Minh Đăng 塩谷八幡宮 phÃƒÆ huy ä½ å çœ ç çº å 单三衣 æ ¹æ žå lãå cong duc phong sanh đầu 簡単便利戒名授与水戸 一仏両祖 読み方 đẻ 七五三 世田谷 佛教与生命教育有关的短语 พธผกพทธสมา 合祀墓と合葬墓の違い Trăng Cơm gạo lứt trộn nấm 地藏菩薩聖號三萬遍 ç æŒ giå cau 横浜 永代供養 川井霊園 阿彌陀佛 功德