|
.
THIỀN ĐẠI
THỪA
Tâm
Thái
Theo
Thiền sư Tôn Mật, đời Ðường, thì có thể phân chia Thiền
làm 5 loại, trong đó có 3 loại thực sự theo đúng đường
lối tu hành của đạo Phật là : Thiền Nguyên thủy (Tiểu
thừa ), Thiền Ðại thừa, và Thiền Như Lai tối thượng.
Thiền không những là một pháp môn chánh của Phật giáo,
mà còn là cơ sở của tư tưởng Phật giáo. "Phật giáo
ly khai Thiền quán thì Phật giáo sẽ mất hết sinh khí"
(trích: Ðại thừa Phật giáo Tư tưởng luận". Dù tu theo Nguyên
thủy hay Ðại thừa thì cũng đều áp dụng pháp Thiền, nhưng
tới Ðại thừa lại phân làm Thiền Ðại thừa và Thiền
Như Lai tối thượng (cũng còn được gọi là Thiền Tổ sư,
Thiền Như Lai thanh tịnh ... nhưng tên thường dùng nhất là
Thiền tông, vì là một trong mười tông của Ðại thừa).
Cuốn "Ðại thừa Phật giáo Tư tưởng luận" đã phân tách
một cách gọn gàng sự khác biệt của Thiền tông đối với
các môn Thiền khác của Ðại thừa: "Thiền tông lấy
phương diện hoạt động hiện thực làm chủ nghĩa để phát
khởi. Ðó là đặc sắc rất lớn của Ðạt Ma Thiền, đã
từ các Thiền phái làm nổi bật một sắc thái riêng để
rồi không bao lâu đã trở thành một phái độc lập".
Bài này trình bày về Thiền Ðại thừa, còn Thiền tông sẽ
được trình bày trong bài khác. Thiền Ðại thừa gồm những
pháp Thiền trích từ các kinh Ðại thừa, vì vậy cuốn "Phật
học Phổ thông, khóa V" có kể ra những pháp Thiền như "Pháp
hoa tam muội, Niệm Phật tam muội, Giác ý tam muội, Thủ lăng
nghiêm tam muội ... ". Nói chung về bất cứ pháp Thiền nào
cũng có hai phần là: Chỉ và Quán. "Chỉ" (samatha) được coi
như phần hình thức của Thiền, có tính cách tiêu cực, cốt
để giữ cho thân và tinh thần không tán loạn, dao động.
"Quán" (vipassana) là phần nội dung của Thiền, có tính cách
tích cực, cốt để "thống nhất tinh thần, triệt để tập
trung chú ý, chuyên tư duy về một vấn đề nào đó, để
cuối cùng đi đến sự dung hòa với toàn ý thức." Có thể
nói là tu Chỉ để được Ðịnh, tu Quán để được Huệ.
Trong đạo Phật thì Giới, Ðịnh và Huệ là ba điều căn
bản, vì vậy nên Thiền, bao gồm Ðịnh và Huệ, được coi
là căn bản trong việc tu theo đạo Phật vậy. Về Thiền Ðại
thừa thì cần tìm hiểu pháp hành Thiền trong các kinh điển.
Tu theo Ðại thừa tức tu theo hạnh Bồ tát, căn cứ theo Lục
độ Ba la mật. Lục độ Ba la mật gồm có sáu điều là:
Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định và
Trí huệ. Cuốn "Phật học Phổ thông, khóa thứ IV" có giảng
nghĩa Thiền định như sau : "Tập trung tâm ý vào một
đối tượng duy nhất không cho tán loạn, để tâm thể được
vắng lặng và cho tâm dụng được mạnh mẽ hầu quan sát
và suy nghiệm chân lý" (trang 110). Sau đây là phần trích
dẫn pháp tu Thiền được chỉ dẫn trong một số kinh điển
chính của Ðại thừa:
Kinh
Thủ lăng nghiêm:
Trong
kinh Thủ lăng nghiêm (Surangama sutra), đức Phật nói với ngài
A Nan: "ba nghĩa quyết định của sự tu hành, đó là thu
nhiếp cái tâm gọi là Giới, nhân Giới mà sanh Ðịnh, nhân
Ðịnh mà phát Tuệ, thế gọi là ba pháp Vô lậu học"
(trang 677).
Nếu
không có Thiền định thì không có Trí huệ được, cho nên
Thiền định là căn bản của Lục độ. Trong Thiền Ðại
thừa thì pháp Chỉ không được chú trọng nhiều vì cũng
áp dụng gần như pháp Chỉ của Thiền Nguyên Thủy. Ðại
thừa đặt trọng tâm về vấn đề Quán, cho nên cũng gọi
là Thiền Quán, và không có một pháp Quán cố định nên khó
có thể kể hết các pháp Thiền của Ðại thừa. Trong kinh
Thủ lăng nghiêm khi ngài A Nan hỏi về pháp tu nào để mau
được giải thoát, ra khỏi vòng sanh tử luân hồi, thì đức
Phật chỉ cho pháp tu "Như huyễn Tam ma đề", (Tam ma đề là
phiên âm của Samadhi, có nghĩa là định, chánh định) :
"
Ấy gọi là Như huyễn Tam ma đề,
Bảo
giác chắc như Kim cương vương,
Không
nhiễm, tịnh như diệu liên hoa,
Gẩy
ngón tay, vượt hàng vô học;
Pháp
ấy không gì so sánh được,
Là
một đường thẳng vào Niết bàn,
Của
các đức Thế tôn mười phương."
Pháp
quán "Như huyễn" được cư sĩ Tâm Minh giảng trong cuốn kinh
đó là "quán tất cả các pháp thế gian và xuất thế
gian đều như huyễn, hình như có, chứ không thật có, nghĩa
là, đem tính như huyễn mà lan khắp, mà in vào các pháp; ngoài
tính như huyễn ra, không còn một pháp nào nữa" (trang
480). Có điểm nên được đặc biệt lưu ý trong mấy câu
kệ trên là nếu tu được pháp này thì chỉ trong thời gian
gẩy ngón tay là vượt hàng vô học. Khi đức Phật giảng
kinh Lăng Nghiêm thì ngài A Nan chỉ mới chứng quả Tu đà hoàn
(trang 419), tức là mới bước đầu trong bốn quả của hàng
Thanh Văn. Mục đích cứu cánh trong hàng Thanh Văn là đắc
A la hán, được coi là bậc "Vô học", tức là không còn có
gì phải học nữa, còn ba bậc dưới gọi là "hữu học".
Như vậy thì đức Phật nói rõ là tu được pháp đó thì
chỉ trong thời gian gẩy ngón tay là ngài A Nan có thể từ
bực thấp nhất vượt ngay tới bậc cao nhất trong hàng Thanh
văn. Ðiều đó chứng tỏ sự quan trọng của pháp tu này và
cũng chỉ rõ một điểm nữa là việc tu hành không nhất thiết
phải theo từng thứ bực. Những thứ bực được nói trong
các kinh chỉ là phương tiện để mô tả mức độ nhận thức
của người tu. Ðường tu không phải là một trường học
với những lớp học có thứ tự để tốt nghiệp. Có những
người phải học đến a tăng kỳ kiếp (số kiếp vô kể)
mới tốt nghiệp. Nhưng nói theo thế gian, cũng có những người
"nhẩy lớp" trong thời gian gẩy ngón tay vậy. Phương pháp
"nhẩy lớp", theo danh từ đạo Phật là "đốn ngộ", đã được
đức Phật chỉ cho ngài A Nan trong kinh này là pháp Quán Như
huyễn.
Tuy
vậy
nhưng cũng nên lưu ý là mặc dầu có nhiều đệ tử của
đức Phật thời đó đã chứng đắc mau chóng, (như trường
hợp năm đệ tử đầu tiên của đức Phật là nhóm đạo
sĩ Kiều Trần Như, chỉ sau khi được nghe hai bài thuyết pháp
đã chứng quả A la hán liền), nhưng cũng có những người
như ngài A Nan, mặc dầu là người thông minh, hiểu biết rất
nhiều về giáo lý vì luôn theo sát đức Phật tới mấy chục
năm, mà rồi đến khi đức Phật nhập Niết bàn mà ngài cũng
chưa đạt được quả A la hán. Cho nên nói "có thứ lớp"
hay "không có thứ lớp" cũng tùy căn cơ mỗi người, không
nên cố chấp vào một ý kiến mà sanh ra bàn cãi.
Trong
kinh Kim cang, đức Phật cũng nói về pháp quán Như huyễn trong
bài kệ chót của kinh như sau :
"Tất
cả pháp hữu vi,
Như
mộng, huyễn, bọt bóng,
Như
sương cũng như điển,
Nên
khởi quán như thế."
(Kinh
Kim cang giảng giải)
Kinh
Lăng Nghiêm không chỉ nói riêng về pháp Quán Như huyễn mà
còn kể đến rất nhiều pháp Quán khác. Cả thảy 25 vị Ðại
bồ tát (kể cả các Bồ tát Di Lặc, Quán Thế Âm, Phổ Hiền,
Ðại Thế Chí ... ) và A la hán mỗi người đều lần lượt
trình bày pháp tu riêng của mình, và được đức Phật công
nhận là "không có hơn kém, trước sau gì khác nhau" (trang 599).
Thí dụ ngài Nguyệt quang đồng tử tu theo pháp quán thủy
để vào Tam ma đề. Ngài quán cho đến khi thấy thân mình
và các chất lỏng trong mình cùng nước ở khắp thế giới
đồng một tính chân không, không hai, không khác và "được
pháp vô sinh nhẫn, viên mãn đạo Bồ đề". Như vậy cho thấy
không phải có một pháp quán cố định để tu hành chứng
đắc, nhưng tùy căn cơ mà áp dụng pháp quán thích hợp.
Kinh
Viên giác :
Trong
phần mở đầu kinh Viên giác, đức Phật đã nói tới pháp
"Như huyễn Tam muội" giống như kinh Thủ lăng nghiêm. Sau đó
trong chương VII (Oai Ðức Tự Tại), đức Phật đã chỉ rõ
ràng phương pháp tu tập để chứng nhập được tánh Viên
giác "Vì trình độ của chúng sanh không đồng, nên các
phương tiện trở về tánh Viên giác có sai khác, nhưng không
ngoài ba phương tiện sau này " . Ba pháp tu đó là : pháp
Xa ma tha (tức tu Chỉ), pháp Tam ma bát đề (tức tu Quán) và
pháp Thiền na (tức Chỉ, Quán đồng tu). Pháp tu Chỉ nói trong
kinh này là "giữ cái hạnh yên lặng và lóng các vọng
niệm", khi "các giác quan vọng thức phiền động
đã lặng rồi thì trí huệ thanh tịnh phát sanh". Pháp
tu Quán : "quán sát tâm tánh, thân căn và trần cảnh này
đều là vật huyễn hóa", "Ban đầu quán cảnh
là huyễn, nhưng người quán chưa phải huyễn; sau người quán
cũng là huyễn và cuối cùng hoàn toàn xa lìa các tướng huyễn".
Pháp tu Thiền na là : "không chấp thủ pháp Quán Như huyễn,
cũng không chấp pháp Chỉ tịch tịnh. Bồ tát biết rõ thân
tâm này đều là vật ngăn ngại, còn tánh Viên giác thì không
bị các vật làm chướng ngại, nó vẫn thọ dụng thế giới
và thân tâm ở trong cõi trần này, mà không bị cảnh trần
ràng buộc, dù phiền não hay Niết bàn cũng không làm lưu ngại
được nó". Khi thực hành thì không nhất thiết chọn
một trong ba pháp tu đó, mà theo trong kinh, có 25 cách tu gồm
việc chọn riêng một trong ba pháp đó, hoặc chọn hai hay ba
pháp cùng lúc, và thứ tự pháp nào tu trước, pháp nào sau.
Thí dụ cách thứ 14 là tu Quán trước, sau tu Thiền na, sau
hết tu Chỉ. Cách thứ 22: trước tu Thiền na, sau đồng tu
Chỉ và Quán. Nhân đây cũng nên nhắc qua về tính cách quan
trọng của kinh Viên giác. Ðiểm cần chú ý là kinh này nói
về việc đức Phật giảng dạy cho các vị đại Bồ tát
(100.000 vị cả thảy), chứ không có hàng Thanh Văn. Mục đích
của kinh được thể hiện trong câu thỉnh mở đầu của Bồ
tát Văn Thù Sư Lợi : xin đức Phật dạy cho các Bồ tát trong
hội "phải dựa theo pháp nào, tu theo hạnh gì mà được
thành Phật". Như vậy mục đích của kinh "Viên Giác"
là để chỉ cho các Bồ tát và chúng sinh rõ việc tu hành
để đạt mục đích tối hậu của đạo Phật là "thành Phật",
tức thành người giác ngộ và giải thoát. Sau đó đức Phật
chỉ dạy cho Bồ tát Phổ Hiền về phương pháp để đạt
tới mục đích thành Phật là quán các pháp "như huyễn". Một
khi "biết được các pháp hư huyễn tức là lìa được
các huyễn, chớ không phải có phương tiện gì khác. Lìa được
các huyễn tức là Giác, cũng không có lớp lang tuần tự gì."
Có thể nói pháp tu này là cứu cánh, không còn là phương
tiện như nhiều kinh khác, pháp tu này đi thẳng tới mục đích
mà không còn nói tới tuần tự, thứ lớp như các pháp tu
hành khác. Trọng tâm của pháp tu theo kinh Viên Giác chính là
pháp quán Như huyễn, không khác với kinh Thủ lăng nghiêm,
nhưng với chi tiết rõ ràng trong việc thực hành.
Kinh
Quán Vô Lượng Thọ:
Tịnh
Ðộ Tông có bốn pháp tu là : Quán tưởng, Quán tượng, Trì
danh và Thật tướng. Pháp tu thịnh hành nhất là Trì danh.
Bốn pháp tu gồm có: (1) Pháp Quán tưởng là quán các tướng
tốt hoặc quán toàn thân Phật, kinh Quán Vô Lượng Thọ chỉ
rõ pháp quán này. (2) Pháp Quán tượng là quán hình tượng
Phật được họa hoặc đúc. (3) Pháp Trì danh gồm chuyên niệm
danh hiệu một đức Phật, thường là đức Phật A Di Ðà.
(4) Pháp Thật tướng là quán tự thân của mình cũng là tự
tánh chân thật của các pháp. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói
về việc đức Phật chỉ dạy cho bà hoàng hậu Vi Ðề Hy
pháp tu để thấy được thế giới Cực Lạc ở phương Tây
"như người cầm gương sáng tự trông thấy mặt mình."
Ðức Phật chỉ cho bà 16 phép quán: (1) quán mặt trời sắp
lặn, (2) quán nước đóng thành băng, (3) quán cảnh tướng
trên dưới đất lưu ly, ... (16) quán sanh về hạ phẩm. Nhờ
pháp tu này mà bà Vi Ðề Hy đại ngộ và chứng vô sanh pháp
nhẫn, được đức Phật thọ ký vãng sanh. Nói tóm lại pháp
Thiền Ðại thừa đặt nặng về vấn đề Thiền Quán, nhưng
không có một pháp quán nào nhất định vì tùy căn cơ mỗi
người mà tu theo pháp quán thích hợp. Nhưng pháp quán được
nhắc tới nhiều lần là pháp Quán Như Huyễn, theo các kinh
Thủ Lăng Nghiêm, Kim Cang và Viên Giác.
Bất
cứ pháp môn nào trong đạo Phật, dù thuộc Nguyên thủy hay
Ðại thừa, thì cũng đều áp dụng Thiền, chỉ có khác nhau
về phương pháp. Tu Chỉ thì được Ðịnh và tu Quán thì được
Huệ. Ngay trong đạo Phật nhiều người cũng hiểu lầm và
cho rằng khi tu được Ðịnh là đương nhiên có Huệ. Ngoại
đạo cũng đạt tới mức Ðịnh rất cao, nhưng thiếu Huệ
nên họ không thể chứng đắc đạo quả. Trong kinh nói Huệ
tức nói Trí Huệ, là độ thứ sáu của Lục độ Ba la mật.
Trí Huệ là khả năng thấy rõ , hiểu biết sự vật một
cách thấu đáo, tinh tường, đúng như thật. Khi nói về Trí
Huệ cũng nên thận trọng về định nghĩa, tùy theo đứng
về quan điểm Nguyên thủy hay Ðại thừa. Con đường từ
Ðịnh đến Huệ không hẳn giản dị, dễ dàng, mà cần nhiều
tinh tấn và nhất là phải biết rõ đường nào là đúng.
Vì vậy Thiền Ðại thừa đặt trọng tâm vào Thiền Quán,
nếu không quán đúng pháp thì chẳng những không đạt đạo
mà có khi còn lạc theo tà đạo, ngoại đạo.
Tài
liệu trích dẫn:
-
Ðại thừa Phật giáo Tư tưởng luận, Kimura Taiken, do H.T.
Thích Quảng Ðộ dịch.
-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm, do Cư sĩ Tâm Minh dịch.
-
Phật Giáo Khái Luận, H.T Thích Mật Thể.
-
Phật Học Phổ Thông, khóa IV và V.
-
Phật Học Phổ Thông, khóa VIII (kinh Viên Giác).
-
Kinh A Di Ðà và kinh Quán Vô Lượng Thọ, H.T. Thích Thiền Tâm.
-
Kinh Kim Cang Giảng Giải, H.T. Thích Thanh Từ.
|