Mục
Lục |
1.
Quán Thân
-
quán về hơi thở
-
quán về bốn oai nghi
-
quán về thân hành
-
quán về thân bất tịnh
-
quán về thân tứ đại
-
quán về cửu tưởng |
2.
Quán Thọ
-
cảm thọ khoái lạc
-
cảm thọ đau khổ
-
cảm thọ trung tính |
3.
Quán Tâm
-
tâm ý tham dục
-
tâm ý sân hận
-
tâm ý si mê
-
tâm ý thu nhiếp
-
tâm ý tán loạn
-
tâm ý trở thành rộng lớn
-
tâm ý trở thành hạn hẹp
-
tâm ý đạt đến trạng thái cao nhất
-
tâm ý có định
-
tâm ý giải thoát |
4.
Quán Pháp
-
quán về ngũ triền cái
-
quán về ngũ uẩn
-
quán về sáu nội ngoại xứ
-
quán về thất giác chi
-
quán về tứ diệu đế |
5.
Quả Vị |
6.
Kinh Tứ Niệm Xứ |
|
|
c
PHÁP LUẬN
SỒNG TRONG
TỪNG SÁT NA
Trường
Đinh
Sống
Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức,
sống và ý thức về sự sống trong từng phút giây. Đây là
phương thức tu tập dựa trên tinh thần kinh bốn lãnh vực
quán niệm (four foundations of mindfulness).
Kinh
bốn lãnh vực quán niệm (satipatthana sutta), còn gọi là kinh
tứ niệm xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật
lại lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang
cư trú tại thành phố Kammasadamma, thủ phủ của xứ Kuru.
Con
đường tu tập bốn lãnh vực quán niệm là con đường độc
nhất một lối đi để đạt tới đích điểm, là con đường
tu tập tỉnh thức mà bản thân mình tự nỗ lực hành trì.
Đó là con đường thiền quán mà Đức Phật đã giác ngộ,
là con đường đưa đến mục tiêu giải thoát tâm linh, đạt
tới niết bàn thanh tịnh ngay trong giờ phút hiện tại.
Bốn
lãnh vực quán niệm là phương pháp tu trì dùng trực giác
để ghi nhận và quán sát về các sự kiện đang xảy
ra liên quan đến thân thể, cảm thọ, tâm thức và đối tượng
của tâm thức. Sự ghi nhận cần phải thật khách quan, nghĩa
là ý thức về sự việc không dính mắc đến đề mục “ta”
trong quá trình quán niệm.
Phương
pháp tu tập tứ niệm xứ bao gồm 2 tiến trình là niệm và
quán. Niệm là chú tâm ghi nhận. Ghi nhận để thấy rõ quá
trình sinh và diệt của sự việc, để không bám víu vào năm
uẩn. Quán là quán sát khách quan. Quán sát để trực nghiệm
về tánh vô thường và bản chất vô ngã của mọi sự kiện.
Như vậy, quán niệm là chú tâm ghi nhận và quán sát khách
quan về các sự việc đang xảy ra liên quan đến thân thọ
tâm pháp trong giờ phút hiện tại, còn được hiểu là “niệm
xứ” hay “niệm trú”, nghĩa là an trú tâm trong ý thức
giác tỉnh.
Lãnh
vực đầu tiên là quán thân nơi thân. Quán niệm về hơi thở,
các tư thế của thân thể, các cử động của thân thể,
các bộ phận trong thân thể, bốn yếu tố cấu thành thân
thể, chín giai đoạn tan rã của một tử thi.
Lãnh
vực thứ nhì là quán thọ nơi thọ. Quán niệm về các cảm
giác khoái lạc, cảm giác đau khổ, cảm giác trung tính không
khoái lạc cũng không đau khổ.
Lãnh
vực thứ ba là quán tâm nơi tâm. Quán niệm về các ý niệm
tham dục, sân hận, si mê, tâm ý thu nhiếp, tán loạn, tâm
ý trở thành rộng lớn, hạn hẹp, tâm ý đạt đến trạng
thái cao nhất, tâm ý có định, tâm ý giải thoát.
Lãnh
vực thứ tư là quán pháp nơi pháp. Quán niệm về năm hiện
tượng ngăn che của sự giác ngộ, năm uẩn, sáu giác quan,
sáu đối tượng của giác quan, bảy yếu tố của sự giác
ngộ, bốn sự thật cao quý.
Tại
sao gọi là quán thân nơi thân, quán thọ nơi thọ, quán tâm
nơi tâm, quán pháp nơi pháp? Có nghĩa là ghi nhận và ý thức
về thân thể ở nơi thân thể của chính mình, về cảm thọ
ở nơi cảm thọ của chính mình, về tâm thức ở nơi tâm
thức của chính mình, về đối tượng tâm thức ở nơi đối
tượng tâm thức của chính mình. Ta chú tâm quán sát và ghi
nhận, thân thể chỉ là thân thể, cảm thọ chỉ là cảm
thọ, ý niệm chỉ là ý niệm, các pháp chỉ là các pháp.
Không dựa vào nghĩ suy luận lý của tâm thức để phân tích
về cảm thọ, cũng không dùng cảm thọ để phân tích về
thân thể hay tâm thức hay đối tượng của tâm thức, cũng
không dính mắc vào đề mục “ta” “thuộc về ta” trong
quá trình quán niệm.
Yếu
tố cần yếu trong quá trình tu tập là sự tinh tấn. Bản
thân nỗ lực tinh chuyên hành trì trong mọi phút giây. Thực
tập sống tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống,
bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Tu tập bốn lãnh vực
quán niệm mà thiếu sự tinh tấn thì không thể nào gặt hái
được thành quả của sự tỉnh thức.
1.
quán thân
Lãnh
vực đầu tiên là niệm thân. Phương pháp căn bản làm nền
tảng cho quá trình tu tập quán thân là pháp quán niệm về
hơi thở.
Trước
hết, chọn một chỗ tương đối yên tịnh để hành thiền.
Có thể vào một khu rừng, tìm đến một gốc cây, hoặc một
nơi im vắng nào đó, ở phía sau vườn nhà, một căn phòng
riêng, hay một thiền đường.
Khi
tọa thiền, ngồi theo tư thế kiết già. Ngồi trên gối dầy,
hai chân xếp chéo, bàn chân trái để lên đùi chân phải,
bàn chân phải để lên đùi chân trái. Hai bàn tay lật ngữa
xếp lên nhau và đặt nhẹ trên hai bàn chân. Bàn tay phải
đặt lên bàn tay trái, đầu hai ngón tay cái chạm nhẹ vào
nhau. Mắt nhắm. Miệng ngậm. Thở vào và thở ra bằng mũi.
Mặt quay vào tường. Tập trung tâm ý vào một điểm nhỏ
nơi đầu mũi. Giữ lưng, vai, cổ và đầu cho ngay thẳng. Thân
tâm buông thả trong một tư thế thoải mái và vững chải.
Nếu
cách ngồi kiết già quá khó khăn trong bước đầu tu tập,
có thể ngồi theo tư thế bán già, một chân nầy xếp chéo
lên đùi chân kia:
- chân
phải để lên đùi chân trái (tư thế hàng ma)
-
chân trái để lên đùi chân phải (tư thế kiết tường)
Nếu
không thể ngồi bán già được, có thể ngồi theo kiểu Miến
Điện. Hai chân xếp lại nhưng không cần chéo lên nhau, chân
phải để phía trước chân trái.
Hoặc
có thể ngồi trên ghế theo kiểu Ai Cập. Hai chân chạm mặt
đất. Hai bàn tay úp xuống để nhẹ trên hai bắp đùi. Chủ
yếu là giữ lưng, vai, cổ và đầu cho ngay thẳng trong một
tư thế thoải mái.
Cũng
có thể thực tập bằng cách nằm dài trên giường hay trên
ghế dài. Nằm ngữa và thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai
tay lật úp xuống, xếp lên nhau và để nhẹ trên bụng. Phương
pháp nằm có thể được thực tập trên giường trước khi
ngủ, hay khi mới thức dậy, hoặc sau những giờ làm việc
mệt mỏi khi thân xác và tâm trí cần một sự nghỉ ngơi
thư giãn.
Khi
xả thiền, trước hết dùng hai tay xoa nhẹ đều hai mi mắt,
xoa khắp trên mặt, hai bên vai phải trái. Sau đó xoa đều
trước ngực, chà xát phía sau hông nơi cuối cột xương sống.
Rồi từ từ tháo chân ra, xoa bóp từng chân cho bớt tê mỏi.
Theo
tinh thần kinh tứ niệm xứ, pháp quán hơi thở cần được
thực tập trong tư thế kiết già. Nhưng trong giai đoạn đầu,
nếu chưa thể ngồi kiết già được, ta vẫn có thể thực
tập theo tư thế bán già hay Miến Điện. Điều quan trọng
là ngồi trong một tư thế vững chải và thoải mái. Chủ
yếu là giữ lưng, vai, cổ và đầu cho ngay thẳng.
Tư
thế ngồi rất cần yếu cho việc tu tập thiền định. Nên
ngồi ít nhất mỗi ngày một lần hay nhiều hơn nữa. Mỗi
lần ngồi từ 15 phút đến một tiếng trở lên, thời điểm
ngồi tốt nhất là sáng sớm hay lúc chiều tối trước giờ
ngủ nghỉ. Tu tập thiền quán theo tinh thần kinh bốn lãnh
vực quán niệm không phải chỉ thực tập trong lúc ngồi không
thôi mà cần phải tinh chuyên hành trì trong mọi thời lúc.
Pháp quán hơi thở có thể được thực tập trong bất cứ
tư thế nào của thân thể. Lúc đang đứng, đang ngồi, đang
nằm, hay đang đi, ngay cả trong khi đang làm việc hay ngủ nghỉ
cũng đều có thể áp dụng tu tập được.
Thiền,
theo tinh thần kinh bốn lãnh vực quán niệm, là thực tập
sống tỉnh thức trong giờ phút hiện tại. Thiền là một
phương thức sống, một nghệ thuật sống, sống giác tỉnh
trong từng sát na của cuộc sống. Cố gắng không đánh mất
chính mình trong những nghĩ suy về tương lai, về dĩ vãng.
Đừng quá loạn náo trong giờ phút hiện tại. Trong bất cứ
hoàn cảnh nào, ở nơi đâu, bất cứ lúc nào, cố gắng nuôi
giữ ý thức tỉnh giác trong từng hơi thở và dùng phương
tiện hơi thở để điều hòa thân tâm, làm lắng dịu mọi
sự điều hành trong thân thể.
Quán
về hơi thở
Đối
tượng thiền định căn bản trong pháp niệm thân là hơi thở.
Trong bốn lãnh vực quán niệm, các phương thức tu tập về
thiền quán đều được dựa trên nền tảng là pháp quán
niệm hơi thở. Quán hơi thở là chú tâm ghi nhận và quán
sát về hơi thở. Khi thở vào, ta ý thức rõ ràng về
hơi thở vào trong suốt quá trình thở vào. Khi thở ra, ta ý
thức rõ ràng về hơi thở ra trong suốt quá trình thở ra.
Khi
quán niệm về hơi thở, ta tập trung tâm ý ở đầu chớp
mũi, như thế sẽ dễ dàng nhận biết được hơi thở vào
ra và cũng dễ dàng thu nhiếp tâm ý đi vào định. Con mắt
tâm chỉ biết có hơi thở, không nghĩ suy về bất cứ điều
gì khác. Ở đây, chỉ có hơi thở là vấn đề trọng yếu
nhất mà ta phải để hết tâm trí vào.
Khi
thở, ta vẫn thở bình thường, thở một cách tự nhiên. Tâm
trí chỉ cần ghi nhận tỉnh biết từng mỗi một hơi thở
vào ra. Ta nhận biết rõ ràng ta đang ở đâu, ta đang làm gì.
Thở vào, ta biết ta đang thở vào. Thở ra, ta biết ta đang
thở ra. Điều quan trọng là tránh sự lập lại bằng từ
ngữ trong tâm trí “ta đang thở vào” “ta đang thở ra”.
Vấn đề quan trọng ở đây là ghi nhận khách quan “ta đang
thở vào” “ta đang thở ra”, chứ không phải đọc đi đọc
lại mãi những từ ngữ đó trong tâm trí.
Khi
thở, đôi khi ta thở với hơi thở ngắn, đôi khi ta thở với
hơi thở dài. Ta chỉ cần ghi nhận một cách rõ ràng về chiều
dài của mỗi hơi thở. Ta ý thức sáng suốt về từng mỗi
một hơi thở vào ra trong từng mỗi sát na.
Khi
thở vào một hơi thở dài, ta biết ta đang thở vào một hơi
thở dài. Khi thở ra một hơi thở dài, ta biết ta đang thở
ra một hơi thở dài. Chỉ cần ý thức khách quan về điều
đó một cách đúng như thật. Tránh sự lập đi lập lại
bằng từ ngữ “ta đang thở vào một hơi thở dài” “ta
đang thở ra một hơi thở dài”.
Khi
thở vào một hơi thở ngắn, ta biết ta đang thở vào một
hơi thở ngắn. Khi thở ra một hơi thở ngắn, ta biết ta đang
thở ra một hơi thở ngắn. Chỉ cần ý thức khách quan về
điều đó một cách đúng như thật. Tránh sự lập đi lập
lại bằng từ ngữ “ta đang thở vào một hơi thở ngắn”
“ta đang thở ra một hơi thở ngắn”.
Trong
quá trình thực tập quán niệm về hơi thở dài ngắn, ta chỉ
cần ghi nhận một cách khách quan về chiều dài của hơi thở
trong suốt quá trình thở vào và trong suốt quá trình thở
ra. Khi hơi thở vào, ta biết là hơi thở vào. Khi hơi thở
ra, ta biết là hơi thở ra. Hơi thở vào không là hơi thở
ra. Hơi thở ra không là hơi thở vào. Khi hơi thở dài, ta biết
là hơi thở dài. Khi hơi thở ngắn, ta biết là hơi thở ngắn.
Hãy
an trú trong ý thức giác tỉnh. Tập trung tất cả tâm trí
vào hơi thở trong suốt quá trình thở vào và trong suốt quá
trình thở ra. Không dính mắc vào cái ta đang thở. Ngay lúc
nầy và ở nơi đây, chỉ có một điều quan trọng tối yếu
là chú tâm tất cả vào hơi thở và chỉ biết có hơi thở.
Mỗi khi thở vào, mỗi khi thở ra, mỗi hơi thở dài, mỗi
hơi thở ngắn, ta đều có sự nhận biết rõ ràng về điều
đó. Thân tâm buông thả trong một tư thế thoải mái và vững
chải. Hãy nhìn thẳng vào giây phút thực tại. Đừng tiếc
nuối về dĩ vãng. Đừng nghĩ suy về tương lai. Đừng mong
cầu một điều gì. Nếu như tâm ý vẫn còn cố bám víu vào
những mong cầu trong giờ phút quán niệm nầy, ngồi thiền
để được an lạc, để đào luyện tính khí, để duy trì
sức khỏe… điều đó có nghĩa là tâm ý vẫn còn bị trói
buộc trong cái nhìn về tự ngã ta, về mục đích hành thiền
của ta trong giờ phút nầy. Như thế, sẽ gây nhiều chướng
ngại cho sự giải thoát và buông xả mọi vọng tưởng trong
lúc thiền tập.
Khi
thở vào, ta thở với hơi thở tự nhiên và bình thường.
Ta biết ta đang thở vào, ta ý thức về toàn hơi thở vào.
Ta biết ta đang ngồi và đang thở. Ta ý thức về toàn hơi
thở vào trong suốt quá trình thở vào, từ lúc hơi thở vào
cho đến khi hơi thở vào chấm dứt để bắt đầu cho một
hơi thở ra. Hơi thở đang bắt đầu đi vào thân thể, đang
vào được nửa chừng, đang bắt đầu chấm dứt, đã chấm
dứt, ta đều nhận biết về điều đó một cách rõ ràng
đúng như thật.
|