.

 
 

Ánh Sáng Á Châu
(Light of Asia)

Tác giả : Sir Edwin Arnold
Pháp dịch : L.Sorg
Việt dịch : Đoàn Trung Còn

 --o0o--

Phần thứ tám

 

Một vùng đồng cỏ xanh rì.

Ven Cô-há-ná (1), sông nầy chảy nhanh.

Từ Ba-la-nại đại thành,

Theo chiều Đông Bắc lộ trình ngưu xa.

Năm ngày mới tới đó mà,

Dưới là vườn tược, trên là Tuyết-sơn (2).

Triền non nghiêng xuống lần lần.

Bóng cây mát mẻ, hương phân phức cùng.

Hiện nay ở tại trong vùng,

Nơi không khí thánh còn lồng tịnh hương!

Gió chiều man mác, dịu dàng,

Phớt trên bụi rậm, các hàng đá xưa.

Ấy tòa kiến trúc còn thừa,

Rễ xen kẽ hở, nhành đưa lá vào;

Một màn xanh mịt phủ bao,

Rong rêu, cỏ dại, lá xao chập chồng.

Rắn dài ra khỏi vách phòng,

Nằm trên cẩm thạch, mở vòng, tháo thân,

Một con rắn mối lẹ chơn,

Chạy trên nền đá láng trơn đền rồng.

Dưới ngôi đổ vỡ tứ tung,

Kìa con chồn xám nằm trông yên lành.

Núi sông, gió mát, đồng xanh,

Vẫn không thay đổi, tình hình như xưa.

Ngoài ra, mọi vật tiêu mờ,

Ca-tỳ-la-vệ (3) hiện giờ phế hoang!

Còn đâu là cánh đồi vàng

Cùng ngôi Phật giảng với hàng bà con?

Trong Kinh, sự tích hãy còn,

Ngự-lâm có suối đường mòn, hồ sen:

Hoa đình, biệt thự lần xen,

Ở nơi vườn ấy, Phật quen thuyết truyền.

Chúng dân cung kính lặng yên,

Nghe lời khuyến thiện cho miền Á châu.

Chúng sanh vô số ứng hầu,

Một hôm chứng cuộc thuyết mầu bao la.

Phật ngồi bên mặt vua cha;

Triều-thần, Thích-chủng, Đề-Bà, A-Nan.

Đủ đầy thân thích, bá quan,

Đều quanh theo Phật, ngồi an nơi liền.

Xá-lhất, Mục Kiền Liên,

Hai vị đệ tử đại hiền đứng sau.

Dựa theo gối Phật, đứng hầu,

Ra-hầu-La trẻ ngước đầu ngó cha.

Ngồi bên chơn Phật có bà

Da-Du nay đã thoát ra não phiền.

Thấy rằng tình ái thiêng liêng

Há cầu xác-thịt không miên trường gì!

Sanh, Già, Bệnh, Chết từ đây,

Đạt-Đa, công chúa viễn ly dễ dàng.

Bà cầm tay Phật nhẹ nhàng,

Áo bà phủ vạt y vàng Như Lai,

Cảnh tình hòa lạc, thanh bai,

Chúng sanh ba cõi chờ Ngài diễn phân.

Bài hay, khó tả cho cân,

Xuất từ kim khẩu, dạy răn mọi loài.

Tôi là soạn giả hậu lai,

Có lòng mộ Phật trọn đời từ bi;

Thuật biên Thánh truyện ly kỳ,

Phải nương cổ điển là vì trí sơ.

Thời gian làm chữ lu mờ.

Người nay khó đạt nghĩa xưa diệu mầu.

Bài văn Phật giảng rộng sâu,

Tôi đây cũng biết, mặc dầu qua loa.

Dự nghe quanh chốn pháp tòa,

Dương là phần ít, âm là phần đông:

Vô biên, vô số các ông

Ở miền thiên thượng thảy đồng xuống đây;

Chư linh kẻ thác xum vầy,

Các hồn địa ngục cũng quy tựu về.

Trời chiều nán lại chẳng xê,

Ánh hồng chiếu rạng non tê êm đềm;

Dường như chỗ sủng là đêm,

Ánh vàng chểm chệ ở trên non tòng.

Đương khi sáng, tối chập chồng,

Bóng như thiên nữ vẻ trông hữu tình;

Mây luồn như tóc cuốn xanh,

Sao giăng tợ ngọc viền quanh mão vàng;

Trăng như chiếc mão vinh sang,

Tối là tấm áo nàng mang theo mình;

Hơi nàng thở, tức gió thanh

Phớt phơ trên những đồng xanh tít mù.

Trong khi Phật thuyết pháp mầu,

Kẻ rừng, người ruộng, sang giàu, hèn đê,

Những người ngoại quốc tựu tề

Nghe Ngài nói tiếng của quê hương mình.

Trẻ, già cùng các chúng sanh,

Cảm lòng từ ái, hoan nghinh đức Thầy.

Mặc dầu bò, chạy, lội, bay,

Khỉ, hùm, nai, gấu, sói hay ó diều,

Chim câu, khổng tước mỹ miều,

Rắn, dơi, cóc, cá cũng đều lắng nghe;

Thâu bác ái, phát Bồ đề,

Rồi đây siêu thoát khỏi bề súc sanh.

Trước vua, trong pháp hội lành,

Thế Tôn giảng thuyết đành rành dưới đây:

***

Án, A-Di-Đà-Dà (4) nầy;

Chớ dùng lời nói trình bày vô biên;

Đừng dùng tư tưởng tiếp liên

Toan dò vô-tận là miền thậm thâm!

Đành rằng kẻ hỏi thì lầm,

Người nào giải đáp cũng lầm lạc ngay.

Vậy nên nín lặng là hay.

Kinh rằng nguyên thủy chỉ đầy u minh;

Bấy giờ vạn vật chưa sinh.

Phạm Thiên nhập định một mình trong đêm.

Chớ nên nghĩ tưởng Phạm Thiên

Cùng là nguyên thủy mà thêm rối lòng.

Trí phàm mắt thịt khó thông,

Lần hồi màn tối sẽ bùng vọt ra.

Theo đường tinh tú lại qua

Mà không gạn hỏi gần xa thế nào.

Có sanh, có tử chớ sao,

Sướng rồi lại khổ, nhơn vào quả ra;

Thời gian, giòng nước đời ta,

Chậm, mau,lên, xuống, lại, qua chẳng ngừng;

Bắt từ nguồn ngọn xa chừng;

Chảy lần tới biển mới ưng dứt nguồn.

Thái dương rút nước biển luôn,

Biến thành mây nhuyễn bay luồn, chuyển mưa;

Non cao, nước xuống tuôn bờ,

Cứ đi đi mãi, chẳng giờ nghỉ ngơi.

Như vầy đủ hiểu cuộc đời,

Các cơn phát hiện, Đất, Trời, Thế gian,

Mọi điều biến dị nguy an,

Bánh xe luân chuyển tuần hoàn mạnh ghê;

Đấu tranh, Sức lực theo về,

Không ai cản nổi hoặc xê nghịch vòng (5)

Thôi đừng cầu nguyện uổng công,

U minh chẳng có sáng trong tí gì

Hỏi chi thanh tĩnh vô vi,

Vẫn là yên lặng có chi ứng lời!

Cũng đừng khổ hạnh mòn hơi,

Trí thêm mòn thảm, mà đòi phế vong!

Anh em các chị đừng mong,

Thần không tư vị mà hòng cúng dâng;

Chớ đem huyết nhục lễ mầng,

Trái tươi, bánh ngọt cũng đừng dọn mâm.

Đạo Giải thoát tự mìng tầm,

Mình xây ngục tối,  mình cầm quyền to.

Chư linh oai thế khó dò

Loài người, mọi chúng quanh co sáu đường.

Thảy do Hạnh, Nghiệp tạo thường,

Hoặc đem phước lạc hoặc vương nạn sầu,

Việc rồi đưa tới việc sau,

Dữ theo với dữ, lành câu sự lành,

Chư vì các cảnh Thiên đình,

Hiện nay hưởng quả tu hành đã qua;

Quỷ yêu chốn thấp phải sa.

Vốn xưa bày chuyện phá gia, hại đời.

Không chi tồn tại chẳng dời.

Phước dày cũng hết, tội khơi cũng mòn.

Tôi đòi thân phận héo hon,

Nhờ công thiện đức làm con đế hoàng.

Đến như vua chúa cao sang,

Do cơn lầm lỗi, lang thang cõi trần!

Mạng ngươi Đế Thích khó hơn,

Nhưng ngươi có thể mang thân dế, trùng.

Muôn đời lên tới mức cùng,

Muôn đời mới xuống đến vùng thấp nê.

Xa luân còn mãi đi về,

Con người chẳng nghĩ, chẳng hề dừng chơn.

Kẻ lên có thể tuột lần.

Kẻ nào sa xuống lại cần trèo lên,

***

Chơn câm cứ mãi quay bền,

Nều ngươi dính mãi trong niền Bánh xe!

Ắt lòng Đức Phật phải se,

Tâm hồn vạn vật chỉnh e khổ sầu!

Nhưng ngươi chẳng dính mãi đâu!

Tâm hồn vạn vật ôn nhu, dịu dàng;

Tấm lòng Đức Phật nhẹ nhàng;

Chí cao há dễ nhịn nhường khổ nguy!

Việc tươi đẹp ắt phát huy,

Sau cùng đến mức tinh vi, hoàn toàn.

Bây giờ ngôi Phật ngự an,

Ta từng khóc kể, lầm than bao lần!

Nay ta vui sướng, cười rân,

Vì ta tự tại mười phân vẹn mười!

Anh em thảm khổ hổ ngươi,

Tại mình tất cả, trách người sao đang.

Không ai dốc xúi, cản ngang.

Khiến mình sống thác, đeo mang trong Vòng;

Lăn qua lộn lại, lòng vòng,

Khóc than, sầu não, bại vong, tán lìa;

Vậy ta chỉ bảo cho nghe:

Thấp hơn địa ngục, trên lề thượng thiên,

Xa hơn tinh tú các miền,

Vượt ra cảnh giới Phạm Thiên hẳn rồi,

Ấy năng lực thánh một ngôi,

Khởi từ vô thủy đến hồi vô chung;

Thường hằng như cõi hư không,

Chắc là  sự thật, theo cùng thiên, minh,

Tuân hành luật lệ của mình,

Tường vi nhờ nó mà sanh hoa hồng;

Cánh sen nhờ nó đơm bông.

Mùa xuân do nó dệt xong áo dài.

Điểm to những áng mây trời,

Khiến lông khổng tước chói ngời như châu,

Các sao là những dài lầu,

Gió, mưa, ánh sáng, ứng hầu, kính vâng.

Làm cho tâm ám sáng bừng,

Từ nơi quả trứng, trĩ rừng nở ra.

Sức nầy động tác mãi mà.

Chuyển lòng giận, hại, hóa ra dịu, hiền;

Giữ gìn những trứng chim quyên,

Bảo tồn mật ngọt trong viền ổ ong.

Chim câu trắng, con kiến hồng

Ở theo luật ấy, hiểu thông cũng rành.

Phụng hoàng vỗ cánh mây xanh,

Đem mồi về ở, tuân hành sức kia.

Làm cho sói mẹ quay về,

Khiến người cô thế được bề ái thân.

Không chán thối, chẳng tần ngần,

Yêu thương tất cả đồng phần như nhau:

Nó căn sữa mẹ đầy bầu,

Lại còn đem nọc vào đầu răn đen.

Trong trời rộng rãi vô biên,

Địa cầu, tinh tú luân phiên điều hoà;

Sức kia tàng trữ dưới xa

Bạc, vàng, mã não, mọi tòa bửu châu.

Thường thường định đặt cơ mầu,

Nương chơn tòng bá, ẩn đầu rừng xanh;

Dưỡng nuôi thảo mộc dị hình,

Phát minh hoa, lá, ngọn ngành nhỏ to.

Giết rồi, cứu sống lại cho,

Chẳng qua thực hiện đắn đo mạng trời.

Tử và khổ tự thoi dài,

Ái, sinh là những chỉ gai dệt vào.

Sức kia chẳng ngán chút nào,

Làm rồi lại phá, sửa sao cho thuần.

Bàn tay khéo léo quây quần,

Món đồ tạo tác lần lần tinh vi,

Đó là trước mắt thường khi,

Việc người chẳng thấy còn hay hơn nhiều.

Tâm tình trí thức đủ điều,

Nghĩ suy chủng tộc, hướng chiều quốc gia,

Thảy tùy pháp lý bao xa,

Tuy là chẳng hiện, nhưng mà đõ nâng;

Chẳng ai nghe tiếng nói năng,

Nhưng còn phát mạnh hơn vầng bão to.

Từ, Bi là lộc ấm no;

Bạo tàn từng khiến thảm lo mọi người.

Sức linh ai dám chê cười?

Tuân hành được việc, nghịch lười bại vong.

Thưởng ban người thiện ẩn công,

Phạt răn kẻ ác giấu tung tích mình.

Thấy cùng khắp, xét tình hình,

Phước trao chánh trực, nạn dành tà tây.

Chẳng thù hận, chẳng nới tay,

Đo lường đúng mực, không hay lạc lầm.

Pháp nầy chẳng hạn bao lăm,

Mai này nó xử, hoặc cầm về sau.

Kẻ mưu sát ắt đứt đầu.

Quan tòa bất chánh bị thâu quyền hành,

Dối người tội hại lấy mình,

Tham lam mất của, giựt giành mất ăn.

Đó là lẽ pháp (6) công bằng,

Không ai trốn tránh hoặc ngăn được nào.

Tâm là từ ái dồi dào,

Quả là an lạc mức cao trọn lành

Trong Kinh có dạy đành rành:

Đời nay là quả của mình từ xưa:

Lỗi quá khứ, khổ hiện giờ,

Trước mình làm phải, nay nhờ phước đeo,

Người ta gặt cái đã gieo,

Hãy xem vườn ấy, mè theo với mè.

Lúa trồng, gặt lúa há e?

U minh, Tịch tĩnh hiểu, nghe lẽ nầy,

Mạng người sẵn định như đây,

Xưa gieo mè, lúa, trổ nay lúa, mè;

Đời xưa trồng cỏ độc nè,

Đời nay, gặt độc, nặng đè xót đau,

Nếu người tỉnh ngộ siêng mau,

Nhổ loài cỏ độc, trồng sâu giống lành,

Rồi đây ruộng tốt, mùa xinh,

Mình và bá tành mặc tình hưởng vui.

Nếu ai biết cội khổ nguy,

Bền gan nhận lấy cho rồi khổ xưa.

Thi hành chơn lý, lòng từ,

Không sanh tệ hại, dối lừa, tham riêng;

Chịu kham khổ, rất dịu hiền,

Lấy ơn trả oán, chẳng phiền kẻ ngu,

Lần hồi hòa nhã, ôn-nhu

Công bình, thanh khiết tâm tu chơn thành.

Nhổ lên rể dục quấn quanh,

Làm cho hết tríu cuộc sanh sống nầy.

Làm xong những việc như vầy,

Mạng chung, đời mới ắt xây móng nền.

Nợ nần cũ đã xóa tên,

Chỉ còn thiện mới, vững bền, tốt tươi,

Chẳng cần mạng số làm người;

Xử xong nghiệp thế, ra ngoài trần gian.

Chẳng còn khổ cực, gian nan,

Tội tình hết vướng, đắc An trọn bề.

Niết-Bàn người được nhập về.

Thường hằng, bất diệt, ngoài lễ tồn vong.

Án Ma Ni Bát Di Hồng (7)!

Giọt sương tản mác vào lòng biển khơi.

***

Đó là lẽ Nghiệp (8) cao vời,

Lỗi lầm, phiền não phải rời khỏi tâm;

Đời tàn lụn, dầu chẳng châm,

Hết sanh thì nghiệp hết tầm hiện ra.

Chớ nên kể đến cái Ta:

Ta nay, Ta đã, Ta là về sau.

Lại đừng nghĩ nhớ tới câu:

"Ta lìa thân khác mà đầu thân ni,

Cũng như lữ khách đó đây,

Đổi thay chỗ trọ trong khi viễn hành."

Bao nhiêu đời trước hợp thành,

Xây đời hiện tại đời sanh sau nầy;

Tạo thân thể, cảnh nhà đây,

Như tằm kéo kén, ngày ngày ở trong;

Sắm thêm vật phẩm, tùy dùng,

Như trong trứng rắn, phụ tùng răng, lưng;

Lại như hạt giống sậy rừng,

Sa vào đất, đá rồi bừng mọc cây.

Thân tâm đáo lại chốn nầy,

Thọ nhiều hạnh phúc hoặc hay khổ nàn.

Ác tà khí thác chẳng an,

Những phần ô trược, mê man, dật dờ,

Phiêu lưu gió, bụi, bợn nhơ,

Sớm thì chịu lạnh, đến trưa chịu nồng.

Người hiền gặp lúc mạng chung,

Gió lành thổi mát, Đời trông huy hoàng.

Như sông chảy giữa đồng hoang,

Ẩn đây, hiện đó lại càng đẹp xinh.

Vạy nên công đức đắc thành

Tạo ra thời đại hòa bình, an cư.

Nhưng cần phải có lòng từ

Giữa người trong xứ cũng như nước ngoài

Có chi trở ngại hỡi ai ?

Ấy là ám độn gạt đời: vô minh.

Con người lạc nẽo đã đành,

Ngỡ là cảnh giả là hình chánh chơn;

Chạy theo bóng dáng chẳng sờn,

Được rồi, ham nữa, sanh hờn, khổ, đau.

Đường "Trung đạo", nếu muốn cầu,

Quyết mau tiến tới để thâu Niết-bàn,

Hãy nghe ta giảng từng ban,

Bốn nền Diệu-đế vẹn toàn dưới đây:

***

Đế đầu tức thị khổ lây,

Chớ nên mê lụy, đắm say cuộc đời.

Chỉ là thống thiết hỡi ơi,

Não nề, tồn tại, hòa hài tách ra,

Khổ thay khi mới sanh ra,

Khổ vì thất vọng, thạnh là khổ luôn;

Âm suy khổ, bệnh khổ buồn.

Già nua cũng khổ, chết tuôn khổ sầu.

Trọn đời khổ, có gì đâu?

Thế nhơn thường lại tham cầu ái ân;

Má đào, môi thắm, vóc trơn,

Có ngày cháy khét, chịu phần hỏa thiêu,

Chiến công rực rỡ bao nhiêu,

Vua tài, tướng mạnh cũng đều bỏ thây.

Thế gian cảnh đẹp phô bày,

Chúng sanh tranh sống lại quày giết nhau,

Trời như ngọc tốt một bầu,

Nhơn dân đói khát, vái cầu chẳng mưa.

Hỏi người bệnh, tật dây dưa,

Hỏi người chống gậy, răng thưa, mù lòa:

Sống đời thú vị chăng a?

Đáp rằng: "Khen trẻ tu-oa chào đời!

***

Tập là Diệu-đế thứ hai,

Nhơn duyên khổ não chẳng ngoài ái tâm (9).

Căn, trần hai thứ đụng nhằm,

Nháng ra thành lửa mê lầm, tríu, tham.

Chẳng qua ảnh dối, mộng xàm,

Các người đeo riết, chẳng làm sao buông;

Giữa là bàn ngã vọng cuồng,

Chung quanh cảnh-giới như tuồng huyễn vu.

Các người đeo riết, chẳng làm sao buông;

Các người như kẻ đui mù

Chẳng nhìn ánh sáng nhiệm mầu, rất cao;

Các người tai điếc hay sao,

Chẳng nghe tiếng gió ngọt ngào trên khơi?

Miệng câm nên chẳng đáp lời

Cùng trang chơn thật bỏ đời phỉnh ngoa.

Vậy nên giành giựt, tham tà,

Làm cho mặt đất can qua diễn bày.

Bị lầm, bao kẻ nuốt cay,

Mắt sa giọt lệ, tâm đầy xót đau.

Vậ﹠sanh phiền não, oán-thù,

Ghét ganh,tật đố, giận nhau cả đời.

Năm nầy hung bạo máu rơi,

Năm kia giết hại, phơi thây đầy đồng.

Chỗ nào có lúa dòng dòng,

Tức xen cỏ dại, rễ bông hại người.

Thiếu phân, thiếu đất, tốt tươi được nào?

Tâm lạc nẻo, độc uống vào,

Nghiệp sanh ra nữa, khát khao lại nhiều,

Căn (10) nương cảnh (11) ngoại mà đeo,

Làm cho Bản-ngã mãi theo vọng lầm.

***

Đế ba, Diệt khổ thân tâm,

Thắng lòng  tự ái, tình thâm với đời;

Rễ phiền não, bứng rã rời,

Giữ không chấn động ở nơi lòng mình.

Tình yêu chuyển biến tốt xinh,

Con người tự chủ, cao vinh hơn thần;

Trờ nên phú túc vô ngằn,

Nhờ ơn bố thí, tu thân, khuyên lành;

Những công của ấy theo mình,

Sống thì giữ lấy thác đành đem theo.

Bấy giờ khổ não ắt tiêu,

Tử, sanh phải dứt, đèn treo hết dầu!

Nợ xưa trúc sạch làu làu,

Sổ nầy trắng trẻo, người thâu Phước lành.

***

Thứ tư, Đạo đế giải rành,

Con đường bằng phẳng, thinh thinh hầu kề.

Mọi người có thể theo về,

Noi đường Bát-Chánh đắc bề lạc, an.

Xưa nay, tu sĩ muôn ngàn.

Đã từng tới đỉnh đầy tràn, tuyết, mây.

Triều non chỗ dịu, chỗ gay,

Ai lên thì ắt có ngày tới nơi,

Bấy giờ trên đỉnh tót vời,

Trông xa thấy một cảnh trời khác xưa.

Những người dõng lực có thừa,

Lướt đường thẳng, tắt lại vừa cheo leo.

Những ai yếu sức cũng trèo.

Nghỉ chơn nhiều chặng và theo đường dài.

Đó là Bát-Chánh-Đạo khai,

Đưa về an tĩnh, dốc, tài khác nhau;

Đầu non tuyết phủ trắng phau,

Yếu thì đến chậm, dạn mau tới miền.

***

Noi theo chánh kiến đầu tiên,

(Pháp) (12) lành nên giữ, Nghiệp (13) hiền khá luân;

Do Nhơn Quả, (14) tạo hiện thân

Hãy lo kiềm chế sáu phần giác quan.

Chánh tư duy, biết xét bàn,

Thương người xót vật, lo toan hiền lành,

Chẳng tham, chẳng giận, chẳng ganh.

Dường như gió mát, đời mình nhẹ trôi.

Thứ ba là Chánh-ngữ rồi,

Giữ mồm như lính đứng ngồi ngọ môn

Nói lời thành thật, ôn tồn,

Cũng như chầu bực quý tôn vua hiền

Bốn là Chánh nghiệp tiếp liền;

Lỗi lầm giảm bớt, phước điền cao thâm;

Việc làm phát lộ từ tâm.

Như trong hạt chuỗi thấy ngầm sợi dây.

Lại còn bốn nẻo vinh thay,

Muốn nơi thì phải rảnh tay việc trần

Chánh mạng với Chánh Tinh-cần (15)

Chánh-Niệm, Chánh-Định đủ phần tám ban,

Ớ hồn yếu cánh chớ toan

Bay lên mặt nhựt muôn ngàn cao xa!

Ở đây , không khí dịu hòa,

Vật dùng quen thuộc vốn là không nguy.

Riêng nhà dõng lực khó bì.

Tự mình có thể vượt đi xa đường.

Thương con mến vợ đạo thường.

Đó là việc tốt chẳng phường hại chi.

Bạn bè có lại có đi,

Lâu lâu giả trí vậy thì cũng nên.

Của tiền giúp kẻ khóc rên,

Ở ăn hiền hậu, hưởng bền phước ân.

Lo lo, sợ sợ, ngại ngần,

Tuy là sái quấy, tinh thần vẫn quen.

Nếu cần, hãy rán bòn chen,

Leo thang từng nấc, tập rèn nết na.

Tháng ngày tiến hóa dần dà,

Trước nương hữu tướng, kế qua vô hình.

Hạ, Trung rồi tới Thượng hành,

Tùy theo căn tánh của mình mà lên,

Như vầy dễ đạt mức trên,

Tội mòn, tình giảm, nhập đền Thế-tôn.

***

Sơ Quả (16) đắc, Tứ đế ôn.

Tu hành Bát Chánh, Pháp môn Niết-bàn.

Kế thâu Nhị-Quả (17) , tâm an,

Không nghi Chánh pháp, dị đoan dẹp trừ ;

Chẳng mê sách vở, ni sư,

Còn sanh một thuở, nhập ư Niết-bàn.

Quả ba (18) cao trổi khó bàn,

Tinh thần oai mãnh lại hoàn tịnh thanh;

Từ tâm yêu khắp chúng sanh,

Luân hồi tái thế hẳn bành cáo chung,

Quả tư, La hán viên dung,

Của hàng Thánh giả Lục thông, Phật Đà.

Lần hồi bốn quả trải qua,

Cuối cùng hành giả lìa xa mười lầm;

Kiến thân, thủ giới, nghi tâm,

Giận hờn, ái luyến, tình thâm dục trần,

Ngưỡng mong cõi sắc cao hơn,

Hoặc Tham vô sắc, kiêu lờn, rối ren,

Vô minh lầm lạc từng quen,

Sau cùng dứt được, dự quen Niết bàn,

Nương cảnh đảnh tuyết Thái san,

Ngó lên vô tận một màn xanh xanh.

Thần tiên thấp, muốn như mình,

Tang thương tam giái chẳng chinh tấc lòng.

Tử sanh, mình hết vướng vòng,

Nghiệp không tạo tác nhà phòng làm chi.

Chẳng cầu, nhưng có đủ đầy,

Tiêu tan bản ngã, hòa vầy hư không.

Niết bàn chẳng phải là không.

Cũng không phải có, khó mong hiểu tường;

Đó là nguồn sáng khôn lường,

Phước linh vượt khỏi thế thường, thời-gian.

Hãy vào cửa đạo vui an,

Càng nhiều sân hận, càng lan khổ hình.

Ốm đau gây bởi dục tình,

Giác quan là bọn gạt mình vậy thôi.

Hãy vào cửa đạo cho rồi,

Tình yêu, sở thích bỏ trôi chả cần.

Hãy vào cửa Đạo vững chân,

Suối lành, nước tịnh thoả phần khát khao.

Muôn hoa trường thọ ngạt-ngào,

Nở dài theo lộ, đón chào khách tu.

Canh tàn khắc lụn như ru,

Gởi thân vào Đạo, xuân thu thanh-nhàn!

Pháp hơn vàng ngọc thế-gian,

Diệu hơn mật ngọt, vượt ngàn cuộc vui.

***

Tu hành muốn chẳng thối lui,

Hãy nghe năm giới đầu đuôi cho rành:

Lòng thương chẳng giết mạng sanh,

Vật đương tiến hóa thì mình đỡ nâng.

Khi cho, khi nhận tùy ưng,

Của tiền phi nghĩa thì đừng đoạt thâu.

Không láo xược, chẳng phao vu.

Do lòng trong sạch nói câu chơn thành.

Giữ gìn thân tỉnh, tâm minh,

Rượu nồng chớ uống, đồ tanh chớ cầm.

Tránh điều hoa nguyệt tà dâm,

Ra vào nghiêm chỉnh, ngồi nằm đoan trang.

***

Phật bèn giảng dạy luân thường:

Mẹ cha, con cái, lân bàng, anh em.

Những ai còn bị buộc kèm,

Thê thằng tử phược lèm nhèm chẳng ra;

Những ai chưa lướt cao xa,

Hãy làm phước thiện, hiền hòa, tu thân;

Trên đường Bát chánh dò lần,

Sống cho trong sạch, nghĩa, nhân, khiêm, nhường;

Chúng sanh lên xuống  sáu đường,

Mình thương tất cả như thương lấy mình.

Việc chi tồi tệ hiện hình.

Đó là kết quả tội tình buổi xưa;

Việc chi tốt đẹp chúng ưa,

Do nhơn thiện phước ban sơ tạo thành,

Nhờ công thứ tự tu hành,

Thoát ly bản ngã, đức lành độ tha,

Chuyển sanh, hưởng phước thêm ra,

Dự hàng Bất thối chẳng xa Bồ đề.

Phật bèn thuật chuyện tu tề:

Thế Tôn lúc trước ngự về Trúc lâm,

Nước Ma-kiệt, chốn phúc âm,

Kinh-đô Vương-xá, trung tâm đạo mình,

Một hôm, nhằm lúc bình minh,

Dạo chơi gặp một thơ sinh con nhà.

Thi-Ca-La-Việt tên là,

Bà-la-Môn chủng, nết-na tu hành.

Gội đầu, rửa mặt, kỳ mình,

Bước lên khỏi nước, kinh thành sáu phương :

Đông, Tây, Nam, Bắc hướng thường:

Phương Trên, Phương Dưới cũng đương lạy quỳ,

Phật rằng:"Tiên tổ dạy thì phải vâng.

Ánh trời buổi sáng vừa hừng.

Trước khi làm lụng lạy mầng dưới, trên;

Cùng là lễ kính bốn bên.

Cầu xa tai ách, phước bền gia trung."

Thế Tôn gạn đục lóng trong:

"Thôi đừng rảy gạo khắp cùng sáu phương.

Hãy đem tư tưởng hiền lương

Với hành động thiện, khéo lường phổ xa:

Đông phương là mẹ với cha,

Hào quang từ đó phát ra thế trần,

Nam phương thầy dạy ân cần,

Mình theo học tập hưởng phần phước son,

Tây phương là vợ với con,

Gia đình êm thấm, cơm ngon buổ chiều.

Bắc phương là bạn mến yêu,

Đồng bào, đồng loại dắt dìu với nhau.

Hạ phương tức kẻ tớ hầu,

Mình nên đùm bọc, bảo câu ngọt ngào.

Thượng phương, biểu hiện hùng hào,

Thánh hiền, đạo đức, tiên cao, linh thần.

Sáٵ phương kính, phận sự cần,

Thi hành được vậy, phước gần họa xa (19)."

***

Đó là khuyên kẻ tại gia;

Với hàng Tăng chúng, Phật đà thuyết cao.

Dạy cho Thập giới (21) thanh tao,

Tam-môn (22), Tam trí (23), khiến vào Lục thông (24)

Lục-ba-la mật (25) gắng công,

Dạy luôn Bát-Định (26) thoát vòng lao luy.

Trước là dạy phép Tam Quy (27)

Sống nơi tịnh thất, an di, thanh bần.

Cơm rau, nước mát là cần,

Tam y, bình bát đủ phần nghiêm trang

Tăng già giáo hội vinh vang,

Tiếp truyền độ thế, áo vàng cà sa.

***

Trọn đêm Phật ngự Pháp tòa,

Chẳng ai buồn ngủ, nghe và thích ưa

Thế Tôn thuyết diễn mãn giờ,

Đức vua lễ bái, rồi thưa mấy lời :

"Từ bi nhờ lượng của Ngài,

Nhận tôi đệ tử vào nơi Hội lành."

Da Du công chúa kính trình:

"Xin truyền Pháp Bảo con mình Hầu-La" (28)

Ba người (29) nhập Đạo Phật-đà,

Pháp môn giải thoát cho nhà tỉnh tu.

Đến đây xin phép ngừng câu,

Tôi người ngưỡng mộ đức mầu Thích Ca,

Ngài thương tất cả chúng ta,

Tiếc tôi biết ít, nói ra kém bề.

***

Kể từ thành Đạo Bồ đề,

Bốn mươi chín tuế chợ quê giảng truyền,

Thuyết bằng ngôn ngữ các miền.

Chỉ cho mọi lối dứt phiền, đắc an,

Ánh minh Ấn Độ rọi lan,

Á châu rồi lại khắp tràn năm châu.

Gió lành bủa cả hoàn cầu,

Sức linh Phước huệ đổi sầu hóa vui.

Trong Kinh có chép đủ hồi,

Thị thành, tinh xá, Phật lui tới thường;

Các vua ghi tích cúng dường,

Khắc trên hòn đá, nẻo đường, động thanh,

Đến khi sự nghiệp hoàn thành,

Như lai nhập diệt, pháp lành còn rơi,

Đạo nầy, vô số người noi,

Niết Bàn mục đích, nhắm coi mà về,

Phật Đà oai đức cao xuê.

Dung tha đệ tử vụng về câu văn!

Trí phàm khôn độ thánh căn,

Lời thơ yếu ớt khó phăng lòng từ!

Phật là đèn sáng, Đạo sư (30)

Qui-y với Phật, dứt trừ tối tăm,

Pháp Ngài, Đạo lý thậm thâm,

Qui y với Pháp là nhằm lẽ hay,

Tăng là trong sạch hằng ngày,

Qui y Tăng chúng đức dày giúp nên,

Sương ngời trên cánh hoa sen,

Trông vào vầng nhựt lộ lên, chiếu cùng.

Án-Ma-ni Bát-di hồng!

Bình-minh lố thấy, vầng hồng sáng trưng.

Giọt sương như ngọc chiếu bừng.

Tản vào biển rộng, lâng lâng, vô cùng.

Dịch xong năm 1961
Đoàn Trung Còn

Chú Thích

(1) Cô-há-ná (Kohâna) - (2) Tuyết-sơn, dịch nghĩa chữ Hỷ-mã-lạp-nhã (Himalaya).

(3) Ca-tỳ-la-vệ(Kapilavastou): Kinh-đô vua Tịnh-Phạn, Thái-tử Thích-Ca sanh trưởng ở đó, lập gia đình ở đó, nửa đêm bỏ thành mà xuất gia. Sau khi thành Đạo, Ngài trở về thành ấy mà giáo hóa vua cha , vợ cũ, quan dân.

(4) Án,  A-Di-Dà-Dà (Om Amitaya): câu chơn-ngôn có sức linh thủ hộ người niệm.

(5) Bánh xe luân chuyển ấy do sự Đấu tranh và Sức lực thúc đẩy nó quay mãi mà không ai ngăn cả nổi, không ai làm xê dịch nổi.

(6) Pháp, Đạt ma (Dharma)

(7) Âm theo Phạn: Om mani; Padmé, om!

(8) Nghiệp. Phạn: Karma Nghiệp hợp bởi hai

(Nghiệp-nhơn). Quả (Nghiệp-quả) thiện hoặc ác

(9) Ái, tức Ái-dục, Phạn: Trishna.

(10), Trong là sáu căn,(11)  ngoài là sáu cảnh (sáu trần).

(12) Pháp (Dharma)

(13) Nghiệp (Karma)

(14) Cái nghiệp (Karmâ) hợp lại bởi hai phần:Nhơn tức nghiệp nhơn quả, tức Nghiệp Quả.

(15) Chánh Tinh cần, tức Chánh Tinh tấn.

(16) Sơ Quả: Phạn: Tu-đà-hoàn (Sotapatti).

(17) Nhị-Quả: Quả thứ nhì. Phạn: Tư-đà-hàm (Sakadagami)

(18) Quả thứ ba, Phạn: A-na-hàm (Anâgâmi),

(19) Nghiệp, Phạn: Karma.

(20) Đoạn trên đây trích ở Thi-Ca-La-Việt Kinh, Kinh nầy tôi có dịch, xuất bản chung với quyển Na-Tiên Tỳ-Kheo kinh,

(21) Thập Giái (Phạn : Dasa-sila) : Mười Giái cấm. 1)- Chẳng giết mạng sống. 2)- Chẳng trộm cắp, 3)- Chẳng dâm dục, 4) -Chẳng nói bậy, 5)- Chẳng uống rượu, 6)- Chẳng sửa tóc đẹp, hương tốt thoa mình, 7)- Chẳng đóng vai trò múa hát, Cũng chẳng tới xem, nghe, 8)- Chẳng được ngồi trên giường lớn cao rộng, 9)- Chẳng được ăn quá ngọ, 10)- Chẳng được chứa tienଠbạc, vàng, đồ quí.

(22) Tam môn, tức Tam giải thoát môn: Không, Vô-tướng, Vô-tác (Vô nguyện)

(23) Tam trí: Thinh văn Trí. Duyên giác Trí, Phật Trí.

(24) Lục thông: Thiên nhãn thông, Thiên nhĩ thông, Tha tâm thông, Thần túc thông, Túc mạng thông, Lậu tận thông.

(25) Lục Ba-la-mật: Bố thí, Trì Giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ. Sáu đại hạnh của Bồ tát tu để mau thành Phật

(26) Bát Định: 1)- Sơ Thiền định, 2)- Đệ nhị Thiền-định, 3)  Đệ tam Thiền định, 4)- Đệ tứ Thiền định, 5) Không có vô biên xứ định 6)- Thức vô-biên xứ Định, 7)- Vô sở hữu xứ Định, 8)- Phi tưởng phi tưởng xứ Định.

(27) Tam quy: Qui y Phật, Qui y pháp, Qui y tăng.

(28) Hầu-La. tức Ra-hầu La (Rahoula) con trai của Thái-tử Tất-Đạt-Đa và của bà Da-Du-đà -la.

(29) Ba người: Vua cha Tịnh-phạn,công chúa, Da-Du vợ cũ của Thái-tử, La-hầu-La con của Thái-tử và của công-chúa.

 

---o0o----

Lời tựa| Phần 1| Phần 2| Phần 3| Phần 4

 Phần 5| Phần 6| Phần 7| Phần 8 

 --o0o--

Vi tính : Bích Hương

Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật : 01-01-03

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

描写家乡的桥的句子 chùa bongeun chốn bình yên cho tâm hồn Phật giáo tru Năm mới sẽ tu luyện như lời ba má chuyện về một con đường Ngăn cuoc doi cua duc phat la bai hoc de chung ta phai อาจารอเกว Lửa nơi đâu cũng là đất phật Ä á t 第三世多杰羌佛经藏总集 duc phat thuyet phap bang ngon ngu gi 八卦山圖書館 ngôi chùa to và nổi tiếng nhất tokyo vườn tÃÆ con đường hoằng pháp và văn hóa ব ল চদ ÐÐ³Ñ ะกะพถพ tín Từ Linh Sơn đến Yên Tử thu Co dao tin ngu the lu nu niem แจก sai ต วเต ม Không nên cho trẻ dưới 10 tuổi lien loi テス Mùa Vu Lan lắng lòng nhớ mẹ 淨界法師書籍 金乔觉 hình tượng bồ tát quán thế âm Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay 少先队大队部工作计划 ä çœŸæ³ ç Œ học phật 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Bổ sung nhiều vitamin D gây tác dụng