.

 
 

Ánh Sáng Á Châu
(Light of Asia)

Tác giả : Sir Edwin Arnold
Pháp dịch : L.Sorg
Việt dịch : Đoàn Trung Còn

 --o0o--

Phần thứ năm

 

Chung quanh Vương xá(1) đô thành,

Năm non đẹp đẽ giương mình chở che:

Bai-ba-ra (2) núi xanh lè,

Lác thơm, thốt lốt bao gie bên ngoài;

Bi-bu-la (3) núi thứ hai,

Núi Sa-xu-tí lai-rai dưới triền;

Ta-bô-hoăng (4) có ao liền,

Nước gương soi bóng, đá viên đen sì;

Đông Nam núi Sái-la-ri (5)

Là nơi diều ó kết bầy náu nương;

Rát-na-di-rí (6) Đông-phương,

Núi nầy bảo thạch thưòng thường hiện ra.

Một đường cong quẹo lại qua,

Mặc dầu lát đá, người ta đi mòn;

Băng vườn trồng nghệ, tre tròn,

Dưới cây hồng táo, xoài hòn, xoài thanh,

Đi gần ngọc thạch, trắng, xanh,

Những hòn đá dựng, những cành hoa thơm,

Cuối cùng, vách núi đứng chờm,

Phía Tây quẹo lại, đá dòm chơi vơi;

Trong là cảnh động thanh bai,

Nhiều cây sung mọc, bao, ngoài, phủ che.

Đến đây bạn hãy kiêng dè,

Cổi giày, cúi mặt, conlỗi niềm?

Bao la cõi thế rộng kiêm,

Đây là Thánh địa tôn nghiêm, báu mầu.

Chốn nầy Đức Phật ngồi lâu,

Chịu cơn nắng lửa, mưa dầu, tiết đông;

Chỉ mang một tấm áo sồng,

Ăn nhờ bá tánh nhủ lòng làm duyên.

Đêm nằm trên cỏ tạm yên,

Sài lang ngoài động liền liền sủa tru;

Rừng trồi cọp đói gầm lâu.

Thế Tôn vững chí ngồi tu đêm ngày.

Đem thân vàng ngọc đọa đày,

Kiêng ăn, cữ mặc, canh chày nghĩ sâu.

Trong cơn thẳm định hằng lâu,

Trơ như bàn thạch, mặc dầu ngồi yên.

Trên đầu gối, sóc nhảy lên,

Con chim cúc mẹ ấp bên chơn Thầy;

Bát cơm để sẵn gần tay,

Bồ-câu bu lại cả bầy mổ ăn.

***

Giữa trưa, Ngài nhập định thần,

Nắng nung mặt đất, vách ngăn nực nồng;

Trời chiều tỏa ánh cuối cùng,

Ngài không nhìn thấy vầng hồng miền Tây.

Màn đêm bao phủ cỏ cây,

Bầu trời tinh tú đó đây nháng ngời,

Trống chiên thành thị bời bời,

Chim mèo kêu hú, nhiều nơi tranh giành.

Cảnh tình ban tối diễn quanh,

Ngài không nghe thấy, vì mình nghỉ suy.

Đến khuya còn hãy ngồi đây,

Bấy giờ mặt đất tiếng gì cũng êm.

Chỉ trừ những vật ăn đêm,

Bụi cây bò lết lại thêm kêu gào;

Những niềm sợ, oán rêu rao,

Tham lam, sẻn, giận lết vào tâm si.

Kế Ngài ngủ tạm vui thì,

Trời chưa rựng sáng, thường khi thức rồi.

Ra nơi hòn đá lặng ngồi,

Nhìn xem thế giới đương hồi ngủ mê;

Mắt Ngài bừng chói sáng ghê;

Tâm tư bao quát mọi bề chúng sanh;

Trên đồng gợn sóng xanh xanh,

Tiếng xì xào khiến giựt mình những ai;

Mọi người thức giấc ban mai,

Phương Đông lố thấy cảnh trời lạ thay!

Ban đầu màn tối cò dầy,

Kế lần lần sáng đổi thay nhiều màu,

Sau cùng tỏ rõ làu làu,

Thái dương lộ chiếu địa cầu ánh vui.

***

Tu Tiên hạnh chẳng thụt lùi,

Ngài theo Mặt Nhựt vừa hồi mọc ra;

Kế làm lễ tắm đó là.

Theo con đường quẹo mà qua thị thành.

Làm theo khất sĩ hạnh  lành,

Tay ôm bình bát đi quanh các đường.

Trông Ngài tướng Thánh phi thường,

Nhơn dân chen chúc cúng dường rất mau.

Thấy Ngài đi đứng ở đâu,

Mấy bà sai trẻ lạy hầu dưới chơn:

Chúng hôn chéo áo, cười mơn,

Kính dâng sữa, bánh Thượng nhơn thọ dùng.

Tướng đi khả ái, thung dung.

Mặt mày sáng rỡ vì lòng Đại Bi;

Vẻ người lo lắng tràn đầy,

Lo cho đồng loại đó đây khắp cùng.

Nhiều cô thiếu nữ nhìn trông,

Đem lòng luyến ái mơ màng oai nghi.

Nhưng Ngài ôm bát đắp y,

Chúc nguyền thí chủ rồi thì về non;

Ngài cùng đạo sĩ vầy tròn,

Nghe và hỏi Lý để còn đạt thông.

***

Rát-na-di-rí non tòng.

Ở lưng chừng núi, mắt trông xuống thành;

Trên là đông cốc u thanh;

Nhiều thầy tu ẩn chuyên hành khổ thân:

Xác nầy nghịch với hồn thần,

Thể như con vật mình cần trói thâu;

Phải nhiều khổ hạnh ghê sầu,

Đến khi hết cảm khổ đau mới đành.

Các thầy khảo kẹp thần kinh,

Cũng như ngục tối đương hành tội nhơn.

Tỳ kheo (7), Du chỉ (8) lâm sơn,

Các thầy Phạm chí(9) cô đơn, ốm gầy.

Thầy nầy dở hỏng hai tay,

Để luôn như vậy đêm ngày thịt teo;

Tay đờ, lắt léo rụi queo,

Như thân cây héo có đèo cành khô.

Thầy kia nắm cứng tay vô,

Lâu ngày móng nhọn phủng nhô khỏi lòng (10).

Có thầy đi dép cặm chông,

Hoặc dùng đá bén xẻ hông, trán, đùi;

Hoặc là lấy lửa tự thui,

Cây gai, sắt nhọn đem giùi thịt da.

Bùn tro mình mẩy trét thoa,

Nằm trên đống rác, áo là giẻ tơi.

Có người ở chỗ thây phơi,

Ngồi trên giàn hỏa tại nơi nhị tỳ;

Chung quanh diều ó có bầy,

Kêu la trên mảnh tử thi vụn vằn.

Xi-hoa, tên một vị thần,

Có người niệm cả ngàn lần ngày đêm,

Ngồi lâu, chơn bại như nêm,

Quanh mình rắn quấn lại thêm hú rền.

Nhóm người ghê tởm như trên,

Phơi mình dưới nắng ghẻ lên đầy đầu;

Mắt ghèn, gân rút, úa xào,

Dường như kẻ chết để lâu năm ngày!

Ở đây nằm cứng một thầy;

Đong ngàn hột thóc tự tay mình lường.

Rồi nhai từng hột thấy thương,

Lâu ngày chết đói là thường đó a!

Một người nghiền đậu nát ra,

Ăn cùng lá đắng, tránh quà ngọt ngon.

Có thầy khốn khổ hư mòn,

Thân hình tự hủy, chẳng còn mắt, môi;

Chơn què, tai điếc hỡi ơi,

Cam bề khổ hạnh để bồi phước sau!

Thế Tôn ngó một thầy tu,

Là người thượng-thủ, giây lâu phán rằng:

" Các ông chịu khổ ai bằng!

Trải qua nhiều tháng tôi hằng ở đây,

Tôi tầm Chơn lý cao vì,

Các ông lại chỉ rõ hay ép mình.

Đời người xấu tệ hẳn đành,

Tại sao lại phải thêm hành khổ thân?"

Thầy kia nhỏ nhẹ phân trần:

Kinh rằng nếu kẻ thịt gân, hãm kềm.

Chịu đau càng bữa càng thêm,

Đến chừng hơi thở sắp êm muốn ngừng,

Chỉ chờ cái chết đáng mừng,

Khổ hành như vậy, tội phừng cũng tiêu;

Thần hồn trong sạch phiêu-phiêu,

Vượt lò lửa thảm, cao siêu ngàn trùng".

Đông cung khi ấy phán cùng:

"Kìa vầng mây nổi như nhung trên trời;

Cất mình khỏi sóng biển khơi,

Rồi như giọt lệ mưa rơi phũ phàng;

Kế theo đường hiểm, ngách, mương,

Kinh, ngòi, sông, rạch mà sanh Hằng hà;

Cuối cùng trở lại biển xa,

Là nơi mây ấy tách ra lúc đầu,

Thánh hiền khổ hạnh khá lâu,

Kế là hưởng phước, rồi sau cũng hoàn.

Há không phải thế mà bàn?

Có lên phải xuống, mua an thì xài,

Máu dùng để chuộc cảnh Trời,

Xong rồi, lao khổ lại vời chẳng thôi.

Thầy kia than thở bồi hồi:

Khổ lao trở lại, biết ôi thế nầy ?

Chúng tôi chẳng chắc chuyện gì,

Tối rồi, lại sáng, nguy đi yên về.

Xác thân là vật chán chê,

Làm cho Thần Trí khó bề lên cao,

Muốn cho hồn hưởng phước hào,

Hãy đem khổ vắn đổi trao vui bền!"

Đạt Đa chận lại, hỏi lên:

"Dẫu cho phước lạc báo đền triệu năm,

Rồi ra tàn tạ, bặt tăm,

Hoặc chăng có cảnh bao lăm chẳng dời?

Các huynh hoan hỷ trả lời:

Thần Tiên địa vị có đời đời chăng?"

Mấy sư Du chỉ đáp rằng:

"Riêng ngài Đại Phạm thưởng hằng trên ngôi,

Thần Tiên có số mà thôi."

Bấy giờ Đức Phật khuyên đôi ba điều:

"Dường như trong sạch, dám liền,

Quý ông hãy ráng tỏ chiều thông minh.

Bỏ đi những lối hủy mình,

Há đem sầu thảm mà rinh mơ mòng?

Hồn tôn trọng, xác phế vong,

Gớm nhờm, đày đọa, hủy trong thân hình,

Chẳng kham đảm phụ trí minh,

Ác vàng chưa lặng, bỏ mình đường xa!

Tỷ như tuấn mã thuần hòa,

Trải cơn vất vả cũng là bỏ đi;

Buồn thay tu sĩ các thầy;

Cảnh xưa lao nhọc phá chi tan tành ?

Nơi nầy song dũ bao quanh,

Cho nguồn ánh sáng đặnh mình trông ra:

Rạng đông lố dạng chăng là?

Phía nào đường tốt để mà dời chơn?"

Mấy thầy ẩn sĩ la rân:

"Chúng tôi chọn nẻo, rồi lần chơn đi;

Dẫu cho lửa dữ phủ đầy,

Sẵn lòng chờ chết, cớ chi thối từ?

Đường nào tốt, Ngài biết ư ?

Nếu không thì cứ thư thư phản hồi!?

Người ta sợ chết lôi thôi sợ hoài

Có người lại muốn sống dai,

Nhưng không dám mến cuộc đời mình đây,

Họ bèn hành khổ thân nầy,

Đặng làm đẹp dạ các vì Thần tiên?

họ sa địa ngục triền miên,

Lửa nầy chưa dứt, đốt liền lửa sau ?

Hoặc cơn cuồng tín rất sâu,

Thần hồn dễ bỏ xác đau đớn nầy?

Đạt Đa phân tỏ như vầy:

"Hỡi hoa đồng nội, cánh xây theo trời!

Khoái vui dưới ánh sáng ngời,

Thỏa thay hương dịu, sắc tươi áo là.

Chưa từng thấy một đóa hoa,

Bỏ đời trong sạch, liệng xa sắc lành!

Ớ nầy các cội dừa xinh!

Ngọn toan lên tới trời xanh kia là,

Chi-lâm hít gió Hy-ma ?

Cùng luồng gió mát biển xa thổi vào.

Hơi#7915;a có bí thuật nào,

Thích vui từ thuở mới chào ngày xuân?

Nay dừa có trái đeo thân,

Chuyển tàu lá rậm như ngâm ca cầm.

Kìa loài vui chốn thọ lâm,

Chim sâu, anh võ, phi cầm các ngươi!

Há chê mạng sống hiện thời,

Cũng không khổ hạnh, tìm đời tốt sau,

Người ta, chúa tể hoàn cầu.

Giết loài chim chóc, đứng đầu thông minh.

Trí người nuôi bởi máu tanh,

Gia tăng trong sự khổ mình hại thân."

 

***

Thế Tôn đương nói vân vân,

Bụi bay lên núi quây quần như mây.

Chiên dê đen trắng một bầy,

Từ từ bước tới lại hay nghỉ ngừng:

Con thì ăn cỏ ven rừng,

Con thì tách lộ, lưng chừng suối khe.

Có con ra khỏi bạn bè,

Mục đồng kêu lại, đá que chọi liền;

Tiếp đưa đoàn thú thuận hiền,

Từ trên gò nổng, xuống miền đồng quê,

Đôi chiên theo mẹ dựa kề,

Một con trúng đá, mà tê liệt giò;

Máu tuôn phải nhắc cò cò,

Con kia vượt trước, mẹ lo chạy càn;

Cảnh tình chiên mẹ bất an,

Theo con nầy, sợ lạc đàn con kia.

Thế Tôn nhìn thấy việc ni,

Ôm con chiên bệnh, vân vi mấy lời:

"Yên lòng, hỡi mẹ chiên ơi!

Ta bồng con bậu, theo ngươi lên đường;

Dầu xa ta cũng coi thường,

Thà rằng cứu giúp thú đương ngặt mình.

Còn hơn cùng bạn tu hành,

Trong hang ngồi ngắm thế tình khổ đau."

Hỏi chư mục tử lời sau:

"Cớ chi trời xế dẫn đầu chiên dê?

Chiều tà người, thú đề huề,

Hồi nào đã có luật lề nầy ư ?"

Mấy người sẵn đã đáp từ :

"Trăm dê hiệp với trăm trừư nầy đây,

Chúng tôi được lệnh dắt đi,

Đức vua sẽ giết đêm ni tế thần."

Đức Thầy vội để lời phân:

"Ta cùng đến đó, theo chân các người."

Dưới ánh sáng, bụi mịt trời,

Ôm con chiên nhỏ, thảnh thơi bước đều.

Kìa con chiên mẹ, chăm chìu;

Bí be, nhỏ nhẹ mà theo chơn Ngài.

***

Cả đoàn đến mé sông dài,

Một nàng thiếu phụ tỏ lời nỉ non:

"Hôm qua, Ngài đoái đến con,

Tấm thân cô quạnh chỉ còn một trai,

Dưới hoa, trẻ dại, giỡn chơi,

Bỗng đâu rắn lại quấn ngoài cổ tay.

Lưỡi le như chỉa ghê thay;

Con tôi cười cợt, quấy rầy lưỡi kia;

Trẻ liền nín lạnh, xanh lè,

Tại sao hết giỡn, môi lìa sữa tôi?

Kẻ nầy nói: Bị nọc rồi;

Kẻ kia lại bảo: Chết thôi còn gì!

Tiếc con, há để mất đi,

Tôi tìm hỏi thuốc duy trì mắt xanh.

Dấu răng nhỏ rí khó minh,

Rắn kia cợt giỡn, há đành cắn sao?

Một người mách: "Ở non cao,

Có ông Đạo sĩ thanh tao, áo vàng;

Kia Ngài đi tới trên đàng;

Hỏi cho con bậu, phép phương cứu nàn."

Đến Ngài, tôi khiếp sợ than,

Dở lên tấm vải che làn mặt con.

Tôi xin thành kính, cúi lòn;

Hỏi Ngài linh dược, giữ còn anh nhi.

Ngài không hất hủi tôi đi,

Nhưng Ngài nhìn trẻ, mà đầy lòng yêu;

Tay Ngài rờ nó nhẹ chiều,

Kế Ngài kéo vải, phủ đều mặt tai,

Dạy rằng : "Thiếu phụ nàng ơi!

Ta rành môn thuốc cứu đời, mẹ, con,

Tô-la(11) hột cải hỏi đôn.

Tránh nhà của kẻ bà con tử thần,

Ráng xin hột cải thuốc thần

Đó Ngài phán dạy ân cần với tôi".

Mỉm cười Phật đáp:"Thế thôi,

Mà nàng kiếm giống được rồi hay chưa?"

Tôi ôm thân lạnh, trẻ thơ.

Núi rừng thành thị, đến thưa từng nhà:

"Cho tôi cải một tô-la ".

Bạn nghèo thương mến, lấy ra tặng liền.

Nhưng tôi tiếp hỏi chẳng quên :

"Trong nhà trước đã qui tiên  người nào:

Vợ, chồng, con, cái cần lao?"

Họ đồng đáp lại: "Chị sao hỏi kỳ?

Thác nhiều sống ít đó chi"

Tôi bèn trả cải, lần đi mỗi nhà.

Kẻ nầy nói: "Cải đây là,

Nhưng mà đứa tớ ngày qua mãn phần".

Kẻ nọ bảo : "Ấy vật cần,

Nhưng chồng tôi đã lánh trần từ lâu".

Có kẻ thốt: "Giống sẵn hầu,

Mà người trồng tỉa chết đâu mùa rồi ".

"Quí hoàn hột cải vậy thôi,

Nhà nào lại chẳng có người tử vong?

Tôi đành để trẻ bờ sông,

Lạy Ngài cầu thuốc để hòng cứu con."

Phật rằng: "Cô chớ lo toan.

Thuốc nầy chẳng được, lại còn thuốc kia,

Trẻ thơ vú mẹ đã lìa.

Từ hôm qua ngủ giấc hòe ngàn thu.

Nay nàng nên biết lấy câu:

Khắp trong thế giới khóc sầu như ngươi;

Khổ riêng dầu nặng mười mươi,

Hòa đồng chung chịu, lưng vơi nhiều phần,

Ta đành tuôn hết huyết thân,

Nếu công việc ấy dứt ngăn lệ nàng,

Nếu thông bí mật phũ phàng

Khiến tình Luyến ái đeo mang khổ sầu.

Kẻ đưa người đến giàn lầu,

Cũng như đoàn thú dê trừu thấy đây.

Ta đương tìm kiếm lẽ nầy;

Nàng về an táng tử thi con mình.

Mục đồng, Thái tử vào thành,

Trên sông Xô-Ná(12) quang minh cuối cùng!

Bóng to tỏa xuống lộ trung,

Lòn theo cửa lớn có đông lính tuần,

Ngài ôm chiên nhỏ đến gần,

Làm cho lính tráng tần ngần trở lui,

Người ta sắp đặt xe rồi,

Kẻ buôn, người bán, mầng vui nhìn Thầy:

Thợ rèn đương nện, ngừng tay,

Chức công buông cửi, ký nầy nghỉ biên.

Kìa người đổi bạc, lãng tiền,

Bạch ngưu ăn lúa người quên giữ gìn;

Sữa tươi tràn chảy khỏi bình,

Mấy người bán sữa cố nhìn Tôn nhan.

Nhiều cô tựu hội hỏi han :

"Ông kia ôm Lễ có đoan lạ thường!

Vốn Ngài Đế-Thích đó ư?

Hay là Chúa thượng hiện cư Thiên đường ?"

Mấy người khác nói rõ ràng:

" Thượng nhơn ở núi với hàng tu Tiên."

Ngài đi, trí nghĩ triền miên:

"Tiếc thay thiếu kẻ chăn chiên giữ trừu!

Chúng đi đêm tối mịt mù,

Không người dắt nẻo, dao tu sẵn bày,

Khác chi đoàn thú hiện đây,

Chiên ta biết nói, thú nầy lại câm!

Có người tâu lệnh Muôn năm:

"Một nhà ẩn sĩ giáng lâm kinh thành;

Dắt theo đoàn vật hy sinh

Mà vua định hiến chư Linh nơi đàn".

***

Tế phòng vua đã ngự an,

Bạch-y tu sĩ (13) bày ban tụng trì:

Bàn thờ đặt giữa phòng nầy,

Trên thì ngọn lửa mấy thầy khéo nung,

Trầm hương giụm lại, ngọn xông.

Vì vèo, quày liếm rượu nồng, mỡ tươi.

Một dòng suối đỏ, đặc, lười,

Lượn quanh giàn hỏa, khói khơi nực nồng.

Đó là huyết thỏ chảy ròng,

Mặc dầu thấm cát, cũng không bớt gì.

Một con dê cái nằm ghì,

Thân hình lốm đốm, sừng thì nhô ra;

Kề dao trên cổ dê ta.

Mấy ông thầy cúng ngâm nga mấy lời :

"Kính trình Thần Thánh đến nơi!

Tần Bà Đại Đế đương thời khởi dâng.

Quí vị nên tỏ lòng mầng.

Trong dòng máu đỏ, thịt bừng thơm tho.

Tội vua từ nhỏ đến to,

Xin đem đổ trút vào cho dê nầy;

Thiêu dê, thiêu cả tội lây,

Bây giờ tôi sắp ra tay một lần".

Nhẹ nhàng, Phật bảo vua Tần :

"Đừng cho kẻ ấy sát thân mạng nầy".

Đồng thời, Ngài tháo hết dây,

Chẳng ai ngăn cản bực đầy oai-phong.

***

Kế Ngài xin phép giải thông :

Mọi người đều dễ dứt xong mạng đời;

Bảo tồn thì chẳng có ai;

Chúng sanh ham sống, so tài đấu tranh;

Sống là quí báu, tốt xinh,

Phận hèn cũng thích đời sanh kéo dài.

Lòng lành tôn trọng cuộc đời,

Thương người yếu thế, chống loài cường gian.

Ngài thay đoàn thú thở than,

Đem lời phương tiện kêu oan, phân trần:

Loài người van vái Thiên Thần,

Đến cùng thú vật, không phần xót thương.

Những loài sanh sống thế thường,

Thảy đều liên đới bởi đường tông thân;

Thú mà mình giết để ăn,

Vẫn thường dâng nạp những phần sữa, lông.

Chúng tin ta thật trọn lòng,

Nhưng ta cắt cổ mà không ngại gì!

Ngài nương Kinh điển giải bày:

Có người dời tới đọa đày thú, chim:

Thú, cầm mang lốt hiện kim.

Mãn đời rồi sẽ tấn lên làm người.

Tế sanh là phạm tội rồi,

Vì mình chận cuộc Luân hồi định phân.

Phật bèn phán tiếp ân cần:

Há đem huyết rửa tinh-thần được ư?

Thánh Tiên nếu sẵn hiền từ,

Ắt không ham thích máu chư thú cầm;

Các ngài nếu có ác tâm,

Máu không mua chuộc mà tầm hiến dâng!

Tội làm thì trả mới ưng.

Lẽ nào đổ trút trên lưng thú lành ?

Chiếu theo Nhân Quả rành rành:

Thiện thì thiện trả, ác đành ác lai;

Thân làm, miệng nói, lòng khai,

Báo nương ba nghiệp, không sai lạc gì;

Cùng nhau liên tiếp ba thì (14),

Nhơn đi, Quả lại, vần xây chẳng ngừng.

Từ Bi, Phật giải đúng chừng,

Lại thêm cốt cách, lẫy lừng oai nghiêm.

Đồ trang bị đã dẹp dìm,

Trên tay thầy cúng còn triêm máu hồng!

Đức vua tỏ vẻ khiêm cung,

Đến gần tay chắp ngưỡng trông, vái chào,

***

Bấy giờ Đức Phật truyền trao:

Thế gian hưởng phước thanh cao thâm trầm

Nếu chư vạn vật hảo tâm,

Kết giao, yêu mến, không tầm ăn nhau.

Hạt vàng, trái láng, cải rau,

Lại thêm nước sạch, mặc dầu no nê.

Lời Ngài phán dạy cao xuê,

Khiến chư tu sĩ bỏ bê cúng thờ,

Hôm sau có sắc chỉ đưa,

Truyền rao bằng miệng, lại vừa khắc ghi:

"Đức vua tuyên lệnh như vầy:

Súc sanh bị giết, xưa rày để ăn,

Hoặc dùng cúng tế Thiên Thần,

Từ nay cấm nhặt sát thân mạng nào.

Cần gì món thịt thú sao ?

Mạng sinh vốn một, vật nào khác ta!

Từ bi nên bủa ra xa,

Ta  thương súc vật như là thương thân."

Đó là sắc chỉ định phân,

Chúng sanh từ đấy hưởng ân thái bình:

Loài người, chim chóc, súc sinh,

Vui nghe đức Phật giảng kinh sông Hằng.

***

Tâm Ngài bác ái công bằng,

Phối cùng mọi vật sức năng sinh tồn,

Thú cầm vẫn có tâm hồn

Cũng như người thế, khổ buồn, sướng, vui.

Trong Kinh, có chép việc rồi:

Thuở xưa Đức Phật làm người La-môn (15)

Ở gần Đa-lít (16) hương thôn,

Trong Muôn-đa (17) động đương lâm hạn càn.

Ruộng đồng lúa chết khô khan,

Ao hồ theo trảng lại hoàn đất teo.

Cỏ rau, cây cối héo queo,

Chúng sanh xuống núi qua đèo kiếm ăn.

Một con cọp cái đói nằm,

Bốn bề vách đá nắng hâm nực nồng;

Lưỡi le khỏi miệ⮧ lòng thòng,

Thở hơi hào hển, mắt trông xanh lè;

Áo rằn xếp lớp phủ che,

Xương sườn lộ ngắn như tre mái nhà;

Cọp con, đôi trẻ rên la,

Kéo chằng , rút rỉa vú đà cạn khô.

Mẹ gầy liếm trẻ như ru,

Thấy con thiếu sữa, bèn tru vang rền.

Trước tình cảnh thâm như trên,

Thế Tôn từ ái phát lên ý nầy:

Mau dùng phương tiện sẵn đây,

Cứu thân cọp mẹ với bầy hai con.

Chiều nay chúng chẳng sống còn,

Nếu không vật thực tươi giòn cấp cho.

Không ai thương xót liệu lo,

Cọp nầy thiếu máu, nằm co chết gầy.

Nếu ta tiếp dưỡng thú nầy,

Chẳng ai bị hại, riêng đây thiệt mình;

Cảnh tình thúc giục hy sinh,

Tấm lòng từ ái há đành hư hao?

Nghĩ rồi đức Phật chẳng nao:

Cổi giầy, bỏ trượng, bạch bào, với khăn,

Cổi luôn dây quí đạo căn (18)

Bước ra khỏi bụi, đi phăng đến gần.

Đứng trên cát, Ngài tỏ phân:

"Ớ trang hổ mẫu! đồ cần ăn đây."

Thú đương hấp hối tỉnh ngay,

 Hét gầm, nhảy tới, lật xây tặng phần;

Cẳng vồ, móc thịt ra ăn,

Máu theo móng hổ tua văng ra ngoài,

Hơi nồng thú mẹ hòa hài

Với hơi hấp hối đức Ngài Từ-Bi !

***

Chẳng riêng độ chúng hôm nay,

Dứt ngăn việc sát tế tay ác thần,

Ngàn xưa Phật đã thi ân.

Cứu loài sinh vật qua cơn tử nàn.

Vua Tần (19) nghe tiếng đồn loan:

Ngài là Thái-tử mưu toan Đạo lành.

Vua cầu Ngài ở với mình:

"Thân là Hoàng tử há hành khổ sao ?

Tay Ngài để nắm quyền cao,

Sướng gì ôm bát, nhà nào cũng xin?

Đông cung, trẩm sẽ nhận nhìn,

Dạy đàn giúp nước, rồi gìn giữ ngôi,

Đền vua, Ngài ngự với tôi,

Trẩm tầm thục nữ sánh đôi với Ngài."

Đạt Đa chí hướng chẳng dời,

Đáp rằng: "Việc ấy ta thời hưởng qua;

Bỏ mà tầm Lý sâu xa,

Dẫu ngôi Đế-Thích, lòng ta chẳng màng.

Đã toan là bực Pháp vương.

Rừng Già-da (20) ấy ta đương tiến hành;

Chốn nầy tu tập chẳng thành,

Tuy đầy khổ hạnh, có Kinh, bạn hiền,

Chừng nào đắc Đạo vẹn tuyền,

Bấy giờ trở lại đáp đền nghĩa ông."

***

Đi quanh Thái-tử ba vòng,

Vua Tần đỉnh lễ, cầu mong cho Ngài.

U-Ran huy hóa(21) đến nơi,

Lòng Ngài chưa vững, mặt Ngài xanh xao;

Sáu năm tầm tỏi công lao,

Thân hình ốm yếu, hư hao thảm phiền.

Ngài còn ghé viếng chư hiền:

A-la-ra (22), Ú-ra (23) miền cao-son ;

Viếng luôn Năm vị Đạo-nhơn,

Luận bàn, vấn đáp, họ còn tự ty;

Đồ theo Kinh điển xưa ni,

 Không cầu Giải thoát, tôn vì Phạm thiên,

 Trí căn họ vẫn đảo điên,

 Càng nghe càng chán, Ngài liền tách xa,

***

 

 

 Chú Thích

(1) Vương xá (RAtjăagriha) :Kinh đô nước Ma-kiệt-đề (Magatha).

Vua Tần-bà-la-sa (Bimbasâra) trị vì ở đó hồi đức Phật ra đời.Thuở ấy, tại Ấn-độ thành vương xá là oai vinh hơn hết, vì vua Tần-bà-sa-la là chúa tể ở Ấn Độ,

(2) Bai-ba-ra (Baihâra)

(3) Bi-bu-la (bipoula)

(4) Ta-bô-hoăng (Topovan)

(5) Sái-la-ri (SAilâgiri)

(6) Rát-na-di-rí (Ratnagiri)

(7) Tỳkheo (Bhikehous) : những người phát nguyện cử kiêng ba mục đích của người đời : vui sướng, giầu sang, tình ái. Tu trì đạo lý; dứt bỏ lòng ham muốn, lòng lo sợ, tánh tự cao.

(8) Du-chỉ (Yoghis) : Những thầy tu luyện Du-già là các phương pháp để đạt trí huệ, bỏ ảnh hưởng của vật chất đối với tâm linh, dứt trừ bản ngã.

(9) Phạm-chí (brahmacharis): thầy tu khổ hạnh phái Bà-la-môn.

(10) Móng tay đâm phủng ngang lòng bàn tay mà trổ ra ngoài.

(11) Tô-la (Tôla) : Cân lường Ấn Độ nặng bằng một ru-bi tức tám grammes.

(12) Xô-ná (Sona)

(13) Mấy thầy Bà-la-môn mặc lễ phục trắng.

(14) Ba thì : Quá khứ, Hiện-tại, Vị-lai.

(15) La-môn, tức Bà-la-môn (Brahmane), người đạo Bà-la-môn trong chủng tánh Bà la-môn.

(16) Đa-lít (Đâliđđ)

(17) Muôn-Đa (Mounda)

(18) Day quí đạo căn, pháp dịch :cordon sacre sợi dây quấn bằng ba sợi chỉ mà người dòng Bà-la-môn đeo nơi cổ, trước ngực, tượng trưng dòng quí phái tu sĩ, lãnh đạo tinh thần Người Bà-la-môn, khi được lớn tuổi thì thọ lễ đeo dây ấy.

(19) Vua Tần-bà-sa-la (Bimbisâra) ở thành Vương-xá(Rajagriha)

(20) Già-da (Gâya)

(21) U-ran huy-hó (Ouralvilva)

(22)Al a-ra (Alâra)

(23) Ú-ra (Oudra).

---o0o----

Lời tựa| Phần 1| Phần 2| Phần 3| Phần 4

 Phần 5| Phần 6| Phần 7| Phần 8 

 --o0o--

Vi tính : Bích Hương

Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật : 01-01-03

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

描写家乡的桥的句子 chùa bongeun chốn bình yên cho tâm hồn Phật giáo tru Năm mới sẽ tu luyện như lời ba má chuyện về một con đường Ngăn cuoc doi cua duc phat la bai hoc de chung ta phai อาจารอเกว Lửa nơi đâu cũng là đất phật Ä á t 第三世多杰羌佛经藏总集 duc phat thuyet phap bang ngon ngu gi 八卦山圖書館 ngôi chùa to và nổi tiếng nhất tokyo vườn tÃÆ con đường hoằng pháp và văn hóa ব ল চদ ÐÐ³Ñ ะกะพถพ tín Từ Linh Sơn đến Yên Tử thu Co dao tin ngu the lu nu niem แจก sai ต วเต ม Không nên cho trẻ dưới 10 tuổi lien loi テス Mùa Vu Lan lắng lòng nhớ mẹ 淨界法師書籍 金乔觉 hình tượng bồ tát quán thế âm Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay 少先队大队部工作计划 ä çœŸæ³ ç Œ học phật 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Bổ sung nhiều vitamin D gây tác dụng