Người
dụng công phu tưởng rằng công phu của mình tốt lắm, có
thể nắm vững được rồi; lúc thân ngồi xuống, tâm cảm
thấy nhẹ nhàng, công phu thì thanh thanh tịnh tịnh. Trong lòng
cứ cho là: “Tốt lắm rồi! Công phu của ta đã nắm được
rồi”. Nhưng theo ta nói thì còn khổ não lắm! Trong chiêm
bao cũng còn chưa thể mộng thấy! Đối với người có công
phu để dụng thì còn có thể nói là “đắc thiểu vi túc”
nhưng ông phải hành đến chỗ đắc thiểu mới có thể nói
như vậy được; chỗ thiểu còn chưa đến thì làm sao gọi
được là túc? Cái hành này của ông chẳng được gọi là
người dụng công phu thì nói gì đến túc? Vậy thì phải
làm sao mới là người dụng công phu? Cần phải trong tịnh
có công phu, lúc động cũng có công phu, động tịnh đều
có công phu. Cái hành này phải thực hành ra làm sao vậy? Nếu
mà muốn công phu ở trong tịnh cho tốt xong rồi mới bắt
đầu dụng công phu ở trong lúc động thì như thế ba mươi
năm, năm mươi năm cũng làm không tốt. Tại sao vậy? Tại
ông lấy động, tịnh chia làm hai phần riêng biệt thì làm
sao cho tốt được? Lúc động, lúc tịnh, ở giữa động và
tịnh công phu đều phải được nắm vững mới có thể nói
là động tịnh không chướng ngại cho ông, ông cũng không
bị động tịnh chướng ngại. Nếu không nắm vững được
chỗ này thì khi tịnh dụng thì bị tịnh chuyển, khi động
dụng thì bị động chuyển; làm sao ở giữa hai cửa động
tịnh mà công phu không đánh mất thì mới có thể nói: động
cũng không động được ông, tịnh cũng không tịnh được
ông; dù cho là đỏ, là xanh, là nam, là nữ đều không bị
nó chuyển thì mới cho ông là động tịnh nhất như. Mặc
dù có công phu như vậy vẫn còn phải khảo sát một tí; một
ngày hai mươi bốn tiếng đồng hồ còn có thể dụng công
hoàn toàn như vậy được không? Giả sử không hoàn toàn dụng
công được như vậy, xin hỏi: “Có mấy tiếng đồng hồ
dụng công như vậy?”. Nếu muốn có trong hai mươi bốn tiếng
đồng hồ có hai, ba tiếng không ở trong công phu thì ta không
dám bảo đảm cho ông được liễu thoát sinh tử, cũng không
nói được ông có hy vọng khai ngộ. Không những ta không dám
bảo đảm mà Phật Thích Ca cũng không dám bảo đảm; dù cho
Phật Thích Ca đứng ngay chỗ này mà các ông có hỏi Phật:
“Công phu cần phải một ngày hai mươi bốn tiếng đồng
hồ dụng công không gán đoạn chăng?”. Giả sử Phật Thích
Ca nói: “Không cần! Một ngày có mười tiếng để nghỉ
ngơi, để nói chuyện”. Đúng lắm! Ta muốn hỏi Phật: “Hai
mươi tiếng dụng công là trồng cái nhân gì? Năm, sáu tiếng
nghỉ ngơi là trồng cái nhân gì?” thì Phật Thích Ca có còn
gì để mở miệng? Cho nên ta nói công phu cần phải dụng
như vậy! Phật Thích Ca nhất định cũng nói phải dụng như
vậy!
Vậy
thì trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ công phu không gián
đoạn, cái công phu này có thể kể được là đã đến nhà
chưa? Chưa được đâu, còn sớm lắm! Mười phần công phu
mới có được một phần. Ta nói như thế các ông lại tưởng
rằng: Công phu dụng đến chỗ này còn nói chỉ có một phần,
việc trong Thiền tông thực khó quá! Đúng thế! Bởi vì ông
không có tri thức dụng công cho nên nói khó, nếu là người
có ít trí thức đương nhiên không nói khó, cần phải dụng
công như thế. Tại sao cần phải dụng công như thế? Tại
sao nói mười phần chỉ có một? Bởi vì suốt hai mươi bốn
tiếng đồng hồ dù công phu của ông được thật đứng đắn,
nhưng hễ có bệnh thì hỏng việc rồi! Các ông nghĩ xem! Lúc
có bệnh đã dụng qua công phu chưa? Công phu còn được đứng
đắn không? Bệnh thì chúng ta đều đã có bị qua rồi, đang
lúc bệnh thì có dụng công hay không? Sợ ngay cả cái hình
bóng cũng không có! Chúng ta nghiên cứu thử xem: trong khi bệnh
có cần dụng công hay không? Nếu nói lúc bệnh không cần
dụng công, các ông nói thì được chứ ta thì không dám nói.
Theo ta, các ông muốn dụng công phu thì lúc bệnh cần phải
dụng công phu đứng đắn hơn ngày thường chút ít mới được.
Tại sao cần phải đứng đắn hơn? Đau nhức không biết đau
nhức, khổ không biết khổ, chết ta không hiểu được, công
phu rõ ràng minh bạch, dù cho trời có nóng hay là lạnh, ta
một tí cũng không biết đến, chỉ biết sao công phu còn phải
tốt hơn ngày thường, công phu ngày thường tuy là tốt nhưng
không có thống khổ thì công phu vẫn chưa được cho là đắc
lực. Vậy thì có thể nói: Động không đến ông, tịnh không
đến ông, bệnh nặng cũng không đến ông mới gọi là tốt!
Công
phu này được đến chỗ cực điểm chưa? Cũng còn chưa đâu,
chỉ mới có hai phần thôi. Nói như thế thì ra làm sao? Thực
làm cho người ta không biết làm sao mà rờ! Thực khó thay!
Ta muốn nói cho các ông biết, muốn các ông được thấy đến
nơi đến chốn mới đúng: dù cho động tịnh nhất như, bệnh
cũng không động đến ông, ông còn ngủ hay không? Ngủ quên
rồi lúc nằm chiêm bao thì công phu ra như thế nào? Các ông
tưởng tượng xem: công phu có được đứng đắn không? Ta
tuyệt đối không phải nói để làm khó cho các ông! Chiêm
bao mọi người đều có trải qua, nếu trong khi ngủ quên mà
nằm chiêm bao thì không còn dụng công. Ta cho các ông biết,
người xưa có nói: “Nghiệp thức mang mang, vô bản khả cứ”
(Nghiệp thức mênh mông, không chỗ căn cứ vào được). Hai
câu này thế nào? Cứ theo lời nói như vậy thì lúc nằm chiêm
bao nhất định cần phải dụng công. Nếu được trong khi
ngủ mà không biết có sự ngủ thì làm sao nằm chiêm bao được?
Chiêm bao cũng là câu thoại đầu, không kể ngủ hay không
ngủ, tất cả đều không rời công phu mới cho là nắm vững
được phần nào, nhưng vẫn chưa thể nói là được mười
phần. Tại sao vậy? Người xưa có nói: “Lúc tịnh công phu
được mười phần thì lúc tịnh chỉ còn một phần, lúc
động công phu được mười phần thì lúc ngủ quên nằm chiêm
bao ngủ quên chỉ còn một phần, lúc chiêm bao có được mười
phần thì lúc đủ thứ khổ đều tụ lại, sinh tử đến
ngay trước mắt thì lại chỉ còn một phần”. Đấy chẳng
phải là lời ta nói ra đâu. Công phu tất cần phải dụng
đến sự lâm nguy cuối cùng có nắm được mược mười phần,
liễu sinh thoát tử mới có phần của ông. Công phu dụng lúc
sống không thể dụng thẳng đến sau khi chết, cho nên trước
khi chết phải giải quyết cho xong sự sanh tử của chính mình.
Ta nói như thế các ông cảm thấy sự việc trong Thiền tông
thực khó, thực khó muốn đến lắc đầu, hình như thực
hành không được, thực khó lắm rồi! Ta nói không phải vậy,
các ông thấy có sự thâm sâu như thế nhưng chúng ta chỉ
cần một câu thoại đầu thì xong thôi! Câu thoại đầu ra
sao mà lại có lực lượng to lớn như thế?
Chúng
ta thí nghiệm thử một tí xem: Đề lên câu thoại đầu rồi
thì nghi tình còn, buông thoại đầu xuống thì nghi tình không
còn nữa. Các ông làm như thế này thử xem: Đề cầu thoại
đầu lên đừng buông nó; trong lúc ấy các ông nghiên cứu
thử xem, xem xét thử xem, động còn chướng ngại được nó
không? Tịnh còn chướng ngại được nó không? Bệnh còn chướng
ngại được nó không? Chiêm bao còn chướng ngại được nó
không? Dù cho đủ thứ khổ tụ lại cũng đâu còn sợ gì?
Chỉ cần một câu thoại đầu thì đưa ông đến được nhà.
Ấy tức là “Nhất siêu trực nhập”. Mặc dù dễ như thế,
trực tiếp như thế, rốt cuộc muốn các ông làm đến nơi:
đề khởi lên có nghi tình, buông xuống cũng có nghi tình.
Công phu dụng đến chỗ này mới đúng. Hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
22 tháng 11 (Thất 6 ngày thứ hai).
Trong
lúc vận chuyển làm việc, công phu phải nắm cho vững, suốt
cả ngày đêm công phu phải nắm cho vững. Nếu có được
công phu như vậy thì mới có được một tí tương ứng với
bổn phận của các ông. Tại sao phải dụng công như thế?
Cần phải hiểu: Khi đang công phu có buông bỏ một tí tức
là có một tí trống rỗng, cái trống rỗng này tức là kẽ
hở thì sinh tử của chúng ta sẽ từ kẽ hở mà trỗi dậy,
cái kẽ hở này tức là căn cứ địa phát sinh lục đạo
luân hồi.
Các
ông tưởng tượng xem: Trong khi công phu có một tí trống rỗng
như vậy ấy là chỗ sanh ra sinh tử luân hồi; vậy thì há
có lý nào ban ngày dụng công phu còn ban đêm thì khỏi dụng
công? Tọa hương thì dụng công, còn đi kinh hành thì khỏi
dụng công? Lại nói đến ngủ quên khỏi dụng công thì lại
càng không xong rồi; người có cái tri kiến như vậy cũng
không phải là ít: ấy là chỗ hiểu lầm lớn của các ông.
Cái hiểu lầm này người lầm cũng không ít! Thời gian lầm
lẫn cũng không ít! Ta thấy các ông cứ sai lầm mãi như vậy
đến ngày nào mới dứt?
Theo
sự đả thiền thất thì cần phải dụng công tinh tấn, nên
sư Ban Thủ, sư Duy Na đều là những người giúp cho các ông
nỗ lực tinh tấn, các ông lại không thèm để ý đến việc
đi kinh hành, cứ chạy như bay, mà không có nghi tình, vậy
gọi là sự tinh tấn của các ông sao? Vậy còn muốn đả
thiền thất làm chi nữa? Nếu lúc đi kinh hành mà không thèm
để ý đi như thế nào, chạy như thế nào, vậy thì Hòa Thượng,
Ban Thủ, Duy Na chẳng phải là vô dụng sao? Như thế thì ta
còn cho phép các ông làm như vậy được sao? Theo quy củ: Kêu
đi thì phải đi, kêu chạy thì phải chạy như bay, không được
nhầm lẫn một chữ! Ta chỉ dạy các ông dụng công phu, các
ông cụng hay không dụng ta còn có thể tha thứ một tí chứ
còn quy củ của ta các ông không được sai chạy một chữ
nào cả. Cứ theo như các ông: Kêu đi ông không đi, ông còn
muốn sống không? Cái thân xác của các ông còn muốn ở thiền
đường thêm mấy ngày? Hôm nay ta cho các ông biết: Từ nay
về sau người chấp sự kêu các ông đi thì các ông đi, kêu
chạy thì phải chạy như bay. Sai suyển một chút mà ta thấy
được thì phải đánh ba hương bảng, đánh cho ông gãy xương,
có mất mạng hay không ta không cần biết. Các ông cần phải
lưu ý cho kỹ! Ta không nói trước cho các ông nghe thì khi hương
bảng đánh xuống, các ông sẽ lấy làm lạ mà nói rằng:
“Thực vô lý quá, phạm cái quy củ nhỏ này làm sao đến
phải bị đánh hương bảng nặng như thế? Thật lợi hại
quá! Quy củ Thầy chưa nói cho tôi nghe, nếu Thầy đã nói
cho chúng tôi nghe rồi, biết sự lợi hại của quy củ rồi,
đương nhiên sẽ nghe lời gọi, bảo chạy thì chạy như bay,
ấy cũng có gì đáng kể.” Đúng thế! Các ông phải lưu
ý cho kỹ.
Tại
sao lại phải như thế? Cần phải hiểu: các ông từ đầu
năm đến cuối năm chỉ hy vọng thời trong kỳ đả thiền
thất được liễu sinh tử. Trong thời kỳ thiền thất dụng
công hoàn toàn nhớ cái tinh tiến. Tinh tiến dũng mãnh sợ
còn không thể liễu được sinh tử, lười biếng thì làm
sao hữu dụng được? Ngày thường chỉ hy vọng trong thời
kỳ đả thất, nay trong thời kỳ thiền thất mà không như
vậy thì còn hy vọng thời kỳ nào nữa? Vậy ta đem ông đem
ông đánh chết thì còn có tội không? Nhưng mà bảo ông chạy
như bay, không phải chạy để chơi, phải làm sao bước chân
nào cũng rời công phu, niệm niệm không rời công phu, nếu
mà chạy không thì chẳng bằng không chạy! Các ông phải lưu
tâm ghi nhớ cho kỹ!
Hiện
tại người dụng công phu đều phải nghiên cứu cho thuần
thục, cũng như trâu rừng trên núi, muốn trâu rừng làm việc,
trước hết phải dạy cho nó thuần thục rồi sau mới có
thể dùng được. Các ông xem: Lúc ban đầu mới buộc, nó
chạy bên Đông nhảy bên Tây không chịu theo khuôn phép tí
nào. Hôm nay dạy nó, ngày mai cũng dạy thì dần dần có thể
cùng ông lên đường được rồi; lâu nữa thì có thể theo
ông mà chạy. Sau khi đã thuần thục thì khỏi cần buộc dây,
nó còn có thể đi trước ông nữa Dụng công phu như thế,
ban đầu câu thoại đầu giống như trâu rừng, ông muốn dụng
công nó không theo ông dụng, không chỗ này hỏng thì chỗ
kia hỏng. Lâu đi rồi thì dụng được tốt thôi, thêm lâu
nữa thì sẽ thuần thục, chỉ có một câu thoại đầu cứ
dụng thẳng đến. Trước kia thoại đầu đề không được,
tất cả là chỉ nổi vọng tưởng; hiện nay vọng tưởng
nổi không lên, tất cả chỉ là câu thoại đầu: ban ngày
ban đêm đều là công phu, muốn nổi một cái vọng tưởng
cũng không được, nếu dụng công được như thế thì có
thể gọi là thuần thục rồi.
Tại
sao phải dụng như thế? Công phu của chúng ta muốn được
thành khối tất nhiên cần phải lên con đường này, theo con
đường này mà chạy thẳng đi thì mới có thể đến được
công phu thành khối; nếu không theo con đường này chạy đi
thì công phu không được thành khối.
Thế
nào là công phu không thành khối? Thế nào là công phu thành
khối? Hai thứ công phu trên đường đi này, các ông phải
thấy cho triệt để thì lúc dụng công phu mới được đúng.
Hai chữ thành khối tuyệt không phải là có đồ vật gì,
không phải là cục đất hay khúc cây gì, nếu hiểu như vậy
thì là sai rồi! Đừng có tưởng lầm. Cái khối này, là khi
tham thoại đầu được đắc lực, tâm là thoại đầu, nổi
vọng tưởng cũng là thoại đầu, nổi nghiệp chướng đều
là thoại đầu, trên thân thể đều là thoại đầu, ở dưới
chân là thoại đầu, trong tay đều là thoại đầu, nhãn, nhĩ,
tỹ, thiệt, thân v,v… đều là thoại đầu, ngay chỗ này,
chỗ đứng cũng là thoại đầu, ngước lên nhìn trời, trời
cũng là thoại đầu; tâm như vậy, thân như vậy, hư không
cũng như vậy, tất cả cộng chung thành một thoại đầu,
tức là thành một khối, không phải khúc cây, cục đất là
khối. Cái khối của câu thoại đầu này lan tới chỗ nào
cũng là cái khối này, ông muốn đập nó, lấy miếng gỗ
đánh nó một cái, miếng gỗ đó cũng thành thoại đầu, lấy
cục đá đập nó một cái, cục đá cũng thành thoại đầu
luôn. Ta nói như thế là một thí dụ, trong tâm của ông cần
phải có một tí lĩnh hội mới được! Công phu như thế tức
là công phu thành khối.
Đối
với công phu thành khối: thoại đầu đề lên, nghi tình đắc
lực, nghi tình cũng là thoại đầu, thoại đầu cũng là nghi
tình; sơn hà đại địa là tự thân ta, tự thân lại là tâm,
tâm cũng là thân, thân cũng là sơn hà đại địa; giả sử
cho cục gạch, miếng gỗ đánh đập một cái, một tí động
tịnh cũng không có. Nếu dụng công phu được như vậy là
công phu thành khối và dễ đến được quê nhà.
Ta
nói như thế, vậy công phu của các ông đã đến chỗ này
chưa? Không cần các ông nói ta cũng biết các ông còn chưa
dụng công phu được như vậy, các ông chưa dụng đến nơi
thì không cần giảng mới phải; nếu không giảng thì các
ông khổ não quá? Một tí tri thức dụng công cũng không có;
dù cho các ông chưa dụng đến nơi, ta ở phía trước từ
từ dẫn các ông đi, các ông cũng có thể theo đến, dù cho
ông dụng công chưa đến được thì cũng gieo được một
hạt giống đạo.
Các
ông người có chí hướng công phu này muốn làm cho đến cũng
không có gì, chỉ cần nhận thức là suốt ngày chẳng kể
kinh hành, tọa hương, đi ngủ đều phải chiếu cố đến
công phu cho tốt, không cho nó bỏ trống chút nào, lúc đi phải
nhận chân mà đi, bước nào cũng không rời câu thoại đầu,
đang lúc ngồi, nghi tình rõ ràng trong sáng thì tương lai có
thể đạt đến công phu thành khối, thành phiến. Hãy tham
đi!
KHAI
THỊ
Ngày
23 tháng 11 (Thất 6 ngày thứ ba).
Người
dụng công phu hình như trong tịnh thì dụng được, khi ngồi
xuống mà dụng thì công phu trước mắt, muốn nói trong khi
động mà dụng công phu thì không dễ đâu! Lúc công phu đứng
đắn thì hình như không động được, hễ động một cái
thì công phu mất tiêu; còn muốn nói trong động trong tịnh
nghi tình thành khối, đập thành phiến lại càng không dễ
gì làm được. Đúng thế! Vậy thì nói thực một câu: trong
khi động, công phu không dễ gì mà dụng. Tại sao vậy? “Một
động, hai động” cái động này chưa hết thì cái động
kia đã đến rồi, về sau cứ tiếp tục xong lên mãi mãi như
vậy: “Một động, hai động, ba động”, cũng như các ông
tọa hương, công phu thấy được lắm, gặp khi khai tịnh thì
không phải là động rồi sao? Sau khi khai tịnh thì phải buông
chân ra; đã khởi hương rồi thì phải đi tiểu tiện; những
chuyện này có thể nói: Khai tịnh buông chân ra là một động
hai động, khởi hương tiểu tiện là ba động. Các ông nghĩ
xem: Niệm niệm không ngừng động như vậy, cho đến chưa
từng ở trong động dụng tâm qua, vì vậy hôm nay muốn trong
động dụng công thì sao mà các ông làm được.
Hiện
tại chúng ta đã đả được năm, sáu thất, công phu trong
khi tịnh các ông đương nhiên đã dụng được rồi. Nay muốn
các ông dụng công phu trong khi động thì không dễ gì mà dụng
được, tại sao vậy? Bởi vì các ông từ lâu chưa có lưu
tâm. Các ông phải hiểu: công phu trong khi tịnh mặc dù đắc
lực, hễ có một tí động tác thì lập tức mất liền; giả
sử các ông trong khi động mà dụng công phu được thì dù
cho tất cả động cũng không động được đến chỗ công
phu của các ông, bởi vì công phu của các ông là từ trong
khi động mà được thì đâu có sợ gì động nữa?
Các
ông cho rằng lúc động thì khó, ta nói không khó! Thứ nhất
là muốn các ông có tri thức này, muốn liễu sinh thoát tử
tất cần phải dụng công phu trong lúc động, khi trong động
mà dụng công được tốt rồi thì mới có thể động tịnh
nhất như được. Cái trường kỳ của sinh tử, lợi hại
của sinh tử, sinh tử khổ não, nếu không dụng công phu đến
động tịnh nhất như thì không thể liễu được: đây là
tri thức thức thứ nhất. Thứ hai là phải biết muốn dụng
công phu thì bất luận trong động trong tịnh, không được
rời khỏi công phu: muốn liễu sinh tử thì tất phải dụng
công phu cho đến thành khối thành phiến: đây tức là tri
thức thứ hai của các ông. Có được hai tri thức, lập định
chí hướng không làm đến thì không được; nếu không công
phu cho tốt thì ta không thể là người tham thiền được!
Nào là đi, đứng, nằm, ngồi, không hỏi động tịnh, chung
qui cứ ôm chặt lấy câu thoại đầu đến chết cũng không
buông. Ông có được quyết chí như vậy mà còn sợ làm không
tốt sao?
Nhưng
mà có quyết chí rồi còn phải biết phương tiện, không hiểu
phương tiện thì sẽ làm hỏng việc. Thế nào là hiểu phương
tiện? Trước tiên phải biết: Sinh tử không phải một ngày
là làm xong, hôm nay muốn hiểu sinh tử cũng không phải là
việc gấp được. Vậy phải làm thế nào? Ba năm, năm năm
công phu dụng không đến được nhà thì ta cũng dụng, ba mươi
năm, năm mưoi năm cho đến kiếp này không xong, kiếp sau làm
nữa, kiếp sau làm không xong ta cũng không sửa đổi chí hướng
ban đầu; chung qui lấy việc làm cho xong làm kỳ hạn. Lâu
cũng được, mau cũng được, lâu hay mau ta không quan tâm, cái
tâm rộng lớn tuyệt đối không có tí do dự; làm như vậy
mới gọi là biết các phương tiện. Người không hiểu phương
tiện, dụng công phu ba ngày không thấy mùi vị gì hoặc là
khi tịnh thì dụng, khi động thì không thể dụng; cảm thấy
không có mùi vị, thì dụng hay không dụng đâu cần gì nữa?
Ấy là không hiểu phương tiện. Đại đa số các ông có còn
cái tri thức này không?
Công
phu hiện nay, ta thử hỏi các ông: “Công phu trong khi động,
tịnh ra như thế nào?”. Các ông nhất định trả lời rằng:
“Tiếng bảng buổi sáng lúc tịnh còn có thể được, tiếng
bảng buổi trưa có hôn trầm, đến nén hương dưỡng tức,
nửa nén hương trên còn khá”. E rằng các ông đều trả
lời giống nhau (chúng khẩu đồng âm). Nói như thế thì trong
khi tịnh còn chưa hoàn toàn làm cho tốt được còn nói gì
đến trong khi động? Không có được một người nào nói:
“Tôi mỗi nén hương đều nắm được chắc, chỉ trừ lúc
động là không đắc lực thôi”, còn có được người như
vậy không? Lại nữa: “Tôi lúc tịnh cũng có công phu dụng,
chỉ khi tiếng mõ đánh cho đi cầu mới làm cho công phu của
tôi bị đánh mất thôi”. Các ông còn có người nào như
vậy không? Có được người như vậy cũng gọi là tốt rồi.
Công
phu các ông không làm đến nơi, bịnh tại chỗ nào? Ấy là
ở chỗ sợ bị mất mặt, từ sáng đến chiều sợ chạm
mặt người, sợ chướng ngại người, chỉ lo sao cho đối
với việc này việc nọ không để sai phạm, nếu có sai phạm
một chút thì lập tức bị đánh hương bảng, bộ mặt sẽ
coi không được, thấy khó chịu! Các ông tưởng tượng xem
có phải không, có phải suốt ngày cứ ở trong nhân và ngã
mà lưu tâm không? Bởi vì “ngã” sợ bị mất mặt, không
được phạm quy củ của người ta, cái cửa này lại nhốt
kín ông ở trong. Còn có người nào nói: “Tôi không thể
quy củ hay không quy củ! Quy củ là cái thứ hai, câu thoại
đầu là thứ nhất, nếu câu thoại đầu của tôi có mảy
may bị mất thì cái mạng của tôi cũng mất luôn rồi; tôi
có chỗ nào sai lạc thì cứ đánh đi, la rầy cho một trận
đi, nhưng cái công phu của tôi thì không thể bị đánh mất
được!”. Các ông thực có công phu này thì khi hương bảng
có đánh xuống thân ông sẽ không biết đau đớn, la lối
ông cũng không cảm thấy khó chịu; đánh chửi đều không
hiểu được thì làm sao còn biết đến sợ bị mất mặt?
Không phải là an nhiên đi qua cái cửa ngõ khó khăn này hay
sao? Nhưng nói không cần quy củ cũng không phải, nếu không
cần quy củ thì ông đến thành phóng túng thôi. Kỳ thực
người có công phu chân thật, công phu đứng đắn chừng nào
thì quy củ giữ tốt chừng đó.
Các
ông cho rằng: “Cái chỗ rất khó khăn của công phu là câu
thoại đầu dụng đến chỗ thật khó, vậy làm sao đi qua
được chỗ cực khó đó?”. Các ông thực dụng đến chỗ
khó, muốn qua khỏi chỗ khó đó vốn không phải là việc
dễ dàng đâu. Thí dụ câu thoại đầu dụng lên bước tới
không được, bước lui cũng không được, bên trái bên phải
đều không đi được, đứng ngay chỗ đó cũng không yên ổn.
Như trước mặt có người cầm dao, nếu ông bước tới thì
họ sẽ cho ông một dao, sau lưng có người cầm súng, hễ
lui thì họ bắn ông một phát, bên trái là lửa lớn, bên
phải là nước mênh mông, bốn bên đều là hiểm địa, hễ
nhúc nhích một cái là mất mạng! Hễ đứng ngay đó bất
động thì bốn phía đều gom sát lại cũng phải bị mất
mạng. Ta hỏi các ông phải chạy đi đâu? Cái cửa này làm
sao qua được? Các ông tịnh tâm để lĩnh hội thử xem. Đây
là thí dụ: Các ông lấy cái ý nghĩa thí dụ này để trong
tâm mà xem xét thử, lấy câu thoại đầu để chứng minh thử
xem phải làm sao mới qua được? Đấy không phải là việc
nhỏ đâu! Trong tâm các ông hãy trả lời ta một câu. Nếu
trả lời được, nghĩa là trước có dao, sau có súng, bên
trái lửa, bên phải nước mà qua được, thì dù cho kiếm
thụ đao sơn (rừng kiếm núi đao) cũng qua được, chảo dầu
sôi, lò lửa than cũng qua được. Nếu không qua được chỗ
này thì chỗ nào cũng không qua khỏi được! Ta lại muốn
thảo luận với các ông thêm nữa, người cầm dao trước
mặt thật hung dữ chạy đến, dao chỉ cách đầu có hai tấc,
súng sau lưng cũng muốn chạm tới thân mình, bên trái lửa
cháy ầm ầm, bên phải thì nước như muôn ngựa tràn tới,
đến lúc ấy thì cái thân mạng của ông còn muốn giữ được
không? Nếu muốn thì phải qua khỏi chỗ đó mới được.
Các ông có cách nào qua khỏi được chỗ đó không? Hãy nghĩ
trong bụng thử xem. Các ông nếu không có biện pháp nào thì
còn có thể gọi là một người dụng công để liễu sinh
thoát tử sao? Đáng tiếc thay! Các ông sợ không có biện pháp
nào có can đảm mà nói là qua được?
Cái
cửa này ta muốn đi giùm cho các ông, không thôi các ông đều
qua không được; cái cửa ngõ này không qua được thì dụng
công để liễu sinh tử không có phần của ông. Các ông hãy
đề công phu lên đi! Ta hỏi các ông: Các ông đang lúc qua
không được, lúc đang sợ hãi quá sức, ông lại hỏi: Niệm
Phật là ai? Cứu cánh là ai? Đáo để là người nào? Các
ông hỏi như thế rồi, ta lại hỏi các ông nữa: Thân của
ông ở chỗ nào? Tâm ở chỗ nào? Các ông nghiên cứu thử
xem: hỏi như thế đương nhiên thân tâm đều không còn, thân
tân đã không còn thì các ông còn sợ dao súng chỗ nào nữa?
Cái tướng nước tướng lửa còn hay không? Dù cho hoàn cảnh
khó hơn nữa, ta cứ lấy công phu truy cứu thì không phải
ngay khi ấy mọi cái đều tan rã, tiêu diệt hết rồi sao?
Vậy
cái cửa này qua được rồi thì tất cả hoàn cảnh nào cũng
qua được. Cái cửa này ta đã đi qua giùm cho các ông rồi,
nhưng việc về sau thì các ông phải tự mình đi. Thí dụ
như: Từ Nam Kinh đến Bắc Kinh có xa, Trung Quốc với nước
ngoài không sợ ngăn sông cách núi, ta hôm nay đi máy bay một
lát thì qua khỏi, có phải là hết sức dễ dàng không! Các
ông hãy phát tâm tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
24 tháng 11 (Thất 6 ngày thứ 4).
“Đi
cũng thiền, ngồi cũng thiền, nói năng, im lặng, động tịnh
thể an nhiên”. Mấy lời này là nói việc trên tâm hạnh
từ sáng đến tối của người dụng công phu, tức là muốn
các ông động tịnh nhất như, không phân biệt đêm ngày,
dụng công đều cần phải như thế. Tai sao cần phải như
thế? Không được nghỉ ngơi chăng? Cần phải hiểu: Các ông
có công phu chân thật như thế tương lai mới được chỗ
ngộ chân thật, nếu các ông có một chỗ nào chưa làm tới
nơi thì tương lai chỗ ngộ cũng có một chỗ chưa tới. Chân
ngộ là nhất ngộ nhất thiết ngộ, nếu có một tí chưa
ngộ thì không được gọi là chân ngộ, cho nên cần cái chân
hạnh hiện tại của các ông, cái ngộ tương lai nhất định
sẽ được chân.
Nhưng
mà ngộ này tuyệt không phải là cầu ngộ, cũng không phải
là suy nghĩ ngộ, cũng không phải tùy cái miệng nói ngộ.
Muốn chân ngộ cần phải chân hạnh, hành đến nơi thì tự
mình sẽ được ngộ. Nhưng các ông cần phải ôm chặt lấy
câu thoại đầu, đi cũng tham, ngồi cũng tham, công phu đứng
đắc cũng tham, không đứng đắn cũng tham, có vọng tưởng
cũng tham, có hôn trầm cũng tham; các ông có tha thiết chịu
khổ chịu tham như thế, công phu chân thật bất hư thì còn
muốn khai ngộ làm chi nữa? Ta nói không ngộ cũng còn được.
Tại sao vậy? Các ông có thiết tha chịu khổ mà tham như thế,
chân thật bất hư mà làm thì còn sợ gì tam tai bát nạn?
Sợ gì tứ sanh lục đạo? Sanh tử luân hồi? Tất cả đều
không sợ!
Vậy
không phải là không khai ngộ cũng được chăng? Công phu các
ông dụng đến nhà rồi, đâu có lý nào không khai ngộ? Thí
dụ: đường đi đến Trấn Giang, Qua Châu, ra cửa chùa đi
thẳng về hướng Nam, nhắm mắt phóng chân mà chạy, trên
đường có người, ta cũng không hỏi, đến hay không đến
cũng không hỏi, chạy suốt một ngày thì đến nơi rồi. Đã
đến Qua Châu thì có được nói là chưa đến Qua Châu chăng?
Hay là bảo ông chạy về hướng Nam, ông chạy thì phải rồi,
nhưng ông mới lên đường, nhìn bên Đông một cái, ngó bên
Tây một cái, kiếm người ngồi xuống nói chuyện, uống chén
trà rồi hỏi: “Còn được bao xa?”. Các ông như thế thì
có còn được đến chăng? Dụng công phu cũng như đi đường,
bảo ông đề câu thoại đầu cứ thẳng mà tham đi, đắc
lực cũng tham, không đắc lực cũng tham, khai ngộ ta cũng không
hỏi, không khai ngộ ta cũng không hỏi, chung quy khi ta đến
nơi rồi không khai ngộ cũng không được, công phu của các
ông chưa đi đến chỗ, muốn khai ngộ cũng không được. Cũng
như đi đường đến Qua Châu rồi, ông nói không phải Qua
Châu thì không được! Chưa đến Qua Châu ông nói là qua Châu
cũng không được!
Trong
các ông có một số đông người bảo cứ thẳng tay mà dụng
công, các ông chịu dụng thì cũng như người đi đường đó
vậy, nhìn bên Đông, ngó bên Tây như thế tức là vọng tưởng,
hôn trầm, hỏi thăm chỗ này có phải là Qua Châu không, sự
thật giống y như thế! Các ông dụng công cũng như vậy. “Tôi
đã ngộ rồi chứ?”. Thấy thần, thấy quỷ, tự mình xuyên
tạc bậy bạ, tự mình bày đặt này nọ, suy nghĩ phân biệt,
tự mình làm hỏng mình, còn đổ thừa ai? Các ông còn tưởng
gạt người ta là xong, gạt người ta thì được chứ tự
gạt mình thì đến lúc chịu quả báo có kêu khổ cũng vô
ích! Bởi vì các ông làm nhân không thật, đương nhiên phải
chịu quả báo. Cho nên bảo các ông đừng có cầu ngộ, thay
vì cầu ngộ thì lấy tâm đó để dụng công phu thì tốt
hơn biết bao! Đề câu thoại đầu này, các ông không dụng
đến chỗ đi không biết đi, ngồi không biết ngồi mà muốn
được một tí thọ dụng thì không thể được, không phải
ba ngày, năm ngày, ba tháng, năm tháng thì được đến nhà
đâu! Muốn các ông không hỏi đến ngày tháng, cứ đề một
câu thoại đầu mà tham thẳng đi, hai ba chục năm mà còn chưa
ngộ cũng đừng có nghỉ ngơi. Ta hỏi ông: Niệm Phật là
ai? Niệm Phật là người nào? Các ông không ai mở miệng trả
lời được. Người thiên hạ đều bị nhốt trong cửa này,
các ông có người nào nói: “Người thiên hạ bị nhốt ở
trong thì được chứ tôi thì không!”, còn có người nào
được như vậy không? Nếu được như vậy thì công phu dụng
công trong ba mươi năm của ông, ta hỏi đến niệm Phật là
ai, ông hẳn có lời nói rồi. Ta mới hỏi thì ông lập tức
trả lời được. Các ông tưởng xem: Người thiên hạ đều
bị nó nhốt hết, không mở miệng ra được, chỉ vì “Niệm
Phật là người nào?” không thể trả lời được. Khi công
phu dụng đến nơi rồi ta hỏi thì ông đáp được, còn công
phu của các ông chưa dụng được, thiền cũng không biết
tham, mở miệng lại muốn giữ bộ mặt giả: “Ta ngộ rồi,
ta biết rồi, ta lĩnh hội rồi!”. Các ông như thế này thì
chỉ là kẻ đứng ngoài, chỉ là kẻ nói suông! Có chỗ nào
tốt đâu? Ông gạt người ta thì được chứ tự gạt mình
thì phải chịu khổ não lắm! Từ hôm nay trở đi có thỉnh
khai thị, bất cứ đến phòng của ta hoặc liêu phòng của
sư Ban Thủ, không cho nói chuyện gì khác, hể cứ đến thì
nói “Niệm Phật là ai?”. Trước kia thỉnh khai thị là các
ông hỏi ta, hôm nay ta muốn sửa đổi lại quy củ, không cho
các ông mở miệng, hễ ông đến ta hỏi các ông liền: Niệm
Phật là người nào? Ông phải nói ngay, ông nói không ra thì
ta cho ông một trận hương bảng. Hoặc giả ông không dám
mở miệng, trong bụng ông không muốn đi, hễ ta tra xét đến
người nào không đi ta sẽ đến thiền đường hối thúc chạy
hương, ít nhất cũng phải đánh năm, ba cái hương bảng. Bởi
vì công phu không ép buộc không được, không ép thì không
tiến bộ được. Nhưng ta hỏi các ông, nếu như các ông nhất
định muốn đáp, giả sử đáp sai, không đúng, ta nói cho
các ông biết: hương bảng của ta đánh xuống sẽ làm cho
các ông chịu không nổi đâu! Nếu thấy mình chưa nắm vững
được thì đừng mở miệng, ăn hai cái hương bảng là xong;
Nếu mở miệng nói bậy thì ta sẽ chẳng khứng đâu! Các
ông hãy phát tâm tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
25 tháng 11 (Thất 6 ngày thứ năm).
Người
trong Thiền tông không được mở miệng nói bậy, giả sử
nói sai một câu thì phải bị hư thân mất mạng. Thân ông
hư rồi, mạng mất rồi còn kể là việc nhỏ. Vậy thế nào
là việc lớn? Trả lời bậy một chữ là đọa xuống địa
ngục A tỳ. Ông thấy việc này có còn nhỏ chăng? Tại sao
lợi hại như thế? Không phải là ta nói mà lời vàng Phật
đã nói: “Chưa chứng nói là chứng, chưa được nói là được,
chưa minh nói là minh, chưa ngộ nói là ngộ, là đại vọng
ngữ phải đọa địa ngục A tỳ”. Đây là Phật không thể
nói sai được. Nói chứng là chứng cái gì? Chưa chứng được
Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả mà nói đã chứng được
rồi. Nói đắc là chưa đắc được Tam minh, Lục thông, Bát
giải thoát mà tự mình đã đắc được. Nói minh là chưa
có Thiên nhĩ minh, Thiên nhãn minh mà tự nói đã minh, cũng
như nói niệm Phật là người nào mà không biết tức là chưa
minh, đáp lại được một câu tức là đã minh; vốn đáp
không được mà mở miệng đáp một câu tức là tự nói mình
đã minh. Nói ngộ là đối với bách thiên tam muội của thập
phương chư Phật, vô lượng diệu nghĩa của hết thảy Tổ
Sư, một tí chưa ngộ mà tự nói là đã ngộ. Nếu tham câu
thoại đầu được ngộ rồi, thì nói trần nói sát vô cùng
vô tận, câu thoại đầu này chưa ngộ thì mở miệng không
được, như trả lời một câu thì tức là đã nói. Cứ theo
như thế thì có phải chăng cứ đáp sai một câu thì phải
đọa xuống địa ngục A tỳ? Đại khiếu hoán địa ngục,
tiểu khiếu hoán địa ngục đều có phần của ông, cũng
như trái cân rớt xuống nước chìm thẳng tận đáy.
Hôm
nay các ông có vị tùy tiện đáp bậy một câu, bởi vì ông
không hiểu cái thứ nhân này rất lợi hại, ta thấy ông rất
đáng thương! Cái câu nói này không phải nói rồi là xong
việc! Người xưa đáp sai một câu đọa thân làm cáo chồn
năm trăm kiếp – Công án trước Bách Trượng với sau Bách
trượng - Nếu các ông thực lấy câu thoại đầu mà tham cho
thông suốt rồi thì tự nhiên được miệng chứ không phải
không được mở miệng mãi. Khi ông đã đi đến nơi, không
những miệng có thể nói chuyện được, mà tai cũng có thể
nói chuyện được, mũi cũng nói chuyện được, người xưa
đã chẳng nói: “Tận cùng đại địa là miệng của ta”.
Vậy so với hư không còn lớn hơn! Ta hỏi ông nữa: Hư không
ông có thể nuốt được chăng? Ông đương nhiên đáp: “Tôi
đã nuốt xuống rồi!” . Ta lại hỏi nữa: Hư không nuốt
xuống rồi thì thân để tại chỗ nào? Phải rặn cho ra, ông
phải trả lời ta một câu, không mở miệng không được!
Hãy tham!
KHAI
THỊ
Ngày
26 tháng 11 (Thất 6 ngày thứ sáu).
Người
tham thiền công phu đến lúc thâm nhập thì tự nhiên thân
tâm đều mất, động tịnh quên cả, cho nên bảo các ông
lúc động dụng như thế, lúc tịnh cũng dụng như thế.
Công
phu lúc tịnh dụng cách nào, công phu lúc động dụng cách
nào. Sở dĩ chia ra động tịnh là vì thực tại đối với
các ông là người sơ dụng công, nên bất đắc dĩ mới nói
như vậy. Chỉ cần đề câu thoại đầu lên, không minh bạch,
nhận chân mà nắm chắc lấy, không cho có một tí ti gián
đoạn; ông quả được chân thật bất hư mà dụng công như
thế thì ông thử mở mắt ra xem, tâm để chỗ nào? Đương
nhiên tâm bất khả đắc. Tâm đã bất khả đắc thì thân
cũng đương nhiên bất khả đắc. Tại sao vậy? Vì tâm trụ
nơi thân, thân do nơi tâm mà có, có thân thì có tâm, thân
với tâm không thể rời nhau. Hôm nay công phu đứng đắn,
tâm bất khả đắc, thân cũng bất khả đắc, cái này chẳng
phải là làm công phu đến chỗ thân tâm đều mất ư? Động
phải do thân động, tịnh cũng phải do tâm tịnh. Trên thân
tâm có động, có tịnh tất cần phải phân biệt mới biết.
Công phu của ông đến thân tâm bất khả đắc, lấy cái gì
mà phân biệt? Đã có phân biệt thì không phải là đã có
tâm rồi sao? Tâm đã có thì tất cả đều có, thế còn nói
công phu gì nữa? Có công phu thì không có tâm như thế. Đã
không có tâm thì quyết định không có phân biệt, đã không
phân biệt thì cái tướng động tịnh lại càng bất khả
đắc, cho nên nói động tịnh đều quên cả.
Nay
các ông đã đả năm, sáu thất rồi mà công phu chưa đến
chỗ này, nếu công phu không dụng được đến chỗ này mà
trong kỳ thiền thất này muốn được một ít tin tức, muốn
được hiểu biết một chút xíu thì cũng không có phần của
ông rồi! Nếu liễu sinh thoát tử lại không có phần của
ông nữa! Theo như thế thì không phải là đã chịu một phen
cực khổ mà cũng như không sao? Hoặc có người từ thiên
sơn vạn thủy đến đây, suốt năm chỉ hy vọng trong kỳ
đả thất được liễu thoát sinh tử, được khai ngộ cuối
cùng (đáy thùng rơi ra). Ta thấy các ông chẳng có người
nào làm được cả, cho nên muốn giúp các ông, bắt các ông
ở trong thiền đường, muốn các ông chân thật dụng công
không có một tí phóng túng, nếu có một tí lười biếng
thì lập tức phải thúc hối chạy hương, các chạy hương
này thì sẽ làm cho các ông mất mạng! Bảo các ông đi đến
liêu phòng, muốn các ông nói, nói không ra thì đánh cho một
trần loạn hương bảng! Thế nào là loạn hương bảng? Quy
củ hương bảng là: hai, năm, tám, ba, sáu, chín cái này là
theo quy củ; loạn hương bảng là lấy hết sức ra mà đánh
không hỏi mười cái hay tám cái, đó là loạn hương bảng.
Cần phải hiểu cái loạn hương bảng này thật làm cho người
ta mất mặt, bị đánh loạn hương bảng rồi mặt mày trông
khó coi lắm! Các ông còn có người nào thấy sự đánh loạn
hương bảng bị mất mặt là việc không đáng kể chăng?