KHAI
THỊ
Ngày
5 tháng 12 (Thất 7 ngày thứ 7).
Căn
trần thức đều bỏ, tâm ý thức đều quên, mười phương
hư không đoạn dứt, chẳng còn tên gọi thánh phàm”. Bốn
câu này có liên hệ đến việc khai ngộ và tin tức khai ngộ
trên đường dụng công phu, chúng ta nghiên cứu thử xem. Nếu
người có chút công phu nghe rồi sẽ hiểu ngay. Còn những
người không dụng công hoặc không nghe có thâm nhập tí gì,
nghe những lời này thì một chút mùi vị cũng không có.
Theo
các ông suy nghĩ thì: “Căn trần thức, tâm ý thức đều
bỏ hết, quên hết rồi thì không làm gì được nữa”. Các
ông nghĩ xem đúng hay không? Khi căn trần thức quên rồi thì
lúc ấy các ông sợ rằng đâu thể làm gì được nữa? Các
ông không những không muốn quên mà không chịu quên. Vậy
đối với loại người như các ông không nên nói những lời
này.
Cần
giải thích cho các ông: Trong Thiền tông căn là thân, trần
là ngoại cảnh. Trong Giáo môn căn là lục căn, trần là lục
trần, mỗi căn đối với một trần, trong đó lại có một
thức. Thiền tông nói tâm ý thức tức là tâm biết khởi
niệm, phân biệt tất cả; nói tóm lại là tâm ý thức. Giáo
môn lại không nói như vậy mà nói là tiền ngũ thức, rồi
lục thức, thất thức, bát thức. Người dụng công tại sao
cần phải bỏ, cần phải quên? Vì những thứ này đã làm
ta bị bó buộc từ vô thủy kiếp đến nay; nếu ta không chịu
bỏ hết, quên hết thì không biết bị bó buộc đến ngày
nào nữa! Nên cần phải bỏ cho sạch hết thì mới có thể
làm việc trong nhà mình, mới có thể đi con đường về nhà
của ta. Những thứ này đối ta rốt cuộc có quan hệ như
thế nào? Cần phải biết rõ: Chúng ta sinh tử không dứt,
bởi vì cáí tâm phàm phu hiện nay, vì có tâm nên có thân,
có tâm thân nên mới có thế giới, lại bị thân tâm thế
giới bó buộc chúng ta quá chặt chẽ. Cho nên muốn dứt thân,
tâm, thế giới thì cần phải dứt nhãn, tỹ, thiệt, thân,
ý (đây là căn mà căn ở trên thân mình), dứt sắc, thinh,
hương, vị xúc, pháp (là trần mà trần lại ở trên thế
giới), và dứt luôn thức (thức do tâm mà có), dứt được
căn trần là dứt (liễu) được thân, tâm và thế giới. Trong
Giáo môn vậy là rất tốt và rất cao, trong Thiền tông
thì là việc chưa đáng kể.
Cái
ta giảng hôm nay là của Thiền tông chứ không phải Giáo môn.
Tại sao? Thiền tông còn có gì đặc biệt khác hơn? Khác ở
chỗ nào? Sự liễu của Giáo môn là cho họ đã dứt được
rồi, nay Thiền tông muốn liễu cái liễu của Giáo môn. Thí
dụ họ dùng tay để liễu thì ta cần liễu cái tay của họ,
họ dùng chân để liễu thì ta cần liễu cái chân của họ.
Tại sao? Cần phải biết: Dù lực lượng thân, tâm, thế giới
có lớn thế nào cũng không lớn bằng lực lượng “liễu”
của thân, tâm, thế giới; chữ “liễu” này của các ông
không dễ gì hiểu được. Thí dụ: Tất cả đường đi đều
như như thân tâm và thế giới, muốn liễu những con đường
này thì cứ dùng chân đi đến cùng tột thì liễu được
thôi! Những con đường liễu được đó là do chân đi mà
liễu, hai chân này tức là chân để liễu con đường, cũng
là chân để liễu thân tâm và thế giới. Lực lượng của
hai chân này rất lớn, thiên đường địa ngục cũng do nó,
thành Phật làm Tổ cũng là nó, luân hồi lục đạo cũng do
nó, làm trâu biến ngựa, thành côn trùng cũng không ngoài nó.
Trong Thiền tông muốn liễu thì trước tiên phải liễu hai
chân này. Các ông xem: Sự “liễu” này có phải đoạn dứt
mười phương hư không? Các ông nghĩ xem công phu như vậy đã
đến nhà được chưa? Theo ta thì chưa được. Tại sao? Công
phu tuy có nhưng vẫn chưa khai ngộ, gọi là giữa đường.
Những lời này vốn chẳng muốn giảng, có giảng cho các ông
nghe là vô vị. Nếu như ta nói đến đâu các ôn hành được
thì ta cũng nói được, mới có thể nói là thuyết đến đâu
hành đến đó. Ta thuyết được các ông hành không được
thì còn đâu là tốt được? Tuy nói như thế, nhưng các ông
tuy chưa hành đến, ta nói như vậy cho các ông nghe, tương
lai các ông cũng sẽ y theo lời ta mà nói cho người khác nghe.
Khi các ông hành đến chỗ lời ta giảng thì mới biết được
tâm can của ta! Nếu không thì ông nói ta là Diệu Thọ, ta
nói không phải, ông nói ta là Lai Quả, ta cũng nói không phải,
có thể nói là gặp mặt mà không biết người, vậy các ông
còn biết chăng? Đối với Thiền tông những việc này cũng
không coi là kỳ lạ.
Nay
ta theo thứ tự giảng cho các ông nghe. Sự thật thì không
có thứ lớp, không cần đôi chân để đi mới đúng, luôn
cả chân cũng không cần đi đầu còn thứ lớp gì nữa? Không
phải bốn mươi bốn cấp bực hay năm mươi lăm cấp bực
của Giáo môn, tu đến cấp bực nào chứng quả cấp bực
đó, từ bước một mà bước, nếu muốn một bước lên hai
cấp cũng không được. Thiền tông chẳng những không có cấp
bực mà luôn cả chân cũng không cần, nhưng vẫn ngồi trên
cao được, so với họ vẫn cao hơn nhiều. Vậy đoạn dứt
mười phương bằng cách nào? Cần phải biết nếu có thế
giới thân tâm để liễu thì phải có ta năng liễu. Ấy đều
là lời nói của Giáo môn: “Có năng có sở, năng sở đều
liễu, chính giữa cũng không trụ”, gọi là Tam luân thể
không. Thiền tông thì không phải vậy, chỉ cần câu thoại
đầu một mạch tiến đến, không rơi vào cấp bực.
Trong
Thiền tông có công phu được như vậy có thể gọi là đoạn
dứt mười phương chưa? Chưa đâu! Trong Thiền tông cho đó
là chưa vào cổng, còn ở giữa đường, còn là kẻ đứng
ở ngoài cửa. Tại sao Thiền tông lại có chỗ sâu xa kỳ
lạ như vậy? Các ông phải biết người sức yếu mà đến
chỗ ngân sơn thiết bích (núi bạc vách sắt) thì không có
cách nào vượt qua! Cứ cho ngân sơn thiết bích này không có
ngày mở ra được! Nhưng những người có sức mạnh thì ngân
sơn thiết bích chẳng thể nhốt được, khi họ đến chỗ
đó thì một tay đập bỏ ngân sơn, một chân nhảy qua thiết
bích mới là việc của họ. Đợi khi các ông đập bể ngân
sơn, nhảy qua thiết bích rồi thì ta mới nói chuyện đoạn
dứt mười phương cho các ông nghe! Hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
6 tháng 12 (thất 8 ngày đầu).
Người
dụng công phải có công phu để dụng mới gọi là đạo nhân.
Giả sử nói là người dụng công, nhưng đối với sự thực
hành của chính mình thì lại không được công phu, sao gọi
là đạo nhân được?
Hành
đạo cũng như đường, lúc đầu ở ngã tư đường đi qua
đi lại thấy đông đảo, tốt quá, người đi lại thì nhiều,
cái gì cũng có, lần lần hình như kẻ qua lại ít đi thì
bớt náo nhiệt rồi. Đi nữa thì đến chỗ ven vùng sơn dã
khó mà thấy được một người, vắng vẻ cả rồi, càng
đi nữa thì đến chỗ thâm sơn cùng cốc, một người cũng
chẳng có, cảnh vật thanh vắng, đường đi càng nhỏ. Các
ông người có dụng công đối với lời nói này ắt thấy
rất tương ứng với mình, một điểm, một chữ cũng không
sai. Người không dụng công được không biết lời của ta
nói là gì, đường phố cũng không biết đường phố ở thị
trấn nào, núi cũng không biết núi gì, đường nào cũng chẳng
biết đường nào hết, thiệt làm cho người ta mò chẳng ra
được! Đại khái các ông có loại tri kiến này. Ta phải
nói rõ cho các ông biết: Đây là lời nói về sự công phu,
các ông đừng làm ở bề ngoài. Vậy đường đi đã hết,
lần lần đến chỗ thâm sơn cùng cốc, đến chỗ này rồi
thì còn đường đi nữa không? Đường thì không có để đi,
nhưng trên công phu làm sao lãnh hội được? Lúc mới đầu
đề lên câu thoại đầu thì vọng tưởng, phiền não, tham
ái, si mê v.v… so với ngã tư thành phố còn náo nhiệt hơn,
bởi vì quá nhiều; hôm nay cũng câu thoại đầu ngày mai cũng
câu thoại đầu, cũng như đi đường vậy, cứ tham chậm chậm;
cầu thoại đầu tham lâu ngày rồi thì dần dần vọng tưởng,
sân ái, phiền não v.v… đều bớt đi. Lại nữa nghi tình
biết đề lên rồi thì lần lần quen thuộc thôi! Nghi tình
khi đã quen thuộc thì giống như đến nơi sơn dã vậy, vọng
tưởng phiền não khó mà khởi lên được. Tham nữa, khởi
nghi tình nữa thì nghi tình này sẽ thành khối thôi. Con đường
trước mặt ban đầu càng đi càng nhỏ lại, thanh vắng im
lặng; đến bây giờ khi nghi tình thành khối thì cũng không
còn đường để đi nữa mà một chút mùi vị cũng không có,
cô đơn thanh vắng, nhưng tri kiến các ông tưởng là: “Không
đúng! Làm sao người dụng công trên công phu lại tạo thanh
vắng làm gì? Náo nhiệt thì tốt biết bao, tại sao lại muốn
cô đơn thanh vắng, một chút mùi vị cũng chẳng có làm gì?”.
Đúng
vậy! Nhưng ta nói: muốn náo nhiệt để làm gì? Đường đi
đã không có, náo nhiệt để chỗ nào? Không có mùi vị thì
còn có miệng không? Miệng đã không có thì lưỡi ở đâu?
Còn mùi vị hay không? Không có lưỡi thì không thể nào biết
được, lưỡi đã không thì mùi vị từ đâu đến? Đối
với chữ Thiền đương nhiên cần phải tham. Nhưng công phu
hành đến nơi còn nói chi là Thiền? Thí dụ có bệnh mới
uống thuốc, bệnh hết rồi còn uống làm gì? Nếu bệnh hết
mà còn uống thuốc thì không đúng rồi! Bệnh hết, thuốc
nhất định phải bỏ. Lời này các ông có hiểu được chăng?
Nếu những lời nói về công phu lúc mới đầu này có chút
lĩnh hội thì cũng không cô phụ các ông là người đả thiền
thất. Như thế đường ta nói đã đi xong chưa, có còn đứng
tại chỗ này hay đã lùi về phía sau rồi? Còn đứng tại
chỗ này thì không đúng, không thể xong việc, người đứng
trên đường đã không đúng, sụt lùi lại càng không đúng
nữa. Đến thì cứ đến! Muốn các ông thối lui phía sau thì
phía sau là lửa cháy mạnh, đương nhiên không lùi được,
không lùi nhất định phải tiến về phía trước, không tiến
cũng phải tiến, đây không phải là việc dễ gì làm được.
Muốn duỗi chân ra thì chân không có chỗ để duỗi, muốn
đưa tay ra cũng không có chỗ mà đưa, các ông hãy nghĩ xem:
cũng như con dòi trong lu mặc dù bò ra không được cũng ráng
sức mà bò, chỉ muốn đi trốn, bò qua bò lại còn có thể
lăn lộn vài lần. Các ông công phu nghi tình đã thành khối
rồi, trong khối này còn được lăn lộn không? Sợ không dễ
gì? Bởi vì cái khối này lớn quá, muốn duỗi chân ra thì
một tí chỗ hở cũng không có. Trong hư không cũng ở trong
khối này, ngoài hư không cũng ở trong khối này, thập phương
chư Phật cũng ở trong khối này. Các ông thử nghĩ xem: Chân
này duỗi ra chỗ nào? Tay đưa ra chỗ nào? Nhô đầu ra đâu?
Muốn duỗi chân một chút thì chỗ đưa chân cũng ở trong
khối này, và nhô đầu ra cũng vậy. Không những tay chân,
chúng ta còn phải nghiên cứu xem xét rốt cuộc khối này là
bao lớn? Con người của ta ở trong hay ở ngoài cái khối này?
Bên ngoài còn có chỗ nào, mà ở trong thì tướng mạo ra sao?
Các ông đều cần phải thấy được một tí mới tốt, cần
phải rõ ràng thấy đến mới đúng; chỉ nghe nói thôi thì
vẫn còn là của ta.
Cái
khối này lớn lắm, không những hư không bị nó lôi cuốn
vào trong mà ngay cả Phật Thích Ca, các đại Bồ Tát, Văn
Thù, Phổ Hiền, Quan Âm cho đến thập phương chư Phật đều
bị khối này bao gồm vào trong. Thiên đường, địa ngục,
sâu bọ con kiến cũng đều ở trong khối này, các ông hiểu
hay không? Cần nghiên cứu xem, đây không phải là việc nhỏ
đâu. Tại sao? Các ông không nghiên cứu nó cho rõ thì nói
làm sao đập bể khối nghi? Làm sao đập vỡ được khối
nghi? Nếu nói khối nghi đập bể đích thân nhìn thấy bản
lai diện mục là nói bậy! Ông nói ông thấy bản lai diện
mục của ông, như vậy còn có bản lai diện mục của ta chăng?
Diện mục của người khác có hay không? Cái diện mục này
so với nghi tình thì lớn hay nhỏ hơn? Nói câu: “Đập bể
khối nghi, đích thân thấy bổn lai diện mục”, đó đều
là do các ông học từ bên ngoài mà thôi. Ta hỏi câu thứ
nhất thì các ông đều đáp không nổi. Sở dĩ muốn các ông
tự mình thấy được, muốn thiết thực thảo luận qua; nếu
không thấy được như vậy, thân thiết như vậy, dù cho các
ông nói thật đập bể khối nghi thì vẫn còn là kẻ mang
mặt nạ (bộ mặt giả)! Phải hiểu là “Vạn lý trình đồ
thủy chung bất ly sơ bộ” (đường đi vạn dặm thủy chung
không rời bước đầu tiên). Nếu không thấy được rõ ràng
thì cứ sai mãi, ngàn sai muôn sai đều do cái sai này. Rất
cần yếu là tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
7 tháng 12 (Thất 8 ngày thừ).
(Giảng
sự tích Phật Thích Ca nửa đêm trông thấy sao sáng mà thành
đạo và thuyết pháp v.v… Nay lược bỏ).
KHAI
THỊ
Ngày
8 tháng 12 (Thất 8 ngày thứ 3).
Người
hành đạo như trên đường vạn dặm trở về nhà, mà nay
đã đi được chín ngàn dặm rồi, chẳng bao lâu nữa thì
về đến nhà. Tỷ như đỉnh núi muôn trượng, chúng ta từ
chân núi mà trèo lên ngọn, một chân cứt chó, một chân gai
góc, muốn tìm một con đường lớn để đi mà không có, chẳng
hỏi có đường hay không có đường mà chỉ hướng đi lên;
hôm nay cũng trèo, ngày mai cũng trèo thì trèo lên được thôi.
Trèo lên thì được rồi, đến đầu ngọn núi chỉ có chỗ
để đặt một chân thôi, nhìn xuống là vách núi muôn trượng,
động chân thì bước vào hư không, chung quanh đều không còn
chỗ. Đến chỗ này rồi đứng lại, dường như là tốt lắm,
có thể nói: “Đỉnh núi muôn trượng”, “Đầu sào trăm
thước”. Đến nơi này rồi tốt thì tốt nhưng còn thiếu
một bước đường, một vạn dặm đi được 99.999 dặm rồi,
chỉ thiếu một dặm nữa thì đến cái nhà bản lai của chúng
ta; đến được nơi này rồi thì hy vọng vô cùng. Một dặm
đường này chỉ cần các ông bước chân là có thể đến
nhà, chỉ cần bước chân một chút thôi thì có thể hy vọng
thành Phật, hy vọng làm Tổ, cho đến hy vọng siêu Phật việt
Tổ cũng ở cái bước này. Tại sao lại phải bước thêm
một bước? Chỗ này đương nhiên là không tốt mà người
xưa đã nói như thế rồi. Tại sao vậy? Người xưa nói: “Người
ngồi trên đầu sào trăm thước tuy là được nhập nhưng
mà chưa chân thật”. Ấy là muốn nói: Lúc mà các ông đến
đầu sào trăm thước rồi ngồi xuống tại chỗ đó không
bước thêm về trước nữa, thì chẳng thể kể là người
chân thật về đến nhà. Ta hôm nay muốn hỏi các ông: Công
phu có đến được chỗ này chưa? Những lời này là vì các
ông cần công phu đến được chỗ này thì mới giảng cho
các ông nghe; trong kỳ thất thứ ba giảng mấy lời này là
vô dụng vì công phu các ông không dụng đến được nơi này,
nếu ở vào lúc bình thường lại càng không xong. Hôm nay đã
được bảy, tám thất rồi, công phu đương nhiên phải đến
chỗ này, các ông hãy nhủ lòng tự hỏi: Có hay không có?
Nếu công phu đến được chỗ này thì tốt lắm! Ta nói như
thế thì các ông nhất định lĩnh hội được; bảo các ông
bước thêm bước nữa, các ông cũng có thể tin chắc mà bước
tới, ấy chẳng phải là rất tốt sao? Không có được công
phu như thế thì ta uổng công nói rồi! Còn chỗ nào là có
ích đâu? Nhưng không thể vì các ông như vậy mà không nói
ra; công phu các ông không dụng đến, thất đả được bảy,
tám kỳ rồi, đương nhiên muốn giảng đến chỗ này cho các
ông, công phu các không dụng đến, ấy là các ông phụ ta,
không phải ta phụ các ông. Nhưng mà “đỉnh núi muôn trượng”
chỉ là một ví dụ, về công phu của chúng ta thì lại là
như thế nào? Cần các ông lĩnh hội một chút, từ chỗ không
biết mà dụng công, một chân cứt chó, hôn trầm vọng tưởng,
dụng đến thuần thục cho đến thành khối tự tại, cho đến
đỉnh núi muôn trượng. Nhưng mức công phu này làm sao đến
được? Lúc công phu đến mức thành khối thì quét bỏ cả
tâm, ý, thức mới có thể đạt đến mức này.
Nói
cho rõ ràng một chút: Tâm là cái năng tri, tất cả thiện
ác, thế gian xuất thế gian là sở tri của tâm, cái tâm này
phải lìa bỏ. Ý, nghĩa là tất cả pháp, chẳng kể là pháp
Đại thừa hay Tiểu thừa, nếu dùng bộ nào suy nghĩ một
chút thì liền rơi vào ý thức, cho nên cũng cần phải lìa
bỏ. Đó là chuyện trong Thiền tông, tuyệt không phải là
chuyện trong Giáo môn đâu, mọi người cần nhận biết cho
rõ ràng. Giáo môn không có chuyện như thế đâu!
Nói
đến chữ Thức tức là muốn các ôn nhận chân mà tham thiền!
Vậy thế nào là chân tham? Chân tham là vô tham. Ý nghĩa câu
nói này ta phải phân biệt dùm cho các ông một chút, vì câu
nói này người hiểu lầm rất nhiều. Tại sao vậy? Người
không biết dụng công nghe câu nói này rồi bèn nghĩ: “Tốt
lắm! Chân tham là vô tham, ta quả không biết tham tức là vô
tham, ấy chẳng phải chân vô tham sao? Vậy không cần dụng
công nữa rồi!”. Ông cứ cho đấy là rất đúng: “Ta là
vô tham”. Kỳ thực cái vô tham này của ông là cái vô tham
của lục đạo luân hồi, không phải cái vô tham siêu Phật
việt Tổ! Cái vô tham đó là công phu dụng được đến thành
khối mà chẳng biết có sự tham chứ chẳng phải là không
có tham. Ta hôm trước đã giảng về nghi tình thành khối rồi,
thập phương chư Phật, hết thảy Bồ Tát, lịch đại Tổ
Sư đều ở trong cái khối nghi này, không cho các ông biết
công phu của cái nghi tình thành khối này, tham cho đến chỗ
này không biết mình đang tham, đó mới là vô tham. Cái vô
tham này của các vị ấy có giống cái vô tham của người
hiểu lầm không? Nếu mọi người đã tham và chân tham cái
vô tham này, như thế thì cái vô tham này do chân thật dụng
công tự nhiên đến chỗ không còn tự biết, còn cho các ông
phân biệt chăng? Hễ cứ muốn phân biệt thì rơi vào cái
thức ngay! Cho nên không cho tâm biết, không cho ý suy nghĩ,
không cho thức hiểu thì mới kể là đến được “đỉnh
núi muôn trượng” cũng là “đầu sào trăm thước”.
Ta
muốn hỏi các ông công phu có đến chỗ này chưa? Các ông
cứ cho việc này là khó lắm, ta bảo là không khó. Các ông
cứ tự mở mắt ra xem, nơi các ông đứng là nơi nào? Công
phu đến nơi này, há có lẽ nào mà không thấy được chăng?
Nhưng mà ta muốn hỏi các ông: “Công phu có dụng đến chỗ
này chăng?”. Các ông đáp: “Tôi đến rồi!”. Ta lại hỏi:
“Nơi này mở mắt ra xem còn có gì nữa không?”. Các ông
cần trả lời ta mới đúng. Còn có người không? Còn có ta
không? Còn có Phật không? Còn có Pháp không? Còn có Tăng không?
Các ông nếu trả lời ta: “có”, đã nói có thì cái có
từ đâu mà có? Nếu nói không có thì các ông ở chỗ nào?
Đây không phải là việc nhỏ đâu, ta hỏi các ông, các ông
phải biết thật rõ ràng mới đúng. Nếu các ông có thể
dụng công phu đến chỗ “đầu sào trăm thước” thì nhất
định biết thôi.
Phải
hiểu được rằng: “Công phu đến chỗ này thì rất có hy
vọng; hễ tiến thêm một bước thì thọ dụng vô cùng”.
Hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
9 tháng 12 (Thất 8 ngày thứ 4).
“Vực
thẳm buông tay, chết rồi sống lại” (huyền nhai tán thủ,
tuyệt hậu tái tô), hai câu nói này người đã ở chốn thiền
lâm đại khái đều có nghe qua. Nhưng mà nghe thì cho ông đã
nghe qua, mà hành thì không không cho là các ông hành qua. Tại
sao vậy? Nếu ông đã từ chỗ này hành qua một chút, thì
hôm nay các ông chẳng phải là một người như thế này.
Đối
với công phu hai câu là công phu gì? Cần phải giải thích
rõ rệt cho các ông một chút: Thiền tông vốn không mượn
lời nói nhưng vì dẫn dắt các ông hành đạo, nếu không
nhờ lời nói thì lại chẳng có đường để đi, cho nên ở
phía trước ta nói, các ông có thể theo lời ta nói mà hành
cho đến, cái lời nói phương tiện này thì không thể hiểu
được. Cũng như hôm qua ta nói đến đỉnh nhọn ở trên đầu
núi, từ chỗ này mà bước thêm một bước nữa thì lọt
vào hư không, thế không phải là vực thằm buông tay sao? Nhưng
cái bước này rất là quan trọng. Tại sao vậy? Trước mũi
chân là hư không, vậy muốn bước chân này phải bước như
thế nào? Cái bước này động được thì phỏng có đường
đi không? Không thể bước đi trong hư không được, vậy có
người nào làm được cái chuyện bước đi trong hư không
chăng? Quả chẳng phải là chuyện chơi! Đối với người
công phu đến được chỗ này thì họ tự biết rõ là có
con đường này, họ không những buông tay đi mà còn buông
chân để chạy nữa, đi qua Đông qua Tây, đi lên đi xuống,
tùy họ đi như thế nào cũng có đường đi cả. Người không
có được công phu như vậy thì đáng tiếc lắm! Nghe ta nói
thì muốn chết đi! Làm sao một người lại một mình đứng
được ở chỗ cao như thế, bốn phía đều trống không, nghiêng
một chút thì mất mạng liền. Nếu như ta đem các ông đặt
lên chỗ ấy, các ông nhất định sợ chết, đâu còn biết
được trong hư không có đường đi hay không? Các ông hãy
nghĩ đúng không? Nhưng mà thí dụ ở trên không có đường
đi thì phải dùng biện pháp nào để có thể đi được? Há
chẳng phải là phép thí dụ không hợp chăng? “Thí dụ”
thì có nhiều lắm, nói nữa thì lại quá dài. Nhưng mà từ
chỗ này cứ bước một bước thì té xuống ngay! Theo ta nói
không những phải bước cho té xuống mà còn phải té cho chết
nữa, cho đến cái xác tan nát thành bột, một mảy lông cũng
không còn mới đúng. Nếu không té cho chết thì cũng chẳng
khác như chưa té! Như vậy thì cái công phu này của các ông
còn chưa đúng! Tại sao vậy? Ấy là nửa chết mà chưa chết,
chỉ thành một kẻ chết giả! Nếu như vậy lại thành quỉ
giữ xác. Cho nên cần phải té cho thật nát! Từ chỗ này
mới cho các ông được tuyệt hậu tái tô. Khi sống lại rồi
thì khác hẳn, không phải như người trước nữa.
Ngày
hôm qua ta nói vế tâm, ý, thức cần phải quên đi, nhưng tâm,
ý, thức quên rồi thì vẫn còn ở cái ổ tâm, ý, thức, công
phu đến chỗ này rồi thì phải lôi cái ổ này đập bể
nó đi. Cái ồ là thức thứ bảy và thức thứ tám đó. Có
thể bỏ rời thức thứ bảy và thức thứ tám ra thì công
phu mới có thể đến chỗ sống lại này được. Nếu không
thể lìa bỏ cái ổ này, thành Phật cũng là cái ổ này, làm
Tổ cũng là cái ổ này, thiên đường, địa ngục, cầm thú…
cũng từ cái ổ này ra, do vậy công phu nhất định phải
đến chỗ này. Ổ một khi đã phá tan thì mới bật ra một
tiếng “ồ” (tả sự ngộ). Đáy thùng rơi ra, chuyển mình
triệt để, quay đầu chuyển óc, chết rồi sống lại đều
là cái “ồ” này. Nhưng cái chỗ này không phải chỉ có
nói như thế, người xưa đã từng có những lời nói ra làm
bằng chứng vững chắc. Như thế nào vậy? Ấy là: “Đầu
sào trăm thước lại bước tới, thập phương thế giới hiện
toàn thân”. Đầu sào trăm thước, vách núi muôn trượng
đều như nhau cả, như các ông lên đến ngọn sào cao mười
trượng cũng như đứng trên đầu ngọn núi đó vậy; trên
đầu ngọn núi này lại bước tới một bước nữa; giống
như trên đầu sào trăm thước lại bước tới một bước
nữa, chết rồi sống lại cũng như thập phương thế giới
hiện toàn thân thôi. Hai câu nói này có thể chứng minh công
phu chúng ta đến chỗ này rồi thì về đến nhà vậy. Nhìn
trở lại thì có còn con người trước chăng? Còn là cái tâm
trước không? Các ông nghĩ xem: có phải là con người trước
không? Đại khái người là người trước đi, nhưng tâm thì
không vậy đâu. Người ta nói: “Ngộ cũng bằng như ngộ”.
Nếu nói người cũng như vậy, tâm như vậy là phế bỏ nhân
quả rồi! Trước khi chưa ngộ ăn ba chén cơm, ngộ rồi thì
vẫn là ba chén cơm, cơm thì vẫn nhự vậy nhưng tâm trước
với tâm sau khi ngộ rồi thì khác xa như trời với đất.
Từ
nay về sau điều ta nói là hay lắm! E các ông lại tưởng
rằng: “Có cái gì tốt đâu? Chẳng đả thất thì mới tốt!
Còn như muốn chúng tôi đả hai thất nữa thì làm người
ta khổ chết đi thôi! Mà lại nói là tốt chứ!”. Đúng đấy!
Ta nói: Trở về sau năm là năm tốt, tháng là tháng tốt, ngày
là ngày tốt, các ông còn có người biết không? Không kể
các ông công phu hành đến chỗ này hay không đến chỗ này
nhưng lời ta nói thì có giảng đến. Trở về sau nữa thì
ta chẳng nói như vậy nữa mà lại nói khác đi. Người chưa
ngộ trong số các ông, công phu chưa đến, nghe ta nói khác
đi thì thấy có điểm không tương ứng, bởi vì trở về
sau nữa ta sẽ không nói với loại người như các ông đâu,
vậy thì làm gì có sự tương ứng được. Ta giảng với ngộ,
ta chiếu cố toàn như vậy, cứ giảng đường đi cho các ông
nghe mãi thì thành ra dẹp bỏ người đã ngộ rồi sao? Đối
với các ông bất cứ là ta giảng đến nơi nào, mặc dù công
phu các ông không dụng đến, nhưng hôm nay ta giảng đến chỗ
này thì các ông tất phải hành theo, thế nào cũng phải hành
đến chỗ này mới được buông tay. Nếu không hành đến
chỗ này, không được cho là cái lời giảng của ta nói và
cái sự hành của các ông không giống nhau mà rồi buông bỏ
đi, như thế không đúng đâu! Còn cần phải hướng về phía
trước mà dụng công. Nếu không lại phụ cái phen công phu
khổ tâm này của mình đi thôi. Các ông hãy phát tâm. Tham
đi!
KHAI
THỊ
Ngày
10 tháng 12 (Thất 8 ngày 5).
“Trước
khi chưa ngộ việc còn ít, sau khi đã ngộ việc lại nhiều
thêm”. Hai câu này câu nói trong Thiền tông, muốn tìm nát
ba Tạng, mười hai bộ Kinh cũng tìm không ra.
Lời
nói trong Thiền tông và Giáo môn khác nhau chỗ nào? Giáo môn
thì không kể tâm hạnh các ông như thế nào mà chỉ cứ nói
thẳng đi thôi. Lời nói trong Thiền tông thì lại theo tâm
của ông đi đến chỗ nào thì nói chỗ ấy, cái không giống
nhau là ở chỗ này.
Các
ông hảy đề một câu thoại đầu mà tham cho đến u u nhã
nhã, thanh thanh tịnh tịnh không biết đến có người có ta
thì còn nói chi đến chuyện khác? Chỉ có câu thoại đầu
chẳng có gì khác, như thế thì suốt ngày tự tự tại tại,
tịch tịch tỉnh tỉnh. Các ông nghĩ xem: Có phải như vậy
không? Đã ngộ rồi thì lại không như thế. Tại sao vậy?
Các ông mở mắt ra nhìn một cái thì phải than lớn một tiếng,
chẳng ngộ thì thôi, một khi ngộ rồi còn có nhiểu chuyện
như thế: nhiều, nhiều lắm! Thí dụ như thế nào? Cũng như:
một cái nhà cũ mà chúng ta đã ở ba mươi năm trước, là
một căn phòng nho nhỏ, bên trong có đạc, hôm nay đã xa nhà
ba mươi năm rồi chưa hề trở lại một lần nào. Bỗng nhiên,
hôm nay đến nhà cũ, một chân đạp cửa mở ra, nhìn vào
một cái, thấy không được rồi: khói bụi trên bàn, rêu
xanh dưới đất dầy cộm! Trong nồi chuột làm tổ, cứt mèo,
màng nhện v.v… trước bàn thờ Phật không biết là bao nhiêu!
Nhìn thấy như thế còn có muốn nói là một căn phòng chăng?
Chỗ nào cũng không ở được, mặc kệ thì không được,
cần từ quét dọn từng món một. Còn may mắn là hai con mắt
đã mở ra, nếu không phải là mở mắt thì làm sao biết được
nhiều việc không tốt như thế? Đây là ví dụ, còn lãnh
hội về cái pháp thì sao? Người chưa ngộ suốt ngày cứ
ở trong sinh tử, phiền não, nghiệp chướng, vọng tưởng,
chẳng có tri giác gì; dù cho biết thì chỉ là nghe người
ta nói hoặc thấy được trong Kinh điển, chứ chưa tự bước
chân vào chỗ thực tế; thấy được từ bên ngoài, tuy thấy
mà cũng như thấy, cho nên khi họ dụng công thì có công phu
thôi. Hôm nay bỗng nhiên khai ngộ thì cũng như xa căn phòng
trong ngôi nhà cũ đã ba mươi năm rồi, hôm nay mới có một
bước mà về nhà vậy; mở mắt ra nhìn một cái thì mới
biết ra là còn có nhiều việc như thế! Mà có việc thì đương
nhiên phải giải quyết từng việc một.
Cổ
nhân đã có câu nói là để chứng minh cái công phu của chúng
ta đến được nơi này, cổ nhân nói: “Khi chưa đến ngõ
còn mặc ý, khi đến ngõ rồi việc càng nhiều”, ý nghĩa
hai câu nói này thì giống như việc ta nói ngày hôm nay thôi.
Đối với những ta giảng cùng các ông như thế thì thực
không cần phải giảng, chẳng qua trong Thiền tông những lời
nói như thế đều là viên nhân, viên chủng cả, các ông tuy
công phu chưa đến mà đem cái loại viên chủng này gieo xuống
thì việc gặt hái trong tương lai sẽ vô cùng tốt đẹp. Nhưng
người trong số các ông nhiều như vậy thì làm sao lại không
có người biết đường biết lối? Bắt gió, nắm bóng, những
cái không thực mà biết được một tí, hiểu một tí thì
cũng không phải là không khó. Vậy thì nhốt gió lại được,
nắm bóng lại được cũng kể là việc hiếm có. Thí dụ
như khi ta nói chuyện ở trong nhà, các ông tuy chưa vào nhưng
nếu đứng ngay ở ngoài cổng cũng có thể nghe được vậy,
giả sử có động một bước chân thì đương nhiên sẽ vào
được nhà. Sợ các ông cách xa ba ngàn dặm, còn chưa đủ
tư cách làm người đứng ở ngoài cổng, ngay cả đến loại
này không đủ tư cách thì ông biết còn dụng được gì chăng?
Người đến được chỗ này thì có cái thọ dụng này, ông
đến được chỗ này rồi, tuy có lắm việc như thế, còn
không được cho là nhiều; ông đến được chỗ này rồi
không những không sợ nhiều mà muốn càng nhiều càng tốt
nữa. Nếu sợ nhiều việc thì lại trở thành một người
vác bảng thôi! Đâu còn kể được là người mắt sáng? Người
mắt sáng làm việc toàn thể là sự lý viên dung. Người có
sức lực xuất chúng nhất khi ngộ như thế thì sự lý không
còn trụ, tâm cảnh không còn trụ, Phật cũng không trụ, Tổ
lại càng không trụ. Cổ nhân có câu nói: “Đi trên đầu
Phật”, trên cái ngộ này thì mới có thần thông, tuy có
thần thông nhưng cũng chưa phải là toàn thông, hãy xem các
ông căn nào bồi đắp được nhiều thì thông cái căn đó
trước.
Nói
sơ lược thì có ba loại cửa ải là Sơ Quan, Trùng Quan và
Mạt Hậu Lao Quan:
(1)
Giai
đoạn phá Sơ Quan: Cũng gọi là phá Bản tham tức là kiến
tánh. Chưa kiến tánh là mắt mù, nay kiến tánh là người
mắt sáng. Đến cửa này lý thì ngộ rồi, sự thì chưa liễu.
Sự tức là tập khí.
(2)
Giai
đoạn phá Trùng Quan: Tập khí là cấu bẩn. Ví như một
phẩn lâu ngày, múc từng gáo đổ ra ngoài hết rồi rửa sạch
cái thùng nhưng hôi thúi vẫn còn, nên phải cạo cho sạch,
cạo sạch rồi vẫn còn hôi thúi vì hôi thúi thấm sâu vào
gỗ thùng lâu ngày rồi. Nên phải bỏ luôn cả cái thùng.
Tất cả phẩn và hôi thúi đều là bệnh của tâm, bệnh tâm
cạo sạch rồi còn phải bỏ luôn cái tâm (vọng tâm) mới
được gọi là liễu sự.
Vậy
khi tâm sạch rồi, sự liễu rồi, lý cũng thông, sự cũng
dung, nên nói: “Sự lý song dung, tâm cảnh vô ngại”. Đây
tức là phá Trùng Quan.
(3)
Giai
đoạn phá Mạt Hậu Lao Quan: Phật, Tổ chẳng trụ, Niết
Bàn chẳng trụ, không còn gì để trụ nữa, đến đây thì:
“Trên đầu có mắt, sau não đập chùy”, tác dụng của
bộ não sạch hết, dụng của Tự tánh hiện tiền, gọi là
phá Mạt Hậu Lao Quan tức là cửa ải kiên cố cuối cùng.
Đây là sự giải thích đứng đắn về tam quan của tổ Hoàng
Long trong Thiền tông vậy.
Nếu
thật người có con mắt sáng thì đương nhiên việc càng nhiều
càng càng tốt. Tại sao vậy? Vì cái chỗ của người mắt
sáng thấy, người khác không thấy được cho nên mới gọi
là mắt sáng. Vậy thì, mắt sáng thì mũi có thể sáng được
không? Tai cũng có thể sáng được không? Sáng thì tất cả
đều sáng mới đúng! Lỗ tai cũng có thể thấy được vật,
mắt cũng biết được thơm thối. Năng sở hỗ dung (dung thông
với nhau), sự là lý, lý là sự, dụng là thể, thể là dụng,
dụng cũng lại là tâm, tâm cũng lại là sự. Cầm hương bảng
vào tay là tâm, tâm là hương bảng, tiểu tiện là tâm, tâm
cũng là tiểu tiện. Các ông nghĩ xem: Có được cái hỗ dụng
này thì còn sợ nhiều việc gì nữa? Nhưng hôm nay các ông
là người dụng công phu chưa đến được chỗ này thì cần
phải nhận chân tham cứu. Nói chung cần phải dụng công cho
đến sau khi đại ngộ rồi thì mới kể là mục đích của
các ông. Nếu chưa đến chỗ đó thì không thể buông bỏ
công phu đi được. Hiện tại các ông đứng ở nơi đây,
ta hỏi các ông: “Đứng ở chỗ nào?”. Các ông nhất định
sẽ đáp: “Đứng ở trên gạch”. Đợi các ông đến lúc
đó ta lại hỏi các ông: “Đứng ở chỗ nào?”. Các ông
nhất định sẽ đáp: “Chẳng phải đứng trên gạch”. Không
đứng ở trên gạch thì đứng ở chỗ nào? Hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
11 tháng 12 (Thất 8 ngày thứ 6).
“Ngộ
lý nhất thời, liễu sự xa xôi”, ngộ lý thì trong sát na
có thể ngộ được, ngộ rồi thì thời gian liễu sự rất
dài, không phải là một ngày, hai ngày mà liễu được. Nhưng
ba cái cửa ải của chỗ ngộ trong Thiền tông từ thời Đường,
Tống trở về trước không có chuyện Tam quan gì cả, đến
thời Tống mới có Thiền sư Hoàng Long lập ra cửa ải Tam
quan; Thiền tông thật không có ba cửa này: thứ nhất là Sơ
Quan, thứ nhì là Trùng Quan, thứ ba là Lao Quan. Danh từ (tên)
của ba cửa ải này tuy trên phương diện dụng công thì có
trước sau, nhưng không phải là có thứ công phu nào đặc
biệt dùng để phá Sơ Quan, phá Sơ Quan rồi cũng chẳng phải
có thứ công phu đặc biệt nào để phá Trùng Quan, cũng chẳng
phải phá Trùng Quan xong rồi lại có công phu đặc biệt nào
để phá Lao Quan sau chót được, tất cả không phải như vậy.
Cần biết là quan thì có ba lớp, sâu cạn chẳng đồng, mà
công phu thì chỉ có một câu thoại đầu, sâu cạn là do lực
lượng câu thoại đầu lớn hay nhỏ. Tỷ như bắn tên, người
lực lượng nhỏ bắn phát tên qua được một mặt trống,
người lực lượng mạnh hơn chút ít, một phát tên bắn qua
hai mặt trống, người có lực lượng đặc biệt, lực lượng
siêu quần xuất chúng thì một phát tên bắn qua được ba
mặt trống, tức là lý lẽ này. Phật Thích Ca lực lượng
to lớn nhất, một phát tên bắn qua được chín mặt trống.
Ba cái mặt trống này cũng giống như ba cái quan ải, dụng
công thì tựa như bắn tên vậy. Đối với cái công phu Tam
quan này của Thiền tông thì cách thức dụng công như thế
nào? Cửa ải làm sao phá? Phá đến cửa nào thì có cảnh
giới gì? Tất cần phải nói rõ ràng cho các ông nghe. Nhưng
thân tâm ta thật tiếc cho các ông trong thời kỳ đả thất
chẳng có người nào công phu được chút tiến bộ sâu xa
nào, chẳng từng có được người nào công phu khai được
tiểu ngộ, đó là điều ta thật tiếc vô cùng! Ví như nếu
trên công phu giống như trên song cửa sổ có một lớp giấy,
như mặt trời chiếu qua giấy, tuy cách một lớp giấy nhưng
ánh sáng còn có thể chiếu qua được, có được một người
như thế thì cũng tốt. Tuy tiếc lắm nhưng ta không thể không
vì các ông mà giảng đến. Các ông chỉ cần tham một câu
thoại đầu đến khi công phu cùng cực, cái hôm trước ta
đã nói qua, cái “chết rồi sống lại” đó, người tương
đối có lực lượng hễ ngộ thì phá được bản tham. Nhưng
cái ngộ cho là kiến tánh; sinh tử thì cũng cho họ biết sinh
từ đâu đến, chết đi về đâu. Tuy tánh thì kiến rồi,
nhưng cấu bẩn thì chưa trừ, sinh tử thì cho các ông biết
nhưng sự thì chưa liễu. Người có lực lượng lớn một
chút thì từ cái ngộ này tánh cũng kiến rồi, tâm cũng minh
rồi, lý cũng liễu rồi, sự cũng liễu rồi, tâm cảnh đều
quên, cứ như thế mà lần lượt phá ba cửa ải. Chúng ta
người hành giả tham thiền thứ nhất cần phải có chánh
tri kiến, sinh lòng tin chân chính, một câu thoại đầu lấy
ngộ tâm làm kỳ hạn. Các ông hãy phát tâm tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
12 tháng 12 (Thất 8 ngày thứ 7).
Người
chưa khai ngộ cử tâm động niệm đều là vọng tưởng, khai
ngộ rồi cử tâm động niệm đều là chân như. Người phá
Bản tham rồi đương nhiên là rõ ràng thôi; muốn vì những
người các ông công phu chưa đến mà phân biệt rõ rệt một
chút, nếu không thì sợ các ông đều lẫn lộn: chúng tôi
khi chưa ngộ, cứ vọng tưởng động là một tướng, nổi
vọng tưởng Nam Kinh thì tướng Nam Kinh hiện ra ngay, lại nổi
vọng tưởng Thượng Hải thì tướng Nam Kinh diệt liền và
rồi tướng Thượng Hải theo đó mà hiện ra. Theo đấy suy
ra, tướng này sinh tướng kia diệt, tướng này diệt tướng
kia sinh, cái kia sinh cái này diệt không bao giờ tạm dừng,
ấy là vọng tưởng. Nếu các ông trong lúc vọng tưởng không
dừng mà đề lên câu thoại đầu, khi đã đề lên, nghi tình
hiện tiền thì tất vọng tưởng tự nhiên bị quét sạch.
Vì nghi tình vốn vô tướng và tâm của con người chỉ có
một cái, cho nên hễ khởi lên cái vô tướng của nghi tình
thì cái hữu tướng của vọng tưởng liền tiêu diệt. Dụng
công dần dần sẽ đến cái vô tướng thuần nhất, cái công
phu thuần nhất này sẽ tự phá Bản tham. Phá Bản tham rồi
tức là vô tướng thuần nhất vậy, sẽ không còn có tí hình
bóng vọng tưởng nào cả. Phá Bản tham rồi muốn tìm một
chút vọng tưởng cũng không có! Công phu đến bước này thì
cử tâm động niệm đều ở trên cái công phu vô tướng này,
ăn cơm cũng không rời, mặc áo cũng không bớt một chút,
dù cho có nhiều việc khác nữa thì công phu này cũng không
bớt giảm; ở nơi này mà lập nên một danh từ gọi là “Chân
như”. Hai chữ Chân như mà đối với vọng tưởng mà nói,
vì rời vọng tưởng rồi mới nói đến Chân như; không đặt
cái danh từ này thì làm sao nói? Tuy miễn cưỡng gọi nó là
Chân như, Bản lai diện mục của Chân như đâu phải như vậy?
Cứu kính ra sao? Muốn các ông phải tự mình dụng công phu
đến chỗ này thì tự mình sẽ biết được; cứ nghe lời
ta nói thôi là vô dụng, không những vô dụng, mà dù cho ta
nói ra, các ông cũng không tin nữa. Tại sao vậy?
Trước
kia có một học giả muốn ta đem Chân như ra giảng cho ông
ta nghe, ta nói: “Giảng cho ông nghe, ông có tin chăng?”, ông
ta nói: “Tôi tin”. Ông đã tin rồi ta nói cho ông nghe: “Trên
đầu Chân như có bốn sừng, trước hai sau hai, có hai cái
đuôi, một cái trên mông một cái trên bụng, ông tin chăng?”.
Ông ta nói: “Không đúng, đâu có lý như thế? Chân như đâu
lại có sừng có đuôi? Dù cho có sừng thì đâu có đến bốn
cái, phía trước có mà phía sau lại có nữa? Ở mông có đuôi
mà trước bụng lại có đuôi nữa. Há có lý này sao? Tôi
không tin”. Ta nói: “Cái này là Chân như thiệt; cái Chân
như này ông không tin thì ta nói một cái giả cho ông nghe:
Chân như dựng khắp tam tế, ngang khắp mười phương, ở chư
Phật không tăng, ở chúng sinh không giảm, vô tịnh, vô nhiễm”.
Ông ta nghe rồi nói: “Cái này đại khái là đúng, bảo tôi
thì còn được!”. Các ông nghĩ xem: Ta nói chân thật, ông
ta không tin, ta nói giả, ông ta lại tin. Hôm nay ta giảng cho
các ông nghe, các ông có người nào tin chăng? Các ông không
tin rồi! Chung quy phá Bản tham rồi là không còn vọng tưởng.
Không có vọng tưởng tức là không có tất cả niệm sinh
diệt, niệm có sinh diệt thì có tướng, có tướng thì Diêm
Vương có thể bắt được, bắt biến thành trâu thành ngựa
thì cũng nghe theo lệnh của ông ta thôi. Chúng ta không có vọng
tưởng thì không có tướng, vậy thì Diêm Vương bắt cái
gì? Cho nên người phá Bản tham thì nhất định dứt sinh tử;
người phá Trùng Quan nhất định không có mộng tưởng, ngủ
nghỉ thì vẫn là ngủ nghỉ, chiêm bao thì không có. Tưởng
có người nói: “Người khai ngộ của Thiền tông còn có
hôn trầm”. Kỳ thực họ chẳng biết Thiền tông cần phải
đạt đến một mức nào đó thì mới không có hôn trầm.
Vậy cần phải biết người phá Trùng Quan không có mộng tưởng
thì còn có cái gì? Phải biết mộng tưởng từ đâu mà ra?
Dù cho các ông mộng như thế nào thì cũng không ra khỏi sự
tướng thế gian. Người phá Trùng Quan thì lý sự đều liễu,
tâm cảnh song dung thì chỗ nào còn thế gian sự? Cho nên người
phá Trùng Quan quyết định không có mộng tưởng, có tướng
để Diêm Vương thấy được là có sinh tử. Có Chân như thì
Diêm Vương không thấy được, mặc dù Diêm Vương không thấy
được nhưng Phật Thích Ca thấy được, Phật Thích Ca còn
thấy thì có Niết bàn; liễu sinh tử còn phải liễu được
Niết bàn. Người phá Lao Quan sau chót thì hôn vọng đều trừ,
mộng tưởng diệt sạch; đến chỗ này rồi người ấy không
còn hôn trầm, họ đến chỗ này thì sinh tử không còn, Niết
bàn cũng không trụ. Nói nhất chân pháp giới thì ngay cái
nhất chân pháp giới cũng phải vượt qua. Lại nữa, phá Bản
tham là kiến Pháp thân, phá Trùng Quan là chứng Pháp thân.
Tại sao nói kiến? Tại sao nói chứng vậy? Thí dụ như thiền
đường: người kiến Pháp thân như đứng ở cửa thiền đường,
việc trong thiền đường đều thấy được rõ ràng cả nhưng
chưa bước vào. Chứng Pháp thân là bước vào thiền đường.
Thấu Pháp thân là đi thẳng vào trong khám Duy Ma Cật mà ngồi.
Cho nên nói phá bản tham kiến Pháp thân, phá Trùng Quan chứng
Pháp thân, phá Lao Quan thấu Pháp thân. Tất cả pháp môn khác
công phu cùng tột chỉ có thể đến chỗ chứng Pháp thân
thôi, duy có Thiền tông cần phải tiến thêm một bước thấu
qua Pháp thân thì mới đúng việc của Thiền tông.
Những
lời nói của ta đối với các ông lúc này dù chẳng có ý
nghĩa gì cả, bất quá ta giảng như thế các ông dùng tai nghe
qua nhưng cũng có thể nói là: “Một khi đã vào tai thì vĩnh
viễn là hạt giống đạo”. Có được cái hạt giống này
thì tương lai nhất định sẽ được nảy mầm, nảy mầm
thì sẽ có kết quả.
Phật
dạy: “Nhân nào quả nấy”. Hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
15 tháng 12 (Thất 9 ngày thứ 3).
“Ta
thấy người khác chết, lòng ta nóng như lửa; không phải
nóng người khác, nóng sẽ đến phiên ta!”. Đây là lời
nói người xưa. Hôm nay sư Đô Giám trong chùa bệnh chưa đầy
một ngày mà chết làm mọi người rất thương tiếc! Ông
ấy đã làm việc trong chùa mười mấy năm, trước mắt ta
không hề sai phạm tí gì. Người khác tuy cũng có được hành
trì như thế nhưng cũng có khi không đúng pháp; duy có ông
ấy mới được kể hoàn toàn! Ở đây người ta gán cho ta
cái biệt hiệu là: “Đối với thanh chúng như Bồ Tát, đối
với chức sự như La Sát”. Hai câu này ta cũng thừa nhận
là không sai. Nhưng cái khổ tâm của ta sợ mọi người khó
biết được! Thật sự cái lập trường của ta đối với
thanh chúng và chức sự trong chùa chẳng phải là ý riêng của
ta mà là cách đối xử của người xưa. Tỷ như một cái
thùng nước bị chảy, chỗ hở thật to thì đương nhiên không
đựng nước được lại chẳng bao lâu rồi sẽ vỡ luôn.
Ta hỏi các ông: có cách nào làm cho thùng nước khỏi vỡ
chăng? Mà còn đựng nước được? Các ông nghĩ xem có cách
nào không? Nếu không vượt qua hoặc bằng với cách đối
xử của ta thì không được nói cách của ta là không phải.
Cách của ta là: “Niêm vòng cho chặt lại”. Cách của các
ông có hơn được cách nêm vòng cho chặt lại của ta không?
Đừng nói là bọc ván vỏ thùng, bọc đáy thùng hay lấy bùn
trét lại phỏng có được không? Có hơn cách nêm vòng cho
chặt của ta không? Nếu thùng lại chảy nữa thì nêm vòng
thêm một lần thì tự nhiên sẽ thành một cái thùng tốt
lại còn đựng nước được! Phải biết là: búa đập lên
đục, đục đập lên vòng nêm thì đương nhiên vòng bị thiệt
thòi, nhưng thùng thì được thành tựu hoàn hảo. Đây là
lý lẽ nhất định: ta ác, ta độc thì cứ mặc kệ cho ta
ác ta độc đi! Nếu mà các ông ác thì không được đâu!
Tại sao vậy? Cái ác của các ông không phải như cái ác của
ta. Các ông là tạo ác nhân, hoặc phá giới, hoặc phá nhà
chùa; cái ác nhân các ông tạo ra về sau phải đọa địa
ngục. Cái ác của ta là không cho các ông tạo ác nhân, tương
lai sẽ không thọ lấy ác quả địa ngục, cho nên hãy cầu
cho ta ác, ta ác là việc tốt, các ông ác là việc không tốt.
Tại sao hôm nay ta lại nói cái chỗ tốt của vị sư Đô Giám
này? Vị sư ấy đã làm việc với ta hơn mười năm, việc
cần thiết gì của nhà chùa sư không hề có tí lầm lỗi
nào; vẽ một cái vòng, bảo sư đứng vào trong, sư cũng chẳng
sai phạm lấy một tí một ly nào, việc thu tô đất ruộng
của nhà chùa không được tốt, hễ sư cứ đi là xong, cho
có xa nữa thì cũng lo xong tốt đẹp như thế. Ta có ngầm
điều tra sư, thấy sư chẳng có tí thói xấu nào, sư không
hề hút thuốc, đánh bạc. Có nhiều người rời nhà chùa
cứ cho là trong nhà không biết, thuốc cũng hút, bài cũng đánh,
như thế thì lúc xuống địa ngục có hối thì cũng đã muộn
rồi! Cứ cho là ta không biết, thế còn lẽ nào ta lại không
biết chăng? Dù ta không biết được đi thì cái nhân quả
còn trốn lánh được không? Cho nên vị sư Đô Giám này ta
phải ca tụng là một người tốt. Người tốt là người
làm trọn vẹn lúc bình thường. Muốn ta gọi các ông là người
tốt thì không dễ đâu! Hôm nay sư bệnh được nửa ngày
thì chết, trong lòng ta rất thương tiếc! Loại người này,
ta hôm nay tán thán, người đã vì các ông làm việc, ta hy
vọng đời sau sẽ còn cộng tác với ta mới tốt! Nhưng thọ
mệnh vô thường! Các sư phải biết là người nào phận nấy.
Các ông hãy phát tâm tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
16 tháng 12 (Thất 9 ngày thứ tư).
Trong
chúng ta thật rất nhiều người chẳng biết xuất gia vì việc
gì, cần phải làm việc gì. Phải hiểu được là: việc của
chúng ta thì nhiều lắm, một là phải bố thí, hai phải trì
giới, ba phải nhẫn nhục, bốn phải tinh tấn, năm phải thiền
định, sáu phải trí tuệ. Lại còn từ bi, hỷ xả v.v… (giảng
ý nghĩa lục độ lược bỏ).
KHAI
THỊ
Ngày
17 tháng 12 (Thất 9 ngày thứ năm).
“Tâm
thường chiếu soi đạo lý, niệm niệm đều khế hợp chân
thường”. Người ngộ rồi thì tất cả động tác đều
hợp lý. Người chưa ngộ nhất định làm không đến được,
bởi vì họ chưa ngộ tức là tâm địa chưa minh, lý đương
nhiên không thể đạt đến được hoàn toàn. Người chưa
ngộ cho mình là mình, lấy người là người. Người ngộ
rồi thì không thế, lấy mình làm người, lấy người thiên
hạ làm mình, vì thế không giống nhau. Các ông hãy nghĩ xem:
Lấy ta làm ta thì đương nhiên trước hết chỗ nào cũng đến
ta, mặc áo ăn cơm trước hết phải có ta; đương cũng muốn
có được mặc áo tốt, ăn uống được ngon; cái gì trước
hết cũng phải có ta rồi sau mới đến người. Người ngộ
rồi không như vậy, họ tương phản triệt để, mặc áo thì
trước hết muốn người mặc, ông không có quần thì họ
có thể không lo cho họ mà cởi của họ cho ông mặc; không
có áo, họ cũng cởi cho ông; ăn thì cũng muốn người ăn
trước cho no, còn mình thì đói, chẳng gấp gáp tí nào. Vì
sao vậy? Vì họ ngộ rồi, tâm của họ không giống như tâm
ông, tâm của họ là tâm Bồ Tát, người chưa ngộ là tâm
phàm phu. Cho nên kẻ phàm phu, người Bồ Tát, trên trời dưới
đất sai khác nhau, ấy là do ngộ với chưa ngộ. Nhưng Bồ
Tát và phàm phu không giống nhau chỗ nào? Ta nói một thí dụ
thì các ông sẽ dễ hiểu. Thí dụ như người nấu cơm là
Bồ Tát, người đun bếp là phàm phu; Bồ Tát và phàm phu cùng
lo chung một việc, cùng ở một liều, chỗ hành của họ đương
nhiên không giống nhau, phàm phu thì muốn sướng một chút,
làm việc thì muốn làm bớt đi một ít, chỗ nào thì cũng
muốn chiếm lấy tiện nghi, họ chẳng cần để ý đến người
khác có động phiền não hay không, động niệm hay không động
niệm, tổn phúc hay không tổn phúc, họ chẳng hỏi đến.
Bồ Tát không như thế, việc chịu khổ thì tự mình đi làm,
nhường cho người phần tiện nghi, ông sung sướng thì họ
mới có khổ để chịu, rất sợ người khác động niệm,
động phiền não, thà để tự mình tổn phúc. Cũng như người
nấu cơm đến lúc nấu muốn người đun bếp nhóm lửa, khi
ấy người đun bếp lại đi nói chuyện với người khác,
người nấu cơm tính muốn tự mình nhóm lửa thì không kịp
mà không dám kêu người đun bếp về, chẳng thà chắp tay
lạy người khác nhóm hộ, chứ không chịu để người đun
bếp bị động niệm, sợ người ấy không vui. Người đun
bếp về thấy đã có người nhóm lửa hộ rồi mà không nói
cám ơn, người nấu cơm còn phải an ủi người đun bếp,
nói những lời dễ nghe cho người ấy vui. Các ông nghĩ xem:
Bồ Tát làm như thế đó, không dám như kẻ phàm phu đâu!
Hiện nay chúng ta đều là phàm phu, chưa có vị nào là Bồ
Tát, muốn học làm Bồ Tát cũng có thể học cái hạnh của
người nấu cơm này.
Năm
Tuyên Thống thứ 2 (1910), chúng tôi ba người đều là người
bị thỉnh làm Ban Thủ nhưng không làm, mà phát tâm làm việc
khổ trong bếp để đền ơn nhà chùa cho nên xin làm chức
hành đơn (lo việc bếp núc). Tôi là Tây đơn ba (lo cơm nước),
hai vị kia là Tây đơn nhất (lo thức ăn) và Tây đơn nhì
(lo việc củi lửa). Chúng tôi khi mới phát tâm làm khổ hạnh,
ba người có hẹn với nhau rằng: “Chúng ta đều là người
không nhận chức Ban Thủ, nay làm trong nhà bếp không để
xảy ra sự rầy ra than vãn gì. Đừng nói đến việc phải
sang khách đường (tư pháp của nhà chùa) để cho người ta
xử, nói một câu lớn tiếng để khách đường biết đã
là không phải rồi”. Hai người kia đều tán thành. Vào kỳ
truyền giới, năm trước có ba người nấu cơm, năm ấy thì
chỉ có một mình ta. Năm trước ở đại liêu (nhà bếp lớn)
có bốn cái lu lớn để đựng cơm thừa cháo thừa, đến
ta thì chẳng còn cái lu nào. Một hôm Tăng lên đến hai trăm
người đều là những người đến thọ giới Tỳ Kheo. Một
hôm nọ, thúng của ta không đủ dùng bèn đi đến người
làm rau mượn, anh ta không chịu, ta mượn đi mượn lại đến
ba lần mà anh ta cũng không cho. Vừa khi anh ta có việc đi ra
ngoài, ta nhân lúc cần phải nấu cơm bất đắc dĩ mới lấy
thúng của anh ta vo gạo, còn chưa vo được thì anh ta trở
lại nắm vạt áo của ta giật mà nói: “Chúng ta xuống khách
đường đi!”. Ta không chịu đi, anh ta cứ lôi mà không nhúc
nhích, ta hướng về anh ta rập đầu nói: “Đồng tham! Đồng
tham! Đừng xuống khách đường. Chúng ta khi ra khỏi thiền
đường đã có hẹn là không bao giờ xuống khách đường
để người ta cười chúng ta”, lại rập đầu thêm ba cái
nữa, anh ta mới thả ta ra. Một ngày sau anh ta đắp y mang tọa
cụ đến liêu phòng ta cầu sám hối. Các ông nghĩ xem: muốn
thành Bồ Tát đạo có phải hành cái nhẫn nhục chăng? Các
ông hãy phát tâm! Tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
18 tháng 12 (thất 9 ngày thứ sáu).
Người
chưa ngộ so với người đã đại ngộ thì tiền đồ khác
nhau. Nay nói sơ qua cho các ông nghe, nếu không thì mơ hồ không
dễ gì phân biệt. Người chưa ngộ thì mắt chưa mở, như
người mù vậy. Các ông thử nghĩ: người có tốt gì đâu?
Một chân đạp cứt chó, lấy tay mò lấy còn cho là đồ tốt
hay đồ ăn ngon. Trái lại đem một chén cơm lại cho anh ta,
anh ta lại sợ các ông trêu chọc, nghi ngờ trong cơm có đồ
không sạch. Đưa anh ta vào nhà tiêu, anh ta lại cho là rất
tốt, ngồi cũng tiện, đứng lên đưa tay ra thì đều có chỗ
tựa, đại tiểu tiện đều tiện lợi, thật là tốt. Đưa
anh ta lên chánh điện, anh ta lại nói: “Không đúng!” Bốn
bề không chỗ dựa, không biết là nơi nào cả. Lại còn cho
đó là chỗ đồng trống, chẳng có chỗ để nương tựa vào.
“Không tốt! Không tốt! Hãy tìm cho tôi một chỗ tốt để
thân đi!”. Các ông nghĩ xem có đáng tiếc không! Có khổ
não không? Đem đồ ngon cho anh ta lại sợ là không sạch, để
ở chỗ tốt anh ta lại chê là đồng trống. Vì sao? Vì là
người không biết được tốt xấu; ấy là điều khổ não
thứ nhất của người chưa khai ngộ.
Lại
nữa, đến không biết từ đâu đến, đi không biết đi về
đâu, việc này là cho nó là không quan trọng, không nói đến
nó. Nhưng hiện tiền cái sắc thân này hôm nay chẳng biết
việc ngày mai, muốn lo việc yên ổn trong tương lai thì không
làm được. Xác thân này sẽ đến nơi nào cũng không làm
chủ được. Sau khi chết lại mịt mù không biết chỗ về.
Các ông thử nghĩ: Chết rồi đi về đâu, các ông còn biết
chăng? Lên thiên đường cũng không biết, xuống địa ngục
cũng chẳng hay, biến trâu biến ngựa cho đến biến cái gì
cũng không biết, đó là cái khổ não thứ nhì của người
chưa khai ngộ. Nói sơ hai loại này, nói thêm nhiều thì không
đủ thì giờ. Các ông nghĩ xem: hai cái khổ não này cũng đủ
cho các ông chịu khổ rồi! Nếu không tự ngộ thì ai sẽ
giúp mình mở mắt ra đây!
Không
khai ngộ thì giống như kẻ mù sau trước đều chẳng có chỗ
đi. Nguời đã khai ngộ thì khác, lúc ngộ mới biết: “Trước
kia ta là người mù mà chẳng biết mình là người mù, hôm
nay mới hiểu ra được. Ta đã biết rồi, mở mắt ra nhìn
mọi người đều là người mù tối thì ôi quả đáng sợ!”.
Các ông nghĩ xem: Người ấy một khi đã mở mắt rồi thì
đâu còn chịu ở trong cầu tiêu nữa? Cứt trâu phân chó đâu
còn không biết sao? Đến lúc này thì về có đường, đi có
chân chẳng phải như lúc mịt mù không biết chỗ về. Nay
thấy chúng sinh vẫn là kẻ mù trong biển khổ, bản thân mình
đã từng như thế, cho nên mới phát đại tâm cứu độ cho
họ. Đến lúc này mới biết thương tiếc và quý cái sắc
thân này.
Đối
với các ông nay đang dụng công phu mà chưa ngộ thì cho cái
thân này là đồ gì? Là “đồ hôi thúi! Đau thì cứ cho nó
đau, đói nó lạnh ấm không có gì quan trọng, hư hoại thì
cho nó hư hoại, cùng lắm là đổi một thân khác cũng được.
Muốn ta buông bỏ công phu để săn sóc cái thân này thì không
thể được!”. Vậy mà tại sao ở trên nói đến lúc ngộ
còn muốn thương tiếc thân thể, quý trọng thân thể? Vì
muốn thân thể này vun trồng cái vạn đức trang nghiêm của
chúng ta, cần phải thực hành cái lục độ vạn hạnh của
chúng ta. Vì chúng sinh khổ, ông muốn cứu họ, ông không hành
cái hạnh Bồ Tát thì làm sao cứu được họ? Không kết duyên
với họ thì đâu tin ông hành động Bồ Tát? Kết duyên với
chúng sinh có dễ được chăng? Tỷ như: Người đã ngộ rồi
hành đạo Bồ Tát, đi đến một nơi kia thấy một người
nữ bèn nói: “Chị hai, chị niệm Phật không”. Người nữ
ấy quày đầu trở lại nhìn và nói: “Cái ông thầy chùa
xấu này, ai là chị hai của ông? Ông còn gọi tôi nữa tôi
sẽ cho một trận!”. Người hành đạo Bồ Tát nói: “Tốt!
Mời chị đánh cho, mà xin đánh cho mạnh một tí, đánh mỏi
tay thì xin nghỉ mệt rồi hãy đánh nữa!” . Bị cô ta đánh
cho một trận rồi mừng rỡ mà đi, lại đến một nơi khác
hành đạo Bồ Tát. Tóm lại suốt ngày bị ba người đánh,
năm người mắng đó là việc tốt, là có lời. Giả sử suốt
ngày không ai đánh, không ai mắng là không tốt rồi, là lỗ
vốn rồi! Hành đạo Bồ Tát phải như thế, nếu không như
thế làm sao kết duyên với chúng sinh? Nếu không có duyên
với chúng sinh thì muốn độ họ cũng không được? Điều
này chẳng phải ta đặt ra, lúc đức Phật còn tại thế,
chúng sinh vô duyên, Ngài cũng chẳng độ được nữa huống
là Bồ Tát? Lúc Phật còn tại thế có chúng sinh ở quốc
độ nọ, Phật ở nhân địa lâu nay chưa kết duyên với họ,
Phật ở trên trời, họ ở dưới đất, Phật xuống đất
họ lại xuống nước, chung qui chẳng có lúc nào họ gặp
được Phật. Phật ra đời độ chúng sinh cũng chẳng độ
được họ, Phật đi đến quốc độ họ, họ cũng chẳng
chịu biết đến Phật. Nhưng mà Tôn giả Ca Diếp trong kiếp
xưa lúc làm tiều phu thì họ làm ong. Tôn giả đã từng đứng
trước ổ ong niệm Phật một tiếng, nên với họ có chút
duyên ấy, cho nên Phật bảo Tôn giả Ca Diếp đi độ họ,
bấy giờ họ mới được thọ pháp. Mọi người các ông hãy
nghĩ: Kết duyên với chúng sinh có phải là việc rất cần
chăng? Hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
20 tháng 12 (Thất 10 ngày đầu).
Chánh
pháp của Phật rất khó gặp. Chúng ta là chúng sinh khổ não,
nay có thiện căn được thọ làm thân người, lại phát chút
đạo tâm tin tưởng đạo pháp chăm lo tu đạo, như thế ắt
có sự vun trồng, bồi đắp từ nhiều kiếp rồi, nếu không
thì quyết chẳng thế nào đến được nơi này. Nhưng thiện
căn tuy có mà cảm không được chánh pháp, lại nhầm lẫn
nhận lấy những pháp ngoại đạo, ta thấy khổ lắm! Thật
chẳng bằng một người không tu tâm. Tại sao vậy? Người
không tu tâm, hiện tại tuy không tu, tương lai một khi gặp
cơ duyên cảm thọ chánh pháp, lại có thể phát tâm tu hành
thì nhanh chóng có thể chứng quả. Một số ngoại đạo kia
tuy cũng có dụng công, cái dụng của họ là tinh, khí, thần;
tu là tu tiên đạo như: Địa hành tiên, Phi hành tiên, Không
hành tiên, Thiên hành tiên, Tuyệt hành tiên v.v… có mười
loại tiên. Trong đó hai thứ Cửu công đạo, Tiên thiên đạo
là có thể gần với Thiên đạo, cảm quả tuy được Thiên
đạo, nhưng họ cầu thọ chứ không cầu lạc; ấy là ở
trời mà bỏ trời, không giống tám thứ tiên kia. Cho đến
khi tu thành rồi, nơi ở là trong động Thất Kim Sơn là vùng
núi non không người đến, thọ được mười vạn năm. Tại
sao lại ở nơi này vậy? Bởi vì, cái tu được họ không
cho mọi người biết, sợ ở chung một chỗ với người, truyền
đạo thì lại cứ một thầy một trò, không có người thứ
ba, ấy là tại không truyền đạo, họ dụng công chỉ là
một mình họ mà không cùng tu với người khác, vì vậy tu
thành công rồi mà vẫn còn người sống một mình trong Thất
Kim Sơn. Hai thứ đạo này tại sao lại tu thành công gần với
trời vậy? Khi họ tu nhân thì có tâm lợi người, có tâm
làm công đức nhưng chỉ cầu được trường thọ mà dứt
dục, vì vậy tu thành công so với cõi trời dục giới cùng
thọ mà không cùng vui. Kết quả của họ trong Thất Kim Sơn
trên trời lục đạo, thọ mệnh nếu hết vẫn phải đọa
lạc và cũng có thể xuống địa ngục. Tại sao vậy? Vì họ
chỉ tin đạo họ tốt mà không tin đạo khác. Bảo họ tin
Tam bảo họ không những không tin mà lại còn muốn hủy báng,
vì nếu họ không báng Tam bảo thì họ không đứng vững được,
cho nên họ gieo cái nhân hủy báng này tương lai nhất định
chịu lấy quả báo. Những người như thế kiếp xưa gieo nhân
tốt, kiếp này không gặp chánh pháp, lại lầm nhận đủ
thứ tà kiến thì tương lai sẽ cảm quả không tốt. Ta thật
thương tiếc cho họ đến chảy nước mắt. Tu tâm như thế
không bằng chẳng tu. Quý thầy hôm nay ở đây tham Tối thượng
thừa thiền, tu chánh pháp của thập phương chư Phật, hành
tâm hạnh của thập phương chư Phật. Chẳng cầu khai ngộ
cứ hành như thế này, cái chánh phạm chánh nhân này rất
quý, dùng miệng ta tán thán cũng không hết được! (Tiếp
theo là giảng một công án về giáo hóa ngoại đạo đã có
ghi trong Tự Hành Lục của Ngài nên lược bỏ).
KHAI
THỊ
Ngày
21 tháng 12 (Thất 10 ngày thứ nhì).
Thất
đã đả được chín kỳ rồi. Việc này trong Thiền tông nói
ra rất khó, lại không có tướng để thấy được, không
hình để biểu lộ được; việc thế gian thì có tướng để
thấy, có hình để khảo sát thì tự nhiên dễ làm.
Nhưng
nói việc thế gian dễ cũng chẳng phải dễ, các ông xem: người
học làm thợ mộc phải học ba năm, năm năm mới thành, lại
học thành rồi có khi còn không ai mướn. Lại nữa học làm
thợ mộc nhất định phải cầm búa không được cầm kéo,
học thợ may thì nhất định phải cầm kéo không được cầm
búa. Lại học thợ may cũng phải học đến ba năm, nếu không
cũng học không tốt, ấy cũng là việc khó vậy!
Các
ông xem việc của Thiền tông mới thực là dễ dàng! Thấy
là thiền, không thấy cũng là thiền, nắm được là thiền,
không nắm được cũng là thiền, chân bước tới là thiền,
bước lui cũng là thiền. bất cứ dụng công hay chẳng dụng
công đều là thiền, thiện niệm ác niệm đều không rời
thiền.
Như
nói ăn cơm mặc áo là việc rất dễ, nhưng tham thiền so với
mặc áo ăn cơm còn dễ hơn nhiều. Hễ cứ tiếp xúc chỗ
nào thì chỗ đó là thiền! Chỉ trong khoảng một khảy móng
tay là đã dư thời gian để ngộ rồi! Từ nghi đến ngộ
không cách đến bề dày của một tờ giấy thì làm sao nói
xa?
Các
ông nghĩ xem: Cái việc dễ như vậy mà các ông lại xem nó
là việc khó. Việc này các ông chỉ cần ngay đó thừa đương
là được!
Cũng
như cầm búa cũng có thể làm thợ may, cầm kéo cũng có thể
làm thợ mộc được, thế thì dễ biết bao! Giản tiện biết
bao! Nhưng các ông trái lại cứ cho nó là việc khó quá sức,
rồi lại lấy việc khó của thế gian mà cho là việc dễ.
Thường
thường có người cống cao chẳng chịu việc thực hành của
họ, cứ cho người nào cũng chẳng bằng mình, ta so với người
đều giỏi hơn; loại người như thế không thể được xem
là người trong Thiền tông đâu! Nếu muốn là người chân
thật trong Thiền tông thì họ tuyệt không được lấy việc
đánh chuông bảng cho hay, đánh hương bảng cho giỏi mà cho
là người trong Thiền tông đâu! Như thế là làm sai lạc rồi!
Thế lấy gì làm việc trong Thiền tông?
Đối
với người căn cơ trung đẳng mà nói, thì trước tiên từ
chỗ không biết dụng câu thoại đầu mà nói, thí dụ như:
Câu thoại đầu chẳng biết dụng thì cách dụng như thế
nào? Đến khi biết dụng rồi thì cách dụng như thế nào?
Dụng quen rồi thì cách dụng như thế nào? Cho đến công phu
đắc lực, bắt đầu chuyển vào giai đoạn thâm sâu thì cách
dụng như thế nào? Tóm lại tất cả các giai đoạn dụng
công kể trên đều phải minh bạch rõ ràng.
Đối
với người căn cơ thượng đẳng thì từ địa vị phàm phu
phải làm việc gì, đến địa vị bậc Thánh phải làm việc
gì, chưa ngộ phải làm việc gì, ngộ rồi phải làm việc
gì, cũng đều phải thật rõ ràng thì mới kể là người
trong Thiền tông được.
Thuở
trước ta làm thanh chúng thấy có nhiều người “làm đầu
bỏ đuôi”, nói chuyện với nhau phê bình: Ban Thủ này quy
củ không thuộc, Ban Thủ kia giảng khai thị không hay, lại
còn dây dưa lề mề, Duy Na là người sơ tham, khinh khi người
ta đủ thứ, họ tự cho mình hơn hẳn người khác. Đến khi
nhà mời họ nhận chức sự thì họ làm rối bời lộn xộn,
suốt ngày làm người ta phải phì cười. Ta thấy nhiều lắm!
Cái loại người này có còn được xem là nhân tài của Thiền
tông không? Đại khái các ông cũng còn khá nhiều người có
cái tâm lý này. Loại người này ta xin hỏi: các ông khinh
rẻ người ta, các ông biết hai chữ “cảnh sách” của hương
bảng lớn như thế nào chăng? Cái bình trà phải cầm như
thế nào chăng? Các ông còn biết chăng? Những việc này mặc
dù chẳng phải chánh hạnh của Thiền tông cũng là pháp trợ
đạo của Thiền tông. Tại sao vậy? Đánh hương bảng được
hay, người bị đánh ngay đó liền khai ngộ. Cái cách cầm
bình trà người ta nhìn thấy cũng được ngộ. Mắt thấy,
tai nghe, thân xúc chạm đều là nhân duyên ngộ đạo. Xưa
kia Linh Vân thấy hoa đào nở mà ngộ đạo, Hương Nghiêm nghe
tiếng trúc mà ngộ đạo. Những phép tắc lớn nhỏ trong Thiền
tông còn có thể điểm nào qua quýt chăng? Ngày trước ta ở
chùa Thiên Đồng là Duy Na, trong Thiền đường có một hai
người “làm đầu bỏ đuôi”, sớm đã nghe họ nói: “Ồ
thiền đường có gì hay đâu? Lời Ban Thủ giảng không hay,
quy củ Duy Na lại không thuôc, thực là làm hỏng việc của
người ta! Vậy những phép tắc này có cần phải học nữa
không? Chỉ là việc không đáng kể!”. Ta biết họ có lòng
dạ này. Ta hỏi họ: “Còn thích ở thiền đường không?”.
Họ nói: “Tôi thích ở”. Ta nói: “Quy củ ông còn giữ
được không?”. Họ nói: “Giữ được!”. Ta nói: “Tốt
lắm!”. Hôm ấy lúc đánh hương bảng vào giờ ngọ để
khai tịnh uống trà, chén trà đưa vào tay họ, họ nhìn qua
hai bên, ta bèn đến đánh cho một trận hương bảng mà chẳng
nói một lời với họ. Ấm trà đến rồi họ cũng không biết
làm sao nhận trà, ta lại đập thêm một trận hương bảng
nữa; uống trà thì gục đầu xuống uống, ta lại cho thêm
một trận hương bảng; uống xong một tuần trà đánh được
năm, sáu chục hương bảng. Ta quay đầu lại hỏi: “Ông còn
thích ăn thêm hương bảng nữa không?”. Họ vô cùng hổ thẹn
nói: “Xin Duy Na từ bi cho, nhờ trận hương bảng này của
thầy, tôi mới thấy được chỗ thâm sâu của thiền đường,
tôi mới thấy được về lúc trước là không đúng; từ nay
về sau phép tắc lớn nhỏ gì tôi cũng phải thành thực mà
học lấy”. Các ông nghĩ: Loại người này có đáng thương
hay không? Họ đã chịu lấy một phen thống khổ này của
ta thì mới biết được chỗ đáng quý của thiền đường,
mới từ bỏ cái bụng trống rỗng mà kiêu căng ấy của họ
đi: quả là một kẻ đại khổ não! Vì sao họ như thế? Phải
biết là: Người mới phát tâm ở thiền đường nếu không
bỏ cái “ngã kiến” đi thì đều có tâm này; cũng không
có gì lạ họ cả, hoàn toàn không phải chỉ có người đó
mới là như vậy, tôi xưa kia mới vào thiền đường cũng
thấy nhiều người như thế.
Ta
thọ giới rồi vào thiền đường, tự mình cứ cho là ở
thiền đường nhất định phải liễu sinh thoát tử mới ra
khỏi cổng thiền đường. Không ngờ tới chốn thiền đường
thấy người ta chỗ này cũng sai chỗ kia cũng sai, ngồi hương
buồn ngủ, khai tịnh rồi hoặc là nghỉ hoặc là như học
trò gặp lúc thầy đi vắng, không ba hoa thì cũng lên mặt
làm thầy, hôm nay thấy như thế, ngày mai cũng thấy như thế,
ngày thứ ba lại chẳng thích thấy nữa, không muốn thấy
lại, bấy giờ trong tâm phiền toái thật là khó chịu. Cách
làm người này của ta không giống cách làm người của người
khác. Lúc ở ngoài đời thấy người ta còn nhiều điều không
tốt nên ta mới xuất gia; sau đến Phổ Đà Sơn thấy một
số người xuất gia mặc quần áo trắng, vớ trắng, dù tây,
ta lại thấy không tốt bèn đến Phạm Âm động xả thân
(tự tử), ở trên đời ta thấy không tốt nên ta mới không
ở đời, ta là loại người như thế. Đến chốn thiền đường
lại thấy những điều không tốt như vậy mới tự mình nghĩ
lại: “Ta vì sao mà xuất gia? Có phải vì xem lỗi của người
ta mà xuất gia, hay là kiếm ăn không được mà xuất gia?”.
Tự mình hỏi mình, rồi tự mình nói: “Tất cả đều không
phải, vì đạo mà xuất gia”. Ta lại tự mình khảo cứu:
“Đã vì đạo mà xuất gia thì phải lo việc đạo! Tại sao
phải đi nhìn lỗi của người khác?”. Tự hỏi như thế
mới tự mình trách cứ mình, cái này không đúng, cái kia không
đúng, tất cả đều tự mình không đúng, tự mình làm quấy
làm chướng ngại chính mình. Cho nên người mới phát tâm
đều có cái không đúng này; mặc dù là có nhưng cần phải
tự mình giác ngộ, nếu không giác ngộ thì suốt đời không
thể làm người được. Nếu quả các ông cố giữ lấy cái
“ngã kiến” mà không bỏ đi, ta nói: các ông không phải
nhân tài của Thiền tông mà là kẻ “làm đầu bỏ đuôi”,
sợ nhất định chẳng sai đâu. Mọi người hãy phát tâm tham
đi!
KHAI
THỊ
Ngày
22 tháng 12 (Thất 10 ngày thứ 3).
Chúng
ta đều là người đã thọ qua ba đại giới (gồm Sa Di giới,
Tỳ Kheo giới, Bồ Tát giới) thì phải gánh vác trách nhiệm
đối với sự nghiệp của Bồ Tát mới đúng. Bồ Tát thì
hành việc gì? Bồ Tát lấy lục độ vạn hạnh làm sự nghiệp
của mình. Hạnh Bồ Tát có lục độ gồm: Bố thí, Trì giới,
Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ.
Bố
thí độ là độ cái tham vì thân, khẩu, ý đều tham. Tỷ
như: thấy một cái áo của người quá đẹp, trong lòng muốn
có cái áo ấy là ý tham; miệng nói “anh bán cho tôi cái áo
này đi!”, đấy là khẩu tham; lấy tay sờ một cái, ấy là
thân tham; cái loại thân, khẩu, ý tham này không có bố thí
độ thì không độ được. Tại sao vậy? Khi thấy cái tốt
của người ta, người hành hạnh bố thí không những không
nài hỏi người ta mà tự mình xem có cái gì tốt, hoặc áo
hay quần, mà có người muốn thì họ còn mang đến bố thí
nữa, họ có tâm bố thí nên cái thân, khẩu, ý tham lúc đó
tiêu diệt ngay, bố thí có cái công hiệu như vậy.
Nhưng
tham và yêu không giống nhau. Tại sao không giống? Yêu vì tham
không được nên thành yêu, cái yêu ở trong lòng như keo như
sơn, bố thí không thể trừ được, không có giới thì không
có cái gì trừ được nó.
Nói
đến chữ giới này thì lại càng tiếc cho người đời nay!
Chỉ biết tham lam lấy một lúc sung sướng, mà không biết
phải chịu khổ bao nhiêu đại kiếp. Phải hiểu được: chúng
ta không thể phạm Thánh giới. Tất cả sát, đạo, dâm, vọng
đều là Thánh giới. Tại sao gọi là Thánh giới? Phải biết
thân thể của ta là Phật thể. Tại sao vậy? Phật dạy: “Hết
thảy địa, thủy, hỏa, phong là thân của ta”. Hết thảy
địa, thủy, hỏa, phong đã là Phật thể thì cái thân thể
của ta cũng do địa, thủy, hỏa, phong mà thành, nên cũng là
Phật thể vậy. Giới của Phật chế ra chính là giới của
ta. Cho nên gọi là Thánh giới vậy. Thí dụ như phạm dâm
giới là phải dùng thân phạm, thân ta là thân Phật, ta phạm
giới là phạm Phật giới.
Các
ông nên biết: Cái Thánh giới này một khi đã phạm rồi thì
quả báo của nó thật đáng sợ! Không phải nói để dọa
các ông, phạm giới sát, đạo, dâm, vọng thì ít nhất cũng
một đại kiếp ở địa ngục A tỳ, nặng một tí thì ba
đại kiếp. Các ông nghĩ xem: Thời phạm giới không quá nữa
khắc mà thọ báo cả ba đại kiếp, vậy là có ít không?
Tỷ như phạm giới sát, một dao thôi thì có bao lâu đâu?
Ăn trộm đồ của người ta thường không quá một tiếng
đồng hồ? Phạm giới dâm thì có sung sướng được bao lâu
đâu? Giới vọng thì một câu nói có được bao nhiêu thì
giờ? Mà chiêu lấy quả báo từ một đại kiếp, cho đến
ba đại kiếp ở địa ngục A tỳ; một ngày một đêm ở
ngục này bằng tám vạn đại kiếp ở cõi trời Phi phi tưởng,
một ngày một đêm ở cõi trời Phi phi tưởng bằng tám vạn
kiếp ở nhân gian, tính như thế thì có đáng sợ chăng? Như
phạm giới một tiếng đồng hồ mà chịu tội một tiếng
đồng hồ thì còn được, nhưng sung sướng một tiếng đồng
hồ mà chịu quả báo lâu dài như thế, người có chút tri
thức nghe ta nói thế rồi còn có người chảy nước mắt
không? Ta thật thương hại các ông! Chảy nước mắt vì các
ông! Vì các ông chỉ biết sung sướng mà không biết tương
lai phải chịu quả báo đau khổ, đáng thương cũng là ở
chỗ ấy.
Giới
tại sao có thể độ được cái khổ của bao đại kiếp này?
Tỷ như có một người nữ trước mặt ông, tâm ông động
rồi thì nhanh chóng phạm thôi; nhưng ở chính hai người lại
lấy một miếng ván ngăn cách ra thì có muốn phạm cũng chẳng
được. Miếng ván này cũng giống như giới vậy, cho nên trì
giới được thì có thể tách rời mọi tội lỗi và lúc ấy
tội lỗi liền tiêu diệt. Cho nên dù cái yêu đắm đuối
nhất, đừng sợ như keo như sơn, có giới rồi thì có thể
độ nó được. Cho nên các ông có thể trì giới thì chẳng
phạm giới và rồi chẳng phải chịu lấy cái quả khổ. Lại
còn có nhẫn nhục độ sự sân hận, tinh tiến độ biến
nhác, thiền định độ tán loạn, trí tuệ độ ngu si. Lục
độ này là hạnh nên làm của Bồ Tát. Các ông là người
đã thụ đại giới Bồ Tát rồi, tuy không hoàn toàn là Bồ
Tát thì cũng nên học làm Bồ Tát. Đây là điều rất cần
thiết! Nếu các ông phát tâm thực hành thì phải tham thiền,
hễ công phu thành khối tức là trì hết tất cả Thánh giới
vậy. Trong giới luật gọi là Thiền giới. Hãy tham đi!