THIỀN
THẤT KHAI THỊ LỤC
PHÁP
NGỮ KHỞI THẤT
Phật
lịch 2486, tức năm Dân Quốc thứ 31 (1942) âm lịch năm Nhâm
Ngọ. Khai thị thiền thất trong thời kỳ tháng mùa đông kiết
chế, khởi đầu từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 27 tháng chạp
tại Chùa Cao Mân, sông Tam Xoa, đất Dương Châu, tỉnh Giang
Tô.
Sư
cầm hương bản nói rằng:
Lư
khai đại dã chính tư thời
Vạn
thánh thiên hiền tổng tận tri
Thiết
ngạch
đồng đầu tề hạ luyện
Hư
không ngõa lịch mạc nghi trì
Trùng
thiên thám, mãnh gia truy
Thái
không phá hậu mạc đình chùy
Trực
đãi sinh tiền thoát lạc tận
Khoái
tương tự kỷ tróc sinh hồi.
Khởi!
Tạm
dịch:
Mở
lò đãi luyện vàng chính là lúc nầy
Muôn
Thánh ngàn Hiền đều biết cả.
Những
kẻ cứng đầu, cứng cổ đều phải bỏ vào lò luyện
Không
phân biệt hư không hay ngói bể đều không được chậm trể.
Hãy
thêm than, thổi cho mạnh nữa.
Mặc
dù đập bể hư không rồi cũng không ngưng chùy
Cho
đến sinh tiền đầu rơi thoát sạch hết
Mau
mau tìm bắt cái bổn lai của mình về
KHỞI
THẤT:
Hôm
nay nhà Chùa vì các ông khởi thất cho nên một số người
phải bận rộn:
thiền
đường, ngoại liêu, thủ lĩnh, hành đơn cho đến những người
ở ngoài Chùa đều rất bận rộn. Vì các ông đả thất,
chẳng những người trong ngoài Chùa bận rộn mà có lẽ thập
phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Hộ Pháp Long Thiên cũng
bận rộn không xiết. Nói chung ấy là vì các ông đả thất.
Ta
hỏi các ông: "Đả thất là làm việc gì sao lại làm bao nhiêu
người bận rộn như vậy? Cái đó còn chẳng kể làm gì,
ngay cả thập phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Hộ Pháp
Long Thiên so với chúng ta lại còn bận rộn hơn nữa, bận
rộn việc gì vậy, các ông có người nào biết được không?
Đả thất là làm cái việc gì? Có lẽ có người còn chẳng
hiểu được. Trong lòng các ông nói rằng: "Những cực khổ
lúc bình thường đã quá lắm rồi, nay lại còn phải đả
thất. Thầy nói nghe thì hay đấy, vì chúng tôi đả thất,
lại nói thập phương Chư Phật, Chư Đại Bồ Tát, Lịch Đại
Tổ Sư, Hộ Pháp Long Thiên đều vì chúng tôi mà bận rộn.
Bận rộn là bận rộn việc gì, chẳng qua chỉ đem đến thêm
chút khổ nữa cho chúng tôi phải chịu đựng chứ có việc
gì khác nữa đâu!".
Đúng
thật đáng thương xót! thương xót không thể nói được.
Các ông tuy ngu mê như thế nhưng ta vẫn chiếu theo quy củ
của nhà Chùa để làm việc. Các ông phải hiểu được là:
Quy củ đả thất rất nghiêm khắc, khác với lúc bình thường.
Vậy khác ở chỗ nào? Ấy là ngày nay các ông xin phép sanh
tử ở các vị Tổ quá khứ và cũng xin phép sanh tử với
ta, ta hứa cho phép sanh tử, vậy sanh tử các ông nằm trong
hai tay ta, muốn cho các ông sống thì sống, muốn cho chết
thì chết. Đứng ngay chỗ nầy chết. Lúc bình thường sắc
thân các ông giao nhà Chùa còn tính mệnh phó cho Long Thiên,
trong thời kỳ đả thất thì không như vậy, sắc thân, tính
mệnh đều giao trọn trong tay ta. Quy củ nghiêm khắc là như
thế nào? Ta đại khái đem ra nói cho các ông nghe. Từ nay về
sau trong thời kỳ đả thất, Tăng chúng và các vị hành đơn
đều không chắp tay chào các vị duy na, không hỏi thăm ban
thủ, cũng không chắp tay hỏi thăm ta. Trong thời kỳ đả
thất Phật cũng chẳng lạy, hương cũng chẳng đốt, thì các
ông chắp tay hỏi thăm để làm gì? Ta vì các ông nói trước
thế nầy: Việc lớn hơn hết là bệnh nặng, việc lớn nhất
đã không có rồi, nói gọn lại là bệnh. Một khi có bệnh
thì chẳng phải là chắp tay xin duy na cho nghỉ sao? Vị duy
na không dám cho nghỉ có phải chắp tay xin ban thủ chăng? Không
được, vị ban thủ lại dám cho các ông nghỉ bệnh ư? Chẳng
những là phép nghỉ bệnh, nghỉ chạy hương, nghỉ kinh hành
cho đến hết thảy các việc nghỉ phép, ban thủ, duy na đại
khái đều không dám to gan như thế đâu. Vì sao vậy? Các ông
xin phép sanh tử, không phải xin ban thủ, duy na mà phải xin
ta, các vị kia dám thay ta cho phép ư? Vậy khi nào có bệnh
thì làm cách nào? Chẳng có cách nào hết, sống cũng đả
thất, chết cũng đả thất, mạnh cũng đả thất, đau cũng
đả thất, chung quy là đả thất. Ngay khi bệnh nặng, đứng
cũng chẳng nổi thì làm sao chạy được? Nếu các ông thực
đã đến lúc chẳng còn có thể chạy được đi nữa thì
phải đem thân thể các ông quăng xuống đáy quảng đơn (giường
ngủ chung của đại chúng). Các ông bệnh cũng được, sống
cũng được, chết cũng được, đợi sau khi giải thất thì
mới đưa đi chôn, dù năm người hay ba người cũng quăng xuống
đáy quảng đơn. Đây là cách giải quyết kẻ có bệnh. Lại
nữa, các ông trong thời kỳ đả thất, đi hương, ngồi hương,
quả đường cho đến đại tiểu tiện mà quày đầu một
cái, hoặc cười đùa, như thế thì ta bảo các ông biết:
Các ông phải mất mạng đó. Thế là sao? Một khi các ông
đã đến thiền đường thì hương bản của các vị ban thủ,
duy na đều quay về các ông mà đập xuống. Một, hai chục
hương bản chẳng kể đầu, mắt, tai cứ đánh hết, đánh
rồi mà không chết vẫn phải đả thất. Nếu như đánh các
ông bị thương thì làm cách nào? Thì cũng phải liệng các
ông xuống đáy quảng đơn. Sau khi giải thất rồi thì đem
đi chôn một lượt. Chẳng phải như lúc bình thường đánh
chết rồi đem đi chôn, đánh bị thương rồi thì đưa vào
liêu như ý (nhà y tế ở tòng lâm).
Thời
kỳ đả thất thì không như thế. Vậy thì Chùa Cao Mân đánh
chết người chẳng coi việc đó ra gì sao? Những năm qua trong
thời kỳ đả thất cũng có mấy người bị đánh chết, đây
là việc bình thường chẳng có gì là lạ. Ta đã h cáo các
ông nhiều rồi: những quy củ nào ta đã giao rõ cho thì các
ông phải làm đúng như thế, chẳng vì tình riêng tư, không
được sai chạy một chút. Ta nói gọn lại một câu: Có bệnh
gần chết không được xin nghỉ bệnh, chết rồi liền đem
quăng xuống đáy quảng đơn. Phạm quy củ đánh chết rồi
cũng quăng xuống đáy quảng đơn. Ta đã dặn dò các ông rõ
ràng, mảy may không được sai chạy. Lại nữa, lúc bình thường,
các ông trong khi tịnh muốn đi ngoài thì xin phép với duy na,
duy na đánh sáu hương bản thì có thể mở cửa đi ra được.
Trong thời kỳ thiền thất chẳng cho như vậy, vì rằng một
ngày 12 nén hương thì có thể 24 lần đi ra ngoài. Dù cho các
ông có đau bụng muốn đi ngoài thì có ít nhiều thì giờ
để đi chăng? Bất cứ cây hương nào cũng không cho phép mở
cửa. Các ông dù có iả ngay ra quần hay ỉa trên nệm ngồi
thì cũng không quái lạ gì các ông cả, iả ra trên nệm thì
có thể được chứ mở cửa thì không thể được. Các ông
phải lưu tâm. Đả thất là làm việc gì? Các ông phải hiểu
cho rõ ràng, không có gì hơn ngoài việc tham thiền, ngộ đạo,
liễu sanh thoát tử. Muốn tham thiền mà chẳng tham câu thoại
đầu thì không được. Muốn liễu thoát sanh tử thì cũng
tham câu thoại đầu thì mới liễu được. Các ông phải phát
tâm đi. Hãy tham.
KHAI
THỊ
Ngày
16 tháng 10 (thất đầu ngày đầu)
"Lương
y chi môn bệnh giả đa" (Thầy thuốc giỏi nhiều bệnh nhân
đến). Người đời khi có bệnh đều phải đến thầy thuốc,
ông bệnh nào thì lương y cho ông uống thuốc nấy, ông ta
theo chứng bệnh mà cấp thuốc đến khi bệnh dứt được,
đó là lý lẽ nhất định của pháp thế gian, pháp xuất thế
gian cũng như vậy. Chúng ta từ vô lượng kiếp cứ mắc bệnh
mãi cho đến ngày nay, hết thảy người đời chỉ biết sự
đau đớn trên xác thân mình, còn một thứ đại bệnh mà
chẳng biết tí nào cả. Người thế tục chẳng biết có cái
đại bệnh nầy thì còn nói được đi vì họ từ mê nầy
vào mê khác, thiện căn ít nên không thể lạ gì họ, các
ông là người dụng công tu đạo, liễu thoát sanh tử mà tại
sao lại cũng giống họ vậy? Các ông cứ cho mình là mình
tốt hơn người thế tục. Ta hỏi các ông: "Có bệnh không?"
Các ông nghe hỏi vậy trong lòng không vui, nghĩ: "Người khỏe
mạnh tại sao hỏi có bệnh hay không? Từ sáng đến tối ăn
mấy tô cơm, trà cũng uống, nước cũng uống thì có bệnh
gì; có bệnh thì có chỗ nào tốt đâu?" Đúng đấy, thực
là khổ sở lắm! Cái bệnh lớn như thế thì cũng loàng xoàng
mà qua đi thôi. Ta thấy các ông như thế trong lòng thật bất
nhẫn tỷ như: một nhà thương lớn có giám đốc, có y sĩ,
người đến, người đi đều là để khám bệnh. Bác sĩ hỏi
ông: "Có bệnh không?" Ông nói: "Có bệnh" Ông ta hỏi: "Bệnh
gì?" Ông nhất định nói: "Nhức đầu, ăn cơm không được"
cho đến những thứ bệnh khác. Bác sĩ liền theo lời ông
và sự bắt mạch của ông ta mà cấp thuốc cho ông. Ông cầm
lấy thuốc uống luôn không kể là cái gì chỉ mong khỏi bệnh,
thầy thuốc nhất định muốn ông phải uống, uống rồi thì
chung quy muốn khỏe mạnh.
Thiền
đường của chúng ta đây cũng như bệnh viện, các ông đến
là để chữa bệnh cho nên hỏi các ông bệnh gì, các ông
còn nói là không có bệnh chăng? Các ông đương nhiên nói:
"Có bệnh". Ta lại hỏi các ông: "Mắc bệnh gì?". E rằng các
ông không có người trả lời cho xuôi được, có bệnh gì
các ông chẳng nói ra nguyên do căn bệnh thì ta làm sao ra toa
được? Ông không nói thì ta có biện pháp gì? Một số các
ông biết được chút ít thì cứ nói chút ít thì ta cũng có
thể cấp thuốc cho các ông uống. Nhưng mà một chút các ông
cũng chẳng biết thì ta có biện pháp nào? Này các sư, mắc
cái đại bệnh nầy mà chẳng biết, lại quay lưng với đạo,
càng chạy càng xa. Trong lúc các ông lại còn có vài người
cứ cho là "nói bệnh lớn với bệnh nhỏ gì, chúng tôi lại
đây là để xem nề nếp nhà Chùa, đến là để tham học,
xem qua cách thức gia hương đả thất, biết được chút ít
là được rồi". Có khá nhiều vị nghĩ như thế đó. Bởi
vì các ông không triệt để biết được mình vốn có cái
đại bệnh ghê gớm, cái đại bệnh không trị không được.
Chỉ sau khi các ông biết được triệt để cái đại bệnh
nầy thì các ông mới có thể biết được cái lợi hại của
bệnh không trị không được, phải uống thuốc. Giả sử
các ông không biết cái bệnh nầy thì còn nói gì chuyện uống
thuốc. Bệnh viện nầy cũng chẳng cần ở. Bởi vì các ông
không biết mình có bệnh nên chẳng quan tâm gì đến việc
đau đớn, không uống thuốc hình như cũng chẳng có việc
gì, thế còn phải ở lại bệnh viện để làm chi?
Nay
ta cho các ông biết: đại bệnh nầy là "sanh tử đại bệnh".
Đại bệnh nầy nhất định phải trị, nhất định phải
uống thuốc. Các ông phải hiểu được: hôm nay đến được
chỗ nầy quả không phải là dễ đâu, ấy là do sự bồi
đắp từ kiếp trước. Cái thân người nầy không dễ gì
có được, phải trải qua bao đại kiếp ở trong các loài
khác đến nay mới có được cái thân người nầy! Ta lại
để thân nầy trôi qua, há chẳng phải là để phí phạm đi
mất sự vun trồng của đời trước sao? Phải biết rằng:
thân nầy không phải là trường cữu, cho là 100 năm mà nay
chúng ta đã trải qua mấy chục năm rồi, thời gian còn lại
có được bao nhiêu ngày? Huống nữa đời người chỉ trong
hơi thở, cứ khi miệng không hít không thở ra nữa là khổ
rồi! Nay chúng ta lại gặp cơ duyên tốt nầy, nên lo sao cho
thiết thực làm một phen thì mới không phí phạm kiếp làm
người, mới biết được sanh tử là đại bệnh của chúng
ta. Cái sanh tử đại bệnh nầy không giống với đại bệnh
ở thế gian, không uống thuốc câu thoại đầu thì không được.
Các ông hãy đề lên câu thoại đầu mà tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
17 tháng 10 (thất đầu ngày thứ nhì)
Đả
thất làm cái gì? Chẳng có gì khác hơn là tinh tiến. Ta
nói ngay ra là "chân" tinh tiến. Tại sao đả thất lại là
"chân" tinh tiến? Bình thường cũng cho là các ông cũng có
thể tinh tiến được nhưng chung quy lại không lâu dài mãi
được; ấy là do lúc bình thường có nhiều công việc phiền
nhiễu nên không thể trách các ông được. Bởi vì vừa đang
dụng công tinh tiến thì bảng gõ hối phải đi lên chánh điện,
mới cảm thấy công phu hơi đắc lực lại phải đi quả đường,
cho đến việc tuần hương, đổi phiên trực thiền đường
đều là những việc quấy rối sự dụng công. Nhưng hiện
tại đả thất thì không như vậy, không thượng điện, không
quả đường cho đến đi tiêu giấy xúc cũng không cần các
ông động tay, có thể cho là chu đáo lắm rồi, bình thường
tất cả việc quấy rối làm cho trong lòng bận hết sức!
nhưng hôm nay thì mọi việc quấy rối đều đã có người
quét sạch cả rồi, chẳng còn tí nào nữa, như vậy có thể
hoàn toàn tinh tiến được. Nhưng ta muốn hỏi các ông: tuy
mọi việc quấy rối đã quét sạch rồi, chỉ lo rằng trong
lòng các ông lại quét không sạch thôi!
Các
ông quét sạch chưa? Mọi người đều đứng ở đây, ta hỏi
các ông: sạch hay chưa? Các ông hãy xét kỹ thử xem: nếu
muốn nhà Chùa giúp các ông thành tựu như vậy thì phải buông
bỏ tất cả, chỉ lo dụng công thôi; các ông còn có được
cơ hội tốt nầy, tất cả chẳng cần chúng ta phải làm gì
hết, trống rỗng cả rồi. Để thời gian trôi qua như thế
lại là đả thất sao? Để thời gian đi qua trống rỗng như
thế thì thực là phụ ơn nhà Chùa mà cũng phụ ơn bản thân
các ông. Nhưng hôm nay ta còn để các ông tự phụ ơn mình
sao? Các ông phải biết cái loại nhân cho thời gian bỏ trống
qua (Hư tiêu tín thí) nầy như đã gieo xuống, đến khi cảm
quả (quả địa ngục) thì không biết ra làm sao nữa! Ta nói
như vậy nhưng có lẽ trong lòng các ông lại không như vậy.
Vậy thì như thế nào? "Quả thật tôi từ lúc vào thiền đường
đến nay, việc thượng điện, quả đường, quy củ lớn nhỏ
bận rộn hết sức chẳng có tí rỗi rảnh. Trước kia đã
chịu nhiều khổ sở để học được Kinh Lăng Nghiêm, Pháp
Hoa cho đến những điều thấy được, lãnh hội được còn
chưa sờ mó (suy nghĩ) tới được. Ngày nay đả thất tốt
rồi; chẳng có việc gì làm, tôi ngồi xuống ôn lại những
việc tôi đã trao đổi từ lâu không muốn để quên mất".
Đúng
đấy! Các ông ngồi xuống trong lòng có như thế không? Ta
thấy trong bụng các ông đầy ắp những Lăng Nghiêm Pháp-Hoa
tuôn ra như nước chảy. Nhưng hôm nay lo việc căn bản đại
sự thì những Kinh giáo các ông chứa đầy trong bụng một
chữ cũng chẳng dùng được; không những một chữ cũng chẳng
dùng xong mà ngay cả một mảy lông cũng chẳng dùng được;
các ông có tin không? Ta thiết nghĩ: sợ rằng không dễ gì
tin được. Tại sao vậy? Các ông cho là: trong thiền tông vì
lẽ gì một chữ cũng dùng không xong? Vậy thì lấy bảy chỗ
trưng tâm, mười phen hiển kiến trong Kinh Lăng Nghiêm chẳng
là công phu sao? Nhất chân pháp giới trong Kinh Hoa Nghiêm vì
sao Thiền tông một chữ càng dùng không được? Thế chẳng
phải là làm các ông khó tin sao? Đúng đấy! Vậy thì ta muốn
hỏi các ông: Có tham câu thoại đầu là pháp lớn hay pháp
nhỏ, cứ cho nó là cây củi mục vô dụng đi. Các ông hãy
nhai nó xem có mùi vị gì không? Bảo các ông nhai thì cứ nhai
thử xem! Chúng ta mắt thì thấy giống nhau, thí dụ câu thoại
đầu viết lên tờ giấy đỏ dán trên cột, các ông thấy,
ta cũng thấy, có thể cho cùng một nhãn kiến đi. Ta nói các
ông thấy đỏ, ta thấy xanh, các ông có tin không? Ta không
những thấy được không phải là đỏ mà lại là xanh, mà
ngay cả xanh cũng bất khả đắc, các ông lại càng khó tin.
Ta muốn hỏi các ông cái câu thoại đầu như củi mục nầy
các ông nhai có được tí mùi vị nào không? Giả sử đã
nhai ra được tí mùi vị thì tự nhiên sẽ thấy không phải
là đỏ mà là xanh. Lại thêm cái tinh tiến nầy trong thời
kỳ đả thất thì chẳng phải là ngay cả đến cái xanh nầy
cũng bất khẳ đắc sao? Đến lúc đó ta sẽ hỏi ông:
Lăng
Nghiêm có còn không? Pháp Hoa có dùng được không? Cho đến
tất cả kiến, văn, giác, tri có còn không? Các ông thử nghiên
cứu xem? Có phải như thế hay không? Cho nên ta bảo các ông
đem tất cả cái học, cái thấy, cái nghe, cái hiểu chứa
đầy trong bụng quăng hết đi, quăng bỏ cho thật sạch hết,
một chút cũng không cho còn, có lẽ các ông còn chưa chịu
quăng bỏ, dù cho có bỏ cũng chưa chịu quăng bỏ cho sạch
trơn. Mặc dầu đã quăng bỏ cho sạch trơn rồi thì trong Thiền
tông cũng chưa cho là xong việc đâu. Vậy các ông lại phải
đem cả cái da bụng mà quăng tuốt đi luôn thì có thể cho
là xong việc chưa? Chưa xong đâu! Việc trong Thiền tông còn
phải đem quăng luôn cả cái bụng đi thì mới kể là xong
việc. Nếu chẳng quăng bỏ luôn cái bụng thì lâu về sau
nó vẫn còn chứa đựng cái khác. Các người hãy phát tâm
tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
18 tháng 10 (thất đầu ngày thứ ba)
Dụng
công thiên nhật, ngộ tại nhất thì (dụng công ngàn ngày
chỉ ngộ trong nhất thời). Giả sử công phu các ông được
không tí nào gián đoạn, dụng công được ngàn ngày thì đối
với sự khai ngộ ta dám bảo đảm. Giả sử công phu chưa
đến được chỗ đó thì ta không dám bảo đảm. Trong các
ông có người đã ở đây được năm ba năm, cũng có người
ở Chùa Kim Sơn được năm ba năm, tính chung là ở Chùa Kim
Sơn đươc năm ba năm, tính chung là ở Chùa Kim Sơn Cao Mân
mười năm, hai mươi năm khổ hạnh tại làm sao không có được
công phu ngàn ngày? Đã có công phu ngàn ngày thì không phải
nhất định ở trong thời kỳ đả thất nầy sẽ khai ngộ
sao? Trong thời kỳ đả thất là chuyên môn để nắm chắc
công phu khai ngộ. Vì sao mà không khai ngộ được? Bởi vì
đáng tiếc cho các ông quá, tuy nói không có năm năm, mười
năm hai mươi năm công phu mà ngàn ngày công phu cũng đã có
rồi, nếu các ông không có được công phu ngàn ngày thì đối
với sự khai ngộ hãy còn chưa làm đến được. Ta nói như
vậy trong lòng các ông cho rằng: "Mùa hè khí trời nóng bức
quá lại còn lên chánh điện, quả đường, làm công phu thì
chưa được xứng đáng, đợi đến thời kỳ thay đổi chức
sự cần phải phép tắc lớn nhỏ làm cho hết sức bận rộn,
cho đến "gia hương" đều không phải là lúc dụng công phu.
Đả thất mới là chân thật dụng công phu, không được lại
bỏ qua nữa". Đại khái các ông đều như thế cả. Ta thấy
cái tư tưởng nầy của các ông cứ cho là một năm chỉ có
đả thất mới mới dụng công phu, mùa hạ thì kiết hạ,
lúc thay đổi chức sự thì cũng là thay đổi chức sự, gia
hương còn phải lên chánh điện, quả đường, đả thất
thì mới cần dụng công, loại người như vậy là tệ hại
nhất. Tại sao vậy? Đả thất là phải định kỳ thủ chứng,
là cái lúc nhất văn thiên ngộ chứ đâu phải là thời kỳ
để dụng công phu. Dụng công phu phải ở ngay trong lúc bình
thường, ngày thường không chịu dụng công phu đợi đến
đả thất mới dụng công, thì đến lúc nào mới có thể
khai ngộ được?
Ta
nói đến chữ ngộ thì còn có phần của các ông không? Ta
cho các ông một thí dụ: Trước đời Mãn Thanh, người đi
học được mười năm rồi hễ gặp kỳ thi thì đi thi phải
không? Nếu đến trường thi mà còn chưa biết viết chữ,
nhìn mặt chữ không ra, trong khi thi mới tập viết, như vậy
phỏng có được không? Ra làm quan có phần các ông không?
Trong thời kỳ mười năm học hành các ông không đi học,
chỉ mang cái tên là người đi học, đến trường thi thì
chỉ muốn được đậu làm quan, sợ là không xong rồi. Chúng
ta hôm nay đả thất cũng giống như ở trường thi, khổ công
ba năm đã đủ tư cách rồi, khi nhà Chùa mở Thiền thất
thì phải khai ngộ liền mới đúng. Các ông bình thường mang
tiếng dụng công mà thực ra chẳng có dụng công gì cả, đến
lúc đả thất thì làm sao khai ngộ được? Cũng như không
đi học mà đi thi, các ông sai lầm như vậy đã lâu lắm rồi
không phải mới hôm nay. Xem như thế thì còn phải đả thất
không? Có phải là không đả thất cũng được chăng? Bởi
vì các ông không có một người có tư cách đả thất, các
ông như vậy là rất phụ ơn nhà Chùa, nhà Chùa chỗ nào cũng
vì các ông mà lo lắng, có một tí trái ngược với đạo
thì mau mau sửa đổi cho tốt, như thế ta dám nói nhà Chùa
đã hết bổn phận đối với thiên hạ, chỉ có thể nói
các ông phụ ơn nhà Chùa chứ nhà Chùa quyết không hề cô
phụ các ông. Nếu có người dụng công phu được năm ba năm,
mặc quần áo, ăn cơm, lên chánh điện quả đường, đi cầu
ngủ nghỉ đã dụng công đến cực điểm, hôm nay đến Chùa
Cao Mân dự tính tham gia đả thất lại muốn được thủ chứng
ngay, không ngờ nhà Chùa không cho các ông đả thất, vậy
thì nhà Chùa cô phụ các ông rồi. Ta hỏi các ông còn có
một người như vậy không? Ta lại hỏi các ông nữa: đừng
nói quá khứ ba năm, năm năm không dụng công phu cũng đã bỏ
luống qua rồi, cả mùa hè cũng chưa đề lên một câu thoại
đầu, cho đến vào thiền đường gia hương cũng không biết
đề lên câu thoại đầu, bây giờ đang thời kỳ đả thất
từng cây hương một, từng thất một, ngồi hương đi hương
đề được mấy câu thoại đầu. Các ông xét lòng tự hỏi
xem có làm đủ bổn phận đối với người đời không? Đối
với bất cứ việc học nào cũng vậy đều cần phải nói
đến tiến bộ. Cái tiến bộ ở trong thiền tông các ông
có biết ở chỗ nào không? Lên chánh điện có tiến bộ,
quả đường có tiến bộ, đi cầu có tiến bộ cho đến nơi
nơi đều có tiến bộ cả. Các ông có biết lên chánh điện
tiến bộ ở chỗ nào không? Đứng trên chánh điện đầu
không có chút nghiêng, thân cũng không tí nhúc nhích, như thế
là tiến bộ. Tại sao vậy? Công phu dụng đến chỗ đắc
lực, đầu làm sao nghiêng được, thân làm sao nhúc nhích được?
Đầu hễ nghiêng, không thấy sắc thì nghe tiếng, thân cử
động không nhức thì ngứa, đâu còn công phu nữa. Trong lúc
quả đường, lên chánh điện, cho đến mọi nơi, ngay cả
đi vào nhà tiêu đậy nắp cầu không ra tiếng, thậm chí nhướng
mày nháy mắt, đi đứng nằm ngồi đều dụng công phu. Các
ông cần nhận thức chỗ quý trọng lúc bình thường của
thiền tông, cái chỗ tốt của thiền thất. Các ông hãy phát
tâm. Tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
19 tháng 10 (thất đầu ngày thứ tư)
Pháp
của thiền tông vốn là bất lập văn tự, không mượn ngôn
ngữ. Bất lập văn tự thì không có lời để nói, không mượn
ngôn ngữ thì không có gì để mở miệng. Cứ theo như thế
mà nói thì không cần phải nói chuyện sao? Tại sao mà mỗi
ngày có vài lần khai thị? Phải hiểu là: trong thiền tông
nói chuyện vốn là bất đắc dĩ vì tâm các ông mỗi mỗi
đều khác nhau, cái bất lập văn tự, không mượn ngôn ngữ
của thiền tông là cần phải đạt đến chỗ hành đồng
nhất; mười phương Chư Phật, lịch đại Tổ sư hành như
vậy, hiện nay các ông cũng có thể hành như vậy mới có
thể nói không mượn ngôn ngữ. Nay vì các ông tâm hạnh khác
nhau, trăm người trăm hạnh. Muốn cả trăm người các ông
đều quy về một tâm hạnh thôi, cho nên phải nói là vậy.
Nhưng lời nói là lời nói của thiền tông, trong thiền tông
bất cứ là người nào cũng không cho giảng kinh điển, ngữ
lục, công án. Các ông nghe vậy đương nhiên có mối hoài
nghi: "Kinh điển Chư Phật thuyết không được giảng, tại
sao ngữ lục, công án của Tổ sư lại cũng không được giảng?"
Bởi vì giảng rồi đối với các ông cũng vô ích, lại thêm
cho các ông tâm của trăm người lại phân thành mấy ngàn
cái tâm.
Đây
là lẽ gì vậy? Cái hạnh của các ông đều phải đi con đường
hướng thượng, lấy câu thoại đầu làm miếng ngói gõ cửa,
bia chỉ đường. Người xưa tuy có (những công án) "Lúc cha
mẹ chưa sanh ra", "con chó không có Phật tánh" cho đến một
ngàn tám trăm công án, nhưng bất cứ chư Tổ nào cũng đều
phải ở một công án mà thâm nhập, cho nên thiền đường
hòa thượng, vị ban thủ cứ mở miệng là thoại đầu, ngậm
miệng lại cũng thoại đầu, nói chuyện cũng thoại đầu,
chẳng nói chuyện cũng thoại đầu. Cái nầy là rất cần
yếu trong thiền tông. Trong bụng các ông cứ cho là tham thiền
cũng như đi chơi ở Thượng Hải, hôm nay Tân Thế Giới, ngay
mai Đại Vũ Đài, ngày kia Tiên Thi Công Ty mới tương ứng
tâm của các ông. "Nhưng hôm nay đến Thiền đường tại sao
từ sáng đến tối, từ đầu năm đến cuối năm đều chỉ
có một câu thoại đầu? Một tí mùi vị cũng chẳng có, làm
cho người ta buồn muốn chết đi". Đúng đấy! lại nữa,
lời khai thị không có trình tự gì hết, không có hình ảnh
văn chương gì hết, thực là làm cho người ta chẳng muốn
nghe, chẳng lạ gì khi người ta nói: "Thông thiền mà không
thông giáo cứ mở miệng thì nói bậy". Đúng! Thật đáng
thương cho các ông. Ta nói: ấy là các ông không hiểu đạo,
giả sử như các ông thật biết nói bậy, thế thì tốt đấy.
Tại sao vậy? Ông không hợp cơ thì ông không chịu nghe, người
khác nghe thì thấy hứng thú lắm, ông nghe thấy tốt người
khác lại nghe không tốt, bởi vì tâm hạnh mọi người đều
khác nhau, thì nói chuyện làm sao nhất trí được? Cho đến
việc làm văn chương cũng không có luôn, các ông lại hiểu
sai rồi; ở đây không cho các ông làm văn chương cũng không
phải giáo môn giảng kinh, y văn thích nghĩa, phân khoa phán
giáo. Trong thiền tông cũng như hôm nay ta nói chuyện nầy chuyện
kia, cũng có người nghe rồi nói tốt, lại lúc sư ban thủ
giảng huyền giảng diệu cũng có người nghe rồi thấy tốt;
cái nầy tức là "thô ngôn cập tế ngữ, khái quy đệ nhất
nghĩa (Lời nói thô và tế đều quy vào đệ nhất nghĩa) cốt
là ở nơi các ông biết nghe. Các ông phải hiểu được cái
khổ tâm của người nói chuyện, vì các ông có tâm hạnh
khác nhau, cái bất đồng ấy đều là: "vọng tưởng chấp
trước" của các ông cho nên các ông có trăm cái tâm, người
nói chuyện nói ra trăm cái pháp, muốn dạy cho các ông trăm
cái tâm nầy quy thành một tâm, quả là chẳng dễ gì. Hôm
nay ta giảng cái đường lối công phu, người các ông biết
nghe giảng, nghe rồi trong bụng cảm thấy tốt lắm tựa hồ
còn cái nghi tình thì chưa giảng đến, vậy ngày mai ta sẽ
giảng làm sao để khởi nghi tình lên. Các ông nghe rõ nghi
tình biết khởi lên rồi nhưng lại không kéo dài được,
hôm sau sẽ giảng đến nguyên do gì làm cho nghi tình không
phát khởi được. Từng bước từng bước một giảng tới,
cho đến từng thất từng thất một nói chuyện khác nhau.
Thất thứ nhất giảng về việc không hiểu dụng công phu,
thất thứ hai giảng về con đường dụng công phu, thất thứ
ba giảng về tiến bộ của công phu, thất thứ tư giảng về
tin tức của công phu, thất thứ năm thì giảng về chỗ thấy
của công phu, cho đến thất thứ mười từ cạn vào sâu,
từ xa đến gần. Hôm nay nói chuyện trình tự cho các ông
biết rồi, các ông trong lòng có cái nắm được rồi. Hãy
tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
20 tháng 10 (thất đầu ngày thứ năm)
Các
ông đều là mộ đạo mà đến đây vì Chùa Cao Mân có đạo
để tu, các ông người nào cũng đều như vậy cả. Nhưng
nói câu mộ đạo nghe ra thì thấy dễ nghe lắm, mà nói đến
sự thực hành: đạo tại sao cần phải mộ? Các ông từ ngàn
muôn dặm muốn ngộ cái đạo của Chùa Cao Mân, vậy không
phải là hướng ngoại mộ đạo sao? Mộ đạo như vậy không
phải là hướng ngoại tìm cầu sao? Đâu cứ đều nhất định
phải đến Chùa Cao Mân mới có đạo? Đạo vốn không có
đông, tây, nam, bắc, cũng không có ông có tôi, cứ trực hạ
thừa đương (ngộ ngay lúc đó) thì được rồi. Hai chữ "thừa
đương" cũng là lời thừa, vốn không thiếu không thừa saün
sàng đầy đủ. Tiếc thay chúng ta vô lượng kiếp trước
với Chư Phật cũng đã đồng diện mục, không những đồng
diện mục mà sợ còn có chỗ siêu việt hơn cả thập phương
Chư Phật, bỗng đâu được cái thân huyễn hóa nầy, rồi
không chịu cái nầy bèn đổi lấy cái khác, không chịu nữa
thì đổi lấy cái khác nữa. Từ cái nầy thay đổi qua cái
kia mà thay đổi mãi cho tới ngày nay. Cứ mỗi lần thay đổi
thì lại thêm một dấu vết làm cho bản lai diện mục của
chúng ta bị che lấp kín mít, một tí hơi cũng không thấu
được. Mặc dầu bị che lấp kín mít nhưng nói chung không
thiếu sót tí nào. Mười phương Chư Phật cũng như vậy, Bồ
Tát, Tổ Sư cho đến côn trùng nhỏ xíu cũng như vậy, sơn
hà đại địa cũng như vậy, thảo mộc tòng lâm, cho đến
trong hư không, ngoài hư không cũng như vậy, trong một hư không
cho đến vô lượng vô số hư không đều như vậy cả. Ông
không thiếu sót, ta cũng không thiếu sót, chỉ tiếc một cái
là không dám "thừa đương". Giả sử chúng ta thừa đương
được thì e rằng không phải là người giống như thế nầy
đâu. May mắn cho chúng ta ngày nay được cái thân xác làm
người nầy, trong thời kỳ "làm người" nầy phải nghĩ ra
cách thế nào có thể "thừa đương" được! Đối với cách
thừa đương được của mình, cần các ông phải có "lòng
tin". Nhưng lòng tin trước hết phải tin rằng cái xác thân
nầy chẳng bao lâu sẽ tan hoại, hoại rồi thì đường đi
nhiều lắm, không hiểu kiếp nào mới được thành người
nữa, đường trước mắt thì mênh mông không biết ra thế
nào. Phải triệt để tin cái mặt mũi bổn lai của mình, phải
hết sức tin tưởng mình như thế, không thừa đương thì
không được, không hiểu cái ta của chúng ta thì không được.
Tự tin được mình thì tiếp tục phải tin phương pháp của
câu thoại đầu, câu thoại đầu là thừa đương mình, câu
thoại đầu là phương tiện để hiểu mình, không phải chỉ
nói câu thoại đầu có bao nhiêu cái tốt mà còn muốn các
ông tự mình thấy đến được là câu thoại đầu xác thực
không sai. Nhưng dạy các ông dụng công phu các ông lại cho
rằng: "Câu thoại đầu nầy dùng được gì đâu? Niệm Phật
là ai? Niệm Phật là tôi, còn có người khác niệm Phật cho
tôi sao?" Không những các ông sơ tham mới có tình hình như
vậy thôi đâu. Lúc ta còn tham học, đến các Chùa thấy dán
câu Niệm Phật là ai? Thấy qua rồi thì cảm thấy hình như
không giống với tất cả học vấn thế gian. Học vấn thế
gian hễ học thì thông liền, còn câu thoại đầu thì không
dễ gì thông, nghiên cứu như vậy niệm Phật là ai? Là tôi
chăng? Suy nghĩ một hồi thì cảm thấy không phải là tôi.
Vậy lấy gì làm tôi? Hơn nữa, tôi nói niệm Phật là tôi,
tôi hôm nay sửa tấm giấy đỏ lại, niệm Phật là tôi, thế
có thể được không? Nếu không sửa được tức là không
phải tôi. Vậy không phải tôi thì là Phật sao? Không phải,
tất cả đều là không phải, như vậy suy nghĩ phân biệt
một lúc, quày đầu lại mới biết mình đã sai lầm rồi,
ai dạy ông ở trong phân biệt suy nghĩ mà dụng công phu? Ông
phải biết đề lên câu thoại đầu cảm thấy không hiểu
thì ở chỗ không hiểu không rõ mà đi tìm cứu cánh, ấy
tức là nghi tình. Ở trong nghi tình nầy dụng công phu lâu
đi rồi, dụng đến quày đầu trở lại lúc ấy ông mới
triệt để nhận thức được chính mình. Hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
21 tháng 10 (thất đầu ngày thứ sáu)
Lúc
Phật còn tại thế, có một người ngoại đạo đem hoa cúng
Phật, lạy xong, Phật nói: "Bỏ hoa xuống". Người ngoại đạo
bèn bỏ hoa xuống, Phật lại nói: "Buông tay xuống". Người
ngoại đạo buông tay xuống. Phật lại nói nữa: "Buông thân
người xuống", người đạo đứng ngơ ngác cả nửa ngày,
thân làm sao buông xuống được? Bèn hỏi: "Thưa Thế Tôn,
thân làm sao buông xuống được? Phật nói: "Không buông xuống
được thì gánh lên đi", Người ngoại đạo liền ngộ. Các
ông thử nghĩ xem: hai chữ "buông xuống" còn có cái gì quý
hơn đâu? Cho nên ta thường dạy các ông buông xuống, thân
cũng buông xuống, thế giới cũng buông xuống, hai chữ "buông
xuống" cũng buông xuống luôn. Các ông không những không
chịu buông xuống mà hình như còn muốn nhiều thêm chút nữa
mới vừa lòng. Bởi vì trước kia đã có cái thói quen lấy
được sự nhiều cho là tiến bộ được ít là không tiến
bộ, cho nên hôm nay học Kinh Lăng Nghiêm, ngày mai học Kinh
Pháp Hoa, ngày mốt học Kinh Hoa Nghiêm càng nhiều càng tốt,
các ông nghe nói hôm nay giảng câu thoại đầu nầy, ngày mai
giảng: "Trước khi cha mẹ chưa sanh ra", ngày mốt giảng "con
chó không có Phật tánh", mỗi ngày đổi một câu thoại đầu
như thế thì mới vừa lòng các ông, nghe cho nhiều cho lắm
thì mới thấy phải. Hôm nay ta bảo các ông buông xuống thì
phải buông xuống cho đến không còn chỗ nào để buông nữa.
Cái chỗ không có cái gì để buông ấy cũng còn phải buông
luôn nữa. Nếu không lãnh hội được đích chỉ thiền tông
ở chỗ nầy, không chịu tin cái từ tâm tha thiết của thiền
tông thì các ông sanh ra sự hiểu lầm, đã có sự hiểu lầm
nầy rồi thì gieo cái nhân phỉ báng, tương lai sẽ chiêu cảm
cái quả phỉ báng, lúc ấy thì khổ chết thôi. Cái hiểu
lầm của các ông là ở chỗ nào? Thứ nhứt là bảo các ông
buông xuống thì buông xuống, buông xuống rồi thì trong tư
tưởng mình suy nghĩ nầy nọ như ở trong cái động đen tối.
Thứ hai bảo ngươi lấy cái nghe được, học được, lãnh
hội được tất cả đều buông xuống, các ngươi không chịu
buông xuống mà trái lại còn nổi tâm sân lên nói rằng: "Thiền
tông mở miệng không nói cái không đúng của giáo môn thì
nói cái không đúng của Tịnh Độ, đó không phải là chuyên
môn phỉ báng giáo môn, phỉ báng Tịnh Đạo sao?" Các ông
hiểu lầm như vậy ấy là "sai một mảy may mất đi một ngàn
dậm" rồi. Bởi vì các ông không hiểu cửa thiền tông là
cái cửa gì, ấy là cái cửa tuyệt tướng, siêu tông, ly danh,ly
tướng, cũng không phải bảo ông hủy bỏ Kinh điển, vứt
bỏ Tịnh Độ, không có sự như vậy đâu! chỉ bảo các ông
trong thời kỳ tham thiền nầy phải buông bỏ tất cả, tức
là bảo các ông nghỉ ngơi các tâm, cho nên nói: "nghỉ ngơi
tức là bồ đề", muốn bảo các ông nghỉ ngơi cho đến một
mảy lông cũng không có mới được, nếu còn một mảy lông
nào thì sẽ che khuất cả hư không. Ta lại cho một ví dụ:
như người đi học nghề thợ mộc, học được năm ba năm
cho là học thành nghề rồi, cưa cũng biết cưa, bào cũng biết
bào; vì kiếm tiền không được nhiều liền đổi nghề may
vá, học may thì phải học cầm kéo phải không? Ông đến
tiệm may mà còn đem búa đem cưa sao? Búa với cưa còn có chỗ
dùng chăng? Không những búa, cưa đều không dùng được mà
cũng không cho cả cái tâm làm thợ mộc tồn tại, bởi vì
tay ông cầm kim mà trong tâm lại là thợ mộc thì cái việc
may vá của ông làm sao học thành được! Hôm nay các ông tham
thiền đương nhiên phải lo việc tham thiền, tham thiền thì
cần phải buông xuống, cần phải nghỉ ngơi, các ông đem
sự học được, nghe được, lãnh hội được đựng trong
bụng, thế còn có chỗ dùng gì được đâu? Thiền còn tham
được chăng? Cũng như học thợ may đem búa đem đục đựng
trong túi đeo trong người vậy. Các ông suy nghĩ cẩn thận
xem có phải không? Không phải cứ nghe ta nói là xong việc
đâu, cần phải trong tâm các ông lãnh hội triệt để mà
nói: "đúng thế" mới được. Tham thiền cần phải buông bỏ
muôn niệm, nếu có một tí không buông bỏ thì cái một tí
nầy sẽ che khuất cả hư không. Các ông lãnh hội được
chưa? Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay chỉ vì cái không
buông bỏ, lớn là thế giới, nhỏ là thân tâm, một đời,
một kiếp đến nay tương lai lại chẳng sẽ là nối tiếp
một đời một đời sao? Chúng ta muốn làm người phải bổn
quy nguyên mà không đem thân tâm, thế giới vứt bỏ hết thì
phản bổn quy nguyên chỉ là nói suông thôi, thực sự thì
làm không đến được. Nếu muốn danh và thực phù hợp nhau,
thì trước hết cần phải biết: thế giới từ đâu mà đến,
thân từ đâu mà có? Tâm lấy gì mà có? Nếu biết được
thân tâm, thế giới từ đâu mà có thì mới có thể từ căn
bản mà cắt đứt được, một hết thì tất cả đều hết,
mới là rút củi dưới đáy nồi ra (để nước ngưng sôi).
Nếu không giải quyết từ căn bản thì chỉ là múc canh để
nước ngưng sôi thôi. Thế giới lấy gì mà có? Phải hiểu:
thế giới lấy thân mà có, thân lấy tâm mà có, tâm lấy
mê hoặc mà có. Muốn quét sạch thân tâm, thế giới thì trước
tiên trên căn bản phải quét sạch cái mê hoặc, mê hoặc
quét sạch được rồi thì tâm sẽ sạch, tâm sạch rồi thì
thân phải sạch, thân sạch rồi thì thế giới đương nhiên
sẽ sạch luôn. Như vậy phương pháp quét mê là đề lên câu
thoại đầu, phương pháp nầy quét mê rất triệt để, mê
nếu không có câu thoại đầu thì không thể quét sạch từ
căn bản được. Các ông sau khi có thể lấy câu thoại đầu
mà khổ công tham cho thông rồi thì hành cái hạnh đại bi
cứu thế. Cái hạnh nào lại không được đâu! Sợ cái học
cả đời các ông không đủ dùng. Muốn các ông đều đầy
đủ chánh tri, chánh kiến để tránh cái hảo tâm vì đạo
mà lại chiệu lấy cái quả ác. Phải nhanh chóng lên, hãy
phát tâm. Tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
22 tháng 10 (Thất đầu ngày thứ bảy)
Thật
tội nghiệp cho người đời nay, người nào mở miệng cũng
biết nói liễu sinh, ngậm miệng nói thoát tử, nhưng còn sợ
chưa biết cái gì gọi là sinh, làm sao gọi là tử. Không những
người thế gian như vậy mà ngay cả người tu hành chúng ta
cũng như vậy luôn. Lấy chuyện người xuất gia ngày nay của
chúng ta mà nói, tối ngày dụng công phu sợ còn chưa biết
dụng công phu làm gì, hiện tại tu nhân gì, tương lai cảm
quả gì, chắc các ông chưa có một người hiểu được. Tối
ngày chỉ là trống rỗng trôi qua thôi, cũng chẳng hiểu trời
bao cao, đất bao dày, thế nào là Tứ Thánh, thế nào là lục
phàm, chúng ta hôm nay ở thiền đường tu là tu nhân gì, tương
lai cảm được quả gì, chắc không có người hiểu được.
Các ông nếu có người hiểu được thì e rằng ta không bảo
các ông dụng công phu các ông còn chịu không dụng chăng?
Các ông phải biết: hôm nay ở thiền đường gieo cái nhân
thành Phật tương lai nhất định cảm được cái quả thành
Phật. Người xưa nói: "nhân nào quả nấy", trồng dưa được
dưa trồng đậu được đậu. Chúng ta người dụng công phu
chỉ cần quyết tâm triệt để mà dụng đi bất kể ba, năm,
tám, mười năm cũng được, ba mươi năm, năm mươi năm cũng
được; nói tóm lại: lấy đại ngộ làm cứu cánh triệt
để. Cổ nhân đã nói: "treo cao túi bát, lấy ngộ làm kỳ
hạn". Cứ ngay thẳng mà dụng công đi, quyết định lấy câu
thoại đầu làm chính hạnh của ta, dù kiếp nầy không ngộ
thì phát nguyện kiếp sau, không hỏi 3 kiếp, 5 kiếp hay 30
kiếp, quyết định không tu pháp môn nào khác. Các ông muốn
được cái chí nguyện kiên cố như vậy mà hành thì ta dám
bảo đảm nhất định sẽ được khai ngộ. Hành như vậy
mà không khai ngộ thì Chư Phật Tổ Sư há lại chẳng rơi
vào vọng ngữ sao? Tổ Triệu Châu nói: "Các người hành như
vậy mà không khai ngộ thì chặt cái đầu của lão tăng đi."
Cái phương pháp tham thoại đầu nầy là phươgn pháp chân
thật bất hư, là cái pháp căn bản của tất cả loài hữu
tình, vô tình, chỉ cần dụng công phu không hỏi khai ngộ
hay không khai ngộ: công phu dụng đến nơi tự nhiên sẽ ngộ,
không cần ông lo nghĩ đến ngộ, nếu chỉ muốn khai ngộ
mà không chịu dụng công phu thì làm sao ngộ được? Cổ nhân
nói: "Không cần cầu ngộ, chỉ cần đề lên câu thoại đầu
thẳng tay mà tham, tham đến sơn cùng thủy tận. "Ổ" lên một
tiếng, được đến chỗ nầy rồi đó "như người uống nước
nóng lạnh tự biết", trong quá khứ có một vị tham thiền
ở thiền đường ba năm chê trong thiền đường người đông
làm lộn xộn, tự thấy công phu không được thâm nhập bèn
bỏ đi vào núi ở. Ở trên núi cất một cái nhà tranh, trồng
một ít cải, ban ngày trông chừng không cho chim rừng ăn cải,
ban đêm hổ sói tranh giành ngày đâm chẳng yên, đối với
công phu mình cũng bị lộn xộn, ở núi ba năm rồi công phu
mình cũng không thâm nhập được bèn không muốn ở nữa,
muốn tìm một căn nhà để nhập thất, như thế mới tương
ứng với công phu. Đi khất thực được hai, ba năm gặp một
cụ già tại gia đã kiến tánh. Bà ấy thấy người tham thiền
nầy rất có đạo đức hạnh trì bèn thỉnh đến nhà mời
dùng cơm chay và nói chuyện về tâm rất là tương đắc. Bà
ấy nói: Thưa đại sư, tôi muốn thành tựu cho sự nhập thất
của người. Người tham thiền nghe rồi nói: "rất tốt! Tôi
đang muốn nhập thất đây". Bà ấy bèn đưa sư nhập thất.
Bà cụ trong nhà không có ai ngoài cô con gái mới 16 tuổi cũng
đã khai ngộ, bà sai cô gái mỗi ngày đem cơm xuống cho sư
ăn, được ba năm sau bà bảo cô gái: "Con đã đưa cơm được
ba năm rồi, hôm nay lúc đưa cơm đợi thầy ấy ăn xong thì
con đến ôm cứng lại bảo ông nói". Người con gái nghe rồi
nhớ kỹ và cũng làm theo lời dặn, lên ôm thặt rồi bảo
rằng: "Nói đi". Người tham thiền nói: Khô mộc ỷ hàn nham,
tam đông vô noãn khí (cây khô dựa trên núi tuyết, mùa đông
không chút hơi ấm), người con gái buông tay về nhà kể cho
mẹ nghe, bà ấy nghe xong rồi mắng người tham thiền đuổi
đi, đốt luôn cái am tranh và nói rằng: "Tôi cúng dường ba
năm mà chỉ cúng dường một thằng chết". Người tham thiền
nghe cảm thấy mắc cở bèn cầm bồ đoàn lên mà đi khất
thực nữa, tự trách mình được người ta cúng dường ba
năm mà chưa khai ngộ được, bị họ chưởi mắng rất là
tủi hổ, bèn ra sức dụng công phu. Khất thực ba năm lại
đến chỗ bà nọ, cùng nói chuyện công phu yêu cầu bà cho
nhập thất một lần nữa. Lại nhập thất thêm ba năm và
bà ấy cũng bảo con gái đưa cơm như trước. Tròn ba năm,
cô gái cũng y theo lời mẹ dặn trước lại lên ôm chặt lấy
người tham thiền bảo: "Nói đi, nói đi", kỳ nầy người
tham thiền mở miệng đáp lại: "Trời biết, đất biết, ngươi
biết, ta biết, đừng cho bà già ngươi biết". Cô gái về
nhà kể lại cho mẹ nghe, bà mẹ nghe rồi trong lòng hoan hỷ
nói với người tham thiền" "Tốt lắm! Tốt lắm! Mừng người
đã khai ngộ rồi". Các ông đến nghe chuyện nầy rồi thì
hãy tưởng tượng xem ngươi biết, ta biết, đừng cho bà già
ngươi biết, nếu là người thế gian nói vậy thì có còn
là chuyện tốt không? Đại khái các ông cùng có một cách
lãnh hội như vậy, nếu lãnh hội như vậy là sai lầm rồi.
Bảo các ông ở trên bổn phận mà lãnh hội, các ông tưởng
tượng xem có lãnh hội được hay không? Nếu không lãnh hội
được thì cứ tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
23 tháng 10 (thất thứ nhì ngày đầu)
Liễu
sanh, thoát tử, minh tâm, kiến tánh, pháp tham thiền rất là
đương cơ, cũng có thể nói là trùm khắp tam căn. Ta thật
tin tưởng pháp nầy, trong tám vạn bốn ngàn pháp môn không
pháp nào sánh cùng pháp nầy. Nhưng mà trong các ông còn nhiều
người không cho như vậy, cứ nghĩ rằng tham câu thoại đầu
làm sao có thể vượt hẳn lên tám vạn bốn ngàn pháp môn
được! Dù ông không tin thế cũng được, chúng ta hãy bỏ
qua câu thoại đầu, các ông nói pháp nào được liễu sanh
thoát tử trực tiếp nhất, triệt để nhất? Có cái nào khỏi
cần tham, cũng khỏi cần dụng công phu mà có thể minh tâm,
kiến tánh được không? Các ông nghĩ thử xem, nếu thực có
một pháp nào so với tham thiền còn mau hơn thì ta cũng muốn
theo các ông mà học. Bởi vì ngã kiến các ông quá sâu, thiện
căn quá cạn, muốn trừ cái chấp kiến của các ông quy về
một con đường lớn nầy nên cần phải chỉ ra cho các ông
biết, các ông suy nghĩ cẩn thận xem: xem Kinh có thể liễu
sanh thoát tử không? Niệm Phật trì chú có thể liễu sanh
thoát tử không? Các ông đến nơi đây là vì sanh tử mà đến,
đương nhiên cần phải nghiên cứu, không phải là việc nhỏ
đâu, các ông thảo luận thử xem; coi Kinh chỉ có thể gieo
trồng một chút thiện căn, biết được chút ít ý nghĩa,
muốn nói liễu sanh thoát tử thì làm không xong. Niệm Phật,
niệm A Di Đà Phật cũng có thể liễu sanh thoát tử, mà muốn
bảo đạt đến đỉnh núi Niết Bàn thì làm không được,
trì chú thì thân tâm được thanh tịnh, có thể được một
tí thần thông, liễu sanh thoát tử thì không thể được,
bởi vì xem Kinh, niệm Phật, trì chú đều là hướng ngoại
tìm cầu, sanh tử của các ông không phải từ ngoài mà được,
không dựa vào cái khác mà có, đều từ trong nhà mình mà
ra, ông chạy ra ngoài càng chạy càng xa. Ông cần phải biết:
tham câu thoại đầu tức là hướng vào trong nhà mà chạy.
Tại sao vậy? Ta nói một ví dụ: như con cháu đi học, đọc
quyển Bá Gia Tính Từ Triệu, Tiền, Tôn, Lý, Châu, Ngô, Trịnh,
Vương cứ đọc thẳng một mạch bất quá mấy ngày thì thuộc
lòng rồi, giả sử đọc câu Triệu, Tiền, tôn, Lý rồi hỏi
đó là lý lẽ gì thì làm sao giải thích, cứ hỏi như vậy
không phải là ngớ ngẩn sao? Chỉ trong câu Triệu, Tiền, Tôn,
Lý mà nghiên cứu thì câu Châu, Ngô, Trịnh, Vương không phải
mất rồi sao? Đạt đến chỗ thâm nhập của việc nghiên
cứu thì Triệu, Tiền, Tôn, Lý, cũng mất tiêu luôn. Các ông
hãy nghĩ: hai chữ niệm Phật, không phải A Di Đà Phật, A
Di Đà Phật từng câu mà thẳng tay niệm. Hôm nay hỏi ông:
niệm Phật là người nào? Đứng ngay chỗ nầy không phải
quày đầu lại sao? Cũng giống như đọc câu Triệu, Tiền,
Tôn, Lý, các ông suy xét cẩn thận thử một chút xem có đúng
không? Niệm Phật là ai không phải là quày đầu vào trong
nhà mà chạy sao? Hướng vào trong nhà là gì? Không có sanh
cũng không có tử, nói minh tâm, kiến tánh cũng là lời nói
dư, đến nhà tâm không đợi nói minh, bổn lai đã minh, tánh
không cần kiến, đã saün sàng hiện tiền. Cái câu thoại
đầu nầy bước một chân thì đưa ông đến nhà, chỉ cần
có một câu mà có thể về nhà ngơi nghỉ yên ổn. Tại các
ông không biết câu thoại đầu có chỗ tốt như vậy. Các
ông tưởng rằng: "tối ngày cứ đề câu thoại đầu lên
thì vọng tưởng cũng nổi lên nhưng lại không kéo dài được,
vậy thì làm sao lại nói tham câu thoại đầu thì đến nhà
được? Thực là làm cho tôi khó hiểu". Đúng thế! Các ông
phải hiểu được: biết có vọng tưởng đó là công phu đã
tiến bộ, đề khởi lên được mà kéo không dài, lại càng
tiến bộ thêm. Các ông phải hiểu: bất cứ một pháp môn
nào cũng ở trong vọng tưởng mà sinh hoạt. Làm sao biết được
có vọng tưởng? Sở dĩ biết được có vọng tưởng cảm
thấy không kéo dài được đều là tin tức tốt. Thực tại
các ông tu đạo là đáng thương. Chúng ta đứng ở đây là
người mấy chục tuổi cả, nói đến sanh tử thì không kể
xiết, nên muốn tu đạo, truy cứu câu niệm Phật là ai không
được thông, ba năm, năm năm cũng còn chưa thông, tình huống
như vậy thì nói làm sao tu đạo? Nói sanh tử làm sao cho xiết?
Chỉ để cho ngày tháng trôi qua thôi. Câu thoại đầu nầy
tham không được thông còn kể được là người tu hành sao?
Chỗ nào cũng cần thể diện, câu thoại đầu không thông
thì không cần thể diện gì cả. Người có chút tri thức
thì phải biết làm sao cho đúng bổn phận. Các ông còn có
người nào chảy nước mắt không? Thật là tội nghiệp. Tất
cả đều ở trong chỗ đen tối.
Ngày
nay bảo các ông nhắm mắt lại, các ông đều nhắm mắt lại.
Ta lại hỏi các ông: Mắt mở ra rồi có thấy được ta chăng?
Mắt nhắm lại rồi ông còn tự mình thấy được mình không?
Các ông nhắm mắt lại thì thấy tối um, một tí gì cũng
chẳng thấy. Ta hỏi các ông nữa: đang lúc nhắm mắt lại
rồi, bước thêm bước nữa thì đến chỗ nào? Các ông còn
có ai nắm chắc được không? Các ông có hiểu được bước
một bước nầy thì đi đến chỗ nào không? Hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
24 tháng 10 (thất nhì ngày thứ hai)
Người
mới phát tâm tham thiền dụng công sợ vọng tưởng, ngồi
lâu sợ hôn trầm. Ta nói loại người như các ông thì dụng
công không được, liễu thoát sanh tử không có phần của
các ông. Tại sao vậy? Bởi vì các ông không biết phạm vi
của vọng tưởng cũng như hôn trầm từ đâu ra? Các ông cần
phải hiểu: Từ vô lượng kiếp đến nay lên thiên đường
cũng nó, xuống địa ngục cũng nó, biến thành trâu ngựa
cũng nó, hôm nay tu hành cũng là nó, muốn liễu thoát sanh tử
cũng là nó, muốn thành Phật, làm Tổ cũng là nó. Cần phải
hiểu rằng: trên từ thành Phật dưới đến địa ngục tất
cả mọi cái đều do nó làm chủ. Lực lượng của nó lớn
lắm, ông muốn sợ nó thì phải lìa xa nó, ông muốn lìa xa
nó phỏng ông có lực lượng bao nhiêu? Lực lượng của vọng
tưởng có tưới bao nhiêu nước cũng không vào được, còn
lực lượng của ông chỉ cần một giọt trong số đó cũng
đã thấm vào rồi. Các ông tưởng tượng xem sức lực các
ông nhỏ bé như vậy thì làm sao mà lìa nổi cái sức của
vọng tưởng lớn dường ấy được? Ông nhất định là sợ
nó rồi, xa lìa nó không được, mà lìa không được lại
càng sợ, còn một ngày lìa không được thì chỉ có sợ nó
thôi, càng sợ lại càng lìa không được, ba năm, năm năm
muốn lìa muốn sợ như vậy cho đến suốt đời cũng chỉ
muốn lìa nó, sợ nó thôi. Các ông tưởng tượng xem còn dụng
công phu được không? Nếu đã dụng công phu không được
thì còn làm sao liễu thoát sanh tử được? Cho nên các ông
sợ vọng tưởng, sợ hôn trầm là việc không đúng rồi.
Lại nữa, vọng tưởng là làm sao mà lìa? Cả thân tâm các
ông vốn là ở trong vọng tưởng. Bởi vì tâm các ông là
tâm vọng tưởng, thân các ông cũng là thân vọng tưởng,
thế giới cũng là vọng tưởng, trong hư không là vọng tưởng,
ngoài hư không cũng là vọng tưởng, cử tâm, động niệm,
đi đứng nằm ngồi, lằm việc đều ở trong vọng tưởng.
Ta hỏi các ông: lìa vọng tưởng rồi ông ở chỗ nào? Lìa
vọng tưởng rồi ông là người gì? Các ông hãy nghiên cứu
cẩn thận xem còn có thể lãnh hội một tí nào không? Vậy
thì làm thế nào mới có thể dụng công phu được? Vọng
tưởng có nhiều chừng nào đi nữa cũng đừng đợ nó, vậy
không sợ nó thì phải yêu nó sao? Cũng không được yêu nó.
Không sợ nó, không lấy nó làm bạn ác, không yêu nó, không
lấy nó làm bạn tốt. Giả sử ông yêu nó vậy thì đến
phải xuống địa ngục rồi. Vì ông yêu nó thì phải tùy
thuận nó, thuận nó thì phá giới, phá giới thì không phải
xuống địa ngục sao? Cho nên, sợ cũng sợ không được, yêu
cũng yêu không được, chỉ cần đề lên câu thoại đầu
là cái gì? Khởi lên nghi tình để tham vấn truy cứu, nhưng
mà hai chữ truy cứu chỉ cho ông truy cứu câu thoại đầu
niệm Phật là ai? Rốt ráo là ai? Cứu kính là ai? Nếu mà
cứ truy cứu cái đề khởi câu thoại đầu "Niệm Phật là
ai?" là ai? Người biết truy cứu lại là ai? làm như thế thì
không những không phải là truy cứu mà trái lại chỉ là ngược
trở lại thôi, đây là việc bên thức thần không gọi là
tham thiền, không thể liễu sanh thoát tử được! Vậy thì
tham làm sao đây? Hôm nay ta cho các ông rõ: cái đường lối
trực tiếp là ở niệm Phật là ai, là người nào, không hiểu
được, cứu kính là ai cũng không rõ ràng. Ngoài ra một tí
suy nghĩ, đoán nầy đoán nọ cũng không có. Các ông ở chỗ
nầy thẩm định sâu sắc một tí xem có vọng tưởng không?
Còn hôn trầm không? Hãy nghiên cứu cẩn thận, không phải
chuyện nhỏ nhặt đâu. Các ông lúc tham thiền đi tiêu đi
tiểu xong ngồi xuống, ngồi xuống rồi chưa nghe đánh bản
chỉ tịnh còn phải đợi thêm một chút xíu nữa, đánh ba
lần bản, một lần chuông chỉ tịnh rồi mới suy nghĩ đề
lên câu thoại đầu thì vọng tưởng cũng đến luôn, chán
quá! Muốn lìa bỏ vọng tưởng; một lìa, lìa không được,
lại lìa nữa thì hôn trầm đến luôn. Đuổi vọng tưởng
hôn trầm không được thì mặc kệ nó. Đến giờ khai tịnh
thì cũng hết chuyện rồi, chạy hương thì chạy, đại khái
đều như thế. Tiếc thay! Cứ như thế mãi thì cho đến tận
vị lai cũng không có khi nào dứt được. Các ông muón thấy
rõ cái khổ của việc sanh tử, cái khổ của tam ác đạo,
trong nháy mắt đã bị lôi kéo đi, thực đáng sợ, đáng sợ
lắm! Chỉ mong các ông triệt để nhận thức mau chóng đề
lên câu thoại đầu tham cho thông rồi thì sanh tử sẽ không
có phần của các ông, lục đạo luân hồi còn ở đâu lại
được nữa! Các ông hãy phát tâm. Tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
25 tháng 10 (thất nhì ngày thứ ba)
Mở
mắt thì không chiêm bao, tâm không khởi ý thì không có đối
đãi. Ý nghĩa hai câu nầy ta giảng sơ qua: mắt mở thì cứ
mở cho lớn thì không chiêm bao, mắt nhắm lại thì nằm chiêm
bao, đại khái là như vậy. Nhưng ta nói: mắt nhắm nằm chiêm
bao, mắt mở rộng lại còn nằm chiêm bao hơn, các ông tin
hay không? Các ông nghĩ rằng mắt nhắm thì ngủ nằm chiêm
bao, tại sao mắt mở rộng cũng còn nằm chiêm bao. Tôi có
chỗ không tin. Đúng đấy! Nhưng ta nói các ông đứng ngay
đây đang nằm chiêm bao, suốt ngày suốt đêm chiêm bao, mắt
nhắm lại nằm chiêm bao còn có thể mau chóng tỉnh lại được,
các ông mở mắt mà chiêm bao thì chẳng có lúc nào tỉnh,
còn biết cái chiêm bao nầy sẽ kéo dài tới thời gian nào
mới có thể tỉnh được? Tội nghiệp quá! Người chưa liễu
ngộ đều là mở mắt nằm chiêm bao mà không hiểu được
đang nằm chiêm bao. Muốn biết cái chiêm bao nầy lúc nào mới
tỉnh lại được thì nhất thiết phải khai ngộ, khai ngộ
rồi cũng như ngủ nằm chiêm bao thình lình tỉnh dậy. Ta hỏi
các ông cái chiêm bao nầy còn có kỳ hạn tỉnh dậy không?
Còn nói về cái tâm không khởi ý, ý tức là niệm, tâm có
thể khởi thiện niệm, khởi ác niệm, nếu tất cả niệm
đều không khởi ấy tức là không có đối đãi, đại khái
ý nghĩa là như vậy đó. Kỳ thực không phải thế, cần phải
thánh bất khả đắc, phàm bất khả đắc, niệm bất khả
đắc, tâm cũng bất khả đắc, nói không rơi vào hai (có đối
đãi) thì đã rơi vào ba, luôn cái nhất cũng bất khả đắc
mới cho là có một tí tương ưng trong thiền tông. Trong thiền
tông chính yếu là phá cái mở mắt chiêm bao, quét sạch mọi
tà niệm. Chiêm bao không tỉnh được thì sanh tử không liễu
được, tà niệm không trừ thì vọng sinh ra chi tiết, chi tiết
vọng rồi thì thiện nhân chiêu ác quả. Ông tưởng là không
sai: kỳ thật là báng Phật, phỉ Tổ, phỉ báng thiền đường,
phỉ báng đại pháp luân, cái nhân nầy đã gieo xuống rồi
thì khỏi nói nữa, phải đọa địa ngục A Tỳ. Mỗi khi có
người nói: "Trong thiền tông nói nghe thì tốt lắm, có huyền
có diệu, nhưng làm thì có chỗ như không đúng. Mỗi khi ngồi
xuống lại buồn ngủ mà còn ngáy nữa", thế thì tâm ông
sanh hột giống khinh mạn, ông làm như vậy thì cái nhân phỉ
báng đã gieo xuống rồi. Tại sao vậy? Người xưa có câu
chuyện tương tợ nay ta kể ra một câu chuyện xưa cho nghe:
Ngày trước Tứ Tổ đến núi Ngưu Đầu ở Nam Kinh thấy có
tử khí (hơi màu đỏ). Tổ nói: "Trong núi nhất định có
người tu đạo." Tổ bèn trèo lên, thì gặp Thiền Sư Pháp
Dung, có con cọp ở một bên, Tứ Tổ làm ra vẻ hoảng sợ,
Dung nói: "Ông còn có cái nầy tồn tại sao?" Tứ Tổ nói thầm
trong bụng "Đây là bậc Đạo nhân" rồi chạy đến chỗ ngồi
bằng cỏ của Pháp Dung và vẽ một chữ Phật lên trên đó.
Dung thấy có chữ Phật thì không dám ngồi, Tứ Tổ bèn hỏi:
"Ông còn cái nầy tồn tại sao?" Biết được đồng là có
đạo. Đêm đó Dung nhường chỗ cho Tổ ngủ, trên giường
suốt đêm Tổ cứ ngáy. Sáng ngày hôm sau, Dung nói: "Ông thực
không biết mắc cở, ngáy suốt đêm làm tôi ngồi không yên".
Tứ Tổ nói: "ông còn làm phiền tôi, ông làm con rệp rớt
xuống đất té gảy chân vừa kêu vừa nhảy không thôi suốt
đêm làm tôi ngủ không yên". Người đời sau có hai câu nói:
"Pháp
Dung khi chưa gặp Tứ Tổ thì như thế nào? Sau khi gặp rồi
thì thế nào? Khi chưa gặp thì Trời, người đều cúng dường,
vượn khỉ dâng trái cây, sau khi gặp Tổ chẳng còn ai cúng
dường, quả chẳng ai dâng. "Các ông tham xem tại sao như vậy?
Lúc ta ở Chùa Kim Sơn khi dụng công phu đắc lực nằm trên
quảng đơn nghe tiếng ồn ào, ta đi xuống xem thì không thấy
ai, tất cả đại chúng đều ngủ không một người nào nói
chuyện, ta nhìn dưới đáy quảng đơn mới thấy hai con rệp
cắn lộn nhau, ta mới đưa chúng tới liêu như ý, cho ít đồ
ăn để chúng nó ăn. Các ông thử tưởng tượng xem, còn có
thể lấy cái vọng tưởng của mình mà phân biệt được
không? Điều ta nói chính là bản thân ta làm đến. Hôm nay
ta nói cái chỗ hành của ta, sợ các ông còn có điểm hoài
nghi, đợi khi công phu của các ông đến chỗ nầy rồi thì
các ông sẽ được biết. Nhưng đợi đến các ông biết để
ăn năn cái nhân phỉ báng đã tạo lúc trước thì đã trễ
rồi, cho nên ta hôm nay đặc biệt chỉ ra cho các ông, ấy
là việc rất cần cần lắm. Các ông hãy phát tâm, tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
26 tháng 10 (thất nhì ngày thứ tư)
Tham
thiền dụng công quý ở chỗ hành. Hành được mới gọi là
tham thiền, không hành, miệng nói tham thiền cũng như không.
Chữ hành trong thiền tông rất quan trọng. Không những đời
nay hiểu sai lầm cái chữ hành nầy mà ngày xưa người hiểu
sai lầm cũng không ít; tất cả đều cho thấy được là xong,
hoặc lãnh hội được sự kiện nầy người xưa nay đều
vốn có, không cần tu chứng, hoàn toàn là vậy rồi, vậy
còn hành cái gì? Cứ cho hành là dư thừa, kỳ thực thiền
tông rất quý chữ hành, ấy là sự thực hành, chớ nên lầm
tưởng. Phải biết cửa thiền tông là cửa vô thượng, cái
hành của thiền tông là hành vô thượng. Muốn đạt đến
mục đích trước tiên phải biết: chúng ta từ vô lượng
kiếp đến nay là do hành mà đến, tuyệt không phải khi không
mà có được, cũng không phải người ta đưa ông đến; lên
thiên đường cũng do ông đi, xuống địa ngục cũng do ông
đến, thai trâu bụng ngựa cũng do ông đi đến, nay làm người
như thế nầy cũng do ông hành tới, đại khái đều như vậy
cả. Chẳng thấy người ta lôi ông xuống địa ngục. Từ
đó suy ra phàm chúng sanh có sinh tử thì cũng từ lý nầy.
Chúng ta dĩ nhiên đều biết tất cả đều do tự ta hành đến,
vậy ngày nay muốn phản bổn quy nguyên đâu phải cứ nói
ra là đến nhà được đâu, là lãnh hội được đâu? Thời
gian tới phải trãi qua biết bao niên đại mới đến nơi xa
như thế nầy, nay muốn phản bổn quy nguyên tất phải theo
lối cũ mà về thôi. Hơn nữa, trên tâm hạnh các ông đều
biết phiền não không tốt, vọng tưởng xấu xa, nghiệp chướng
không được nổi lên, nhưng mà tuy biết phiền não là không
tốt, phải vứt đi, vọng tưởng là cái xấu phải bỏ đi,
sự thật thì có thể bỏ được chăng? Giả sử vứt được
thì vứt ngay bây giờ xem nào, dù ông bản lĩnh to bằng trời
sợ không làm được như lời đâu, đã không làm được thì
không được như thế, theo thế mà nghiên cứu thì chữ hành
tất nhiên không được thiếu sót, nhưng đối với người
trung hạ căn mà nói thì cái hành này cũng giống như đi đường
từ bao xa đến, khi trở về cũng phải đi từng ấy xa thì
mới trở về được nguyên xứ. Ví dụ từ ngoài nghìn dặm
đến hôm nay trở về cũng phải trải qua nghìn dặm, mỗi
ngày đi trăm dặm thì phải đi mất mười ngày mới đi hết.
Giả sử thiếu một ngày hay thiếu một dặm cũng không đến
nhà được, lý do nầy thì nhất định. Nhưng đối với các
ông người có chút căn cơ lại thêm vào đích chỉ trong thiền
tông của chúng ta thì không cần phải đi như vậy. Chỗ hành
của thiền tông thì như thế nào? Ông từ ngàn dặm đến
đây, hôm nay không những không cần ông đi ngàn dặm mới
đến được quê nhà mà luôn cả danh từ ngàn dặm đường
cũng bất khả đắc, danh từ đã bất khả đắc mà còn muốn
ông đi sao? Quày đầu lại là đúng rồi, gót chân không cần
nhúc nhích hễ cử động là phải rồi. Các ông thử nghĩ
xem: cái pháp tham thiền nầy có trực tiếp không? Người căn
cơ thượng đẳng phải hiểu được rằng không phải sinh
ra là đã được thượng căn rồi mà cũng là do ở chúng ta
từ làm người hạ căn đạt đến trung căn, rồi từ trung
căn thành thượng căn, đến thượng căn rồi thì nhất văn
thiên ngộ (một nghe ngàn ngộ). Tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
26 tháng 10 (thất nhì ngày thứ năm)
Pháp
tham thiền là một chính pháp cứu thế, cứu thân và diệu
pháp cứu tâm. Chữ thiền nầy là cái cửa ngõ tất yếu mà
làm người cần phải đi qua, người tham thiền không phải
đã tham được thiền là xong đâu, thực ra phải có một tí
mùi vị gì của tham thiền; vậy thì ông phải bận rộn hết
sức, có bảo các ông dừng nghỉ một chút các ông cũng không
chịu. Nếu chân thực đạt được mục đích của thiền thì
việc thành Phật saün sàng trước mắt. Phật đây không có
quốc độ nầy quốc độ nọ, không có chúng sanh chư Phật.
Muốn thành Phật trải qua a-tăng-kỳ kiếp, cần phải xả
đầu mắt, xả óc tủy tim gan, ngũ tạng, kết duyên cho với
chúng sanh cõi đại địa, kết duyên cho đầy đủ rồi, nhân
duyên thành thục thị hiện giáng sanh, khổ hạnh thành Phật
tọa đạo tràng, một đời hoằng dương thánh giáo. Nhưng
quả địa Phật nầy lại do nhân địa Phật tạo ra quả địa
Phật, khi thành thì làm giáo chủ cả đại thiên thế giới.
Mỗi người tham thiền các ông cần đạt đến mục đích
của thiền, không những các ông ở tại thiền đường nầy
mà cả tăng lẫn tục ở khắp nơi, nam hoặc nữ đều cần
phải đạt đến mục đích của thiền, muốn đạt đến mục
đích đương nhiên phải có một phen sự việc, còn mong các
ông dư ra được mấy người không chỗ làm việc, ở đó
mà ngủ gục, tại sao vậy? Mỗi thế giới có một giáo chủ,
vậy vô lượng thế giới cho đến vi trần trong hư không đều
có giáo chủ. Người thành Phật quá động còn dư ra mấy
người không có thế giới để làm giáo chủ giáo hóa chúng
sanh, đây là điều tôi hy vọng đối với các ông, không những
ta hy vọng các ông như vậy, cả đến thập phương Chư Phật
thấy các ông có cái tri thức tham thiền được như vậy cũng
phải vui vẻ cười to, chư Đại Bồ Tát cho đến hộ pháp
long thiên đều phải chắp tay hoan hỷ hộ trì các ông, không
những hộ trì mà lễ bái cũng còn được nữa. Vì vậy ở
trong đạo tràng nầy, thêm vào thời kỳ thiền thất được
định kỳ thủ chứng, nên cần phải thiết tha nổ lực, mọi
cái đều phải buông bỏ hết, buông đến sạch sành sanh.
Tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
28 tháng 10 (thất nhì ngày thứ sáu)
Người
trong thiền tông phải làm việc trong thiền tông. Các ông cần
phải hiểu cái hành trong thiền tông là cái gì? Nếu không
hiểu rõ thì cho ông có suốt đời ở thiền đường thì vẫn
còn đứng ở ngoài cửa thôi. Hôm nay ta nói cho các ông biết
qua, ấy là việc ở thiền tông không có gì khác ngoài việc
tham thiền ngộ đạo, liễu sanh thoát tử nhưng tham thiền
là tham ở nơi mình, liễu sanh thoát tử là liễu thoát sanh
tử của mình chứ không phải là thay cho người khác, dù cho
ông có bản lĩnh lớn bằng trời cũng không thể làm thay cho
người khác được. Còn có người ở thiền đường tưởng
rằng là ở thay cho người khác, cho đến làm mọi việc là
làm thay cho người khác. Các ông phải biết rằng tất cả
mọi việc, việc nào không phải việc của mình đâu? Các
ông nếu là người có chút tri thức không đợi ta nói ra mà
đã biết quay về với chính mình rồi. Lại có một số người
tưởng ở thiền đường Chùa Cao Mân, dụng công là dụng
cho Chùa Cao Mân. Trong các ông nếu có người như vậy thì
còn xứng đáng là người làm cái việc trong thiền tông không?
Tham thiền ngộ đạo, liễu sanh thoát tử còn có phần của
các ông không? Vì vậy muốn các ông mở mắt thấy cho rõ.
Nhưng tham thiền ngộ đạo liễu sanh thoát tử, hai câu nói
đó gom lại chỉ là hai chữ tham thiền. Do tham thiền mà ngộ
được đạo, ngộ đạo rồi sanh tử lý nào không liễu? Tóm
lại là tham thiền. Đối với việc tham thiền thì thế nào
là thiền? Thế nào là tham? Các ông cần phải biết rõ ý
nghĩa tham thiền rất rộng. Ta sơ lược chỉ cho các ông một
chỗ hạ thủ rất xác thực, mong các ông cứ nghe thì lãnh
hội ngay và một mạch mà hành thì sẽ đến nhà. Trước nhất
phải biết: từ vô lượng kiếp do một niệm bất giác nên
đều hướng ngoại mà chạy cho đến nay vẫn còn bất tri
bất giác, thậm chí đều không biết có nhà, vì thế nên
gọi là chúng sanh. Phải biết hướng ngoại là gì? Hướng
nội là gì? Hướng ngoại là lục đạo luân hồi sanh tử
bất định; hướng nội là bổn lai diện mục cùng đồng
một thể với chư Phật. Dạy các ông tham thoại đầu là
dạy các ông hướng nội, tham thoại đầu tức là tham thiền,
là hướng nội. Tóm lại, muốn thấy bổn lai diện mục mà
không hướng nội là không được; không hướng nội ấy là
sinh tử. Vì sao tham thoại đầu là hướng nội? Có lẽ các
ông không rõ ràng, ta giảng một thí dụ cho các ông nghe: các
ông đang ngồi đây ta hỏi các ông: "Có thấy bàn thờ Phật
không?" Các ông đương nhiên trả lời là thấy, ta hỏi thêm:
"Trên bàn thờ có gì?" Nhất định các ông sẽ trả lời là:
Bên trong có Phật Tỳ-Lô và những thứ khác." Ta lại hỏi:
"Người thấy bàn thờ Phật là ai?" Các ông hãy quay đầu
hướng vào chính mình xem! Trong lúc đó không thấy có Phật,
ngay cả bàn thờ Phật cũng không có luôn, các đồ vật khác
còn có không? Không những không còn mà còn phải quay đầu
lại tham vấn trên cái niệm của chính mình đi. Các ông thử
nghĩ xem thấy bàn thờ là hướng ngoại, không thấy là hướng
nội; không thấy bàn thờ Phật trên niệm nầy mà "truy" ấy
là hướng nội. Theo như thí dụ nầy mà thấy thì tham thoại
đầu cũng vậy. Niệm Phật, có Phật để niệm được là
hướng ngoại; tham "niệm Phật là ai" thì cứ trên niệm ấy
mà tham vấn, ấy là hướng nội, hướng nội tức là tham
thiền. Hôm nay ta đem ví dụ về sự tham thiền giảng cho các
ông nghe qua rồi các ông không được nói là không biết tham
thiền, không hiểu được tham câu thoại đầu nữa. Ta hôm
nay giao hẹn rõ ràng cho các ông rồi, hãy phát tâm. Tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
29 tháng 10 (thất thứ nhì ngày thứ bảy)
Người
có một tí lợi căn thì dụng công không lấy gì làm khó.
Không nhờ ở tu chứng, đương thể bổn lai chân tánh không
dư, không thiếu, thanh tịnh quang minh không do người khác mà
được, đều tụ mình saün có, chỉ vì các ông không thể
hành như vậy thôi. Bệnh ở đâu? Bệnh ở nơi chữ "chướng".
Chúng ta vốn không có mê, vì chướng mà có mê, chướng lìa
thì ngộ, sanh tử vì chướng mà có, nếu không có chướng
thì sanh tử cũng không. Nếu bỏ chướng đi thì bổn lai diện
mục chúng ta đương nhiên hiện ra. Như vậy phải biết chướng
là cái cửa ngõ trọng yếu của người dụng công phu, các
ông có biết không? Nếu biết được cái chướng nầy thì
các ông sẽ có biện pháp để trừ nó. Nếu không biết chướng
là cái gì, lấy cái gì làm chướng thì còn nói làm sao trừ
chướng được? Làm sao lo cho xong? Đối với người thông
thường thì cho là: "sanh tử là chướng, sanh tử bên bờ nầy
là chướng, bên bờ kia là Niết Bàn, Niết Bàn không phải
là chướng, mê là chướng, ngộ tức không phải là chướng,
trần lao là chướng, thanh tịnh là cứu cánh, chúng sanh là
chướng, Phật là rất tốt". Đại khái là thế. Thiền tông
thì không vậy, sanh tử là chướng, Niết Bàn cũng là chướng,
mê là chướng, ngộ cũng là chướng, chúng sanh là chướng,
Phật cũng là chướng, thân là chướng, tâm cũng là chướng,
sơn hà đại địa là chướng, hư không cũng là chướng. Các
ông còn tin chăng? Có người cho rằng: sanh tử là khổ đương
nhiên là chướng rồi, Niết Bàn là lạc làm sao lại là chướng
được? Chúng sanh là chướng, sao Phật cũng là chướng? Sưn
hà là chướng, hư không tại sao cũng là chướng? Nói như
vậy thì tôi cần dụng công làm cái gì? Việc trong thiền
tông thật là khó tu quá! Đúng đấy! Các ông hồ nghi như
vậy nên ta muốn chỉ ra cho các ông, muốn dẫn các ông đi
trên đường đi của thiền tông. Nhưng ta chỉ vẽ cho các
ông, dẫn đường cho các ông là muốn các ông tự đi, chứ
nếu các ông không tự mình đi thì ta không đi thay cho được
đâu. Tại sao trong thiền tông muốn nói sanh tử Niết Bàn,
chúng sanh Chư Phật, bờ nầy bờ kia, thanh tịnh phiền não,
mê ngộ, thân tâm, hư không đại địa đều là chướng? Phải
biết rằng tất cả chướng không rời tâm, sanh tử là tâm,
chứng Niết Bàn cũng là tâm, cho đến hết thảy hư không
đại địa cũng đều là tâm cả. Cái tâm nầy là cái chướng
căn bản, căn bản đã chướng thì còn chổ nào không phải
là chướng nữa? Các ông muốn lìa cái chướng nầy thì phải
có cách nào? Nếu nói: sanh tử khổ là chướng thì lìa bỏ
nó, lạc của Niết Bàn cũng là chướng thì cũng bỏ luôn
lạc đi; bờ nầy không trụ, bờ kia không trụ, phiền não
không trụ, thanh tịnh không trụ, cho đến hư không cũng không
trụ. Tóm lại, tất cả trần lao thế giới bên ngoài thân
đều bỏ sạch, nhức ngứa trên thân cũng bỏ, vọng tưởng
nhiều như cát trong tâm cũng bỏ. Phương pháp trừ bỏ như
vậy sai hay không sai? Nhưng trong thiền tông không như vậy.
Tại sao như thế? Nếu bỏ từng món một thì chẳng lúc nào
hết được; bên nầy dứt thì bên kia sanh, chôn hồ lô trên
nước thì không dễ gì được đâu. Đến nhà rồi thì mới
có thể đem gốc của nó mà bỏ đi hết được. Thí dụ như
mặt trời mặt trăng sơn hà đại địa v.v... tuy là sắc tướng
nhiều lắm nhưng đều ở trong một cái hư không, nếu ta muốn
bỏ mặt trời mặt trăng, sơn hà đại địa không phải là
nhiều lắm sao? Nếu muốn bỏ lần lượt từng món vật cho
hết thì e rằng không có bản lĩnh to như thế! Nếu ta có
sức lực một tay đặp bể hư không thì còn cái gì nữa?
Liễu chướng cũng như vậy thôi. Mặt trăng mặt trời và
mọi cái khác cũng giống như những cái chướng nầy nọ của
chúng ta, hư không thì cũng như tâm của chúng ta, nếu có thể
đem tâm mà liễu bỏ được, thế không phải là trừ bỏ
hết tất cả chướng hay sao? Pháp liễu tâm tức là tham
thoại đầu; pháp nầy để trên niệm mình mà truy cứu,
lâu ngày rồi thì tâm sẽ hết, vọng tưởng cũng sẽ hết,
nhân, pháp, đều mất. Lúc bấy giờ thì các ông mới nhận
thức Chùa Cao Mân, mới hiểu được lợi ích của câu thoại
đầu ở thiền đường! Nhưng sự dụng công ngay bây giờ
của các ông cần phải đề lên câu thoại đầu từng giây,
từng phút mà truy cứu, chẳng hỏi động tịnh nằm ngồi
đi đứng, niệm niệm không gián đoạn, có ngày các ông sẽ
đập bể được hư không. Hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
30 tháng 10 (thất thứ ba ngày đầu)
Pháp
luân chưa chuyển thực luân phải chuyển trước. Trong sự
khó khăn vô vàn của nhà chùa, dù cho khó khăn đến đâu cũng
phải ra sức duy trì cho nên phát khởi thiền thất cho các
sư được chuyên tâm tu hành. Cũng vì đạo tâm của các sư
thành khẩn cảm động đến hộ pháp long thiên và được
nhiều vị trưởng lão ở các nơi phát đại từ bi, thấy
nhà chùa đời sống thanh bần mà quan tâm đến đạo niệm
của các ông vì thế đặc biệt cung cấp dầu, muốn, gạo,
củi để nhà chùa khỏi phải lo lắng, các sư được an tâm
tu đạo. Các vị trưởng lão nầy trước kia hoặc là thủ
tọa hòa thượng. Tây đường sư phụ, hoặc đường chủ
sư phụ, lâu nay vẫn thường quan tâm đến sự thanh bần của
đạo tràng. Nhưng các sư đó không thể so sánh với người
đại phú được, đều tiện tặn, ăn xài bỏn xẻn, tích
tụ tiền bạc do y bát khất thực không dễ gì có được.
Không thể nói là cứ ngồi ngồi, đi đi mà trai thực tiêu
đi được đâu. Nếu các ông cứ cho như thế mà không có
công việc gì khác thì làm sao có thể trang trải được nợ
cơm! Người xưa đã nói: "Thốn hương năng tiêu đấu kim (một
tấc hương có thể tiêu được đấu vàng)". Tại sao suốt
ngày tọa hương mà không đủ trả được nợ cơm? Thật đúng
lắm! Ta muốn hỏi các ông:
Từ
sáng đến tối, tấc hương nào tiêu được đấu vàng? và
tấc hương nào không tiêu được đấu vàng? Các ông hãy nghiên
cứu thử xem? Không phải là việc nhỏ đâu! Ta thấy các ông
đối với "tấc hương tiêu đấu vàng" đại khái còn chưa
làm được. Đối với việc trang trải nợ cơm, ta không những
có thể hứa với các ông mà còn có thể bảo đảm nữa.
Ta bảo đảm ở chỗ nào? Là ở chỗ muốn cho các ông đối
với câu thoại đầu không biết là ai, cứu cánh là ai, điều
đó không hiểu được, rốt ráo là ai cũng còn không hiểu
được; suốt ngày tiền niệm là câu thoại đầu, mà hậu
niệm cũng là câu thoại đầu. Các ông tự mình đi như vậy
thì ta bảo đảm các ông tiêu được cái nợ cơm. Ta muốn
hỏi các ông có tham thiền hay không? Các ông đương nhiên
trả lời:
"Suốt
ngày tôi tham câu thoại đầu không mảy may gián đoạn", ta
hỏi thêm các ông: câu thoại đầu không gián đoạn thì trên
thân các ông có áo mặc không, quả đường còn ăn cơm không?
Các ông trả lời ta cách nào? Nếu biết sự mặc là áo quần,
sự ăn là cơm gạo thì không đúng rồi, tôi không dám bảo
đảo đâu! Ngoài ra các ông còn trả lời ra sao nữa, hãy nghiên
cứu thử xem? Mặc áo không phải mặc áo, ăn cơm không phải
ăn cơm; cũng như người xưa nói mặc áo suốt ngày không dính
một sợi chỉ, suốt ngày ăn cơm không cắn một hạt gạo.
Nếu các ông tham thiền được như thế thì đầy là bằng
chứng ta có thể bảo đảm. Trái lại, ta không những không
dám bảo đảm mà ngay cả Phật Thích Ca cũng chẳng dám. Các
ông phát tâm, hãy tham đi!
KHAI
THỊ
Ngày
1 tháng 11 (thất thứ ba ngày thứ hai)
Tham
thiền không phải là việc hưởng nhàn. Hôm nay là trong thời
kỳ đả thất không cần phải nói lại con đường công phu
làm chi nữa, nếu cần phải nói thì không còn đả thất nữa.
Vì sao vậy? Vì lúc bình thường cần phải dụng công cho tốt,
kịp đến lúc đả thất cần thêm tinh tiến thời ngộ ngay
thôi. Nếu muốn nói đường đi trong thời kỳ thất vậy thì,
đường đã nhiều lại thêm lắm: vọng tưởng, hôn trầm,
chẳng biết đến tham thiền. Không biết đến việc phát khởi
nghi tình, phiền não, vô minh v.v... lại càng thêm lắm. Cứ
theo như thế mà vẫn còn được gọi là đả thất hay sao?
Đả thất cần ở sự khai ngộ cũng như theo đuổi việc thi
cử vậy. Kỳ thi không phải là lúc đi học, lúc bình thường
cần phải học hành cho tốt. Một khi đã đến nơi trường
thi rồi thì chỉ còn lo việc công danh. Giả sử vô trường
thi chữ không biết lại còn đi tìm lấy người để hỏi,
điều nầy có được không? Đả thất cũng như thế. Trong
thời kỳ đả thất còn không hiểu được sự dụng công,
lại cũng chẳng hiểu vọng tưởng và tham thiền có như nhau
hay không, đầu mối sự phát nghi tình là như thế nào, như
thế mà đả thất hay sao? Thật tiếc cho các ông không thể
không nói được. Nếu mà không nói thì không những chỗ sâu
xa không thấy đến mà chỗ nông cạn cũng chẳng nhìn ra, cho
nên ta nay vì các ông mà nói, tham thiền khởi nghi tình là
như thế nào? Phải biết câu thoại đầu là như thế nào?
Không rõ cứu cánh là ai? Chẳng hiểu được là ai, rốt rào
là ai? cũng chẳng biết là ai, không rõ không biết, mơ mơ
hồ hồ tức là nghi tình vậy. Vọng tưởng với tham thiền
đều là một vọng tưởng, cùng một con đường. Ta nói như
thế các ông nghe lại cho là: "tham thiền cũng là vọng tưởng,
vậy còn phải tham thiền làm gì? Vọng tưởng hóa ra là lục
đạo luân hồi, tham thiền cũng là vọng tưởng vậy tham thiền
không phải là luân hồi sao?" Cần phải hiểu được là chỗ
khác nhau giữa vọng tưởng của sự tham thiền với vọng
tưởng của vọng tưởng là thế nào? Vọng tưởng thì tùy
nghiệp chuyển, tham thiền thì tùy tâm chuyển, tùy nghiệp
chuyển thì tâm đi trước, các ông đi theo sau tâm. Nghiệp
thì chuyển hướng về nẻo luân hồi mà đi, cho nên vọng
tưởng là theo nghiệp chuyển, tùy nghiệp thì tất cả là
sanh tử. Tham thiền thì tùy tâm chuyển. Tâm là cái gì vậy?
Có phải quả tim bằng thịt của các ông không? Thế lấy
gì làm tâm của các ông? Tâm, vậy thì ở đâu? Ở trong chăng?
Ở ngoài chăng? Hay là ở khoảng giữa hay nơi nào nữa? Thật
đáng tiếc! Các ông thật chẳng biết gì? Ta nói đưa chân
lên, để chân xuống, đi đứng nằm ngồi, ra vào tới lui,
tất cả chỗ nào cũng chẳng mảy may rời tâm cả, vậy có
chỗ nào không phải tâm đâu? Ấy chỉ là mình thừa nhận
không được thôi. Hôm nay ta hai tay mang đến trước mặt các
ông sợ rằng các ông cũng chẳng biết ra được. Thế còn
người nào có thể thừa nhận được chăng? Ta dám nói với
các ông một người cũng chẳng có. Vậy thì câu thoại đầu
đợi các ông tham cứu cho đến chỗ đắc lực, muốn các
ông tự mình nhận thức một tí. Ta nói cái gì các ông cũng
có thể tin lấy được, nếu công phu không đến được nơi
nầy thì dù ta có nói tốt nữa cũng không dễ gì tin được
đâu. Nhưng câu thoại đầu này nói là chân như cũng được,
nói là Phật tính cũng được, nói là Pháp thân cũng được,
nói là tâm cũng xong, phạm vi của nó rất rộng lớn vậy.
Thật đáng tiếc cho các ông! Đối với tâm thì tuyệt không
biết gì. Hôm nay ta dạy cho các ông hãy lấy câu thoại đầu
làm tâm đấy. Câu thoại đầu đến nơi đâu các ông đến
nơi đó, câu thoại đầu đi trước các ông đi theo sau. Nói
tóm lại, lấy câu thoại đầu để xét tâm ta, hỏi tâm ta,
truy cứu tâm ta, lâu ngày đi rồi cũng có thể làm sáng được
tâm ta. Đây tất cả sẽ là: vọng tưởng tùy nghiệp chuyển
tức là sanh tử, vọng tưởng tùy tâm chuyển tức là minh
tâm. Các ông phải thấu đáo thấy được là lời ta có đúng
không, việc ta nói là việc của ta, không liên can gì đến
các ông, muốn cho các ông dụng công phu đến nơi ấy thì
các ông tự mình sẽ thấy thôi, và các ông mới có được
sự thụ dụng. Giả sử như lời của ta nói mà các ông đối
với bổn phận mình lại không nghe không hỏi, thế thực là
đáng tiếc! Đáng buồn! Phải hiểu được là: cái xác thân
nầy, thời giờ thì hữu hạn, một khi đã ngã xuống rồi
thì không còn gì để truy xét nữa. Tiền đồ thật không
kham nghĩ đến. Cần phải nhanh chóng lên. Hãy tham đi!
>>>Phần
2