CHƯƠNG
THỨ NĂM
NGỘ TÁNH LUẬN
Phàm
là đạo, phải lấy sự tịch diệt làm thể, còn tu lấy sự
lìa tướng làm tông.
Nên
kinh nói: Tịch diệt là Bồ đề.
Diệt
hết hình tướng đó:
Là
Phật, nghĩa là giác.
Người
có giác tâm, được đạo Bồ đề, nên gọi là Phật.
Kinh
nói: lìa tất cả mọi hình tướng tức gọi là chư Phật.
Nên
biết tướng là có tướng mà không tướng, không thể thấy
bằng mắt, chỉ biết được bằng trí.
Ai
nghe pháp ấy chợt phát lòng tin, là người ấy đang nương
pháp đại thừa siêu lên ba cõi.
*
Ba
cõi ấy là tham, sân, si vậy.
Chuyển
ngược tham, sân, si làm giới, định, huệ tức gọi siêu lên
ba cõi.
Tuy
nhiên, tham, sân, si chẳng có thực tính, chỉ bằng vào chúng
sanh mà đặt tên. Nếu có thể soi ngược trở lại thì sẽ
thấy rõ:
Tánh
của tham, sân, si tức là tánh Phật.
Ngoài
tham, sân, si tuyệt nhiên không có tánh Phật nào khác.
Kinh
nói: Từ vô thủy đến nay, chư Phật luôn luôn cư xử ở
nơi ba độc, nuôi lớn trong bạch pháp, mà thành tựu ở quả
Thế tôn.
Ba
độc ấy là tham, sân,si vậy.
Nói
đại thừa tối thượng thừa là nói chổ sở hành của hàng
Bồ Tát.
Không
gì là chẳng thừa, mà cũng không gì gọi được là thừa,
suốt ngày thừa mà chưa hề thừa, đó là Phật thừa.
Kinh
nói: Lấy vô thừa làm Phật thừa vậy.
*
Nếu
người biết sáu căn vốn không thực, năm uẩn chỉ giả danh,
không thể dựa vào đâu cầu cạnh gì được, người ấy
quả thông suốt lời Phật.
Kinh
nói: Hang ổ của năm uẩn là tên gọi của thiền viện.
Chiếu
sáng bên trong mà mở thông suốt, tức là cửa đại thừa.
Chẳng
nhớ tưởng một pháp nào mới gọi là thiền định.
Ví
hiểu rõ lời ấy thì đứng, đi, nằm, ngồi thảy đều thiền
định cả.
*
Biết
tâm vốn không, đó gọi là thấy Phật.
Tại
sao vậy?
Vì
mười phương chư Phật đều nhân vì vô tâm chẳng thấy ở
tâm, đó là thấy Phật.
Xả
tâm không nuối tiếc gọi là đại bố thí.
Lìa
hết động và định gọi là đại tọa thiền.
Tại
sao vậy?
Kẻ
phàm mỗi mỗi đều hướng về động.
Hàng
tiểu thừa mỗi mỗi đều hướng về định.
Vượt
lên cái lầm hiếu động của phàm phu và hiếu định ngồi
thiền của tiểu thừa mới gọi là đại tọa thiền.
Nếu
có được sức lãnh hội ấy thì chẳng cần lìa mà tướng
tướng tự cởi bỏ, chẳng cần trị mà bịnh bịnh tự trừ,
ấy đều là định lực của phép đại thiền.
*
Phàm
đem tâm cầu pháp, ấy là mê.
Chẳng
đem tâm cầu pháp, ấy là ngộ.
Chẳng
mắc vào chữ nghĩa gọi là giải thoát.
Chẳng
nhiễm sáu trần gọi là hộ pháp.
Xuất
lìa sanh tử gọi là xuất gia.
Chẳng
chịu hậu hữu gọi là được đạo.
Chẳng
nổi vọng tưởng gọi là Niết bàn.
Chẳng
đối xử với vô minh gọi là trí huệ lớn.
Chỗ
không phiền não gọi là Bát Niết bàn.
Chỗ
không tướng gọi là bờ bên kia.
*
Khi
mê thì có bờ bên này.
Khi
ngộ thì không bờ bên này.
Tại
sao vậy?
-
Vì kẻ phàm phu mỗi mỗi đều xu hướng trụ ở bên này.
-
Vì giác được phép tối thượng thừa thì tâm chẳng trụ
bên này cũng chẳng trụ bên kia, nên lìa được cả hai bờ
bên này và bên kia.
Nếu
thấy bờ bên kia khác với bờ này, người ấy tâm chưa có
thiền định.
*
Phiền
não gọi là chúng sanh.
Tỏ
ngộ gọi là Bồ đề.
Ðó
chẳng phải giống nhau mà cũng chẳng phải khác nhau, chỉ
vì mê ngộ mà cách biệt nhau.
*
Khi
mê thì thấy có thế gian cần thoát ra.
Khi
ngộ thì không có thế gian nào để thoát ra cả.
*
Trong
pháp bình đẳng chẳng thấy phàm khác với thánh.
Kinh
nói: Pháp bình đẳng ấy phàm phu không thể vào, bậc thánh
cũng không thể hành được.
Pháp
bình đẳng ấy chỉ có hàng Bồ tát lớn và chư Phật Như
lai mới hành được.
Nếu
thấy sống khác với chết, động khác với tịnh, đó gọi
là chẳng bình đẳng.
Chẳng
thấy phiền não khác với Niết bàn, ấy gọi là bình đẳng.
Tại
sao vậy?
Vì
phiền não với Niết bàn đều chung đồng một tánh không
vậy.
*
Do
đó, hàng tiểu thừa vọng dứt phiền não, vọng vào Niết
bàn, nên trệ ở Niết bàn.
Hàng
Bồ tát, trái lại biết rõ tánh không của phiền não, tức
chẳng lìa bỏ cái không, nên lúc nào cũng ở tại Niết bàn.
*
Phàm
nói Niết bàn: Niết là không sanh, bàn là không tử.
Lìa
ngoài sanh tử gọi là Bát Niết bàn.
Tâm
không lại qua tức vào Niết bàn.
Nên
biết Niết bàn tức là tâm không.
Chư
Phật vào Niết bàn, tức vào cõi không vọng tưởng.
Bồ
tát vào đạo tràng, tức vào cõi không phiền não.
*
Cõi
vắng không ấy tức cõi không tham, sân, si.
Tham
là cõi dục.
Sân
là cõi sắc.
Si
là cõi vô sắc.
Nếu
bỗng chốc thoắt sanh tâm, tức đi vào ba cõi.
Bỗng
chốc thoắt diệt tâm, tức ra ngoài ba cõi. Mới hay ba cõi
sanh diệt, muôn pháp có không đều do một tâm.
*
Hễ
nói một tâm tựa hồ như phá vào thế giới vật chất vô
tình của ngói cây gỗ đá.
Nếu
biết tâm chỉ là một tiếng gọi suông, không thực thể,
tức biết tâm tự tịch ấy chẳng phải có mà cũng chẳng
phải không.