PHỤ
LỤC
I.
TIỂU SỬ SƯ BỒ ÐỀ ÐẠT MA
Tổ
thứ 28 Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma) là người nước Quốc
Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (Dekhan), tức Ấn Ðộ, con thứ
ba của vua Chí Vương, dòng Sát đế lỵ, tên tục là Bồ Ðề
Ða La (Bodhitara). Nhân đến Quốc Hương thọ lễ cúng dường
của nhà vua, Tổ thứ 27, Bát Nhã Ða La (Prajnâtara) gặp Bồ
Ðề Ða La, nhận thức ở vị hoàng tử này nhiều nét đặc
biệt, mới thử bảo cùng hai anh biện luận về chữ Tâm.
Thấy Bồ Ðề Ða La phát minh được yếu điểm của tâm,
Tổ mới kêu đến và nói: "Hoàng tử đối với chư pháp đã
được thông lượng, mà Ðạt Ma có nghĩa là thông đạt rộng
lớn, vậy hoàng tử nên lấy tên là Bồ Ðề Ðạt Ma". Hoàng
tử nhận và bái tổ thứ 27 làm thầy. Nhớ lời Tổ dặn
phải xuất dương mới thành đạo nghiệp vĩ đại, Bồ Ðề
Ðạt Ma vào độ gần tám mươi tuổi xuống thuyền ra khơi
Nam Hải. Triều nhà Lương bên Trung Quốc, năm Phổ thông thứ
8, nhằm mồng một tháng mười năm Ðinh Mùi (520) sau T.C.),
thuyền đến Quảng Châu, thứ sử tỉnh nầy lấy lễ nghinh
tiếp và dâng biểu về triều báo tin. Lương Võ Ðế sai sứ
đi thỉnh về thành đô là Kim Lăng. Ðế hỏi: - Trẫm từ
lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết
bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức gì không?
Sư
Ðạt Ma đáp:
- Ðều
không có công đức.
- Tại
sao không công đức.
- Bởi
vì những việc vua làm là nhân "hữu lậu", chỉ có những
quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng
không phải thật.
- Vậy
công đức chân thật là gì?
- Trí
phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống
không vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức
này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh,
độ tăng) mà cầu được.
Vua
lại hỏi:
- Nghĩa
tột của thánh đế là gì?
- Một
khi tỉnh rõ, thông suốt rồi thì không có gì là thánh.
- Ai
đang đối diện với trẫm đây?
- Tôi
không biết.
Sau
câu chuyện đối đáp này, Sư biết tâm vua không khế hợp
được với pháp mình, vì vậy đến ngày 19 tháng 10 năm ấy,
Sư về Giang Bắc, rồi tới 22 tháng 11 lại sang Lạc Dương.
Ðến đời Hậu Ngụy, vua Hiếu Dương, năm Thái Hòa thứ 10,
Sư lên Tung Sơn vào chùa Thiếu Lâm, ngồi ngó vào vách, trọn
ngày làm thinh. Người đời không hiểu gì cả, gọi Sư là
"Bích quán Bà la môn", nghĩa là ông Bà la môn ngó vách. Lúc
bấy giờ có một vị Tăng, tên là Thần Quang, học rộng hiểu
nhiều. Nghe danh Sư, Thần Quang đến Thiếu Lâm tự và đứng
ngoài sân chùa chờ dịp yết kiến. Nhằm tiết đông thiên
(mồng 9 tháng chạp), đến đêm tuyết xuống như mưa, cao quá
đầu gối, Thần Quang vẫn trì chí đứng yên một chỗ. Sư
thương tình, kêu hỏi:
- Ông
đứng trong tuyết lâu như thế, ý muốn cầu gì?
Thần
Quang khóc, bạch:
- Cúi
xin Hòa thượng từ bi mở cửa cam lộ, rộng độ quần sanh.
- Diệu
đạo của chư Phật phải nhiều kiếp tinh tấn, cần mẫn
làm cho được những việc khó làm, nhẫn cho được những
điều khó nhẫn, hàng đức nhỏ, trí nông, lòng đầy khinh
khi, kiêu ngạo, há chịu nổi nhọc nhằn khổ cực sao mà muốn
học phép chân thừa.
Thần
Quang nghe Sư quở, bèn lấy dao bén, tự đọan cánh tay trái,
để chứng minh lòng thành khẩn cầu đạo của mình. Sư biết
gặp được "pháp khí" (nghĩa là một khí dụng tốt để truyền
bá chánh pháp).
Bèn
nói:
- Chư
Phật, lúc phát tâm cầu đạo, dám vì pháp bỏ thân, nay ông
chặt tay trước mặt tội, vậy ông muốn cầu gì?
Nói
xong Sư bèn đổi tên Thần Quang ra Huệ Khả.
Thần
Quang bạch:
- Có
thể nghe pháp ấn của chư Phật chăng?
- Pháp
ấn của chư Phật, không phải tùng người mà được.
- Nhưng
tâm tôi chưa được an bình thì làm thế nào? Xin Sư cho tâm
tôi được an bình.
- Thì
ông đưa tâm đây. Sư đáp, ta sẽ cho.
- Tôi
tìm tâm mãi mà chưa được.
- Thế
là ta đã an tâm cho ngươi rồi.
Vua
Hậu Ngụy Hiếu Minh nghe Sư có nhiều sự lạ lùng, sai sứ
đến triệu trước sau ba lần, Sư đều từ không chịu xuống
núi. Nhà vua càng đem lòng kính trọng và sai người đem đến
ban cho Sư hai áo cà sa và một bình bát bằng vàng. Sư cũng
từ ba phen, nhưng sau thấy nhà vua kiên tâm dâng cúng Sư mới
nhận. Chín năm trôi qua, từ khi Sư đến Trung Quốc, Sư có
ý muốn hồi hương, cho nên kêu các đệ tử nói: "Giờ ta
ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc
của mình".
Ðạo
Phó bạch:
- Theo
chỗ thấy của tôi, muốn thấy đạo phải chẳng chấp văn
tự, mà cũng chẳng lìa văn tự.
Sư
đáp:
- Ông
được lớp da của tôi rồi.
Tổng
trì Ni nói:
- Chỗ
giải của tôi như cái mừng vui thấy nước Phật (tâm) bất
động, thấy được một lần, sau không thấy lại nữa.
Sư
nói:
- Bà
được phần thịt của tôi rồi.