Mục Lục.
Trước khi vào Ðộng.
Cửa Thứ Nhất: Tâm Kinh Tụng.
Cửa Thứ Nhì: Phá Tướng Luận.
Cửa Thứ Ba: Nhị Chủng Pháp.
Cửa Thứ Tư: An Tâm Pháp Môn Luận.
Cửa Thứ Năm: NGộ Tánh Luận.
Cửa Thứ Sáu: Huyết Mạch Luận.
Phụ Lục:
Tiểu Sử Bồ Ðể Ðạt Ma.
Căn Bản Pháp của Thiền Ðạt Ma.
Trương Thiếu Tề Giảng Thoại.
Bạt: Huyền Thoại Bồ Ðề Ðạt Ma.
.
SÁU CỬA VÀO ÐỘNG THIẾU THẤT
Bồ-đề Đạt-Ma - Trúc Thiên dịch 1969
Sách Ấn Tống: 337 N. Keystone st., Burbank, CA 91506 USA
CỬA THỨ BA
NHỊ CHỦNG NHẬP

Phàm vào đạo có nhiều đường nhưng nói cho cùng thì không ngoài hai đường này: 

Một là lý nhập. 
Hai là hạnh nhập.
- I -

LÝ NHẬP là mượn "giáo" để ngộ vào "tông", tin sâu rằng tất cả sanh linh đều chung đồng một chân tánh, chỉ vì khách trần bên ngoài và vọng tưởng bên trong che lấp nên chân tánh không hiển lộ được.

Nếu bỏ vọng về chân, tinh thần ngưng trụ như vách đá (1) thì không thấy có ta có người, thánh phàm một bực như nhau; nếu một bực kiên cố không lay chuyển, rốt cùng không lệ thuộc vào văn giáo, được như thế tức ngầm hợp với lý, hết ý niệm phân biệt.

Vô vi một cách vắng lặng và hồn nhiên gọi là lý nhập</div> 

- II -

HẠNH NHẬP là nói về bốn hạnh, ngoài ra các hạnh khác đều bao gồm trong ấy.

Bốn hạnh là gì? 

- Một là báo oán hạnh. 
- Hai là tùy duyên hạnh. 
- Ba là vô sở cầu hạnh. 
- Bốn là xứng pháp hạnh.

1.- Sao gọi là BÁO OÁN HẠNH?

Người tu hành khi gặp cảnh khổ nên tự nghĩ như vầy:

"Ta từ bao kiếp trước buông lung không học, bỏ gốc theo ngọn, trôi dạt theo vật chất, nặng lòng thương ghét, gây hại không cùng. Ðời nay tuy ta không phạm lỗi, nhưng nghiệp dữ đã gieo từ trước tới nay kết trái chín, điều ấy nào phải do trời hoặc người tạo ra đâu, vậy ta đành nhẫn nhục chịu khổ đừng nên oán trách".

Kinh nói: "Gặp khổ không buồn. 
Vì sao vậy? Vì thấu suốt (luật nhân quả) vậy. 
Khi tâm ấy đã sanh (2) ấy là ứng hợp với lý. 
Mượn oán mà hành đạo nên nói là hạnh trả oán.

2.- Hai là TÙY DUYÊN HẠNH

Chúng sanh đều do duyên nghiệp chuyển thành, chẳng có cái tôi. Mọi nỗi khổ vui đều do nhân duyên sanh. Nếu nay được quả báo tốt, hưởng đủ vinh dự, ấy là do nhân lành thuở trước cảm nên, nay mới được vậy. Hễ hết duyên thì lại hoàn không, mừng vui nỗi gì? Ðược mất đều tùy theo duyên, nhưng tâm người không vì vậy được thêm hoặc bớt mất.

Nếu thấu đáo được vậy thì gió vui chẳng động, lặng lẽ mà thuận đạo, nên nói là hạnh tùy thuận theo duyên nghiệp.

3.- Ba là VÔ SỞ CẦU HẠNH

Người đời mãi đắm mê, việc gì cũng tham trước thế gọi là cầu. 
Bậc trí ngộ được lẽ chân, chuyển ngược thế tục, nên tâm an trụ ở vô vi, thân hình tùy nghi vận chuyển. 
Muôn vật đều là không, có gì vui mà cầu được. 
Hể có công đức thì liền có hắc ám đuổi theo. 
Có thân ắt khổ, được gì mà vui? 
Ở lâu trong ba cõi khác nào như trong nhà lửa. 
Có thân ắt khổ, được gì mà vui? 
Thông suốt được như vậy, ắt buông hết sự vật, dứt tưởng chẳng cầu. 
Kinh nói: "Còn cầu còn khổ. Hết cầu mới được vui". 
Xét biết không cầu mới thực là đạo hạnh, nên nói là hạnh không cầu mong.

4.- Bốn là XỨNG PHÁP HẠNH

Cái lý thanh tịnh của tự tánh gọi là pháp. 
Tin hiểu lý ấy thì mọi hình tướng hóa thành không, không nhiễm không trước, không bỉ, không thử. 
Kinh nói: Pháp không có chúng sanh, hãy lìa chúng sanh cấu. Pháp không có tướng ngã, hãy lìa ngã cấu. 
Bậc trí tin hiểu được vậy thì tùy xứng theo pháp mà hành.

Bổn thể của Pháp vốn không tham lẫn, cho nên dù đem thân mạng và của cải ra bố thí vẫn không hối tiếc. Thấu rõ ba cái không (3) thì không còn ỷ lại và chấp trước. Chỉ cần gạn trừ trần cấu, tùy nghi giáo hóa chúng sanh, nhưng không mắc phải hình tướng, thế là tự hành, đã lợi người lại thêm trang nghiêm đạo Bồ đề. Bố thí đã vậy thì năm độ (Bát nhã) khác cũng thế. Vì dứt trừ vọng tưởng mà hành phép tu sáu độ, nhưng thật không có gì gọi là hành cả nên nói là hành tùy xứng theo pháp. 

Kệ rằng:

Ngoại tức chư duyên, 
Nội tâm vô đoạn. 
Tâm như tường bích, 
Khả dĩ nhập đạo. 
Minh Phật tâm tông, 
Ðẳng vô sai ngộ. 
Hành giải tương ưng, 
Danh chi viết tổ.

Nghĩa: 

Ngoài bứt muôn duyên, 
Trong bặt nghĩ tưởng. 
Tâm như tường vách, 
Mới là vào đạo. 
Sáng Phật tâm tông, (4) 
Thảy không sai ngộ. 
Lấy hiểu hợp nhau, 
Ấy gọi là Tổ.

GHI CHÚ:

(1) Nguyên văn: ngưng trụ bích quán có nghĩa là lắng đọng trong cái định bích quán, cái định ấy không khác gì hơn là Tổ sư Thiền. 
(2) Khi có được tư tưởng ấy. 
(3) Ba không: không người cho, không người nhận, không vật bị cho; nói chung thì không ngã, không nhân, không vật mà chỉ có hành động. 
(4) Lấy tâm Phật làm tông chỉ, tức là Thiền, đối với các pháp môn khác lấy lời nói của Phật làm tông chỉ gọi là Phật ngữ tông..

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

bình yên đến bình yên đi Địa tạng สรวงส ดา สงร กษ lムSài Gòn đỏng đảnh quan the am ï¾ ï½ æåŒ å æžœ đơn gia n chi la mô t câu xin lô i 村上市お墓 佛家说身后是什么意思 những hạt ngọc thầy trao æ ˆå ƒ 簡単便利戒名授与水戸 士用果 阿彌陀經教材 Ï Phật Nhập từ Tam muội phóng sinh Việc của năm cũ qua đi 大安法师讲五戒 Sóng 河南有专属的佛教 慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文