MỤC LỤC.
LỜI ĐẦU.
Từ Tắc 01 đến Tắc 11.
Từ Tắc 12 đến Tắc 24.
Từ Tắc 25 đến Tắc 36.
Từ Tắc 37 đến Tắc 48.
LỜI CUỐI.
.
VÔ MÔN HUỆ KHAI
CỬA KHÔNG CỬA (VÔ MÔN QUAN)
Dịch giả:  DƯƠNG  ĐÌNH  HỶ
Tắc Hai Mươi Lăm
HÀNG THỨ  BA NÓI PHÁP

Cử :
Ngưỡng Sơn nằm mộng thấy đến cung trời Đâu Xuất của Phật Di Lặc, ngồi vào hàng thứ 3. Có vị tôn giả bạch chùy rằng :
-Hôm nay người ở hàng thứ 3 nói pháp.
Sơn đứng dậy bạch chùy :
-Nghe cho kỹ, nghe cho kỹ ! Pháp Đại Thừa là ly tứ cú, tuyệt bách phi.

Bình :
Thử hỏi Ngưỡng Sơn nói pháp hay không nói pháp ? Mở miệng là mất mạng, ngậm miệng là chôn thây; ngay cả khi không mở, không ngậm thì cũng còn xa chân lý 10 vạn, 8 ngàn dậm.

Tụng :

白 日 青 天
Bạch nhật thanh thiên
夢 中 說 夢
Mộng trung thuyết mộng
捏 怪 捏 怪
Niết quái niết quái
誑 呼 一 眾
Cuống hô nhất chúng.

Ngay  giữa  ban  ngày
Nói  mộng  trong  mộng
Bịa  ra  chuyện  này
Lừa  gạt  đại  chúng.

Chú Thích :
-Ngưỡng Sơn là học trò của Quy Sơn. Hai thầy trò là sáng tổ của dòng Quy Ngưỡng. Đây chỉ là một giấc mộng, nhưng trời đất lại chẳng phải là mộng sao ? Ngưỡng Sơn toàn thân là tâm bồ đề, ngay trong mộng cũng còn nói pháp.
(Thánh Tham)

-Tứ cú : có, không, vừa có vừa không, không có không không.
-Bách phi : 100 sự phủ định.
-Giải thích bài kệ :
Câu 1 : nếu các ông đạt đạo và ở trong đại định thì mọi sự việc đều rõ như ban ngày.
Câu 2 : các ông đang nằm mộng trong một thế giới mộng. Đừng mộng một giấc mộng điên.
Câu 3 : đây là một chuyện kỳ thú.
Câu 4 : đây là mánh lới cũ rích của Vân Môn dùng lời nói vô lý để tạo nghi tình nơi các ông. Ông ta đang nói về các ông chứ không phải nói về Ngưỡng Sơn.
(Sekida)

-Các triết gia và các nhà thần học luôn luôn phân tích và tranh luận về chân lý. Đó chỉ là những giảng giải và khái niệm hóa. Chân lý của Đại Thừa (trong đó có Thiền tông) là không chấp : vượt lên lời nói và tư tưởng. Đời sống không phải là một khái niệm mà là ở đây và bây giờ. Đại Thừa mà Ngưỡng Sơn dạy, chỉ thẳng vào thực tại chúng ta phải chứng nghiệm nó cả đời.
(Kubose)

Tắc   hai    Mươi    Sáu
HAI   TĂNG    CUỐN   RÈM

Cử :
Trước buổi thọ trai, chư tăng tới tham Thanh Lương Đại Pháp Nhãn. Nhãn chỉ cái rèm. Lúc đó có 2 ông tăng ra cuốn rèm lên. Nhãn nói :
-Một được, một mất.

Bình :
Thử hỏi ai được, ai mất ? Nếu các ông có một con mắt soi thấu bí mật thì sẽ thấy chỗ thất bại của Thanh Lương quốc sư. Tuy là vậy, kỵ nhất là bàn cãi về việc được mất.

Tụng :

捲 起 明 明 徹 太 空
Quyền khởi minh minh triệt thái không
太 空 猶 未 合 吾 宗
Thái không do vi hợp ngô tông
爭 似 從 空 都 放 下
Tranh tự tòng không đô phóng hạ
綿 綿 密 密 不 通 風
Miên miên mật mật bất thông phong.

Cuốn  bức  rèm  lên,  thái  không  hiện
Thái  không  chưa  hẳn  hợp  tông  ta
Sao  bằng  tất  cả  đều  bỏ  xuống
Chặt  chẽ  chẳng  cho  gió  lọt  qua.

Chú Thích :
-Giải thích về bài kệ :
Câu 1 :  đạt đạo là cuốn lên bức rèm vô minh, hòa nhập vào Thái Không.
Câu 2 : sao bằng tất cả đều buông xuống : khi các ông đạt được tiến bộ khi tọa thiền, các ông phải quên đi những gì các ông đã đạt được.
Câu 3 và 4 : đừng để tay trái biết tay mặt đang làm gì.
-Mỗi sự việc đều có 2 mặt, một tốt, một xấu, một được một mất. 2 ông tăng cuốn rèm lên là được vì tỏ ra hiểu ý thầy, nhưng đồng thời cũng là mất vì ra vẻ ta đây là điều cấm kỵ trong thiền học.
(Sekida)

-Pháp Nhãn nói một ông tăng giác ngộ còn một ông tăng thì không, một người đúng, một người sai mặc dù họ cùng làm một việc, cùng lúc. Công án này chỉ rằng ở trong tuyệt đối, tương đồng là sai biệt, sai biệt là tương đồng. Giống như nước ở trong ly. Cả 2 đều trong suốt nhưng nước là nước, thủy tinh là thủy tinh. Mặt khác Pháp Nhãn cố làm cho thiền sinh bối rối để thử sự hiểu biết của họ. Đừng tin vào một cái gì chỉ vì thiền sư nói thế. Có thể chính thiền sư đã sai.
(Kubose)

Tắc   Hai   Mươi    Bẩy
KHÔNG    PHẢI   TÂM,    PHẬT

Cử :
Một ông tăng hỏi Nam Tuyền :
-Còn có pháp nào chưa nói cho người không ?
-Có.
-Pháp chưa nói là pháp gì ?
-Không phải là tâm, không phải là Phật, không phải là vật.

Bình :
Để trả lời câu hỏi này, Nam Tuyền đã dùng hết cả của cải, thật đáng nực cười.

Tụng :

叮 嚀 損 君 德
Đinh ninh tổn quân đức
無 言 真 有 功
Vô ngôn chân hữu công
任 從 滄 海 變
Nhậm tòng thương hải biến
終 不 為 君 通
Chung bật vi quân thông.

Lắm  lời  làm  mất  đức
Không  lời  thật  có  công
Mặc  cho  đời  dâu  biển
Cũng  chẳng  chỉ  cho  ông.

Chú Thích :
-Giải thích bài kệ :
Câu 1 và 2 : dù có giảng đi giảng lại cũng chỉ làm tổn thất hình tượng của thiền sư. Đại Đạo chân chính là không lời, diệu dụng vô cùng.
Câu 3 và 4 : dù câu hỏi của ông có đảo lộn cả trời đất thì tôi cũng không thể nói rõ cho ông cái không hình tướng, không thể dùng lời để miêu tả.
-Thực ra trong Bích Nham Lục ghi vấn đáp trên là của Nam Tuyền và Bách Trượng, còn một đoạn nữa như sau :
-Đã nói rồi mà !
-Đệ chỉ biết vậy, còn sư huynh thì sao ?
-Tôi không phải là đại thiện tri thức đâu biết đã nói, chưa nói.
Nam Tuyền thưa :
-Đệ không hiểu.
-Tôi đã vì ông mà nói rồi !
Lúc trước Mã Tổ nói “Tức tâm, tức Phật”. Tâm đã là Phật rồi còn đi tìm Phật ở đâu nữa ? Nhưng nói vậy có vẻ tự cao, tự đại nên lại nói  :”Phi tâm, phi Phật, phi vật”. Câu của Bách Trượng : “ Tôi không phải là đại thiện tri thức đâu biết đã nói, chưa nói”. Là chấp nhận câu trả lời của Nam Tuyền. Nam Tuyền nói : “Đệ không hiểu” là cố tình truy vấn. Câu đáp của Bách Trượng “Tôi đã vì ông mà nói rồi” là chỉ tôi đã mượn mồm ông mà biện giải rồi còn gì !
(Viên Thông)

-Đây là một công án rất khó. Câu hỏi thật ra là :
-Chánh pháp có thể giảng ra được hay không ?
Khi Nam Tuyền được hỏi có một giáo lý vượt lên lời nói không ? Ông trả lời có và rồi mô tả nó không phải là tâm, là Phật, là vật. Chánh Pháp vượt lên lời nói. Khi nói ra, giảng giải nó liền bị hạn chế và không phải là thực tại. Chư pháp vô thường, một vật không thay đổi thì không phải là thực tại, nó là một khái niệm.
(Kubose)

Tắc   Hai   Mươi   Tám
NGHE   TIẾNG  LONG    ĐÀM    Đà  LÂU

Cử :
Đức Sơn thỉnh ích Long Đàm đến tối, Đàm bảo :
-Đêm khuya rồi, sao ông còn chưa đi ?
Sơn trân trọng vái chào, vén rèm bước ra, thấy bên ngoài tối thui bèn quay lại thưa :
-Bên ngoài trời tối.
Đàm thắp đuốc giấy trao cho, Sơn định đón lấy. Đàm liền thổi tắt. Sơn do đó bỗng nhiên có tỉnh, bèn vái lạy.
-Ông thấy đạo lý gì ?
-Con từ nay không dám nghi ngờ miệng lưỡi các lão hòa thượng trong thiên hạ.
Hôm sau Long Đàm thượng đường bảo :
-Trong đây có một gã răng như rào kiếm, miệng như chậu máu, nện một gậy chẳng quay đầu, một ngày kia lên cô phong đỉnh lập đạo ta.
Sơn đem sớ sao ra trước tăng đường giơ đuốc lên bảo :
-Những huyền diệu chỉ là một sợi lông trong Thái Hư, mọi yếu quyết chỉ là một giọt nước đổ vào vực lớn.
Bèn đốt hết sớ sao, lạy tạ rồi đi.

Bình :
Đức Sơn khi chưa ra cửa, lòng giận bừng bừng, miệng thốt lời cay đắng muốn đi về Nam để giệt ngoài giáo truyền riêng. Khi trên đường đến Lễ Châu, hỏi bà lão mua đồ điểm tâm.
Bà lão hỏi :
-Trong xe của đại đức chở sách gì vậy ?
-Sớ sao kinh Kim Cương.
-Trong kinh nói “Tâm quá khứ, hiện tại, vị lai đều không nắm được. Đại đức muốn điểm tâm là điểm tâm nào ?
Đức Sơn bị một câu hỏi như vậy thì câm miệng, không chết quách đi cho rồi mà còn hỏi lại bà lão :
-Ở gần đây có vị thầy nào chăng ?
-Ngoài đây 5 dậm có hòa thượng Long Đàm.
Đức Sơn bèn đến Long Đàm giở hết lỗi lầm. Câu trước chẳng ăn nhập gì với câu sau. Long Đàm như người thương con không biết xấu, thấy con nghịch lửa vội dội nước bẩn dập tắt. Trầm tĩnh mà xét thật đáng tức cười.

Tụng :

聞 名 不 如 見 面
Văn danh bất như kiến diện
見 面 不 如 文 名
Kiến diện bât như văn danh
雖 然 救 得 鼻 孔
Tuy nhiên cứu đắc tỵ khổng
爭 奈 瞎 卻 眼 睛
Tránh nại hạt khước nhãn tinh.

Nghe  danh  chẳng  bằng  gập  mặt
Gập  mặt  chẳng  bằng  nghe  danh
Dù  rằng  cứu  được  lỗ  mũi
Nào  ngờ  con  mắt  thông  manh.

Chú Thích :
-Giải thích bài kệ :
Câu 1 và 2 : kiến văn chẳng bằng thể nghiệm.
Câu 3 và 4 : nếu chấp kinh điển thì bị kinh điển xỏ mũi lôi đi. Đức Sơn đốt sớ sao là cứu được cái mũi. Nhưng không chấp vào kinh điển khác với không đọc kinh điển. Không đọc kinh điển giống như có mắt mà bị mù.
-Tâm không có thực thái, chỉ bất quá xuất hiện trong một thời gian ngắn ngủi rồi biến mất. Tâm quá khứ đã qua rồi, tâm hiện tại thì chỉ trong sát na, tâm vị lai thì còn chưa xuất hiện, như vậy đều không nắm được.
(Đạo Long)

-Thiền không dùng lời, cứu cánh là chứng ngộ tâm không phân biệt. Đêm tối đen, đốt đèn lên rồi lại thổi tắt đi ám chỉ ánh sáng ở bên ngoài tắt rồi, ánh sáng ở nội tâm sẽ sáng lên khiến ta thấy được chân ngã. Do đó, ngôn ngữ văn tự, ý thức phân biệt chỉ là một giọt nước trong biển cả.
(Tinh Vân)

-Công án này so sánh học vấn và trí tuệ. Học vấn là loại tri thức có thể thu thập được do nghe, đọc.
Trí huệ là độc nhất, sáng tạo, cá nhân, không thể cho ai, cũng không ai có thể lấy đi được. Đức Sơn là một học giả chuyên nghiên cứu kinh Kim Cương và nương dựa vào đó. Khi nhận đèn giấy từ Long Đàm ông tưởng sẽ dựa vào đó mà soi đường đi. Khi Long Đàm thổi tắt đèn, ông không còn gì để nương tựa vào. Chúng ta phải có ánh sáng nội tâm để không gì thổi tắt được.
(Kubose)

-Trong sinh hoạt hàng ngày có thể từ những sự việc bình thường mà có thể thân thiết lãnh hội thiền ý, thì sự lãnh hội này còn thật hơn là do sự suy luận. Cũng như người chỉ học lý thuyết bơi lội chưa chắc đã dám xuống sông bơi lội như những đứa trẻ nhà quê bơi lội chỉ nhờ kinh nghiệm.
(Học Thành cư sĩ)

-Bất kể chúng ta đang ở đâu, nên nhận định mình ở hoàn cảnh nào ? trạng huống mình ra sao ? không so sánh mình trong quá khứ và hiện tại, cũng không so sánh mình với người, vì sẽ sinh ra tự tôn hoặc tự ty, vĩnh viễn bị ngoại cảnh ảnh hưởng, không làm chủ được mình. Mình là sao thì là vậy. Ngoài trời tối, có đèn thì càng tốt, không có đèn cũng chẳng sao. Vượt lên sáng tối, đối lập mới thật là giải thoát tự tại.
(Thánh Nghiêm)

  Tắc  Hai   Mươi   Chín
KHÔNG   PHẢI   GIÓ,   KHÔNG  PHẢI   CỜ

Cử :
Nhân gió thổi, cờ bay, có 2 ông tăng biện luận. Một ông nói cờ động, một ông nói gió động. Cãi qua cãi lại chưa ra lẽ. Lục tổ bảo :
-Không phải gió động, không phải cờ động, là tâm các ông động.
2 ông tăng kinh sợ.

Bình :
Không phải gió động, không phải cờ động, không phải tâm động, các ông thấy tổ ở đâu ? Nếu các ông biết rõ chỗ này thì các ông biết 2 ông tăng bán sắt được vàng. Tổ sư không thể nhịn được, bị lận đận một phen.

Tụng :

風 幡 心 動
Phong phan tâm động
一 狀 領 過
Nhất trạng lĩnh quá
只 知 開 口
Chỉ tri khai khẩu
不 覺 話 墮
Bất giác thoại đọa.

Gió,  cờ,  tâm,  động
Tất  cả  đều  nhầm
Chỉ  biết  mở  miệng
Lời  đã  sai  lầm.

Chú Thích :
-Giải thích bài kệ :
Câu 1 và 2 : chấp vào cảnh (gió, cờ), hay vào tâm (Lục tổ) đều sai.
Câu 3 và 4 : mở miệng ra là sai vì khái niệm không phải là thực tại.
-Từ công án này chúng ta có thể thấy quan điểm của các thiền sư đối với ngoại cảnh là quay về với tự tâm, chứ không ngừng lại ở sự vật. Sự tồn tại của hiện tượng là phiến diện, hoàn toàn do chúng ta khởi tâm động niệm, phân biệt mà có. Do đó chúng ta phải đạt tới cảnh giới động tĩnh là một. Nếu tâm chúng ta trừ được vọng tưởng sai biệt thì chứng được Niết Bàn tịch tĩnh.
(Tinh Vân)

-Câu chuyện đến đây vẫn chưa hết. Về sau trong các đệ tử của Ngưỡng Sơn có một ni cô tên Diệu Tín, sử sự mọi việc rất thông minh, nhanh nhẹn. Ngưỡng Sơn biết ni cô có tài bèn giao cho toàn quyền phụ trách tiếp đãi những khách bên ngoài tới. Một ngày kia có 17 vị hành cước tăng người Tứ Xuyên đến thăm chùa, chuẩn bị hỏi pháp Ngưỡng Sơn. Sau bữa ăn chiều, các vị hành cước tăng không có chuyện gì làm, bèn tranh luận về Phật pháp. Khi đề cập đến gió động, cờ động thì 17 vị có 17 ý kiến, tranh cãi náo loạn, âm thanh lọt đến tai Diệu Tín. Diệu Tín lập tức hét lớn lên :
-17 ông tăng kia, ngày mai trước khi đi phải thanh toán tiền phòng, tiền cơm cho rõ ràng.
Thái độ uy nghiêm khiến các ông hành cước tăng bỗng im bặt, không biết làm sao cho phải. Diệu Tín lại ra lệnh :
-Không được tranh cãi, hãy đến trình diện tôi. Tôi sẽ nói cho các ông nghe.
17 người bất giác chạy đến trước mặt Diệu Tín. Diệu Tín nói :
-Nếu đã không phải gió động, cũng không phải cờ động làm sao tâm động ?
Các ông tăng hoát nhiên khai ngộ; đều thấy không cần phải nghe Ngưỡng Sơn giảng pháp nữa. Ngày hôm sau, toàn thể đến từ biệt Diệu Tín mà đi.
Hai ông tăng chấp vào ngoại cảnh (gió, cờ). Câu nói của Lục tổ là chấp vào tâm. Thực ra thì tổ đã vượt lên tâm và cảnh. Ở đây tổ chỉ đơn giản chỉ cho 2 ông tăng chấp vào cảnh là sai lầm. Câu nói của Diệu Tín phá cả tâm và cảnh mới là hoàn toàn không chấp. Những gì khái niệm hóa thì không phải là thực tại. Thiền dạy chúng ta nhìn và hiểu sự vật như chính nó, chứ không bằng sự phân tích hay khái niệm hóa.
((Kubose)

Tắc   Ba   Mươi
TÂM    LÀ    PHẬT

Cử :
Đại Mai hỏi Mã Tổ  :
-Phật là thế nào ?
-Tâm là Phật.

Bình :
Nếu ngay đó các ông hiểu được thì mặc áo Phật, ăn cơm Phật, nói lời Phật, làm việc Phật, là Phật vậy. Tuy là thế, Đại Mai đã dẫn không thiếu người nhận lầm định tinh. Sao ông có thể hiểu ra hễ nói đến chữ Phật chúng ta phải xúc miệng 3 ngày ? Nếu là một người hiểu biết nghe nói tâm là Phật, hắn phải bịt tai chạy mất.

Tụng :

青 天 白 日
Thanh thiên bạch nhật
切 忌 尋 覓
Thiết kỵ tầm mịch
更 問 如 何
Cánh vấn như hà
抱 臟 叫 屈
Bão tang khiếu khuất.

Ban  ngày  sáng  tỏ
Chớ  đi  tìm  quanh
Lại  hỏi  sao  thế ?
Cầm vật  kêu  oan.

Chú Thích :
-Giải thích bài kệ :
Câu 1 và 2 ; Tâm là Phật, đi tìm Phật ở ngoài tâm thì không thể nào thấy.
Câu 3 và 4 : Phật trong tâm mình còn chưa lý giải, nhận thức, thể nghiệm lại còn đi hỏi người ta thế nào là Phật ?
-Câu trả lời cho câu hỏi đơn giản này có thể là bất cứ cái gì, quan trọng là không chấp vào lời, nhưng hiểu rõ lời chỉ về đâu. Mọi người đều có tiên kiến rằng Phật là hoàn toàn, cao quý, thánh thiện, giác ngộ. Nhưng Phật không phải là một đấng thượng đế, tách rời khỏi đời thường. Phật tánh thì thanh tịnh nhưng đồng thời hiển hiện ở mọi vật, kể cả những vật ô uế, tầm thường.
(Kubose)

Đại Mai (752-839) : pháp danh Pháp Thường, họ Trịnh người Tương Dương.
 


Tắc   Ba    Mươi    Mốt
TRIỆU    CHÂU    KHÁM    PHÁ    BÀ    LÃO

Cử :
Một ông tăng hỏi bà lão :
-Đi hướng nào đến Đài Sơn ?
-Cứ đi thẳng.
Ông tăng vừa đi được năm, ba bước, bà thêm :
-Thật là ông tăng tốt, lại đi đường ấy.
Sau có ông tăng kể lại cho Triệu Châu nghe, Châu nói :
-Đợi tôi đi khám phá bà lão này cho các ông.
Ngày hôm sau liền đi, cũng hỏi như vậy, bà lão cũng đáp như vậy.
Châu trở về bảo đại chúng :
-Tôi đã vì các ông đi khám phá bà lão ở Đài Sơn rồi !

Bình :
Bà lão chỉ biết ngồi trong màn bầy binh bố trận, giặc tới không hay. Lão Triệu Châu giỏi nghề đánh úp cướp trại, lại không có vẻ đại trượng phu. Kiểm điểm lại, cả 2 người đều sai. Thử hỏi Triệu Châu khám phá bà lão ở chỗ nào ?

Tụng :

問 既 一 般
Vấn ký nhất ban
答 亦 相 似
Đáp diệc tương tự
飯 裡 有 砂
Phạn lý hữu sa
泥 中 有 刺
Nê trung hữu thứ.

Hỏi  đã  là  một
Đáp  cũng  thế  thôi
Trong  cơm  có  cát
Trong  bùn  có  gai.

Chú Thích :
-Giải thích bài kệ :
Câu 1 và 2 : câu hỏi trước sau là một, câu đáp trước sau không khác.
Câu 3 và 4 : câu hỏi và câu đáp đều là cơ ngữ, không thể căn cứ trên chữ mà lý giải, phải chứng ngộ ý ở ngoài lời.
-Một câu trả lời cố định không thích hợp cho mọi trường hợp, chân lý của đời sống là sự biến dịch.
(Thái Chí trung)

-Đài Sơn Tự là một ngôi chùa nổi tiếng được nhiều khách hành hương viếng thăm. Dưới chân núi có một quán nước của một bà cụ. Bà cụ là một thiền giả, cụ nội quán các ông tăng ghé qua. Khi Triệu Châu đến quán nước, ông cũng như các ông tăng, hỏi đường đến Đài Sơn và bà cụ đã trả lời tương tự. Khi ông đi được vài bước, bà cụ cũng nói :
-Lại một ông tăng tốt đi đường đó.
Vấn đáp thì tương tự, chỉ là các ông tăng khác bị bà cụ khám phá, còn lần này bà cụ lại bị Triệu Châu khám phá. Chủ ý của công án này là ông đang ở đâu ? Triệu Châu tuy lập lại hành động của các ông tăng nhưng ông tự đi đường riêng của mình.
(Kubose)

-Bà lão nói “Cứ đi thẳng” là khuyên các ông tăng chuyên tâm nhất ý cầu Phật đạo đừng để ngoại cảnh sai xử, nếu bị người cười chê, chọc giận cũng không bị sân hận làm lay chuyển lòng cầu đạo. Con người là một động vật có cảm tính. Cảm tính dễ làm mất lý tính. Do đó chúng ta nên nhớ kỹ lời bà lão “cứ đi thẳng”. Để cầu chân lý chúng ta phải vứt bỏ mọi sân hận đối với đối phương, hiểu biết đối phương, yêu thích ưu điểm của đối phương. Lấy ưu điểm của đối phương bổ túc cho khuyết điểm của mình. Nếu được vậy con người sẽ gần gũi nhau hơn, xã hội cũng không có đối lập tranh chấp. Đó mới là vượt qua đối phương và chính mình.
(Chung Sĩ Phật)

Tắc    Ba    Mươi    Hai
NGOẠI    ĐẠO    HỎI    PHẬT

Cử :
Ngoại đạo hỏi Thế Tôn :
-Không hỏi có lời, không hỏi không lời.
Thế Tôn vẫn ngồi yên. Ngoại đạo tán thán :
-Thế Tôn đại từ, đại bi vẹt đám mây mê khiến con có chỗ vào.
Bèn lạy rồi đi ra. A Nan hỏi Phật :
-Ngoại đạo chứng được gì  mà tán thán rồi đi ?
-Như con ngựa hay, thấy bóng roi đã chạy.

Bình :
A Nan tuy là đệ tử của Phật mà kiến giải không bằng ngoại đạo. Thử hỏi các ông ngoại đạo và đệ tử Phật khác nhau bao nhiêu ?

Tụng :

劍 刃 上 行
Kiếm nhẫn thượng hành
冰 稜 上 走
Băng lăng thượng tẩu
不 涉 階 梯
Bất thiệp giai thê
懸 崖 撒 手
Huyền nhai tát thủ.

Đi  trên  kiếm  sắc
Chạy  trên  tảng  băng
Khỏi  vượt  thang  bậc
Vách  đá  tay  buông.

Chú Thích  :
-Giải thích bài kệ :

Câu 1 và 2 : diễn tả câu hỏi có lời, không lời của ngoại đạo.
Câu 3 và 4 : Thiền tông không có giai đoạn, ngộ là bước vào ngay cảnh giới Phật.
-Sự im lặng của Thế Tôn rất năng động. Vị ngoại đạo liền hiểu ngay và cảm ơn Ngài, nhưng A Nan thì lại không hiểu. Chân lý vượt lên lời nói. Đời sống chỉ có thể hiểu được bằng chính cuộc sống.
(Kubose)

-Khi đã ngộ rồi thì sống trong thế giới không, không thể dùng lời để diễn tả được vì như vậy là chủ quan, là chọn lọc do đó bị trói buộc. Nhưng nếu không nói ra thì làm sao truyền bá Phật pháp ? Ý của Bà La Môn là vậy. Để trả lời Đức Phật chỉ ngồi yên lặng, chỉ rằng chỉ cần thiền định, thoát ly phiền não. Vị Bà La Môn đã tu hành thâm sâu nên mới hiểu được ý Phật. Câu đáp của Phật xác nhận sự xuất sắc của vị Bà La Môn.
Kinh Tạp A Hàm có ghi 4 loại ngựa :
1.Thấy bóng roi đã chạy.
2.Roi  quất vào đuôi đã chạy.
3.Roi quất vào mình đã chạy.
4.Phải đánh mạnh có khi đến chẩy máu mới chạy.
(Minh Tuệ)

Tắc    Ba    Mươi    Ba
CHẲNG    TÂM,    CHẲNG    PHẬT

Cử :
Một ông tăng hỏi Mã Tổ :
-Phật là Thế nào ?
-Chẳng tâm, chẳng Phật.

Bình :
Nếu các ông thấy được chỗ này, thì việc tham học đã xong.

Tụng :

路 逢 劍 客 須 呈
Lộ phùng kiếm khách tu trình
不 遇 詩 人 莫 獻
Bất ngộ thi nhân mạc hiến
逢 人 且 說 三 分
Phùng nhân thả thuyết tam phân
未 可 全 施 一 片
Vị khả toàn thi nhất phiến.

Nếu  gập  kiếm  khách  thì  tặng  kiếm
Không  gập  thi  nhân  chẳng  tặng  thi
Gập  người  chớ  nên   nói  ra  hết
Chừa  lại  cho  mình  một  chút  chi.

Chú  Thích :
-Giải thích bài kệ :
Câu 1 và 2 : khi giảng pháp phải tùy vào đối tượng và hoàn cảnh, phải linh hoạt để người nghe tự ngộ.
Câu 3 và 4 : giảng pháp là một thủ đoạn khai ngộ phải dùng phương tiện thiện xảo.
-Để trả lời câu “Phật là thế nảo ?”, các vị thiền sư đều trả lời khác nhau. Lúc trước Mã Tổ nói “Tức tâm, tức Phật”, đã làm Đại Mai khai ngộ, nay ông lại nói ngược lại “Phi tâm, phi Phật”. Nhiều giải thích tỷ mỉ đã được nêu lên, nói tóm lại “Tức tâm, tức Phật” là chánh đề, “Phi tâm, phi Phật” là phản đề, còn kết luận đề là sao ?
Chính Mã Tổ đã trả lời câu hỏi này. Ông nói :
-Tức tâm, tức Phật là để dỗ con nít khỏi khóc.
-Khi con nít ngưng khóc rồi thì sao ?
-Phi tâm, phi Phật.
-Thầy sẽ dạy thế nào khi một người đã trừ được cả 2 thứ này ?
-Phi vật.
-Nếu một người đã vượt hết những thứ này ?
-Bảo hắn hãy thể hội đại đạo.
Vậy thế nào là Đại Đạo ? Chính tâm này là Phật . . . và cái vòng luẩn quẩn tiếp diễn.
(Sekida)

Mã Tổ (709-788) : pháp danh Đạo Nhất, họ Mã, người Thập Phương, Hán Châu.


Tắc    Ba    Mươi     Bốn
TRÍ    CHẲNG     LÀ     ĐẠO

Cử :
Nam Tuyền nói :
-Tâm chẳng là Phật, Trí chẳng là Đạo.

Bình :
Có thể nói Nam Tuyền là lão già không biết mắc cỡ. Vừa mở miệng hôi, nếp xấu của nhà đã lộ. Tuy là vậy cũng ít kẻ biết ơn.

Tụng :

天 睛 日 頭 出
Thiên tinh nhật đầu xuất
雨 下 地 上 濕
Vũ hạ địa thượng thấp
盡 情 都 說 了
Tận tình đô thuyết liễu
只 恐 信 不 及
Chỉ khủng tìn bất cập

Trời  tạnh  nhật  sáng  lòa
Mưa  xuống  đất  được  tưới
Có  gì  đều  nói  ra
Chỉ  sợ  tin  không tới.

Chú Thích :
-Giải thích bài kệ :
Câu 1 và 2 : trời tạnh mặt trời chiếu sáng, trời mưa thì đất được tưới ướt.
Câu 3 và 4 : chân lý là tâm bình thường là đạo, rất giản dị, nhưng nói ra thì ít người tin nhận.
-Nam Tuyền là đệ tử của Mã Tổ. Mã Tổ dạy “Tức tâm, tức Phật”. Câu trả lời nổi tiếng, phổ biến cho câu hỏi “Phật là thế nào ?” Khái niệm hóa Phật mà không có kinh nghiệm sống là điều tệ hại nhất trong Thiền học. Để phá cái chấp này Nam Tuyền nói tâm không phải là Phật, trí không phải là Đạo.
(Kubose)

Tắc    Ba    Mươi    Lăm
THIẾN     NỮ     LÌA     HỒN

Cử :
Ngũ tổ Diễn hỏi một ông tăng :
-Thiến nữ lìa hồn, người nào là thật ?

Bình :
Nếu các ông ngộ được chỗ này thì vào thân, ra thân như ra vào lữ quán, còn chưa thì chạy loạn. Khi đất, nước, gió, lửa phân tán, thì các ông như con cua bể bị nước sôi, càng cua khua loạn, đừng trách tôi không báo trước.

Tụng :

雲 月 是 同
Vân nguyệt thị đồng
溪 山 各 異
Khê sơn các dị
萬 福 萬 福
Vạn phúc vạn phúc
是 一 是 二
Thị nhất thị nhị.

Khe  núi  mỗi  khác
Mây  trăng  chẳng  sai
Vạn  phúc  vạn  phúc
Là  một,  là  hai.

Chú Thích :
-Giải thích bài kệ :
Câu 1 và 2 : trăng sáng chỉ có một nhưng có thể chiếu sáng vạn vật thiên  sai vạn biệt, cũng tương tự như tự tánh Thể chỉ có một, nhưng Dụng thì thiên hình vạn trạng.
Câu 3 và 4 : -Phổ Dung tăng chủ nói : Tự tánh và sắc thân hợp thành một người (tỷ dụ 2 Thiến Nữ hòa lại thành một) Tuy là trong sắc thân có tự tánh nhưng mọi người không biết, không thấy. Sắc thân và tự tánh tuy cùng ở chung nhưng 2 bên không liên lạc với nhau.

-Trong tập Thái Bình Quảng Ký, Trần Huyền Hữu có chép truyện Ly hồn ký. Đời Đường, Trương Giật sống ở Hoành Châu có một đứa con gái là Thiến Nữ và một đứa cháu ngoại là Vương Trụ. Từ nhỏ 2 đứa chơi đùa với nhau rất thân, Trương thường nói đùa khi lớn lên sẽ cho 2 đứa làm vợ chồng. Cả 2 đều tưởng thật. Về sau, Trương muốn gả con cho người khác. Vương Trụ buồn rầu bèn từ giã cậu mà đi, nói dối là lên kinh đô. Nửa đêm đang nằm trên thuyền bỗng nghe tiếng chân chạy tới, nhìn xem thì là Thiến Nữ. Mừng tủi lẫn lộn, cả 2 cùng đào tẩu. Hai người sống chung ở đất Thục 5 năm, sinh được 2 đứa con. Thiến Nữ nhớ nhà bèn cùng chồng trở lại Hoành Châu. Trụ về nhà trước để tạ tội. Giật kinh ngạc Trương nói cho Trụ biết Thiến Nữ từ khi Trụ bỏ đi thì bị bệnh hôn mê chưa hề rời khỏi khuê phòng. Khi Thiến Nữ từ thuyền trở về nhà, Thiến Nữ bị bệnh choàng dậy ra đón. Hai người ôm choàng lấy nhau hòa thành một. Phật giáo không chấp nhận có một linh hồn bất biến. Tất cả đều biến đổi trong tiến trình từ nhân đến quả.
(Thánh Tham)

-Hai cô Thiến Nữ (một bị bệnh, một theo Vương Trụ) tượng trưng cho Dụng của tự tánh trước và sau  khi giác ngộ. Lúc chưa ngộ đói ăn, mệt ngủ, gánh nước, bổ củi nhưng không làm chủ được mình, là nô lệ cho dục vọng. Khi ngộ rồi cũng đói ăn, mệt ngủ, gánh nước, bổ củi nhưng làm chủ được mình, không làm nô lệ cho dục vọng. Ngũ tổ dẫn chuyện trên để đề tỉnh đại chúng phải quay về với chính mình, nỗ lực minh tâm kiến tánh, lúc đó đối với sinh tử tự do, tự tại đến đi, không cần biết cô Thiến Nữ nào là thật, vả lại trong truyện kể cũng không xác minh cô nào là thật.
Đại Hàm nói :
初 三 初 四 月 曚 曨
Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
不 似 金 鉤 不 似 弓
Bất tự kim câu bất tự cung
誰 把 玉 環 敲 兩 段
Thủy bả ngọc hoàn xao lưỡng đoạn
半 沈 滄 海 半 懸 空
Bán trầm thương hải bán huyền không.
 

Mồng  ba,  mồng  bốn  trăng  mông  lung
Chẳng  giống  móc  vàng,  chẳng  giống  cung
Ai  đem  mảnh  ngọc  chia  hai  mảnh
Nửa  chìm  đáy  biển,  nửa  treo  không.

-Giải thích bài kệ :
Câu 1 : khe và núi đều cùng một giải đất, nhưng cái này là núi, cái kia là khe.
Câu 2 : trăng tỏ, trăng mờ (bị mây che), trăng tròn, trăng khuyết đều vẫn là một trăng
Câu 3 : tất cả đều bình thường.
Câu 4 : chúng là một, chúng cũng là 2
-Mồng ba, mồng bốn trăng mông lung : chỉ lúc chưa kiến tánh. Sắc thân và tự tánh vốn là Thể, không thể phân ra. Ai đã phân ra như chia vòng ngọc một nửa để dưới biển, một nửa treo trên không ? (tỷ dụ chưa kiến tánh, thấy tự tánh xa vời không đạt được)
(Dương Tân Anh)

-Khi một người giác ngộ, ông vượt lên khỏi thế giới nhị nguyên và hiểu được chân lý của vạn pháp. Chân lý không thể phân hai. Thực tại và ảo tưởng chỉ là tương đối. Không có cái được gọi là Thực tại của ảo tưởng. Cái mới chỉ có đối với cái cũ, Đông với Tây, thị và phi. Sống và chết chỉ là hai giai đoạn của một tiến trình. Hãy hưởng thụ mùa Xuân, mùa Hạ, cũng hưởng thụ mùa Thu, mùa Đông. Chân lý là một, chân lý cũng là nhiều.
(Kubose)

-Ngũ tổ Diễn xuất gia năm 35 tuổi, mới đầu học kinh điển, nhưng tâm chẳng an. Ông bèn đi tham học các thiền sư. Một hôm nghe Bạch Vân giảng cho một ông tăng về công án “Không” của Triệu Châu, ông hoảng nhiên đại ngộ. Ông bèn làm bài kệ :
山 前 一 片 閒 田 地
Sơn tiền nhất phiến nhàn điền địa
叉 手 叮 嚀 問 組 翁
Thoa thủ đinh ninh vấn Tổ ông
幾 度 賣 來 還 似 買
Cơ độ mại lai hoàn tự mãi
為 憐 松 竹 引 清 風
Vi lân tùng trúc dẫn thanh phong.

Trước  núi  một  mảnh  ruộng  bỏ  hoang
Khoanh  tay  tha  thiết  hỏi  Tổ  ông
Mấy  lần  bán  đi  rồi  mua  lại ?
Vì  thương  gió  mát  luồn  rặng  thông.

-Mảnh ruộng ở đây là chỉ tâm (tâm điền)
-Mấy lần bán đi rồi mua lại : ông khảo sát tâm đủ mọi phương diện : chủ quan, khách quan.
 (Sekida)

Tắc    Ba     Mươi     Sáu
TRÊN     ĐƯỜNG     GẬP    NGƯỜI    ĐẠT     ĐẠO

Cử :
Ngũ tổ Diễn nói :
-Trên đường gập người đạt Đạo, nói, hay  im thử hỏi phải làm sao ?

Bình :
Nếu các ông biết chuyện này lại chẳng vui sao ? Nếu chưa thì đối mọi sự phải cẩn thận.

Tụng :

路 逢 達 道 人
Lộ phùng đạt đạo nhân
不 將 語 默 對
Bất tương ngữ mặc đối
攔 腮 劈 面 拳
Lan tai phách diện quyền
直 下 會 便 會
Trực hạ hội tiện hội.

Gập  được  người  đạt  Đạo
Chẳng  nói  cũng  chẳng  im
Một  đấm  thoi  ngay  mặt
Lập  tức  hiểu  ra  liền.

Chú Thích :
Giải thích bài kệ :
Câu 1 : đó chính là các ông chứ không phải là ai khác.
Câu 2  : chẳng ai hạn chế các ông ngoài các ông
Câu 3 và 4 : hãy hiểu một cách trực tiếp đừng vòng vo.

-Đạo là đạo, nếu đã đạt Đạo thì không chỗ nào không là Đạo, không cần phải hỏi Đạo.
(Thánh Tham)
 
 

c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

Nhập từ Tam muội phóng sinh Việc của năm cũ qua đi 大安法师讲五戒 Sóng 河南有专属的佛教 慧 佛學 Ngôi 南无阿弥陀佛 佛号 藏版 Phần 1 èˆ æ æ ƒ tien thu Do the van Co xuan ä½ å æ Žç ˆ åŽ ä tin túm niem Gio ngu nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai 教师节的对联 สโตร ส รา Uống trà giúp giảm cân Danh hiệu Avalokiteśvara trong Tịnh Độ Thầy 礼佛大忏悔文 华藏宗门 เพรงดนต ฟ tÃÆ 激安仏壇店 ý nghĩa lễ hằng thuận chí ï¾ ï¼ 一念心性 是 僧人心態 tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa ماتش مصر والراس الاخضر يلا ÍÛ Chí cça cam nhan ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat å æžœå žå¾ 盂蘭盆会応慶寺 4