Tắc
Mười Hai
NHAM
GỌI CHỦ NHÂN
Cử
:
Mỗi
ngày hòa thượng Thoại Nham đều tự gọi :
-Chủ
nhân.
-Dạ
!
-Hãy
tỉnh thức.
-Dạ
!
-Ngày
khác đừng để người lừa dối.
-Dạ
! Dạ !
Bình
:
Ông
lão Thoại Nham tự bán, tự mua, đùa dỡn với những mặt
nạ quỷ thần. Tại sao vậy ? Một người hô, một người
dạ, một người tỉnh, một người không để người lừa
dối. Nhận ra đều là không phải. Nếu các ông cũng bắt
trước lão ta, thì kiến giải của các ông là kiến giải
của lũ chồn hoang.
Tụng
:
學
道 之 人 不 識 真
Học
đạo chi nhân bất thức chân
只
為 從 前 認 識 神
Chỉ
vi tòng tiền nhận thức thần
無
量 劫 來 生 死 本
Vô
lượng kiếp lai sinh tử bản
痴
人 喚 作 本 來 人
Si
nhân hoán tác bản lai nhân.
Lẽ
phải người tu chẳng biết coi
Bởi
theo thần thức đã lâu rồi
Cái
gốc tử sinh từ muôn kiếp
Kẻ
mê vẫn gọi ông chủ tôi.
Chú
Thích :
-Chủ
nhân : người chủ gia đình, ở đây chỉ bản tâm, khuôn mặt
xưa nay, chân tánh.
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 và 2 : người tu chẳng rõ chân tánh, nhận lầm thần thức
là chủ nhân ông.
Câu
3 và 4 : muốn thoát sinh tử luân hồi thì phải bỏ quan niệm
trên, phải nhận thức khuôn mặt xưa nay của mình.
Thoại
Nham không biết năm sinh và tử, học trò của Nham Đầu.
-Gọi
ông thầy bên trong không phải chỉ thuần túy là nội quán
mà còn là tìm hiểu động cơ tâm lý, hay đánh giá hành vi
tốt xấu. Thoại Nham gọi chủ nhân là gọi chân ngã (không
phải tự ngã) đã có trước khi Thoại Nham được sanh ra.
(Kubose)
Tắc
Mười Ba
ĐỨC
SƠN BƯNG BÁT
Cử
:
Một
hôm, Đức Sơn bưng bát xuống trai đường. Tuyết Phong trông
thấy hỏi :
-Ông
già ! Chuông chưa thỉnh, trống chưa báo, bưng bát đi đâu
?
Đức
Sơn bèn trở về phương trượng. Tuyết Phong kể lại cho Nham
Đầu. Nham Đầu nói :
-Đức
Sơn chưa hiểu câu nói sau cùng.
Đức
Sơn nghe được, sai thị giả gọi Nham Đầu lại hỏi :
-Ông
không đồng ý với lão tăng hả ?
Nham
Đầu trình mật ý. Đức Sơn bèn thôi.
Hôm
sau buổi giảng quả khác thường. Nham Đầu đến trước tăng
đường vỗ tay cười nói :
-Vui
thay ! Ông già hiểu được câu nói sau cùng, về sau thiên hạ
không ai làm phiền ông nữa !
Bình
:
Nếu
là câu nói sau cùng, cả Nham Đầu và Đức Sơn cũng chưa mộng
thấy. Nếu các ông xét lại, họ giống như đám rối gỗ
trên sàn diễn.
Tụng
:
識
得 最 初 句
Thức
đắc tối sơ cú
便
會 末 後 句
Tiện
hội mạt hậu cú
末
後 與 最 初
Mạt
hậu dữ tối sơ
不
是 者 一 句
Bất
thị giả nhất cú.
Biết
được câu đầu
Liền
hiểu câu cuối
Câu
cuối, câu đầu
Chẳng
là câu ấy.
Chú
Thích :
-Đức
Sơn : Đức Sơn Tuyên Giám (782-865), người Kiếm Nam (Tứ Xuyên)
, đệ tử Long Đàm Sùng Tín. Ông chủ trương vô tâm, vô sự,
lìa niệm khử tình. Ông hay dùng đánh và hét để tiếp cơ
cho người học.
-Tuyết
Phong : Tuyết Phong Nghĩa Tồn (822-908), học trò Đức Sơn.
-Nham
Đầu : Nham Đầu Toàn Hoát (826-887), học trò Đức Sơn.
-Câu
nói sau cùng : là câu nói ra khi đã triệt ngộ. Trong thực
tế không thể dùng lời để diễn tả chân lý cho nên câu
nói sau cùng chính là không lời.
-Giải
thích bài kệ :
Cấu
1 và 2 : nếu hiểu nông thì sẽ hiểu sâu.
Câu
3 và 4 : Câu đầu hay câu cuối đều chẳng phải là câu
ấy vì câu ấy không thể nói ra được.
-Tuyết
Phong và Nham Đầu là 2 đồ đệ của Đức Sơn Tuyên Giám.
Trong Truyền Đăng Lục có chép một hôm dọn cơm trễ, Đức
Sơn đói bụng bèn bưng bát xuống phòng ăn. Điển tọa Tuyết
Phong trông thấy mới hỏi và sau kể lại cho Nham Đầu nghe.
Nham Đầu thấy đây là cơ hội giúp Tuyết Phong khởi nghi
tình, nên mới nói Đức Sơn không hiểu câu nói sau cùng. Đức
Sơn nghe được không hiểu ý của Nham Đầu là sao bèn gọi
vào hỏi. Nham Đầu trình ý của mình là để giúp Tuyết Phong,
Đức Sơn thuận. Do đó cử động của Nham Đầu ngày hôm
sau chỉ là diễn trò. Đáng tiếc cho đến lúc này Tuyết Phong
vẫn chưa khai ngộ.
(Thánh
Tham)
-Cả
2 Tuyết Phong và Nham Đầu đều là đệ tử của Đức Sơn.
Đức Sơn vào khoảng 80 tuổi khi bị Tuyết Phong đuổi về
phòng phương trượng và bị Nham Đầu chỉ trích. Đức Sơn
không giải thích cũng không xin lỗi. Ông hiểu 2 trò và chính
ông, ông đã chín mùi tự nhiên. Đời sống thực sự không
cần giảng giải và xin lỗi. Buổi giảng ngày hôm sau khác
hẳn, có lẽ Đức Sơn chỉ hiện diện như chính ông chứ
không phải là một thiền sư giảng dạy cho học trò. Không
có sự thật nào hơn thế. Phong cách của một người như
thế nào thì đó là sự thật tối thượng. Đức Sơn quả
là một vị thiền sư vĩ đại.
(Kubose)
Tắc
Mười Bốn
NAM
TUYỀN CHÉM MÈO
Cử
:
Hòa
thượng Nam Tuyền nhân hai đường Đông Tây tranh nhau một
con mèo, bèn giơ con mèo lên bảo :
-Nếu
các ông nói được thì con mèo được cứu, còn nếu không
nói được thì tôi sẽ chém nó.
Đại
chúng không ai nói được, Nam Tuyền bèn chém mèo.
Buổi
chiều khi Triệu Châu từ ngoài về, Nam Tuyền bèn kể cho Triệu
Châu nghe. Triệu Châu tháo dép để lên đầu, đi ra.
-Nếu
lúc đó ông có mặt thì con mèo đã được cứu rồi !
Bình
:
Triệu
Châu để dép lên đầu là có ý gì ? Nếu hướng vào đây
mà hạ một chuyển ngữ liền thấy Nam Tuyền ra lệnh là không
uổng công, còn không thì thật là nguy.