Tắc
Ba Mươi Bẩy
CÂY
BÁCH TRƯỚC SÂN
CỬ
:
Một
ông tăng hỏi Triệu Châu :
-Thế
nào là ý Tổ sư từ Tây sang ?
-Cây
Bách trước sân.
Bình
:
Nếu
các ông hiểu được câu đáp của Triệu Châu thì trước
chẳng thấy có Thích Ca, sau chẳng thấy có Di Lặc.
Tụng
:
言
無 展 事
Ngôn
vô triển sự
語
不 投 機
Ngữ
bất đầu cơ
承
言 者 喪
Thừa
ngôn giả táng
承
句 者 迷
Thừa
cú giả mê.
Lời
chẳng triển sự
Tiếng
chẳng hợp cơ
Chấp
lời chết thảm
Kẹt
cú mê mờ.
Chú
Thích :
-Giải
thích bài kệ :
Câu
1 : ngôn ngữ văn tự không miêu tả được sự truyền tâm
ấn của Tổ Đạt Ma.
Câu
2 : cũng không khế hợp tâm cơ của mọi người.
Câu
3 : chấp vào ngôn ngữ sẽ đánh mất tuệ mạng.
Câu
4 : chấp vào văn cú sẽ bị mê hoặc.
-Bồ
Đề Đạt Ma mang Thiền đến Trung Hoa vào thế kỷ thứ 6.
Do đó câu hỏi có nghĩa Thiền là gì ? Triệu Châu đã cho
một câu trả lời hay :
-Cây
Bách trước sân.
Thật
ra trong Triệu Châu Lục còn một đoạn nữa như sau :
-Xin
thầy đừng dùng cảnh mà thuyết minh.
-Tôi
không dùng cảnh để chỉ người.
-Ý
Tổ sư từ Tây sang là gì ?
-Cây
Bách trước sân.
Cây
Bách là một loại cây phổ thông, trồng rất nhiều ở Triệu
Châu (Hà Bắc). Cây to lớn, cho bóng mát vào mùa hạ. Các chùa
đều thích trồng loại cây này. Ông tăng cho là bị cảnh
chuyển, nhưng Triệu Châu đã phủ nhận. Ông tăng hỏi “Ý
Tổ sư từ Tây sang là gì ?” là hỏi cốt tủy của Phật
giáo là gì ? hay Đạo là gì ? Triệu Châu thấy cây Bách ngay
trước mắt nên nói là cây Bách. Giả sử ông thấy chim bay
ngang trời thì ông sẽ nói chim bay trên trời. Quả thực là
ông đề cập đến cây Bách, nhưng ông chỉ dùng nó để chỉ
về Đạo. Ông tăng liền chấp vào cây Bách nên đã không
thể tiến lên được Đạo ở cây Bách, Đạo cũng ở mọi
vật.
(John
C.H.Wu)
-Tại
sao hỏi “Ý Tây sang” mà lại đáp “cây Bách trước sân”
? Câu đáp là toàn bộ Pháp, cưa không được, cắn không đứt.
Có thể giải thích cho rõ ràng không ? Có thể. Cổ nhân không
chịu giải thích vì cái đó đã hiện thành. Nếu biết đem
Phật pháp nhân cách hóa thì không cần phải giải thích, đã
không nghi thì không tái nghi. Có một câu chuyện cũ có thể
giải thích công án “Cây Bách trước sân”. Đời Tống có
một lần một vị quan Đề Hình đến hỏi Phật pháp với
Ngũ tổ Diễn. Tổ hỏi :
-Đề
Hình có đọc qua 2 câu thơ Tiểu Diễm không ?
-Là
2 câu nào ?
-Là
2 câu này :
Cô
nàng gọi mãi những vô ích
Chỉ
thằng tốt mã nghe ra thôi.
Thơ
Tiểu Diễm là một bài thơ tình, kể chuyện có một
cô tiểu thơ dắt một con a hoàn đi xem hội. Tiểu thơ liếc
thấy người yêu ở gần đó bèn lớn tiếng gọi :
-Tiểu
Ngọc ! Tiểu Ngọc !
-Tiểu
thơ, có chuyện gì ?
Tiểu
thơ không đáp. Có chuyện gì vậy ? Chả có chuyện gì cả,
chỉ là tiểu thơ hy vọng tình lang nghe được tiếng và biết
nàng đang ở đó. Chỉ là vậy thôi. Nếu còn chưa rõ thì
xin kể thêm một chuyện nữa. Có một vị thiền sư mỗi lần
giảng pháp xong, sắp xuống tòa giảng đều hỏi :
-Mọi
người hiểu không ?
Mọi
người đều không trả lời, chỉ rằng không hiểu . Thiền
sư gõ xuống bàn cạch một tiếng. Tiếng cạch đó và cây
Bách trước sân hoàn toàn giống nhau, chỉ là một loại âm
thanh mà thôi.
(Canh
Vân)
Có
ông tăng hỏi Triệu Châu :
-Ý
Tổ sư từ Tây sang là sao ?
-Cây
Bách trước sân.
Nhiều
ông tăng hỏi câu này nhiều lần. Triệu Châu đều lập lại
câu trả lời. Một hôm một ông tăng hỏi :
-Cây
Bách có Phật tánh không ?
-Có.
-Vậy
cây Bách lúc nào thành Phật ?
-Đợi
hư không rơi xuống đất sẽ thành Phật.
-Hư
không lúc nào rơi xuống đất ?
-Lúc
cây Bách thành Phật.
Câu
đáp của Triệu Châu ‘Đợi hư không rơi xuống đất sẽ
thành Phật “ là khẳng định cây Bách, cũng là khẳng định
tự kỷ. Vấn đề này không cần truy vấn thêm vì chỉ tạo
tranh luận không khế hợp với Đạo. Dưới con mắt thiền
giả một cái cây, một cọng cỏ đều khẳng định sự tồn
tại của nó. Thái độ trọng thiên nhiên của người xưa
thực người nay khó theo kịp. Thiền giả coi chủng chủng
hiện tượng của khí thế giới là một loại thần tánh tự
mình khẳng định. Tuy chúng là vật vô tình nhưng có thể
thuyết pháp cho hữu tình nghe, tương đối hỗ tương khẳng
định sự tồn tại của nhau. Do dó, hiển hiện ra tinh thần
đại từ, đại bi không còn khởi tâm phân biệt vô tình và
hữu tình.
(Trịnh
Thạch Nham)
Ân
Nguyên có lần đến Hoa Viên Diệu Tâm Tự ở kinh đô, hỏi
:
-Khai
sơn tổ sư của quý tự có để lại ngữ lục gì không ?
-Không
có ngữ lục, nhưng có để lại một câu “Chuyện cây Bách
có tặc cơ”.
Ân
Nguyên kinh ngạc, kính phục thiền học của Quan Sơn, hướng
về tháp Quan Sơn vái lạy.
Chữ
tặc trong tặc cơ, chỉ người mạnh cướp đi vật của người
khác, ở đây chỉ thiền giả lấy đi vọng tưởng, phiền
não, khiến thiền sinh thấy được khuôn mặt xưa nay.
(Hùng
Thuật Long)
Tắc
Ba Mươi Tám
CON
TRÂU QUA CỬA
Cử
:
Ngũ
tổ Diễn nói :
-Tỷ
như con trâu qua cửa, đầu, sừng, 4 chân đều qua, tại sao
cái đuôi lại không qua được.
Bình
:
Nếu
các ông mở một con mắt mà hiểu được chỗ này, hạ được
một chuyển ngữ thì có thể trên báo tứ ân, dưới độ
3 cõi. Nếu chưa thì phải để ý đến cái đuôi này.
Tụng
:
過
去 墮 坑 塹
Quá
khứ đọa khanh tiệm
回
來 卻 被 壞
Hồi
lai khước bị hoại
者
些 尾 巴 子
Giả
ta vĩ ba tử