II.
SỰ
KHỔ CÔNG TU TẬP CỦA CHƯ TỔ
1.
Một
mình ngồi trong tịnh thất
Đạo
An Đại sư một mình ngồi trong tịnh thất ngót 12 năm, chuyên
gạn lọc tâm tư, mới được ngộ đạo.
2.
Ngồi
trên cây dựa mé hố
Tịnh
Lâm Thiền sư, sau khi nghỉ diễn giảng để tu tập thiền
định, thường bị bệnh ngủ làm mê loạn tâm. Ngài cố hết
sức trấn tỉnh, nhưng cứ mỗi lần ngồi được một lúc,
lại mơ màng hồi nào không hay. Gần chỗ Ngài ở có một
cây đại thọ nghiêng mình ra giữa hố đá sâu thăm thẳm.
Muốn đuổi con ma ngủ đi, Ngài leo lên cây ngồi thiền. Trải
mấy ngày đêm, vì sợ hơ hỏng sẽ té nát thây, Ngài giữ
tâm định tỉnh không dám chợp mắt. Nhờ thế, Ngài được
đại ngộ.
3.
Ăn
rau ngủ dưới gốc cây
Thông
Đạt Thiền sư vào núi Thái Bạch tu, không có cơm gạo, đói
thì ăn rau, nghỉ thì nằm dưới gốc cây. Ngài tọa thiền
tư duy năm năm liền không dừng. Do sự cố gắng đó, nhào
nặn tâm tư thành một khối ; một hôm, bỗng nhiên khối ấy
tan vỡ, Ngài đại ngộ.
4.
Không
giải y
Kim
quang Chiếu Thiền sư xuất gia hồi 13 tuổi, 19 tuổi vào núi
Hồng Dương, nương theo Ca Diếp Hòa thượng tu tập. Ngài chuyên
cần ngót ba năm chưa bao giờ giải y, ngủ không đặt lưng
xuống chiếu. Sau, Ngài đến núi Cô Xạ cũng chuyên cần như
thế, bỗng nhiên khai ngộ.
5.
Lấy
dùi chích vào mình
Từ
Minh, Cốc Tuyền, Lang Hương ba người kết bạn đến Phần
Dương tham học. Bấy giờ ở Hà Đông lạnh tột độ, mọi
người đều kinh sợ thối lui. Duy có Từ Minh quyết chí cầu
đạo cam chịu lạnh ở lại đây, sớm chiều bền chí tinh
tấn tu tập. Ban đêm tọa thiền ma ngủ đến, Minh lấy dùi
chích vào mình khiến ma ngủ tan mất. Sau này, Từ Minh thay
thế Tổ Phần Dương đạo phong phát triển, được hiệu là
Sư tử Tây Hà.
6.
Trong
thất tối không quên
Hoằng
Trí Thiền sư đến tham học nơi Tổ Đơn Hà. Một hôm, nhơn
cùng bạn đồng tu gạn hỏi nhau về công án, Thiền sư bỗng
cười to lên. Tổ nghe, trách "một tiếng cười của ông đã
mất bao nhiêu việc tốt. Nếu tạm thời tâm không định,
đồng như người chết !". Hoằng Trí Thiền sư bái tạ, ghi
lòng. Từ đấy về sau, dù ở trong thất tối, Ngài cũng không
bao giờ quên.
7.
Chiều
về rơi nước mắt
Y Am
Thiền sư tu hành rất tinh tấn. Mỗi khi trời ngã bóng về
chiều, Ngài sa nước mắt, than : "Ngày nay vẫn chưa được
gì, ngày mai chưa biết công phu ra sao !". Ở trong Tăng chúng,
không bao giờ Ngài thốt ra một lời vô ích.
8.
Tám
năm nỗ lực tu hành
Hối
Đường Tâm Thiền sư tự nói : Lúc mới vào đạo trong tâm
thầm nghĩ việc tu rất dễ dàng. Đến khi gặp Tổ Huỳnh
Long, nghĩ lại tâm niệm ngày trước rất mâu thuẫn với lý
đạo. Tôi bèn nỗ lực tu hành, suốt ba năm, nhiều lúc lạnh
như cắt, nóng như thiêu vẫn không lay chuyển chí nguyện,
mới được mọi việc hợp lý đạo. Hiện nay, dù tôi vung
tay, tằng hắng đều là trúng ý Tổ Sư từ Aán Độ truyền
sang.
9.
Đánh
thức bằng cách kê đầu gối tròn
Thị
Giả Triết khi ngủ lấy cây tròn làm gối, gối đầu. Ngủ
vừa trở mình thì đầu rớt xuống chiếu, Ngài giựt mình
thức dậy tu tập. Ngài lấy đó làm qui tắc nhất định hằng
ngày trong việc tu hành. Có người bảo : "Dụng tâm như thế
là thái quá". Ngài đáp : "Tôi duyên trong đạo Bát nhã rất
mỏng manh, nếu không cố gắng như vậy, e bị vọng tập lôi
cuốn".
10.
Bị
mưa không hay
Am
chủ Toàn dụng công tu tập rất mãnh liệt, đến bỏ ăn quên
ngủ. Một hôm, Ngài đứng dựa lan can khán câu "con chó không
có Phật tánh", mưa đến bao giờ không hay, khi ướt cả áo
mới biết.
11.
Thề
không xổ mền
Phật
Đăng Tuần Thiền sư học đạo với Tổ Phật Giám. Tham hỏi
mãi mà không khế ngộ, Ngài than : "Nếu đời này không tỏ
ngộ, ta thề không xổ mền ra nằm nghỉ". Phát thệ rồi,
ngót 49 ngày, Thiền sư chỉ đứng dựa cột chuyên tâm tham
cứu, trạng như ngây dại, không khác nào người mất mẹ.
Do đó, Ngài được đại ngộ.
12.
Ném
thơ không xem
Thiết
Diện Bỉnh Thiền sư đi hành khước, ly hương chưa bao lâu,
được thơ nhà gửi đến, Ngài ném thơ, nói : "Đây là việc
làm rối loạn ý người".
13.
Do
kiên thệ được giác ngộ
Linh
Nguyên Thanh Thiền sư ban đầu đến tham học với Tổ Huỳnh
Long, nhiều lần thưa hỏi mà vẫn mờ mịt không biết manh
mối. Đêm lại, Ngài đến trước bàn Phật phát thệ : "Con
nguyện trọn đời phụng sự chánh pháp, cầu mong sớm được
khai ngộ". Sau này, Ngài xem bản Ngữ lục của Tổ Huyền Sa,
xem xong cuốn lại để dựa vách, đứng dậy đi kinh hành.
Ngài vừa bước đi sút chiếc dép, cúi đầu xuống tìm, chợt
đại ngộ.
14.
Không
lúc nào duyên cảnh khác
Viên
Ngộ Cần Thiền sư trở lại tham học với Tổ Đông Sơn Diễn.
Ngài làm thị giả, ngày đêm chuyên cần gắng sức tham cứu.
Thiền sư tự nói : "Sơn tăng ở trong Chúng không lúc nào tâm
duyên cảnh khác, ngót mười năm mới được thấu đạt".
15.
Giây
phút không quên
Mục
Am Trung Thiền sư lúc đầu học tập Thiên Thai giáo, sau chuyên
về Thiền tông. Ngài đến tham học với Tổ Long Môn Nhãn.
Ở đây, Thiền sư không một phút giây quên phản tỉnh. Một
hôm, Ngài đến chỗ quay nước, thấy trên ngạch đề "Pháp
luân thường chuyển", chợt đại ngộ.
16.
Quên
đò đến bến
Khánh
Thọ Hưởng Thiền sư đến tham học với Tổ Bảo Công, chuyên
cần quên cả sớm chiều. Một hôm, có duyên sự đến Huy
Dương, qua bến đò Triệu, nghi tình chưa tan, Thiền sư quên
đò đã cập bến. Người đồng hành thấy thế, gọi : "Đò
đến bến rồi, sao không lên ?". Bỗng nhiên, Thiền sư buồn
vui lẫn lộn. Trở về, Thiền sư đem việc ấy bạch lại
Bảo Công. Công nói : "Đó là kẻ nằm cứng đờ, chưa phải
ngộ". Lại dạy khán "Mặt trời lời Phật". Một đêm, cùng
Chúng họp lên Thiền đường, tịnh tọa, nghe tiếng bảng
cây, Thiền sư đại ngộ.
17.
Quên
cả ăn ngủ
Tùng
Nguyên Nhạc Thiền sư lúc còn làm cư sĩ đến tham vấn Ưng
Am Hoa, không khế hội, nhưng vẫn cố gắng tinh tấn. Sau Ngài
đến học với Mật Am Kiệt. Kiệt hỏi đâu, Ngài trả lời
suốt thông cả. Kiệt than : "Thiền như cây Hoàng Dương !".
Ngài càng cố gắng tinh tấn hơn, cho đến quên ăn, quên ngủ.
Một hôm, Mật Am Kiệt vào thất một vị Tăng bên cạnh hỏi:
"Không phải tâm, không phải vật, không phải Phật?". Ngài
nghe lóm liền đại ngộ.
18.
Thân
miệng đều quên
Cao
Phong Diệu Thiền sư ở trong Chúng lưng không bén chiếu, thân
miệng đều quên. Có khi, Ngài ngậm miệng bụm mũi đi như
người trong nhà vệ sinh mới ra; hoặc khi, Ngài hả hoát miệng
như cửa không gài. Sau đến Kinh Sơn, Ngài vừa vào đến nhà,
liền đại ngộ.
19.
Bỏ
hết muôn việc
Kiệt
Phong Ngu Thiền sư trước tiên học đạo với Tổ Thạch Môn.
Sư vâng giữ pháp ngữ của Tổ, ngày đêm mải miết tham cứu.
Về sau, Sư đến tham vấn Tổ Chỉ Nham, tham câu "không phải
tâm, không phải vật, không phải Phật". Lúc ấy lòng nghi
càng tăng, Sư bỏ hết muôn việc, quên cả ăn, ngủ. Hết
mai lại chiều, Sư ngồi sững như tượng gỗ. Một đêm, Sư
nghe vị Tăng ở phòng cạnh bên ngâm câu : "Chẳng trừ vọng
tưởng, chẳng cầu chơn" trong bài CHỨNG ĐẠO CA, bỗng nhiên
thấy tự do như người trút gánh nặng. Sư đắc ý hai câu
:
"Đêm
vắng bỗng quên tay chỉ nguyệt,
"Hư
không thoát lộ bóng dương hồng. (1)
(1)
Nguyên văn : Dạ bán hốt nhiên vong nguyệt chỉ
Hư
không tịnh xuất nhật luân hồng.
20.
Bế
cửa nỗ lực tham cứu
Thừa
tướng Di Thích Sở Tài đến tham học với Vạn Tùng Lão nhơn.
Ông bỏ hết việc nhà bế cửa thất không tiếp khách. Dù
những khi giá lạnh, nóng bức, không ngày nào ông dừng nghỉ
tham cứu. Đêm đến, ông thắp đèn sáng kế tiếp mặt trời
để bỏ ngủ. Ban ngày thì ông quên ăn. Như vậy, suốt ba
năm, ông mới được ấn chứng.
21.
Đụng
đầu vào cột
Trung
phong Bổn Thiền sư theo hầu Ngài Tử Quan. Ngày đêm chuyên
cần tu tập, mỗi khi buồn ngủ lắm, Sư đụng đầu vào cột
nhà cho ma ngủ tan biến. Một hôm, Sư tụnh kinh Kim cang đến
câu "Hà đảm Như Lai sứ" (gánh vác việc Như Lai) bỗng nhiên
thấu đạt. Sư tự cho rằng chỗ chứng chưa cùng tột, càng
cố gắng tinh tấn, thưa hỏi không dám bê trễ. Một lúc nọ,
Sư nhìn dòng nước chảy, chợt đại ngộ.
22.
Trong
thất khắc khổ
Độc
Phong Thiện Thiền sư bế quan ở Dục Khê. Trong thất, Ngài
không kê giường, chỉ để một cái ghế ngồi. Ngài tự nguyện:
"Nếu chẳng tỏ ngộ, ta không rời khỏi chỗ này". Một đêm,
hành đạo quá mỏi mệt, Ngài vừa lại ghế ngồi, bất giác
ngủ quên đến canh ba.
Tự
trách mình, Ngài chỉ đi đứng chớ không ngồi nữa. Nhưng
một hôm, Ngài lại dựa vách ngủ quên. Sau khi thức giấc,
rất hối hận, Thiền sư lập thệ : "không nương tựa vách".
Chừng ấy, thân thể nặng nề mỏi mệt, mí mắt chỉ muốn
sụp xuống, Ngài khóc lóc lễ Phật sám hối, tìm đủ cách
để đánh đuổi ma ngủ đi. Nhờ thế, công phu của Ngài càng
lúc càng tăng tiến thêm. Một đêm, nghe tiếng chuông, Ngài
bỗng cảm thấy thân tâm vắng lặng không còn chỗ nương
tựa, liền đắc ý bài kệ :
"Thầm
thầm lặng lặng bặt duyên ngàn,
"Một
tiếng chày kình tợ sấm vang !
"Manh
mối khôn tìm, tin tức vắng,
"Đầu
xương sọ nát, mộng vừa tan. (1)
23.
Quên nằm
Bích
Phong Kim Thiền sư tham học với Ngài Phổ Vân Hải. Phổ Vân
dạy khán công án "muôn pháp về một, một về chỗ nào ?".
Ngài nghi đến ba năm. Một hôm, nhơn đi hái rau với Phổ Vân,
Ngài chợt im lặng rất lâu. Phổ Vân hỏi : "Ông định sao
?". Ngài thưa :
(1)
Nguyên văn : Trầm trầm tịch tịch tuyệt thi vi,
Xúc
trước vô đoan, hầu tợ lôi.
Động
địa nhất thinh tiêu tức tận,
Độc
lâu phấn túy mộng sơ hồi.
"Định
và động không quan hệ". Phổ Vân hỏi : "Định động không
quan hệ, ấy là người gì ?". Ngài lấy cái sọt đựng rau
đưa lên. Phổ Vân không chịu. Ngài ném cái sọt xuống đất.
Phổ Vân cũng không chịu. Từ đó về sau, Ngài càng thiết
tha công phu, đến lưng không bén chiếu, một lần tọa thiền
đến bảy ngày mới xuất. Một hôm, nghe tiếng bảng cây,
Ngài đại ngộ.
24.
Giữ
độn công phu
Vô
Tế Thiền sư lúc mới thực hành công phu không đọc đến
bốn quyển Kinh Lăng Già, và những bản Ngữ lục cũng không
xem. Ngài cam chịu mù tối chuyên ròng thực hành độn công
phu. Thế mà sau này, Ngài vẫn được đại ngộ.