BÀI
PHÁP KHẨN CẤP
Bahiya
Sutta
Bản
kinh dưới đây là “Bahiya Sutta,” trong Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka
Nikaya) trong Tam Tạng Pali, thuộc nhóm các Kinh Phật Tự Thuyết
(còn gọi là Cảm Hứng Ngữ, Udana). Bản kinh kể chuyện Đức
Phật dạy Pháp một cách khẩn cấp cho ngài Bahiya, trong lúc
rất là bận rộn và đang cùng Chư Tăng đi trên đừơng khất
thực.
Ngài Bahiya đã tới giữa đường, quỳ lạy Phật để xin
dạy Pháp. Đức Phật hai lần từ chối, nhưng ngài Bahiya liên
tục nài nỉ vì lo sợ đời sống vô thường, vì sợ chưa
hiểu Pháp mà có thể sớm qua đời khác. Đức Phật mới
dạy cho cách tu tập. Ngài Bahiya tức khắc chứng thánh quả
A La Hán, vui mừng nhận Pháp ra đi. Khi Đức Phật khất thực
và thọ thực xong, thì được tin ngài Bahiya bị bò húc chết.
Đức Phật ra lệnh hỏa thiêu, xây tháp như đối với một
vị tỳ kheo, và nói rằng ngài Bahiya đã vào Niết Bàn tối
hậu.
Kinh
này có nhiều điểm đặc biệt, nhưng đáng chú ý nhất là
điểm Đức Phật dạy bài pháp yếu vài câu này trong lúc
hết sức bận rộn và khẩn cấp. Bận rộn, vì Đức Phật
đã ba lần từ chối với cớ đang kinh hành khất thực cùng
Chư Tăng. Khẩn cấp, vì Đức Phật, với Tam Minh tất nhiên
thấy trứơc rằng ngài Bahiya sắp gặp tử nạn, nên muốn
dốc hết túi để giao chìa khóa giải thóat cho Bahiya.
Nhưng,
làm cách nào ngài Bahiya -- một người đời thường, chưa
từng quy y hay thọ giới gì cả… mà lúc tìm nghe pháp thì
vẫn còn mang phong thái ngọai đạo, với kiểu lấy vỏ cây
làm áo, và được gọi tên bằng Bahiya Áo Vỏ Cây -- sau khi
nghe bài pháp yếu vài câu lại có thể “hốt nhiên đốn
ngộ” và xóa sạch ác nghiệp muôn đời ngàn kiếp để vừa
khi bị bò húc chết là nhập Niết Bàn vô dư ngay? Có nghĩa
là, ngay khi tâm vừa đốn nhập được, thì vô lượng nghiệp
tội sẽ không còn ràng buộc được nữa? Như vậy, khỏang
cách giữa một người đời thường cho tới ngôi vị Thánh
Quả A La Hán thực ra chỉ cách nhau vài sát na tâm? Thực ra,
ngài Bahiya đã tu từ vô lượng kiếp rồi, đã là một tỳ
kheo từ thời Phật Ca Diếp. Không có gì là tự nhiên cả,
và ngài Bahiya sau này được Đức Phật nói là trường hợp
chứng đạo mau nhất, xuất sắc nhất. Trường hợp ngài Bahiya
cũng là nhân duyên cho bài kệ thứ 101 trong Phẩm Ngàn, Kinh
Pháp Cú.
Bản
kinh Udana này cũng cho thấy các nhân duyên với thiện tri thức
rất quan trọng để tìm cơ hội giải thóat. Ngài Bahiya đã
tự nghĩ mình đã chứng quả A La Hán từ khi chưa nghe tên
Đức Phật, nhưng thực sự thì chưa phải. May nhờ hồi quá
khứ lâu xa, ngài Bahiya trong nhóm 7 tỳ kheo lo buồn vì tới
lúc mạt pháp của thời Phật Ca Diếp, cùng tinh tấn tu hành
– trong đó có một tỳ kheo sanh lên cõi trời Phạm Thiên,
và chính vị trời này đã hiện ra để nói với ngài Bahiya
rằng ngài chưa phải A La Hán, và cần tới thỉnh pháp Phật
Thích Ca. Nếu không có vị trời này hiện ra thúc giục, thì
ngài Bahiya hẳn là còn lang thang tà kiến lâu dài.
Nhưng
tại sao Đức Phật lại hai lần từ chối giảng pháp cho ngài
Bahiya? Đức Phật nhìn thấu suốt ba đời, tất nhiên phải
biết rằng ngài Bahiya sắp tử nạn, thì tại sao Đức Phật
chần chờ, để tới ba lần được thỉnh pháp? Thêm nữa,
Đức Phật là đấng đại bi, ngay khi thấy người hữu duyên
là tìm phương hóa độ liền, chứ đâu cần thỉnh pháp tới
ba lần. Chính nơi đây, chúng ta mới thấy được cách hoằng
pháp thâm diệu của Đức Phật.
Ngài
Bahiya trên đường tìm tới Đức Phật đã ấp ủ trong tâm
một khát khao giải thóat. Những câu hỏi về sinh tử, về
pháp, về giải thóat, về quả vị A La Hán tất nhiên đã
là nghi tình “miên mật” trong tâm ngài Bahiya. Ngài phải
đi bộ từ xa về tìm Phật, kinh viết là một thành phố ở
một quốc độ xa phía Bắc; trong khi đi tìm Phật như thế,
niệm nghi tình về sinh tử và nỗi khát khao giác ngộ vẫn
ấp ủ trong tâm ngài.
Đức
Phật từ chối thuyết pháp hai lần, chính là hai lần đẩy
mối khát khao cầu pháp này dần tới chỗ tâm thức hoàn tòan
không còn chỗ bấu víu, tới chỗ đầu sào trăm trượng để
sẽ nhảy cái ào vào một nơi không còn cái gì gọi là đất,
nước, gió, lửa, không, thức… Thế rồi Đức Phật nói
lên bài pháp vài câu, là ngài Bahiya chứng quả A La Hán liền.
Có phải rằng trên đường đi tìm Phật, ngài Bahiya đã rơi
vào một trạng thái tương tự như tham thọai đầu, và Đức
Phật chính là người tháo đinh nhổ chốt?
Khi
thuyết bài pháp yếu vài câu khẩn cấp này, Đức Phật còn
bảo đảm với ngài Bahiya rằng hễ ai mà để tâm được
như thế thì sẽ xa lìa đau khổ. Lời dạy của Phật trong
bài pháp chỉ nói bốn câu về “thấy, nghe, thọ tưởng,
thức tri” (seen, heard, sensed, cognized) nhưng là thông cho cả
sáu căn, vì trong “thọ tưởng” là gồm cả ngửi, nếm
và chạm xúc.
Theo
bản chú giải của quý thầy Phật Giáo Miến Điện nibbana.com,
khi trở về tu viện Jetavana, Đức Phật nói rằng ngài Bahiya
đã chứng thánh quả A La Hán ngay khi nghe dạy pháp trên đường,
giữa khi Phật và tăng chúng đang khất thực (Bahiya attained
arahatship while he listened to my instructions given to him on the road
when we were on the alms-round…), nghĩa là ngài Bahiya không cần
tìm một chỗ nào để ngồi, để hít thở, để quán tâm,
để nhìn căn, để ngó cảnh gì cả. Tại sao ngài Bahiya lại
có thể đốt rụi hết tham sân si chỉ trong vài sát na?
Quý
thầy Miến Điện còn phân tích rằng bài pháp này -- “Hãy
tu thế này, trong cái được thấy chỉ là cái được thấy,
trong cái được nghe chỉ là cái được nghe… rồi ngươi
sẽ không ở đây, không ở kia, không ở chặng giữa. Chỉ
thế này là đọan tận khổ.” – là tinh hoa, là cốt tủy
của Minh Sát Thiền.
Đọan
trên dịch theo bản Anh dịch, cho thấy những chữ “đây,
kia, giữa” là chỉ về không gian. Trong bản Việt dịch của
Hòa Thượng Thích Minh Châu, thì ngài lại diễn ra theo nghĩa
thời gian:
“…này
Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là
đời chặng giữa.”
Nếu
kết hợp nghĩa các bản dịch, chúng ta thấy rằng khái niệm
về không gian và thời gian thực sự đã biến mất khi nói
về cảnh giới giải thóat, nghĩa là khái niệm về “cái
bây giờ và ở đây” (here and now) thực sự cũng chỉ là
những pháp bất tòan hình thành với khung sắc, thanh,
hương, vị, xúc, pháp… Nhưng ngay khi giải thoát thì cái khung
bây giờ và ở đây này, luôn cả cái bầu trời ba cõi sáu
đường không còn buộc mình được nữa, bởi vì hoàn tòan
không còn cái gì gọi là tôi và của-tôi nữa, cho dù cũng
vẫn đang sinh diệt với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp…
Đó là giải thích theo quý thầy Miến Điện. Nếu giải thích
theo ngôn ngữ Bắc Tông, thì cũng nói hệt như trên nhưng sẽ
có thêm ngôn ngữ trừu tựơng hơn với các học phái Tánh
Không và Duy Thức, như rằng “cái bây giờ và ở đây”
thực ra cũng chỉ là thức biến, là ảnh hiện trong mộng
thôi, cũng hệt như vô lượng giấc mộng đều có vô lượng
“cái bây giờ và ở đây,” và “cái bây giờ và ở đây”
đó sinh diệt liên lỉ không ngừng, miệt mài theo nó chỉ
vô ích, trong khi đó thì Thực Tướng vốn Vô Tướng, và khi
chiếu kiến thì ngũ uẩn đều giai Không… Không đây nghĩa
là Tánh Không, chứ không có nghĩa trong nghĩa đối với “có.”
Đã thâm nhập Vô Tướng thì vô lượng “cái bây giờ và
ở đây” đều trở thành cảnh giới Bất Động, cho dù chúng
vẫn sinh diệt không thôi. Đây là đã thấy được tánh bất
động của nước, mà không còn chụp bắt bọt sóng sinh diệt
nữa.
Câu
hỏi có thể đẩy xa thêm nơi đây là, cái nghĩa “minh tâm
kiến tánh” trong bản kinh này ra sao? Và có phải tinh hoa Minh
Sát Thiền thực sự không dị biệt gì với pháp yếu Thiền
Tông?
“Trong
cái được thấy, sẽ chỉ là cái được thấy…”
“In
the seen will be merely what is seen…”
hay
là cách dịch khác,
“In
reference to the seen, there will be only the seen…”
hay
là cách dịch khác nữa,
“when
you see an object, be conscious of just the visible object…”
Ba
bản Anh dịch trên không khác nhiều, trong đó hai cách dịch
đầu dùng trong Phật Giáo Thái Lan, và cách dịch cuối được
dùng trong Phật Giáo Miến Điện.
Có
phải đây là thấy sông chỉ là sông, thấy núi chỉ là núi,
thấy hoa chỉ là hoa… Như vậy, khi Phật cầm bông hoa đưa
lên, ngài Ca Diếp nhìn thấy gì? Có phải rằng 1,250 vị tỳ
kheo đều nhìn thấy đây là hoa, thấy đây cũng hệt như là
những vô lượng sắc thanh hương vị xúc pháp trong cái khung
“bây giờ và ở đây,” thấy có Phật cầm hoa đưa lên,
và thấy có hoa được đưa lên? Nếu không thấy như thế
thì phải thấy làm sao?
Dưới
cái nhìn Thiền Tông, đúng là “trong cái được thấy, chỉ
là cái được thấy.”
Ngắn
gọn, nghĩa là “như thị, như thị… thế đó, thế đó…
suchness, suchness…” Cũng là Chân Như, là Bhutatathata, là Suchness
of Existence, là True Thusness… là cái được thấy chỉ là cái
được thấy.
Không
chỉ là thấy vô lượng biến hiện, không chỉ là thấy vô
lượng bọt sóng, không chỉ là thấy sông, thấy núi, thấy
hoa… mà qua đó là thấy “cái được thấy.” Do vậy, ngài
Ca Diếp nhìn hoa thì thấy tâm. Hoa không rời tâm, cảnh không
rời thức… Nhìn hoa thấy tâm, nhìn cảnh thấy thức… Thức
thì vô lượng biến hiện, nhưng giải thóat thì chỉ một,
bởi vì nếu đuổi theo “vô lượng cái được thấy” thì
tới vô lượng kiếp cũng mênh mang bập bềnh, vì chưa thấy
được vô ngã tánh của “vô lượng cái được thấy”.
Nhưng
còn những khỏanh khắc nào, những sát na nào nằm giữa những
khi hoa được cầm lên và được nhìn thấy, giữa những khi
tiếng sỏi chạm vào trúc và được nghe ra… để rồi sau
mép bờ đó thì mọi chuyện bỗng nhiên khác hẳn? Sau đó
thì cũng vẫn là thấy và nghe, nhưng sẽ là thấy tánh tứơng
viên dung, và sẽ là nghe lý sự bất dị. Đó là khi thấy
sóng thì nhận ra nước, và khi thấy ảnh hiện thì nhận ra
gương soi.
Đó
là đất, nước, gió, lửa, không, thức… Trong đó, tất cả
các pháp đều vô ngã, tất cả các pháp đều duyên sanh, và
tất cả các pháp đều duyên theo thức và đều là thức biến.
Vạn pháp duy thức… Thấy được thức biến hiện, thấy
được vô lượng thức biến, thì thấy vô ngã tánh của vạn
pháp, thì thấy tánh vô tự tánh của vạn pháp, thì sẽ nhận
ra tâm đang hiển lộ và qua đây thì thấy Tánh.
Vấn
đề chỉ là, làm sao khi thấy “vô lượng cái được thấy”
là thấy ngay cảnh giới giải thóat…
Hơn
hai thập niên trứơc, người dịch được Hòa Thượng Tịch
Chiếu (Chùa Tây Tạng, tỉnh Bình Dương) dạy rằng, “Cũng
hệt như vàng. Khi đã làm ra nhẫn vàng, vòng vàng, xuyến vàng,
thoa vàng, và vô lượng vật dụng khác… thì tất cả vàng
đó vẫn đều bình đẳng vô sai biệt, nhưng đang hiển lộ
qua vô lượng hình tứơng khác nhau. Chỉ có tứơng sai biệt
của nhẫn, vòng, xuyến, thoa… mới có vô lượng phân biệt
đẹp xấu, cao thấp, lớn nhỏ, ưa ghét. Nhưng tánh vàng nơi
vô lượng hiển tứơng đó vẫn bình đẳng, vô phân biệt…
cũng hệt như tánh nước trong vô lượng bọt sóng, hay như
tánh chiếu của gương trong vô lượng ảnh hình. Phải thấy
được tánh. Nhưng ngòai các tướng nhẫn, vòng, xuyến, thoa…
thì sẽ không thấy được tánh vàng. Cho nên mới gọi là
thực tứơng vốn vô tướng. Cảnh giới này là ly ngôn thuyết,
lìa văn tự…”
Đúng
là “trong cái được thấy, chỉ là cái được thấy…”
Tới
đây, chúng ta có thể đẩy câu hỏi xa thêm. Như về cái thấy.
Khi chưa có căn và cảnh, thì thức nằm ở đâu? Như khi bào
thai nằm trong bụng mẹ, khi căn chưa phát triển và cảnh thì
không có… Trong một bài giảng đầu năm 2005 về Thành Duy
Thức Luận, Thượng Tọa Tuệ Sỹ giải thích, trừơng hợp
này thì thức chưa đủ duyên để phát sinh, nhưng không thể
nói là lúc đó không có tâm, vì lý duyên khởi nói rằng tất
cả pháp đều phải đủ duyên mới sinh khởi, và ngay cả
thức cũng cần đủ duyên mới hiển lộ.
Dù
vậy, dù lý luận thế nào đi nữa, chúng ta cũng vẫn không
thể đo lường được hiện tượng ngài Bahiya chứng quả
A La Hán chỉ trong vài sát na. Vì sao ngài không qua từng bậc
sơ thiền, nhị thiền, vân vân… Vì sao ngài không ngồi tập
thở phì phò, rồi tập chỉ, tập quán… như chúng ta? Chỗ
này thực sự là ly ngôn thuyết, bất khả tư nghì. Cảnh giới
này phàm phu như người dịch không hiểu nổi.
Cuối
bài kinh, Đức Phật còn nói lên một bài kệ tán thán cảnh
giới giải thóat. Đây cũng là một bài kệ hết sức dị
thường. Tuy nhiên, nơi đây chúng ta sẽ không bàn sâu thêm
nơi đây vì đó là chuyện của quý thầy giảng sư.
Bản
kinh “Bahiya Sutta” sau đây dịch sang Việt Ngữ chủ yếu
dựa theo hai bản Anh văn – cả hai đều dịch từ tiếng Pali,
một của đại sư Thanissaro Bhikkhu, một của John D. Ireland.
Ngòai ra, còn tham khảo thêm từ bản Việt dịch của Hòa Thượng
Minh Châu, và bản Anh dịch của Daw Mya Tin, Burma Pitaka Association.
*
(Bắt
đầu bản văn.)
Như
vầy tôi nghe.
Một
thời, Thế Tôn đang ngụ gần Savatthi, trong Vườn Jeta, ở
tự viện của Anathapindika. Vào lúc đó, Bahiya Aùo Vỏ Cây
đang ngụ trên bờ biển, ở Supparaka. Oâng được thờ phượng,
kính ngưỡng, ngợi ca, vinh danh và kính lễ – thọ lãnh cúng
dường y áo, thức ăn khất thực, nơi ngủ nghỉ, và dược
phẩm.
Rồi,
khi ông ở một mình, tâm niệm này chợt khởi, “Bây giờ,
ta là một trong những người trên thế giới này đã chứng
quả A La Hán hay đã vào con đường A La Hán?”
Rồi
thì một vị trời, trong quá khứ từng là bà con huyết thống
của Bahiya, đọc được tâm niệm đó. Với lòng từ bi và
muốn làm lợi ích cho ông, vị trời này tới nói với Bahiya,
“Oâng Bahiya. Oâng không phải A La Hán, mà cũng chưa vào con
đường A La Hán. Oâng không theo pháp tu để có thể là một
A La Hán hay vào con đường A La Hán.”
“Vậy
thì trong thế giới này, kể cả chư thiên, ai là A La Hán hay
đã vào con đường A La Hán?”
“Bahiya,
tại một quốc độ xa phía Bắc, có một thành phố tên là
Savatthi. Nơi đó có Thế Tôn đang ngụ cư; ngài là bậc A La
Hán, Chánh Đẳng Giác. Ngài thực sự là một A La Hán và dạy
Pháp dẫn tới quả A La Hán.”
Rồi
Bahiya, xúc động thâm sâu bởi lời của vị thiên, rời ngay
khỏi Supparaka. Trên suốt dặm trường, chỉ nghỉ có một
đêm, ông đi thẳng tới Savatthi, nơi Đức Phật đang ngụ
ở Vườn Jeta, tại tự viện của Anathapindika. Vào lúc đó,
nhiều vị tỳ kheo đang đi thiền hành ngòai trời.
Rồi
Bahiya Aùo Vỏ Cây tới gần các tỳ kheo đó và nói, “Thưa
quý ngài, Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác đang ở
đâu? Chúng tôi muốn gặp Thế Tôn, bậc A La Hán, Chánh Đẳng
Giác.”
“Này
Bahiya, Thế Tôn đã vào giữa các nhà để khất thực.”
Bahiya
liền vội vã rời Vườn Jeta. Vào Savatthi, ông thấy Thế Tôn
đang đi khất thực trong Savatthi – hài lòng, khả ái, với
các căn an tịnh và tâm an tịnh, đã chế ngự, đã thành tựu,
đã tỉnh giác với các căn được phòng hộ. Thấy ngài, ông
tới gần Thế Tôn, sụp xuống, đặt đầu lên bàn chân Đức
Phật và nói, “Bạch Thế Tôn, xin hãy dạy Pháp cho con. Bạch
Thiện Thệ, xin hãy dạy Pháp cho con, để con được lợi ích
và an lạc lâu dài.”
Nghe
như thế, Đức Phật nói với Bahiya Aùo Vỏ Cây, “Bây giờ
không phải thời, Bahiya. Chúng ta đã vào giữa các nhà để
khất thực.”
Lần
thứ nhì, Bahiya nói với Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, nhưng
khó để biết Thế Tôn sẽ còn sống bao lâu nữa, hay con sẽ
còn sống bao lâu nữa. Bạch Thế Tôn, xin hãy dạy Pháp cho
con. Bạch Thiện Thệ, xin hãy dạy Pháp cho con, để con được
lợi ích và an lạc lâu dài.”
Lần
thứ nhì, Đức Phật nói với ông, “Bây giờ không phải
thời, Bahiya. Chúng ta đã vào giữa các nhà để khất thực.”
Lần
thứ ba, Bahiya nói với Đức Phật, “Bạch Thế Tôn, nhưng
khó để biết Thế Tôn sẽ còn sống bao lâu nữa, hay con sẽ
còn sống bao lâu nữa. Bạch Thế Tôn, xin hãy dạy Pháp cho
con. Bạch Thiện Thệ, xin hãy dạy Pháp cho con, để con được
lợi ích và an lạc lâu dài.”
“Thế
này, Bahiya, ông nên tu tập thế này: Trong cái được thấy
sẽ chỉ là cái được thấy; trong cái được nghe sẽ chỉ
là cái được nghe; trong cái được thọ tưởng sẽ chỉ
là cái được thọ tưởng; trong cái được thức tri sẽ chỉ
là cái được thức tri.’ Cứ thế mà tu tập đi, Bahiya.
“Khi
với ông, này Bahiya, trong cái được thấy chỉ là cái được
thấy… [nhẫn tới]… trong cái được thức tri chỉ là cái
được thức tri, thì rồi Bahiya, ông sẽ không là ‘với đó.’
Này Bahiya, khi ông không là ‘với đó,’ thì rồi Bahiya, ông
sẽ không là ‘trong đó.’ Này Bahiya, khi ông không ‘trong
đó,’ thì rồi Bahiya, ông sẽ không ở nơi này, cũng không
ở nơi kia, cũng không ở chặng giữa. Thế này, chỉ thế
này, là đoạn tận khổ đau.”
Nghe
xong bài pháp ngắn từ Đức Phật, tâm của Bahiya Aùo Vỏ
Cây tức khắc được giải thóat khỏi các lậu hoặc, không
có chấp thủ. Sau khi nói bài pháp yếu cho Bahiya, Đức Phật
bước đi.
Không
bao lâu sau khi Đức Phật rời đi, một con bò cái có bầu
húc vào Bahiya Aùo Vỏ Cây và giết ông này. Rồi thì Đức
Phật, đi khất thực tại Savatthi, thọ thực và trở về cùng
với nhiều tỳ kheo, thấy rằng Bahiya đã chết. Khi thấy ông,
Đức Phật nói với các tỳ kheo, “Các thầy tỳ kheo, hãy
mang thi hài Bahiya, đặt lên cáng và mang đi, hỏa thiêu xác
và xây tháp cho ông. Người đồng hành với quý ông trong thánh
hạnh đã chết.”
Các
tỳ kheo trả lời, “Xin vâng lời Đức Phật.”
Sau
khi đặt thi hài của Bahiya trên một cái cáng, mang đi, hỏa
thiêu, và rồi xây một tháp cho ông, các thầy tỳ kheo tới
gặp Đức Phật, quỳ lạy, và ngồi xuống về một bên. Ngồi
xuống rồi, các thầy tỳ kheo bạch với Đức Phật, “Bạch
Thế Tôn, xác của Bahiya đã được thiêu xong, tháp cũng đã
được xây xong. Nơi đến của Bahiya là gì? Kiếp tương lai
của vị này là gì?”
“Các
thầy tỳ kheo, Bahiya Aùo Vỏ Cây là một người trí tuệ.
Oâng đã hành trì đúng Pháp, và không quấy rầy ta với tranh
cãi về Pháp. Các tỳ kheo, Bahiya Aùo Vỏ Cây đã nhập Niết
Bàn tối hậu.”
Rồi
thì, nhận ra ý nghĩa lớn lao của việc đó, Đức Phật nhân
việc này đọc lên các lời cảm hứng sau:
Nơi
mà đất, nước, gió, lửa
không
có chỗ đứng,
nơi
đó các ngôi sao không chiếu sáng,
nơi
không mặt trời thấy được,
nơi
không mặt trăng xuất hiện,
Nhưng
[là nơi] không hề có sự tối.