NAM
TRUYỀN
Minh
Sát Thiền
Do
Mahasi Sayadaw truyền dạy
Sau
đây là bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982)
trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền
tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được
dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa
lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
Đại
Sư Mahasi Sayadaw sinh năm 1904 ở Shwebo, Miến Điện, vào chùa
học từ năm 6 tuổi, thọ giới sa di 6 năm sau, thọ giới Tỳ
Kheo năm 1923, thi xong hết ba cấp Kinh Tạng Pali do chính phủ
khảo thí vào 4 năm sau. Đại Sư tu học với nhiều thầy ở
nhiều nơi, sau cùng học pháp Minh Sát Thiền (Vipassana) với
vị thầy nổi tiếng Migun Jetavan Sayadaw, và sau đó tận lực
truyền bá pháp môn này. Những trung tâm thiền tập do Đại
Sư Mahasi Sayadaw thiết lập không chỉ ở Miến Điện, mà còn
cả ở Thái Lan, Sri Lanka, Cam Bốt, Aán Độ, Nhật Bản, Indonesia,
Anh Quốc, và nhiều nước khác. Theo một bản thống kê năm
1972, tổng số thiền gia được huấn luyện ở tất cả các
trung tâm thiền này (cả ở Miến Điện và hải ngọai) đã
vượt quá con số 700,000 người.
Trong
các môn đệ nổi tiếng của Đại Sư có ngài Anagarika Shri
Munindra, sau nhiều năm tu học với Đại Sư về kinh luật luận
và thiền tập Minh Sát đã về Aán, trụ trì một thiền viện
quốc tế ở thánh địa Buddha Gaya, nơi nhiều người Aâu-Mỹ
sang tu tập thiền định. Trong những người đó có một thanh
niên Mỹ, Joseph Goldstein, người sau này mở nhiều thiền đường
ở Mỹ và viết nhiều sách về Minh Sát Thiền.
Đại
Sư Mahasi Sayadaw còn là người chú giải kinh luận nổi tiếng.
Tính chung, Đại Sư đã in 67 cuốn sách về Phật Học và về
thiền tập. Đại Sư Mahasi Sayadaw viên tịch ngày 14-8-1982.
(Bắt
đầu bản văn)
Pháp
hành Minh Sát Thiền là nỗ
lực để hiểu một cách đúng đắn bản chất hiện tượng
tinh thần và thể lý trong thân thể người tu tập. Hiện tượng
thể lý là những việc hay vật mà người tu nhận thức một
cách rõ ràng quanh mình và bên trong mình. Tòan thể thân xác
người tu gồm một nhóm các phẩm chất thể lý. Hiện tượng
tinh thần là họat động của ý thức hay cái biết. Những
điều này được nhận thức một cách rõ ràng bất cứ khi
nào các pháp được nhìn thấy, được nghe, được ngửi,
được nếm, được chạm xúc, hay được nghĩ tới. Chúng
ta phải tỉnh thức về các hiện tượng tinh thần này bằng
cách quan sát chúng và ghi nhận [niệm về] chúng như: “[đang]
thấy, thấy”, “nghe, nghe”, “ngửi, ngửi”, “nếm, nếm”,
“sờ, sờ”, hay “nghĩ, nghĩ”.
Mỗi
lần bạn thấy, nghe, ngửi, nếm, sờ, hay suy nghĩ, bạn hãy
niệm [ghi nhận] về việc đó. Tuy nhiên, khi mới tập, bạn
không có thể niệm tất cả các việc đó. Do đó, bạn nên
bắt đầu bằng cách niệm những việc dễ dàng nhận thấy
và dễ dàng nhận thức.
Với
từng hơi thở, bụng của bạn phồng lên và xẹp xuống –
chuyển động này luôn luôn là hiển nhiên. Đây là phẩm chất
thể lý được biết như phần tử của chuyển động. Bạn
nên bắt đầu bằng cách niệm [về] chuyển động này, điều
có thể làm được bằng cách để tâm quan sát vùng bụng.
Bạn sẽ thấy bụng phồng lên khi bạn hít vào, và xẹp xuống
khi bạn thở ra. Việc phồng lên nên được niệm trong tâm
là “phồng”, và việc xẹp xuống thì niệm là “xẹp.”
Nếu chuyển động không được nhận ra rõ ràng, bạn cứ
đặt lòng bàn tay lên bụng để nhận ra. Đừng đổi cách
bạn thở. Cũng đừng thở chậm lại hay thở mau hơn. Cũng
đừng thở quá mạnh bạo gấp gáp. Bạn sẽ mệt mỏi nếu
bạn đổi cách bạn thở. Hãy thở đều đặn như bình thường,
và hãy niệm nơi bụng đang phồng và xẹp. Hãy niệm trong
tâm, đừng nói thành lời.
Trong
Thiền Minh Sát, điều bạn gọi tên hay nói thì không quan trọng.
Điều thực sự quan trọng chính là biết, hay nhận thức.
Trong khi niệm bụng phồng lên, hãy làm như thế từ lúc khởi
đầu cho tới khi hết chuyển động [phồng] này, y hệt như
bạn đang nhìn nó bằng mắt. Hãy làm tương tự với chuyển
động xẹp. Sự chuyển động [phồng, xẹp] và nhận biết
về nó nên xảy ra cùng lúc, hệt như một viên đá được
ném trúng mục tiêu. Tương tự, với chuyển động xẹp.
Tâm
của bạn có thể lang thang chạy lạc nơi khác, trong khi bạn
niệm về chuyển động của bụng. Điều này cũng phải được
tâm ghi nhận rằng, “[niệm] lạc, lạc [rồi].” Khi điều
này đã được niệm một lần hay hai lần, thì tâm ngưng lang
thang chạy lạc, rồi bạn trở lại niệm về chuyển động
phồng, xẹp của bụng. Nếu tâm chạy tới nơi khác, hãy ghi
nhận là “[niệm] tới, tới”. Rồi thì hãy quay về phồng,
xẹp của bụng. Nếu bạn chợt nghĩ tới việc gặp một người
nào, thì hãy niệm là “gặp, gặp”. Rồi hãy trở về phồng,
xẹp. Nếu bạn chợt nghĩ tới chuyện gặp và nói chuyện
với ai đó, thì hãy niệm “nói, nói”.
Ngắn
gọn, bất cứ những gì mà ý nghĩ và trí nhớ xảy ra, đều
hãy được niệm [ghi nhận]. Nếu bạn tưởng tượng, hãy
niệm là “tưởng, tưởng”. Nếu bạn suy nghĩ, hãy niệm
“nghĩ, nghĩ”. Nếu bạn họach định kế họach, hãy niệm
“họach, họach”. Nếu bạn nhận thức, hãy niệm “thức,
thức”. Nếu bạn đang nhớ, hãy niệm “nhớ, nhớ”. Nếu
bạn thấy hạnh phúc vui vẻ, hãy niệm “vui, vui”. Nếu bạn
thấy chán nản, hãy niệm “chán, chán”. Nếu bạn cảm thấy
hài lòng ưa thích, hãy niệm “thích, thích”. Nếu bạn cảm
thấy phiền lòng, hãy niệm “phiền, phiền”. Ghi nhận tất
cả các họat động của ý thức được gọi là cittanupassana
(quán tâm).
Bởi
vì chúng ta không ghi nhận được về các sinh họat này của
ý thức, chúng ta có khuynh hướng nhận diện chúng với một
người hay một cá thể. Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng
đó là “tôi” đang hình dung, nghĩ tưởng, họach định,
biết về hay nhận thức. Chúng ta nghĩ rằng có một người,
mà người này từ thời thơ ấu trở đi, đã đang sống và
nghĩ ngợi. Thực sự, không có ai như vậy hiện hữu. Thay
vậy, chỉ có những sinh họat ý thức nối tiếp liền nhau.
Đó là tại sao chúng ta phải niệm về các sinh họat ý thức
này, và biết chúng như chúng là. Cho nên, chúng ta phải nhận
biết từng và tất cả các sinh họat ý thức khi nó dấy khởi.
Khi niệm như thế, nó có khuynh hướng biến mất đi. Rồi
chúng ta trở lại niệm phồng, xẹp nơi bụng.
Khi
bạn phải ngồi thiền tập trong một thời gian lâu, cảm giác
tê cứng và hơi nóng sẽ khởi lên trong cơ thể bạn. Những
điều này cũng phải được [niệm] ghi nhận kỹ càng. Tương
tự với cảm thọ về đau đớn và mỏi mệt. Tất cả những
cảm thọ này là khổ (cảm giác không thỏa mãn), và niệm
[ghi nhận] về chúng là niệm khổ thọ. Bỏ qua hay không ghi
nhận được các cảm thọ đó sẽ làm bạn nghĩ, “Tôi tê
cứng rồi, tôi đang cảm thấy nóng, tôi đau đớn này. Tôi
mới hồi nảy còn thỏai mái. Bây giờ tôi chịu khổ với
các cảm thọ khó chịu này.” Việc căn cước hóa các cảm
thọ này với tự ngã là nhầm lẫn rồi. Thực sự không có
cái “tôi” nào liên hệ tới, mà chỉ là một chuỗi liên
tục các cảm thọ khó chịu nối tiếp nhau.
Nó
y hệt như một chuỗi nối tiếp các [chu kỳ] dao động điện
khí nối nhau và làm bật sáng ngọn đèn điện. Mỗi lần
các chạm xúc khó chịu tới với cơ thể, các cảm thọ khó
chịu khởi lên cái này sau cái kia. Những cảm thọ này nên
được niệm [nhận ra] kỹ càng và chú tâm, cho dù chúng là
cảm thọ về sự tê cứng, về hơi nóng, hay về đau đớn.
Lúc mới đầu tập thiền, các cảm thọ này có thể có khuynh
hướng tăng thêm và dẫn tới ước muốn thay đổi tư thế
ngồi của người tu. Ước muốn đó nên được [niệm] ghi
nhận, sau đó học nhân nên trở về việc niệm các cảm thọ
về sự tê cứng, về hơi nóng, vân vân.
Có
một câu nói, “Kiên nhẫn dẫn tới Niết Bàn.” Câu nói
này đặc biệt liên hệ tới tu tập thiền định. Bạn phải
kiên nhẫn thiền tập. Nếu bạn chuyển hay đổi tư thế quá
thường xuyên bởi vì bạn không thể chịu nổi cảm thọ
về sự tê cứng hay hơi nóng phát khởi, thì đại định không
thể hình thành. Nếu không có định, thì sẽ không có
huệ, và không thể có thành đạo, mà quả chính là niết
bàn. Đó là lý do vì sao cần kiên nhẫn trong thiền tập. Đó
hầu như là kiên nhẫn với các cảm thọ khó chịu trong cơ
thể như sự tê cứng, hơi nóng, sự đau đớn và các cảm
thọ khó chịu khác. Khi xuất hiện các cảm thọ như thế,
bạn đừng ngay lập tức đổi thế ngồi. Bạn nên tiếp tục
một cách kiên nhẫn, chỉ niệm nó như là “tê, tê” hay
“nóng, nóng”. Các cảm thọ khó chịu trung bình cũng sẽ
biến mất nếu bạn niệm [ghi nhận] chúng một cách kiên nhẫn.
Khi định lực vững vàng, thì ngay cả các cảm thọ căng hơn
cũng có khuynh hướng biến mất. Rồi thì bạn trở lại niệm
về bụng phồng, xẹp.
Dĩ
nhiên, bạn sẽ phải đổi thế ngồi nếu cảm thọ không
tan biến ngay cả sau khi niệm chúng một thời gian lâu, hay
là khi chúng trở thành hết chịu nổi. Rồi thì bạn nên bắt
đầu bằng cách niệm “muốn thay đổi, muốn thay đổi.”
Nếu bạn đưa cánh tay lên, hãy niệm rằng “lên, lên”.
Nếu bạn cử động, hãy niệm rằng “động, động”. Thay
đổi này nên làm cho dịu dàng, và niệm như là “lên, lên”,
“động, động” và “chạm, chạm”.
Nếu
thân bạn nghiêng ngả, hãy niệm rằng “nghiêng, nghiêng”.
Nếu bạn nhấc chân lên, hãy niệm rằng “lên, lên”. Nếu
bạn cử động nó, hãy niệm rằng “động, động”. Nếu
bạn thả nó xuống, hãy niệm rằng “thả, thả”. Khi không
còn động chuyển nữa, hãy trở lại niệm về phồng, xẹp
nơi bụng. Đừng để cho có khỏang cách nào, mà cứ để
có liên tục giữa niệm trước và niệm kế liền đó, giữa
trạng thái định trứơc và trạng thái định kế liền đó,
giữa một tuệ trước và một tuệ kế tiếp liền đó. Chỉ
khi đó mới có các bước tiến liên tục trong hiểu biết
của người tu. Kiến thức về đạo và quả chỉ thành đạt
được khi nào có các đà tiến liên tục này. Tiến trình
thiền tập thì y hệt như tiến trình làm ra lửa bằng cách
tận lực và liên tục chà sát hai thanh gỗ vào nhau để tạo
ra đủ hơi nóng mà bật ra lửa.
Trong
cùng cách đó, hành vi niệm [ghi nhận] trong Thiền Minh Sát
phải được liên tục và không ngừng nghỉ, không có bất
kỳ khỏang cách nào giữa việc niệm, bất kể có hiện tượng
nào sinh khởi. Thí dụ, nếu cảm thọ về ngứa khởi lên
và bạn muốn gãi bởi vì nó rất khó chịu đựng, thì cả
cảm thọ và ước muốn gãi cũng phải được niệm tới,
mà không tức khắc xóa bỏ cảm thọ bằng cách gãi.
Nếu
bạn kiên trì chống lại, cảm thọ ngứa một cách tổng quát
sẽ biến mất, trường hợp này thì bạn lại trở về niệm
phồng, xẹp nơi bụng. Nếu ngứa không biến mất, bạn có
thể gãi cho hết, nhưng trứơc tiên là ước muốn làm thế
phải được niệm ghi nhận. Tất cả các chuyển động trong
tiến trình gãi ngứa phải được niệm ghi nhận, đặc biệt
là các chuyển động sờ, kéo và đẩy, và gãi, rồi lại
trở về niệm phồng, xẹp nơi bụng.
Bất
cứ khi nào bạn đổi thế ngồi, hãy bắt đầu bằng cách
niệm về ý định hay ước muốn thay đổi, và hãy niệm từng
chuyển động, thí dụ như việc nhấc lên từ tư thế ngồi,
nâng cánh tay, cử động và duỗi cánh tay. Bạn nên niệm các
chuyển động cùng lúc với khi đang làm các chuyển động
đó. Khi cơ thể bạn nghiêng về phía trứơc, hãy niệm ghi
nhận nó. Khi bạn nhấc lên, cơ thể trở thành nhẹ và nhấc
lên. Hãy tập trung tâm bạn vào điều này, bạn nên nhẹ nhàng
niệm như là “lên, lên”.
Một
thiền gia sẽ cư xử hệt như một người yếu đuối vô tích
sự. Những người sức khỏe bình thường nhấc lên một cách
dễ dàng và mau chóng, hay đột ngột. Người yếu bệnh thì
không như thế; họ làm điều đó một cách chậm chạp và
dịu dàng. Cũng tương tự như thế với người đau lưng; họ
nhấc lên dịu dàng, nếu không thì lưng lại thương tổn và
làm đau đớn. Những thiền gia cũng như thế. Họ sẽ đổi
thế ngồi một cách dịu dàng và từ từ; chỉ lúc đó thì
sự tỉnh thức, định và huệ hiển lộ rõ ràng. Do vậy,
hãy khởi đầu với các cử động dịu dàng và từ từ. Khi
nhấc [người] lên, hãy làm như thế một cách dịu dàng như
người yếu bệnh, trong cùng lúc niệm “lên, lên”. Không
chỉ như thế, xuyên qua mắt nhìn, bạn phải làm y hệt như
đang bị mù. Tương tự, với khi tai nghe. Trong khi thiền tập,
quan tâm của bạn chỉ là niệm ghi nhận thôi. Cái gì bạn
thấy và nghe không phải là quan tâm của bạn. Cho nên, bất
cứ thứ gì kỳ lạ hay bất ngờ mà bạn có thể thấy hay
nghe, bạn phải xem như bạn không thấy hay không nghe chúng,
mà chỉ đơn giản niệm một cách cẩn trọng.
Khi
làm các chuyển động cơ thể, bạn hãy làm thế một cách
chậm rãi, nhẹ nhàng cử động tay và chân, co lại hay duỗi
chúng ra, nghiêng đầu xuống hay nhấc đầu lên. Khi nhấc lên
từ tư thế ngồi, bạn hãy làm thế từ từ, niệm rằng “lên,
lên”. Khi thẳng người và đứng dậy, hãy niệm “đứng,
đứng”. Khi nhìn qua đây và kia, hãy niệm rằng “nhìn, thấy”.
Khi đi bộ, hãy niệm các bước, cho dù chúng ở bàn chân phải
hay trái. Bạn phải ý thức về tất cả các cử động nối
tiếp nhau liên hệ, từ việc nhấc bàn chân cho tới đặt
bàn chân xuống. Hãy niệm ghi nhận từng bước chân, dù với
bàn chân phải hay trái. Đó là cách niệm, khi bạn đi
bộ mau.
Thế
là đủ, nếu bạn niệm như thế khi đi bộ mau và đi bộ
khỏang cách xa. Khi đi bộ chậm, hay bước lên và xuống, có
ba giai đọan nên được niệïm từng bước: khi bàn chân nhấc
lên, khi bàn chân đưa tới trứơc, và khi bàn chân đặt xuống.
Hãy bắt đầu với niệm về các chuyển động nhấc lên và
đặt xuống. Bạn phải tỉnh thức trọn vẹn với việc nhấc
bàn chân lên. Tương tự, khi bàn chân đặt xuống, bạn phải
tỉnh thức trọn vẹn về việc bàn chân đặt xuống “nặng
nề”.
Bạn
phải đi bộ trong khi niệm “lên, xuống” với từng bước
chân. Việc niệm này sẽ dễ dàng hơn, sau khỏang hai ngày
[tập]. Rồi, hãy tiếp tục niệm ba chuyển động như mô tả
trên, như là “lên, tới [trứơc], xuống”. Lúc mới tập,
có thể niệm ghi nhận một hay hai chuyển động là đu, do
vậy niệm “[bước] phải, trái” khi đi bộ nhanh, và “[chân]
lên, xuống” khi đi bộ chậm rãi. Nếu khi đi bộ như thế,
bạn muốn ngồi xuống, hãy niệm rằng “muốn [ngồi], muốn”.
Khi ngồi xuống, bạn hãy niệm một cách chú tăm việc hạ
xuống “nặng nề” của cơ thể bạn.
Khi
bạn đã ngồi, hãy niệm các chuyển động liên hệ khi sắp
xếp cánh tay và chân. Khi không có chuyển động như thế của
cơ thể, hãy niệm về sự phồng và xẹp nơi bụng. Nếu,
trong khi niệm như thế, sự tê cứng hay cảm giác về hơi
nóng khởi lên từ bất kỳ nơi nào trong cơ thể, hãy niệm
ghi nhận chúng. Rồi trở về lại niệm “phồng, xẹp”.
Nếu chợt ước muốn nằm xuống, hãy niệm về nó [ước
muốn] và niệm các chuyển động của chân và tay trong khi
bạn nằm xuống. Việc nhấc tay lên, cử động tay, đặt cùi
chõ lên sàn, nghiêng cơ thể, duỗi chân ra, ngả người xuống
trong khi bạn chậm rãi sửa sọan nằm – tất cả các chuyển
động đều phải được niệm.
Niệm
như thế trong khi nằm xuống thì rất quan trọng. Trong khi làm
chuyển động này (tức là, nằm xuống), bạn có thể đạt
được trí tuệ biện biệt (tức là, tuệ hiểu rõ về đạo
và quả). Khi định và huệ mạnh mẽ, trí tuệ này có thể
tới bất kỳ lúc nào. Nó có thể khởi lên trong một cái
“co lại” của cánh tay, hay trong một cái “duỗi ra” của
cánh tay. Đó là cách Ngài Ananda đã trở thành A La Hán.
Ngài
Ananda lúc đó đang ráo riết tìm cách thành tựu thánh quả
A La Hán trong đêm trước ngày họp Đại Hội Kết Tập Kinh
Điển lần thứ nhất. Ngài đang tu tập cả đêm một hình
thức thiền minh sát có tên là kayagatasati, niệm các bước
chân của ngài, phải và trái, nâng lên, đưa tới trứơc và
đặt bàn chân xuống; niệm ghi nhận, từng sự kiện, ước
muốn đi bộ và chuyển động thể lý liên hệ tới việc
đi bộ. Mặc dù cứ tu tập như thế cho tới khi trời gần
sáng, ngài vẫn chưa chứng quả A La Hán. Nhận thấy rằng
ngài đã thiền hành (thiền đi bộ) quá nhiều và rằng, để
làm quân bình sức định và nỗ lực, ngài nên tập thiền
nằm một chút, ngài mới bước vào phòng. Ngài ngồi trên
giường và rồi nằm xuống. Trong khi làm như thế và niệm,
“nằm, nằm”, ngài chứng thánh quả A La Hán trong chớp nhóang.
Trước
khi nằm xuống, ngài Ananda chỉ là một vị nhập lưu (Tu Đà
Hòan). Từ giai đọan của vị nhập lưu, ngài đạt tới giai
đọan nhất lai (Tư Đà Hàm), rồi quả bất lai (A Na Hàm) và
rồi A La Hán (giai đọan cúôi của thánh đạo). Đạt liền
ba giai đọan thánh quả liên tiếp như thế chỉ trong một
khỏanh khắc. Hãy nhớ tới trường hợp ngài Ananda chứng
quả A La Hán như thế. Thành đạo như thế có thể tới bất
kỳ lúc nào và không cần thời gian lâu dài nào.
Đó
là lý do vì sao các thiền gia nên luôn luôn giữ niệm ghi nhận
miên mật. Bạn không nên lười biếng, nghĩ rằng, “chút
thời gian [lười] này cũng không hề gì bao nhiêu.” Tất cả
các chuyển động liên hệ trong việc nằm xuống và sắp xếp
tay và chân nên được niệm cẩn trọng và liên tục. Nếu
không có chuyển động, hãy trở về niệm phồng, xẹp nơi
bụng. Ngay cả khi đã trễ và tới giờ ngủ, thiền gia không
nên ngừng niệm. Một thiền gia thực sự nghiêm túc và nhiệt
tâm nên tu tập tỉnh thức ngay cả khi vào giấc ngủ. Bạn
nên thiền tập cho tới khi bạn buồn ngủ. Khi bạn cảm thấy
buồn ngủ, bạn nên niệm là “buồn ngủ, buồn ngủ”, nếu
các mi mắt sụp xuống, hãy niệm “[sụp] xuống, xuống”;
nếu mi mắt nặng nề trì xuống, hãy niệm “nặng, nặng”;
nếu hai mắt tỉnh ra, hãy niệm “tỉnh, tỉnh”. Niệm như
thế, cơn buồn ngủ có thể trôi qua, và mắt trở lại sáng
tỏ ra. Rồi thì bạn hãy niệm “[thấy] rõ, rõ” và tiếp
tục niệm phồng, xẹp nơi bụng.
Tuy
nhiên, cho dù có thể quyết tâm thế nào, nếu cơn buồn ngủ
thực đã tới, thì bạn sẽ ngủ gục. Không khó khăn gì để
ngủ gục; thực sự, nó dễ lắm. Nếu bạn thiền tập trong
tư thế nằm, bạn sẽ mau buồn ngủ và dễ dàng ngủ gục.
Đó là lý do vì sao người mới tập không nên thiền tập
quá nhiều ở tư thế nằm; họ nên thiền tập nhiều hơn
ở các tư thế ngồi và đi bộ. Tuy nhiên, khi đã trễ và
tới giờ ngủ, bạn nên thiền tập trong tư thế nằm, niệm
chuyển động phồng và xẹp của bụng. Rồi bạn sẽ tự
nhiên vào giấc ngủ.
Thời
gian bạn ngủ là thời gian nghỉ ngơi, nhưng thiền gia nghiêm
túc thực sự thì nên hạn chế giấc ngủ khỏang 4 giờ đồng
hồ. Đây là “thời khỏang nửa đêm” mà Phật cho phép.
Giấc ngủ bốn giờ thì đủ rồi. Nếu người mới tu nghĩ
rằng bốn giờ ngủ không đủ cho sức khỏe, bạn có thể
nới ra năm hay sáu giờ đồng hồ. Giấc ngủ dài sáu giờ
rõ ràng là đủ.
Khi
bạn thức dậy, bạn nên tức khắc tiếp tục niệm ghi nhận.
Thiền gia nào thực sự muốn thành đạo quả thì chỉ rời
thiền tập trong khi ngủ. Vào những lúc khác, trong mọi thời
đều phải niệm liên tục và không dễ ngươi. Đó là lý
do vì sao, ngay khi bạn thức dậy, bạn nên niệm liền trạng
thái thức dậy của tâm là “thức, thức”. Nếu bạn chưa
thể tỉnh lúc đó, bạn nên bắt đầu với niệm về phồng,
xẹp nơi bụng.
Nếu
bạn dự tính dậy ra khỏi giường, bạn nên niệm “tính
thức dậy, tính thức dậy”. Rồi bạn lúc đó nên niệm
chuyển động khi bạn cử động tay và chân. Khi bạn ngẩng
đầu dậy, bạn hãy niệm là “dậy, dậy”. Khi bạn ngồi,
hãy niệm “ngồi, ngồi”. Khi bạn làm bất kỳ chuyển động
nào với tay và chân, tất cả chuyển động đó cũng nên được
niệm. Nếu không có gì thay đổi như thế, bạn nên trở về
niệm phồng, xẹp nơi bụng.
Bạn
nên niệm khi bạn rửa mặt, và khi bạn tắm. Vì các chuyển
động liên hệ trong các việc này khá nhanh, niệm được càng
nhiều chuyển động càng tốt. Rồi thì các việc như mặc
áo, sắp xếp giường, mở và đóng cửa; tất cả việc này
cũng nên niệm càng chính xác càng tốt.
Khi
bạn vào bữa ăn và nhìn vào bàn, bạn nên niệm “nhìn, thấy,
nhìn, thấy”. Khi bạn duỗi tay về hướng thực phẩm, sờ
nó, lấy về, đón lên và đưa vào miệng, nghiêng đầu xuống
và đưa vào miệng, thả tay xuống và ngâng đầu lên lại,
tất cả các chuyển động này nên được niệm đúng lúc.
(Cách niệm này là theo kiểu ăn của người Miến Điện. Những
người sử dụng nĩa, muỗng hay đũa nên niệm các chuyển
động theo cách thích nghi.)
Khi
bạn nhai thức ăn, bạn nên niệm là “nhai, nhai”. Khi bạn
nhận biết vị của thức ăn, hãy niệm là “biết, biết”.
Khi bạn nuốt thức ăn, khi thức ăn trôi vào cổ, bạn nên
niệm tất cả các việc này. Đó là cách thiền gia nên niệm
khi ăn từng miếng thức ăn. Khi bạn dùng canh (soup), tất cả
chuyển động liên hệ như duỗi tay, cầm muỗng, múc lên và
vân vân, tất cả đều nên được niệm. Người mới tu nhiều
phần quên niệm nhiều việc, nhưng bạn phải quyết tâm niệm
hết các chuyển động đó. Dĩ nhiên, bạn không thể làm hết
được, nhưng khi định lực của bạn sâu thêm, bạn sẽ có
thể niệm tất cả các việc này một cách chính xác.
Tôi
đã nói quá nhiều việc mà thiền gia cần phải niệm, nhưng
nói ngắn gọn, chỉ có vài điều để nhớ. Khi đi bộ nhanh,
hãy niệm là “[bước] phải, trái”, và “[nhấc chân] lên,
[hạ] xuống” khi đi bộ chậm rãi. Khi ngồi một cách lặng
lẽ, hãy niệm phồng và xẹp nơi bụng. Hãy niệm y hệt như
thế khi bạn nằm xuống, nếu không có gì đặc biệt để
niệm. Trong khi niệm như thế, và nếu tâm thức lang thang,
hãy niệm về các niệm sinh khởi trong tâm. Rồi hãy trở về
niệm phồng và xẹp nơi bụng. Rồi cũng niệm về cảm thọ
tê cứng, đau đớn, nhức mỏi và ngứa nếu chúng khởi lên.
Rồi trở về niệm phồng, xẹp nơi bụng. Cũng hãy niệm,
khi chúng khởi lên, về các chuyển động co lại, duỗi ra
và di động tứ chi, việc nghiêng và ngẩng đầu, việc nghiêng
và thẳng người ra. Rồi hãy trở về niệm phồng, xẹp nơi
bụng.
Khi
bạn tiếp tục niệm như thế, bạn sẽ có thể niệm nhiều
hơn các chuyển động này. Vào lúc đầu, khi tâm lang thang
nơi này nơi kia, bạn có thể bỏ sót nhiều thứ, nhưng bạn
không nên nản lòng. Ai mới tập cũng gặp khó khăn như thế,
nhưng khi bạn trở thành khéo léo hơn, bạn sẽ [nhận] biết
tất cả các niệm lang thang cho tới khi, thực vậy, tâm không
còn lang thang nữa. Rồi thì tâm được hướng vào đối tượng
quan sát, niệm tỉnh thức trở thành gần như đồng thời
với đối tượng quan sát. Nói cách khác, chuyển động phồng
lên của bụng xảy ra đồng thời với niệm về phồng lên,
và tương tự với chuyển động xẹp xuống của bụng.
Đối
tượng vật lý, và hành vi niệm [ghi nhận về đối tựơng
đó] xảy ra như một cặp. Trong khi xảy ra như thế, không
có ai hay cá nhân nào liên hệ, chỉ có đối tượng vật lý
và hành vi niệm về nó, xảy ra đồng thời. Thiền gia sẽ,
đúng lúc, kinh nghiệm những việc xảy ra đó -- chính tự
mình thực chứng. Trong khi niệm phồng và xẹp nơi bụng, bạn
sẽ phân biệt sự phồng bụng như hiện tượng vật lý, và
hành vi niệm về nó như hiện tượng tinh thần; tương tự,
đối với sự xẹp bụng xuống. Do vậy, thiền gia sẽ nhận
ra rõ ràng sự xảy ra đồng thời theo cặp song song của các
hiện tượng tâm-vật lý này.
Với
từng hành vi niệm ghi nhận, thiền gia sẽ biết rõ ràng rằng
chỉ có phẩm chất vật thể (đang là đối tượng của ý
thức chú tâm) và phẩm chất tinh thần đang niệm ghi nhận
về nó (đối tựơng vật thể đó). Sự hiểu biết phân biệt
này được gọi là tuệ phân biệt về tâm và vật, cũng là
tuệ khởi đầu của tuệ minh sát (insight knowledge, vipassana-nana).
Điều quan trọng là phải có tuệ này một cách đúng đắn.
Khi thiền gia tiếp tục, tuệ này sẽ được theo sau bởi tuệ
phân biệt nhân duyên.
Trong
khi bạn tiếp tục niệm [ghi nhận], bạn sẽ tự thấy rằng
cái gì khởi lên đều biến đi liền chút xíu sau đó. Người
bình thường vẫn tin rằng cả hai hiện tượng vật lý và
tinh thần cứ hiện hữu hòai như thế, tức là, [có] từ lúc
trẻ thơ cho tới khi trưởng thành. Thực sự, không phải như
thế. Không có hiện tượng nào tồn tại mãi mãi. Tất cả
các hiện tượng đều sinh [khởi] và diệt [mất] quá mau chóng,
tới nổi chúng không thể tồn tại ngay cả trong một cái
chớp mắt. Bạn sẽ biết bằng thực chứng như thế, khi bạn
tiếp tục niệm [ghi nhận]. Rồi bạn sẽ thấy đặc tính
vô thường của tất cả các hiện tượng như thế. Điều
này gọi là tuệ giác về tính vô thường (aniccanupassana-nana).
Kế
tiếp sau tuệ giác này là tuệ giác về khổ (dukkhanupassana-nana),
nhận thực rằng tất cả các pháp vô thường đều là đau
khổ. Thiền gia cũng nhiều phần sẽ gặp tất cả các lọai
trở ngại [bất như ý] trong cơ thể, mà cơ thể chỉ là kết
hợp các phần tử của đau khổ. Đây cũng gọi là tuệ giác
về khổ. Kế tiếp, thiền gia sẽ nhận ra rằng tất cả các
hiện tượng tâm- vật đang xảy ra theo sự hòa hợp riêng
của chúng, không theo ý chí của bất kỳ ai và cũng không
trong quyền kiểm sóat của ai. Đó chính là hiện tượng vô
ngã, tức là không có một tự ngã [cái tôi] nào. Nhận thức
này gọi là tuệ giác về vô ngã (anattanupassana-nana).
Trong
khi bạn tiếp tục thiền tập, bạn sẽ chứng ngộ chắc thật
rằng tất cả các hiện tượng này là vô thường, khổ và
vô ngã, bạn sẽ thành tựu niết bàn. Từ xưa tới giờ tất
cả các vị Phật, A La Hán và Thánh Nhân đã chứng nhập niết
bàn bằng con đường này. Tất cả các thiền gia nên nhận
thức rằng chính các bạn bây giờ đang trên con đường quán
niệm (satipattana), để hoàn tất ước nguyện của các bạn
nhằm thành tựu tuệ giác về đạo, về quả và về niết
bàn, theo sau sự trưởng dưỡng chín mùi các ba la mật. Các
bạn sẽ hạnh phúc với viễn ảnh thực chứng sự vắng lặng
cao quý, mà sự vắng lặng này có được là nhờ định lực
và nhờ tuệ giác siêu việt – trước giờ đã trải qua bởi
chư Phật, A La Hán và Thánh Nhân -- mà chính các bạn trước
giờ chưa từng trải qua. Sẽ không có lâu xa gì trước khi
các bạn tự kinh nghiệm về tuệ giác này. Thực sự, nó có
thể lâu chỉ trong một tháng hay hai mươi ngày thiền tập.
Những bạn nào đã thực hiện xuất sắc các pháp ba la mật,
thì có thể chứng đạo chỉ trong vòng 7 ngày.
Do
vậy, bạn hãy an vui trong niềm tin rằng bạn sẽ thành tựu
các tuệ giác này trong thời gian nói trên, và rằng bạn sẽ
được giải thóat khỏi các nghi ngờ và ngã chấp (personality-
belief), và do vậy được thóat khỏi hiểm nguy tái sinh vào
các cõi thấp. Bạn hãy tiếp tục thiền tập một cách lạc
quan với niềm tin này.
Xin
chúc lành cho tất cả các bạn tu tập thiền định tốt đẹp
và mau chóng thành đạt niết bàn mà chư Phật, A La Hán và
Thánh Nhân đã thành đạt!
Lành
thay! Lành thay! Lành thay!
(Hết
bản văn)
Thái
Độ Thiền Tập
Đại
Sư Henepola Gunaratana
Năm
12 tuổi, ngài Henepola Gunaratana thọ giới làm sa di trong một
ngôi chùa nhỏ ở làng Malandeniya, huyện Kurunegala, tại Sri
Lanka. Năm 20 tuổi, ngài thọ cụ túc giới tại Kandy; lúc đó
là năm 1947. Ngài tốt nghiệp các trường đại học Vidyalankara
College và Buddhist Missionary College ở Colombo, rồi sang Aán Độ
làm việc cho hội Mahabodhi Society, phục vụ những người trong
giai cấp bần cùng Harijana ở Sanchi, Delhi và Bombay; sau đó,
sang Mã Lai 10 năm làm giảng sư, và giữ chức cố vấn tôn
giáo cho các hội Sasana Abhivurdhiwardhana Society, Buddhist Missionary
Society và Buddhist Yourth Federation of Malaysia. Ngài cũng là Hiệu
Trưởng Học Viện Phật Giáo Kuala Lumpur.
Theo
lời mời của Sasana Sevaka Society, ngài sang Hoa Kỳ năm 1968,
giữ chức Tổng Thư Ký Danh Dự cho Buddhist Vihara Society ở
thủ đô Washington D.C. Năm 1980, ngài được cử làm chủ tịch
hội này. Trong những năm ở đây, đại sư dạy các lớp về
Phật Giáo, tổ chức các kỳ thiền thất và thuyết pháp khắp
Hoa Kỳ, Canada, Aâu Châu, Úc và Tân Tây Lan.
Khi
mới tới Hoa Kỳ, ngài đã vào học phân khoa Triết Học ở
American University, và lấy cả 3 văn bằng Cử Nhân, Cao Học
và Tiến Sĩ ở đây. Sau đó, đại sư dạy các lớp Phật
Học tại 3 đại học vùng thủ đô – American University, Georgetown
University và University of Maryland. Từ năm 1973, ngài trở thành
Tuyên Uùy Phật Giáo tại American University, cố vấn cho sinh
viên có quan tâm về Phật Giáo và thiền định. Bây giờ,
ngài là chủ tịch hội Bhavana Society ở West Virginia trong vùng
núi Shenandoah, khỏang 100 dặm cách thủ đô, chuyên dạy và
tổ chức thiền định.
Dưới
đây là trích dịch từ Chương 4, trong “Mindfulness in Plain
English” – một cuốn sách đang được nhiều tu viện và
đại học Hoa Kỳ dùng làm cẩm nang thiền tập.
(Bắt
đầu bản văn)
…
Tâm là một nhóm các sự kiện, và người quan sát tham dự
vào các sự kiện này mỗi lần họ nhìn vào trong [tâm]. Thiền
là sự quan sát tham dự. Những gì mà bạn nhìn vào sẽ đáp
ứng vào tiến trình nhìn. Những gì mà bạn đang nhìn chính
là bạn, và những gì bạn thấy sẽ tùy thuộc vào cách bạn
nhìn. Do vậy, tiến trình thiền tập thì cực kỳ tinh tế,
và kết quả sẽ tùy thuộc tuyệt đối vào trạng thái của
tâm thiền gia. Các thái độ sau đây là cốt tủy để thành
công khi thiền tập. Hầu hết trong đó đã được nêu lên
trứơc giờ. Nhưng chúng ta đưa ra đây lần nữa, để dùng
như một nhóm các pháp cần ứng dụng.
1.
Đừng mong đợi bất cứ gì. Hãy ngồi trở lại và nhìn xem
cái gì xảy ra. Hãy xem tòan bộ [thiền tập] như một thử
nghiệm. Hãy tham dự tích cực vào chính thử nghiệm. Nhưng
đừng phân tâm vào chuyện mong đợi kết quả [thiền tập].
Do vậy, đừng lo lắng về bất kỳ kết quả nào. Hãy để
thiền tập trôi chảy theo tốc độ riêng của nó, và trong
hướng đi riêng của nó. Hãy để thiền tập dạy cho bạn
những gì nó muốn hiển lộ cho bạn. Sự tỉnh thức thiền
tập là để thấy thực tại chính xác như nó là. Cho dù điều
đó có đáp ứng với mong đợi của bạn hay không, nó đòi
hỏi một sự ngưng đọng tạm thời tất cả các thành kiến
và ý kiến của chúng ta. Chúng ta phải cất dẹp đi các hình
ảnh, ý kiến và diễn dịch của chúng ta sang chỗ khác trong
khi thiền tập. Nếu không, chúng ta sẽ vấp vào chúng.
2.
Đừng căng thẳng: Đừng cưỡng bách bất cứ thứ gì hay
là làm các nỗ lực lớn lao. Thiền tập không hề có tính
xông xáo nào. Cũng không có cố gắng mạnh bạo nào. Hãy cứ
để nỗ lực [thiền tập] của bạn thư giãn và đều đặn.
3.
Đừng vội vã: Đừng hấp tấp, hãy thỏai mái từ từ. Hãy
ngồi lên một tọa cụ, và ngồi như dường rằng bạn có
trọn cả một ngày. Bất cứ những gì thực sự giá trị
đều cần thời gian để phát triển. Kiên nhẫn, kiên nhẫn,
kiên nhẫn.
4.
Đừng dính vào bất cứ gì, và đừng xô đẩy ra bất cứ
gì: Hãy để mặc cho những gì tới cứ tới, và hãy nhẫn
chịu nó, bất kể nó là gì. Nếu các hình ảnh tốt khởi
lên trong tâm, thì là tốt. Nếu các hình ảnh xấu khởi lên
trong tâm, thì cũng tốt thôi. Hãy nhìn tất cả chúng như bình
đẳng, và mình tự nhẫn chịu với bất cứ gì xảy ra. Đừng
chống trả với bất cứ gì bạn kinh nghiệm, mà hãy quan sát
tất cả một cách tỉnh thức.
5.
Hãy buông xả: Hãy học cách cho trôi đi tất cả những biến
đổi hiện ra. Hãy thả lỏng và thư giãn.
6.
Chấp nhận bất cứ thứ gì sinh khởi: Hãy chấp nhận các
cảm thọ của bạn, ngay cả những cảm thọ bạn mong muốn
đừng tới. Hãy chấp nhận các kinh nghiệm của bạn, ngay
cả các kinh nghiệm bạn ghét. Đừng lên án chính mình về
các bất tòan và thất bại. Hãy học để thấy rằng tất
cả các hiện tượng trong tâm là những gì có thể hiểu và
tự nhiên một cách tòan hảo. Hãy thực tập sự chấp nhận
không phân biệt vào mọi thời, và với lòng tôn kkính mọi
thứ mà bạn kinh nghiệm.
7.
Hãy dịu dàng với chính mình: Bạn hãy tử tế với chính
bạn. Bạn có thể không tòan hảo, nhưng bạn là tất cả
những gì bạn phải làm việc với. Tiến trình trở thành
“một ai đó” mà bạn sẽ là, thì khởi đầu với sự chấp
nhận tòan bộ “cái ai đó” mà bạn đang là.
8.
Khảo sát chính bạn: Hãy nêu câu hỏi về mọi thứ. Không
xem mọi thứ như phải tin. Đừng tin vào bất cứ gì chỉ
vì nó nghe như khôn ngoan và giáo lệnh, và vì có vài vị tu
sĩ nói. Hãy tự mình thấy đã. Như thế không có nghĩa là
bạn phải hòai nghi, ngoan cố hay bất kính. Nó chỉ có nghĩa
là bạn phải thực chứng. Hãy đưa tất cả các lời dạy
vào cuộc thử nghiệm thực sự trên kinh nghiệm của bạn,
và hãy để kết quả trở thành hướng dẫn viên của bạn
tới sự thật. Thiền minh sát khởi xuất từ một khát vọng
nội tâm để tỉnh thức đối với những gì có thực, và
để thành đạt tuệ giải thóat đối với cấu trúc thật
của hiện hữu. Pháp tu tòan bộ dựa vào khát vọng này để
thức tỉnh trước sự thật. Không có nó, pháp tu sẽ chỉ
sơ sài nông cạn.