|
cLục
Tổ Huệ Năng
KINH
PHÁP BẢO ÐÀN
Tỳ Kheo
Thích Duy Lực Dịch và Lược Gỉai
Từ Ân
Thiền Ðường, Santa Ana Xuất Bản1992
Phẩm
Tọa Thiền Thứ Năm
Sư
dạy chúng rằng: Pháp môn này nói
TỌA
THIỀN vốn chẳng chấp tâm, cũng chẳng chấp tịnh,
cũng chẳng phải là chẳng động. Nếu nói chấp tâm, tâm
vốn là vọng, biết tâm như huyễn cho nên chẳng chấp. Nếu
nói chấp tịnh, tự tánh vốn tịnh, chỉ do vọng niệm che
khuất chơn như, nếu chẳng có vọng niệm, tánh tự thanh tịnh;
khởi tâm chấp tịnh, lại sanh vọng tịnh. Vọng chẳng xứ
sở, kẻ chấp là vọng, tịnh chẳng hình tướng, lại lập
tướng tịnh cho là công phu; kiến giải như vậy chướng tự
bản tánh, lại bị tịnh trói.
Thiện tri thức, nếu người tu theo
pháp chẳng động, khi thấy mọi người mà chẳng thấy tất
cả thị phi, thiện ác, lỗi lầm của người, tức là tự
tánh chẳng động. Thiện tri thức, kẻ mê thân dù chẳng động,
mở miệng thì nói thị phi, tốt xấu, hay dở của người;
như vậy là trái ngược với đạo, nếu chấp tâm tịnh tức
là chướng đạo.
Sư dạy chúng
rằng: Thiện tri thức, sao gọi là TỌA
THIỀN? Trong pháp môn này vô chướng, vô ngại, bên
ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng
khởi gọi là TỌA,
bên trong thấy tự tánh chẳng động gọi là THIỀN.
Thiện tri thức, sao gọi là
THIỀN
ÐỊNH? Bên ngoài lià tướng là THIỀN,
bên trong chẳng loạn là ÐỊNH.
Ngoài nếu chấp tướng, trong tâm liền loạn, ngoài nếu lià
tướng thì tâm chẳng loạn. Bản tánh tự tịnh tự định,
chỉ vì thấy cảnh chấp cảnh thành loạn, nếu người thấy
mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là CHƠN
ÐỊNH vậy. Thiện tri thức, ngoài
lià tướng tức THIỀN, trong chẳng loạn tức ÐỊNH, ngoài
THIỀN trong ÐỊNH gọi là THIỀN ÐỊNH. Kinh Phạm Võng
nói: Bản tánh ta vốn tự thanh tịnh.
Thiện tri thức, niệm niệm tự thấy bản tánh thanh tịnh,
tự tu tự hành, tự thành Phật đạo.
|