|
.
BA THIỀN SƯ
Ikkyu Sojun -
Hakuin Ekaku - Ryokan Taigu
Nguyên
tác Anh ngữ:Three Zen Masters: Ikkyu, Hakuin, and Ryukan
Tác
giả John Stevens - NXB Kodansha International in năm 1993 tại Nhật
Việt
dịch: Cư Sĩ Nguyên Giác, 2003
RYOKAN
TAIGU
(1758
– 1831)
Ryokan
ra đời trong năm 1758 (ngày chính xác không rõ), tại ngôi làng
hẻo lánh ven biển Izumozaki, thuộc tỉnh Echigo, bây giờ gọi
là Quận Niigata. Vùng này, Honshu phương bắc, còn đuợc gọi
là “xứ tuyết,” nơi các trận tuyết mùa đông dày ngập
tới nổi buộc cư dân phải rời nhà và vào lại nhà họ
bằng tầng [lầu] thứ nhì. Quận cũng khét tiếng về một
số trận động đất tệ hại nhất trong lịch sử Nhật Bản,
và nổi tiếng với hòn đảo Sado dễ thương, nơi lưu đày
loạn quân và là nơi có những mỏ vàng được các tướng
quân khai thác. Cha của Ryokan, Inan (1738—95), là người được
kế thừa cha truyền con nối làm trưởng làng, và là một
tu sĩ Thần Đạo. Inan cũng là một nhà thơ mà vài người
ghi nhận là có liên hệ xa với trường phái thơ hài cú Basho.
Dưới đây là một bài của ông:
Liên
tục cứ biến đổi,
Các
đám mây hè lên lười biếng,
Cao
trên các ngọn đồi.
Không
có mấy thông tin về mẹ của Ryokan, chỉ biết bà ra đời
trên đảo Sado, nhưng từ những gì chúng ta có thể ghi nhận
từ thơ của Ryokan thì bà như dường là một người dịu
dàng và yêu thương:
Trong
các giấc mơ của tôi
Hình
dạng của mẹ hiện ra
Ban
sáng và ban đêm,
Trong
sương mù xa vây phủ
Các
bờ của đảo Sado.
Tên
thời thơ ấu của Ryokan là Eizo. Một cậu bé lặng lẽ, siêng
năng, yêu thích sách, cậu ghi danh ở một trường Khổng Giáo
khoảng năm lên mười, và nơi đó được nền học vấn
căn bản của sách thánh hiền Trung Quốc và Nhật Bản. Nhiều
năm sau, Ryokan thăm nấm mộ của vị thầy đầu tiên là Omori
Shiyo (chết năm 1791), và làm bài thơ cảm động này để tưởng
niệm:
Một
nấm mộ cũ nằm ẩn dưới chân đồi hoang vắng,
Tràn
ngập bởi cỏ rậm năm này qua năm kia;
Không
còn ai để chăm sóc ngôi mộ,
Và
chỉ một bác tiều phu thỉnh thoảng đi ngang.
Một
thời con là học trò của thầy, cậu bé có tóc tua tủa,
Học
thâm sâu từ thầy bên Dòng Sông hẹp.
Một
sáng, con khởi hành trên chuyến đi cô đơn
Và
nhiều năm trôi qua lặng lẽ giữa thầy trò.
Bây
giờ con về, thầy đã an nghỉ nơi đây.
Làm
sao con tưởng niệm hương linh thầy?
Con
rưới chút nước trong lên trên bia mộ thầy
Và
dâng thầy một bài kinh im lặng.
Mặt
trời đột nhiên lặn sau ngọn đồi,
Và
con bị vây bọc bởi gió bạt từ rừng thông.
Con
tìm cách tự kéo mình ra nhưng không thể;
Một
dòng thác nước mắt ướt đẫm các tay áo con.
Dưới
hướng dẫn của Shiyo, Ryokan đã có một đam mê cả đời
kinh điển Khổng Giáo. Thường thì mẹ cậu gửi cậu ra khỏi
nhà để dự vài lễ hội của làng, chỉ để lại thấy sau
đó cậu bé ngồi thu mình dưới một trụ đèn đá trong vườn
và đọc cuốn Luận Ngữ. (Khi Ryokan lớn hơn, cậu mô tả
về vị thầy Trung Hoa [Khổng Tử] không phải như một mẫu
mực của tính chính thống và là cái hành thiện ngột ngạt,
nhưng như là một người, khiêm tốn và nồng ấm và độc
lập, đi tìm sự thật, người đã bị các người đương
thời gọi một cách bất công là mơ tưởng thiếu thực dụng!)
Khi còn trẻ, Ryokan hầu như vui hưởng các cuộc đi bộ cô
đơn dọc theo bờ biển, phía hướng ra Biển Nhật Bản đầy
sóng bão, hay là mơ tưởng lặng lẽ dưới một gốc thông
già trong vườn nhà. Ngay từ khi còn bé, cậu không bao giờ
nói dối hay cãi nhau với các cậu bé khác.
Người
cha thất thường và xốc nổi Inan mong muốn chuyển giao nghề
trưởng làng cho cậu con trai cả ngay khi nào Ryokan tới tuổi
trưởng thành. Không may, với nhiều lý do khác nhau, chàng thanh
niên Ryokan 17 tuổi lại không thích hợp với việc đó. Bản
chất lương thiện và hoà giải, chàng không ưa tranh chấp
dù là kiểu nào; cực kỳ ngây thơ, chàng không thể hiểu
được vì sao những người khác lại không nhiệt tình như
mình. Sau khi trải qua một khủng hoảng tâm linh, chàng quyết
định rời nhà và trở thành một nhà sư.
Nhiều
giải thích khác nhau đưa ra cho hành vi quyết định này: Ryokan
nhận thấy là chàng thiếu cái xảo quyệt cần thiết của
một lãnh tụ chính trị; chàng chấn động bởi cuộc xử
tử hình đẫm máu một dân làng bị kết trọng tội (người
trưởng làng phải làm nhân chứng chính thức trong các buổi
xử tử như thế); chàng đột nhiên thấy ánh sáng sau một
đợt vui chơi phóng đãng.
Khi
còn thanh niên, con mọt sách Ryokan có vẻ như có thời gian
ngắn trở thành một Don Juan – “các dân làng nói về chàng,
“Khi thằng đó lảng vảng, nhớ phải cảnh giác mấy đứa
con gái của mình.” Theo một chuyện kể, Ryokan một lần trong
một bữa tiệc với cô kỹ nữ chàng ưa thích. Tiệc càng
vào đêm, nhưng chàng càng lúc càng sầu muộn. Cô tình nhân
tìm mọi cách làm chàng vui, nhưng không gì có thể xua đi nỗi
buồn tràn ngập của chàng. Sau khi xài tiết tiền, chàng về
nhà trong tuyệt vọng sâu thẳm.
Sáng
hôm sau, gia đình thấy chàng có chiếc đầu cạo trọc và
quấn mình trong bộ áo kimono trắng. Không nói nhiều, chàng
tới ngay ngôi chùa gần đó để xin đi tu. Trên đường, chàng
tình cờ gặp nàng kỹ nữ, và cô nài nỉ chàng xét lại.
Ryokan vẫn im lặng và vẫn kiên quyết hướng mình chọn.
Sự
thật, nhiều phần là chính sự kết hợp các yếu tố trên
đã dẫn Ryokan vào chùa. Cũng vậy, với nếp văn hóa trưởng
thành của chàng – nhiều người khác trong gia đình của chàng
cũng đã xuất gia vào chùa – thì không ngạc nhiên gì khi
chàng đi tìm niềm vui trong tôn giáo. Chức trưởng làng mới
truyền cho em của Ryokan là Yoshiyuki (1762—1834), người lại
trở thành hành chánh trưởng quan tệ hại nhất có thể có,
và rồi phung phí hết tài sản của gia đình.
Ryokan
làm sa di ở Kosho-ji, ngôi chùa Thiền Tào Động địa phương,
trong nhiều năm. Khoảng năm 1780, thiền sư Kokusen (viên tịch
1791) viếng thăm Kosho-ji, và Ryokan, người cảm xúc thâm sâu
vì cách sống nghiêm túc và chân thật của vị thầy, mới
xin và được phép để chính thức trở thành môn đệ của
Kokusen. Sau đó, họ cùng nhau trở về chùa Entsu-ji, ngôi tự
viện của Kokusen tại Tamashima (bây giờ là Quận Okayama).
Chùa
Entsu-ji chỉ nhỏ thôi, dễ thương, gồm một hồ sen và rừng
tre đẹp, nằm trên một ngọn đồi nhìn ra hải cảng Tamashima.
(Hầu hết các khu nhà từ thời Ryokan bây giờ vẫn còn.) Tamashima
là một trung tâm giao thương thịnh vượng, và chùa Entsu-ji
đã lớn dậy dưới hướng dẫn của Kokusen, không bao giờ
dưới 40 sư đang tu học. Cũng như vị thầy Kaso của Ikkyu,
và vị thầy Shoju của Hakuin, Kokusen là một vị thầy có lối
dạy cụ thể, người tuyên bố kiều Thiền của mình gồm
cả việc “khiêng đá và đổ đất.” Nghĩa là, tu Thiền
phải thực hiện ngay giữa các việc làm hàng ngày trong đời
thường.
Một
trong những vị trong chúng mà Ryokan ưa thích là Senkei, một
vị sư hiện thân cho giáo pháp của Kokusen.
Sư
Senkei, người chân thực của Đạo!
Sư
làm việc trong lặng lẽ—không lời dư thừa nào cho sư.
Trong
30 năm, sư trong chúng của thầy Kokusen.
Sư
không bao giờ tọa thiền, không bao giờ đọc kinh,
Không
bao giờ nói một chữ về đạo Phật—
Chỉ
làm việc cho lợi ích của nhất thiết chúng.
Tôi
đã thấy sư, nhưng không thực sự thấy sư;
Tôi
đã gặp sư, nhưng không thực sự gặp sư.
A
ha, sư không ai có thể bắt chước được,
Sư
Senkei, người chân thực của Đạo!
Ryokan
trong 10 năm sau đó tại chùa Entsu-ji đã tận hiến cho tu tập
Thiền, và học sâu thêm về cổ thư Trung Hoa, kinh Phật, thi
ca, và thư pháp. Sau đó trong đời, Ryokan gợi lại những năm
ở Entsu-ji trong các bài thơ sau:
Nơi
chùa Entsu-ji ngày xưa đó—
Bao
nhiêu lần đông đi xuân tới?
Vượt
qua cổng một ngàn ngôi nhà
Nhưng
không hề một người quen.
Khi
áo bẩn, ta giặt áo;
Khi
hết gạo, chúng ta ra phố khất thực.
Ta
suy ngẫm về đời các sư siêu quần
Và
hiểu được lời các sư ngợi ca cái nghèo bậc thánh.
Nghĩ
lại, ta nhớ những ngày ở Entsu-ji
Và
cuộc chiến đơn độc truy tầm Đạo.
Vác
củi làm ta nhớ tới Cư Sĩ Ho;
Khi
ta giã gạo, lại nhớ Lục Tổ.
Ta
luôn luôn ở hàng đầu để nghe lời dạy của thầy,
Và
không bao giờ bỏ qua một giờ tọa thiền.
Ba
mươi năm bay vèo qua
Từ
khi ta rời các ngọn đồi lam và biển xanh của nơi yêu thương
đó.
Các
bạn đồng môn cũ của ta bây giờ ra sao?
Và
làm sao ta có thể quên từ tâm của thầy kính yêu?
Nước
mắt tuôn xuống không thôi, hòa lẫn với thác nước.
Cũng
có vài giây phút nhẹ nhàng tại Entsu-ji cho Ryokan:
Những
ngày hè dài tại Entsu-ji!
Nhất
thiết đều tươi mới và thanh tịnh.
Cảm
xúc thế tục không bao giờ thấy nơi đây.
Trong
bóng mát, ngồi đọc thơ, vẻ đẹp vây chung quanh,
Ta
chịu đựng hơi nóng bằng cách lắng nghe
Tiếng
bánh xe nước quay làm mát.
Trên
ngọn đồi, sau Entsu-ji, chúng ta vào ẩn trong rừng,
|