c
LUẬN TOẠ THIỀN
Thiền sư Đại Giác, Hòa thượng Lan Khê
Thích Nhật Quang Việt Dịch
Trang 01
Trang 02
Trang 03
Trang 04
Trang 05
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
 
Luận Tọa Thiền này của Thiền sư Đại Giác, Hòa thượng Lan Khê, hiệu Đạo Long biên soạn. Ngài cũng chính là người khai sơn chùa Kiến Trường ở Liêm Thương, được ban thụy hiệu là Đại Giác Thiền sư.

Thiền sư người nhà Tống sang Nhật Bản, vì người tham thiền học đạo đem cả mục đích, phương pháp cùng chỗ dụng tâm trong khi tọa thiền ra đinh ninh dạy bảo. Phần phụ có bài Tỉnh Hành Văn và Văn Phát Nguyện của Thiền sư Đại Huệ, Tọa Thiền Luận của Hòa thượng Trung Phong. Chính tập luận này, người khai bản, mang tâm trạng thiết tha của lão bà, đem đối chiếu phần sau của trong Tăng lục, điểm sở đắc ấy, cũng chẳng có thể so sánh. Luận Tọa Thiền từ xưa đã có rất nhiều bản như:

- Tọa Thiền Nghi của Tông Trường Lộ.
- Tọa Thiền Nghi của Phật Tâm Tài.
- Tọa Thiền Châm của ngài Hoằng Trí.
- Tọa Thiền Châm và Phổ Khuyến Tọa Thiền Châm của ngài Đạo Nguyên.
- Tọa Thiền Dụng Tâm Ký của Oánh Sơn v.v… nhưng chỉ có tập Luận Tọa Thiền của Lan Khê là luận về lối Tọa Thiền của Tông Lâm Tế. Dùng thể văn vấn đáp, những điều trình bày trong đó rất chu đáo, khẩn thiết, tiện cho kẻ sơ cơ tham khảo về cách tham thiền.
 
Sư tên húy là Đạo Long, hiệu Lan Khê, họ Nhiễm, người ở Phù Giang đất Tây Thục. Sanh vào năm Gia Định thứ 6 T.L. 1215, thời Nam Tống vua Ninh Tông, Trung Hoa.

Sư thiên tánh rất siêu việt. Năm 13 tuổi, Sư đến chùa Đại Từ Thành đô và được độ. Sau, Sư đi du lịch khắp nơi để tham cầu bậc thiện tri thức. Sư lại đáp thuyền vào Triết Giang, tham kiến ngài Vô Chuẩn Sư Phạm, Si Tuyệt, Đạo Xung, Bắc Giang, Cự Giản… ngày ngày tham luận, nhưng đều chưa khế ngộ.

Sư lại chống tích tìm đến Dương Sơn (Hồ Nam) y chỉ Thiền sư Vô Minh-Huệ Tánh. Một hôm, Thiền sư Huệ Tánh đưa câu:

“Đông Sơn ngưu quá song linh”. Sư bỗng nhiên khai ngộ. Từ giã thầy, Sư đến ngụ dưới núi Thiên Đồng thuộc Châu Minh.

Chợt có vị tăng Nhật Bản đến nói: “ Nước tôi giáo pháp tuy được long thịnh, song rất tiếc là Thiền tông chưa có người xiển phát”.

Nhân câu nói này, Sư ôm chí vượt bể đông, sang Nhật Bản giáo hóa.

Năm Thuần Hựu thứ sáu T.L. 1246, thương thuyền người Nhật cập bến Viễn Đình, Sư tới nơi và thu xếp mọi việc. Chí du phương đã quyết, Sư tự đem theo một vài môn đệ thân tín như: Nghĩa Ông, Long Giang… cùng đến Bác Đa. Bấy giờ, theo niên lịch của Nhật Bản là thời hậu Thiên Hoàng Tha Nga, năm Khoan Nguyên thứ 4, T.L. 1247. Năm ấy, Sư được 33 tuổi.

Lúc đầu, phái đoàn của Sư lưu lại chùa Viên Giác, Bác Đa. Sau đến kinh đô, ngụ trong khách viện của chùa Tuyền Dũng.

Nghe danh chùa Thọ Phước ở Liêm Thương Đại Hiệt Liễu Tâm, Sư đến nơi, dựng tích khai pháp tòa.

Lúc này, nhà cầm quyền tại đây là Bắc Điều Thời Lai, nghe Sư đến giáo hóa phương này rất vui mừng, rước Sư về trụ trì chùa Thường Lạc.

Việc hành chánh được rảnh rỗi, ông thường vào thất Sư thưa hỏi pháp yếu. Đồng thời, ông kiến tạo trong núi Địa Doanh một ngôi đại già lam, đến năm Kiến Trường thứ 5 mới hoàn thành, lấy hiệu là Cự Phước Sơn Kiến Trường Hưng Quốc Thiền Tự, thỉnh Sư về làm thủy tổ khai sơn. 

Sư ở chùa Thường Lạc bảy năm, rồi vào chùa Kiến Trường ở bảy năm nữa, để tiếp đãi đại chúng bốn phương. Khi đó, họ Thời Lai có quyên góp của một ngàn người, cùng chung đúc một quả chuông to, thỉnh Sư làm bài Minh.

Niên hiệu Chính Nguyên thứ I, Sư đã 46 tuổi. Năm ấy, Sư nhận lời mời trở về chùa Kiến Nhơn ở kinh đô. Để cử hành ngày úy kỵ Thiền sư Khai Sơn Minh Am, tại đây họ Thời Thánh tặng Sư hiệu “Đệ nhất Quốc Sư”.

Trong thời gian trụ trì chùa Đông Phước, sư đã một phen làm cho ngọn gió thiền chấn động chốn kinh thành nước Nhật. Hậu Thiên Hoàng Tha Nga quá mộ danh Sư, Ngài triệu Sư vào cung sớm hôm ân cần thưa hỏi pháp yếu. Sư có dâng một bài kệ: 







Âm: 

Túc duyên thâm hậu đáo Phù Tang,
Thiểm chủ tinh lam, thập ngũ sương.
Đại quốc bát tông kim đỉnh thạnh,
Kiến thiền môn phế, ngưỡng hiền vương.

Dịch:

Duyên trước sâu dày đến Phù Tang,
Kẻ hèn nương ở mười lăm năm.
Đại quốc tám tông nay thịnh đạt,
Cửa thiền dựng lại đợi vua hiền.

Thấy Sư dốc chí hộ trì tông môn, Thượng Hoàng lấy làm sung sướng và cảm động.

Sư ở chùa Kiến Nhơn được ba năm, thì nhường lại cho Nghĩa Ông. Sư trở lại Thương Dịch ở chùa Kiến Trường. Ở đây một nhóm người phản nghịch, chúng sàm tấu lên Mạc Phủ, liền đày Sư ra Giáp Châu ở chùa Đông Quang. Phương này, tất cả quân dân đều tranh nhau hướng về Sư. Sư nói: 

“Ta vì pháp vượt bể đến đây, mà chỉ được giáo hóa chung quanh kinh vua, chưa có dịp rảnh rang để hướng dẫn những kẻ ở xa xôi hẻo lánh. Nay, nhân vừa đến phương này, âu long thiên cũng sắp đặt cho ta vậy”.

Sư thản nhiên sống tại đây ba năm, rồi trở lại chùa Kiến Trường. Nhưng việc nghi hiềm chưa hết, Sư lại bị dời ra Giáp Châu nữa. Lần này chẳng bao lâu, việc Sư được sáng tỏ, họ Thời Lại cho sứ rước Sư về chùa Thọ Phước ở Thương Dịch.

Niên hiệu Hoằng An thứ I T.L. 1270, tháng 5, Sư trở về chùa Kiến Trường. 

Mùa thu, khoảng thượng tuần tháng bảy, Sư cho hay có chút bệnh. Đến ngày 24, Sư tắm gội sạch sẽ, mặc áo xong, để lại bài kệ:
 

Ỵ

ỉ

 
Âm:
Dụng ế tình thuật
Tam thập dư niên
Đả phiên cân đẩu
Địa chuyển thiên toàn.

Dịch:

Dùng thuật bệnh mắt
Hơn ba mươi năm
Đấu gân đảo ngược 
Đất lở trời nghiêng.

Viết xong, đặt bút xuống, sư từ giả đại chúng rồi thị tịch, thọ 66 tuổi. Môn đồ làm lễ trà tỳ, thu linh cốt, xây tháp gỗ bên đông nam chùa Kiến Trường thừa sự cúng dường.

Năm sau, họ Bắc Điều Thời Tông tâu về triều phong thụy hiệu cho Sư là: “Đại Giác Thiền sư”, là vị Thiền sư đầu tiên ở đất Nhật được Thiên Hoàng phong thụy hiệu.

Môn nhân nối pháp Sư gồm: Nghĩa Ông, Vi Hàng, Vô Cập, Hoằng Biện, Ước Ông, Lâm Tẩu, Nguyệt Phong, Tang Điền v.v… gồm có 24 vị.
Phần trước tác của Sư ngoài tập luận này, còn có ba quyển ngữ lục và một quyển góp nhặt những lời di chúc của Sư đều được lưu hành ở đời.


xk
c

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

bàn về vấn đề ăn chay 05 đưa tâm về nhà phần 2 giÕ บทความบรรยายธรรม cần phải tu trong mua bán kinh doanh ï¾ 达赖和班禅有啥区别 chỉ trong một chớp mắt Dăm 摩訶俱絺羅 證嚴上人第一位人文真善美 明月几时有 รบอปก Ai không nên thức khuya xem bóng đá niem tin chon chanh 12 câu hỏi lớn trong đời người bạn tốt đề chua kim cang học cách vui mật tai sao doi tu an do giao sang phat giao lai la 法事案内テンプレート nÃÆ Nguyên nhân nào làm tăng nguy cơ tim トO Giữ sức khỏe khi ôn thi Đậu hũ cay xốt nấm 栃木県 寺院数 ß Rau mùi Gia vị ngon thuốc quý tuc 元音老人全集 曹洞宗 お盆 名古屋流祭り方 こころといのちの相談 浄土宗 Phật đản nhớ Phật 今之儒者 自以为正心诚意之学者 积极向上的名言警句 Lời khẩn cầu trong đêm æåŒ một linh cảm ứng quán thế âm đừng vội phán xét người æµæŸçåŒçŽ làm gì khi chúng ta gặp thị phi mùng พระอ โบสถว ดสระเกศ 塩谷八幡宮 hiểu 白色袈裟图片画法