|
.
SỰ CỐNG
HIẾN CỦA ĐẠO PHẬT
CHO CUỘC ĐỜI
Truyền
Đan
|
|
Phần
Ba
Con
người tiếp nhận lợi ích của Đạo Phật ở nhiều mức
độ khác nhau, tùy theo khả năng tiếp thu và nhân duyên của
mỗi người. Kinh Pháp-Hoa nói như mưa lớn tưới đều xuống
khắp mặt đất, cây to hút được nhiều nước, cây nhỏ
chỉ nhận được ít phần. Cũng vậy, Phật Pháp bình đẳng
nhưng chúng sinh căn trí đã khác nhau mà cơ duyên lại không
đồng nên lợi ích thâu được kẻ nhiều người ít, còn
có người đối diện mà không thấy.
Từ
trên 25 thế kỷ nay, Đạo Phật khởi nguyên từ Bắc Ấn,
phát triển gần khắp Ấn-Độ, Nepal, Sikkim, Butan, A-Phú-Hãn
và Tây-Tạng, rồi truyền qua hầu hết các nước đông và
nam Á-Châu. Đến đâu Phật Giáo cũng ảnh hưởng sâu rộng
từ vua quan đến quần chúng, giới trí thức hâm mộ nghĩa
lý cao siêu, nhiều người gia nhập giáo đoàn tăng lữ để
thực hành tu tập, hạng bình dân thì thấm nhuần luật
nhân quả, luân hồi, nên mọi người đều lo vun bồi đạo
đức, tạo lập phước lành để đời sau được hưởng.
Cho đến nay, tác dụng này đã ăn sâu vào tâm hồn mọi người,
dầu cho từ hơn hai thế kỷ nay một số dân chúng tuy cải
giáo theo tây phương nhưng vẫn tin ở nhân quả.
"Làm
lành, lánh dữ, lóng tâm thanh tịnh" là pháp tu căn bản phổ
biến nhất, thích hạp với mọi lớp Phật tử, nhất là hàng
tại gia vừa muốn tạo phước vừa tập cho tâm ý được
bình an, giải tỏa các căng thẳng hàng ngày. Với người xuất
gia thì các chữ: lành, dữ, thanh tịnh, còn có nghĩa sâu hơn
nên vẫn được chú trọng trong việc tu tập. Như vậy ảnh
hưởng tích cực kể trên của Phật Giáo đã giúp cho người
dân Á-Châu được sống an vui trong một niềm tin vững chắc
ở tương lai và các xã hội tại đó thêm phần tốt đẹp.
Luật
nhân quả là một trong những cột trụ của Phật Giáo vì
nó liên thuộc Pháp-Giới Tánh, tánh trùng trùng duyên khởi,
tác dụng cùng khắp thế gian và xuất thế gian. Trong lịch
sử Thiền-Tông, công án Bách-Trượng kể chuyện một cao tăng
vì bác không nhân quả, "Bậc đại tu hành không lạc nhân
quả", mà bị đọa làm thân chồn, qua 500 kiếp sau gặp Tổ
cho một chuyển ngữ, "Bất muội nhân quả", mới được ra
khỏi thân thú vật. Người phàm phu tạo nghiệp, khi tu thành
Phật, nhân trước vẫn còn. Thành Phật cũng không thể thay
đổi nhân quả cho mình và cho người khác. Kinh kể chuyện
Thích-Ca Như-Lai đau đầu ba ngày vì khi còn là cậu bé đã
gõ đầu cá ba cái. Lại còn chuyện Phật phải ăn mã mạch,
chuyện dòng họ Thích-Ca bị dòng họ Lưu-Ly tàn sát, đệ
nhất thần thông Mục-Kiền-Liên bỏ 500 người dòng Thích-Ca
vào trong bình bát rồi đưa lên không trung để tránh bị giết
hại mà rốt cuộc cũng thành bát máu. Luật này thường được
nói ra như sau: "Như thị nhân như thị quả" (Kinh Pháp-Hoa),
có nhân ắt có quả, nhân nào quả nấy, trồng dưa được
dưa, trồng đậu được đậu, trồng dưa không thể được
đậu, không trồng không được. Bây giờ có người dạy cầu
điều này, cầu điều nọ hoặc làm cái này làm cái khác
thì được tài lợi hay khỏi ách nạn, đây không phải là
Phật Pháp vì nhân quả là tuyệt đối, không gieo nhân mà
cầu quả là điều vô lý, nhân đã gieo xuống mà muốn tránh
quả là chuyện không tưởng. Nhân thiện thì đem phước quả,
nhân ác thì tạo họa báo, thiện ác không thể bù trừ cho
nhau. Cái gì là nhân? Nghiệp là nhân, chữ "nghiệp" này xin
giải thích trong một đoạn sau. Có điều xin chú ý là nhân
cần đủ duyên mới kết quả, có nhân kết quả trong cùng
một kiếp, có nhân phải chờ một, nhiều hoặc rất nhiều
kiếp sau mới kết quả, nhưng có nhân ắt có quả tương xứng.
chỉ người chứng ngộ thành Phật, đủ thần thông diệu
dụng, thấy hết quá khứ vị lai mới thấy hết nhân quả.
Nên người thế gian tuy chưa thấy hết luật này nhưng vẫn
phải tin và lo nhân quả. Mình tin nhân quả, khuyên người
tin nhân quả, phước báu vô lượng.
Khai
thị luật nhân quả và dạy người tin hành theo nhân quả
là sự cống hiến to lớn đầu tiên của Đạo Phật cho nhân
loại. Luật này cũng chứng minh sự làm chủ của con người
đối với suốt quá khứ, hiện tại, vị lai của mình; hạnh
phúc và đau khổ là do chính mình quyết định, không phải
là thưởng phạt từ một thần thánh nào hết. Chớ lo về
cái khổ hiện tại, ta không thể thay đổi vì là quả của
nhân quá khứ, hãy công bằng mà chấp nhận, sòng phẳng trả
hết nợ cũ, hãy lo cho cái quả tương lai bằng cách gieo trồng
nhân lành hiện tại, đó là khôn ngoan, "Bồ-Tát lo nhân, phàm
phu sợ quả", người tu muốn sớm trả quả, trả mau cho chóng
hết.
Lý
luân hồi khởi nguyên từ Ấn-Giáo, Phật cũng chứng ngộ
lý này, đem dạy lại đệ tử. Chết chẳng phải là hết,
chúng ta luân lưu từ vô lượng kiếp trước đến vô lượng
kiếp sau, trồi lên hụp xuống trong sáu đạo. Ngày nay sách
vở đông tây cũng ghi chép về nhiều trường hợp người
kiếp này còn nhớ rõ những chi tiết của đời sống kiếp
trước. Tôn giáo tây phương vốn không chấp nhận luân hồi,
nhưng ngày nay đứng trước sự thật hiển nhiên này, đành
giải thích: "Đó là cơ hội do Chúa ban cho con người để
tự hoàn thiện". Tái sanh do nghiệp lực (Kinh Lăng-Nghiêm),
do tái sanh mà nhân quả không mất. Biết rõ lý nhân quả và
luân hồi thì đứng trước cái chết ta vẫn bình tâm, không
sợ hãi vì biết trước nơi về. Nếu quá khứ tạo thiện
thì nơi về hẳn sướng, nếu vừa qua làm ác thì sau này sẽ
công bằng sòng phẳng trả quả, kiếp sau sẽ thay đổi. Đời
người như một đường thẳng kéo dài từ vô cực âm
đến vô cực dương, chia ra làm nhiều khúc dài ngắn tiếp
liền nhau, mỗi kiếp là một khúc, chấm hết khúc này là
khởi đầu khúc kia, như người đi đường xa gặp sông qua
đò, đến bờ lại đi. Chết là hiện tượng tự nhiên, là
một đổi mới, chẳng có gì đáng sợ hãi. Người già kiệt
sức, người bệnh nan y không thể chữa lành thì bỏ thân
này sẽ lấy thân mới có thể còn sướng hơn, chẳng cần
lo lắng, lo lắng cũng không được. Trước đây, chúng tôi
có người bạn đạo bị ung thư sắp chết, Thày chúng tôi
được mời tới, đã khai thị về điều không sợ chết như
sau: "Muốn không sợ chết chỉ cần không tránh cái chết,
hãy sẵn sàng chết bất cứ lúc nào". Nếu thật có điều
đáng quan tâm thì chỉ là lo sao bứt ra khỏi cái vòng sống
chết luân hồi, chấm dứt vĩnh viễn mọi đau khổ, ưu phiền,
đó mới là chí nguyện của bậc trượng phu.
Cho
rằng chết là điều đáng sợ thì nên làm sao cho "khỏi phải
chêt". Sự tồn tại vĩnh viễn, bất diệt chỉ có ở
nơi "không còn có sống chết", Đạo Phật gọi là "thoát vòng
sanh tử". Đức Phật muốn chúng ta thực hiện mục tiêu này,
chớ không nên đến với Đạo chỉ để lễ lạy cần an,
cầu phước hoặc được an tâm một thời gian, vẫn luẩn
quẩn trong sanh tử luân hồi. Cho đến cảnh giới tịch lặng
của thiền định cũng vẫn ở trong sanh tử, vì còn có xuất,
có nhập.
Nếu
Đạo Phật có "đi vào cuộc đời" như có người đề xướng
thì cũng nên nhằm mục đích giải thoát này, còn như nếu
chỉ cho cuộc đời uống thuốc an thần, trấn thống, tác
dụng xoa dịu tạm bợ hoặc tô điểm che dấu vết đau, kéo
dài mạng sống để cũng tiếp tục tạo nghiệp và chiêu quả
báo, lên cõi thiên xuống súc vật, làm người làm quỉ, thì
giá trị của cái "đạo đi vào" đó chẳng có là bao. Mà thực
ra thì Đạo Phật vẫn "là" cuộc đời tự bao giờ, chỉ do
vọng kiến nên ta không biết, tưởng như Đạo ở ngoài đời,
Tổ-Sư nói "Hồi đầu thị ngạn" (chỉ cần quay đầu lại
thì ngay chỗ đứng này đã là bờ). Cho nên câu "Đạo Phật
đi vào cuộc đời" dễ sanh hiểu lầm vì Đạo Phật vẫn
là bản thể của cuộc đời tự bổn lai, không có đời thì
đâu có đạo, đạo với đời không là hai, dàu ta chưa thấy
là một. Nhưng đạo ở trong đời là để chuyển hóa cuộc
đời, để giúp cuộc đời tự giải thoát, thành tựu tự
do tự tại, hạnh phúc chân thật và vĩnh viễn, hoàn toàn
không phải để chạy theo cuộc đời cho "đời-hóa" đạo
mà cũng không có chủ ý nắm lấy thế gian làm của riêng
tư.
Trong
đời sống, con người nếu tạo được nhiều phước đức,
ắt được hưởng vinh hoa phú quí về sau. Nhưng sự sung mãn
về sức khoẻ, tài sản, danh vọng, quyền thế ở kiếp sau
cũng lại là môi trường kích thích cho sự gia tăng tham vọng
thủ đắc và hưởng thụ và từ đó con người lại càng
dễ tạo thêm nhiều nghiệp ác để dẫn tới những quả báo
đau khổ sau này. Ngoài ra, dù kiếp sau có nhờ phước đức
mà được đầu thai vào nơi sung sướng thì cũng vẫn mang
thân người, kéo dài sinh tử. Làm ông Hoàng bà Chúa, làm triệu
phú tỷ phú, cũng không thoát khỏi: cái khổ của sanh lão
bệnh tử, sự đau đớn thân xác do các thiên tai như núi lửa,
động đất, bão lụt gây nên, do các tai hoạ như chiến tranh,
thù hận từ người khác đưa đến, ấy là chưa nói đến
những bực tức, hờn giận trong tâm khi cái ngã bị thương
tổn, những lo sợ khi bị đe dọa, những tiếc nhớ vì mất
mát v.v... Vì phước đức vốn không cứu được con người
tức là không giải quyết được cái khổ của sanh tử luân
hồi, cho nên Đạo Phật khuyến khích con người tu phước
là cốt để sửa soạn và trợ duyên cho việc tu huệ trong
sự nghiệp xuất thế gian, khởi sự ngay trong kiếp này, nếu
lần lữa tới kiếp sau biết có còn nhân duyên gặp được
Chánh Pháp hay chăng.
Con
đường xuất thế gian xuất phát từ việc Phát Tâm Vô Thượng
Bồ Đề, đó là khởi lên lòng khao khát, chí nguyện mạnh
mẽ thực hiện giải thoát cứu cánh, kiến tánh thành Phật.
Người đi con đường Đạo Phật, tại gia cũng được, xuất
gia cũng được, quan trọng là tâm nguyện thiết tha, lâu dài
và ý chí kiên cố thực hành đến nơi, giải quyết xong việc
lớn sanh tử, ý niệm này chẳng có một phút lơi lỏng, không
có một mối quan tâm thứ hai, Tổ-Sư nói "Chưa ngộ như đưa
ma mẹ", cấp thiết vậy đó.
Nếu
được xuất gia thì phải ở trong chúng, nơi tu viện, tòng
lâm mà tu hành, có giới luật, có qui củ giữ gìn không bị
buông lung, có Thiện Tri-Thức ở bên hàng ngày hướng dẫn,
cảnh sách. Tu hành là có tu tập thực hành liên tục để
thực hiện giác ngộ, chẳng phải chỉ ở trên danh tướng
suông. Nếu ham có chùa riêng, ham được cung kính cúng dường,
ham tiếng dạy đời, thì chỉ tăng trưởng ngã chấp, thêm
nhiều tham vọng, chạy theo thế tục
Giới
như bộ xương giữ cho xác thịt khỏi đổ, giới luật do
Phật, Tổ chế ra đến nay chưa hề có điều nào lạc hậu,
vì văn minh vật chất càng tiến thì tâm hạnh con người càng
lùi, nên tất cả mọi giới, nhất là những giới trọng,
đều vẫn cần thiết. Có người tu đời nay, chính vì tập
khí sâu nặng, rồi bị ảnh hưởng trầm trọng bởi cảnh
sống vật chất xung quanh, tâm lực hèn yếu, lại so bì với
tu sĩ tôn giáo khác, tự ý sửa đổi giới Phật để phá
giới khỏi tội, đã không hổ thẹn lại còn tự cho là thức
thời, hành động như vậy chỉ chiêu quả địa ngục, làm
cho tuyệt đại đa số tu-sĩ chân chánh phải ngậm ngùi thương
sót.
Giới
có giới trọng, giới khinh. Trọng giới gồm: Sát, Đạo, Dâm,
Vọng, Tửu là những điều cấm căn bản có giá trị muôn
đời, đệ tử Phật ở mọi cấp bắt buộc phải theo, không
thể sửa được. Nếu muốn sửa đổi giới khinh cho phù hợp
với hoàn cảnh đương thời thì thẩm quyền đó cũng thuộc
một Hội Đồng Tăng Già Cao cấp thảo luận cứu xét và quyết
định, một vài cá nhân, dù là cao tăng nhưng chưa kiến tánh
cũng không thể tự ý thay đổi giới luật.
Nội
các trọng tội, dù âm thầm hay bộc lộ, có lẽ dâm dục
đã gây nhiều bất ổn nhất trong tâm người tu sĩ. Trong thế
kỷ 20, có phong trào tân tăng lấy vợ xuất hiện tại Nhật,
sau lan qua Triều-Tiên. Hồi đầu thập niên 60, một vị tăng
Việt-Nam, nay là thiền sư đạo thức tỉnh tại Pháp, viết
sách khởi xướng ý tưởng này tại Saigon và còn khuyên Tăng
Ni nên lấy lẫn nhau, lồng trong một chủ trương cải đổi
qui chế giáo sĩ Phật-Giáo. Tuy không được Giáo-Hội và đa
số tăng ni chấp nhận nhưng ông vẫn tự áp dụng cho chính
mình và lập ra một bộ phái riêng ở ngoại quốc. Khoảng
năm 1970, tôi được một vị cao tăng đã từng du học Nhật
trở về cho biết rằng tân tăng lấy vợ tại Nhật chỉ là
một số, họ không được Giáo-Hội và đa số dân chúng tán
thành. Bị trục xuất khỏi chùa, những ông tân tăng có vợ
này dựng những căn nhà nhỏ sau chùa sinh sống riêng biệt
giống như trại gia đình binh sĩ, có ông để tóc dài, y nạp
cải lại tới mức trông không khác người tại gia là bao.
Cuốn The Zen Monastic Experience của Robert E. Buswell Jr., một ông
tăng người Mỹ tu học Tổ-Sư Thiền 5 năm tại một thiền
viện miền núi Koréa, cũng cho biết rằng phong trào tân tăng
lấy vợ, dù lúc đầu được sự khuyến khích mạnh mẽ của
chính quyền cai trị Nhật Bản, vẫn không tạo được ảnh
hưởng bao nhiêu và vẫn bị chống đối trên đất Hàn.
Từ
xưa, người xuất gia tu hành nhằm kiến tánh thành Phật đều
cố gắng nghiêm trì giới luật, nhất là giới dâm. Một số
rất rất ít, vì tập khí mạnh mà không giữ nổi thì hoặc
xả giới ra lập gia đình hoặc lén lút phá giới. Người
công khai phá giới không chịu xả bây giờ mới có, họ lý
luận như phàm nhân rằng dâm dục là bản năng tự nhiên của
con người, không nên dồn ép tránh né đi ngược lại tự
nhiên. Tất nhiên lý luận này đúng, nhưng chỉ đúng
với thế gian, còn với Phật Pháp là đạo xuất thế gian
thì không thể đúng được. Tại sao?
Trước
hết, Phật Pháp là pháp tự lực giải thoát, giải thoát triệt
để và vĩnh viễn cái sai lầm nó là căn nguyên của mọi
khổ mà dâm dục, sinh lý và tâm lý, lại là sự trói buộc
chặt chẽ nhất; nó cũng kéo dài cùng là tạo thêm sanh tử
luân hồi. Dâm dục là bản năng, đúng, nhưng theo Phật Pháp,
bản năng chính là cái khối to lớn và nặng chịch của những
tập khí sai lầm dựa trên những chấp trước tự ngàn xưa
kết lại và tiếp tục lớn mạnh hơn, mà con người tu giải
thoát quyết liệt phải đập vỡ trên đường thành tựu Phật
Quả.
Thứ
hai, Đạo Phật là đạo trí huệ, đạo của cái thấy biết
sáng suốt "như thật", trong khi dâm dục lại làm mờ ám tâm
trí rất nhiều, kinh nghiệm này ai cũng đã trải qua. Ngoài
ra, cũng còn có những lý do kém quan trọng hơn, tất cả những
duyên cớ ấy cùng chứng minh rằng người xuất gia tu giải
thoát hoàn toàn không thể hành dâm dục, chỉ có cư sĩ mới
được chánh dâm.
Tuy
nhiên, Đức Phật rất thấu hiểu nỗi khó khăn này của người
tu sĩ. Dù họ được sự nâng đỡ giữ gìn của giới luật
nhưng có người bản chất còn yếu đuối có lúc không khắc
phục nổi tập khí gặp thuận duyên nổi lên mạnh mẽ nên
nạn nhân dễ bị áp đảo rồi ngã quị. Do tâm từ bi thương
sót, Phật mở cho họ lối thoát là được chánh thức xả
bỏ giới luật, trở lại thế gian lập gia đình như cư sĩ
để tu tại gia rồi khi đủ nhân duyên lại tái xuất gia.
Đã có nhiều tăng sĩ ở vào trường hợp này (xả giới rồi
mới lấy vợ). Đó là cách giải quyết thích hạp và có phẩm
cách, tất nhiên con đường thực hiện giải thoát sẽ dài
hơn. Nhưng nếu con người còn ngoan cố muốn vừa giữ hình
tướng tăng sĩ để thọ nhận cung kính và cúng dường của
người tín thí, vừa được sống phóng túng trong phòng the
của thế gian thì còn gì để nói nữa. Cố tình vi phạm thánh
giới, lừa mình gạt người, kết quả sao tránh khỏi địa
ngục, đáng thương sót lắm thay.
Đường
lối tu hành có tiệm có đốn, đốn tiệm là do căn cơ, chẳng
phải nơi pháp. Tu hành là thực hành việc chuyển đổi tâm
linh, nhắm đến, thành đạt chứng ngộ, chẳng phải là chỉ
làm nghi lễ lăng xăng, vái lạy cầu xin cho đến tụng đọc
lia lịa mà chẳng chú tâm, chẳng hiểu ý nghĩa và cũng chẳng
thật hành lời dạy trong Kinh. Tất cả các pháp tu chân truyền
đến nay đều do Phật và chư Tổ triệt chứng lập ra và
truyền dạy. Các Ngài là Đại Y-Vương, là người mắt sáng
làm thuốc công hiệu trị hết bệnh mê lầm cho thế gian,
xin người tu đời nay hãy tìm học đến nơi, được dùng
thuốc thật, chớ nên chạy theo phát minh của mấy ông thày
tân thời, học nói hoa mỹ, biết không đến nơi, hành theo
ý riêng, chỉ làm thuốc giả; chính người làm bán thuốc
còn mù (phàm phu chưa ngộ), làm sao trị cho người khác được
sáng mắt (Thiền Tông nói "mắt sáng" để chỉ người đã
giác ngộ).
-----===-----
Phật-Pháp
được truyền vào Việt-Nam theo hai đường: Bắc-Tông từ
Trung-Quốc xuống, Nam-Tông từ Thái-Lan và Căm-Bốt qua. Nam-Tông,
chủ yếu là Phật-Giáo Nguyên-Thủy, đến miền Nam Việt-Nam
sau nên không phát triển được nhiều. Hiện nay tại Saigon
và một số tỉnh miền nam, nơi có những cộng đồng người
Căm-bốt, đã có nhiều chùa Theravada lớn đẹp với khá đông
tăng-sĩ. Về chùa Nguyên-Thủy Việt-Nam tôi biết có chùa Phật-Bảo
trên đường Lạc-Long-Quân quận Tân-Bình là một ngôi tự
viện khá lớn đẹp, có bảo tháp thờ Xá-Lợi Phật, có đông
tăng ni tu tập, giới hạnh trang nghiêm, Ngài Giới-Hiền là
vị cao tăng danh tiếng ở đây, nay đã tịch.
Phật-Giáo
Bắc-Tông du nhập Việt-Nam rất sớm, từ đầu kỷ nguyên
này, là phần chánh yếu, gồm 10 tông phái chia làm 3 nhóm:
Phật-Giáo
Bắc-Tông du nhập Việt-Nam rất sớm, từ đầu kỷ nguyên
này, là phần chánh yếu, gồm 10 tông phái chia làm 3 nhóm:
- Tiểu-Thừa
có:
-
Câu-Xá Tông
-
Thành-Thật Tông
- Đại-Thừa
có:
-
Giáo Môn gồm 4 tông:
-
Thiên-Thai Tông, y cứ Kinh Pháp-Hoa
-
Hiền-Thủ Tông, y cứ Kinh Hoa-Nghiêm
-
Pháp-Tướng Tông, y cứ Duy-Thức luận
-
Tam-Luận Tông, y cứ 3 bộ luận của Bồ-Tát Long-Thọ và Ngài
Đề-Và
4 Tông phái đặc biệt:
-
Mật Tông
-
Luật Tông
-
Tịnh-Độ Tông
-
Thiền Tông
Phật-giáo
Nhật-Bản có thêm 2 tông:
-
Nhật-Liên Tông, cũng y cứ Kinh Pháp-Hoa
-
Tịnh-Độ Chân Tông cũng niệm Phật A-Di-Đà
|