IV. HUYỀN TRANG, NHÀ THUYẾT GIÁO
Nhưng pháp sư không chỉ là một học giả, một người nghiên cứu giáo lý.
Ngay khi ở Trung Hoa, Ngài cũng từng lên diễn
đàn giảng kinh và
đã được
mọi người thán phục, tăng già cũng
như cư sĩ. Trong suốt cuộc hành trình sang Tây Vức, Ngài cũng
đã nhiều lần
được các vị vua và nhiều nhân vật
danh tiếng thỉnh đến thuyết pháp. Sự
học rộng cùng với mức hiểu biết sâu xa về chánh pháp khiến Ngài trở
thành một trong những nhà thuyết giáo danh tiếng nhất.
Khi Pháp sư lưu lại chùa Thiên Hoàng ở Kinh Châu trước khi qua Tây
Vức, những vị tăng và cư sĩ yêu cầu
giảng giáo lý và Ngài đã giảng 3 lần
Nhiếp đại thừa luận và Tỳ-đàm
tập yếu. Thính giả gồm cả thái tử ở Hán Dương và quần thần cùng một giáo
hội đông
đảo vừa tăng
sĩ vừa cư sĩ uyên bác. Khi thuyết pháp xong, từng người một chất vấn,
Pháp sư đều trả lời thông suốt khiến
ai nấy đều hài lòng và thái tử không
ngớt ca tụng.
Sau cuộc du hành về phía nam, Pháp sư trở lại tu viện Nalanda. Bấy
giờ người ta không xem Ngài như một ngươi đi
tìm học nữa. Ngài Giới Hiền yêu cầu Pháp sư giảng Nhiếp
đại thừa luận và Thành duy thức luận
cho các tăng sĩ. Ngài bác quan niệm
của vị Pháp sư uyên bác là Simhaprabha (Sư tử Quang) cho rằng học phái
Duy thức phải được tách ra khỏi tam
tạng theo như luận Trung quán.
V. HUYỀN TRANG, NHÀ HÙNG BIỆN
Ngoài học hỏi và thuyết pháp, đặc
điểm chính của Pháp sư trên
đường tầm
đạo, Pháp sư còn có một tài biện bác
làm tăng uy tín của Ngài và nổi
tiếng là một người hoàn toàn nắm vững Phật lý. Nhờ sự học rộng ấy, Ngài
đã thắng thế trong mọi cuộc tranh
luận.
Mỗi khi vừa đến ở yên một nơi
nào, Ngài liền hỏi xem ở đấy có vị
Pháp sư nào danh tiếng và Ngài đến
bàn bạc về đạo lý, một
đôi khi mở cuộc tranh luận công khai
với vị này. Sự uyên bác của Ngài bao gồm cả Tiểu thừa lẫn
Đại thừa giáo. Khi Ngài tranh biện
với những vị sư tiểu thừa, Ngài trích dẫn một cách chính xác những
đoạn kinh văn
của họ để minh chứng quan
điểm của Ngài và nhờ vậy ngài luôn
luôn thắng cuộc.
Khi Ngài đến kinh
đô Khuất Chi tranh luận với một vị
sư tiểu thừa danh tiếng là Mokshagupta (Mộc-xoa-cúc-đa),
người tuyên bố đã biết tất cả các
kinh điển Phật giáo và sở trường về
Sabdavidya (Thanh minh). Lúc đầu ông
đối đãi
Pháp sư như một người khách thường, và còn có vẻ khinh mạn Ngài vì Ngài
có ý định
đi học "Du-già Sư-địa
luận", một bộ luận đại thừa mà ông
xem như là một cuốn sách của tà thuyết. Vì ông không biết kinh
đại thừa và bởi vì ông tuyên bố rất
am tường hai bộ luận Câu-xá và Tỳ-bà-sa, nên Pháp sư bảo ông hãy
đọc đoạn
đầu của Câu-xá luận. Ông ta vấp phải
một lỗi lớn ngay từ đầu. Ngài hỏi
một câu khác, ông ta cũng không giải thích
được. Đoạn Pháp sư trích dẫn
một đoạn khác nhưng Mokshagupta
không trả lời, bảo rằng không có đoạn
ấy trong quyển luận. Lúc ấy có người chú của vua tên Jnanachandra (Trí
Nguyệt) là một người am tường kinh luận, ông ấy liền
đưa ra một quyển sách và
đọc lên
đoạn văn
để ủng hộ Pháp sư. Mokshagupta hổ
thẹn bảo rằng vì ông ta già rồi nên trí nhớ lẫn lộn.
Pháp sư hỏi thêm về những quyển khác, nhưng ông ta không giải
đáp được.
Từ đấy Mokshagupta lẫn tránh Pháp sư
nhưng vẫn kính nể ca tụng Ngài.
Khi đến Kunduz (Hượt quốc), Ngài
đến thăm
một vị Tỳ kheo tên Dharma-sangha (Đạt-ma-tăng-già)
vốn nổi tiếng là một vị đại Pháp sư
trong cả vùng cho đến dãy núi Pamir
(Thông Lãnh) về phía tây. Không vị sư nào ở Kashgar (Số-lặc) và Kho-tan
(Vụ điền) có thể biện bác về giáo lý
với ông ta cả. Muốn dò xem ông ta hiểu biết giáo pháp
đến mức nào, Pháp sư cho một người
đến nơi
để hỏi xem ông ta hiểu biết bao nhiêu kinh và luận. Khi nghe vậy
đồ đệ
của Dharmasangha tức giận nhưng Dharmasangha mỉm cười
đáp ông ta biết tất cả kinh
điển và sẵn sàng trả lời bất cứ câu
hỏi nào. Pháp sư hỏi vài câu về Tỳ-bà-sa luận nhưng ông ta không thể trả
lời thỏa đáng và công nhận rằng Pháp
sư còn uyên bác hơn ông ta rất nhiều, trước sự thất vọng của các môn
đệ.
Khi Pháp sư đến Kapisa
(Ca-tất-thi), vua xứ ấy mời Pháp sư mở một cuộc tranh luận trong một
ngôi chùa đại thừa với Ngài
Prajnàkara (Bát nhã Yết-la, dịch là Huệ tánh) và ba Pháp sư uyên bác là
Mano jnaghosa (Mạt-nô nhã-cu-sa, dịch là Ý-thanh) thuộc
đại thừa, Aryavarmam
(A-lê-da-phạt-ma, dịch là Thánh-Tào thuộc tông phái Sarvastivada (hay
Nhất thế hữu bộ) và Gunabhadra (Cầu-na bạt-đà,
dịch Đức-Quang thuộc tông phái
Mahisasaka, hay Di-sa tắc bộ). Tất cả những người này
đều uyên thâm kinh
điển của tông phái mình, nhưng chỉ
có Pháp sư là thông đạt tất cả kinh
điển của
Đại thừa và Tiểu thừa, nhờ vậy suốt
cuộc tranh luận Ngài tỏ ra rất xuất sắc và mọi người
đều kính phục sự uyên bác của Ngài.
Nhưng phần lớn chính là ở Đại học
Nalanda mà danh tiếng Pháp sư về tài biện luận
được vững chắc và lan rộng nhất, vì
ở đấy Ngài có cơ hội mở các cuộc
tranh luận không những để bài bác
những người tà giáo mà còn chống lại những vị sư tiểu thừa và
đôi khi chống lại vài vị sư
đại thừa ở vài sai lầm của họ trong
khi giảng giải lý thuyết Đại thừa
giáo.
1. Chống những người ngoại đạo
Có một người thuộc Lokayatika (Thuận thế ngoại
đạo) đến
tu viện Nalanda để khiêu khích Pháp
sư tranh biện. Ông ta dán trên cửa tu viện một mảnh giấy viết 40 quan
điểm của phái mình và thách thức bất
cứ kẻ nào bác được chúng. Trong
trường hợp ông ta bị đánh bại, ông
sẽ sẵn sàng cắt đầu xin lỗi. Sau
nhiều ngày không ai bắt bẻ được
điểm nào, Pháp sư cho một người ra
xé mảnh giấy ném xuống đất và dẫm
chân lên đấy. Người Bà-la-môn vô
cùng tức giận, nhưng khi nghe nói người thị giả ấy từ Pháp sư
đến thì ông ta hổ thẹn và không hỏi
câu nào. Pháp sư gọi ông ta vào và trước sự hiện diện của ngài
Silabhadra và những vị Tỳ kheo khác làm chứng, Pháp sư bắt
đầu tranh luận với ông ta về những
lý thuyết tà phái. Ngài nói:
--"Những người tà giáo Bhuta (Bộ-đa
ngoại đạo) Nirgrantha (Lý-hệ
ngoại đạo) Kapalika (Lâu-man
ngoại đạo) và Jutika
(Thù-trưng-già ngoại đạo) có
cách phục sức khác nhau, trong khi những người thuộc tà phái Sankhya
(Số luận) và Vaiseshika (Thắng luận) thì truyền bá những lý thuyết
khác biệt. Những người Bhuta (Bộ-đa
ngoại đạo) bôi tro lên mặt mình
xem như là một phép để luyện
tinh thần, làm cho thân thể bụi bặm trắng xám như một con mèo trong
lò. Những người Nirgranthas (Lý-hệ ngoại
đạo) thì lõa thể, có những tập
quán kỳ quặc, nhổ tóc râu và xem những hành vi ấy là công
đức. Họ trông giống những cây
mục bên bờ sông, với làn da lở loét và bàn chân nứt rạn của họ.
Những người Kapalika (Lâu-man ngoại đạo)
thì trang sức bằng những chuỗi sọ người
đeo trên cổ, và với vẻ hốc hác kinh hoàng họ giống như những
hồn ma nơi nghĩa địa. Những
người Jutikas (Thù-trung già ngoại đạo)
khoác những tấm vải đầy bụi và
ăn phẩn, hôi thối như con heo
điên trong ao rác bẩn. Thật
điên rồ khi họ xem những sự
luyện tập này là đường
đi
đến giác ngộ.
Về phần những người tà phái Số luận, họ
đưa ra 24
đế nghĩa, hay nguyên lý của sự
thật. Từ Prakrti (tự tánh) sinh ra Mahat (đại
đế), từ Mahat (đại
đế) sinh ra Ahamkara (ngã chấp).
Rồi liên tiếp sinh ra năm
Tanmatras (ngũ duy lượng: sắc, thinh, hương, vị xúc), ngũ
đại (hỏa, không,
địa, thủy, phong) và mười một căn:
nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, bì (ngũ tri căn;
ngũ cụ, thủ, túc, tiểu tiện xứ, đại
tiện xứ, (ngũ tác nghiệp); tâm bình đẳng
căn. Hai mươi bốn
đế này phụng sự Purusha (thần
ngã) và thần ngã sử dụng chúng. Khi giải thoát khỏi chúng, thần ngã
được thanh tịnh.
Những người Thắng luận (Vaiseshikas) thiết lập 6 cú nghĩa (phạm
trù): Thực, Đúc, Nghiệp,
Đồng, Dị, Hòa hiệp. Sáu phạm trù
này là những đối tượng thuộc sở
hữu của ngã. Trước khi giải thoát, ngã sử dụng những phạm trù này.
Khi thoát khỏi chúng, ngã được
coi là ở trạng thái Niết-bàn.
Bây giờ tôi sẽ bài bác lý thuyết của những người 25 luận. Ông nói
rằng trong 25 đế, thần ngã có
một linh chất đặc biệt. Hai mươi
bốn số còn lại đồng bản chất với
nhau nhưng thần ngã hay tự tánh thì được
phối hợp do ba đức gọi là hỷ,
ưu, và ám.
Ba đức này cũng thiết lập nên
23 đế kia bắt
đầu là
đại
đế, v.v... Mỗi đế gồm ba
đức trên. Bấy giờ nếu
đại
đế và những đế khác tất
cả đều lập thành do ba
đức ấy, chúng sẽ như một
đám hỗn
độn, một khu rừng, không có sự
tồn tại chắc thật gì cả, làm sao Ngài nói chúng là thực
được?
Lại nữa, nếu đại
đế và những
đế còn lại
đều thiết lập bởi ba
đức trên, thì
đế này phải giống hệt
đế khác. Và nếu
đế này cũng giống những
đế khác, thì nó sẽ làm chức vụ
hệt như những đế khác. Nhưng sự
thực không như vậy, thế thì làm sao Ngài có thể quyết
đoán rằng ba
đức ấy là chung cho tất cả?
Lại nữa nếu đế này cũng hệt
như tất cả những đế khác thì
những cơ quan như miệng, mắt, v.v... sẽ
đồng thời là những cơ quan bài tiết. Và nếu có cơ quan nào
làm nhiệm vụ của những cơ quan khác, thì miệng, tai v.v... phải ngửi
được hương và thấy hình sắc.
Nhưng thực tế không như vậy, thì làm sao Ngài lại nói
được rằng ba
đức
đều chung cho mọi đế. Làm
sao những người có trí tuệ lại tuyên dương một lý thuyết như vậy?
Hơn nữa nếu Prakrati (tự tánh) là bất diệt, thì nó sẽ
đồng bản chất như Purusha (thần
ngã), vậy sao nó còn biến ra Mahat (đại
đế) và những
đế khác. Lại nếu nói bản chất
của thần ngã là bất diệt, thì nó phải
đồng nhất với tự tánh và tính chất của nó không phải là thần
ngã. Nhưng nếu nó đồng nhất với
tự tánh thì tính chất của nó không phải là thần ngã và sẽ không
được sử dụng những
đế khác. Trong trường hợp này
thần ngã không thể là chúa tể; người sử dụng, và 24
đế kia cũng không thể là
đối tượng bị sử dụng.
Đã không có chủ tể và
đối tượng cũng không, thì lý
thuyết về chân lý của Ngài cũng không thể lập
được."
Pháp sư bài bác những tà kiến một cách hùng biện như thế, và người
Bà-la-môn phải im lặng nghe Ngài nói. Cuối cùng ông ta
đứng lên công nhận mình thua cuộc.
2. Chống lại những người tiểu thừa giáo
Pháp sư còn phải đương
đầu với một thử thách khác, lần này
không phải do những người chủ tà thuyết mà do chính những thầy tiểu thừa
Phật giáo.
Lúc bấy giờ vua Siladitya (Giới Nhật) đã
dựng một đền bằng
đồng đen
cao 24 bộ bên cạnh tu viện Nalanda. Trên
đường đi chinh phục xứ
Konyodha (Cung-ngư-đà) vua
đến xứ Uda (Ô-Trà). Ở
đấy những vị sư có ác cảm với giáo
lý Đại thừa, họ trách vua
đã dựng một
đền như thế gần tu viện Nalanda. Họ
cho rằng mặc dù đền ấy vĩ
đại thật, nhưng xây cạnh tu viện
Nalanda thì cũng không khác gì một đền
tà giáo nào. Những vị sư ở tu viện Nalanda là những người tà thuyết
Sunyapushpa (Không-hoa ngoại đạo)
nên cũng giống như những người tà thuyết Kapalikas.
Đoạn họ
đưa cho vua xem một bản văn
gồm 700 đoạn do Prajnagupta (Bát-nhã
Cúc-đa), một người Bà-la-môn viết
để phỉ báng
Đại thừa và thách bất cứ vị sư
Đại thừa nào bác
được một chữ nào trong bản ấy. Vua
bảo họ:
"Đệ tử
đã nghe chuyện những con chồn và
chuột cống tuyên bố mình anh hừng hơn sư tử, nhưng vừa thấy bóng sư tử
chúng liền chạy trốn như một bóng ma. Chư vị chưa
được thấy những học giả uyên bác của
Đại thừa, cho nên mới bám chặt lấy
quan điểm hẹp hòi ngu dốt của mình.
Nhưng một khi chư vị đứng trước
những học giả Đại thừa, chư vị sẽ
giống như những chồn và chuột kia."
Bất mãn trước lời lẽ của nhà vua, những vị sư tiểu thừa yêu cầu vua
sắp đặt một cuộc tranh luận giữa
những đại diện của hai phái,
để phân thắng bại. Vua nhận lời,
viết một bức thư cho Tỳ-kheo Silabhadra (Giới Hiền) nhờ chọn bốn vị sư
uyên bác để dự cuộc tranh luận. Ngài
Silabhadra (Giới Hiền) cử Sagarajanana (Hải Huệ), Prajanaprabha (Trí
Quang), Simhaprabha (Sư tư Quang) và Pháp sư Huyền Trang. Ba vị kia
đều lo lắng. Nhưng Pháp sư trấn an
họ, bảo rằng Ngài đủ khả năng
biện bác với những vị tiểu thừa vì đã
từng học hết Tam tạng, giáo điển của
các tông phái tiểu thừa ở Trung Hoa và ở Kashmir (Ca-thấp-ba) và họ
không thể nào bác được giáo lý
đại thừa với thuyết riêng của họ.
Nếu Ngài thua cuộc, thì chỉ là sự thất bại của riêng cá nhân Ngài, một
quốc sư Trung Quốc mà thôi chứ không tổn hại gì
đến uy tín của
Đại thừa. Những vị sư kia
đều hoan hỷ trước lời lẽ của Ngài.
Sau đó Pháp sư tìm một bản văn
của Prajnagupta (Bát-nhã Cúc-đa) và
nhờ một người Bà-la-môn người mà Ngài đã
thắng trong một cuộc tranh luận giải thích cho Ngài.
Đọc xong Pháp sư viết cuốn "Chế-ác
luận" gồm 1600 đoạn
để bác quyển sách trên bằng giáo lý
đại thừa. Ngài
đưa tác phẩm mình cho Ngài
Silabhadra (Giới Hiền) và môn đệ
xem, tất cả đều ca ngợi Ngài, cho
rằng với sự học hiểu sâu rộng về chánh pháp, chắc chắn Ngài sẽ vô
địch trong mọi cuộc tranh luận. Tác
phẩm này còn được tồn trữ ở một nơi
nào đó và ngày nay chúng ta rất mong
được xem
để biết Pháp sư
đã dùng giáo lý
đại thừa
để bài bác tiểu thừa như thế nào.
Về sau, khi Pháp sư gặp vua Siladitya (Giới Nhật), Ngài
đưa cho xem tác phẩm và sau khi
đọc, vua hết sức vui mừng nói với
quan Phụ đạo:
"Môn đệ
đã từng nghe: Khi mặt trời chiếu
xuống, thì ánh lửa của lò sưởi và của đèn
nến trở nên lu mờ không thấy được;
và khi trời sấm thì tiếng búa không thể nào nghe
được. Bây giờ Pháp sư Huyền Trang
đã bài bác tất cả những lý thuyết mà
chư vị đã tin theo, trẫm muốn xem
chư vị bảo vệ chúng cách nào."
Tất cả các vị sư đều im lặng. Vua
lại nói: "Ngài Devasena... tự cho mình xuất sắc nhất trong
đám học giả và uyên thâm mọi hệ
thống triết học, Ngài thường đưa ra
nhiều lý thuyết và luôn luôn phỉ báng giáo lý
đại thừa. Ngay khi Ngài nghe Pháp sư
đến, ngài liền bỏ
đi đến
Vaisali (Tỳ-xá-ly) để chiêm bái
thánh tích, lấy cớ ấy để lánh mặt.
Như thế thì trẫm biết chư vị đều bất
lực."
Vua có một người em gái rất thông minh và thâm hiểu học phái
Sammatiya (Chánh lượng bộ). Bà lắng nghe lời giảng của Pháp sư về Phật
lý sâu xa của đại thừa và rất vui
mừng tán thán Ngài. Khi ấy vua hạ chiếu chỉ mời tất cả các học giả
đến hội ở Kanyakubja (Khúc-nữ thành)
để thảo luận về tác phẩm của Pháp
sư.
Mười tám vị vua ở 5 xứ Ấn Độ
đến dự hội cùng với 3.000 Tỳ-kheo
uyên bác cả đại thừa lẫn tiểu thừa
giáo, hơn 2.000 Bà-la-môn và người tà giáo Nirgrantha cùng 1.000 tu sĩ ở
tu viện Nalanda. Hai thảo đường
đồ sộ
được dựng lên ở hội trường, mỗi nhà chứa
được đến
1.000 người, và đều an vị một tượng
Phật.
Vào ngày đã
định, vua Siladitya (Giới Nhật) dành
riêng một con voi chở một tượng Phật vàng
đúc sẵn cho dịp ấy, có tàng lọng bằng ngọc ngà che phủ. Vua mặc
sắc phục Indra (Đế Thích) cầm cờ
trắng theo hầu phía bên phải. Vua Kumara (Cưu-ma-la) mặc sắc phục Phạm
Thiên cầm lọng quỳ theo hầu bên trái. Cả hai vua
đều ăn
mặc lộng lẫy, vương miện nạm ngọc và trang hoàng bằng ngọc bích. Pháp sư
cỡi voi đi sau, cùng với những phụ
đạo của vua.
Đám rước gồm ba trăm
thớt voi dành cho các vua, đình thần
và các vị Tỳ-kheo giới đức trang
nghiêm. Khi đám rước tiến hành có
nhạc trỗi và hoa rắc. Đến hội
trường, hai vua xuống voi cung nghênh tượng Phật vào an vị trên một
chiếc đế trang hoàng lộng lẫy.
Đoạn Pháp sư và các vị vua
đảnh lễ tượng. Sau
đó 18 vị vua
được mời vào thảo
đường cùng với 1.000 vị Tỳ-kheo uyên
bác từ khắp các xứ và 500 vị Bà-la-môn danh tiếng. Rồi
đến 200 vị công thần từ các xứ vào
an tọa. Những cư sĩ Phật giáo và tín đồ
các giáo phái khác đều
đứng ở ngoài.
Đoạn thực phẩm
đươc phân phát cho mọi người trong
và ngoài thảo đường. Khi
ăn xong, vua Siladitya cúng dường
tượng Phật một khay bằng vàng, bảy chén bạc, một chậu tắm bằng vàng,
3.000 quan tiền vàng, 3.000 bộ tăng
phục nỉ dạ. Lễ vật cúng dường được
dâng cho Pháp sư và các vị sư khác. Pháp sư
được mời an tọa ghế danh dự, một chỗ ngồi trang hoàng rực rỡ, dể
làm chủ tọa buổi hội thảo và trình bày nội dung tác phẩm Ngài. Một vị sư
chùa Nalanda là Vidyabhadra (Minh Hiền Pháp sư)
được cử tọa ra
đọc bản văn
cho thính giả trong khi ở bên ngoài phòng hội cũng có treo một bản
để công chúng xem qua. Lại có thông
cáo rằng nếu có điểm nào trong ấy bị
bác, thì tác giả tình nguyện hiến đầu
cho người thắng cuộc. Suốt ngày cho đến
sẫm tối, đám thính giả
đông đảo
không dám nêu lên một lời bác nào. Buổi họp
được hoãn lại trước sự hân hoan của vua Siladitya. Suốt năm
ngày liền, những nghi thức tương tự được
tiếp diễn và vẫn không ai dám đương
đầu với Pháp sư cả. Vào cuối ngày
thứ năm, một vài người tiểu thừa
giáo âm mưu với một số người tà phái để
ám sát Pháp sư. Nhưng vua mật hay tin này liền ra chiếu chỉ sẽ bêu
đầu những ai
động đến
Pháp sư và cắt lưỡi kẻ nào nói xấu Ngài. Vua cũng minh xác rằng ai muốn
tranh luận với Pháp sư đều
được phép tự tiện, không bị cản trở
gì. Lời tuyên bố của nhà vua phá tan ngay mầm mống âm mưu ấy, và trong
10 ngày, cuộc hội họp được tiếp diễn
im lặng. Và ngày cuối cùng khi buổi học bế mạc theo chương trình
đã định,
Pháp sư lên diễn đàn và một lần nữa
tán dương sự vô thượng thậm thâm của giáo lý
đại thừa. Lời nói hùng hồn của Ngài
đoan quyết, lý lẽ của Ngài vững chắc
đến nỗi nhiều người bỏ ngay tà kiến
của họ và quy y theo đại thừa tại
chỗ. Vua Siladitya vô cùng hân hoan trước kết quả rực rỡ của Pháp sư và
ca tụng Ngài không ngớt; để diễn tả
niềm vui sướng và sự kính trọng sâu xa của mình, vua cúng dường Ngài
10.000 đồng vàng, 30.000
đồng tiền bạc và 100 bộ tăng
phục. Mười tám vị vua kia cũng tranh nhau cúng dường rất nhiều phẩm vật
quý giá, nhưng Ngài từ chối tất cả các đồ
cúng dường. Vua sai thắng một kiệu voi vô cùng lộng lẫy với thảm gấm và
cờ lọng, cung thỉnh Pháp sư lên kiệu để
đi vòng quanh hội trường, có
đình thần theo hầu,
để dân chúng biết
được chính Ngài
đã thắng cuộc. Nhưng
đức khiêm cung của Pháp sư không bao
giờ mất ngay cả khi Ngài ở trên tuyệt đỉnh
của danh vọng. Ngài từ chối lời cầu thỉnh, nhưng Vua khẩn khoản Ngài,
bảo rằng đó là cổ tục từ nghìn xưa
cần phải tuân theo một cách triệt để.
Khi ấy bộ tăng phục của Pháp sư
được đặt
lên kiệu voi và những lời tuyên bố sau đây
được truyền rao cho công chúng:
"Vị Pháp sư Trung Quốc đã thiết
lập đại thừa và phá hủy mọi tà
thuyết. Trong 18 ngày, không ai dám đối
lập. Nay tin cho công chúng biết."
Mọi người đều hân hoan trước sự
thành công ấy và tiến lên chúc tụng Pháp sư. Người
đại thừa phong tặng cho Pháp sư danh
hiệu là Đại thừa thiên và những vị
tiểu thừa thì xưng tụng Ngài là Mộc-Xoa-Đề-Bà
(Giải thoát thiên).
3. Chống lại những người Đại thừa
Một đôi khi Pháp sư còn phải bênh
vực Đại thừa giáo chống lại chính
những người Đại thừa, chẳng hạn
chống lại Tỳ-kheo Simhaprabha (Sư tử Quang). Vị này là người uyên thâm
Bách luận và Trung quán luận. Trong các lớp học và các cuộc
đàm luận, Ngài thường chủ trương
loại bỏ thuyết Du-già về bản chất của thực tại tuyệt
đối. Ông cho rằng vì Trung quán chủ
trương mọi sự đều không, không có
thực tính, cho nên thuyết Du-già cũng phải bị bác bỏ? Nhưng Pháp sư rất
thông đạt nghĩa lý của Trung quán,
Bách luận và Du-già Sư-địa luận.
Theo Pháp sư, những luận sư khi lập thuyết thường tuyên dương nhiều quan
điểm sai khác. Nhưng trên lý thuyết
căn bản thì giữa họ không có mâu
thuẫn nào.
Những đồ
đệ sau này vì không hiểu
được phần vi diệu của giáo lý các
Ngài nên nắm lấy vài mâu thuẫn bên ngoài mà trở thành xung
đột nhau. Pháp sư bảo Simhaprabha
(Sư tử Quang) rằng giáo lý của Trung quán luận và Bách luận chỉ bài bác
những kiến giải cho là có thực tính những gì giả ảo. Nhưng nó không phủ
nhận bản chất của duyên khởi và thực tại tuyệt
đối. Để
đưa ra một sự tương
đồng dễ hiểu giữa Trung-quán và
Du-già, Pháp sư viết một luận án nhan đề
là "Hội Tông luận" gồm 3.000 đoạn.
Pháp sư Giới Hiền ca tụng là một tác phẩm xuất sắc và giới thiệu nó với
tất cả các vị thầy và học tăng. Sư
tử Quang cảm thấy hổ thẹn bỏ đi
đến chùa Bồ
Đề và nhờ bạn học là Candrasimha (Sư
Tử Nguyệt) ở Đông Ấn tranh luận với
Pháp sư để trả thù cho mình. Nhưng
khi Candrasimba (Sư tử Nguyệt) đến
trước Pháp sư, ông ta cảm thấy vô cùng quy phục Ngài và giữ im lặng. Một
lần nữa Pháp sư lại tỏ ra một nhà biện luận vô
địch và danh tiếng Ngài lan xa rộng.
Trong các cuộc tranh luận, thói thường là phe bại luôn luôn
đem lòng thù hận kẻ thắng. Nhưng
chúng ta nhận thấy trong các cuộc tranh luận của Pháp sư, Ngài luôn luôn
cố gắng làm dịu tình thế để nâng
đỡ phe bại, và nhờ thế Ngài vượt
trên đối thủ không chỉ về tài học
rộng mà còn về đức quảng
đại của Ngài.
Khi Pháp sư đánh bại một tà phái
Bà-la-môn ở Nalanda, người này xin nạp đầu
mình như đã hứa trước khi tranh luận.
Pháp sư bảo ông ta rằng những Phật tử không bao giờ sát sanh, và Ngài sẽ
vui lòng để cho ông ta theo hầu một
thời gian. Người Bà-la-môn sung sướng vâng lời Ngài và
đến làm việc trong phòng Ngài ở
Nalanda. Về sau, khi người này giảng cho Pháp sư một bản văn
tiểu thừa do Prajnàgupta viết để bác
Đại thừa giáo, Ngài liền trả tự do
cho ông ta, ông này rất vui mừng trước lòng
độ lượng của Pháp sư. Ông ta đến
Kumarapa và nhiệt liệt ca ngợi giới đức
của Ngài cho Vua Kumara xứ ấy. Như thế không những người Bà-la-môn thất
bại đã không
đem lòng thù oán Pháp sư mà còn ca
tụng sự vinh quang của Ngài trong cuộc tranh luận.
Lại bức thư sau đây do Pháp sư
gửi từ Trung Quốc cho Ngài Prajnadeva (Bát-nhã
Đề Bà) người mà Ngài
đánh bại trong cuộc hội thảo ở
Kanyakubja (Khúc Nữ thành) chứng tỏ sự tế nhị của Pháp sư
đối với
đối thủ một thời của Ngài:
"Ngày trước khi đi chiêm bái bần
tăng đã
hân hạnh gặp Ngài. Và trong thành phố Kanỳakubja, bần tăng
đã tranh luận với Ngài
để dò sự nông sâu của nhau về chánh
pháp, trước sự hiện diện của các vị vua và
đông đảo dân chúng. Một bên
thiết lập những nguyên lý của Đại
thừa giáo; trong khi bên kia giữ vững lý thuyết của Tiệm giáo. Trong khi
trao đổi quan niệm qua lại, không
sao tránh khỏi có lời lẽ nóng nảy thiếu nhã nhặn. Tiêu chuẩn của chúng
ta là duy trì chánh lý, bất chấp tình cảm riêng tư. Do
đó mà rất có thể bần
đạo đã
làm phật ý tôn huynh. Nhưng một khi cuộc tranh luận
đã xong, thì mọi xung
đột cá nhân phải tan biến. Nay tôn
huynh còn cho người chuyển đến bần tăng
những lời xin lỗi của tôn huynh, điều
ấy chứng tỏ tôn huynh đã nghĩ ngợi
quá nhiều. Ngài chính thực là một Pháp sư hùng hồn uyên bác và giới
đức hoàn toàn. Ngài có mục
đích vững vàng, vi diệu và cao vời.
Nước hồ Anavatapta (vô nhiệt) không thể nào sánh
được với bể kiến thức mênh mông của
tôn huynh và ngọc mani cũng còn thua sự tinh khiết của giới hạnh Ngài."
Với một bức thư như thế, thì tánh tình người khó khăn
đến đâu
cũng phải bị thu hút và thật chúng ta không lấy làm lạ khi những cuộc
tranh biện của Pháp sư với nhiều đối
thủ như thế đã không
để lại một dấu vết nào của sự thù
hằn cay độc.
---o0o---
|
Phần 1 |
Phần 2 | Phần 3 |
Phần
4 |
Phần
5 |
Phần
6