|
. |
ĐỨC
PHẬT
VÀ HÀO QUANG CHÂN LÝ
(The light of truth)
The Singapore Maha Bodhi School xuất bản
***
Giảng sư
LOKANATHA
Phỏng dịch TT Thích
Giải Thông
--- o0o
---
13
CHÁNH BÁO THANH TỊNH Y
BÁO TRANG NGHIÊM
Bằng cách nào làm cho cuộc
thuyết pháp được kết quả? Ðối với công tác hoằng pháp có nhiều đặc tính
như sau:
1) Nhân cách vững vàng cần phải
có. Bởi vì một người thiếu tư cách, phẩm chất yếu hèn sẽ không thành
công được.
2) Trình độ
văn hóa cần phải có. Vị đó cần phải có trình độ học vấn cấp đại học. Nếu
không vị đó không dễ gì thuyết phục được thính chúng người Tây
Phương vốn có đầu óc khoa học, làm cho họ hiểu được vẻ trong sáng của
Giáo lý Phật đạo vô song.
3) Lòng thương yêu từ hòa cần
phải có. Bởi vì hận thù sẽ bị đẩy lùi, còn thương yêu thì thu hút lòng
người. Vì thế nếu nhà truyền giáo mà thiếu lòng từ bi thì khó có thể lôi
cuốn tín đồ.
4) Vị đó phải là
một xướng ngôn mạnh mẽ. Bởi vì nếu thuyết giảng yếu giọng thì thính chúng
dễ chán nản xa lánh.
5) Vị đó phải có oai nghi sống
đời đạo hạnh, phải thực hành những gì mình thuyết giảng và vị đó
nên thuyết giảng những gì mình đã thực hành để giành được sự tin tưởng
của quần chúng.
6) Vị đó không có chỗ
nào nghi ngờ nơi Pháp Phật để đẩy lùi
những mối nghi ngờ của thính chúng bằng cách trả lời tất cả những câu
hỏi. Một Giảng Sư chính thống phải là người biết "ăn
câu hỏi". Vị đó phải sống bằng những
câu hỏi. Nếu vị Giảng Sư còn có chỗ ngờ vực nào, tốt hơn không
nên thuyết giảng. Bởi vì điều rắc rối nhất là không đủ
khả năng trả lời các câu hỏi khi bị chất vấn.
7) Vị đó phải hiểu Giáo Pháp
một cách thông suốt. Bởi vì nếu am hiểu Giáo Pháp vị đó
mới có thể thuyết phục mọi người về vẻ đẹp giải thoát của Ðạo
Phật.
8) Vị đó phải biết ngôn ngữ của
thính chúng và tâm lý của họ. Bởi vì nếu
không hiểu được ngôn ngữ của người Tây phương thì làm sao vị đó
có thể giảng giải cho họ nghe được và nếu
vị đó không hiểu tâm lý của họ, làm sao vị đó có thể trình bày
giáo pháp một cách toàn diện để thính chúng
đánh giá được vị Giảng Sư đã nói gì. Nếu một Pháp Sư cứ giảng
theo cách truyền thống, lập lại các bài giảng bằng cách học thuộc lòng
thì người Mỹ sẽ không cảm nhận được. Vị Pháp Sư phải thuyết giảng bằng
phương thức riêng của mình một cách khoa học, lời giảng phải đến thẳng
từ tâm. Từ tâm truyền qua tâm. Nếu không, lời giảng của Pháp Sư nghe
chẳng khác gì máy ghi âm phát ra hoặc con
két đang thuyết Pháp. Ðến đây tôi xin nhấn mạnh một lần nữa tính cách
đoàn kết mà Phật Giáo cần phải duy trì. Nguyên nhân của nhiều sự
phân hóa chia rẽ từ trước đến nay mà ta chung chung cứ đổ lỗi vì tham,
sân, si nơi mỗi cá nhân. Bây giờ ta lắng nghe lời dạy của Ðức Phật như
khắc trên mỗi trường Phật học rằng: DUY TUỆ THỊ NGHIỆP–trí tuệ là sự
nghiệp của người học Phật. Song phải trui rèn đạo hạnh, thanh lọc tâm
thức, tập tu Bồ Tát hạnh, hạ thủ công phu, tụng kinh, tọa thiền mỗi
ngày, luôn luôn chánh niệm và buông xả. Có được vậy chúng ta mới dễ hàng
phục tham, sân, si vốn chia rẽ trong Giáo Hội Tăng Già và trong các tầng
lớp quần chúng Phật tử.
Về phần cá nhân, ta tự vấn:
điều gì gây ra sự chia rẽ? Do lòng tham, họ nói họ tu tập giới
hạnh, hoàn toàn đúng. Họ đã thực
hành Panca-sita là năm giới điều và
họ phải mở rộng lòng đại từ đại bi. Bởi vì
hãy nhớ rằng lòng đại từ bi mới giúp chúng
ta tu tập năm giới điều một cách hoàn hảo. Nhưng năm giới điều phải được
thực hành không những chỉ cho thân, hoặc lời nói mà còn cả tâm ý
nữa. Chúng ta không những không chỉ không sát hại mà còn không được
nghĩ tới sát hại. Chúng ta không được lấy của không cho mà còn
không được nghĩ tới việc lấy của không.
Chúng ta không được nghĩ tới việc tà
dâm hay nói láo hay uống rượu.v.v... Thế nên nếu không có lòng từ bi
quảng đại thì
không dễ gì thực hành được năm giới điều một
cách buông xả được. Tôi vẫn thích đoàn kết dù phảì tổn thất một
cá nhân. Chừng nào có được sự đoàn kết để
tu học thì chúng ta mới hoàn toàn mãn nguyện, sự nghiệp giác ngộ
mới viên thành.
Ðến đây,
để cảnh giác các đệ tử Phật không tin nhân quả và
coi thường giới luật, tôi xin thuyết giảng vế kinh Ðề-Bà-Ðạt-Ða (lời cảnh
báo của Thiên-Sứ):
"Nếu người nào có chánh kiến,
vị đó sẽ sanh về cõi trời Nếu ai đó có tà kiến, sẽ bị đọa
xứ ở cảnh giới địa ngục. Có một thanh niên nọ chết với tà kiến,
hắn đi đâu? Hắn vào địa ngục nhưng không
phải địa ngục đời đời mà chỉ là địa ngục nhất thời. Trước khi
Diêm Vương trừng phạt gã thanh niên đó, Ngài hỏi hắn một số câu hỏi:"Này
gã nam tử kia! Có bao giờ ngươi trông thấy vị thiên sứ đầu tiên chưa?"
Gã thanh niên trả lời: "Dạ con chưa bao giờ thấy vị Thiên sứ đầu tiên".
"Sao ngươi chưa bao giờ trông thấy một đứa
bé nằm ngửa đó à
?" Gã thanh niên trả lời : "Dạ con có thấy ạ" . "Ngươi thấy không! Ðứa bé
không ai giúp đỡ,
cần có người khác lau sạch đứa bé khi mà nó dơ mình". Gã thanh niên
nói: "Vâng con đã
thấy". "Vậy thì vốn là một nam tử thông minh sao ngươi không quán tưởng
như vậy: Ta rồi cũng phải chịu đau đớn sinh
ra, ta phải thận trọng hành động, lời nói và
ý tưởng của mình để không bị tái sanh như đứa
bé này nữa". Gã thanh niên nói : "Không! con không bao giờ nghĩ
như vậy". "Này gã nam tử, hãy nhớ rằng điều
đó không phải lỗi của cha mẹ ngươi làm sai, đó cũng không phải là
lỗi của bà con ngươi, mà lỗi lầm này chính là của ngươi và chính ngươi
phải bị trừng phạt".
"Này gã nam tử, có bao giờ
ngươi trông thấy vị Thiên-Sứ thứ hai chưa?" Gã thanh niên đáp: "Thưa
chưa, con chưa bao giờ trông thấy vị Thiên-Sứ thứ hai". "Chứ
ngươi đã không thấy một ông già và bà già đang chống
nạng đi kia sao?" Gã thanh niên trả lời: "Con
đã không hiểu vậy". "Ồ gã thanh niên! Ðó không phải là lỗi của
cha mẹ ngươi hay lỗi của bà con ngươi mà chính là lỗi của ngươi và chỉ
một mình ngươi và bị trừng phạt".
"Này gã nam tử! Có bao giờ
ngươi trông thấy vị Thiên Sứ thứ ba chưa?". Gã thanh niên đáp: "Dạ, con
chưa bao giờ trông thấy". "Sao! Ngươi chưa bao giờ trông thấy một ông
già, một bà già đang đau ốm, đang khổ não
với chứng bệnh khủng khiếp đó sao?". Gã thanh niên đáp: "Dạ, con
có thấy". "Sao ngươi không nghĩ rằng rồi ngươi cũng phải chịu bệnh tật
như vậy?"–gã thanh niên đáp: "Con thực không nghĩ vậy". "Này gã thanh
niên, đó không phải là lỗi của cha mẹ ngươi hay của bà con ngươi mà
ngươi đã đến địa ngục. Chính do hành động
của ngươi mà ngươi đến đây và
một mình ngươi phải chịu khổ".
"Này gã nam tử! Có bao giờ
ngươi trông thấy vị Thiên Sứ thứ tư chưa?". Gã thanh niên đáp: "Thưa, vị
Thiên Sứ thứ tứ là ai con chưa từng thấy". "Ngươi không thấy một kẻ cướp
phạm tội, sắp bị kết án, sắp bị treo cổ đó
sao? Và tại sao ngươi không chịu suy nghĩ: ta hãy thực hiện chân
thiện trong ý tưởng, lời nói và hành động". Gã thanh niên đáp: "Con
đã
không nghĩ vậy". "Này gã nam tử? Ðây không phải là lỗi của cha mẹ ngươi,
cũng phải là lỗi của bà con ngươi mà là lỗi của chính ngươi gây ra và
chỉ một mình ngươi bị hình phạt".
"Này gã nam tử? Có bao giờ
ngươi trông thấy vị Thiên Sứ thứ năm chưa?". Gã nam tử đáp: "Thưa,
con chưa bao giờ trông thấy vị đó ạ !". "Này gã nam tử? Trong đời
của ngươi, ngươi chưa bao giờ trông thấy một xác chết của một người nam
hay nữ sao? Xác bị phồng lên, bầm đen và mưng mử". Gã nam tử đáp: "Dạ
thưa Ngài con có thấy". "Vốn là một nam tử thông minh, ngươi đã không hề
suy ngẫm về mình rằng rồi ngươi cũng vậy, mãi mãi chịu tử vong và ngươi
phải cư xử đúng đắn trong hành động, lời
nói và việc làm". Gã thanh niên đáp: "Con
đã không nghĩ vậy". "Này gã nam tử! Ðó không phải là lỗi của cha
mẹ ngươi hay của bà con ngươi mà đó chính là lỗi của ngươi nên chỉ một
mình ngươi bị hình phạt".
Bấy giờ Vua Diêm Vương vẫn im
lặng nhưng Ngài giao gã thanh niên vào tay của những tên gác ngục và
chúng đã làm gì? Chúng đẩy
một thanh sắt nung đỏ vào ngực, vào hai tay, hai chân gã thanh
niên. Ðây gọi là "ngũ xuyên"
nghe rất giống như cảnh đóng đinh trên thập giá.
Sau khi gã chịu hình phạt này,
chúng dùng rìu đẽo thân gã, chỉ chừa đầu và chân, chúng cứa gã bằng dao
cạo. Sau đó chúng neo gã vào xe ngựa rồi kéo xe chạy qua lại trên đống
than hồng rực nóng; kế đó chúng bắt gã leo lên leo xuống một quả
núi khổng lồ đang bốc cháy. Và cuối
cùng nhận gã từ đầu đến chân vào cái vạc
nấu đồng và nhiều lần trồi lên trồi xuống. Cuối cùng, sau khi xử
lý cách trừng phạt kỳ lạ này, chúng quăng gã vào địa ngục khác. Ðây là
một lối diễn tả khá đẹp. Ngục có 4 hình vuông, 4 cửa cái, 4 khuông viên
vĩ đại bằng thép, trần nhà và xà nhà bằng thép, lan tỏa ra sức nóng sáng
chói của thép, đi 300 dặm lối này và 300 dặm lối kia, rất nguy nga đồ
sộ. Những ngọn lửa từ tường Tây ào tới đập mạnh vào tường Ðông. Những
ngọn lửa từ tường Ðông phát ra đập mạnh vào
tường Bắc. Những ngọn lửa bên trên phát ra đập mạnh xuống sàn nhà, những
ngọn lửa từ sàn nhà đập ngược lên trần của đại hỏa ngục này. Cuối cùng,
sau nhiều thế kỷ dài kinh khủng, cửa Ðông mở ra, nam tử đó
đang cháy khắp mình, thực ra gã bị ăn khói trở nên thể khí, bởi
vì hơi nóng quá mức, khiến hắn nhảy ngang qua sân để thoát về cửa Ðông;
ngay khi hắn chạm vào cửa thì cánh cửa đóng sầm, dội ngược lại khiến gã
đau đớn tuyệt vọng. Ðó chỉ là một
trò chơi. Vì vậy gã phải chịu thống khổ, phiền não, bất toại nguyện. Hắn
nghĩ rằng mình sắp thoát ra khỏi nhưng khi gã bước ra thì cánh cửa đóng
sầm dội lại gã. Sau một thời gian dài nhiều triệu năm, cửa Tây lại mở
ra, một lần nữa gã nhảy ngang qua một cách nhanh nhẹn và biến thành hơi
khí. Ngay khi hắn bị
đập vào cửa Tây thì cánh cứa đóng sầm
vào gã, lại bị một bất hạnh đau đớn nữa.
Bạn thấy đó, cuộc dời đầy dẫy
khổ đau bất hạnh. Có một người đã nói với tôi, anh ta nằm mơ thấy
mình trúng số 100 ngàn rúp, vậy là hôm sau anh ta bắt đầu bố thí làm
phước để hy vọng trúng số, nhưng rốt cuộc
không đạt được như dự tưởng; giống như gã nam tử đáng thương này
ở trong địa ngục muốn nhảy băng ra ngoài
nhưng cửa vẫn khép, gã đành tuyệt vọng. Sự bất hạnh tái diễn mãi gọi là
DUKKHA là khổ. Gã nhảy băng qua cửa Nam sau nhiều
triệu năm như vậy và
lần nào gã cũng bị cánh cửa đập tung vào mặt. Rồi sau nhiều triệu năm nữa,
cửa Bắc mở ra, lần này gã nhảy băng qua và trở thành hơi khí như lần
trước. Gã lại một lần nữa bị cánh cửa đập tung vào mặt. Vì thế gã luôn
luôn tuyệt vọng cam chịu bất hạnh khổ đau.
Sau nhiều triệu năm nữa, cửa Ðông
lại mở ra. Bất hạnh thay! Gã nghĩ là mình sắp
được giải thoát, nhưng cũng không phải dễ. Ðiều xảy ra lần này
hắn rơi vào địa ngục ô uế, địa ngục phân
thối. Hắn tắm trong phân hôi hám. Trong phân uế có những sinh vật nhỏ
mộng như cây kim, chúng bắt đầu đục xuyên vào da hắn, sinh vật
lại châm xuyên qua xương. Sau khi qua xương chúng thấm vào bên trong và
bắt đầu hút tủy trong xương. Gã nam tử đáng
thương đau đớn vô cùng nhưng gã vẫn không thoát khỏi cơn cực hình
cho đến khi ác nghiệp của gã rơi vào địa
ngục than lửa, đầy than lửa nóng rực và nơi đó gã bị đốt thui bên
phải, bên trái. Từ đó gã rơi vào địa ngục khác nữa, cảnh rừng cây bông
vải rất cao và rừng này có những lá nhọn như cây kim dài khoảng
nửa mét. Mặt lá đang rực lửa. Họ bắt gã phải leo lên leo xuống và
cuối cùng những chiếc lá nhọn như gươm bắt đầu cắt tay chân của gã. Khi
cơn gió thổi qua, những chiếc lá rthọn đó cứa lìa tay chân của hắn.
Nhưng thật kỳ lạ, ở cõi địa ngục, mặc dù tay chân bị cụt hết liền lành
trở lại như bình thường. Bây giờ gã lại có dư tay chân để
bị chặt nhiều lần nữa. Từ đây gã rơi vào dòng sông Soda vĩ đại
ăn mòn cơ thể hắn–Soda ăn mòn
là một điều ghê rợn, nó đốt cháy thịt da giống như acit. Sau cùng gã trở
thành chất lỏng chỉ còn lại mớ tóc nổi lềnh bềnh. Sau một lúc lâu có vài
ngư phủ với từ tâm, tay cầm móc lôi gã vào bờ. Nhưng các ngư phủ đó là
những tên cai ngục chứ không phải loài người. Các quỷ sứ canh ngục này
giở giọng từ tốn: "Thưa Ngài". Rõ ngộ? Ngay trong thế gian này, chúng ta
thường gặp những kẻ thù, bề ngoài mặt thì họ rất tử tế độ
lượng nhưng sau lưng chúng ta họ lại giở nhiều thủ đoạn. Chúng quỷ hỏi:
"Thưa Ngài! Ngài cần gì?". Gã nói: "Tôi đói
kinh khủng". "Ðược rồi, chúng tôi sẽ cung cấp món ngon vật lạ cho
Ngài". Chúng liền buộc gã mở miệng ra và bạn có biết chúng bỏ gì vào
không? quỷ sứ đã bỏ vào một quả bóng bằng đồng
nóng đỏ làm cháy miệng gã, cháy cả cuống họng, dạ dày, ruột gan,
lan đi tất cả nội tạng.
Thế nên nếu quý vị không muốn
ăn quả cầu sắt đỏ như lửa, bị trấn áp bỏ vào
miệng như một hình phạt trong hỏa ngục. Tôi khuyên tất cả quý vị nên
phát nguyện ăn chay. Bởi vì nhờ phước báu của sự ăn chay–không nợ máu
chúng sanh thì tất nhiên quý vị sẽ không ăn
quả cầu nóng đó mà sẽ hưởng món ăn
dễ chịu hơn. Nếu không, bây giờ chúng ta ăn thịt thì chắc chắn mai sau
chúng ta sẽ ăn những quả đồng nóng rực như vậy.
Sau khi cống hiến cho gã một
bữa cơm thịnh soạn như vậy khiến tất cả bộ ruột của gã phải đứt rơi ra
ngoài. Chúng quỷ còn hỏi tiếp: "Thưa Ngài, Ngài còn cần thêm gì nữa
không?". Gã nói: "Tôi khát nước kinh khủng"–vậy sao? Chúng nói: "Chúng
tôi sẽ dâng Ngài món rượu Champagne tuyệt hảo". Chúng làm sao quý vị
biết không? chúng quỷ cạy miệng gã ra và đổ vào một loại nước đồng nấu
chảy, nó kinh khủng làm cháy toàn bộ miệng lưỡi, cuống họng, bao tử,
ruột gan.v.v...
Những ai thích uống rượu, phá
giới thứ năm, có lẽ khi vào địa ngục này họ
mới thưởng thức món uống đặc biệt khoái khẩu hơn nhưng không say lắm.
Nếu ai không thích uống nước đồng nấu chảy thì tốt hơn đừng uống
ruợu hay các chất say mà chỉ nên dùng loại nước bồi dưỡng hay giải khát
nào không có hại sức khỏe và trí tuệ cũng như nhân cách của con người.
Cuối cùng sau khi phục vụ món giải khát cho gã một cách lịch sự, các quỷ
ngục nắm đầu và chân, khiêng quăng gã một lần nữa vào địa ngục, tương tự
như trước kia, 300 dặm lối này, 300 dặm lối kia với 4 cửa ngục và đốt
cháy toàn bộ. Vì vậy gã lại bị hành hình như trước kia. Tại sao vậy? Bởi
vì gã không có đủ thì giờ để trả cho hết túc nghiệp. Chúng quỷ muốn cho
gã một hương vị khác tương tự như vậy.
Về phần Diêm Vương, sau khi đã
chứng kiến những khổ cảnh ghê rợn như vậy ở địa ngục, liền phát nguyện:
"Ðịa ngục quả là một nơi khủng khiếp, mong sao ta được tái sanh làm
người. Mong sao ta được sinh ra gặp thời
Phật xuất thế, mong sao ta được nghe Giáo Pháp của Ngài và liễu
ngộ chân lý tất cả".
Nói đến dây Ðức Phật
dạy: "Này các Sa Môn! những gì Như Lai đang nói cho quý Thầy, Như Lai
chưa nghe từ miệng của người khác dù là một đạo sĩ hay một Bà La Môn.
Những gì Như Lai nói, Như Lai chỉ nói cho quý Thầy những gì mà chính Như
Lai đã thấy và tự chính mình chứng ngộ". Ðức Phật nhìn thấy địa ngục
bằng chính mắt của Ngài. Bởi vì Ngài không mô tả những Ngài chưa nhìn
thấy. Ðức Phật chỉ mô tả những gì chính Ngài đã nhìn thấy chớ không có
gì khác
Sau khi cảm nhận được những
cảnh ghê rợn ở địa ngục, chúng ta phải chăm chú hơn, chánh niệm trong mỗi
hành động, phải cực kỳ tinh tấn giống như
một người bị chi phối bởi một thanh gươm đang đe dọa. Giả sử như một
người đang ngồi và trên trần nhà đang
có một thanh gươm đang treo lơ lửng bằng một sợi tóc nhỏ, và sợi tóc có
thể đứt bất cứ lúc nào, khiến lưỡi
gươm có thể đâm qua sọ của anh ta. Quý vị có nghĩ rằng, anh ta dám yên
tâm ngồi ngủ không, hay nói chuyện nhảm nhí với người bạn mà trở thành
người đa ngôn, hay lãng phí thời giờ đọc sách tiểu thuyết vô ích, hay
truyện thần tiên vô bổ? Không, vị đó rất tích cực, luôn luôn khẩn trương
giải cứu nghiệp lực của mình.
Giả một người bị quấn một chiếc
khăn lửa trên đầu, bạn thử nghĩ anh ta có dám đi xem chiếu bóng trong tình
thế lửa bốc cháy trên đầu như vậy không. Chắc chắc là không. Anh ta phải
chạy khẩn cấp chỗ này chỗ kia tìm nơi gần nhất có nước để dập tắt
ngọn lửa đang cháy trên đầu. Tương tự, chúng ta phải chạy nhiều
nơi tìm cầu trí tuệ để thoát ly ngọn lửa tham ái, sân hận và ngu độn;
những ngọn lửa đang xô đẩy chúng ta vào địa ngục thấp kém nhất. Có lẽ
người ta nghĩ rằng có rất ít người bị đọa địa ngục. Nhưng không
phải vậy Ðức Phật đã khuyến cáo rằng đa số
đều đọa địa ngục chỉ một thiểu số thoát khỏi. Ðể hình tượng hóa,
một hôm Ðức Phật lấy một ít đất rồi đặt
trên đầu móng tay của ngài và ngỏ lời với Chư Tăng, Ngài dạy:
"Này các Tỳ Kheo! Chút đất mà Như
Lai có trên đầu ngón tay này so với số đất bao la có trên trái
đất, số đất nào nhiều hơn?". Chư Tỳ
Kheo đáp lại: "Bạch Ðức Thế Tôn! Quả là nhiều số đất có trên trái
đất này và quả là ít số đất có trên ngón tay của Như Lai".
Ðức Phật dạy: "Tương
tự như vậy, quả thật rất ít người được tái sinh vào cõi chư Thiên
hay được tái sinh làm người và ngược lại có vô số loài người tái sinh
làm ma quỷ, súc vật hay đọa địa ngục".
Thế nên khi nhận ra rằng địa
ngục là gần chứ không xa, chúng ta phải chuyên cần, chớ dửng dưng mà say
mê lạc thú. Thực sự, ta cảm nhận rằng được
tái sinh làm người là một việc hi hữu; bởi vì con người có trí
thông minh hiểu biết nhờ vậy mới có thể phân biệt đúng
sai. Con người có thể có khả năng thành Trời, Thần. Hãy nhớ rằng
Chư Phật luôn luôn xuất thế làm người. Ðức Phật sinh ra như một con
người, có mắt, tai, mũi, lưỡi như chúng ta. Thật là đại
hồng ân cho chúng sinh được tái sinh làm người. Quý vị có biết
tại sao làm người lại được lợi lạc hơn làm Chư Thiên
không? Tôi tự nhủ bất cứ ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này.
Loài người có nhiều thuận duyên hơn Chư Thiên, bởi vì chư vị cõi trời
sống hàng triệu năm trong khi con người,
nếu may mắn chỉ sống một trăm năm. Chúng ta sống ở cõi trần có thể hiểu
được ý nghĩa của vô thường, khổ và vô ngã; bởi vì chúng ta trông
thấy rõ cánh hoa phai tàn hằng ngày. Chúng ta thấy rõ con người mau
chóng trở nên già nua, cằn cỗi, bệnh hoạn, tử vong ra sao. Trái lại,
trên cõi trời họ luôn luôn tươi trẻ và sự thay đổi
rất chậm. Họ không nắm bắt được ý nghĩa của vô thường, khô, vô ngã
như chúng ta. Bởi vì Chư Thiên sống hàng triệu năm. Họ cứ nghĩ rằng họ
bất tử, bất diệt.
Hãy nhìn kỹ lại trần gian này,
nếu may mắn người ta sống được 100 năm
nhưng họ lại không bao giờ nghĩ rằng mình sắp chết, mà cứ nghĩ
rằng mình bất tử. Họ cũng thấy người ta chết hàng ngày, nhưng họ lại
nghĩ họ không bao giờ chết. "Người hàng xóm tôi chết còn tôi thì không".
Ðó là một sự thôi miên, sự gây mê chính mình,
thử tưởng nếu chúng nhân chỉ sống có trăm năm mà họ nghĩ rằng họ sẽ
không chết thì quý vị Chư Thiên sống hàng triệu năm, họ sẽ nghĩ họ bất
tử. Có một vị trời Phạm Thiên tưởng rằng mình không chết, Ðức Phật vận
hành cõi trời, cải nóa vị trời Phạm Thiên, chứng tỏ cho vị đó thấy ai
rồi cũng phải chết. Ðó? Quý thính chúng thấy chưa, ngay cả chư Thiên còn
phải có ngày hết tuổi thọ, huống gì là chúng ta ở trần gian bấp bênh
ngắn ngủi này. Vậy tốt hơn ta nên tái sinh làm kiếp người nếu ta muốn
nhanh chóng thành tựu quả vị Niết Bàn. Nhưng nếu không vội vã thì vị đó
có thể thực hiện thử một chuyến tham quan lên cõi trời khi mình đã thặng
dư công đức.
Cuộc đời là một trường
học, chúng ta cần một trường học Phật. Hầu hết mọi tâm thức mọi người
chỉ ở lớp mẫu giáo. Tại sao? Bởi vì họ không phải là người chứng quả Tu
Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm. Họ cũng không phải là những bậc A La Hán.
Trong Phật Giáo có 4 giai đoạn tịnh hóa chứng
quả. Tu Ðà Hoàn là người tái sinh nhiều nhất bảy lần nữa và A Na Hàm là
người sẽ không bao giờ tái sinh nữa. Bậc A La Hán đương nhiên chứng quả
Niết Bàn ngay trong đời này và ngay khi tịch diệt. Nhưng mọi người chưa
chứng quả Tu Ðà Hoàn nên coi như đang học lớp mẫu giáo. Hãy nhìn ngắm
các trẻ em, chúng đang chơi các đồ chơi,
chúng xếp từng khối vào nhau. Chúng dựng một cái nhà, và ngộ
thật, khi làm nhà xong, chúng reo vui rồi đưa
chân đá, phá sạch và trò chơi lại kết thúc. Cũng tương tự như trẻ
em trên thế giới trình độ cấp mẫu giáo, chúng ra công xây dựng 1 thành
phố nguy nga, đồ sộ, hết sức tốn kém, tạo dựng thêm nhiều dãy nhà tráng
lệ, ấy vậy mà khi chúng chán nản, không thích xây cất nữa, chúng bỏ một
trái bom nguyên tử nhỏ đánh sập toàn
bộ và rồi
bỏ đi không một chút thương tiếc. Nhà cửa sạch phẳng chúng ta không
còn tìm thấy ngay cả những viên gạch nhỏ.
Suy ra như vậy, loài người có
khác gì trẻ em trên trần gian điên đảo này. Họ phấn khởi ra công xây
dựng nhiều thành phố, nhà máy, trường học.v.v... rồi bỗng nổi cơn "vô
minh, tham ái, chấp thủ", họ tuôn hàng loạt bom đạn tiêu diệt toàn bộ.
Ðến đây, tôi lại nêu thêm một
hình tượng nữa: thế gian giống như một thập tự giá. Tôi đã nói về sự đóng
đinh trên thánh giá ngay từ đầu tại địa ngục. Trần gian này quả
là thập tự giá. Chúng ta liên tục đóng đinh
trên thập tự giá. Sáu giác quan gồm có mắt, tai, mũi, thân, ý là
những chiếc đinh. Chúng ta bị đóng đinh lên
thập tự giá bằng sáu cái đinh–tức là sáu giác quan. Cho tôi hỏi
quí vị một câu: "Ðinh nào mạnh hơn? Ðinh làm bằng sắc thép hay làm bằng
sáu giác quan?". Sáu giác quan phải mạnh hơn. Tại sao? Bởi vì
đinh làm bằng sắc thép chỉ kéo dài một giai đoạn nào mà thôi.
Chúng ta có thể rút tay ra khỏi những cây đinh. Chúng ta có thể dùng
chân đá và rút chân ra khỏi những cây đinh. Bạn có thể nào đá mất sáu
giác quan không? Tại sao? Bởi vì các giác quan hình thành bằng chất liệu
vô minh, tham ái. Bạn có sáu giác quan ấy bao lâu rồi? Từ quá khứ xa
xưa. Trong khi những đinh thép chỉ có thể
tồn tại một đời hay chỉ vài giờ lúc bạn ở trên thập tự giá. Mặt
khác, sáu giác quan mà bạn đã có từ quá khứ vô thỉ kiếp này sang kiếp
khác. Ðó là lý do tại sao đinh làm bằng sáu giác quan mạnh hơn đinh làm
bằng sắc thép.
Loài người chúng ta cứ liên tục
bị đóng đinh trên thập tự giá trần gian do sáu giác quan; nhưng vẻ đẹp
của sự đóng đinh trên thập tự giá là cái đẹp mà người ta thích.
Do thích được đóng đinh hơn. Họ yêu
thích sáu giác quan, thậm chí họ còn trả tiền để hưởng khoái lạc của sáu
giác quan. Họ muốn được đóng đinh chắc chắn
hơn trên thập tự giá trần gian như xưa kia. Do đó rõ ràng thế
giới là một nhà thương điên khổng lồ.
Ðau đớn và khoái lạc thường đi
đôi với nhau, chúng không hề tách rời nhau. Vì vậy hễ ai còn ôm
ấp khoái lạc thì phảì ôm ấp đau khổ. Cái
giá của khoái lạc là đau khổ–họ muốn hạnh phúc vô tư và yên bình
của Niết Bàn tối thượng.
Xưa có một nhà tu khổ hạnh sống
yên bình trong một ngôi am. Một hôm có hai chị em nọ
đến gặp Ðạo sĩ. Họ là hai chị em kỳ lạ. Một người thì cực kỳ đẹp
đẽ, đáng yêu! Còn người kia thì cực kỳ đáng sợ vì bị cùi khắp cơ
thể. Họ luôn luôn đi bên nhau, không hề xa cách một phút giây nào. Họ
đến gõ cửa am thất. Vị Ðạo sĩ hỏi: "Ai đó?",
hai chị em đáp: "Mô Phật! Dạ chúng con là hai chị em". Ðạo sĩ
bước ra mở cửa, hai chị em đồng thưa:
"Xin Tôn Sư cho phép chúng con vào bên trong". Vị Ðạo sĩ trả lời: "Ta
muốn cô đẹp kia bước vào". Nhưng cô
đẹp liền thưa: "Xin cảm phiền Ngài cho phép hai chị em chúng con
cùng vào, cô xấu xí kia và cả con nữa. Ngài phải cho phép cả hai hoặc là
không hết". "Thật vậy sao!". Vị đạo sĩ vừa
nói vừa xách một cây gậy thật to rượt hai chị em cùng chạy mất.
Vị Ðạo sĩ muốn chẳng có người
nào thì tốt hơn. Ông quả là một nhà tu có trí tuệ, ông có kinh nghiệm
ứng xử. Nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều nhà tu thiếu bản lĩnh–trụ tướng
sanh tâm, làm đổ vỡ cơ nghiệp. Trên thế gian này chúng ta dám nói có
trên 90% cần cả hai–cái đáng yêu cũng như
cái đáng sợ, bởi vì họ muốn khoái lạc và đau khổ. Nhưng
bậc trí giả chỉ muốn khoái lạc chứ không muốn đau khổ và nếu cả
hai gắn bó không rời thì vị Ðạo sĩ buộc phải đẩy lùi khoái lạc và cũng
không ưa đau khổ. Vị đó tống xuất cả hai.
Vị đó nhập đạo tu hành, hưởng quả an vui phúc lạc tối thượng. Rút
bài học trên, chúng ta phải là một hiền giả có trí tuệ, khôn ngoan
chứ không khờ dại đam mê cả khoái lạc lẫn đau khổ. Ðiểm then chốt
là không phải tách rời cái này khỏi cái kia–cái
đẹp và cái xấu, vì khoái lạc là gốc rễ của đau khổ.
Mới nhập đạo, ta nên nương hạnh giới nên ta chọn Ðiều Thiện, khi
chứng đắc Niết Bàn, thiện ác không hai, ta quên luôn cả phương tiện.
Các sự vật trên cõi đời này nếu
được nhìn đúng thực tướng thì chúng đều là uế nhiễm mục nát. Hãy lấy một
chiếc đầu trống trơn làm ví dụ. Nhìn gương mặt có nét rất dễ thương,
nhưng nếu chúng ta cạo lớp sơn và bột đó ra
ta thấy lớp da, lột lớp da chúng ta mới thấy một chiếc sọ đang nhe răng
trông rất khiếp. Mọi người đều mang một chiếc sọ đang nhe răng khủng
khiếp trên vai mình. Bạn cứ tưởng tượng có ai dám nghĩ rằng mình
đang mang một chiếc sọ đầu lâu nhe răng
kinh hồn không? hãy tính xem có bao nhiêu người đang bị các hình dáng bề
ngoài mê hoặc và dối gạt. Các thi sĩ vốn đa
cảm trong cơn cao hứng thường mô tả sắc đẹp dậy trời của bao gương mặt.
Nhưng làm sao chúng ta biết rõ mình đang
có một chiếc đầu lâu đang nhe răng kinh khiếp như vậy? Bằng chứng ở đâu?
Bạn có thể trông thấy bất cứ phần nào của chiếc đầu lâu đang nhe răng
khủng khiếp, bạn có thể trông thấy bất cứ chiếc xương nào của chiếc sọ
hiện giờ chưa? Vâng, đó là răng. Rõ là thiên nhiên đã ưu đãi
chúng ta, nó che toàn bộ đầu sọ để dối gạt
chúng ta nhưng nó quên che bộ răng. Vì vậy bất cứ lúc nào chúng
ta cũng nhìn thấy bộ răng và lập tức ta hình dung được toàn bộ sọ người
từ răng, bởi vì răng là thành phần của sọ người.
Tôi xin kể một sự kiện có thực.
Ngày nọ có một vị Tăng ở Tích Lan. Ngài đang tu tập thiền quán gọi là
"Thiền Cốt"–quán xương–vị Tăng luôn luôn
niệm tưởng đề mục xương, xương và
không gì khác ngoài xương. Sau đó điều gì
xảy ra? trong khi Ngài đang đi kinh hành
ven khu rừng, chợt một thiếu phụ xinh đẹp
xuất hiện. Cô ta vừa mới cãi lộn với chồng và đang trên đường về
nhà cha mẹ. Cô
đi một mình với trang phục lộng lẫy xinh đẹp giống như một nữ thần ở cõi
trời. Khi trông thấy vị Tăng cô ta liền
khởi lên tà niệm trong đầu. Phần vị
Tăng vẫn chăm chú nhìn xuống theo đúng giới luật.
Vị Tăng lúc nào cũng quán tưởng đến
xương, xương và không gì ngoài xương. Bởi vì đó là đề mục thiền
quán. Cô gái đẹp cứ nghĩ mình có thể cám dỗ
được vị Tăng. Cô
bắt đầu phá cười lên để lộ hàm răng trắng đẹp. Vị Tăng đang nhìn
xuống, bỗng nghe có tiếng cười, liền ngẩng đầu lên, đối
mặt, vị Tăng nhìn thẳng vào răng của
cô ta, vị Tăng hoát nhiên hô lên "xương" và thế là Ngài chứng quả
A La Hán có nghĩa là bậc Toàn Giác. Cô
thiếu phụ đó đã rất tốt đối với vị Tăng, cô giúp Ngài đạt
được giải thoát cao tột. Cô ta quả là ân nhân của Ngài, bởi vì
nhờ cố ý cám dỗ, cô ta đã cho Ngài quả vị A La Hán. Dĩ nhiên là không
may vì điều đó không phải luôn luôn vận hành
như vậy. Chỉ có một phần triệu người chứng quả A La Hán nhờ nhìn vào bộ
răng của người khác phái. Hầu hết đều giống như thân phận của loài
cá, chúng sẽ bị bắt bởi lưỡi câu của các ngư phủ.
Câu chuyện không dừng ở đây.
Người thiếu phụ vừa đi khỏi, cô ta không nhận ra rằng chính mình đã giúp
vị Tăng đạt kết quả. Rồi thì
người chồng đến, bởi vì anh ta vừa thấy mất
vợ liền chạy theo sau. Anh ta gặp ngay vị Tăng và
hỏi, "Thưa Tôn Giả ? Ngài có trông thấy một thiếu phụ chạy ngang qua lối
này không ạ?"
vị Tăng đáp lại: "ông nào, bà nào chạy ngang qua lối này, tôi nào
có biết. Tôi chỉ thấy một nhà xương chạy ngang qua lối này".
Ðó quý vị thấy không?
vị Tăng này đã thấy sự thật. Ngài không thấy giống phái của người
nào chạy qua. Ngài chỉ chánh niệm nhìn chăm chú vào răng chứ không thấy
phần nào khác của thân và vì vậy vị Tăng đã
nói sự thật. Chúng ta phải học cách thấy như vậy và tập trung vào đề mục
thiền quán của chúng ta, nên khi bị cám dỗ, chúng ta vẫn có thể chứng đạt
mục đích cao thượng nhất. Chúng ta phải liên tục quán xét các sự vật
đúng như thực tướng của chúng. Bởi vì khi
vạn hữu được nhìn đúng như thực tướng thì chúng chỉ là thứ uế
nhiễm tanh hôi.
Có hai loại nô lệ: nô lệ tinh
thần và nô lệ vật chất, nhưng nô lệ đối với giác quan là nô lệ tệ hại
nhất trong tất cả, chỉ có bậc A La Hán hay Chư Phật mới thực sự giải
thoát. Có hai loại phong cùi. Phong cùi về tinh thần và phong cùi về thể
xác. Loại nào tệ hại hơn? Nếu có người bị giày vò đau
đớn vì bệnh phong cùi, chắc chắn vị đó
phải chạy đến Bác sĩ để xin điều trị. Nhưng trớ trêu thay người đau ốm
về chứng phong cùi "tâm linh" tức là vô minh tham ái thì không ai
chạy đến Bác sĩ tâm linh ngoại trừ những ngày sám hối, rằm, mùng một mới
đến nhờ chữa trị. Giờ đây tôi cũng đang
diều trị chứng phong cùi tâm linh bằng sự bố thí Giáo Pháp đến
quý vị.
Và
mới đây, tôi nhận được môt lá thư của một bệnh nhân cùi. Bất hạnh
thay, anh ta lại bị khổ đau cả hai chứng bệnh cùi thể xác và cùi tâm
linh. Chúng ta đang đau khổ về một chứng
phong cùi duy nhất. Còn những người bị phong cùi đơn
độc này, chịu đựng gấp hai và đang bị cô lập thật bi thảm trong
nhà thương cùi. Ðây là một bức thư trại cùi ở Johore Bahru, một em trai
bị cùi nói: Kính thưa thượng Tọa, con là một bệnh nhân cùi, vốn có học
tiếng Anh, con được vào trại này cách đây
14 năm, lúc con 16 tuổi. Con là một Phật tử, con rất mong muốn
được hiểu biết Phật Pháp nhưng con rất đau buồn mà
nói rằng con không thể tìm đâu ra một người am hiểu Phật Pháp hoặc tìm
được một quyển sách nhỏ nào để đọc trong
trại vì con không được phép ra khỏi nơì đây. Mẹ con là một Phật
tử thuần thành, bà hiểu Ðạo Phật nhờ thường xuyên
đi lễ chùa ở Singapore. Con không ở lại nhà với cha mẹ nên không
có dịp nào để học hỏi với mẹ. Ở đây cũng có
một số đồng bạn của con, chúng cũng tự gọi mình là Phật tử. Con
ngạc nhiên vì chúng hiểu đạo không hơn gì con. Chúng không hiểu những gì
mà Phật Giáo muốn nói với chúng. Chúng là Phật tử tại tâm. Chúng rất
siêng học và cầu nguyện, nhưng chẳng có người nào dạy chúng. Ðầu tiên
con cố gắng tìm kiếm địa chỉ của một người quen. Chúng con cần sách
Phật, kể cả những sách báo thường. Chúng con không có sách gì đọc trong
những lúc rảnh rỗi. Ðối với dân số trong trại này có 204 người mang bệnh
cùi, chúng con cứ gọi nhau là Phật tử mà chẳng có quyển sách Phật nào
trong tay. Qua lời thỉnh cầu mộc mạc này con xin kêu gọi Thượng Tọa từ
bi thương tưởng gởi cho chúng con một số sách về Ðức Phật viết bằng
tiếng Hoa hay tiếng Anh để thời giờ quý báu của chúng con khỏi trôi
đi
một cách oan uổng, và để chúng con có thể dùng thì giờ một cách lợi lạc
nhờ đọc sách. Hy vọng với lời thỉnh cầu kém cõi của
con sẽ được đáp ứng từ lòng bi mẫn và sự thương cảm quan tâm của
Thượng Tọa.
Kính thư.
Con xin đảnh lễ ơn đức Thượng
Tọa.
Sau khi nghe xong lá thư, quý
vị và chúng tôi phải làm gì đây? Chúng ta không có sách bằng tiếng Hoa.
Tôi nghĩ là tôi sẽ yêu cầu Hội Phật Học ở
đây soạn viết những tập sách nhỏ về Phật Pháp để chuyển vào trại
cho họ càng sớm càng tốt.
Ðến đây tôi xin giảng thêm một
khía cạnh về pháp điều phục tâm. Suốt trong chiến tranh, nhiều nơi phải
kinh hoàng vì bom đạn. Dĩ nhiên người có đạo hay không–lúc
khiếp vía cũng đều cầu nguyện gọi tên Phật, Chúa liên hồi.
Nhưng đừng quên rằng có nhiều
phương thuật để diệt trừ sợ hãi. Nếu người ta chỉ nhớ rằng chân
lý chỉ bảo vệ người làm theo chân lý, trong chiến tranh, dù sanh tử diễn
ra trước mắt nhưng những ai nghĩ đến lời
Phật dạy, giữ đúng Giới điều, vị ấy không bao giờ đau khổ, vì anh
ta tin vào quy luật nhân quả, tin vào sự nhiệm mầu của khả năng
đọc tụng các thần chú, trong tình huống xấu cũng trở thành tốt đối
với anh ta. Nếu vị đó nghĩ đến chư Thiên, vị đó
cũng không bị đau khổ. Trong số 11 điều lợi ích làm an lạc thân tâm, với
tâm từ quảng đại, vị đó không còn phải lo sợ về thuốc
độc hay gươm giáo, hay bom đạn tàn phá, vị đó bình thản trước mọi nguy
nan. Một cách khác nữa để diệt trừ sự đau đớn của cơ thể, bằng cách suy
tưởng về cái không thực của cơn đau. Phương pháp y học, người ta dùng
vài giọt ête hay thuốc gây mê có thể dập tắt cơn đau qua một cuộc giải
phẫu chính thức trong phòng thí nghiệm, khi bác sĩ phẫu thuật của đứt
tay hay chân, bệnh nhân không có cảm giác gì hết. Cái nào mạnh hơn?
Thuốc gây mê hay tâm thức? Hãy nhớ rằng đau
đớn chỉ là một niệm tưởng. Con người gồm sáu yếu tố: Ðất, nước,
gió, lửa, khoảng trống và thức. Thử hỏi cái nào trong sáu yếu tố này cảm
thấy đau. Nước cũng vậy, gió, lửa, khoảng trống cũng vậy, chỉ một mình ý
thức cảm thấy đau mà thôi. Ðất không cảm thấy đau, nước cũng vậy, gió,
lửa, khoảng không cũng vậy. Một mình ý thức cảm thấy đau thôi. Vậy thì
thức là gì? Là năng lực tâm linh. Năng lực
tâm linh là gì? Là sự chuyển động vô
rgã (khách quan). Giấc mơ là một sự kiện tâm linh, vì vậy
cuộc đời như giấc mộng. Hãy nhớ rằng sự đau
đớn chỉ là
một niệm tưởng và niệm tưởng là gì? Niệm tường là một chút năng lượng tâm
linh. Vậy tại sao ta lại phiền não về một chút năng lượng tâm linh vô
ngã đó? cho nên nếu ta nhận thức được rằng
đau đđn chỉ là
một niệm tưởng thì bất cứ khi nào bạn nhờ y sĩ nhổ răng,
đừng yêu cầu ông ta tiêm thuốc gây mê hay bất cứ loại thuốc nào
khác. Chỉ nên tiêm thuốc trí tuệ và thiền quán. Nhận thức rằng
đau răng chỉ là
một niệm tưởng. Nó chỉ là một sự kiện tâm linh. Vậy sự kiện tâm linh là
gì? Ðó là một năng lượng tâm linh nhỏ chút và năng lượng tâm linh là gì?
Là sự chuyển động vô ngã (có tính khách quan). Nếu bạn nhận ra rằng đau
đớn chỉ là một niệm tường, bạn nên ném bỏ ý tưởng đó bởi vì nó
chỉ là một niệm tưởng tạm bợ thoáng qua.
Nếu bạn không ném bỏ đi nó cũng tự động bay mất, bởi vì niệm tưởng không
bao giờ ở lại. Nó bay với tốc độ hàng triệu dặm mỗi phần nhỏ của
giây. Không may bạn lại luôn luôn bám vào những niệm tưởng đau
đớn mới và bạn đau đớn vì vô minh (thiếu trí tuệ). Hãy thiền quán
về tứ đại thì bạn sẽ không bao giờ còn bị cảm thọ về khổ nữa. Nếu bạn
thực hiện những phép thiền quán này bạn sẽ giác ngộ rằng vạn pháp đều vô
ngã, bạn liền quăng bỏ và được phần giải thoát.
Chúng ta đừng bao giờ thỏa mãn
với khoái lạc cho đến khi chúng ta đạt đến khoái lạc cao nhất đó là
Niết Bàn. Người nào chỉ thỏa mãn với khoái lạc giác quan như loài vật,
vị đó chỉ được thỏa mãn phần ít mà
thôi. Họ không giác ngộ đạo Phật–chuyển
hóa tâm thức từ khoái lạc này đến khoái lạc
khác cho đến đạt đến niềm khoái lạc
tột đỉnh. Chúng ta không nên thỏa mãn khoái lạc ở mức độ thấp hèn
của xác thịt, mà hãy tìm khoái lạc nơi sự đắc
chứng xả niệm thanh tịnh, đưa đến Niết Bàn tối thượng.
Hãy học hạnh kín đáo, luôn luôn
nhiếp tâm vào đề mục thiền định. Nhờ
liên tục tu tập thiền định như vậy, ánh
sáng chân lý sẽ bắt đầu rạng rỡ hào quang–một
vĩ nhân độc hành giữa đám đông. Chúng ta hãy nỗ lực sống một mình
giữa quần chúng. Và đây là cách
thuyết giảng mà không sợ khởi lên sự bực tức.
Trước khi khởi niệm sự thuyết
Pháp, chúng ta suy niệm như thế này: thính chúng là ai? Thính chúng là
ngũ uẩn. Và ngũ uẩn là gì? là 5 hợp thể gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành,
thức (thân xác, cảm giác, cảm nhận, rung
động và ý thức). Những uẩn này đều vô thường, khổ, vô ngã. Còn
thính chúng là ai? Thính chúng là sự trống rỗng. Không có thính chúng
nào và thính chúng biến mất, tôi cũng trống rỗng, tôi biến mất. Vậy ai ở
trong chùa? Không có ai hết. Lúc không có ai trong chùa thì không có ai
thuyết giảng cho ai hết. Rụt rè lo sợ là gì? không có ai rụt rè lo sợ
cả. Ðây là những cách thuyết giảng mà không có ai bị dao động và đây là
cách làm hoan hỷ mọi người. Do quá trình công đức vô lượng mà quý vị đã
đạt
được hôm nay, cầu mong mọi ước vọng cao đẹp của quý vị được thành
tựu viên mãn. Cầu mong tất cả thính chúng sớm đắc quả Niết Bàn tối
thượng.
Dịch giả: T.Tọa Thích Giải Thông
Phỏng dịch theo bản tiếng Anh
The light of TRUTH Của Giảng sư LOKANATHA
Do the Singapore Maha Bodhi school xuất bản.
--- o0o
---
Mục Lục|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|7
|
8
|
9
|
10|
11|
12
|
13
--- o0o ---
|
Thư Mục Tác Giả |
--- o0o ---
Vi tính : Mỹ Hồ
Trình bày : Nhị Tường
Cập nhật
ngày: 01-05-2002
|
|