.




Ánh Đạo Vàng
(In lần thứ 14)
Võ Đình Cường

HUẾ – 1999
 --- o0o --- 

Phần 10

 

Thành Ca-tỳ-la-vệ rực rỡ một thời khi Phật còn tại đấy. Nhưng sau khi đã độ cho em là Nan-đà, cho con là La-hầu-la, cho bà Da-du và nhiều người khác trong họ Thích và ngoài dân gian, Phật lại từ giã vua Tịnh-phạn đi đến những xứ ở phía Nam. Thành cũ lại trở về với vẻ tiều tuỵ của cảnh đợi chờ xưa.

Trải bốn mươi lăm năm trời, từ khi đạo nhiệm mầu bừng sáng dưới cây Bồ-đề cho đến lúc Phật nhập diệt, Ngài đi như thế, từ xứ này sang xứ khác tung vãi giống Từ bi và gieo mầm đức hạnh ra cùng xứ Ấn Ðộ bao la. Và trong bốn mươi lăm năm trời ấy, không một năm nào Ngài không theo đúng những ý định của Ngài trong việc truyền giáo.

Từ tháng tư Ấn Độ, mây dày bắt đầu đổ thành mưa nặng, gió điên cuồng sổ chạy dưới rừng sâu, cây cối gãy ngã, đường sá bị nước xoi thành suối thành hồ, sự giao thông từ xứ này sang xứ khác bị cắt ra từng đoạn trên đường rừng lở lói hoang vu... Trong ba tháng mưa lụt ấy, Ngài không đi thuyết pháp xa. Ngài lựa một tịnh xá nào gần để làm chỗ nghỉ chân cùng các đệ tử.

Mỗi ngày, khi chưa tảng sáng, Ngài đã lìa khỏi giường đi súc miệng, rửa mặt, thay y phục, rồi vào quán tưởng trong tịnh thất. Ngài dùng ánh sáng trí tuệ của Ngài chiếu cùng vũ trụ xem xét khắp nơi, rồi lại soi đến căn cơ chúng sanh, nhận biết hạng nào có thể nghe được và hạng nào chưa có thể nghe được Chân lý thâm diệu của đạo Ngài. Quán tưởng xong, Ngài hội đệ tử lại, giảng cho họ nghe một hồi, rồi dạy họ phải suy nghiệm đến những điều Ngài đã giảng trong ngày ấy. Mặt trời sắp đứng bóng Ngài mới thọ trai.

Trong lúc ấy, trên các đường đi đến tịnh xá, từ thôn xóm xa cho đến phố phường gần, dân gian lũ lượt đến đợi Ngài thuyết pháp. Sau khi đã lãnh thọ những lời châu ngọc, họ lại tản mác ra về, trong tai còn vang dội Pháp âm của đấng Toàn thiện.

Buổi chiều, tắm rửa xong, Ngài hội các tỷ kheo lại một lần nữa để giải thích tường tận những lời thuyết pháp buổi sáng mà họ chưa nhận rõ hết. Trời sẩm tối Ngài mới thôi giảng.

Ngài sống mỗi năm ba tháng trong tịnh xá như thế, đợi đến hết mùa mưa lụt để đi thuyết pháp.

Khi nắng thu hiền lành bắt đầu trở lại, các đệ tử được lệnh truyền sửa soạn hành lý ra đi. Ý Ngài dự định sẽ đi về ngả nào thì chẳng mấy chốc đã lan từ làng này sang làng khác, chạy khắp cả xứ Ấn Ðộ như một làn gió xuân. Thế là dân gian tấp nập mang xẻng cuốc ra sửa lại những đoạn đường hư nát mà Ngài sẽ đi qua. Họ lấp những đoạn bị nước xoáy, san phắng những đoạn gồ ghề, phát dọn những nhành cây hoang bổ ra đường. Và những xứ Ngài không đi ngang, dân gian khoá cửa lại, mang khăn gói lên đường đi về phía những xứ Ngài sẽ đến thuyết pháp.

Hành lý sửa soạn xong, Ngài chưa đi vội, đấng Từ bi còn đợi năm ba ngày cho những loài sâu bọ thấy nắng về, rời khỏi tổ chúng đã làm giữa đường, hoặc dưới cỏ rác trong mấy tháng mưa, để những bước chân Ngài và các đệ tử khỏi dẫm phải chúng. Vì đoàn đi theo Ngài không ít, sự dẫm nát có thể nhiều lắm nếu không phòng ngừa trước.

Khi mới ra đi thì chỉ vài trăm đệ tử, nhưng càng đi đám người tín mộ xin theo càng nhiều. Ðường hẹp không đủ chứa dòng người tin tưởng kia, họ đi lan ra cả hai bên đường tản mác dưới bóng rừng sâu. Ðêm đến, họ ngủ trong những nhà lá dựng lên với lòng thành kính của dân địa phương đối với đấng Tế độ. Nơi nào không có nhà, họ ngủ dưới những cây xoài sai trái, ngước mắt nhìn bầu trời yên tĩnh của dêm sao. Trong ấy họ thấy phản chiếu sự yên tĩnh của lòng họ bên cạnh lòng Từ bi.

 

Gần nửa thế kỷ như thế, hết xứ này đến xứ nọ, bánh xe Pháp của Ngài in dấu thiện khắp nơi. Từ Bắc chí Nam, từ Ðông sang Tây, tất cả xứ Ấn Ðộ rộng lớn, không thiếu một nơi nào Ngài không để chân đến. Và đến đâu, Ngài cũng được dân gian đổ xô ra đón rước. Họ sung sướng được xúm xít quanh Ngài như đàn con xúm quanh mẹ ở xa về. Hễ Ngài để chân vào thành nào, là ở đấy sáng rực lên một ánh sáng lạ; và mắt mọi người, từ đứa bé mới lọt lòng mẹ cho đến kẻ sắp xuống mồ long lanh đôi niềm hy vọng, trướe sự kết đọng của Từ bi và Trí tuệ.

Nhưng một hôm, ở tại thành Ba-la-nại, đức Phật đang ngồi trong tịnh xá Trúc Lâm bỗng thấy các đệ tử đi khất thực về có vẻ buồn rầu. Phật hỏi nguyên nhân. Họ quỳ xuống bạch:

– Thưa Thế Tôn, mấy ngày nay chúng con không được dân trong thành trọng đãi như trước nữa, trái lại họ còn xua đuổi mạt sát chúng con. Hình như có một bọn nào bảo họ rằng: “Ðạo của Thế Tôn không chính đáng vì đã làm cho vợ xa chồng, cha xa con, gia đình tan rã.” Và họ bắt giảng rõ tại sao phải có sự chia lìa như thế.

Phật dạy:

– Các ngươi hãy nghe đây! Xưa ở xứ Mitila có một ông vua tên Ða-nép-ca. Một hôm vua cùng đình thần đi dạo chơi ở ngoài thành, thấy hai cây xoài mọc cạnh nhau, nhưng một cây rất sai trái, và một cây cằn cỗi. Vua đến bên cây sai trái, hái một quả. Cáe quan hầu thấy thế, cũng bắt chước hái theo. Khi đi về, nhìn lại cây xoài mình đã hái, vua thấy không còn một trái nào cả, và bị gãy nát tơi bời, Ngài nghĩ: “Như thế đấy! Của quý ở đời là những mồi ngon để dục vọng xâu xé! Ngai vàng của ta đã tẩm biết bao nhiêu máu đế vương và còn tẩm máu mãi mãi, vì nó là một ngai vàng! Ta phải đi tìm những của quý mà không ai có thể cướp giật được.

Ðêm ấy, vua cải trang trốn ra khỏi thành, định vào rừng làm một kẻ tu ẩn dật. Nhưng hoàng hậu hay tin, vội đi tìm gặp lại chồng giữa đường. Ða-nép-ca không biết tính sao đành phải để vợ theo. Một hôm di đến thành phố kia, vua dừng bước lại trước một hiệu làm cung, hỏi người thợ mộc:

– Tại sao, để xem thử chiếc tên người đang bào có thẳng hay không, người phải nheo bớt một mắt?

– Bởi vì, người thợ mộc trả lời, bởi vì con mắt này thường phản trái con mắt kia và làm ta không nhận rõ những chỗ cong của chiếc tên. Còn người, sao đã làm một kẻ xuất gia cầu đạo, đã nguyện lìa bỏ tất cả đời phồn hoa, người lại đem theo bên mình một người đàn bà nữa thế? Người đàn bà đẹp đẽ đi bên cạnh người là con mắt thứ hai, không cho người nhận rõ đường thẳng để đi đến cõi thiện đấy.

Ða-nép-ca nghe xong, đi một mạch đến đầu rừng, đứng lại bẻ một nhành cây, đưa trước mặt vợ mà thề rằng: “Như nhành cây này không bao giờ còn có thể liền lại với thân cây, ta với người từ đây sẽ xa nhau mãi mãi.” Nói xong Ða-nép-ca chạy biến vào rừng.

Cái ý nghĩa xa đàn bà, bỏ gia đình là thế. Nhưng ta có bắt tất cả mọi người đều phải xa gia đình đâu? Có người tu tại gia, mà cũng có người xuất gia. Có khác nhau là, người xuất gia thì việc tu hành sẽ thuận tiện hơn người tại gia mà thôi. Vả lại trong lúc Ðạo ta mới thành lập, tất cần nhiều đệ tử xuất gia để truyền giáo; và sau này, khi ta nháp diệt, cũng cần nhiều Tăng đồ để giữ gìn Chánh pháp. Các người không nên để tâm đến những lời mắng nhiếc của hạng người si mê. Các người hãy gắng thực hành cho đúng như những câu trả lời của ông Biệt-na, khi sắp rời ta đề di sang truyền giáo ở xứ Ro-na-ba-răn-ta. Một hôm ta hỏi ông:

– Dân xứ Ro-na-ba-răn-ta có tiếng là hung ác nếu ông sang truyền giáo ở bên ấy mà bị họ mắng nhiếc, chửi rủa, thì ông đối phó cách nào?

Ông trả lời:

– Thưa Thế Tôn, nếu những người ở xứ ấy chửi rủa mắng nhiếc con, con sẽ tự bảo: “Họ đang còn hiền, vì họ chỉ nguyền rủa con, chứ không lấy tay đánh con, hay lấy đá ném vào con.

Ta lại hỏi:

– Thế họ lấy tay đánh ông hay lấy đá ném ông?

– Thưa Thế Tôn, con sẽ tự bảo: “Họ còn thương con vì họ không dùng gươm để đâm con.

– Nếu họ dùng gươm để đâm ông?

– Thưa Thế Tôn, con sẽ tự bảo: “Họ còn tốt, vì họ không đâm con đến chết.

– Nếu họ đâm ông đến chết?

– Thưa Thế Tôn, con vẫn cảm ơn họ, vì họ sẽ giải cho con thoát cái thân đau khổ.

Hỡi các tỷ kheo. Biệt-na đã trả lời ta như thế đấy! Các người hãy lấy hạnh nhẫn nhục làm gương.

 

***

 

Tám mươi mùa xuân đã qua từ ngày Phật xuất thế dưới cây Vô ưu. Bấy giờ Ngài vào hạ ở rừng Sa-la trong xứ Câu-ly cách thành Ba-la-nại chừng 120 dặm. Một hôm, Ngài phán bảo ông A-nan:

– A-nan! Ðạo ta nay đã toàn vẹn. Như xưa ta đã nguyện, nay ta đã đủ bốn hạng: ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni và nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe Pháp. Còn trong dân gian, Ðạo ta truyền khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các người mà ra đi. Vả nay ta cũng đã 80 tuổi rồi. Thân hình ta bây giờ như một cỗ xe đã mòn rã, nếu còn đi được là nhờ những sợi dây ràng rịt các bộ phận với nhau. Ta sẽ mở dây cho chúng tan rã. Thân này ta đã mượn làm xe để chở Pháp, nay xe cũng vừa mòn mà Pháp cũng đã lan khắp, ta còn nấn ná làm gì trong cái thân tiều tuy này nữa? A-nan, trong ba tháng nữa, ta sẽ nhập Nỉết-bàn.

Nghe Phật dạy, ông A-nan gieo năm vóc xuống đất, bạch:

– Thưa Thế Tôn, Ngài thường dạy rằng ai đã giác ngộ thì không thể mất đi được. Nay Thế Tôn là một bậe toàn trí, toàn năng, sao lại còn phải chịu cái luật tầm thường như thế?

Phật nghiêm nét mặt lại hỏi:

– A-nan!  Người bảo cái gì mất mà cái gì còn ? Sao người không nhận được cái gì chơn mà cái gì giả cái gì tồn tại mà cái gì tiêu huỷ? Ta đã nhiều lần dạy rằng đã có đến thì có đi, có hiệp thì có tan có sanh thì có diệt. A-nan, thân ta không khác thân mọi người; mà thân mọi người làm sao thoát ra ngoài luật vô thường được? Thân ta là giả hiệp, nó phải tan rã. Nhưng A-nan! Làm sao người thấy một làn sóng tan, người lại bảo nước không còn nữa?

Ông A-nan cũng biết như thế lắm. Nhưng ý nghĩ trong ba tháng nữa, Phật sẽ không còn tại thế để chỉ dạy cho chúng sanh, làm ông bồn chồn tâm trí. Ông đánh bạo nài xin Phật ở lại một lần nữa:

– Bạch Thế Tôn, xin Ngài hãy ớ nán lại vì rất nhiều đệ tử còn phải nhờ đến sự chỉ giáo của Thế Tôn để chứng đạo.

– A-nan ơi! Chính vì muốn để cho họ mau chứng đạo mà ta lẫn đi. Nếu chửn mẹ cứ mớm mồi mãi cho con, thì đến bao giờ chim con mới bay được? Gần nửa thế kỷ, họ quanh quẩn bên chân ta, bây giờ phải đến lúc họ rời ta để tự bước tới như đứa trẻ mới tập đi, phải có một lúc rời tay mẹ.

Tin Phật sắp vào Niết-bàn lan dần như một hơi gió thoát từ hang lạnh. Các đệ tử, đàn cừu tản mác trên cánh đồng ấn Ðộ, lục tục kéo nhau về để cùng đấng Dẫn Ðường chia ly lần cuối.

Trong mấy tháng ấy tuy thân hình Ngài đã gầy còm, mệt mỏi, Phật vẫn đi truyền giáo như thường. Nhưng Ngài không đi xa, chỉ quanh quẩn trong địa hạt xứ Câu-ly. ông A-nan thường xin Ngài hãy tịnh dưỡng trong những ngày cuối cùng của Ngài. Nhưng Ngài khoát đi mà dạy:

– Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng Từ bi của ta, Trí sáng suốt của ta có kém sút đâu? Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy phải là ngày không vô ích.

 

Một hôm, Phật đi thuyết pháp ngang một khu rừng, có một người tên là Thuần-đà, làm nghề đốt than đến quỳ trước Phật:

– Kính lạy Ngài, ở đây làng mạc không có, mà trời sắp đứng trưa, xin Ngài hãy về nhà con ở gần đây thọ trai rồi hãy đi. Con nghe Ngài qua đây nên đã đi hái một thứ nấm rất quý để dâng Ngài, xin Ngài đừng từ chối mà tủi nhục lòng con.

Phật im lặng cùng các đệ tử đi theo ông Thuần-đà. Ðến nhà, những thức ngon vị lạ đã dọn la liệt trên bàn dài, ông Thuần-đà lại bưng lên để trước mặt Phật một bát nấm, hơi lên nghi ngút.

Phật thọ trai xong, phán với các đệ tử:

– Bát nấm này độc, các ngươi hãy đem đổ đi không nên ăn.

Ông Thuần-đà kinh hãi, vật mình lăn khóc bên chân Phật. Phật dạy: “Người không nên than khóe, cũng đừng hối hận. Phải vui sướng lên, vì người đã được cúng dường bữa cơm cuối cùng cho ta. Có hai bữa ăn đáng kỷ niệm nhất, lần đầu là của nàng Tu-xà-đa cúng dường ta trước khi ta thành Ðạo và bữa cơm này, trước khi ta vào Niết bàn.”

Phật từ giã ông Thuần-đà, cùng các đệ tử ra đi Ðược một đỗi đường, Ngài nghe trong mình khó ở Phật đưa bình bát và chiếc võng cho A-nan:

– A-nan ! Hãy mang bình bát dùm ta và tìm hai cây Sa-la ở trên đồi kia, treo võng lên cho ta nằm nghỉ.

Trời chiều. Chúa sáng rút ánh nắng vàng ở phương Ðông, dồn về phương Tây. Chim bay về tổ cũ. Vài tiếng mẹ gọi con đồng vọng từ một làng xa. Trên đường rừng tịch mịch chiều hôm, lẻ tẻ rơi từng tiếng chân chậm chạp.

Phật đến bên cây Sa-la, nằm xuống võng. Ðầu Ngài trở về hướng Bắc, mình nghiêng về tay phải, hai chân tréo vào nhau. Trước mặt đấng Sáng suốt chói lọi một mặt trời tròn xoe và đỏ rực. Hoa trắng lác đác rơi dọc theo mình Ngài trên thảm cỏ xanh. Hương ở đâu bay lại, thơm ngát cả khu rừng. Ðàn khe và sáo gió, cùng nhau hoà một điệu nhạc, phò Ngài vào trong Yên nghỉ.

Nhưng đấng Từ bi chưa đi vội. Ngài sai một Tỷ kheo đi báo tin Ngài sắp nhập diệt cho các đệ tử khác và dân chúng ở rải rác trong thành Tư- xá vệ hay.

 

Trong số các người đến kính viếng, có một ông già thuộc phái Bà-la-môn, tên Tu-bạt-đà-la đến xin ông A-nan cho được đến gần Ngài hỏi đạo. Ông A-nan không cho, bảo rằng Ngài đang mệt. Nhưng Tu-bạt-đà-la cứ nài nỉ xin vào. Lời qua tiếng lại, Phật nghe được, liền bảo ông A-nan cứ để cho vào. Tu-bạt-dà-la đến sụp lạy bên chân Phật, thưa :

– Lạy đấng Sáng suốt, con thường nghe đạo Ngài rất thâm diệu, nhưng con cũng thường nghe bọn ngoại đạo bảo chỉ có đạo của họ là hợp chân lý. Như thế thì con biết tin theo ai?

Phật dịu dàng dạy:

– Người đừng tin theo ai cả. Người chỉ nên theo lý trí của người. Người hãy đem thuyết “Bát chánh đạo” của ta chẳng hạn, so sánh với những thuyết của ngoại đạo, rồi người sẽ biết nên tin bên nào mà bỏ bên nào.

Ông Tu-bạt-đà-la sụp xuống ôm chân Phật, khóc kể: 

– Ôi rộng rãi thay lời nói của đấng Từ bi! Con chưa từng nghe một đấng truyền giáo nào dạy như Ngài! Nhưng ôi! Con đến quá chậm, Ngài sắp nhập diệt rồi, con biết nhờ ai để tu tập?

Phật để tay lên đầu ông, dạy:

– Người hãy yên tâm. Ta sẽ độ cho người. Còn sự tu tập sẽ có các đệ tử ta chỉ giáo cho.

Ông Tu-bạt-đà-la là người cuối cùng được đấng Từ bi nhận làm đệ tử khi Ngài còn tại thế.

Các đệ tử những bậc vua chúa và dân gian đến mỗi lúc mỗi đông. Họ kính cẩn cúi đầu đứng quanh Ngài. Nhưng bỗng giữa bầu không khí im lặng, nấc lên vài tiếng khóc. Phật dạy:

– Ðừng ai thương tiếc ta như thế! Hãy bình tĩnh trong buổi chia ly này! Các người ơi! Các người còn nhớ những lời ta dạy chăng ? Ta thường bảo thân thể bao giờ cũng tan rã, những vật người đời yêu thương, gìn giữ tất rồi có ngày phải chia cách. Làm sao trên thế giới chuyển di, lại có vật không thay đổi? Ai tìm thấy lại được hình dáng đã vẽ trên mặt nước?

Hỡi các tỷ kheo! Ở đây các người là hạng được nghe rất nhiều giáo pháp của ta, các người phải chứng tỏ sự hiểu biết của các người bằng những cử chỉ, nhất là giữa lúc này. Bao lâu nay các người rất gần gũi với ta, trong hành động cũng như trong ý tưởng, vậy bây giờ không nên vì tình cảm hẹp hòi của các người trong một lúc mà trở thành xa lạ với ta.

Ðừng ai thương tiếc ta như thế!

Ngài gọi ông A-nan lại gần Ngài, đề tay lên đầu ông, vỗ về:

– A-nan ơi! Trong các đệ tử, ông là người luôn luôn ở bên cạnh ta, và giúp đỡ ta nhiều nhất, ông là đệ tử rất xứng đáng với ta. Trong việc truyền giáo, công đức của ông không phải nhỏ. Vậy trước khi nhập diệt, ta có lời cảm ơn ông. Từ đây trên đường đi truyền giáo, bước chân ta không còn vang dội bên bước chân ông nữa, nhưng đừng vì thế mà buồn; chúng ta dù có xa nhau cũng chỉ ở hình dáng chứ còn tâm ta vẫn hoà nhịp với tâm ông trong cái đạo rộng lớn. Ông hãy tu tập để nhận rõ chân tâm, rồi sẽ gặp ta ở mọi chỗ. Thôi ông hãy đứng dậy!

Phật nhìn ra, hỏi đại chúng:

– Ở đây có ai không hiểu hay còn nghi ngờ điều gì về giáo lý của ta thì cứ hỏi, ta sẽ trả lời. Ðừng để khi ta nhập diệt rồi lại ân hận là không còn ai để giảng giải.

Mọi ngườỉ đều im lặng nhìn nhau. Phật lại bảo:

– Nếu các người vì sợ làm mệt ta, hay vì nể ta mà không dám hỏi thẳng thì hãy bàn bạc cùng nhau, khi nào không thể giải quyết được, ta sẽ giúp cho.

Nhưng đại chúng vẫn im lặng. Ông A-nan bạch:

– Kính bạch Như Lai! Ðạo Ngài sáng tỏ như mặt trời. Những lời Ngài dạy cặn kẽ từng gang tấc! Những điều đáng nói, Ngài đã dạy cho hết cả rồi chúng con không còn điều gì nghi ngại nữa. Duy, chúng con xin Ngài dạy cho biết sau khi Ngài nhập diệt rồi, chúng con phải làm những lễ nghi gì để cho xứng với thi hài của một đức Phật?

Phật dạy:

– “Các người đừng bận tâm đến việe ấy. Các người hãy chuyên tâm đến sự giải thoát của các người. Đấy là một cách sùng bái ta.

Hỡi những ai vì hoàn cảnh mà không thể xuất gia, các người hãy luôn luôn nhớ đến đạo ta! Phải tinh tấn mãi mãi để thoát ra khỏi lưới dục vọng mà chứng Ðạo!

Này, các người phải tự thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Các người hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác! Ðừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác!

Các người làm như thế là biết ơn ta, là nhớ tưởng đến ta. Và hỡi các Tỷ kheo! Các người có thêm một bổn phận là truyền đạo ta, thay ta để đưa đường chỉ lối cho mọi người. Các người phải tìm hiểu đến cùng tột những nghĩa lý sâu xa, mầu nhiệm của giáo pháp ta để làm lợi lạc cho chúng sanh! Các người phải luôn luôn vượt lên những trở lực để mãi mãi truyền thừa Ðạo ta cho đến vô cùng tận.

Nếu các người để cho đạo Giải thoát của ta suy tàn, ấy là các người mất ta, và các người sẽ làm mất các người!

Nếu các người vẫn trung thành với những lời dạy của ta, ấy là các người nhớ ơn ta, ấy là các người tôn sùng ta. Nếu các người làm cho đạo Từ bi của ta mỗi ngày một thịnh mãn, ấy là các người gần ta, và ta sẽ luôn ở bên cạnh các người.

Này các Tỷ kheo! Các người đừng nghe dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý báu. Chỉ có chân lý của Ðạo ta là bất di bất dịch.

Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta!”

 

 

Ngài nhập định, rồi vào Niết-bàn.

Sao mai vừa mọc. Nhưng trời đất bỗng tối tăm, mọi vật lặng yên. Sự sống ngừng lại. Chìm lặng, chìm lặng khắp nơi.

Nhưng lập loè xa xa một ánh sáng. Rồi hai, rồi ba, rồi năm, rồi mười, rồi một trăm, một ngàn, một vạn, ôi! rồi hằng sa ánh sáng của những ngọn đuốc soi đường cho những tín đồ đến chậm, chiếu sáng rực cả khu rừng, cả vòm trời, cả tám hướng, mười phương...

Và trong đêm lặng lẽ trời khuya, nổi lên, nổi lên dần, rồi ngân cao, ngân cao lên mãi, lời tụng kinh nồng đượm tín thành của từng ngàn đệ tử, phụ hoạ theo với từng vạn tín đồ. Lời tụng kinh nồng đượm tín thành vượt lên mấy từng trời, phò đấng Từ bi vào Niết-bàn huyền diệu...

Và từ đấy cứ lan dần, lan dần ra mãi...
   
Viết xong ngày 15 tháng 3 năm 1945 tại Huế.

 

 --- o0o ---

Mục lục | Giới thiệu | Lời bạt
Phần 01| Phần 02 | Phần 03 | Phần 04 | Phần 05
Phần 06 | Phần  07 | Phần 08 | Phần 09 | Phần 10

 --- o0o ---

Vi tính : Mỹ Hồ
Cập nhật ngày: 01-05-2002

 

Nguồn: www.quangduc.com

Về danh mục

课程表鼓励孩子的话 CẠæˆåšæ năm điều Mách bạn địa chỉ quán cơm chay ngon ในรายาใ 8คมนา Dấu hiệu và một số cách phòng tránh 佛观音 สโตร ส รา 義交 æåŒ ç½ åˆ¹å ³ Gio Do Co xuan Khi An 生日快乐 mua lu lai tran ve phật tử trên bước đường tìm 积极向上的名言警句 賴志顏 æˆ å šæ nhà hÓng 白骨观 危险性 佛语不杀生 丢失菩提心的因缘 ブッダの教えポスター ç æŒ 河南有专属的佛教 nhà chua hoe nhai duc Nắng Mộng äºçæˆçæˆ 倓虚法师 thanh 护法 thuc เพรงดนต ฟ vÃƒÆ 刘德华的信仰 激安仏壇店 tu 高級 霊園