NHỮNG
TRUYỆN DUYÊN KHỞI
TRONG LUẬT
NGŨ
PHẦN
Lược thuật: Phước
Thắng
Hiệu đính:
Thích Đỗng Minh
Chú thích: Tâm Nhãn
--- o0o ---
Phần 1
A. - Giá trị của
việc kiết giới.
Vua Ba-tư-nặc lấy tên người Bà-la-môn Tỳ-lan-nhã phong ấp cho ông ta là“Ấp
Tỳ-lan-nhã”2.
Ngoài ấp này không xa, có một khu rừng vắng, ở đây tàng cây đan phủ lên nhau làm
thành một khu nhà xanh thoáng rộng. Ðức Phật cùng với đại chúng 500 Tỳ-kheo từ
nước Tu-lại-bà3
đến ngụ ở đây. Lúc bấy giờ là đầu mùa Hạ. Từ lâu, Bà-la-môn Tỳ-lan-nhã rất
ngưỡng vọng bậc Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế
gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự, Thiên nhơn sư, Phật Thế Tôn này. Nay cơ hội
Phật đến với ông ta đã trở thành hiện thực. Lập tức, Tỳ-lan-nhã cùng với quyến
thuộc 500 người, tiền hô hậu ủng trực chỉ đến khu rừng này. Còn xa, ông đã trông
thấy Phật, với ánh sáng đặc thù của Ngài làm cho rừng cây sáng rỡ lên. Ông ta
liền xuống xe đi, thẳng về phía đức Phật. Trước Phật, ông ta cung kính chào hỏi:
- Lành thay! Xin được bái kiến Phật.
Ông lui lại rồi ngồi sang một bên.
Thuyết pháp là điều lợi ích to lớn đối với bất cứ ai đến với Phật. Bà-la-môn
Tỳ-lan-nhã vô cùng hoan hỷ sau khi nghe Phật thuyết pháp. Ðể đáp lại, ông ta
thưa:
- Nguyện xin Phật và Tăng nhận lời thỉnh của con đến ấp an cư 3 tháng để con
được cúng dường.
Ðức Phật bảo rằng:
- Chúng của tôi thì đông, mà lòng tin của ông
có khác, cách nhìn của ông có khác, niềm vui ở cách tôn thờ của ông có khác,
liệu có thích hợp được chăng?
Người Bà-la-môn bạch Phật:
- Con, tuy lòng tin có khác, cách nhìn và niềm vui có khác, song đối với chúng
đông đảo của Thế Tôn thì không có vấn đề gì.
Ba lần Tỳ-lan-nhã thưa thỉnh như vậy, đức Phật mới nhận lời. Sau khi nhiễu quanh
bên phải Phật ba lần, ông ta cáo từ trở về ấp.
Lời thề của ma Ba-tuần4
còn đó, cho nên việc Bà-la-môn Tỳ-lan-nhã quay trở về với Phật, là một thất bại
cho ma nên chúng quyết ngăn chận thất bại này bằng cách làm mê hoặc Tỳ-lan-nhã
quên hẳn lời mời thỉnh kia. Năm thứ vui hoan lạc ở đời được ma Ba-tuần hóa thân
vào trong đó đã làm sơ tâm của Tỳ-lan-nhã nhanh chóng thối hóa. Bao nhiêu việc
ông cho sắm sửa đầy đủ cho ba tháng an cư của Phật và Tăng được đóng lại bằng
lệnh ngặt sau đây: “Nay ta cần vui hưởng ba tháng nơi hậu cung, việc bên ngoài
dù hay, dở, tốt, xấu cũng không được báo cáo”.
Mùa an cư năm ấy, đức Phật và Tăng an cư trong rừng núi phía Bắc thành ấy vì
quanh khu vực rộng lớn này không có một ngôi tịnh xá, giảng đường nào. Cái mà ma
Ba-tuần nắm được là Thiên không thời, Ðịa không lợi, Nhân không hòa. Trời thì
nắng như thiêu đốt, đất đai khô cằn, hoa màu chết sạch, người thì người của
Bà-la-môn, kể cả Tỳ-lan-nhã đã bị nhận chìm trong thú vui hoan lạc. Cho nên ma
Ba-tuần hoan hỷ trong ý đồ của mình. Không nơi đâu Tỳ-kheo khất thực được, cái
đói của chúng Tăng càng lúc trở thành nguy kịch. Nhưng vào cao điểm ấy, các
Tỳ-kheo gặp người chủ buôn ngựa, chủ đàn ngựa 500 con. Ông ta đưa ngựa về ấp
Tỳ-lan-nhã để dưỡng sức, tránh cái nóng chết người cũng vào thời điểm Phật và
đại chúng Tăng đến khu rừng kia. Ông ta có lòng tin Phật rất sâu đậm, trước sự
trầm mặc của Tỳ-kheo khất thực, người chủ buôn ngựa thưa:
- Tôi có loại lúa cho ngựa ăn, nếu quí thầy có thể dùng được thì tôi bớt nửa
phần, một thăng xin biếu quí vị, chắc có thể nuôi sống mà hành đạo.
Các Tỳ-kheo nói:
- Ðức Phật chưa cho phép chúng tôi ăn phần lúa của ngựa. Ðược phép hay không
được phép, chúng tôi phải bạch lên Phật.
Ðức Phật cho tập hợp chúng Tỳ-kheo. Ngài đề cao và khen ngợi hạnh thiểu dục, tri
túc. Trước Tỳ-kheo, Ngài ngõ lời rằng:
“Từ nay về sau cho phép ăn phần lúa của ngựa”. Và lời này về sau trở thành lời
của Luật để đời sau khéo vận dụng tùy hoàn cảnh.
Tôn giả A-nan nhận phần lúa của Phật rồi nhờ người làm bún cúng dường Thế tôn.
Còn các chúng Tỳ-kheo khác thì tự giã, nấu lấy để ăn.
Trước hoàn cảnh này, từ nơi vắng lặng, Tôn giả Mục-kiền-liên tư duy điều này:
“Hiện trong nước này việc khất thực khó được, ta nên cùng các vị có thần thông
đến xứ Uất-đơn-việt5
lấy thức ăn bằng lúa gạo tự nhiên6”.
Sau đó, Tôn giả bạch lên đức Phật ý nghĩ ấy, Ðức Phật liền đặt lại vấn đề:
- Riêng thầy thì được rồi, còn đối với Tỳ-kheo phàm phu không có thần thông thì
giải quyết sao đây?
- Con sẽ vận dụng thần lực của con tiếp giúp cho họ.
- Tôn giả Mục-kiền-liên thưa.
Ðức Phật nói ngay:
- Ðừng, đừng làm như vậy, thầy tuy có được thần lực nhưng đối với các phàm phu
đời tương lai thì giải quyết sao đây?
Với lời dạy này, trong tư thế sâu lắng, đức Thế Tôn phủ nhận ý kiến của Tôn giả
Mục-kiền-liên...
Riêng đối với Tôn giả Xá-lợi-phất, cũng trong chỗ vắng lặng, bao vấn đề được đặt
ra và cũng nhân dịp này, Tôn giả đến trước Phật tác lễ để hỏi những điều mà Tôn giả nghĩ suy:
- Bạch Thế Tôn, chư Phật đời quá khứ, vì sao có đức Phật phạm hạnh thì Phật pháp
không lâu dài? Có đức Phật phạm hạnh thì Phật pháp lại bền vững?
Nắm ngay câu hỏi, đứùc Phật hết lời khen ngợi Xá-lợi-phất:
- Lành thay! Lành thay! Ðiều suy nghĩ của thầy rất sâu sắc, câu hỏi của thầy
cũng thật hay. Này Xá-lợi-phất! Ðức Phật Duy-vệ7,
đức Phật Thi-khí, đức Phật Tùy-diếp phạm hạnh nhưng Phật pháp không dài lâu, còn
với đức Phật Câu-lâu-tôn, đức Phật Câu-na-hàm Mâu-ni, đức Phật Ca-diếp phạm hạnh
nhưng Phật pháp lại bền vững.
Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi:
- Kính bạch Thế tôn, vì sao lại xảy ra sự việc không đồng bộ như vậy?
Ðức Phật bảo Xá-lợi-phất rằng:
- Vì ba đức Phật trước chỉ nói Chánh pháp rộng rãi cho đệ tử nghe, nhưng không
kiết giới Ba-la-đề-mộc-xoa8,
nên sau khi Phật và đệ tử vào Niết-bàn, các đệ tử bao gồm nhiều chủng tộc xuất
gia mà Chánh pháp vẫn nhanh chóng chấm dứt. Ðiều này giống như nhiều loại hoa
rải lên bàn, đem đặt nơi chỗ trống, gió từ bốn hướng thổi đến, hoa bay theo gió
vung vãi đó đây. Lý do là vì hoa không có dây xâu buộc lại với nhau. Cũng vậy,
Xá-lợi-phất! Ba đức Phật trước, Chánh pháp tuy thuyết rộng cho đệ tử nghe mà
không kiết giới, không nói Ba-la-đề-mộc-xoa cho nên Chánh pháp không kéo dài
lâu.
Này Xá-lợi-phất! Còn đức Phật Câu-lâu-tôn, đức Phật Câu-na-hàm, đức Phật
Ca-diếp, các Ngài nói Chánh pháp rộng rãi cho đệ tử nghe, giống như các loại hoa
được sợi chỉ xâu kết lại, dù có để lên bàn, đặt nơi chỗ trống, gió bốn hướng
thổi đến cũng không làm cho hoa bay tứ tản. Ðược vậy, chính là nhờ sợi chỉ xâu
buộc, kết giữ nó lại. Cũng như vậy, này Xá-lợi-phất, do ba đức Phật sau đã vì đệ
tử nói pháp rộng và kiết giới Ba-la-đề-mộc-xoa nên phạm hạnh được bền vững.
Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật:
- Kính bạch Thế tôn, nếu vì lý do như Ngài dạy mà phạm hạnh không kéo lâu dài
thì cúi xin đức Thế tôn hãy vì các đệ tử kiết giới, nói Ba-la-đề-mộc-xoa. Nay
phải chăng việc này là đúng lúc?
Ðức Phật dạy:
- Thôi đi! Ta tự biết khi nào là đúng lúc. Này Xá-lợi-phất, trong chúng thanh
tịnh của Ta, chưa có và cũng chưa hề có xảy ra vấn đề gì, kẻ thấp nhất cũng đắc
quả Tu-đà-hoàn, đủ chứng minh sự trong sạch, thanh tịnh đối với chúng của Ta rồi
vậy. Các đức Như Lai chưa bao giờ kiết giới cho hàng đệ tử khi mà các pháp hữu
lậu chưa phát sinh. Trong chúng của Ta đây, chưa có ai ỷ mình là đa văn mà sinh
các lậu hoặc. Chưa hề có ai mang tiếng vì lợi dưỡng, chưa hề có người nào có
nhiều ham muốn, chưa hề có người hiện thần túc làm cho trời, người thấy cái sở
đắc tri thức ấy. Vì vậy mà không phát sinh các lậu hoặc.
Lúc bấy giờ ba tháng an cư đã mãn, Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan:
- Ông và tôi cùng đến chỗ Tỳ-lan-nhã.
A-nan y phục trang nghiêm theo hầu Phật. Ðang vui hưởng 5 thứ dục lạc ở trên lầu
cao, bỗng Tỳ-lan-nhã giật mình, nhìn xuống thì thấy đức Phật và A-nan đã đứng
trước cửa ngõ dinh thự. Ðiều gì ông ta quên bẵng, giờ thì sực nhớ lại hết, ông
vội vã xuống lầu, ra tận cửa đón rước Phật vào nhà. Ông đích thân lau lại tòa
ngồi rồi mời Phật an tọa. Liền đó Tỳ-lan-nhã đảnh lễ Phật, năm vóc đặt xuống sát
đất, ông tự hận trách mình rằng:
- Con là người ngu si, đã thỉnh Phật an cư mà không cúng dường. Không phải con
không có tấm lòng tha thiết, cũng không phải thiếu phương tiện, mà chỉ vì con bị
vong thân trong mê mờ, nên đánh mất luôn trí nhớ đáng tiếc kia. Con cúi mong đức
Thế Tôn nhận cho con sự sám hối này.
Ðức Phật dạy:
- Ông quả là ngu si, thỉnh Phật và Tăng mà không cúng dường. Ông sám hối là điều
hợp lý. Nay tôi và chúng Tăng nhận sự sám hối này của ông.
Ðức Phật bảo:
- Trong Thánh pháp của tôi, người biết sám hối thì pháp lành được tăng trưởng.
Người Bà-la-môn lại bạch Phật rằng:
- Nguyện xin Phật và Tăng lưu lại đây một tháng để con được cúng dường.
Ðức Phật không nhận lời, lại có lời dạy:
- Ông là người Bà-la-môn, lòng tin của ông có khác, nhận thức của ông có khác,
nhưng ông đã nói lên được tấm lòng như vậy, tức là thỉnh Phật rồi, chính đây là
sự kiện lớn.
Bà-la-môn Tỳ-lan-nhã ba lần thỉnh mời như vậy, nhưng Phật đều không nhận lời,
Ngài nói:
- Tôi đã an cư nơi đây ba tháng, nay cần đi du hóa, không thể ở lại được.
Người Bà-la-môn lại tha thiết bạch Phật:
- Thôi thì cúi xin Thế Tôn nhận cho con bữa cúng dường tiễn đưa vào ngày mai.
Ðức Phật im lặng trước lời mời này, nghĩa là Ngài nhận lời mời.
Buổi sáng hôm ấy, việc thiết lễ cúng dường Phật và Tăng chúng, Tỳ-lan-nhã cho
sắp đặt hết sức trân trọng, từ tấm lòng mình cho đến mọi thứ vật phẩm. Ðến giờ,
ông cung thỉnh Phật và Tăng ngồi vào chỗ ngồi được thiết đặt cực kỳ tôn kính,
nhất là tòa ngồi của Phật. Ông tác bạch cúng dường, sau đó ông đích thân hầu hạ
Phật và Tăng dùng bữa cúng dường một cách chu đáo. Ngay sau việc thọ dụng cúng
dường vừa dứt, người Bà-la-môn liền dâng cúng lên Phật bốn trương kiếp-bối
9
và một đôi giày, còn chúng Tăng mỗi vị 2 trương kiếp-bối và một đôi giày. Việc
cúng dường này xảy ra là lần đầu tiên nên chúng Tăng không biết xử lý như thế
nào? Các Tỳ-kheo bạch Phật, hỏi Ngài vấn đề thọ nhận này.
Nhân sự việc này, đức Phật lại hết lời khen ngợi hạnh thiểu dục, tri túc, đề cao
giới, khen ngợi người trì giới, rồi bảo các Tỳ-kheo:
- Nhân sự cúng dường của Tỳ-lan-nhã, từ nay về sau cho phép nhận vật phẩm an cư.
Về phía người Bà-la-môn, lòng ông vô cùng mừng rỡ, phấn chấn. Ông Sa-lấy một
chiếc ghế nhỏ ngồi đối diện với đức Phật, ông lắng nghe đức Phật thuyết kệ sau
bữa cúng dường này:
Tất cả sự thờ cúng
Thờ lửa
10
là hơn hết
Mọi học thuyết khác nhau
Tá-bà-đế(?) cao nhất.
Trong tất cả hạng người
Vua Chuyển luân hơn cả
Nước trong mọi dòng chảy
Nước biển cả nhiều hơn.
Mọi nguồn sáng chiếu rọi
Nguồn trời, trăng sáng nhất
Phước cả thế gian này
Ruộng phước Phật nhiều nhất.
Tiếp theo kệ, Thế Tôn thuyết pháp. Ngài chỉ bày sự tu tập và sự lợi ích to lớn
của nó. Người Bà-la-môn Tỳ-lan-nhã vô cùng hoan hỷ.
B. Cạm bẫy thế
tình
Rời ấp Tỳ-lan-nhã đi về nước Tăng-già-thi
11,
đức Phật và Tăng du hóa khắp nước này, sau đó đến Tỳ-xá-ly12.
Ðoàn dừng ngụ nơi giảng đường Trùng Các13,
bên bờ sông Di Hầu14.
Tại đây, bốn chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di cùng Quốc vương,
Ðại thần, Sa-môn, Bà-la-môn cúng dường, cung kính, tôn trọng, tán thán Ngài.
Ngày ấy, tại giảng đường Trùng Các, đức Phật thuyết pháp. Trong rừng người thính
giả có các Trưởng giả ấp Ca-lan-đà, và người con của Trưởng giả Ca-lan-đà là
Tu-đề-na15
đang chăm chú lắng nghe lời pháp của Phật. Càng nghe, Tu-đề-na như càng bị cuốn
hút, niềm vui trong Tu-đề-na cứ lớn lên dần và Tu-đề-na có sự liên hệ rằng: “Hễ
là người tại gia thì bị ân ái ràng buộc, không thể trọn đời tu phạm hạnh16
được. Xuất gia không bị dính mắc, đắm chìm, giống như hư không. Nay ta đâu có
thể đặt lòng tin vào gia đình, phải xuất gia tu đạo mà thôi”.
Ngay sau khi hội chúng ra về, Tu-đề-na vội đến gặp Phật. Trước Phật, Tu-đề-na
đảnh lễ sát chân Ngài và đem ý nghĩ trên bạch lên Phật, rồi bày tỏ ý muốn xuất
gia, Tu-đề-na thưa:
- Kính bạch Thế Tôn! Nay con đã nhận thức được lời dạy của Ngài nên muốn xuất
gia, cúi xin Ngài nhận cho con được xuất gia thọ giới.
Ðúc Phật dạy:
- Tốt lắm! nhưng cha mẹ của con đã cho phép hay chưa?
- Dạ thưa, chưa được phép! -Tu-đề-na kính cẩn đáp.
Ðức Phật dạy:
- Theo pháp của Phật, cha mẹ không cho phép thì không thể nhận vào đạo.
Tu-đề-na liền bạch Phật:
- Nay con xin trở về để xin phép cha mẹ.
Ðức Phật dạy:
- Con nên thực hiện điều này.
Tu-đề-na nhiễu quanh bên phải Phật ba vòng rồi trở về nhà. Trước cha mẹ,
Tu-đề-na trình bày lý do như trên và xin cha mẹ xuất gia. Cha mẹ anh ta liền gạt
ngay với lời lẽ thuyết phục rằng:
- Thôi đi Tu -đề-na! Con đừng nói điều đó. Trước đây cha mẹ không có con, phải
cúng tế, cầu khẩn Thần kỳ mới sinh được con. Con là đứa con duy nhất của cha mẹ,
tình thương của cha mẹ đối với con quá ư sâu nặng, dù chết cũng không muốn xa
nhau, huống chi phải sống xa biền biệt. Nhà mình nhiều của cải, vàng bạc, châu
báu, con cứ tu phước theo ý con, với đời tận hưởng thú vui, con không phiền phải
xuất gia để lòng thương của cha mẹ bị tan nát.
Dù vậy, Tu-đề-na vẫn không nghe. Ba lần anh ta xin, ba lần bị cha mẹ cương quyết
từ chối. Vì thế, anh lập lời thề rằng: “Nếu không được xuất gia, dứt khoát không
bao giờ ăn uống. Ðối với nguyện này, thà ta chết còn hơn chạy theo cái sống”.
Nhịn đói đến ngày thứ sáu, anh nghe được lời khuyến dụ lần lượt của thân tộc, họ
hàng, bè bạn như vầy: “Cha mẹ anh chỉ có một mình anh là con, tình thương đối
với anh rất sâu nặng, chết còn không muốn xa lìa, huống chi sống phải xa cách
nhau. Nhà anh quá giàu có, anh có thể gieo trồng phúc đức. Ðạo là do nơi tâm chứ
đâu ở nơi hình thức áo quần, hà tất anh phải sống cực khổ, thương đau làm ngược
lại ý của cha mẹ!”.
Thân thuộc, bè bạn ba lần khuyến dụ như vậy, song Tu-đề-na vẫn điềm nhiên im
lặng không nghe, không trả lời.
Dù thất bại, song mọi người thân cũng tìm ra được giải pháp có lợi cho Tu-đề-na,
mà về lâu về dài cũng có lợi cho cha mẹ anh ta. Trước cha mẹ Tu -đề-na, bà con
cảm động nói:
- Theo nhận xét của chúng tôi, thì không thể thuyết phục làm lay chuyển được
Tu-đề-na. Tốt hơn, ông bà nên cho phép Tu-đề-na xuất gia. Thời gian sẽ cho thấy
điều này: “Người không vui sống với đạo ắt sẽ quay về”, ngày ấy không xa. Ðã
trên sáu ngày tuyệt thực rồi, mạng sống của Tu-đề-na mong manh lắm, cùng lắm vài
hôm nữa là phải đem đi vất thôi, mặc cho chim quạ, cọp beo tranh nhau xơi tái.
Ðạo làm cha, làm mẹ sao nỡ nhẫn tâm trước thảm cảnh này sao? Hỡi ông bà!
Nghe thế, cha mẹ Tu-đề-na ngậm ngùi nuốt lệ, nghẹn ngào nói:
- Ðành phải chấp nhận cho con tôi xuất gia tu phạm hạnh, song điều cần thiết là
làm sao phải có thời gian con tôi trở về nhà, để chúng tôi được thăm nó.
Ðiều chấp nhận này không những làm cho thân tộc, bạn bè nhẹ nhõm vui mừng, mà
còn làm cho Tu-đề-na mãn nguyện. Sau khi nghe tin vui từ bà con truyền đạt,
Tu-đề-na quay trở về nhà. Một lần nữa trước cha mẹ, Tu-đề-na tha thiết xin:
- Nay con xin cha mẹ cho phép con đến với đức Phật, xuất gia tu đạo.
Cha mẹ anh ta nước mắt chảy ròng, nghẹn ngào nói:
- Cha mẹ đồng ý cho con xuất gia tu phạm hạnh, song quan trọng con đừng quên về
nhà thăm cha mẹ.
Tu-đề-na bái từ cha mẹ, rồi đến chỗ đức Phật. Tu-đề-na đảnh lễ sát chân Thế tôn
và bạch:
- Kính bạch Thế tôn! Cha mẹ con đã cho phép rồi, cúi xin Ngài cho con xuất gia
thọ giới.
Ðức Phật dạy:
- Lại đây, lành thay Tỳ-kheo, tu các phạm hạnh. Vì điều thiện, Ta thuyết pháp để
đoạn trừ các khổ ách.
Sau khi nghe Phật thuyết giáo, tóc, râu Tu-đề-na tự rụng, thân khoác áo Cà-sa,
tay bưng bình bát, trở thành Sa-môn, đắc giới Cụ túc.
Trở thành Tỳ-kheo, Tu-đề-na rất mực tinh tấn... Thời gian trôi qua chưa được bao
lâu, nhân gặp lúc mất mùa, nạn đói xảy ra, các Tỳ-kheo khất thực không nhận được
sự cúng dường. Trước hoàn cảnh này, trong chỗ thanh vắng, Tỳ-kheo Tu-đề-na nảy
ra ý nghĩ: “Hiện nay mất mùa, khất thực khó lòng ai cho. Nơi quê nhà ta, thức ăn
lại dư dật, ta nên đưa các Tỳ-kheo về lại bổn ấp để được cúng dường tu phước,
cũng là cơ hội để độ dòng họ ta”. Ý niệm tốt này, sau đó được Tu-đề-na thực
hiện.
Tại quê nhà, Tỳ-kheo Tu-đề-na cùng các Tỳ-kheo khác trú ngụ trong rừng cây. Hay
tin này, cha mẹ Tu-đề-na hối thúc người con
dâu của mình rằng:
- Này con! Con hãy trang điểm lại sắc đẹp, đẹp hơn ngày nào. Sắc đẹp mà con ta,
Tu-đề-na ngày trước đắc ý nhất, con hãy trang sức thật lộng lẫy.
Nghe theo lời cha mẹ chồng, con dâu làm đẹp tấm thân mình, sắc đẹp của cô dâu
bỗng sáng lên rực rỡ. Cô ta cùng với cha mẹ đến khu rừng Tỳ-kheo đang trú ngụ.
Sau lời thăm hỏi đón chào, Tu-đề-na phải nghe những lời này của cha mẹ:
- Tại sao con lại hủy thân mình nơi rừng sâu thế này? Con có thể bỏ đạo trở về
nhà tu thiện được chứ?
Tu-đề-na ôn tồn thưa với cha mẹ:
- Con không thể bỏ đạo, trở về nhà sống đời sống thấp hèn như vậy!
Ý chí sắt son kiên định này đã đẩy lùi ba lần khẩn khoản thuyết phục của cha mẹ.
Cha mẹ đành ngậm ngùi đưa con dâu ra về. Song, nghĩ đến cái gia nghiệp kếch xù
không ai thừa kế, cha mẹ Tu-đề-na cương quyết giành giật lại Tu-đề-na bằng mọi
mánh khóe, trong đó yếu tố tham ái là phương án trí mạng được thực hiện một cách
quyết liệt.
Tính theo nguyệt thủy17,
con dâu của ông bà Trưởng giả Ca-lan-đà, biết được chu kỳ “không an toàn” của
mình, cô ta liền đem “bí quyết” này thưa với cha mẹ, bà mẹ chồng vui vẻ nói: “Ðó
là thời kỳ con có thể thụ thai”.
Cũng với sắc đẹp ấy, cũng với ý đồ ấy, cha mẹ và con dâu dẫn nhau đến thăm
Tỳ-kheo Tu-đề-na. Tu-đề-na lễ phép lắng nghe điệp khúc này của cha mẹ:
- Tại sao con lại hủy hoại tấm thân con nơi rừng cây này? Tại sao con phải chấp
nhận gió sương, đói khát, lạnh lẽo, khốn khổ này? Nhà ta giàu có, thiên hạ đều
biết khắp. Chỉ riêng Ta làngười đứng đầu về số châu báu được tích lũy, huống chi
là của cải của cha mẹ gộp lại thì vô số, chẳng ai có thể sánh kịp. Con hãy trở
về nhà, tha hồ tu thiện. Hiện tại, với đời thụ hưởng lạc thú, về sau lại hưởng
cả phúc đức.
Tu-đề-na ôn tồn thưa với cha mẹ rằng:
- Như chỗ con biết thì ngũ dục làm tổn hại đến đức, hoan lạc chỉ trong chớp
nhoáng mà ưu khổ thì lại kéo dài mãi, con không vì thế mà bỏ tu phạm hạnh.
Ðiểm mạnh là thế, và cha mẹ Tu-đề-na hiểu rõ điểm mạnh này của con mình, song
bao điều kinh nghiệm của cha mẹ cũng biết rõ chỗ yếu kia. Cha mẹ Tu-đề-na quyết
liệt đánh vào chỗ yếu ấy với lời lẽ rất biện
chứng:
- Con là con của ta, nay theo dòng họ Thích đó là đạo trái với ta, đâu còn lời
để mà nói. Nghiệt một nỗi, Tổ tiên ta dứt đi người thừa kế, nghĩa tình này nặng
lắm con ơi! Theo luật nước, không có người thừa kế thì toàn bộ tài sản thuộc về
nhà quan. Cha mẹ đã chuẩn bị cả rồi, con đâu biết rằng tất cả kỳ vọng đều đặt
nơi con, là người kế tục dòng họ. Con hãy nghĩ kỹ điều này! Cha mẹ đã nói hết
lời rồi đó!
Trước lời khẩn khoản thống thiết của cha mẹ, tâm đạo Tu-đề-na dao động như tảng
đá núi đỗ nhào, nước mắt tuôn trào. Tu-đề-na coi đây như một điều lệ chấp nhận
nên cùng với “bổn nhị”18
quay trở về với ngôi nhà cũ. Ngôi nhà của nghĩa tình chồng vợ. Nơi đây, Tu-đề-na
quay trở lại với điểm gốc trầm luân, ba lần hành dâm.
Trong bối cảnh này, liền có Thần giáng hạ từ cõi trời Ðâu Suất, vị trời Ðại oai
đức này mạng chung, đậu vào thai.
Lúc bấy giờ, Ðiïa thần báo với thần Hư Không rằng: “Con trai của Ca-lan-đà, ở
trong chúng Tăng là người chưa từng sánh, lại làm cái việc chưa từng có”. Hư
Không thần báo cho Tứ Thiên Vương. Tứ Thiên Vương báo cho Ðao Lợi Thiên và lần
lượt báo cho nhau, lên đến trời Phạm Thiên...
Ngày tháng qua mau, vợ Tu-đề-na đủ tháng sanh con trai, thông minh tuấn tú, đặt
tên là Tục Chủng19.
Lớn lên, Tục Chủng xuất gia tu hành chứng A-la-hán.
Về phía Tu-đề-na, một khi đã phạm phải điều ác rồi thì sống trong mặc cảm, suy
nhược, hối trách, nghe rõ tiếng nói của chính mình: “Nay ta đánh mất đi điều lợi
ích. Tại sao xuất gia trong Chánh pháp của đức Phật mà không tu phạm hạnh một
cách trọn vẹn, để rồi phải tiều tuỵ, xanh xao, mất hết khí lực thế này?!”.
Thế rồi, qua việc tâm tình vặn hỏi của các Tỳ-kheo khác. Tu-đề-na thổ lộ sự thật
rằng:
- Tôi đã cùng với “bổn nhị” làm hạnh bất tịnh.
Trước sự thật này, Tăng nghiêm khắc quở trách bằng lời lẽ:
- Việc thầy làm là bất thiện, chẳng phải hạnh thanh tịnh, chẳng phải pháp của
Sa-môn, không tùy thuận chánh đạo.
Tăng đưa Tu-đề-Na-đến trước Phật và trình bày sự việc Tu-đề-na phạm phải. Cũng
cần biết rõ lệ này: Pháp thông lệ của chư Phật là có trường hợp biết mà vẫn hỏi,
có trường hợp biết mà không hỏi, hỏi khi có lợi ích, không lợi ích thì không
hỏi. Thường pháp chư Phật là có 500 vị thần Kim Cang hộ vệ hai bên. Nếu đức Phật
hỏi ba lần mà không như thật trả lời thì đầu bị đập vỡ làm 7 phần.
Trường hợp Tu-đề-na là biết rõ tội phạm mà vẫn hỏi. Phật hỏi Tăng trước, rồi hỏi
Tu -đề-na, và một lần nữa thẩm quyền của Tăng xác định việc làm của Tu-đề-na là
phi pháp, và chính đương sự công nhận tội phạm của mình. Bấy giờ Phật mới quở
trách Tu-đề-na:
- Ông là người ngu si, làm điều bất thiện, chẳng phải hạnh thanh tịnh, chẳng
phải pháp của Sa-môn, không tuỳ thuận chánh đạo. Ðiều này không thể khiến cho
người chưa tin, tin theo được và khiến cho người đã tin giảm sút lòng tin. Ông
há không nghe Ta từng lập đi, lập lại sự quở trách về dục, dục tưởng, cảm giác
dục, lửa dục và khen ngợi sự đoạn dục, xa lìa nhớ nghĩ về dục, trừ cảm giác dục,
diệt lửa dục hay sao? Ta thường nói: Dục như đống xương đỏ, như hầm lửa lớn, như
dao sắc bén, như tên nhọn, như rắn độc, như thuốc độc, như ảo hóa, như mộng mị,
làm mê hoặc con người. Tại sao nay ông lại làm việc ác tày trời như vậy? Ông đâu
không nghe chỗ pháp cốt yếu của Ta nói là làm cho người chưa ly dục được ly dục,
người phóng dật khiến không phóng dật, có khả năng đoạn khát ái, xa lìa pháp hữu
vi, vô học lìa dục hướng đến đạo vô vi, chỉ vẽ cho người con đường chính để cuối
cùng đạt đến Niết-bàn hay sao? Ông đâu không sợ cái khổ của ba đường ác? Nếu ông
không làm điều đại ác này thì trong Chánh pháp của Ta ắt sẽ được vô lượng điều
thiện công đức. Ông là người đầu tiên mở cửa lậu hoặc, làm điều đại ác này. Ma
Ba-tuần thường dò xét mọi lỗi lầm của các Tỳ-kheo, nay ông lại mở ra cho ma con
đường tắt, xô ngã cờ pháp, xây dựng ngọn cờ đầu cho ma. Này Tu-đề-na! Thà là đem
phần thân xác này để vào lò lửa lớn kia, hay trong miệng con rắn độc, chớ không
nên đem nó xúc phạm đến thân người nữ. Việc ác của ông đã phạm, vĩnh viễn trôi
lăn trong đường sanh tử, hoàn toàn không thể nuôi lớn pháp lành.
Tiếp theo đó, đức Phật vì các Tỳ-kheo kiết giới điều về tội phạm này.
C. Ngụy biện
Lúc bấy giờ, đức Phật đang ở tại thành Xá- vệ, có một sự việc xảy ra như sau:
Tỳ-kheo A-lan-nhã20
thì thường sống nơi an nhàn thanh vắng. Ở một khu rừng nọ, có một bầy khỉ sống
quây quần bên Tỳ-kheo. Một con khỉ cái làm cho Tỳ-kheo mống tâm. Tỳ-kheo nghĩ
đến nó và để dụ dỗ, vị này dùng thức ăn để tiếp cận nó. Ông đã cùng với con khỉ
cái hành dâm.
Lệ thường, có chúng Tỳ-kheo đi tuần xét tọa cụ, đến chỗ ở của Tỳ-kheo này. Hôm
đó Tỳ-kheo này vào thành khất thực. Con khỉ cái kia liền đến với các Tỳ-kheo
tuần tra, biểu hiện tướng dâm dục. Các Tỳ-kheo tuần tra có chung một nhận định:
“Xét hiện tượng của con khỉ cái này, ắt có vấn đề”. Thế rồi hiện trạng vấn đề ấy đã xảy ra trước sự dò
xét kín đáo của các Tỳ-kheo: Tỳ-kheo ở chốn này sau khi khất thực về, con khỉ
cái lân la đến với Tỳ-kheo... thế là
người hành dâm với thú.
Sau đó, các Tỳ-kheo tuần tra bảo thẳng với Tỳ-kheo này:
- Thầy không nghe đức Phật kiết giới: Tỳ-kheo hành dâm là phạm trọng tội phải
vất đi hay sao?
Thầy ta liền đáp:
- Phật cấm hành dâm với người nữ, chứ đâu có cấm đối với súc sanh.
Các Tỳ-kheo vặn lại:
- Người nữ với súc sanh cái, có khác gì đâu đối với cảm giác dục.
Các Tỳ-kheo lại quở trách Tỳ-kheo này như lời Phật quở trách ở trên, rồi đưa
Tỳ-kheo ấy đến trước Phật, trình bày rõ ràng sự việc phạm pháp đã xảy ra.
Phật cho tập hợp Tỳ-kheo và sau khi hỏi rõ vấn đề, Ngài quở trách Tỳ-kheo
A-lan-nhã này (lời quở trách như trên). Ngài đã vì Tỳ-kheo kiết giới bổ sung.
D. Bán đồ nhi phế.
Lúc bấy giờ đức Phật trú tại thành Xá-vệ21.
Nhiều chúng Tỳ-kheo cũng ở quanh đây. Trong đó có số đông Tỳ-kheo không vui
thích với đời sống phạm hạnh. Họ nói với nhau rằng:
“Xuất gia trong pháp của Phật là khổ sở. Chúng ta nên cùng nhau làm theo phép
tắc của Bạch y, làm theo phép tắc của ngoại đạo, làm việc làm của cư sĩ, làm
việc làm của ngoại đạo, đúng lúc hay không đúng lúc cũng vào xóm làng, làm việc
sát sanh, trộm cắp, dâm dục, uống rượu, ăn thịt, ngày đêm xem hát, ca xướng, tự
do vui thích”.
Và thực sự số Tỳ-kheo này đã hành động như vậy, không hề biết xấu hổ là gì! Nhìn
thấy các con sâu Tỳ-kheo này, các Tỳ-kheo trì giới, thiểu dục, tri túc, bằng mọi
cách nghiêm khắc quở trách và đưa họ đến trước Phật trình bày mọi sự việc đã xảy
ra.
Trước toàn thể Tỳ-kheo Tăng, tội của các Tỳ-kheo kia được xác định lại rõ ràng.
Ðức Phật quở trách họ là kẻ ngu si và quy định rõ tội làm theo phép tắc của
ngoại đạo nặng hơn tội làm theo phép tắc của cư sĩ, tức là tội Thâu-lan-giá và
tội Ðột-kiết -la22.
E. - Lại một con sâu khác
Sự việc này xảy ra lúc đức Phật đang trú ngụ tại thành Vương-xá23.
Khi ấy, có Tỳ-kheo tên là Tôn-đà-la-Nan-đà ở ấp Bạt-kỳ. Tu sĩ họ Tôn có mối liên
hệ rộng, được nhiều bạn bè, kẻ quen biết cúng dường nhiều lợi dưỡng. Ấy thế,
Tỳ-kheo này vẫn không thích tu phạm hạnh, làm theo nghi pháp ngoại đạo, hành xử
theo nghi pháp Bạch y, làm việc sát sanh, trộm cắp, dâm dục, không từ việc ác
nào là không làm. Với những Phật tử có lòng tin Phật pháp cạn cợt thì chê bai
rằng: “Tại sao Sa-môn Thích tử lại làm các điều ác như vậy?!”. Họ đi nói xấu,
hủy báng khắp nơi rằng: “Tu sĩ họ Tôn cũng thọ 5 thứ dục lạc như cư sĩ. Ông ta
không có hạnh Sa-môn, không có hạnh Bà-la-môn, không thọ pháp Sa-môn, không thọ
pháp Bà-la-môn. Những Tỳ-kheo này, nơi nào họ không đến thì nơi đó có được điều
thiện, điều lợi lạc”.
Tiếng xấu về Tỳ-kheo này bị đồn đại khắp nơi.
Trước sự đồn đại này, Tôn-đà-la-Nan-đà trở lại trong chúng, tác bạch lời này:
“Cho tôi xuất gia thọ giới”.
Các Tỳ-kheo bảo rằng: “Cần phải bạch lên đức Thế tôn”.
Các Tỳ-kheo bạch lên Phật sự việc này. Trước toàn thể Tăng, Phật dạy:
- Tôn-đà-la chẳng phải là Tỳ-kheo, nếu đã thọ giới thì trước chúng Tăng bạch Tứ
Yết-ma đuổi đi, tức là pháp Diệt tẫn.
Những sự việc trên đây được đúc kết thành giới điều quan trọng về dâm dục thuộc
bộ Ngũ phần luật.
Chuyện này xảy ra lúc đức Phật đang ở thành Vương-xá. Khi ấy có Tỳ-kheo tên là
Ðạt-ni-ca, xuất thân từ con nhà làm đồ gốm truyền thống. Ông ta nắm vững bí
quyết nhồi đất sét và nung gốm rất tuyệt. Tỳ-kheo Ðạt-ni-ca làm cái am bằng vật
liệu thô sơ: cây, lá, tranh, tre để tu, tại núi Ất-la24.
Khốn nỗi, mỗi lần đi khất thực về, lại phải tu sửa am vì bị kẻ hái củi phá am
lấy củi đem đi. Không phải một mà đến ba lần như vậy. Tỳ-kheo Ðạt-ni-ca hết kiên
nhẫn, giận lắm. Cùng thì phải biến, và cái biến ấy nằm trong ý nghĩ này của
Ðạt-ni-ca: “Cái nghề tinh nhồi đất sét là nghề của ta, tại sao ta không làm cái
am bằng gạch nung để ở, tránh khỏi cái họa phá nhà lấy củi này!”.
Từ ý nghĩ dẫn đến hành động, Ðạt-ni-ca thực hiện ngay ngôi nhà mà bản vẽ nằm
trong ý nghĩ: Toàn bằng đất sét từ vách, cột, đòn tay, rui, mè, mái lợp, cửa sổ,
cửa cái... đến hệ thống cửa lớn, cửa nhỏ... đặt để rất khoa học. Ngôi nhà sơ chế
đã khô cứng, ổn định, Ðạt-ni-ca khéo đặt củi để nung. Màu đỏ tươi càng hiện ra
khi lửa nung lụi tàn. Ngôi nhà càng đẹp đáo để khi bàn tay nghệ thuật của
Ðạt-ni-ca đã trổ hết tài hoàn chỉnh. Cái đẹp làm ngẩn ngơ thiên hạ. Gió luôn đi
qua nhà tạo thành âm thanh như tiếng tiêu, tiếng sáo vi vu. Phải chăng đây là
ngôi nhà lý tưởng của một Ðạt-ni-ca dẫn đi từ một cái am tranh bị phá?!
Ðức Phật ở trên núi Kỳ-xà-quật, nhìn thấy cái am màu đỏ được vẽ vời đẹp đẽ ở xa
kia. Hình như Ngài đã biết hết diễn tiến của nó song Ngài vẫn gọi A-nan để hỏi:
- Cái nhà đỏ kia là của ai vậy?
- Thưa Thế Tôn, Ðạt-ni-ca tự lực làm cái am bằng đất nung ấy.
Ðức Phật bảo A-nan:
- Ðạt-ni-ca làm điều phi pháp! Tại sao người xuất gia lại làm ác nghiệp, tổn
thương đến mạng sống sinh vật, làm mất đi lòng từ? Trước đây, Ta bằng nhiều hình
thức khác nhau, nói về pháp từ mẫn, tại sao Tỳ-kheo lại đánh mất đi lòng từ của
mình?
Sau đó, bằng sự khéo léo, đức Phật quở trách rồi bảo các Tỳ-kheo:
- Các ông đến phá bỏ cái nhà ấy đi.
Thừa lệnh, các Tỳ-kheo đến am của Ðạt-ni-ca, làm việc triệt hạ. Từ trong am bước
ra, Ðạt-ni-ca hỏi các Tỳ-kheo:
- Tôi không xúc phạm quý vị, tại sao quý vị rủ nhau đến phá nhà tôi?
Các Tỳ-kheo trả lời:
- Chẳng phải chúng tôi tự ý làm mà chúng tôi làm theo lời dạy của Phật.
Ðạt-ni-ca nói:
- Ðức Pháp vương ra lệnh phá thì tôi đâu dám nói gì!
Các Tỳ-kheo liền phá bỏ toàn bộ rồi đưa Ðạt-ni-ca đến trước Phật và trình bày
đầy đủ diễn tiến sự việc lên Ngài.
Trước toàn thể Tăng được triệu tập, sự việc Ðạt-ni-ca được bên bị, bên cáo xác
định lại rõ ràng. Ðức Phật quở trách Ðạt-ni-ca và qui định rõ trước Tỳ-kheo lời
dạy này:
- Từ nay, Tỳ-kheo nào làm nhà bằng đất nung, phạm Thâu-lan-giá, tự mình thi thố
công xảo phạm Ðột-kiết-la.
Không dừng lại ở đây, Ðạt-ni-ca có suy nghĩ: “Trước đây Ta làm am tranh thì bị
tiều phu phá để lấy củi, còn làm bằng đất nung thì trái với thể thống người xuất
gia của đấng Pháp vương. Nay ta có thể tìm gỗ làm một cái nhà lớn, sao cho được
bền chắc, khỏi phải cái nạn khổ não, rầy rà”.
Ðạt-ni-ca nghĩ ngay đến người bạn học cũ hiện trông nom cây gỗ trong thành
Vương-xá. Ðạt-ni-ca nhìn thấy cái thuận lợi cho bản vẽ của mình. Ông ta đến ngay
chỗ làm việc của người bạn với lời đề nghị:
- Tôi cần gỗ, bạn có thể giúp cho tôi chứ?
Người bạn kiểm lâm25
trả lời:
- Tôi chỉ có bổn phận giữ, chứ không có quyền cho.
Ðạt-ni-ca hỏi:
- Vậy ai thì có quyền?
- Nhà vua mới có quyền. - Người bạn đáp.
- Vua đã cho tôi rồi. - Ðạt-ni-ca nói.
- Nếu vua đã cho thì tùy ý cứ lấy. - Người bạn kiểm lâm nói.
Bấy giờ, đại thần Vũ-xá đi thanh tra các nơi trong thành, bắt gặp Tỳ-kheo chặt
cây chiến lược phòng vệ thành mang đi. Ðại thần liền đến hỏi người giữ gỗ:
- Tại sao cho Tỳ-kheo kia đốn những cây gỗ lớn dùng để bảo vệ thành như vậy?
Người giữ cây gỗ trả lời:
- Chẳng phải tôi cho.
- Như vậy ai cho? - Ðại thần hỏi.
- Vua cho. - Người kiểm lâm đáp lời.
Thần Vũ-xá không ngần ngại đến gặp nhà vua, tâu ngay:
- Vì lý do gì Ðại vương lại cho Tỳ-kheo Ðạt-ni-ca những cây gỗ lớn để bảo vệ
thành?
- Ai bảo trẫm cho? - Vua gằn hỏi.
- Người giữ gìn cây gỗ trong thành nói thế. - Thần Vũ-xá thưa.
Nhà vua liền ra lệnh cho quan hầu cận bắt giữ người kiểm lâm kia. Trên đường áp
giải đến vua, cũng vừa lúc Ðạt-ni-ca vào thành khất thực. Nhìn thấy người bạn
cũ, Ðạt-ni-ca liền đến hỏi:
- Bạn phạm tội gì mà bị bắt trói như thế?
Người bạn kiểm lâm nói:
- Do Ðại đức mà tôi phải phạm tội như thế này. Xin Ðại đức cứu tôi thoát khỏi
chết.
Ðạt-ni-ca nói:
- Bạn đến trước, tôi sẽ đến sau.
Trước điện vua, sau khi vua hỏi về cái tội cả quyền kia thì người kiểm lâm tâu:
- Tâu Ðại vương, con đâu dám lạm quyền cho như vậy. Ðạt-ni-ca xác định với con
là được phép của vua nên con nói: “Vua cho thì cứ đốn”.
Ðược lệnh gọi thì Ðạt-ni-ca đã có mặt ngoài cửa. Nhà vua bảo đưa Ðạt-ni-ca vào.
Vua hỏi Ðạt-ni-ca:
- Trẫm cho Tỳ-kheo gỗ vào lúc nào?
Ðạt-ni-ca nói:
- Nhà vua đâu không còn nhớ, khi mới lên ngôi vua, nhà vua có nói: “Tất cả cỏ
cây cũng như nước thuộc quốc nội, bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn” kia mà!
Nhà vua thở ra nói:
- Trẫm nói bố thí đối với những vật không có chủ, quái thay Tỳ-kheo lại lạm dụng
điều này để lấy vật của người không cho. Nhà vua nói: Ta là vị vua Quán Ðảnh26,
đâu nên cầm tù hay giết hại Sa-môn27.
Thầy nên sớm về gặp đức Phật, Ngài là vị Pháp vương, sẽ dùng pháp trị thầy.
Vua xử lý như thế, khiến mọi người đều kinh ngạc bảo rằng:
- Ðạt-ni-ca phạm tội đáng chết, tại sao chỉ quở trách rồi cho đi. Tội như vậy mà
được tha thì ai không làm việc ăn trộm!.
Thế rồi, tiếng cơ hiềm của người đời lại vang lên: “Sa-môn Thích tử được nhà vua
cung cấp lại ăn trộm gỗ của vua, như thế chúng ta đâu còn có điều gì để mà lo
sợ. Sa-môn Thích tử thường ca ngợi người không ăn trộm, dạy người bố thí, tại
sao chính họ lại làm cái việc của kẻ giặc? Những kẻ này không có hạnh Sa-môn,
phá pháp Sa-môn”.
Tiếng xấu ngày một đồn khắp. Trong nước, các Trưởng giả, Cư sĩ, Bà-la-môn.v.v...
không có lòng tin yêu Phật pháp, cứ trông thấy Sa-môn liền tìm mọi cách mắng
nhiếc. Sự việc này đến tai các Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo hỏi nhau: “Ai đã trộm gỗ của
vua để bị tiếng xấu như thế?!”. Ðạt-ni-ca liền công nhận: “Chính tôi làm việc
ấy”. Biết rõ như thế, các Tỳ-kheo quở trách:
- Thầy làm như thế là phi pháp, không hợp đạo. Ðức Thế Tôn bằng nhiều hình thức
chê trách việc lấy của không cho, khen ngợi người không lấy trộm. Tại sao nay
thầy lại làm việc của kẻ giặc?.
Quở trách xong, các Tỳ-kheo đưa Ðạt-ni-ca đến chỗ Phật, trình bày đầy đủ sự việc
đã xảy ra. Ðức Phật nhân đó cho tập hợp các Tỳ-kheo. Trước toàn thể Tăng,
Ðạt-ni-ca thừa nhận việc làm sai trái của mình. Ðức Phật nghiêm khắc quở trách
như trường hợp Tu-đề-na.
Ngày ấy, đứng hầu Phật là vị đại thần nước Ma-kiệt-đà28
đã xuất gia hành đạo. Ðức Phật hỏi vị cựu đại thần này rằng:
- Vua A-xà-thế
29qui định người ăn trộm bao nhiêu thì xử tội tử hình?
Tỳ-kheo cựu đại thần thưa:
- Từ năm tiền30
trở lên là bị xử tội tử hình. Căn cứ vào luật lệ nước, đức Phật, trước Tỳ-kheo,
răn chế như vầy:
- Nếu Tỳ-kheo ăn trộm năm tiền trở lên thì phạm tội cực trọng31
không thể sống chung.
DUYÊN
KHỞI CỦA GIỚI SÁT
A. Hiểu nhầm lời Phật dạy
Lúc bấy giờ đức Phật ở trong Tịnh xá nơi thành Tỳ-xá-ly. Ngài dạy các Tỳ-kheo tu
tập pháp quán thân bất tịnh32.
Các Tỳ-kheo tinh tấn tu tập từ thô đến tế và càng đi sâu vào pháp quán thì càng
nhìn thấy cái ghê tởm, gớm ghiếc của thân, nó giống hệt hình ảnh như vầy: “Một
thiếu niên tuấn tú ăn vận rất mực đẹp đẽ, thơm phức hương hoa. Bỗng dưng có xác
chết trẻ sơ sinh quấn vào cổ cậu ta. Máu, mũ, dòi...nhầy nhụa, nhun nhút, chảy,
bò khắp người của cậu. Kinh tởm, hãi hùng, khổ sở hết chỗ nói, cậu ta mong sao
sớm thoát khỏi tấm thân khốn nạn này”. Các Tỳ-kheo với pháp quán ấy muốn thoát
bỏ tấm thân gớm ghiếc của mình như ý nghĩ của thiếu niên kia.
Trong số những Tỳ-kheo ấy, hoặc có vị tự sát, hoặc lần lượt từng mạng giết chết
nhau, hoặc thắt cổ, hoặc uống thuốc độc... Có một Tỳ-kheo quá chán ngấy thân,
tìm lấy cái chết như vầy: Thầy đến chỗ người Chiên-đà-la tên là Di-lân33,
cậy nhờ rằng: “Hãy vì tôi, ông đoạn mạng này đi, y bát đây tôi cho ông”.
Sẵn máu giết, lại tham y bát, người Chiên- đà-la sẵn dao, lập tức chặt đứt mạng
sống Tỳ-kheo ấy.
Bên bờ sông Bà-cầu-mạt34,
trong khi rửa cái dao đẩm máu kia, người Chiên-đà-la bỗng lòng đầy hối hận,
trong ông khởi lên ý nghĩ này: “Nay Ta làm điều bất thiện, tại sao chỉ vì chút
lợi nhỏ mà sát hại vị Sa-môn trì giới, tội này trời không dung, đất không tha
cho ta”.
Liền sau ý nghĩ này, có Thiên ma cõi Tự Tại biết rõ tâm niệm thiện ấy, nhanh như
chớp, từ dưới nước vọt lên, đứng trên mặt nước, sừng sững trước mặt Di-lân, với
lời khen ngợi rằng:
- Lành thay! Ông đã được điều lợi lớn vì đã đoạn mạng vị Sa-môn trì giới kia.
Ông độ người chưa được độ, phước ấy vô lượng. Thiên thần ghi nhận điều đó, nên
ta đến báo tin cho ông biết.
Tâm thiện biến mất, Di-lân nghe theo lời ma, trở thành tà kiến, ác độc, lòng lại
vui mừng nói: “Nay ta lại độ người chưa độ”.
Người Chiên-đà-la ấy, giờ rất tinh tế, biết rõ từng tướng trạng của các Tỳ-kheo,
thân nào đã nhàm chán, thân nào chưa nhàm chán. Nếu là Tỳ-kheo phàm phu, chưa ly
dục, khi đưa dao đến, thân họ sợ sệt, đó là người chưa nhàm chán, ta giết người
này được phước quá ít. Nay ta nên tìm những vị đã đắc đạo quả là người không có
sợ cái chết là gì. Với ý nghĩ như thế, tay cầm trường đao, người Di-lân đi từ
phòng này sang phòng kia, từ chỗ kinh hành này sang chỗ kinh hành khác, rao vang
rằng: “Ai muốn diệt độ, tôi sẽ độ cho”. Nghe thế, các Tỳ-kheo nhàm chán, ê chề
thân xác đều sẵn sàng tìm đến Di-lân để nhờ đoạn mạng. Có ngày ông ta giết từ
10, 20 cho đến 60 vị. Với lý do như vậy, Tăng số càng giảm, nhất là các Ðại đức
Thanh-văn đều tuần tự vắng bóng.
Bấy giờ, đức Thế tôn từ Tam muội đứng lên, đến ngồi bên chỗ đất trống và ngồi
vây quanh Thế tôn là Ðại chúng. Ðức Phật quan sát Tăng chúng, rồi hỏi Tôn giả
A-nan:
- Hôm này, Tăng chúng sao lại giảm số như vậy?
Tôn giả A-nan bạch Phật:
- Thưa Thế tôn, có một dạo, đức Thế tôn nói về lợi ích của pháp tu quán thân bất
tịnh. Qua tu tập, các Tỳ-kheo chán ngán, ghét bỏ thân khổ đau này nên đã lần
lượt tìm lấy cái chết dưới mọi hình thức khác nhau. Thậm chí chỉ trong một ngày
mà người Di-lân đành đoạn sát hại đến 60 vị phạm hạnh. Vì vậy, hôm nay Tăng số
giảm nhiều như thế. Lành thay, đức Thế tôn! Cúi xin Ngài chỉ cho con đường thiện
pháp khác, khiến cho các Tỳ-kheo trụ vững trong an lạc
Ðức Phật bảo Tôn giả A-nan:
- Nay, ông thông báo cho các Tỳ-kheo y chỉ nơi Tỳ-xá-ly này về hội họp tại nhà
giảng đường.
Ngày ấy, Tỳ-kheo về hội đầy đủ. Tôn giả A-nan thỉnh Phật đến giảng đường. Ngài
uy nghi ngồi vào pháp tòa. Ngài hỏi các Tỳ-kheo về sự việc đã xảy ra và được
toàn thể Tăng xác nhận sự thật đau lòng ấy.
Ðức Phật, với sự nghiêm khắc, Ngài dạy:
- Các ông là người ngu si, làm việc phi pháp, các ông há không nghe Ta nói: để
hộ niệm chúng sanh thì phải có lòng từ và sự kiên nhẫn, tại sao các ông không
ghi nhớ điều này?
Và sau khi nghiêm khắc quở trách, đức Phật bảo các Tỳ-kheo: “Nếu ai tự sát, phạm
tội Thâu-lan-giá”. Ngài lại dạy:
- Từ nay về sau nên tu An-ban niệm35,
quán Lạc tịnh, quán Lạc hỷ. Quán như vậy là trừ được các điều ác nếu có sanh ra.
Như vậy, từ nay, Tỳ-kheo tự tay giết hại kẻ khác là phạm tội cực trọng, bị loại
ra khỏi hàng ngũ của Tăng.
B. Biến chứng
Những sự việc sau đây cũng được qui kết tội cực trọng như trên:
Lúc bấy giờ, có số đông Tỳ-kheo mắc trọng bệnh. Các Tỳ-kheo đến thăm hỏi:
- Bệnh tình của Ðại đức có bớt không? Có đau đớn lắm không?
Tỳ-kheo bệnh nói:
- Bệnh chắc khó lành, đau đớn không chịu nổi!
Tỳ-kheo bệnh lại van xin các pháp hữu: “Ðưa cho tôi con dao hay sợi dây, cho tôi
thuốc độc, cho tôi thức ăn nào làm bệnh nặng thêm, đưa hộ tôi đến mé sông
sâu...”
Trước tình cảnh tuyệt vọng đó, yêu cầu của con bệnh được các Tỳ-kheo đáp ứng.
Tỳ-kheo bệnh đã tự đoạn mạng mình bằng một trong các phương tiện trên. Chứng
kiến cảnh chết này, các Tỳ-kheo giúp phương tiện lòng đầy hối hận, đem việc này
thố lộ với Tôn giả A-nan để qua trung gian nhờ Phật chỉ dạy. Ðức Phật đã nghiêm
khắc quở trách việc làm này của Tỳ-kheo và cấm ngặt hành động tự sát này.
Tỳ-kheo phạm, bị loại ra khỏi Tăng.
Lại một trường hợp khác, cũng Tỳ-kheo mắc bệnh cực nặng, nhờ các Tỳ-kheo đến
thăm giúp cho các phương tiện để tự kết liễu như trên, nhưng các pháp hữu đến
thăm nói:
- Phật đã cấm làm sao chúng tôi có thể giúp thầy như thầy yêu cầu. Nhưng chúng
tôi có người bạn làm nghề thợ săn, thầy có cần nhờ họ không?
Tỳ-kheo bệnh, nghe thế liền hối thúc:
- Các thầy hãy mau mau gọi họ đến.
Các Tỳ-kheo đi ngay, đến nhờ thợ săn, ngõ lời:
- Này bạn! Có Tỳ-kheo bệnh quá nặng, không muốn sống nữa! Bạn quen việc đoạn
mạng, bạn giúp cho việc này, đoạn mạng Tỳ-kheo ấy bạn được phước lớn!
Người thợ săn liền bảo:
- Nếu sát sanh được phước lớn thì chắc người mổ thịt ở lò sát sanh kia phước lớn
lắm, phải không?
Nghe thế các thầy tự nhủ: “Mình có lòng từ bi, nay lại bảo gọi người giết. Mình
tự giết, và bảo người khác giết đâu có khác nhau chỗ nào?!”. Ðã trót như thế,
các thầy cảm thấy hối hận vô cùng. Tỳ-kheo đem việc này thố lộ với Tôn giả
A-nan...
Ðức Phật đã bổ sung sự nghiêm cấm này và nếu phạm, Tỳ-kheo bị loại ra khỏi chúng
Tăng.
Một trường hợp nữa, cũng lại có Tỳ-kheo bệnh quá nặng. Các Tỳ-kheo khác đến
thăm, thấy tình cảnh thương tâm như vậy nhưng chẳng biết làm gì hơn để giúp kết
liễu sự sống kia. Nhưng cái điều thật tình này được nói ra như một lời đề nghị:
- Giới hạnh của thầy thật toàn vẹn nên nhận lấy được cái phước của cõi thiên.
Nếu chính thầy tự kết liễu mạng sống, chắc thầy được sanh lên cõi trời, chuyện
gì thầy phải nhận lấy cái khổ đau triền miên thế này?!
Tỳ-kheo bệnh nói:
- Sự việc sẽ là như vậy, song dù có bị khổ đấy nhưng không thể làm việc tự sát.
Vì sao? Vì nếu tự sát thì không những phạm tội Thâu-lan-giá mà còn không thể
rộng tu phạm hạnh. Vị Tỳ-kheo bệnh này còn xoay lại quở trách các Tỳ-kheo đến
thăm rằng: “Tự tay mình giết người, và dạy bảo người tự giết, đâu có khác chỗ
nào? Ðã là Tỳ-kheo, các thầy lại làm theo ác nghiệp này ư?!
Sự việc này đến tai các Trưởng lão. Bằng mọi hình thức, các vị Trưởng lão nghiêm
khắc quở trách các Tỳ-kheo kia. Sau đó, các Trưởng lão đưa các Tỳ-kheo đến trước
đức Phật, trình bày lên Ngài đầy đủ sự việc đã xảy ra.
Ðức Phật cho tập hợp các Tỳ-kheo. Trước Tăng, đức Phật hỏi các Tỳ-kheo kia:
- Các thầy, thật sự có nói ra như vậy không?
Các Tỳ-kheo kia thưa:
- Bạch đức Thế Tôn, có đúng như vậy.
Ðức Phật nghiêm khắc quở trách:
- Các thầy rất ngu si. Tự tay giết người, huớng dẫn cho người tự kết liễu mạng
sống, có gì khác đâu? Sao lại không ý thức được điều này?!
Thế là Giới điều sát, lại được bổ sung để được rõ hơn.
Lại một trường hợp khác xảy ra, đó là đem lời ca ngợi, tán dương để người tự
giết chết mạng sống của mình. Chuyện như vầy:
Các pháp hữu đến thăm Tỳ-kheo bệnh nặng. Chứng kiến cái khổ sở, ngặt nghèo của
chứng bệnh với nỗi buốt đau, các Tỳ-kheo đến thăm nói với Tỳ-kheo bệnh lời
khuyên như vầy:
- Với chỗ đứng phạm hạnh của thầy, thầy chết chắc nhận được quả an vui ở cõi
trời. Tại sao thầy không tự kết liễu mình đi, để sanh thiên, mà lại cam chịu căn
bệnh hành hạ triền miên như thế này?
Tỳ-kheo bệnh nghe thế, gắng sức nói rằng:
- Dù cho có được như vậy, tôi cũng không thể tự sát. Tại sao? Bởi vì đức Phật
cấm tự sát, nếu tự sát phạm Thâu-lan-giá. Vả lại, khi được lành bệnh, tôi còn có
cơ hội tu phạm hạnh.
Cùng lúc ấy, ở một nước nọ, giặc giã tràn lan. Các gia đình Cư sĩ bị nạn cốt
nhục phân ly, khổ não không sao kể xiết hết. Trước tình cảnh này, các Tỳ-kheo
nói với các Cư sĩ rằng:
Các người đã tu phước, chắc chắn sẽ sanh thiên, tại sao không tự kết liễu cho
xong, lại cam sống trong nỗi khổ cốt nhục chia lìa, đầy sầu não như vầy?!
Các Cư sĩ nghe thế, có ý bất bình, lên tiếng:
- Chúng tôi tuy chịu nỗi khổ ưu não, phân ly, đứt ruột, song không thể tự sát.
Tại sao vậy? Vì ở đời có nếm trải khổ đau mới biết tu đạo nghiệp.
Họ lại gay gắt quở trách rằng:
- Ðạo của Sa-môn là đạo vì chúng sanh mà từ bi, nhẫn nhục. Tại sao lại khen ngợi
sự chết, thôi thúc người tự sát? Tự sát, khen ngợi, hay động viên sự chết có hơn
kém gì đâu mà các thầy lại xúi dục?
Các Trưởng lão nghe việc này, sau đó, đưa sự việc lên đức Phật. Ngài nghiêm khắc
quở trách, luôn đi đôi với điều răn cấm.
Giới điều sát đến đây được hoàn chỉnh như đã ghi ở trong Luật. Càng phân tích
lời lẽ, càng thấy lời răn cấm chứa đầy lợi ích, nếu người tu đạo biết vận dụng
triệt để.
A. Tự dối lòng mình
Trên đường du hóa, đức Phật dừng lại ở thành Tỳ-xá-ly. Lúc bấy giờ gặp lúc mất
mùa, nạn đói kém xảy ra. Việc khất thực của Tỳ-kheo khó khăn vô cùng, nếu không
muốn nói là chẳng nhận được gì. Trước thời buổi như vậy, đức Thế Tôn bảo các
Tỳ-kheo:
- Các thầy tùy theo chỗ quen biết, nên đến đó an cư, đừng tập trung ở đây để
chịu sự đói khát.
Ðược cho phép như thế, các Tỳ-kheo chia nhau đến những địa điểm thích hợp. Một
số đến nước Ma-kiệt, một số khác về các xóm làng ven sông Bà-cầu-mạt. Cạnh bờ
sông này, các Tỳ-kheo họp lại, bàn bạc như vầy:
- Nay gặp lúc khất thực khó được, trong xóm làng này có những người thành tín,
chúng ta nên khen ngợi nhau, như nói: “Vị kia đắc sơ thiền, tôi cũng đắc sơ
thiền. Vị kia đắc nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, bốn vô lượng xứ, bốn vô sắc
định, tôi cũng đắc chứng như vậy. Vị kia chứng bốn niệm xứ cho đến tám chánh
phần, ba giải thoát môn, tôi cũng được như vậy. Vị kia được tám giải thoát, chín
cấp bậc định, mười nhất thiết nhập, mười trực đạo, tôi cũng được như vậy. Vị kia
Chứng Kiến tín, Kiến pháp, bốn quả Sa-môn, Tam minh, Lục thông, tôi cũng chứng
được như vậy”. Chúng ta cứ khen nhau như vậy, Cư sĩ nghe ắt sanh lòng cảm phục
nhiều hơn. Họ sẽ vui mừng nói lên cảm nghĩ rằng: “Chúng ta được nhiều thiện lợi
mới có những vị đắc Thánh đạo như vậy an cư nơi ấp chúng ta”. Từ đó họ sẽ mua
sắm các thứ ngon bổ cúng dường, Sa-môn chúng ta không thiếu thốn, chúng ta sẽ
sống trong an lạc.
Giải pháp được hình thành như thế, các Tỳ-kheo đi thẳng vào thành, chia nhau đến
các nhà giàu có, ca tụng nhau những điều như trên. Các thầy còn nói với họ rằng:
- Quí vị được nhiều điều lợi lắm, ruộng phước của Thánh chúng đã đến với xóm
làng của quí vị rồi đó.
Các Cư sĩ nghe thế, lòng rộn rã niềm vui, hân hoan với sự việc chưa từng gặp
này. Họ đồng loạt giảm chi dụng trong gia đình, bỏ qua việc cúng kỵ, không bố
thí cho ai, chỉ dồn hằng tâm, hằng sản vào việc cúng dường an cư.
Mùa an cư ở đây qua nhanh. Theo thường pháp của chư Phật thì trong hai kỳ đại
hội vào cuối tháng mùa Xuân và mùa Hạ, tất cả Tỳ-kheo khắp mọi nơi đều phải về
thăm hỏi nhau. Các Tỳ-kheo nước Ma-kiệt-đà an cư xong, thân thể ốm yếu, gầy
guộc, về trước, họ vào thăm Phật, đảnh lễ sát chân Phật rồi đứng lui qua một
bên. Cũng theo thường pháp, đức Phật hỏi thăm, an ủy Tỳ-kheo từ nước Ma-kiệt:
“Các thầy an cư có hoà hiệp? Khất thực có dễ được? Trên đường đi có vất vả lắm
không?”
Các Tỳ-kheo thưa:
- Chúng con an cư hoà hợp, trên đường đi không mấy vất vả, chỉ có việc khất thực
là khó khăn.
Sau đó, đức Phật vì họ nói từng vấn đề về diệu pháp, chỉ bày sự lợi ích của hoan
hỷ. Các Tỳ-kheo theo đó có được chỗ đứng của mình trong an lạc.
Ngược lại, các Tỳ-kheo an cư bên sông Bà-cầu-mạt thân thể mập khoẻ, sung túc,
đến trước Phật, đầu mặt đảnh lễ sát chân Phật rồi đứng lui qua một bên. Theo
thường pháp, đức Phật thăm hỏi, an ủy các Tỳ-kheo những vấn đề đã đề cập. Các
Tỳ-kheo bạch:
- Chúng con an cư hoà hiệp, khất thực rất dễ dàng, trên đường đi không mấy mệt
nhọc.
Ðức Phật liền hỏi:
- Hiện nay nơi đâu cũng mất mùa, khất thực khó được, tại sao các thầy nói khất
thực dễ là sao?
Các Tỳ-kheo bạch Phật:
- Dễ là vì chúng con ca ngợi nhau về chỗ chứng đắc của mình. Nhờ ruộng phước đó
mà Cư sĩ cúng dường đầy đủ.
Ðức Phật liền hỏi:
- Những điều các thầy ca ngợi với nhau là sự thật hay là hư dối?
Các Tỳ-kheo bạch:
- Thật có, hư vọng cũng có.
Ðức Phật quở trách nặng nề sự hư dối này, Ngài nói:
- Các thầy làm điều phi pháp, không hợp đạo lý. Người xuất gia không nên làm như
vậy. Thà nuốt viên đá nung đỏ, hay uống nước đồng sôi, còn hơn dùng lời hư dối
mà ăn của tín thí! Các thầy há không nghe Ta chê trách tội vọng ngữ, và bằng
nhiều hình thức khen ngợi cái đức không nói lời dối trá đó sao?! Tại sao, nay
các thầy lại vì lợi dưỡng mà dối trá nói chứng được pháp hơn người.
Ðức Phật lại quở trách các Tỳ-kheo:
- Ở đời có 5 hạng người được liệt vào loại giặc lớn: Một là hạng người dẫn đầu
từ một trăm đến ngàn người đi phá thành ấp, xóm làng, hại người lấy của. Hai là
có ác Tỳ-kheo dẫn các Tỳ-kheo du hành trong nhân gian nói pháp tà mạng. Ba là có
ác Tỳ-kheo, đối với các pháp do Phật thuyết lại tự xưng là do họ nói ra. Bốn là
có ác Tỳ-kheo không tu phạm hạnh, lại tự nói ra là tu phạm hạnh. Năm là có ác
Tỳ-kheo vì lợi dưỡng, không có pháp hơn người lại tự xưng là sở đắc pháp ấy.
Hạng giặc thứ năm này được liệt vào hạng giặc lớn nhất, tột cùng nhất của thế
gian, của Thiên, Nhơn, Ma, Phạm36,
Sa-môn, Bà-la-môn. Tại sao các thầy chỉ vì một chút lợi dưỡng mà cam tâm làm kẻ
đại tặc này?!
Trước Tăng, sau khi quở trách rồi, Phật chế giới cấm như đã ghi trong Tạng Luật.
Sau đây là các trường hợp xảy ra liên hệ, dẫn đến bổ sung giới điều trên.
B. Hiểu nhầm
Lúc bấy giờ, đức Phật ở tại thành Xá-vệ. Nơi đây có một số đông Tỳ-kheo hạn chế
việc nghe, học, không hỏi ai, không có pháp hơn người, nhưng lại tự cho rằng
mình biết, mình thấy, mình chứng. Một thời gian sau, có dịp nghe các Tỳ-kheo
giảng luận về trạng thái đắc đạo, chưa đắc đạo, các Tỳ-kheo ít hiểu biết kia mới
nhận ra cái đắc đạo sai trái của mình. Lòng các thầy đầy xấu hỗ, lại có suy
nghĩ: “Trước đây, chúng ta chưa đắc đạo mà mạo nhận là đắc đạo, lẽ ra ta phạm
tội Ba-la-di, bị loại ra khỏi Tăng chúng”. Lòng hối hận này cứ dằn vặt các thầy.
Lại
có trường
hợp
rơi
đúng
trường
hợp
trên, nhưng
về
sau các Tỳ-kheo
thiếu
học...này
lại
có cơ
hội
học
rộng
kinh
điển.
Bởi
thế,
các thầy
cảm
thấy
hổ
thẹn,
hối
tiếc
cho việc
mạo
nhận
đắc
đạo
của
mình, lại
có suy nghĩ:
“Như
chỗ
hiểu
biết
của
ta
đối
với
Phật
pháp hiện
nay thì rõ trước
kia ta chưa
đắc
đạo,
mà dưng
dưng
tự
cho là
đắc
đạo
là Tăng
thượng
mạn37.
Lẽ ra ta phạm tội nặng (Ba-la-di) bị đuổi ra khỏi Tăng chúng”. Lòng các thầy này
cứ trăn trở với tội lỗi của mình.
Lại xảy ra một trường hợp tương tự, trùng lặp như trên. Về sau vị kia tu phạm
hạnh, sở đắc được đạo quả. Thầy ngước nhìn lại, lòng thầy len lén bao điều xấu
hổ, và rồi từ sự xấu hổ ấy, lại cất lên lời tự thú rằng: “Trước đây ta chưa đắc
đạo, lại dưng dưng cho là đắc đạo, là Tăng thượng mạn”. Lẽ ra ta phạm tội
Ba-la-di, cái tội bị đuổi ra khỏi Tăng chúng. Tội lỗi này trở thành nỗi ám ảnh
trong tâm hồn của vị tu sĩ này.
Các trường hợp trên, qua trung gian Tôn giả A-nan, sau cùng được trình lên đức
Phật. Trước toàn thể Tăng, từng trường hợp, đức Phật hỏi các Tỳ-kheo:
- Thật sự thầy có mạo nhận như vậy không?
Tỳ-kheo thưa:
- Sự thật là đúng như vậy.
Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Có năm hạng người làm cho pháp hơn người38
hiện rõ là: 1.Người ngu si, 2.Người loạn tâm, 3.Người chạy theo xấu ác, 4.Người
Tăng thượng mạn, 5.Người thật có pháp hơn người.
Nếu ngu si, loạn tâm, chạy theo xấu ác, Tăng thượng mạn và thật có pháp hơn
người, mà nói ta chứng được pháp ấy thì phạm Ba-lA-di là điều không thể xảy ra.
Ðức Phật chế giới cấm này, nguyên văn ghi rõ trong Tạng.
TRƯỞNG LÃO ƯU-ÐÀ-DI BỊ
LỬA DỤC THIÊU ÐỐT
Lúc bấy giờ đức Phật lưu trú tại thành Xá-vệ. Chuyện xảy ra như vầy:
Trưởng lão Ưu-đà-di là một trong 6 Tỳ-kheo thuộc nhóm “Lục quần”[2].
Hiện thân như là ngọn lửa dục. Lửa dục như luôn hừng hực trong người Trưởng lão
Ưu-đà-di. Ngọn lửa ấy hành hạ khiến thân thể Ưu-đà-di tiều tụy, khí lực tiêu
hao, ông phải dùng tay cho ra cái bất tịnh ấy mới làm hạ được ngọn lửa dục, mới
cảm thấy an ổn thoải mái.
Về sau, Ưu-đà-di thấy một Tỳ-kheo gầy yếu xanh xao. Ưu-đà-di hỏi:
- Tại sao thầy mất sức nhiều như vậy?
Tỳ-kheo kia trả lời:
- Tôi bị lửa dục thiêu đốt cho nên như thế!
Ưu-đà-di nói:
- Trước đây tôi cũng vậy nên phải dùng tay cho ra bất tịnh mới an ổn nổi. Nếu
thầy áp dụng phương pháp thủ dâm như tôi thì cũng sẽ như vậy.
Tỳ-kheo kia bèn dạy cho Ưu-đà-di một bài học:
- Thầy làm điều phi Phật pháp, không phải hạnh thanh tịnh, phá pháp Sa-môn,
không hợp chánh đạo. Ðức Thế tôn bằng nhiều cách quở trách về dục, nhớ nghĩ về
dục, cảm giác dục, lửa dục và khen ngợi người cắt đứt nhớ nghĩ về dục, cắt đứt
cảm giác dục, dập tắt lửa dục. Ngài nói dục như xương đỏ, như thuốc độc. Tại sao
nay thầy lại dùng tay cho ra bất tịnh để rồi nhận lấy sự cúng dường của tín thí,
thậm chí thầy còn dạy người làm việc đó?!
Ưu-đà-di bị khiển trách và bị đưa đến trước Phật, lại bị Phật quở trách trước
Tăng chúng.
Không dừng ở đây, vì lửa dục của Ưu-đà-di chưa dập tắt nổi. Ưu-đà-di nhìn thấy
kẽ hở của điều cấm: Cấm thủ dâm, chứ có cấm tìm cảm giác rờ rẫm nơi người nữ
đâu?! Ðược thế, cũng là cách để hạ ngọn lửa dục. Ông ta dấn thân vào việc này.
Ngày ấy, Ưu-đà-di sửa sang, quét dọn, trang hoàng phòng ở của mình, ra vẻ rất
văn hóa. Ông rất đắc ý, lấy một cái ghế nhỏ ngồi dưới tàng cây ngoài cửa phòng,
như để đón khách tham quan.
Phong cảnh khu tịnh xá, thường cũng là nơi để mọi người đến để tìm lấy cái phúc
lợi tinh thần. Lúc ấy, có các người nữ đến viếng cảnh, được Ưu-đà-di chào đón và
họ ngỏ lời với Ưu-đà-di muốn đi xem các phòng xá. Họ được Ưu-đà-di săn đón đưa
đi tham quan.
Sau khi các người nữ vào tham quan phòng Ưu-đà-di, thì cửa ra, vào đóng lại, cửa
sổ mở ra. Ưu-đà-di lẫn lộn trong đám người nữ này. Bấy giờ lửa dục trong ông
càng bốc lên hừng hực, đốt cháy luôn cả lý trí của ông. Bằng kiểu cách rờ rẫm,
và không người nữ nào ở đây là không bị ông rờ mó hoặc nắm, hoặc ôm, hoặc bóp,
hoặc xoa, hoặc bồng lên, hoặc để xuống, hoặc cỡi lên, hoặc cõng đi... mặc cho
các người nữ ấy có mắc cở hay không mắc cở. Ðối với người không mắc cở thì như
đồng lõa, thích thú nói:
- Sao không làm cái việc chính kia, làm chi những việc phụ như vậy?
Ưu-đà-di liền bảo:
- Cái việc chính ấy bị cấm ngặt, tôi không được phép.
Còn đối với người mắc cở, không ưa thói xằng bậy như vậy thì giận dữ ra mặt, dạy
cho Ưu-đà-di bài học nặng nề:
- Xưa nay gọi chỗ này là nơi an ổn, nay ngược lại thành chỗ đáng ghê sợ, lửa bốc
cháy trong nước chưa đủ để so sánh điều quái gỡ này. Kẻ Cư sĩ ở trong nhà còn
xấu hỗ khi làm việc này, tại sao Tỳ-kheo lại làm điều ác như thế?!
Như thế, vẫn chưa hả dạ, ra khỏi Tịnh xá họ đi ngay đến từng người rêu rao, hủy
báng. Những người không có lòng tin, không ưa thích gì Phật pháp, được dịp họ
tha hồ xuyên tạc, mạ lị: “Chúng Ta là Cư sĩ rờ rẫm đàn bà, Sa-môn Thích tử cũng
làm như vậy, thế thì cái đầu này cạo tóc đi, ta với họ có khác gì nào? Họ không
hạnh Sa-môn, họ phá pháp Sa-môn”. Tiếng xấu đồn xa là vậy.
Lại cũng bữa ấy, có vợ chồng Bà-la-môn đến vãng cảnh, lần lượt họ đến phòng
Ưu-đà-di, nói:
- Vợ chồng chúng tôi muốn vào xem phòng xá.
Ưu-đà-di bảo:
- Không được cùng một lúc hai người vào, có thể vợ trước, chồng sau.
Người chồng để người vợ vào phòng trước. Ưu-đà-di cũng lại giở trò rờ rẫm như
trước. Kéo dài lâu lắm, người phụ nữ mới ra khỏi phòng. Người chồng liền hỏi vợ:
- Chứ làm chuyện gì mà lâu thế? Không muốn đi xem các phòng khác hay sao?!
Bà vợ nói:
- Thôi! Thôi! đừng nói đến nữa! Chỉ vào một phòng mà gần muốn chết mới ra được
đây. Xem các phòng khác lại phải chịu nổi cái cảnh như thế sao?!
Người chồng hỏi lý do. Người vợ nói rõ sự thật. Ngay khi ấy, người Bà-la-môn mạ
nhục rằng:
- Các ác nghiệp này, tại sao Sa-môn Thích tử phải làm như thế?!
Sau đó ông ta vào thành Xá-vệ, nơi ngã tư đường, nơi chợ búa xóm làng, tận hang
cùng ngõ hẽm, ông là cái loa hết cỡ rằng: “Sa-môn Thích tử rờ rẫm vợ tôi”.
Chính đây cũng là dịp để cho những người không tin yêu Phật pháp tha hồ mạ lỵ,
mắng nhiếc: “Sa-môn Thích tử làm hạnh xấu xa như thế, tại sao lại tự xưng là
phạm hạnh, là tịnh là tu?”.
Ưu-đà-di đã nhận bao nhiêu quở trách của chúng Tăng và của Phật, Ngài đã kiết
giới bổ sung.
Như vậy, cố ý cho ra bất tịnh, rờ rẫm thân người nữ là điều đức Phật cấm nhưng
Trưởng lão Ưu-đà-di biết lợi dụng ngay điều chưa cấm. Ðiều ấy như vầy:
Cũng tại căn phòng của mình, được phép người nữ vào tham quan như đã nói ở trên,
vào phòng rồi đóng cửa ra vào. Ông ta lân la làm quen rồi sổ sàng hỏi người nữ:
“Tay, chân của cô, bắp chân, cổ tay của cô, eo, lưng, bụng, vú, đầu, mặt, móng
tay, tóc, đường tiểu tiện của cô em giống như cái gì?”
Lại nói: “Này cô em, tay chân cho đến đường đại, tiểu tiện của cô em, chỗ nào
cũng xấu xí, mà lại cũng đẹp lắm phải không?”
Lại hỏi: “Khi chồng cô gần gũi cô, âu yếm cô ra sao? Nếu chiều theo ý muốn của
tôi thì tôi sẽ cho cô trân bảo, cô em cần gì cho tôi biết. Tất cả thiên thần đều
chứng giám cho lòng tôi.
Các người nữ tham quan hôm ấy, nghe thế, người thì cười, kẻ thì bực dọc khinh
bỉ, có những phản ứng như đã xảy ra ở hai lần trước.
Không quanh co, trước các Trưởng lão rồi trước Ðức Phật, Ưu-đà-di thành thật
nhận lấy lời nói thô tục, bất thiện của mình. Ðức Phật nhân đó chế cấm bổ sung
điều giới.
Tuy nhiên, một Ưu-đà-di luôn luôn bị lửa dục thiêu đốt, nhưng cũng là một con
người lanh lợi, hoạt bát, luôn biết lợi dụng vấn đề. Ưu-đà-di suy nghĩ vấn đề
như vầy: “Cố ý... rờ rẫm, nói lời tục tỉu, đức Phật cấm. Còn liệu hướng đến
người nữ tự khen ngợi, hiến dâng thân xác, tìm cái vui khát dục như thế, chắc là
không phạm đâu?!”
Ngày nọ, cũng ở trong phòng của Ưu-đà-di có người nữ tham quan. Ưu-đà-di không
ngần ngại nói với người nữ lời này:
- Này cô em! Trong việc cúng dường, cô em cúng dường cho Sa-môn, Bà-la-môn đến
cả các vị thiền định, chứng bốn đạo quả không bằng đem sự dâm dục hiến cúng cho
người trì giới.
Các người nữ nghe thế, có người cười, có kẻ nhăn mặt, khinh bỉ... Họ cũng đã hết
lời hủy báng như trước đây.
Tại Kỳ-hoàn[3],
Xá-vệ, trước toàn thể Tăng, Ưu-đà-di nhận tội. Ðức Phật quở trách nặng nề và
Ngài kiết giới chế cấm hành động này.
LÀM MAI
Lúc bấy giờ, đức Phật lưu trú tại thành Xá-vệ. Ca-lưu thuộc nhóm Lục quần
Tỳ-kheo. Trước khi xuất gia ông là Trưởng giả của thành này. Bẩm chất Ca-lưu rất
thông minh, có khả năng giải quyết mọi rắc rối cho thiên hạ. Người trong thành,
hễ ai có việc gia đạo, kể cả việc hôn nhân là đều tìm đến Ca-lưu để hỏi ý kiến
hay nhờ vả giải quyết việc này, việc nọ. Nếu việc có kết quả tốt thì thân chủ
nói: “Nhờ Ca-lưu nên họ mới được thế này, nên làm thế nào để Ca-lưu cũng vui với
chúng ta”. Còn nếu kết quả xấu thì họ nói: “Do Ca-lưu nên ta mới ra nông nỗi
này, làm sao phải cho Ca-lưu chịu chung nỗi khổ như ta”. Như vậy, tiếng khen,
tiếng chê, điều tốt, việc xấu... đồn vang khắp cả nước. Ðược một thời gian, sau
đó với lòng tin Phật pháp, ông xuất gia học đạo. Bấy giờ, thân chủ của Ca-lưu
càng lúc càng đông, đông hơn lúc xưa nhiều, thậm chí Vua Ba-tư-nặc cũng đích
thân đến Ca-lưu hỏi việc nước. Cho nên, điều vui mừng, sự phẫn nộ đến với Ca-lưu
cũng được nhân lên gấp bội.
Thế rồi, có một quả phụ rất tự hào về người con gái của mình là hoa khôi thiên
hạ. Rất nhiều người đến cầu hôn, song bà đều không nhận lời. Bà ta nói:
- Nếu người nào muốn cưới con gái bà thì phải ở rể luôn, bà mới gả.
Khi ấy, có người Bà-la-môn giàu có, tiền của không sao kể xiết, đến nói với bà
quả phụ rằng:
- Cho con trai tôi cưới con gái bà thì sự sống chúng nó ắt có nhiều hạnh phúc.
Bà quả phụ vẫn một mực từ chối như trước đây.
Bị từ chối, người Bà-la-môn bèn dò la trong quần chúng và biết được trong số
người thường lui tới nhà bà ta thì Ca-lưu là người số một.
Người Bà-la-môn liền mời Ca-lưu đến nhà để cúng dường và sự cúng dường này là
thường xuyên. Khi đã trở thành chỗ thân thiết, hiểu nhau, người Bà-la-môn đem sự
việc trình bày:
- Thưa Ðại đức, tôi muốn cưới con gái của bà quả phụ ấy cho con trai tôi, nhờ
Ðại đức nói giúp lời để bà ta chấp nhận việc cầu hôn này.
Ngày ấy, Ca-lưu y bát trang nghiêm đến nhà bà quả phụ. Bà quả phụ liền ra đón
tiếp, bái chào.
Ca-lưu, sau đó đi ngay vào việc, nói:
- Ông Bà-la-môn ấy cầu hôn, bà có thể gả con gái cho con trai ông ấy. Gia đình
ông ta rất giàu có, chắc chắn con gái bà có nhiều hạnh phúc.
Bà quả phụ nhất quyết không nghe. Ca-lưu lại nói:
- Nếu bà không gả, con gái bà khi bị lỡ thì, nó sẽ không nghe theo lời bà nữa
đâu. Tại sao lại để mất đứa con gái lại mất luôn cả người rể tốt!
Khi nghe lời thuyết phục hữu lý này, bà ta nghe theo Ca-lưu, chấp thuận việc gả
cưới.
Cuộc hôn nhân giữa con cái hai nhà: Bà-la-môn và bà quả phụ, sau đó thành tựu
tốt đẹp. Nhưng sự thật hạnh phúc không xảy ra. Sau khi về nhà chồng, người con
gái hoa khôi ấy không chịu nổi sự cực khổ, cô ta viết một lá thư gửi về mẹ, nhờ
mẹ can thiệp, nói với phía nhà chồng cầu xin chút thông thả. Người mẹ nghĩ đến
ông mai Ca-lưu, nhờ ông đánh lời hộ cho việc này.
Ngày hôm sau, Ca-lưu đến nhà người quả phụ. Sau khi nghe bao điều cực khổ về
cảnh làm dâu của người con gái kia, từ cửa miệng người mẹ, Ca-lưu còn nghe bà ta
quy kết:
- Do Ðại đức mà có cuộc hôn nhân này, Ðại đức vì tôi đến can thiệp nói giúp lời
để con tôi bớt khổ.
Ca-lưu trả lời:
- Con của bà vô phúc nên mới gặp cảnh khổ này, nếu nó có phúc thì cơ sự đâu đến
nỗi như vậy. Pháp Sa-môn, không cho phép tôi can dự việc thế sự, xin bà cảm
phiền!
Bà quả phụ liền mắng:
- Trước kia việc gì của người ta cũng xen vào, nay lại nói không biết, người ác
như thế này thì cuối cùng cũng chẳng ra chi!
Bà ta đủ cách tru tréo, ngôn từ hết sức cay nghiệt mắng nhiếc Ca-lưu. Những
người hàng xóm nghe đều đến khuyên can, họ bảo rằng:
- Con bà bạc phước nên phải chịu lắm cái khổ như vậy, chứ can chi đến Sa-môn này
mà mắng nhiếc ông ta thậm tệ như vậy?
Bấy giờ, những người thiếu lòng tin đối với Phật pháp thì buông lời mỉa mai
rằng:
- Bà tin Sa-môn nên con bà chịu khổ, đáng đời! Nếu ai còn tin lời họ thì cứ nhìn
cái gương đó mà tin!
Có người lại cay độc mắng:
- Chúng Ta là cư sĩ, sự thường làm mai mối, Sa-môn Thích tử lại cũng như vậy,
thử hỏi, họ với ta có khác gì đâu, có khác chăng là cái đầu trọc với chiếc áo
hoại màu chẳng giống ai mà thôi!
Tiếng xấu ấy đồn vang khắp gần xa, các Tỳ-kheo Trưởng lão nghe được, bèn hết lời
quở trách Ca-lưu, rồi trình sự việc lên đức Phật. Trước Tăng, đức Phật cho xác
định lại vấn đề. Ca-lưu thành khẩn nhận tội. Sau khi Phật quở trách Ca-lưu là kẻ
ngu si, Ngài kiết giới cấm Tỳ-kheo làm mai dong.
Bấy giờ các tay hào phú trong thành Xá-vệ muốn mua vui trò dục lạc, họ nhờ những
mụ lớn tuổi làm con “Chim xanh”. Các mụ này xỏ lá, chơi khâm, đem việc này nhờ
Lục quần Tỳ-kheo. Các mụ nói với các Tỳ-kheo này rằng: “Quý thầy có thể làm giúp
cho chúng tôi việc ấy, cần chi tôi lo liệu đầy đủ cho quý thầy. Một ngày, một
đêm hay chỉ một lần giao hợp giá là bao nhiêu? Các tay hào phú đâu kể số gì
tiền. Quý thầy giúp được là trúng mánh đó!”
Con chim xanh đậu đúng ngay trên cửa miệng Tỳ-kheo Lục quần. Thầy ta đến với
những người nữ, bắn tiếng mối lái việc tư thông kia với những lời đề nghị béo
bỡ, mà không chút ngượng ngùng, e ngại.
Chẳng những không được gì mà còn mang tiếng dữ dội về hành động không đạo lý
này. Thiên hạ đồn đãi rằng: “Sa-môn Thích tử tịnh tu phạm hạnh, tại sao, nay lại
đi làm cái ác nghiệp này. Chỗ nhục nhã là cấu kết, hợp tác với bọn tà dâm mà
không phải cư sĩ. Các Sa- môn này chẳng còn chút xấu hổ nào cả, thật đồi bại làm
sao!
Việc này đến tai các Trưởng lão. Các Trưởng lão nghiêm khắc quở trách Lục Quần,
rồi trình sự việc lên đức Phật.
Trước toàn thể Tăng, Lục Quần thú nhận tội lỗi của mình. Ðức Phật cấm làm việc
tư thông, bổ sung cho điều giới làm mai mối.
Lúc bấy giờ, đức Phật lưu trú tại thành Xá-vệ. Ở vùng cận thành có ấp A-trà-bệ[4].
Tạm trú ở ấp này, các Tỳ-kheo tự động đi xin các nguyên vật liệu để làm phòng
xá. Họ đến các nhà Cư sĩ để xin: xin xe cộ hoặc trị giá bằng xe cộ, xin nhơn
công hoặc trị giá bằng nhơn công, gỗ cây, tre trúc... thứ gì dùng được cho xây
dựng là xin, tranh thủ xin cho được. Cư sĩ chán ngấy việc xin này của các thầy,
họ đâm ra tránh né. Hễ nhìn thấy Tỳ-kheo là họ tránh xa.
Ði vào ngõ cụt, các Tỳ-kheo xoay xở hết ra vật liệu, phải tự lực chặt cây, phát
cỏ, đào đất.v..v... Có một Tỳ-kheo tự mình chặt cây của một vị thần. Con của vị
thần cây này đang vui chơi ở đây bị Tỳ-kheo chặt phạm đứt mất một ngón tay. Thần
cây đau khổ vô cùng, ác ý nổi dậy, muốn đánh chết Tỳ-kheo, song thần kịp nghĩ
lại: “Tỳ-kheo này có oai đức lớn, nếu ta phóng tay đánh chết thì chắc phải nhận
bao khổ não miên trường nơi địa ngục”. Vị thần lại sực nhớ ra: “Hiện giờ đức Thế
Tôn đang ở trong thành, ta nên đến trình bày việc này, đức Phật dạy sao, ta trân
trọng làm theo thế ấy”.
Vị thần liền bay đến Kỳ-hoàn trình bày lên Phật việc đã xảy ra thật cặn kẽ. Ðức
Phật liền tán thán vị thần cây:
- Hay thay! Hay thay! Ông có được niệm thiện như thế! Quả thật Tỳ-kheo ấy có oai
đức, nếu đánh, ắt phải nhận lấy khổ báo.
Sau đó, đức Phật lại hướng dẫn vị Thọ thần này, Phật dạy:
- Nơi vùng ấy có một cây rất lớn, chưa thuộc về ai. Ông có thể đưa quyến thuộc
đến đó để nương tựa.
Vị Thọ thần cáo từ và thực hiện đúng như lời chỉ giáo của Phật.
Với sự việc như thế, trên đường du hành, đức Phật thư thả đi về ấp A-trà-bệ.
Sáng sớm hôm ấy, Trưởng lão Ðại Ca-diếp với y, bát trang nghiêm vào thành khất
thực. Thực tế ở đây, Cư sĩ thấy hình bóng Tỳ-kheo thì lánh mặt là rành rành,
nhưng Ðại Ca-diếp vẫn hỏi người đi đường về lý do của vấn đề. Họ bảo rằng:
- Các Tỳ-kheo ở ấp ấy, xin vật liệu để làm phòng xá, không biết thế nào là đủ.
Xin riết, Cư sĩ đâm ra khổ tâm và tốt nhất là họ tránh đi. Họ tránh Ngài là thế.
Ðại Ca-diếp sau khi thọ thực trở về lại chỗ đức Phật, trình bày sự việc lên
Ngài. Nhân việc này, đức Phật cho tập hợp toàn thể Tỳ-kheo ở đây và trước Tăng,
sự thật của sự việc được xác định lại rõ ràng. Các Tỳ-kheo ấp A-trà-bệ thú nhận
lỗi xin xỏ thái quá kia. Ðức Phật quở trách, Ngài dạy:
- Các thầy nên tu hạnh ít ham muốn, biết vừa đủ, không nên cầu xin nhiều, cầu
xin không biết chán ngán là sao?!
Và để làm rõ việc xin xỏ khiến ai cũng ghét, Ngài dẫn chứng câu chuyện cũ, Ngài
nói:
Vào đời quá khứ, có một Tiên nhơn ở trong hang đá, bên bờ sông Hằng. Bấy giờ,
hằng ngày từ dưới nước xuất hiện lên, Long vương đến nhiễu quanh vị Tiên nhơn
bảy vòng, rồi đưa đầu lên xuống để bày tỏ sự cung kính. Sau đó, vị Tiên nhơn du
hành trong nhân gian. Ở lại trông nom cái hang là người đệ tử của Tiên nhơn.
Hằng ngày, con rồng vẫn đến hang để bày tỏ sự cung kính như trước. Cứ mỗi lần
rồng đến hang, người đệ tử càng phát khiếp. Nỗi lo sợ hãi hùng này khiến người
đệ tử suy nhược tinh thần đến nghiêm trọng. Lúc ấy, Ta đang hành Bồ Tát đạo, du
hóa ven sông Hằng, chứng kiến sự việc này và người học trò của Tiên nhơn cũng đã
thố lộ với Ta nỗi kinh khiếp ấy. Ta lại hỏi:
- Nay ông không muốn thấy con rồng này đến đây nữa phải không?
Người đệ tử trả lời:
- Ðúng như vậy, thưa Bồ Tát.
Ta hỏi:
- Ông thấy dưới cổ con rồng có vật báu gì không?
Người đệ tử đáp:
- Có hạt châu Ma-ni.
Ta bảo người đệ tử:
- Khi con rồng đến, ông chấp tay hướng về nó, nói lên ý muốn như vầy: “Nay tôi
cần hạt châu Ma-ni dưới cổ của ngươi, xin ngươi cho ta”.
Người đệ tử ghi nhận lời chỉ bảo này. Sau đó, con rồng đến hang. Người đệ tử
kính cẩn ngỏ lời xin hạt Ma-ni của rồng. Con rồng nghe lời cầu xin này thì sững
cả thân, đứng lặng thinh. Người đệ tử Tiên nhơn lại vì Long vương nói lên lời kệ
này:
Long vương, nay cần ngươi
Cho hạt châu dưới cổ.
Lòng nào được không vui!
Cớ sao lặng cả người?
Con rồng liền đáp kệ rằng:
Tất cả chỗ ta cần
Ðều được từ ngọc châu
Nay ông cầu xin nó
Vĩnh viễn ta cáo từ
Như tiếng lửa vỡ bùng
Khiến lòng người khiếp sợ
Nay ta nghe ông cầu
Hoảng hốt lo đau đáu.
Bấy giờ dẫn tích xưa, Thế Tôn lại nói kệ:
Người xin không ai ưa
Xin mãi bị oán ghét
Long vương nghe cầu xin
Một đi không trở lại.
Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo: Long vương vì thọ nghiệp báo tự nhiên mà không còn
hoan hỷ khi nghe lời cầu xin. Nay các Cư sĩ làm ăn vất vả, khốn khổ mới có được
của tiền. Tại sao các ông không biết được điều đó, lại cứ lần lựa cầu xin?
Ðức Phật lại dẫn một câu chuyện khác, Ngài bảo các Tỳ-kheo:
- Xưa kia, một thời Ta ở tại thành Xá-vệ, có một Tỳ-kheo, sau khi an cư, về chỗ
Ta, nhân đó Ta hỏi:
- Thầy an cư ở đâu? An cư có được an ổn không? Khất thực có dễ được không? Ði
đường có vất vả lắm không?
Tỳ-kheo kia trả lời:
- Con an cư trong khu rừng cạnh sườn núi Tuyết, an cư được an ổn, khất thực dễ
được, trên đường đi không mấy vất vả. Tuy vậy cũng không tránh khỏi một ít
chướng ngại, đó là nạn chim, ban đêm chúng phát tiếng kêu ồn ào lắm, làm xáo
trộn việc chuyên niệm trong khi con tọa thiền tư duy.
Ta hỏi Tỳ-kheo ấy:
- Nay thầy còn muốn vui sống với khu rừng đó nữa không?
- Bạch Thế tôn con rất thích. -Tỳ-kheo ấy thưa.
Ta nói:
- Thầy về lại nơi đó, đợi lúc sẫm tối, muôn chim bay về, thầy chấp tay hướng đến
đàn chim, nói: “Nay ta cần những cánh lông của các ngươi, các ngươi có thể cho
ta. Giữa đêm, sau đêm, thầy cũng nói lời cầu xin ấy”.
Tỳ-kheo ấy, sau đó làm y theo lời Ta bảo. Ðàn chim ấy suốt đêm bàn bạc: “Nay
Tỳ-kheo này xin ta đôi cánh lông, chúng ta có nên cho hay không?”. Cả đàn đều
bảo: “Không thể cho được. Thế là cả đàn bay đi mất, không còn trở lại nữa”.
Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Loài chim còn không muốn nghe đến lời cầu xin, huống chi là con người.
Ðức Phật lại dẫn chuyện tiếp theo, Ngài bảo các Tỳ-kheo:
- Thuở quá khứ, có Quốc vương tên là Ca-di, ưa làm việc bố thí, cung cấp cho
người nghèo khổ. Khi ấy, có Phạm chí
5 được nhà vua rất mến trọng, nhưng chưa bao giờ Phạm chí đến cửa vua xin
thứ gì. Thế rồi, giữa Vua và Phạm chí có cuộc đối thoại bằng lời kệ với nhau:
Vua kệ hỏi:
Phương xa, người đều đến
Khắp nơi đến ta xin
Nay sao ông gần ta
Không xin, có ý gì?
Phạm chí đáp kệ:
Người xin không ai thích
Không cho còn oán giận
Không xin, im lặng vậy
Ðâu sợ mất thân tình
Nhà vua lại nói kệ:
Người trí nào ghét xin
Lắng vọng nghe tiếng cầu
Huống ông, tình thân ái
Bao dung luôn sẵn lòng
Cam nghèo thẹn cầu xin
Chỗ đáng nhận,không nhận
Mất người rộng lòng phước
Lại tự khổ lấy thân
An bần thẹn thùng xin
Nhận đi chỗ đáng nhận
Vun xới thiện cho người
Cho tự thân an lạc
Ðức hạnh xin được tròn
Cũng chẳng lỗi miệng, thân
San sẻ giữa có, không
Cớ sao lại chối từ!
Phạm chí lại đáp kệ:
Người hiền không nói xin
Nói xin chẳng phải hiền
Im lặng không cầu xin
Ðại nhân ấy người hiền.
Nhà vua nghe kệ về Hiền nhân, tâm vua rất hoan hỷ, liền cho lấy một con trâu
chúa và một ngàn con trâu khác biếu cho Hiền nhân Phạm chí.
Ðức Phật bảo các Tỳ-kheo:
- Mối quan hệ giữa nhà vua với Phạm chí tuy rất thân tình, song còn khó xảy ra
việc xin xỏ nhờ vả, huống chi các Cư sĩ đối với các thầy đâu có mặn mà gì cho
cam, mà cầu xin nhiều như thế?!
Ðức Phật lại dẫn chuyện để được rõ hơn bài học về xin xỏ, Ngài nói:
- Xưa kia có một người thuộc hàng vọng tộc, danh giá, tên là La-tra-ba-la6
được cha mẹ rất mực yêu quý, chiều chuộng. Nhưng từ khi La-tra-ba-la xuất gia,
không hề xin cha mẹ bất cứ thứ gì. Ngạc nhiên, cha mẹ bằng lời kệ hỏi con:
- Xa xôi người tìm đến
Khắp nơi đến xin ta
Con là con yêu quý
Không xin có ý gì?
La-tra-ba-la đáp kệ:
Người xin, không ai ưa
Ðã không cho còn ghét
Con đã xuất gia rồi
Không nên lại cầu xin.
- Này các Tỳ-kheo, La-tra-ba-la được cha mẹ yêu quý còn viện cớ xuất gia, không
trở về xin một vật gì, huống chi các Cư sĩ đối với các thầy đâu có gần gũi, mặn
mà gì mà lại xin họ nhiều đến thế ư?
Ðức Phật nghiêm khắc quở trách lỗi lầm xin xỏ
kia, rồi kiết giới cấm về vấn đề này.
Lục quần: 1) Nan-đà, 2) Bạt-nan-đà: Thị hiện tham,sân. 3) Ca-lưu-đà- di
(Ưu-đà-di): Thị hiện dâm dục. 4) Xiển-đà:
Thị hiện nóng vội, ương ngạnh, ngạo mạn. 5) Mã-túc, 6) Mãn-túc: Thị
hiện ngu si.
--- o0o ---
Mục
Lục |
01
|
02
| 03
| 04
|05
|06
| 07|
08
|
09
| 10
--- o0o ---
Trình bày: Nhị Tường
Cập nhật ngày 01-04 -2003