CHƯƠNG IV
VĪTHI-SAṄGAHA VIBHĀGO
Phân tách Tiến trình tâm
-ooOoo-
Tiến Trình Tâm Phát Sanh Xuyên Qua
Năm Căn Môn
Phần Nhập Ðề
1.
Cittuppādānamicc' evaṁ katvā saṅgaham uttaraṁ
Bhūmi-puggalabhedena pubbāparaniyāmitaṁ
Pavattisaṅgahaṁ nāma paṭisandhippavattiyaṁ
Pavakkhāma samāsena yathāsambhavato kathaṁ. |
§1 Ðã hoàn tất phần khái
luận cao siêu về tâm và các tâm sở đồng phát sanh (liên quan đến thọ
v.v...) tôi sẽ vắn tắt mô tả theo thứ tự, phần khái luận về tiến
trình (tư tưởng) trong cả hai, lúc tái sanh và trong kiếp sống, tùy
theo cảnh giới và cá nhân, và tiến trình ấy được
xác định bởi loại tâm nào, trôi qua hoặc trước hoặc sau (1). |
Chú Giải
1.
Trong chương trước, những loại tâm và các tâm sở đồng phát sanh với các
loại tâm ấy được đề cập đến, tùy hợp theo thọ, nhân v.v... Trong chương
nầy tác giả đề cập đến những tiến trình tâm phát sanh xuyên qua tâm và năm
môn (cửa giác quan) vật chất, tùy theo những loại và những cảnh giới khác
nhau.
Câu Pāli "pubbāparaniyāmitaṁ" cần nên được giải thích. Bản chú giải ghi
như sau -- tâm nầy phát sanh sau quá nhiều loại tâm, và sau tâm nầy có
thật nhiều loại tâm phát sanh tiếp theo. (idaṁ ettakehi paraṁ, imassa
anantaraṁ, ettakāni cittāni).
Paṭisandhi ở đây là tiến trình tâm sơ khởi, phát sanh ngay lúc bà mẹ
thọ thai em bé trong kiếp sống mới của em. Pavatti là tất cả những tiến
trình tâm xảy diễn trong kiếp sống. Hai câu nầy được phiên dịch trong
quyển Compendium of Philosophy như sau:
Bản tóm lược về những sự phát sanh tư tưởng giờ đây đã hoàn tất, tôi
sẽ tiếp tục đề cập một cách chính xác, tóm tắt lại, những tiến trình tâm
lúc sanh và trong kiếp sống, theo thứ tự, 'cái sau', 'cái trước', có sự
phân biệt về cả hai, cá nhân và cảnh giới. (trang 124)
-ooOoo-
Những Tiến Trình Tâm
2.
Cha vatthūni, cha dvārāni, cha ālambanāni, cha viññāṇāni,
cha vīthiyo, chadhā visayappavatti c'āti vīthisaṅgahe chachakkāni
veditabbāni.
Vīthimuttānaṁ pana kamma-kammanimitta- gatinimitta-vasena tividhā
hoti visayappavatti.
Tattha vatthudvārālambanāni pubbe vuttanayen' eva.
Cakkhuviññāṇaṁ, sotaviññāṇam, ghāṇaviññāṇaṁ,
jivhāviññāṇaṁ, kāyaviññāṇaṁ,
manoviññāṇaṁ c'āti cha viññāṇāni.
Vīthiyo pana cakkhudvāravīthi, sotadvāravīthi, ghāṇadvāravīthi,
jivhādvāravīthi, kāyadvāravīthi, manodvāravīthi c'āti dvāravasena vā
cakkhu- viññāṇavīthi, sotaviññāṇavīthi,
ghāṇaviññāṇavīthi, jivhāviññāṇavīthi,
kāyaviññāṇavīthi, mano-viññāṇavīthi
c'āti viññāṇavasena vā dvārappavattā
cittappavattiyo yojetabbā.
3.
Atimahantaṁ, mahantaṁ, parittaṁ atiparittaṁ c'āti pañcadvāre,
manodvāre, vibhūtamavibhūtaṁ c'āti chadhā visayappavatti veditabbā
Katham? Uppādaṭṭhitibhavaṅgavasena khaṇatta- yaṁ ekacittakkhaṇaṁ
nāma. Tāni pana sattarasa- cittakkhaṇāni rūpadhammānamāyu.
Ekacittakkha- ṇātītāni vā, bahucittakkhaṇātītāni vā ṭhitippattān'
eva pañcālambanāni pañcadvāre āpātham āgacchanti. Tasmā yadi
ekacittakkhaṇātitakaṁ rūpārammaṇaṁ cakkhussa āpātham āgacchati. Tato
dvikkhattuṁ bhavaṅge calite bhavaṅgasotaṁ vocchinditvā tam'eva
rūpārammaṇaṁ āvajjentaṁ pañcadvārāvajjanacittaṁ uppajjitvā
nirujjhati. Tato tass' ānantaraṁ tam'eva rūpaṁ passantaṁ cakkhuviññāṇaṁ,
sampaṭicchantaṁ sampaṭicchana cittaṁ, santīrayamānaṁ
santīraṇacittaṁ, vavatthapentaṁ votthapanacittaṁ c'āti yathāk- kamaṁ
uppajjitvā nirujjhanti. Tato paraṁ ek'ūnatiṁsakāmāvacarajavanesu yaṁ
kiñci laddhapaccayaṁ yebhuyyena sattakkhattuṁ javati.
Javanānubandhāni ca dve tadārammaṇapākāni yathārahaṁ pavattanti.
Tato paraṁ bhavaṅgapāto.
Ettāvatā cuddasacittuppādā dve bhavaṅgacalanāni
pubbevātītakamekacittakkhaṇanti katvā sattarasa cittakkhaṇāni
paripūrenti. Tato paraṁ nirujjhati. Ālambanam'etaṁ atimahantaṁ nāma
gocaraṁ.
Yāva tadālamban' uppādā pana appahontātītakam- āpāthaṁ āgataṁ
ālambanaṁ mahantaṁ nāma. Tattha javanāvasāne bhavaṅgapāto' va hoti.
Natthi tadālambanuppādo.
Yāva javanuppādā'pi appahontātītakamāpātham āgataṁ ālambanaṁ
parittaṁ nāma.
Tattha javanaṁ pi anuppajjitvā dvattikkhattuṁ votthapanam' eva
pavattati. Tato paraṁ bhavaṅgapāto'va hoti.
Yāva votthapanuppādā ca pana appahontātītakam āpātham āgataṁ
nirodhāsannamālambanaṁ atiparittaṁ nāma. Tattha bhavaṅgacalanam' eva
hoti. Natthi vīthicittuppādo.
Icc'evaṁ cakkhudvāre, tathā sotadvārādīsu c'āti sabbathā'pi
pañcadvāre tadālambana-javana-votthapanamoghavāra-saṅkhātānaṁ
catunnaṁ vārānaṁ yathākkamaṁ ālambaṇabhūtā visayappavatti catudhā
veditabbā.
4.
Vīthicittāni satt' eva cittuppādā catuddasa
Catupaññāsa vitthārā pañcadvāre
yathārahaṁ.
Ayam' ettha pañcadvāre
vītthicittappavattinayo. |
§2. Trong khái luận về
những tiến trình tâm, sáu loại phân hạng phải được
hiểu biết, đó là:
i. sáu căn,
ii. Sáu môn,
iii. đối tượng [1],
iv. Sáu loại tâm,
v. Sáu tiến trình (2), và
vi. Sáu lối phát hiện của đối tượng (3).
Sự phát hiện của đối tượng đến tâm không tiến trình [2] có
ba loại là:
i. Nghiệp,
ii. Biểu tượng của Nghiệp và,
iii. Biểu tượng lâm chung.
Nơi đây, các căn, môn, và đối tượng đã có được mô tả trước.
Sáu loại tâm thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức,
thân thức và ý thức.
Tùy theo các môn, những tiến trình tâm là:
1. Tiến trình liên quan đến nhãn môn,
2. Tiến trình liên quan đến nhĩ môn,
3. Tiến trình liên quan đến tỷ môn,
4. Tiến trình liên quan đến thiệt môn,
5. Tiến trình liên quan đến thân môn, và
6. Tiến trình liên quan đến ý môn.
Hoặc, tùy theo loại thức, những tiến trình tâm là:
1. Tiến trình liên quan đến nhãn thức,
2. Tiến trình liên quan đến nhĩ thức,
3. Tiến trình liên quan đến tỷ thức,
4. Tiến trình liên quan đến thiệt thức,
5. Tiến trình liên quan đến thân thức, và
6. Tiến trình liên quan đến ý thức.
Phương thức diễn tiến của tâm liên quan đến
các môn phải được phối hợp như thế ấy.
§3
Sáu lối phát hiện của đối tượng (4) phải được hiểu như sau:
a. Ở năm môn:
i. 'rất lớn',
ii. 'lớn',
iii. 'nhỏ',
iv. 'rất nhỏ'.
b. Ở ý môn:
v. 'sáng',
vi. 'tối'.
Mức độ của những đối tượng được xác định như thế nào?
Ba khoảnh khắc sanh, trụ, diệt hợp thành một chặp tư tưởng
(sát-na). Thời gian tồn tại của vật chất bằng mười bảy chặp tư tưởng
như vậy.
Năm đối tượng vật chất nhập vào (tâm) theo con đường của năm môn
(cửa giác quan) lúc ở giai đoạn tịnh, khi một hay nhiều chặp tư
tưởng vừa trôi qua.
Do đó tiến trình tâm (4) trôi chảy như sau:
Thí dụ như một đối tượng của nhãn quan vừa trôi qua
một chặp (i), theo đường của mắt. Kế đó tâm bhavaṅga giao động
trong một chặp rồi diệt (ii, iii) chấm dứt dòng bhavaṅga. Liền sau
đó ngũ môn hướng tâm (iv) phát sanh và chấm dứt sự hay biết chính
đối tượng của mắt đó.
Tiếp theo là những chặp tư tưởng sau đây
tuần tự phát sanh và chấm dứt:
(v) nhãn thức, nhìn thấy hình dáng của đối tượng, (vi) (vii)
tiếp thọ tâm, thâu nhận hình dáng ấy, (viii) (ix) suy đạc tâm,
quan sát hình dáng ấy, (x) (xi) xác định
tâm, xác định hình dáng ấy. (xii) Kế đó một trong 29 loại tâm
thuộc Dục Giới, được tạo duyên như vậy, thường trôi qua
trong bảy chặp (ix-xv).
Sau những chặp javana, hai chặp tâm đăng ký (xvi-xvii) tùy
trường hợp phát sanh. Sau cùng đến giai đoạn
chìm biến vào bhavaṅga.
Ðến đây mười bảy chặp tư tưởng đã
hoàn tất là:
* mười bốn sự 'khởi sanh tư tưởng' (cittuppāda)
* hai giao động của bhavaṅga, và
* một chặp tư tưởng trôi vào bước sơ khởi.
Rồi đối tượng chấm dứt.
Một đối tượng như thế được gọi là 'rất lớn' [3].
Một đối tượng nhập vào theo đường lối các giác quan, trôi
qua (vài chặp), và không tồn tại được cho đến
khi chặp đăng ký phát sanh, được gọi là 'lớn'.
Một đối tượng nhập vào theo đường lối các giác quan, trôi qua (vài
chặp), và không diễn tiến được đến những chặp
javana, được gọi là 'nhẹ'.
Trong trường hợp nầy, chí đến các chặp
javanas cũng không phát sanh, mà chỉ có tâm xác định tồn tại trong
hai hoặc ba chặp, và kế đó chìm biến trong bhavaṅga.
Một đối tượng sắp chấm dứt nhập vào dòng tâm theo đường
lối các giác quan, trôi qua vài chặp, và không tồn tại được
đến khi chặp tâm xác định khởi sanh, được xem
là 'rất nhẹ'.
Trong trường hợp nầy chỉ có sự giao động của chặp bhavaṅga mà
không có tiến trình.
Ở nhãn môn như thế nào, ở các cửa giác quan kia như nhĩ môn
v.v... cũng dường thế ấy.
Trong tất cả năm môn, đối tượng phát hiện theo bốn đường lối phải
được hiểu biết theo thứ tự như sau:
1. diễn tiến (chấm dứt ở) đăng ký.
2. diễn tiến (chấm dứt ở) javana.
3. diễn tiến (chấm dứt ở) xác định, và
4. diễn tiến không đáng kể.
§4
Có bảy [4] phương cách và mười bốn loại tâm khác nhau trong tiến
trình tâm. Tính với đầy đủ chi tiết, có 54
[5] tùy trường hợp, trong năm môn.
Ðây là phương thức diễn tiến của tiến trình tâm phát sanh xuyên
qua năm môn. |
Ghi chú:
[1] Ba loại đầu tiên đã được thảo luận trong một chương trước. Nơi
đây chỉ lặp lại để cho đủ sáu căn.
[2] Ðó là paṭisandhi, bhavaṅga, và cuti.
[3] Xem các đồ biểu về Tiến trình Tâm ở cuối chương.
[4] Ðó là: 1. Āvajjana, 2. Pañcaviññāṇa, 3. Sampaṭicchana, 4.
Santīraṇa, 5. Votthapana, 6. Javana (7 chặp) và 7. Tadālambana. Bảy chặp
nầy trở thành 14, nếu tính riêng 7 chặp javana, và 2 chặp tadālambana.
[5] 54 bao gồm tất cả những loại tâm thuộc Dục Giới phát sanh xuyên
qua năm môn.
Chú Giải
2. Vīthi, Lộ Trình
Xuất nguyên từ "vi" + căn "i", đi. Danh từ nầy có nghĩa là một lối đi,
một con đường nhưng ở đây được dùng theo nghĩa một diễn tiến, một tiến
trình (paramparā). Một tiến trình tâm bao gồm nhiều chặp tư tưởng (sát-na
tâm), và một chặp tư tưởng không bao giờ được gọi là citta-vīthi.
3. Visayappavatti
Các bản chú giải định nghĩa danh từ nầy là "sự biểu hiện của đối tượng
trước các môn", hay là sự "khởi sanh của tâm do lối biểu hiện của một đối
tượng như vậy". (visayānaṁ dvāresu, visayesu ca cittānaṁ pavatti).
Hiển nhiên là tác giả chọn lối giải thích trước.
4. Tiến Trình Tâm
Theo Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), trong trạng thái bình thường không có
khoảnh khắc nào mà chúng ta không có một loại tâm riêng biệt duyên theo
một đối tượng -- vật chất hay tinh thần. Thời hạn một tâm như vậy được gọi
là chặp tư tưởng, hay sát-na tâm. Khả năng hiểu biết của con người khó mà
nhận định được sự nhanh chóng của những chặp tư tưởng liên tục nối tiếp
nhau như vậy. Kinh sách ghi nhận rằng trong khoảng thời gian ngắn ngủi của
một cái nhoáng trên trời hay trong một chớp mắt, hàng tỷ chặp tư tưởng có
thể khởi sanh và hoại diệt.
Mỗi chặp tư tưởng bao gồm ba thì, gọi là tiểu sát-na (khaṇa) [1]. Ðó là
uppāda (khởi sanh, hay điểm xuất phát), ṭhiti (trụ, tịnh, hay phát triển)
và bhaṅga (diệt, chấm dứt, hay tan rã).
Sanh, lão, và tử tương đương với ba thì ấy. Khoảng cách giữa sanh và tử
được xem là hoại.
Tức khắc liền sau giai đoạn diệt của chặp tư tưởng, giai đoạn khởi của
chặp tư tưởng kế đó được tạo điều kiện để phát sanh nối tiếp theo. Như
vậy, mỗi đơn vị tâm hoại diệt tạo điều kiện cho một đơn vị khác khởi phát
và cùng lúc, chuyển tất cả năng lực cho đơn vị kế nối ấy. Do đó, có sự
trôi chảy liên tục của tâm như một dòng suối mà không có gián đoạn.
Khi một đối tượng vật chất phát hiện đến tâm xuyên qua một trong năm
cửa giác quan (môn) là có một tiến trình tâm bao gồm một loạt những chặp
tư tưởng riêng biệt, chặp nầy dẫn đến chặp khác, theo một trật tự đều đặn.
Trật tự ấy được gọi là citta-niyāma (trật tự tâm linh). Thế thường, để có
sự tri giác trọn vẹn về một đối tượng vật chất phát hiện xuyên qua một
trong năm môn cần phải có đủ 17 sát-na. Như vậy thời gian tồn tại của vật
chất là thời gian của 17 chặp tư tưởng. Qua thời hạn ấy, một đơn vị căn
bản của vật chất hoại diệt và tạo điều kiện cho một đơn vị khác khởi sanh.
Ðối với đơn vị vật chất mới nầy, sát-na đầu tiên được xem là giai đoạn
sanh (uppāda), sát na cuối cùng là diệt (bhaṅga), và khoảng 15 sát-na còn
lại là giai đoạn hoại, hay phát triển (ṭhiti hoặc jarā).
Thông thường, khi một đối tượng nhập vào dòng tâm xuyên qua bất luận
môn nào, một chặp bhavaṅga trôi qua, được gọi là atīta bhavaṅga, bhavaṅga
vừa qua, hay bhavaṅga quá khứ.
Kế đó một tiến trình tâm tương ứng trôi chảy không gián đoạn luôn 16
chặp tư tưởng. Trong trường hợp như vậy, đối tượng phát hiện được gọi là
"rất lớn".
Nếu tiến trình chấm dứt sau dòng javana mà không tạo điều kiện cho hai
chặp tâm đăng ký (tadālambana) phát sanh -- và như vậy chỉ hoàn tất 14
chặp -- đối tượng của tiến trình nầy được gọi là "lớn".
Ðôi khi tiến trình chấm dứt sau chặp tâm xác định (votthapana) mà không
tạo điều kiện cho luồng javana khởi phát, và như vậy chỉ hoàn tất 7 chặp
tư tưởng. Trong trường hợp nầy đối tượng của tiến trình được gọi là "nhẹ",
hay "nhỏ".
Cũng có khi đối tượng nhập vào dòng tâm và chỉ làm giao động chặp
bhavaṅga mà thôi. Như vậy, đối tượng được gọi là "rất nhẹ", hay "rất nhỏ".
Khi cái gọi là đối tượng "rất lớn" hay "lớn", được tri giác xuyên qua
năm môn, và sau đó ý môn cảm nhận, hoặc khi một tiến trình tư tưởng khởi
phát xuyên qua ý môn và diễn tiến kéo dài đến tâm đăng ký, một đối tượng
như thế được gọi là "sáng".
Khi một tiến trình tâm phát sanh xuyên qua ý môn chấm dứt ở giai đoạn
javana, đối tượng được gọi là "tối".
Thí dụ như người kia nhìn lên mặt trăng sáng tỏ trong một đêm quang
đãng, trời không mây. Người ấy cũng thoáng thấy những vì sao lóng lánh
xung quanh mặt trăng. Tuy chăm chú nhìn mặt trăng, nhưng người ấy không
thể tránh được sự việc thấy những ngôi sao xung quanh. Mặt trăng được xem
là đối tượng lớn, và những ngôi sao là những đối tượng phụ thuộc, nhỏ. Một
cách chính xác không phải người kia tri giác trăng và sao cùng một lúc, vì
mỗi chặp tư tưởng chỉ duyên theo một đối tượng mà thôi. Như vậy, mặt trăng
và các vì sao được tri giác trong những khoảnh khắc riêng biệt khác nhau.
Theo Abhidhamma (Vi Diệu Pháp), nói rằng người kia tri giác mặt trăng bằng
tâm, hay thức, và tri giác các ngôi sao bằng tiềm thức là không đúng.
Ghi chú:
[1] Ba giai đoạn nầy tương ứng với quan điểm của Ấn Ðộ Giáo về Brahma
(Tạo Hóa), Vishnu (Người Bảo Tồn) và Siva (Người Tiêu Diệt).
-ooOoo-
Manodvāre Vīthi-Cittappavattinayo
Tiến Trình tâm khởi phát xuyên qua ý môn
5.
Manodvāre pana yadi vibhūtamālambanaṁ āpātham āgacchati, tato
paraṁ bhavaṅga-calana-manodvārā- vajjanajavanāvasāne
tadārammaṇapākāni pavattanti. Tato paraṁ bhavaṅgapāto.
Avibhūte panālambane javanāvasāne bhavaṅgapāto' va hoti. Natthi
tadālambanuppādo'ti.
6.
Vītthicittāni tīn'eva cittuppādā daseritā
Vitthārena pan' etthekacattāḷīsa vibhāvaye.
Ayam' ettha Paritta-javanavāro. |
§5
Trong ý môn, khi một đối tượng "sáng" nhập vào bằng đường lối nầy,
tâm quả đăng ký khởi phát khi chặp bhavaṅga giao động, ý môn hướng
tâm, và javana chấm dứt. Sau đó chìm biến vào bhavaṅga.
Trong trường hợp một đối tượng "tối", có sự chìm biến vào
bhavaṅga sau khi luồng javana chấm dứt mà không tạo điều kiện
cho tâm quả đăng ký khởi sanh.
§6
Ba phương cách và mười [1] loại tâm khác nhau trong tiến trình
tâm được dạy. Sẽ được giải thích rằng, vào
chi tiết, có 41 [2] loại ở đây.
Ðây là phương cách diễn tiến của javana phụ. |
Ghi chú:
[1] Ðó là manodvārāvajjana, javana, và tadālambana. Khi 7 chặp javana
và 2 chặp tadālambana được tính riêng biệt thì có tất cả là 10 chặp tư
tưởng riêng biệt.
[2] Ðã được đề cập đến ở trên: 54 - 13 (dvipañcaviññāṇa 10 +
sampaṭicchaṇas 2 và pañcadvārāvajjana 1) = 41.
-ooOoo-
Appanā-vīthicittappavattinayo
Tiến trình tâm APPANĀ
7.
Appanājavanavāre pana vibhūtāvibhūtabhedo natthi. Tathā
tadālambanuppādo ca.
Tattha hi ñāṇasampayuttakāmāvacarajavanānaṁ
aṭṭhannaṁ aññatarasmiṁ parikammupacārānuloma-
gotrabhū nāmena catukkhattum tikkhattum' eva vā yathākkamaṁ
uppajjitvā niruddhe tadanantaram' eva yathārahaṁ catutthaṁ pañcamaṁ
vā chabbīsati mahaggatalokuttarajavanesu yathābhinīhāravasena yaṁ
kiñci javanaṁ appanāvīthimotarati. Tato paraṁ appanāvasāne
bhavaṅgapāto'va hoti.
Tattha somanassasahagatajavanān'antaraṁ
appanā' pi somanassasahagatā'va pāṭikaṇkhitabbā. Upekkhā-
sahagatajavanānantaraṁ upekkhāsahagatā'va. Tatthā' pi
kusalajavanānantaraṁ kusalajavanañ c'eva
heṭṭhimañcaphalattayamappeti. Kriyājavanā-
nantaraṁ kriyā javanaṁ arahattaphalañ ca appeti.
8.
Dvattiṁsa sukhapuññamhā
dvādasopekkhakāparaṁ Sukhitakriyato aṭṭha cha sambhonti upekkhakā.
Puthujjanāna sekkhānaṁ kāmapuññā tihe tuto
Tihetukāmakriyato vitarāgānaṁ appanā.
Ayam' ettha manodvāre vīthi-cittappavattinayo. |
§7
Trong phương cách diễn tiến của javana Appanā
(tuyệt đối an trụ) (5) không có sự phân biệt giữa "sáng" và
"tối". Cùng thế ấy không có tâm quả đăng ký.
Trong trường hợp nầy, bất luận tâm nào trong tám javanas thuộc
Dục Giới liên hợp với tri kiến, khởi sanh, theo thứ tự, ba hoặc bốn
lần, như chặp tâm "chuẩn bị" (parikamma), "cận hành" (upacāra),
"thuận thứ" (anuloma), và "chuyển tánh" (gotrabhū).
Tức khắc sau khi những chặp tâm nầy chấm dứt, trong chặp thứ tư hay
thứ năm, tùy trường hợp, bất luận tâm javana nào trong 26
loại tâm Cao Thượng và Siêu Thế nhập vào tiến trình Thiền, tùy hợp
theo sự cố gắng thích ứng.
Ở đây, tức khắc theo sau một javana với thọ hỷ, một javana appanā
với thọ hỷ ắt sẽ khởi phát. Sau một javana đồng phát sanh với thọ
xả, một javana appanā liên hợp với thọ xả ắt phát sanh.
Ở đây cũng vậy, một javana appanā thiện sẽ nối tiếp theo
sau một javana thiện và (trong trường hợp chứng ngộ -- samāpatti),
sẽ tạo duyên cho ba Quả thấp hơn khởi phát.
Sau một javana hành, sẽ có một javana hành và Quả A La Hán nối
tiếp.
§8
Sau tâm thiện (có ba nhân, tihetuka) (6) liên hợp với thọ hỷ (7),
32 (loại tâm) (8) khởi phát; sau tâm thiện (có ba nhân) liên hợp với
thọ xả, 12 loại (9); sau tâm hành (có ba nhân) liên hợp với thọ hỷ,
8 loại (10); và sau tâm hành (có ba nhân) liên hợp với thọ xả, có
sáu loại tâm (11).
Ðối với hạng phàm nhân [1] và hạng "còn phải tu tập" (sekha) [2]
tâm Quả appanā (phát khởi) sau tâm thiện có ba
nhân thuộc Dục Giới, nhưng đối với những vị "không còn tham
ái" [3] là sau tâm hành thuộc Dục Giới.
Ðây là phương cách diễn tiến của tiến trình tâm phát sanh qua ý
môn. |
Ghi chú:
[1] Phàm nhân, puthujāna, là những chúng sanh còn ở trong vòng luân
hồi, tức chúng sanh trong Tam Giới: Dục, Sắc và Vô Sắc Giới.
[2] Sekhas là những vị đã đắc một trong ba tầng Thánh đầu tiên, và
"còn phải tu tập" nữa để thành tựu tầng Thánh cuối cùng. Có nơi gọi là
bậc "hữu học". Xem chương III.
[3] "Những vị không còn tham ái", tức chư vị A La Hán, cũng được gọi
là asekhas, không còn phải tu tập nữa. Có nơi gọi là bậc "vô học".
Chú Giải
5. Appanā, Hoàn Toàn An Trụ.
(Saṁskrit -- arpaṇā, xuất nguyên từ căn "ri" là đi).
Ðây là một danh từ ít thấy dùng trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma). Phạn
ngữ nầy xuất nguyên từ căn "i", đi.
Căn "I" + tiếp đầu ngữ có nghĩa là nguyên nhân "āpe" + "ana". "A" thay
thế "i" và "p" trở thành "pp"; "A"+ ppe + ana = appanā. Chữ "ā" trong hình
thức sơ khởi trở thành "a" trước cặp "pp".
Ngài Buddhaghosa định nghĩa "appanā" là hướng về, hay gắn liền, áp đặt
tâm nhất điểm vào đối tượng (ekaggaṁ cittaṁ ārammaṇe appenti).
Appanā là một hình thức của chi Thiền tầm (vitakka), một chi của Sơ
Thiền, phát triển đến mức cao độ.
Người hành thiền muốn phát triển Thiền chọn lấy một đề mục thích ứng,
tùy hợp theo tâm tánh mình. Trong khi gia công hành thiền, như đã ghi
trong chương I, hành giả đạt đến mức độ có thể chứng đắc Sơ Thiền.
Lúc ấy tiến trình tâm trôi chảy như sau:
Manodvārāvajjana
Ý Môn Hướng Tâm |
Parikamma
Chuẩn Bị |
Upacāra
Cận Hành |
Anuloma
Thuận Thứ |
Gotrabhū
Chuyển Tánh |
Appanā
An Trụ
|
* * * |
* * * |
* * * |
* * * |
* * * |
* * * |
Chặp tư tưởng đầu tiên là ý môn hướng tâm, khởi phát liền trước giai
đoạn javana, do các đối tượng nhập vào dòng tâm xuyên qua ý môn, tạo duyên
để khởi phát.
Chặp tư tưởng (sát-na) sơ khởi của tiến trình javana appanā được gọi là
parikamma (chuẩn bị), bởi vì nó là sự chuẩn bị để đưa đến tâm cao thượng
hơn mà hành giả hằng mong mỏi, hoặc Cao Thượng (Mahaggata, Ðại Hành), hoặc
Siêu Thế (Lokuttara). Liền tiếp theo sau chặp nầy là một chặp khác được
gọi là upacāra (cận hành), bởi vì nó khởi phát kế cận loại tâm cao thượng.
Thông thường hai chặp tâm nầy phát sanh đầu tiên trong tiến trình
javana-appanā. Nhưng nhiều hành giả là người có một trình độ đạo đức khá
cao thì chỉ có chặp upacāra (cận hành) khởi phát mà không có chặp
parikamma (chuẩn bị) sơ khởi.
Chặp tư tưởng thứ ba trong tiến trình nầy được gọi là anuloma (thuận
thứ), bởi vì nó khởi phát điều hòa và thuận chiều theo các chặp trước và
chặp Gotrabhū (chuyển tánh) theo sau. Gotrabhū, theo nghĩa đen, là cái gì
chế ngự dòng dõi Dục Giới [1], hay cái gì phát triển dòng giống cao
thượng. Liền sau chặp Gotrabhū nầy, chặp Appanā-jhāna (sát-na tâm tuyệt
đối an trụ) phát sanh. Ðến mức độ tâm cao thượng nầy, tâm tuyệt đối gom
vào một điểm duy nhất.
Tâm Thiền (jhāna) mà không được phát triển trọn vẹn khởi hiện trong
những chặp tâm đầu tiên được gọi là upacāra samādhi, cận định.
Ðối với hạng phàm nhân (puthujjana, chưa đắc Thánh Quả) và những bậc
Thánh "còn phải tu tập nữa" (sekhas), bốn javanas thiện thuộc Dục Giới
liên hợp với tri kiến phát sanh như những chặp appanā sơ khởi nầy. Trong
trường hợp một vị A La Hán, đó là bốn javanas hành thuộc Dục Giới liên hợp
với tri kiến.
Tiến trình appanā-javana Siêu Thế trôi chảy như sau:
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Parikamma
Chuẩn Bị |
Upacāra
Cận Hành |
Anuloma
Thuận Thứ |
Gotrabhū
Chuyển Tánh |
Magga
Đạo |
Phala
Quả |
Phala
Quả |
* * * |
* * * |
* * * |
* * * |
* * * |
* * * |
* * * |
Trong tiến trình tâm nầy chặp parikamma (chuẩn bị) có thể phát sanh hay
không phát sanh. Như đã ghi nhận ở trên, điều nầy tùy thuộc nơi trình độ
tiến hóa tinh thần của người hành thiền. Ở đây Gotrabhū có nghĩa là cái gì
khắc phục huyết thống phàm tục, hay cái gì phát triển dòng dõi Siêu Thế.
Một trong bốn javanas thiện thuộc Dục Giới liên hợp với tri kiến phát
sanh trong giai đoạn sơ khởi nầy. Ðối tượng của ba chặp tư tưởng đầu tiên
[2] là tại thế, nhưng đối tượng của chặp gotrabhū (chuyển tánh) là Niết
Bàn siêu thế. Dầu sao, chặp tư tưởng đã được phát triển nầy không thể tận
diệt những ô nhiễm cố hữu tiềm tàng. Chính chặp tâm Magga (Ðạo), theo kế
liền sau đó, tác hành nhiệm vụ chứng ngộ Niết Bàn và tận diệt ô nhiễm.
Phải nên ghi nhận rằng chặp tâm Magga (Ðạo) chỉ phát sanh một lần duy
nhất. Tức khắc liền sau đó là hai chặp Phalas (Quả), nếu tiến trình có
parikamma (chuẩn bị). Nếu là một tiến trình không có parikamma, như đã ghi
trên, thì có ba chặp Quả (Phalas). Trong trường hợp các tầng Thánh thứ
nhì, thứ ba, và thứ tư, chặp tư tưởng thứ ba, thay vì là gotrabhū (chuyển
tánh), thì được gọi là vodāna, có nghĩa là thanh lọc.
Nếu tiến trình bắt đầu bằng chặp parikamma, thì vodāna là chặp thứ tư.
Nếu không có chặp parikamma thì vodāna là chặp thứ ba.
Mỗi Ðạo (Magga) trong bốn Thánh Ðạo chỉ phát sanh một lần duy nhất
trong suốt đời. Nhưng hành giả có thể chứng nghiệm Quả (Phala) liên tục cả
ngày. Quả của ba tầng Thánh đầu tiên -- Tu Ðà Huờn Quả, Tư Ðà Hàm Quả, và
A Na Hàm Quả -- theo sau javana thiện.
Trong trường hợp A La Hán Quả, javana tức khắc trước đó phải là hành,
bởi vì một vị asekha (bậc Thánh không còn phải tu tập nữa) không còn chứng
nghiệm javana thiện.
6. Tihetuka, Ba Nhân,
Ðược tạo duyên do ba nhân alobha (không-tham, tức quảng đại), adosa
(không-sân, tức từ ái), và amoha (không- si, tức trí tuệ).
7. Tức hai loại tâm thuộc Dục Giới đồng phát sanh cùng thọ hỷ và
tri kiến.
8. Ðó là 4 tâm Thiền Sắc Giới (rūpa Jhāna) đầu tiên và 28 (7x4) tâm
Thiền Siêu Thế. A La Hán Quả và Hành không được kể ở đây.
9. Ðó là: 1 ngũ thiền Sắc Giới + 4 thiền Vô Sắc Giới + 7 ngũ thiền
Siêu Thế (lokuttara pañcamajjhāna).
10. Ðó là 4 thiền Sắc Giới đầu tiên + 4 thiền A La Hán Quả đầu
tiên.
11. Ðó là 1 ngũ thiền Sắc Giới + 4 thiền Vô Sắc Giới + 1 ngũ thiền
A La Hán Quả.
Ghi chú:
[1] Tức dập tắt những đặc tính của Dục Giới.
[2] Tức Parikamma, Upacāra và Anuloma.
-ooOoo-
Tadārammana Niyamo
Phương thức diễn tiến của chặp đăng ký
9.
Sabbattha'pi pan' ettha aniṭṭhe ārammaṇe
akusala- vipākān' eva pañcaviññāṇasampaticchanasantīraṇa-
tadārammaṇāni, iṭṭhe kusalavipākāni, atiṭṭhe pana
somanassasahagatān'eva santīraṇatadārammaṇāni.
Tattha'pi somanassasahagatakriyājavanāvasāne somanassasahagatān'
eva tadārammaṇāni bhavanti. Upekkhāsahagatakriyājavanāvasāne ca
upekkhā- sahagatān'eva honti.
Domanassasahagatajavanāvasāne ca pana tadārammaṇāni c'eva
bhavaṅgāni ca upekkhā- sahagatān'eva bhavanti. Tasmā yadi
somanassa-paṭisandhikassa domanassasahagatajavanāvasāne
tadārammaṇasambhavo natthi. Tadā yaṁ kiñci paricitapubbaṁ
parittārammaṇamārabbha upekkhā- sahagatasantīraṇaṁ uppajjati.
Tamanantaritvā bhavaṅgapāto' va hoti'ti'pi vadanti ācariyā. Tathā
kāmāvacarajavanāvasāne kāmāvacarasattānaṁ kāmāvacaradhammesv'eva
ārammaṇabhūtesu tadārammaṇaṁ icchantī'ti.
10.
Kāme javanasattārammaṇānaṁ niyame sati
Vibhūteti mahante ca tadārammaṇamīritaṁ.
Ayam' ettha Tadārammaṇa Niyamo. |
§9
Ở đây, trong mọi trường hợp (tức xuyên qua hoặc ngũ quan môn hoặc ý
môn) khi đối tượng (12) không đáng được ưa thích, ngũ quan thức,
tiếp thọ tâm, suy đạc tâm, đăng ký tâm (phát sanh) là quả bất thiện.
Nếu đối tượng đáng được ưa thích, là quả thiện. Nếu đối tượng đáng
được vô cùng ưa thích, tâm suy đạc và tâm đăng ký đồng phát sanh cùng
thọ lạc.
Về điểm nầy, sau những chặp javanas hành liên hợp với thọ
lạc, những chặp đăng ký phát sanh cũng liên
hợp với thọ lạc. Sau những javanas hành liên hợp với thọ xả các chặp
đăng ký cũng liên hợp với thọ xả.
Nhưng sau những javanas liên hợp với thọ khổ, các
chặp đăng ký và bhavaṅga cũng liên hợp với thọ xả. Do đó, với
người mà thức nối liền (hay thức tái sanh) liên hợp với thọ lạc, nếu
sau những chặp javanas liên hợp với thọ khổ, các chặp đăng
ký không phát sanh, chừng ấy một chặp suy đạc tâm phát sanh liên
hợp với thọ xả, duyên theo một đối tượng đã
quen thuộc từ trước. Tức khắc sau đó, quý vị đạo sư dạy, có sự chìm
biến vào bhavaṅga.
Cùng thế ấy, chặp đăng ký được trông đợi sẽ
phát sanh đến những chúng sanh ở cảnh Dục Giới sau những chặp
javanas thuộc Dục Giới, chỉ khi nào những hiện tượng thuộc
Dục Giới trở thành đối tượng.
§10
Tâm đăng ký phát sanh, các Ngài dạy, liên quan đến
những đối tượng "sáng" và "rất lớn" khi có sự chắc chắn về những đối
tượng, những chúng sanh, và những javanas thuộc Dục Giới.
Ðây là phương thức diễn tiến của tâm đăng
ký. |
Chú Giải
12. Ārammaṇa, Ðối Tượng.
Tánh cách đáng được ưa thích hay không đáng được ưa thích của một đối
tượng được xác định, không phải tùy hợp theo tâm tánh cá nhân, mà tùy theo
bản chất cố hữu của đối tượng ấy. Tâm quả do đó phát sanh được xem là hậu
quả của hành động tốt hay xấu, thiện hay bất thiện.
Ðối với người không phải Phật tử mà có tánh cố chấp, sự kiện thấy Ðức
Phật có lẽ là một điều không vui mà có khi là bực tức. Những chặp javanas
của người ấy tất nhiên là bất thiện. Tuy nhiên, cái quả trong sạch tiêu
cực của nhãn thức được tạo nên do một nghiệp thiện quá khứ, là quả thiện
(kusala vipāka). Tâm quả nầy không phải do ý chí của người ấy tạo nên mà
là hậu quả dĩ nhiên phải đến. Tiến trình javana trái lại, là do ý chí của
người ấy tạo điều kiện.
Lại nữa, thí dụ đối với một con chó thường, chỉ sự kiện thấy phẩn đã là
một nguồn thỏa thích. Ðối tượng ấy thông thường là không đáng được ưa
thích và là một hậu quả xấu, một quả bất thiện (akusala vipāka). Nhưng
tiến trình javana do đó được tạo nên là trong sạch, thiện, đối với chó.
Cảm giác đồng phát sanh là thọ lạc.
Chí đến một vị A La Hán, cũng có thể gặt hái một quả bất thiện (akusala
vipāka), khi Ngài thấy một đối tượng không đáng được ưa thích, nhưng luồng
javana của Ngài không bao giờ là thiện hay bất thiện. Cảm giác đồng phát
sanh là thọ xả.
Bây giờ, khi một đối tượng không đáng được ưa thích phát hiện xuyên qua
ý môn hay ngũ quan môn thì ngũ quan thức và những chặp tâm tiếp thọ,suy
đạc, đăng ký phát sanh trong tiến trình tương ứng đều là quả bất thiện
(akusala vipāka). Thọ đồng phát sanh luôn luôn là upekkhā (xả), ngoại trừ
trường hợp thân thức, và đây là thọ khổ. Những chặp tư tưởng nầy là quả
không thể tránh của những hành động bất thiện.
Nếu đối tượng phát hiện là đáng được ưa thích, những chặp tư tưởng nói
trên sẽ là quả thiện (kusala vipāka). Ở đây cũng vậy, thọ đồng phát sanh
là xả, ngoại trừ thân thức, và đây là thọ lạc. Tất cả những chặp tư tưởng
nầy là hậu quả của những hành động thiện.
Khi đối tượng đáng được ưa thích vô cùng, thọ của chặp tiếp thọ
(santīraṇa) sẽ đổi khác. Thay vì là upekkhā (xả), đây là somanassa (lạc).
Những chặp đăng ký theo sau tiến trình javana hành thuộc Dục Giới đồng
phát sanh với thọ lạc cũng liên hợp với một loại thọ tương tợ. Cùng thế
ấy, theo sau tiến trình javana upekkhā là những chặp tâm đăng ký liên hợp
với thọ xả (upekkhā tadārammaṇas).
Thông thường, những chặp javana khởi sanh trước và những chặp đăng ký
tiếp liền theo sau đều có một loại thọ như nhau. Trước là thọ lạc thì sau
cũng thọ lạc. Nếu trước là thọ xả, sau cũng thọ xả.
Như vậy, những chặp tâm đăng ký sẽ như thế nào sau một tiến trình
javana liên hợp với thọ khổ? Biết rằng không có đăng ký tâm liên hợp với
thọ khổ (domanassa).
Nếu thức nối liền (paṭisandhi citta), hay thức tái sanh, của một người
liên hợp với thọ lạc thì sẽ không có tâm đăng ký.Và chặp bhavaṅga tức khắc
theo liền sau cũng liên hợp với thọ lạc. Trong trường hợp nầy, một tâm suy
đạc xả mà không có tác dụng đặc biệt nào, chỉ khởi phát suông trong một
chặp. Chặp tâm khởi sanh bất ngờ nầy có một tên kỹ thuật là
āgantukabhavaṅga. Thông thường đối tượng của những chặp javanas và của
chặp đăng ký là một. Nhưng trong trường hợp đặc biệt nầy, đối tượng khác
biệt. Ðối tượng của chặp suy đạc nầy là một đối tượng khác thuộc Dục Giới,
rất quen thuộc với ta trong kiếp sống. Ðối tượng nầy được gọi là paritta
(nhỏ hơn, hoặc ít hơn) sánh với những đối tượng cao hơn thuộc Sắc Giới, Vô
Sắc Giới và Siêu Thế. Ðàng khác, nếu thức tái sanh (paṭisandhi citta)
không liên hợp với thọ lạc, các chặp đăng ký (tadārammaṇa) sẽ trở thành vô
ký, và những chặp bhavaṅga theo sau đó cũng vậy.
Phải ghi nhận rằng các chặp đăng ký (tadāramaṇa) chỉ phát sanh sau
những chặp javanas thuộc Dục Giới, đến những chúng sanh thuộc Dục Giới, và
chỉ liên quan đến những đối tượng thuộc Dục Giới "rất lớn" và "sáng".
-ooOoo-
Javana-Niyamo
Phương thức diễn tiến của Javana (13)
11.
Javanesu ca parittajavanavīthiyaṁ kāmāvacara- javanāni
sattakkhattuṁ chakkhattum' eva vā jayanti.
Mandappavattiyaṁ pana maraṇakālādīsu pañca-
vāram'eva.
Bhagavato pana yamakapāṭihāriyakālādīsu lahuka- ppavattiyaṁ
cattāri pañca vā paccavekkhaṇacittāni bhavantī' ti pi vadanti.
Ādikammikassa pana paṭhamakappanāyaṁ mahaggatajavanāni, abhiññājavanāni
ca sabbadā pi ekavāram' eva javanti. Tato paraṁ bhavaṅgapāto.
Cattāro pana magguppādā ekacittakkhaṇikā. Tato paraṁ dve tīṇi
phalacittāni yathārahaṁ uppajjanti. Tato paraṁ bhavaṅgapāto.
Nirodhasamāpattikāle dvikkhattuṁ catutthāruppa- javanaṁ javati.
Tato paraṁ nirodhaṁ phusati. Vuṭṭhānakāle ca anāgāmi phalaṁ vā
arahattaphalaṁ vā yathāraham' ekavāraṁ uppajjitvā niruddhe
bhavaṅgapāto'va hoti.
Sabbatthā' pi samāpattivīthiyaṁ pana bhavaṅgasota viya
vīthiniyamo natthī' ti katvā bahūni pi labbhantī' ti (veditabbaṁ).
12.
Sattakkhattuṁ parittāni maggābhiññā
sakiṁ matā
Avasesāni labhanti javanāni bahūni'pi.
Ayam'ettha Javana-Niyamo. |
§11 Về các javanas,
trong một tiến trình javana nhỏ, những chặp javanas thuộc Dục Giới
chỉ chạy trong bảy hoặc sáu chặp.
Tuy nhiên, trong trường hợp một tiến trình "yếu", và vào lúc lâm
chung, chỉ năm chặp.
Ðối với Ðức Thế Tôn, lúc Ngài làm phép yamaka pāṭihāriya
(song hành, làm cho nước và lửa cùng phun ra một lượt từ các
lỗ chân lông) hay trong những trường hợp tương tợ, thì tiến trình
chạy thật nhanh, chỉ có bốn hay năm chặp tư
tưởng suy niệm phát sanh, các Ngài dạy như vậy.
Ðối với người mới vừa đắc Sơ Thiền, những chặp tâm Cao Thượng và
những chặp javanas Siêu Trí Thức chỉ chạy một lần. Sau đó chìm biến
vào bhavaṅga (hộ kiếp).
Bốn Ðạo (Magga) chỉ tồn tại trong một chặp
tư tưởng. Sau đó, tùy trường hợp, hai hoặc ba chặp tâm Quả
(Phala) sẽ khởi lên rồi chìm biến vào bhavaṅga.
Vào lúc Chấm Dứt Tối Thượng (Diệt Thọ Tưởng Ðịnh) (14), javana Tứ
Thiền Vô Sắc chạy hai lần và nhập vào sự Chấm Dứt. Khi xuất (Diệt
Thọ Tưởng Ðịnh), hoặc tâm A Na Hàm Quả, hoặc tâm A La Hán Quả khởi
sanh, tùy trường hợp. Sau khi chấm dứt, tâm nầy chìm biến vào luồng
hộ kiếp (bhavaṅga).
Trong tiến trình của những tâm Chứng Ngộ, không có những tiến
trình xảy diễn một cách đều đặn giống nhau
như diễn tiến của luồng bhavaṅga. Dầu sao, phải hiểu rằng có nhiều
javanas Cao Thượng và Siêu Thế phát sanh.
§12
Phải hiểu rằng những javanas nhỏ phát sanh trong bảy chặp, Ðạo và
những tâm Siêu Trí Thức chỉ một lần duy nhất, ngoài ra (những tâm
Cao Thượng và Siêu Thế), nhiều lần.
Ðây là phương thức diễn tiến của javanas. |
Chú Giải
13. Javana, Tốc Hành Tâm
Vì rất khó tìm ra một danh từ để chuyển dịch một cách chính xác, ở đây
xin giữ lại nguyên vẹn chữ Pāli nầy.
Cả hai -- javana có tánh cách tâm lý, và javana có tánh cách đạo đức --
đều rất quan trọng bởi vì chính ở giai đoạn nầy mà cả hai, tâm thiện và
tâm bất thiện, đều được xác định.
Ðôi khi luồng javana chỉ tồn tại trong một chặp (sát-na). Những lúc
khác, có thể chạy nhiều chặp, tối đa là bảy chặp.
Thông thường những javanas thuộc Dục Giới chỉ tồn tại trong sáu hoặc
bảy chặp. Khi ở trong tình trạng mê man bất tỉnh, hay vào lúc lâm chung,
chỉ có năm chặp.
Khi Ðức Thế Tôn dùng thần thông, làm cho nước và lửa, gần như cùng một
lúc, phun ra từ thân Ngài, chỉ có bốn hoặc năm chặp javana phát sanh, vì
lúc ấy Ngài suy niệm về những chi Thiền, điều kiện cần thiết để thực hành
pháp Yamaka Pāṭihāriya, Song Hành.
Trong trường hợp người hành thiền phát triển Sơ Thiền lần đầu tiên,
luồng javana chỉ phát sanh trong một chặp. Cùng thế ấy, những vị phát
triển năm pháp Abhiññās là:
i. Thần Thông (Iddividha),
ii. Thiên Nhĩ Thông (Dibba Sota),
iii. Thiên Nhãn Thông (Dibba Cakkhu),
iv. Tha Tâm Thông (Paracittavijjānana), và
v. Tri Mạng Thông (Pubbe-nivāsānusati Ñāṇa, hồi nhớ các tiền kiếp).
Bốn tâm javana Ðạo Siêu Thế (Magga) cũng chỉ tồn tại trong một chặp duy
nhất. Chính trong khoảnh khắc vĩ đại ấy hành giả chứng ngộ Niết Bàn.
14. Nirodha Samāpatti, Diệt Thọ Tưởng Ðịnh.
Cũng được gọi là Ðại Ðịnh. Một vị A Na Hàm hay A La Hán đã có phát
triển Thiền Sắc Giới và Vô Sắc Giới có thể vận dụng chí lực của mình làm
cho dòng tâm tạm thời dừng lại trong bảy ngày liền. Khi đạt đến trạng thái
ấy, tất cả những sinh hoạt tinh thần đều ngưng lại, mặc dầu nhiệt độ của
cơ thể và sự sống vẫn còn. Hơi thở lúc ấy đã chấm dứt. Sự khác biệt giữa
một tử thi và cơ thể của người nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh là cơ thể nầy còn
sự sống. Kinh sách ghi rằng cơ thể của người nhập Nirodha-samāpatti, Diệt
Thọ Tưởng Ðịnh, cũng không thể bị gây tổn thương. Sự thành đạt trạng thái
Thiền nầy được gọi là Nirodha-Samāpatti. Nirodha là sự chấm dứt. Samāpatti
là thành đạt. Nirodha-Samāpatti là thành đạt sự chấm dứt, thường được gọi
là Diệt Thọ Tưởng Ðịnh, hay Ðại Ðịnh.
Liền trước khi nhập vào trạng thái nầy vị hành giả chứng nghiệm tứ
thiền Vô Sắc, tức Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, trong hai sát-na tâm.
Liền sau đó luồng tâm chấm dứt, dừng lại cho đến khi Ngài xuất thiền
theo ý muốn. Thông thường Ngài nhập Thiền khoảng bảy ngày, không cử động.
Kinh sách có ghi lại diễn biến một vị Phật Ðộc Giác bị lửa đốt trong khi ở
trong trạng thái Diệt Thọ Tưởng Ðịnh nầy. Nhưng rồi Ngài không hề gì.
Ðến khi hành giả xuất Thiền, chặp tư tưởng đầu tiên phát sanh đến Ngài
là một chặp A Na Hàm Quả, nếu hành giả là một vị A Na Hàm, hoặc A La Hán
Quả, nếu là một vị A La Hán.
Sau đó luồng tâm chìm biến vào bhavaṅga.
-ooOoo-
Puggala-Bhedo
Phân hạng chúng sanh
13.
Duhetukānam'ahetukānañca pan'ettha kriyājavanāni c'eva
appanājavanāni ca na labbhanti. Tathā ñāṇa- sampayuttavipākāni ca
sugatiyaṁ, duggatiyaṁ pana ñāṇavippayuttāni
ca mahāvipākāni na labbhaṅti.
Tihetukesu ca khīnāsavānaṁ kusalākusalajavanāni ca na
labbhantī'ti. Tathā sekhaputhujjanānaṁ kriyājavanāni.
Diṭṭhigatasampayuttavicikicchā javanāni ca sekhānaṁ.
Anāgāmipuggalānaṁ pana paṭighajavanāni ca na labbhanti.
Lokuttarajavanāni ca yathāsakamariyānam' eva samuppajjantī'ti.
14.
Asekhānaṁ catucattālīsasekhānam' uddise 15. Chapaññāsāvasesānaṁ
catupaññāsa sambhavā.
Ayam' ettha puggalabhedo. |
§13
Nơi đây, với những người mà thức tái sanh do hai nhân [1]
hoặc không do nhân nào tạo duyên, các chặp javanas hành và javana
thiện [2] không phát sanh. Cùng thế ấy, trong một nhàn cảnh những
tâm Quả liên hợp với tri kiến cũng không phát sanh [3] . Nhưng trong
khổ cảnh những loại tâm nầy cũng không đem lại
đại quả không liên hợp với tri kiến.
Với bậc "Vô Nhiễm" (A La Hán), trong những vị mà thức tái sanh do
ba nhân tạo duyên, không có javanas thiện hay bất thiện phát sanh.
Cùng thế ấy, những chặp javanas hành không phát sanh đến hạng phàm
nhân (puthujjana) và hạng "còn phải tu tập" (sekhas). Những chặp
javanas liên hợp với tà kiến và hoài nghi cũng không phát sanh đến
các vị sekhas [4] . Ðối với vị A Na Hàm không thể có javana liên hợp
với sân [6] . Nhưng các javanas Siêu Thế, chỉ những bậc Thánh Nhân
[5] mới có thể chứng nghiệm, tùy theo mức độ chứng ngộ.
§14
Tùy trường hợp phát sanh, được ghi nhận rằng các bậc Asekhas có
bốn mươi bốn loại [7], Sekhas có năm mươi sáu
[8], ngoài ra, những hạng còn lại có năm mươi bốn [9] loại tâm. Ðây
là phương thức phân hạng các chúng sanh. |
Ghi chú:
[1] Chỉ có những chúng sanh có đủ ba nhân mới có thể thành công phát
triển Thiền và thành đạt Thánh Quả.
[2] Ðó là alobha, không tham và adosa, không sân.
[3] Vì trạng thái thấp kém của thức tái sanh (hay thức nối liền) nầy,
chặp đăng ký có đủ ba nhân (tihetuka tadālambanas) không phát sanh.
[4] Bởi vì khi đắc Quả Tu Ðà Huờn các Ngài đã tận diệt thân kiến và
hoài nghi.
[5] Bởi vì vị A Na Hàm đã tận diệt mọi hình thức tham dục và sân hận.
[6] Tất cả những vị đã chứng đắc một trong bốn tầng Thánh -- Tu Ðà
Huờn, Tư Ðà Hàm, A Na Hàm và A La Hán -- đều được gọi là Thánh Nhân
(Ariya) bởi vì các Ngài đã diệt trừ phần lớn hay trọn vẹn các ô nhiễm.
[7] Ðó là 18 vô nhân + 16 Hành và Quả Ðẹp + 9 Hành Sắc và Vô Sắc Giới
+ 1 A La Hán Quả. (18 + 16 + 9 + 1 = 44)
[8] Ðó là 7 Bất Thiện + 21 (8 + 5 + 4 + 4) Thiện + 23 Quả thuộc Dục
Giới + 2 Hướng Tâm + 3 Quả (Phala). (7 + 21 + 23 + 2 + 3 = 56)
[9] Ðối với hạng phàm nhân, 54. Ðó là 12 Bất Thiện + 17 Vô Nhân + 16
Thiện và Quả Ðẹp + 9 Thiện Sắc và Vô Sắc Giới. (12 + 17 + 16 + 9 = 54).
-ooOoo-
Bhūmi Bhedo
Những cảnh giới
15.
Kāmāvacarabhūmiyaṁ pan'etāni sabbāni 'pi vīthicittāni yathāraham'
upalabbhanti. Rūpāvacara- bhūmiyaṁ
paṭighajavanatadālambanavajjitāni.
Arūpāvacarabhūmiyaṁ paṭhamamaggarūpāvacara-
hasanaheṭṭhimāruppavajjitāni ca labbhanti.
Sabbatthā'pi ca taṁ pasādarahitānaṁ taṁ taṁ dvārikavīthicittāni
na labbhant'eva.
Asaññasattānaṁ pana sabbathā'pi
cittappavatti natth'evā'ti
16.
Asītivīthicittāni kāme rūpe yathārahaṁ
Catusaṭṭhi tathāruppe dvecattālīsa
labbhare.
Ayam'ettha Bhūmivibhāgo.
17.
Icc'evaṁ chadvārikacittappavatti yathāsambhavaṁ bhavaṅgantaritā
yāvatāyukamabbhocchinnā pavatta- tī'ti.
Iti Abhidhammattha-Saṅgahe Vīthi-Saṅgaha
Vibhāgo nāma Catuttho-Paricchedo. |
§15 Trong cảnh Dục Giới,
tất cả những tiến trình tâm ghi trên đây phát sanh tùy trường hợp.
Trong cảnh Sắc Giới, (tất cả) ngoại trừ những chặp javanas liên
hợp với sân và những chặp đăng ký.
Trong cảnh Vô Sắc Giới, (tất cả) ngoại trừ chặp tâm Ðạo đầu tiên,
những tâm thuộc Sắc Giới, tiếu sanh tâm, và những loại tâm thấp của
Vô Sắc Giới.
Trong tất cả các cảnh giới, đối với những chúng sanh thiếu căn
môn, những tiến trình tâm liên quan đến
các căn môn tương ứng không phát sanh.
Ðối với những chúng sanh không có tâm, tuyệt
đối không có tiến trình tâm nào phát sanh.
§16
Trong Dục Giới, tùy trường hợp, có 80 [1] tiến trình tâm. Trong
Sắc Giới có 64 [2], và Vô Sắc Giới có 42 [3].
Ðây là đoạn về những cảnh giới.
§17
Như vậy, những tiến trình tâm phát sanh xuyên qua sáu căn môn
liên tục diễn tiến không gián đoạn ngày nào còn đời
sống, những chặp bhavaṅga đánh dấu mỗi tiến trình.
Như vậy chấm dứt chương thứ Tư trong bản Vi Diệu Pháp Toát Yếu,
dưới tựa đề Phân Tích các Tiến Trình Tâm. |
Ghi chú:
[1] Ðó là 54 Kāmāvacara + 18 rūpa và arūpa kusala kriyās + 8
lokuttara. (54 + 18 + 8 = 80)
[2] Ðó là 10 akusalas (ngoại trừ 2 paṭigha) + 9 ahetuka vipāka (trừ
kāya, ghāna và jivhā viññāṇa) + 3 ahetuka kriyās + 16 kāmāvacara kusala
và kriyās + 10 rūpa kusalas và kriyās + 8 arūpa kusala và kriyās + 8
lokuttara. (10 + 9 + 3 + 16 + 10 + 8 + 8 = 64)
[3] Ðó là: 10 akusala + 1 manodvārāvajjana + 16 kāmāvacara kusalas và
kriyās + 8 arūpa kusala và kriyās + 7 lokuttaras (ngoại trừ Sotāpatti
Magga, Tu Ðà Huờn Ðạo) = 42 (10 + 1 + 16 + 8 + 7 = 42)
-ooOoo-
Những Tiến Trình Tâm
Thí dụ, khi một đối tượng của nhãn quan nhập vào dòng tâm xuyên qua
nhãn căn, một tiến trình tâm trôi chảy như sau:
Ðồ Biểu 9
Pañcadvāra citta vīthi -- Ati Mahanta
(Tiến trình tâm qua năm căn môn -- Ðối tượng "rất lớn")
1 |
* * * |
Atīta Bhavaṅga
(Bhavaṅga Quá Khứ) |
2 |
* * * |
Bhavaṅga Calana (Bhavaṅga Rung Ðộng)
|
3 |
* * * |
Bhavaṅga Upaccheda (Bhavaṅga Dứt
Dòng) |
4 |
* * * |
Pañcadvārāvajjana
(Ngũ Môn Hướng Tâm) |
5 |
* * * |
Cakkhu Viññāṇa (Nhãn Thức) |
6 |
* * * |
Sampaṭicchana (Tiếp Thọ Tâm) |
7 |
* * * |
Santīraṇa (Suy
Ðạc Tâm) |
8 |
* * * |
Votthapana (Xác Ðịnh Tâm) |
9 |
* * * |
J A V A N A |
10 |
* * * |
11 |
* * * |
12 |
* * * |
13 |
* * * |
14 |
* * * |
15 |
* * * |
16 |
* * * |
Tadārammaṇa (Ðăng Ký Tâm) |
17 |
* * * |
Tức khắc sau tiến trình xuyên qua năm căn môn dòng tâm chìm biến vào
Bhavaṅga. Kế đó phát sanh xuyên qua ý môn một tiến trình tâm lấy đối tượng
của nhãn quan được thâu nhận trong tâm, nói trên, làm đối tượng. Tiến
trình nầy phát sanh xuyên qua ý môn, trôi chảy như sau:
Manodvārika Vīthi
(Tiến trình tâm qua ý môn)
1 |
* * * |
Manodvāravajjana (Ý Môn Hướng Tâm) |
2 |
* * * |
J A V A N A |
3 |
* * * |
4 |
* * * |
5 |
* * * |
6 |
* * * |
7 |
* * * |
8 |
* * * |
9 |
* * * |
Tadārammana (Ðăng Ký Tâm) |
10 |
* * * |
Luồng tâm chìm biến vào bhavaṅga trở lại, và hai tiến trình phát sanh
như vậy trước khi đối tượng thật sự được hay biết.
-
---o0o---
Mục lục
| 01 | 02
| 03 | 04
| 05 | 06
| 07 | 08
| 09
- ---o0o---
|
Thư
Mục Tác Giả |
---o0o---
Source: BuddhaSasana (www.budsas.org)
-
Trình bày: Nhị Tường
-
Cập nhật ngày: 01-09-2002