|
.
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
Dịch
gỉa: Dương Đình Hỷ
Phước
Quế Publications, Arlington, USA 2003
 |
 |
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
禪
之 花
QUYỂN HẠ
1550.
Văn Thù cưỡi sư tử.
Có
ông tăng đến tham Tỳ khưu ni Liễu Nhiên. Liễu Nhiên hỏi:
-
Sao ngươi mặc áo rách vậy?
-
Tuy vậy, nhưng là sư tử con.
-
Là sư tử con sao bị Văn Thù cưỡi?
Ông
tăng không trả lời được.
(Thiền
thú 60)
Đây
là một cuộc pháp chiến dùng cơ phong chuyển ngữ. Đương
trường thiền sư tìm một lối ra; Đối phương dùng câu nói
ấy mà chuyển ra ý nghĩa từ thủ trở thành công, trong công
có thủ. Mục đích là hỗ tương ấn chứng kiến địa, đo
lường hư thực. Một vị thiền sư giỏi không những có kiến
địa tồt mà còn phải có năng lực, do được huấn luyện
về cơ phong chuyển ngữ có thể lên võ đài. Cơ phong chuyển
ngữ có khi thấy là vô nghĩa, phản nghĩa, có khi là tỷ dụ,
hư hư thực thực, linh hoạt vô cùng. Trọng yếu là người
nói và người đáp không chấp vào văn tự. Trong công án này,
Liễu Nhiên dùng một câu hỏi, nhường đối phương đáp.
Ông tăng trả lời rất hay. Sư tử tượng trưng cho trí tuệ
quang minh vô lượng của Phất tánh không bị bề ngoài rách
rưới ảnh hưởng. Liễu Nhiên đưa ra chuyển ngữ công kích
bản lai Phật tánh dũng mãnh sao bị người cưỡi? ông tăng
không đáp được. Chúng ta hãy thử đáp thay cho ông:
1.-
Không phải đâu! là sư tử cưỡi Văn Thù.
Đó
là đảo ngược chủ khách phá ngữ pháp của Liễu nguyên
và hiển lộ Phật tánh.
Hoặc
có thể chuyển ngữ pháp của Liễu Nhiên:
-
Sư tử lớn cưỡi sư tử con thì có gì là lạ!
Đó
là đem Văn Thù chuyển thành Phật tánh.
Hoặc:
-
Sư tử của bà chạy đi đâu rồi?
Đó
là chuyển ngữ thủ thành công.
Đây
là do chúng ta suy nghĩ về sau. Còn đương trường câu trả
lời phải như lửa xẹt, không có thì giờ suy nghĩ thì bại
là cái chắc.
1551.
Làm sao thành Phật?
Một
ông tăng hỏi huệ Trung:
-
Làm sao để thành Phật?
-
Bỏ cả Phật và chúng sanh xuống thì lập tức giải thoát.
-
Bỏ cả xuống thì làm sao tương ứng với Phật?
-
Không có thành kiến thiện, ác tự nhiên có thể thấy Phật
tánh.
-
Thấy Phật tánh rồi làm sao chứng được Phật thân?
-
Ngươi phải vào cảnh vực Tỳ Lô Giá Na.
-
Làm sao tới được thanh tịnh Pháp thân?
-
Không cầu thành Phật.
-
Cứ như thầy nói thì Phật là gì?
-
Tâm là Phật.
-
Tâm có phiền não, làm sao thành Phật?
-
Để phiền não tự nhiên đi.
-
Cứ như thầy nói, chẳng là đoạn diệt thì là vô ký không
sao?
-
Nếu dùng đoạn diệt trừ phiền não thì là nhị thừa,
để phiền não không sanh mới là đại Niết Bàn.
(Thiền
ngộ không nhân tâm)
Qua
đoạn đối thoại trên chúng ta thấy không là bỏ xuống thành
kiến, chấp trước, tham dục, chỉ trích của người khác
về mình, oán hận, bất mãn khiến tâm linh chân chính phát
xuất tự do, trí huệ. Đó là giác, là thiền, là con đường
thành Phật.
1552.
Tránh nóng.
Tào
Sơn bảo ông tăng đứng cạnh:
-
Người ngộ đạo dù trời nóng đến đâu cũng không bị ảnh
hưởng.
-
Dạ phải.
-
Nay nếu trời rất nóng, ngươi đi đâu để tránh?
-
Vào trong vạc nước sôi trong lò để tránh.
-
Như vậy làm sao tránh?
-
Chúng khổ không thể tới đó.
Tào
Sơn im lặng không nói nữa.
(Thiền
thú 60)
Trong
công án này nóng chỉ thống khổ, phiền não của người đời.
Thống khổ và phiền não không thể tránh được. Phải vào
thẳng trung tâm của nó để thấy rõ nó là sản phẩm do tâm
tạo. Vạn pháp do tâm tạo, hiểu được đạo lý này thì
nóng trở thành mát chỉ trong một niệm. người thể ngộ
được điều này thì chúng khổ không thể tới được. Tào
Sơn im lặng vì ông tăng nói đúng, không có chỗ nào sơ hở
để đả kích. Tuy vậy, đây là kiến giải do ông tự chứng
nghiệm hay chỉ là nói mồm; phải chờ quan sát rồi mới biết.
1553.
Đơn Hà đốt tượng.
Ở
Huệ Lâm Tự, trời lạnh, Đơn Hà đem tượng Phật bằng gỗ
ra đốt. đại chúng vặn hỏi, ông nói:
-
Ta đốt để tìm xá lợi.
Tượng
gỗ làm gì có xá lợi?
-
Vậy, sao còn trách ta.
(Thiền
thú 60)
Người
thường lễ Phật để sám hối hay cầu xin. Nhà thiền không
chú trọng đến việc lễ Phật mà nỗ lực tìm Phật tánh
ở nội tâm. Vậy thiền giả không lễ Phật sao? Không phải
vậy, đối với người đã thấy Phật tánh, nơi nơi đều
thấy Phật, lễ tượng Phật nào có trở ngại gì. Nếu có
lễ thì cũng là lễ với tâm không chấp, không cầu. Chỉ
Đơn Hà mới có gan đem tượng Phật ra đốt. Chúng ta không
thể bắt chước Đơn Hà nếu không cũng như chó con thấy
sư tử nhẩy cũng nhẩy nếu không chôn thây mất mạng thì
cũng trầy da tróc vẩy. Cũng đừng học theo Nam Tuyền chém
mèo, hễ gập mèo đâu là giết đó. (Xem thêm công án 50)
1554.
Dưới núi có hổ.
-
Dưới núi Đại Hùng có một con hổ, các ngươi phải cẩn
thận, lão tăng hôm nay đã bị nó cắn một miếng đấy.
(Thiền
thú 60)
Xem
chi tiết công án 1012. Con hổ ở đây chỉ phiền não, vọng
niệm, thành kiến. Con hổ ăn thịt người; phiền não, vọng
niệm, thành kiến cũng có thể giết người. Hoàng Bá giả
tiếng hổ gầm là nói con là hổ, là phiền não. Bách Trượng
giả bộ giơ búa lên chém là bảo sao không chặt đứt phiền
não đi? Hoàng Bá biết thầy thử mình bèn thoi lại một quả,
ý nói sư phụ làm vậy sao được vì phiền não cũng là tự
tánh hiển lộ. Bách trượng nhận được cú đấm rất vui
và khen ngợi Hoàng Bá.
1555.
Lâm Tế ngủ.
Lâm
Tế đang ngủ ở Tăng đường, Hoàng Bá vào trông thấy, lấy
gậy gõ vào giường. Lâm Tế mở mắt ra thấy Hoàng Bá liền
nhắm mắt lại ngủ. Hoàng Bá lại lấy gậy gõ vào giường
một cái rồi sang phòng bên, thấy thủ tọa đang ngồi thiền,
bèn nói:
-
Ở gian trước gã tiểu tử đang ngồi thiền, còn ngươi ngồi
đây vọng tưởng cái gì?
-
Ông già này làm gì vậy?
Hoàng
Bá lấy gậy gõ vào giường một cái rồi ra.
(Thiền
thú 60)
Lâm
Tế ngủ thì Hoàng Bá lại nói là đang thiền, thủ tọa thiền
thì Hoàng Bá lại nói là đang vọng tưởng; thế có phải
là điên đảo không? Câu trả lời là không. Thường thì người
ta cho ngủ là trạng thái vô tri, vô giác, có thể tạo mộng.
Còn thiền là tâm từ phù trầm tới tỉnh thức nhất tâm,
nhất cảnh cho tới định vô tâm, vô niệm.
Lâm
Tế là người đã đại ngộ, tỉnh và mộng là một. Tỉnh
thì dĩ nhiên là tốt, nhưng hôn trầm cũng không sao. Người
đại ngộ không thích tỉnh cũng không ghét hôn trầm; dù tỉnh
hay mộng người đó đều có một loại thần chí thanh tỉnh
gọi là Đạo Cộng Định xuyên suốt tỉnh mộng, khiến lúc
nào cũng làm chủ được mình. Do đó khi Lâm Tế bị Hoàng
Bá gọi tỉnh, lại nhắm mắt ngủ lại. Còn Thủ tọa ở
đây có lẽ là Mục Châu Trần Tôn Túc, một cao đồ của
Hoàng Bá. Hoàng Bá nói Lâm Tế đang tọa thiền sao ngươi lại
ngồi đây vọng tưởng? là lừa dối Trần Tôn Túc. Cứ cho
là Trần Tôn Túc ngồi thiền để trừ vọng tưởng đi. Vọng
tưởng, niệm đầu cũng là Phật tánh phù trầm du hý, không
có gì là không tốt. Câu nói của Hoàng bá là một ngữ bệnh,
do đó Trần Tôn Túc nói thẳng:
-
Ông già này nói bậy gì đó?
Hoàng
Bá không chiếm được tiện nghi chỉ còn cách gõ vào giường
tỏ ý chấp nhận rồi ra.
Xem
lại công án 552, lời bình của 2 tác giả khác hẳn nhau.
1556.
Viên Chân bảo Châu.
Thế
Tôn giơ một viên bảo châu cho 5 vị thiên vương xem và hỏi
có mầu gì? Năm vị thiên vương mỗi người nói một mầu
khác nhau. Sau đó Thế Tôn cất viên bảo châu đi, xoè bàn
tay không ra hỏi mầu gì? 5 vị thiên vương thưa:
-
Trong tay Thế Tôn không có châu thì sao nói có mầu gì được?
-
Sao các ngươi mê muội thế! Khi ta giơ viên bảo châu ra thì
các ngươi nói xanh, vàng, đen, đỏ, trắng. Khi ta giơ viên
chân bảo châu ra thì các ngươi lại không biết.
5
vị thiên vương hoảng nhiên đại ngộ.
(Thiền
thú 60)
Nhìn
viên bảo châu, mỗi thiên vương nói ra một mầu là tỷ dụ
cho mọi người đều có cái nhìn khác nhau đối với một
sự vật, chỉ thấy một cách hạn hẹp, cho đó là chân lý.
Nói theo Thiền môn thì là mỗi người ở chỗ thể nghiệm
của mình chỉ thấy một phần của Đạo, nhưng nghĩ là mình
thấy được toàn phần, là cứu cánh rồi, còn những người
khác là không đúng. Do đó mà sinh ra nhiều Tông, Phái. Khi
Thế Tôn giơ bàn tay không ra nói là viên Chân bảo châu là
chỉ Phật tánh ai ai cũng có, nó vô hình, vô tướng, gán cho
nó một danh từ là chấp tướng, càng lìa xa nó.
Xem
thêm công án 1017.
1557.
Không thiếu gì.
Thanh
Nguyên Hành Tư hỏi Hy Thiên:
-
Ngươi từ đâu tới?
-
Tào Khê.
-
Đem gì tới?
-
Không đến Tào Khê cũng chẳng thiếu gì.
-
Vậy đến Tào Khê làm gì?
-
Nếu không đến thì làm sao biết không thiếu gì?
Hy
Thiên hỏi lại Hành Tư:
-
Tào Khê đại sư có nhận biết hòa thượng không?
-
Nay ngươi có nhận biết ta không?
|