|
.
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
Dịch
gỉa: Dương Đình Hỷ
Phước
Quế Publications, Arlington, USA 2003
|
|
NHỮNG
ĐOÁ HOA THIỀN
禪
之 花
QUYỂN HẠ
1400.
Thấy Bát Nhã rồi.
Một
ông tăng hỏi Đức Thiều:
-
Có người thấy Bát Nhã, bị Bát Nhã buộc (T), có người
không thấy Bát Nhã cũng bị Bát Nhã trói (P). Nếu đã thấy
Bát Nhã sao còn bị Bát Nhã trói?
-
Ngươi thấy Bát Nhã gì?
-
Không thấy Bát Nhã sao vẫn bị Bát Nhã trói?
-
Ngươi không thấy Bát Nhã ở đâu?
(Thiền
cơ)
Từ
1368 đến 1400: các công án trên đều có cùng một cơ chế,
thiền sinh hỏi phàm (P), thiền sư đáp thánh (T); thiền sinh
hỏi thánh (T), thiền sư đáp phàm (P). tất cả đều nhằm
mục đích giúp thiền sinh siêu việt phàm thánh. Nếu thiền
sinh đang ở thánh, thiền sư kêu ông trở về phàm để ma
luyện. Vì nếu thiền sinh cứ trú ở thánh thì bị thánh trói
buộc không tiến lên được.
Thiền
môn có 3 cửa mà người học phải vượt qua, sơ lược như
sau:
Tại
phàm
Vào thánh
Về phàm
Đại tự tại
Sơ
quan
Trùng quan
Lao quan
Hiện
tượng giới Bản thể giới
Bản thể hiện Bản thể hiện
tượng giới tượng vô
ngại giới
1
2
3
4
1-
Hiện tượng giới
Hiện
tượng giới nằm ở:
-
thời gian: quá khứ + hiện tại + tương lai .
-
không gian: trước sau, phải trái, trên dưới, Đông, Tây, Nam,
Bắc.
-
con người: 3 duyên
*ngoại
duyên : 6 trần
*nội
duyên : 6 căn
*trung
duyên : 6 thức
Các
yếu tố này thúc đẩy nhau, hỗ tương duyên khởi tạo thành
hiện tượng giới. Hiện tượng giới có các tính chất:
-
hữu hạn
-
sai biệt
-
đối lập
-
dục vọng thúc đẩy ý chí.
Dục
vọng không được thỏa mãn trở thành phiền não, do đó sinh
ra trăm kế, ngàn mưu để truy cầu. Dù được rồi sẽ hóa
chán ngay. Từ sinh đến tử con người ở hiện tượng giới
tự tìm phiền não mà không tự biết. Có phiền não thì hãy
còn là phàm phu.
2-
Bản thể giới.
Bản
thể thể giới đứng ngoải: - thời gian
- không gian
- 3 duyên.
Nếu
có thể một niệm siêu thoát liền vào Bản thể giới, kiến
tự tánh. Tự tánh ai cũng có đầy đủ. Tự tánh từ xưa
đến nay không sinh không diệt, không xanh không vàng, không
hình không tướng, không thuộc Hữu Vô, không kể cũ mới,
không dài không ngắn, không to không nhỏ, vượt qua mọi hạn
lượng, danh ngôn, tung tích, đối đãi. Đương thể tức là,
động niệm liền sai. Giống như hư không không có giới hạn,
không thể đo lường. Vì “vốn không một vật” nên nó
có thể sinh ra vạn vật. Không chỗ nào là không có, có thể
lớn, có thể nhỏ, có thể vuông, có thể tròn. Tất cả đều
hiện thành. Lại giống như trăng trong nước. Chỗ nào có
nước đều được phổ chiếu. Lại giống như giọt thủy
ngân khi phân tán ra nhiều giọt, giọt nào cũng tròn. Cho nên
tự tánh ai cũng có không hề thiếu chỉ vì bị hiện tượng
giới che dấu; cũng như một hạt minh châu trong nước bị
gió tạo thành sóng khiến không thấy. Thiền sư phải làm
sao cho học tăng thấy? Đối với cái không thể nói thường
là các thiền sư dùng phương pháp không nói mà nói. Nếu bất
đắc dĩ phải nói thì từ những sinh hoạt thường ngày, mượn
những cảm giác cụ thể của sự vật mà hình dung đến tự
tánh không thể cảm giác, không thể nghĩ bàn. Nếu học tăng
ngay đó tự ngộ tự tánh liền thấy tánh, phá được sơ
quan, vào Bản thể giới.
Tự
tánh có nhiều tên do ứng duyên mà lập:
-
kinh Bồ tát giới gọi là Tâm Địa vì vạn thiện từ đó
mà ra.
-
kinh Bát Nhã gọi là Bồ Đề vì lấy giác làm thể, còn gọi
là Niết Bàn vì đó là chỗ về của chư Thánh.
-
kinh Kim Cương gọi là Như Lai vì không từ đâu đến.
-
kinh Kim Quang Minh gọi là Như Như vì chân thường bất biến.
-
kinh Tịnh Danh gọi là Pháp Thân vì báo, hóa thân nương dựa
vào.
-
luận Khởi Tín gọi là Chân Như vì bất sanh, bất diệt.
-
kinh Niết Bàn gọi là Phật Tánh vì là thể của 3 thân.
-
kinh Viên Giác gọi là Tổng Trì vì lưu xuất công đức.
-
kinh Thắng Ứng gọi là Như Lai Tạng vì ẩn phục, hàm nhiếp.
-
kinh Liễu Nghĩa gọi là Viên Giác vì phá tôi, độc chiếu.
Trong
Thiền Tông có lúc gọi là:
-
Diệu tâm vì hư linh, độc chiếu
-
Vô đề bát vì tùy xứ sinh nhai.
-
Xuy Mao Kiếm vì chặt đứt căn trần.
-
Mâu ni châu vì giúp đỡ bần cùng.
-
Chủ nhân ông . . .
3-
Bản thể hiện tượng giới.
Tức
là ra thánh về phàm. Hiện tượng giới giống như vỏ trứng,
thiền sinh phải tự mình mổ vỡ là phá được Sơ Quan,
vào bản thể giới. Nhưng thiền sinh phải trở lại phàm để
ma luyện. Nếu cứ trụ ở thánh thì sẽ bị “nước chết
sát hại”. Do đó, thiền sư dùng phương pháp đánh, hét khiến
thiền sinh ‘Tuyệt hậu tái tô” phát đại cơ, đại dụng
“mai già hoàn hồn”. Đó là thiền sinh đã phá được Trùng
Quan.
4-
Bản thể hiện tượng vô ngại giới.
Phá
được Trùng Quan rồi hãy còn phàm thánh, ngộ mê, lý sự,
thể dụng, không sắc, vô hữu, tối sáng, tâm cảnh, bồ đề
phiền não, như lai chúng sinh . . . Do “đầu gậy trăm trượng
bước bước nữa”, không ngừng tham chứng cho đến khi không
thấy Phật, không thấy chúng sinh, trong ngoài thông suốt. Vào
sắc giới không bị mắt mê hoặc, vào thanh giới không
bị tai mê hoặc . . . là thiền sinh đã phá được Lao Quan
nhận được tâm ấn.
1401.
Giác ngộ.
Động
Sơn hỏi thủ tọa một câu, thủ tọa trả lời nhiều lần
nhưng đều không được chấp nhận. sau cùng đến lần thứ
96. Động Sơn bảo:
-
Sao trước ngươi không nói thế “
Một
ông tăng nọ, được nghe 95 câu trả lời của thủ tọa nhưng
câu cuối cùng lại không nghe được. Mỗi lần gập trong nhà
tắm ông đều năn nỉ thủ tọa nói cho ông nghe câu nói đó
nhưng đều bi từ chối. Ba năm sau, thủ tọa bị ốm nặng.
Ông tăng mang dao đến bảo thủ tọa:
-
Ba năm qua, tôi năn nỉ ông nói, ông đều từ chối. nếu bây
giờ ông vẫn không bảo cho tôi biết, tôi sẽ giết ông.
-
Được rồi! Đợi một chút! Nhưng tôi bảo cho ông biết dù
tôi có nói thì cũng chả có ích lợi gì cho ông.
Ông
tăng lạy thủ tọa đi ra.
(Zen
and Zen classic)
Khi
ông tăng nhận được lời hứa sẽ được thỏa mãn điều
ông muốn thì ông không còn muốn nữa: Ông đã giác ngộ.
Giác ngộ là không còn muốn giác ngộ nữa.
1402.
Tháp vô phùng.
Một
ông tăng hỏi Thủ Sơ:
-
Thế nào là tháp vô phùng? (Xem công án )
-
Sư tử đá ở ngã tư đường.
(Zen
and Zen classic)
Thủ
Sơ muốn ông tăng vượt lên phàm, thánh.
1403.
Người đánh xe.
Một
ông tăng hỏi Thủ Sơ:
-
Khi xe ngừng mà bò không ngừng thì sao?
-
Sao không dùng người đánh xe?
(Zen
and Zen classic)
Người
đánh xe chỉ tự tánh.
1404.
Chấp lời.
Một
ông tăng hỏi Thiệu thiền sư:
-
Môi, họng không động làm sao nói?
-
Đợi ngươi bừa hết Càn Tử Sơn ta sẽ bảo cho ngươi biết.
(Thiền
ngoại thuyết thiền)
Thiền
sư phá cái chấp vào lời nói của ông tăng.
1405.
Diệt lục căn.
Một
ông tăng hỏi Quảng Trừng:
-
Làm sao diệt hết lục căn?
-
Vụt kiếm vào không, không làm thương vật.
(Thiềng
ngoại thuyết thiền)
|