Ngày
6 – 4 đến 12 – 4 – Đinh Sửu (97)
Hỏi:
Hòa
thượng ban phước báo cho con được ngồi thiền?
Đáp:
Tôi
ban không được, dù Phật Thích Ca cũng không ban được! Các
tôn giáo khác cho là ban được, nhưng theo đạo Phật là “người
nào ăn nấy no”, tức là người nào tu thì người ấy chứng,
gieo nhân gì thì được quả nấy. Cho nên, giết một mạng
phải trả một mạng, ăn một cục thịt phải trả một cục
thịt. Thật ra, không có ai ban được cả!
Hỏi:
Tụng
kinh Pháp Hoa có thể được không?
Đáp:
Kinh
nào tụng cũng được, tại sao không được? Kinh nào đều
dặn là “tín, thọ, phụng, hành”. Muốn tin thì tụng phải
hiểu, rồi lãnh thọ phụng hành (thực hành). Tụng suông mà
không thực hành thì giống không tụng. Như con chim két nói
tiếng người, nhưng không biết nói cái gì! Tụng kinh không
phải trì kinh, trì kinh làm đúng theo ý kinh, tụng chỉ là
đọc tụng. Cho nên, bốn chữ liên tiếp là “đọc tụng
thọ trì”.
Kinh
Pháp Hoa nói: “Chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt
tướng” (các pháp từ xưa nay, thường là tướng tịch diệt),
tịch diệt là không có sự sanh khởi, không có sự bắt đầu;
như hư không trống rỗng tịch diệt, cũng là tâm mình. Tham
thiền và thực hành kinh Pháp Hoa là hiện ra tâm mình.
Hỏi:
Có
thành tâm cầu thì có được quả không?
Đáp:
Không
được! Không gieo nhân thì không được quả; đừng nói là
cúng một nải chuối, mà đem một triệu đồng cúng cũng không
cầu được. Mình có làm nhân mới được quả, như trồng
bí thì được bí, trồng đậu thì được đậu. Không làm
nhân, mà xin Phật cho mình quả thì chẳng thể được. Nếu
trồng đậu mà muốn được bí không được, hay trồng bí
mà muốn được đậu cũng không được. Gieo nhân gì được
quả nấy, gieo nhân lành được phước báo, gieo nhân xấu
chịu khổ báo.
Đó
là nhân quả, nếu không gieo nhân mà muốn quả thì trái ngược
nhân quả. Trái ngược nhân quả là phỉ báng Phật, vì Phật
dạy mọi người phải tin nhân quả; nếu cầu được thì
không có nhân quả, không cần tu cần cúng. Có làm ác cũng
sao, vì cầu là được rồi! Cho nên, chánh tín thì không cầu,
phải làm nhân mới được quả.
Tham
thiền có nghi tình là nhân, giác ngộ là quả; không nhân thì
không quả, nên Thiền tông nói: “Bất nghi bất ngộ, tiểu
nghi tiểu ngộ, đại nghi đại ngộ”. Những người mê tưởng
cầu được, ấy là sai lầm; không những cầu không được,
mà còn có tội phỉ báng Phật pháp. Vì Phật không cho cầu,
lại bàn thờ Phật xin cầu là nghịch với Phật pháp.
Hỏi:
“Thị
pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ” nghĩa là
sao?
Đáp:
Câu
này ở trong kinh Pháp Hoa là các pháp tự trụ nơi pháp vị
đó, tức ngôi pháp đó trụ nơi ngôi pháp đó, tướng thế
gian thường trụ theo như vầy. Như tách trụ nơi pháp tách,
tách bể thì ngôi vị tách mất; nhưng thành miểng thì trụ
nơi ngôi pháp miểng. Pháp sanh trụ nơi sanh, pháp diệt trụ
nơi diệt; vì pháp không yên tịnh mà luôn biến đổi, không
có cái nào tịnh.
Cho
nên, Lục Tổ nói: “Chẳng có pháp nào tịnh”, cái nào cũng
đang động là đang biến đổi, chỉ có chơn như Phật tánh
không biến đổi (tịnh), tại không có hình tướng, số lượng.
Vì vốn trống rỗng, không có cái gì để động, tức tâm
của mình; rồi dùng ra trí Bát Nhã cũng vậy.
Trí
Bát Nhã hiện nơi lục thức dùng, không lay động biến đổi,
nên được tồn tại vĩnh viễn. Nhưng thể tìm không ra, còn
dụng thì mình đang dùng là cái trống rỗng. Như tôi nói,
các vị nghe và nhìn với nhau đều nhờ cái trống rỗng. Cái
dụng rõ ràng, cái thể trống rỗng (vô sở hữu).
Hỏi:
Sao
các Tổ Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín không tham thoại đầu
vẫn kiến tánh?
Đáp:
Chư
Tổ đời nhà Tống, như ngài Đại Huệ dùng tâm để ấn
tâm (dùng tâm ấn), hành giả được Tổ sư khiến nổi lên
nghi tình, tự mình tham thiền mà không biết mình tham thiền.
Ngài Lai Quả nói: “Tham thiền không biết mình tham thiền
gọi là chân tham”.
Như
công án: Đạo Lâm có một thị giả là Hội Thông, mấy năm
thầy không dạy bảo, tự mình trong bụng phát nghi “xuất
gia để tham thiền học đạo, nếu không dạy bảo làm sao
giải thoát?”, tức đã tham rồi, nhưng tự mình không biết;
đến chừng nghi tình quá nặng muốn bùng vỡ, chịu không
nổi mới từ giả thầy.
Hội
Thông nói: Xin đi chỗ khác.
Đạo
Lâm hỏi: Đi chỗ khác để làm gì?
Hội
Thông nói: Để học thiền.
Đạo
Lâm nói: Thiền ở đây tôi cũng có chút đỉnh vậy!
Hội
Thông hỏi: Sao không nói cho con biết để tu mau kiến tánh?
Đạo
Lâm nhổ sợi lông trên chiếc áo, thổi ngay trước mặt, Hội
Thông liền ngộ.
Hội
thông đã tham mấy năm, nhưng tự mình không biết, nên gọi
là chân tham.
Sùng
Tín làm thị giả cho Đạo Ngô nhiều năm, nhưng thầy không
dạy bảo, tự mình nghi trong bụng; đến chừng chịu không
nổi, từ giả thầy đi chỗ khác.
Đạo
Ngô hỏi: Sao muốn đi chỗ khác?
Sùng
Tín đáp: Vì thầy không dạy cái gì.
Đạo
Ngô nói: Tại sao nói tôi không khai thị? Ngày nào tôi cũng
khai thị!
Sùng
Tín nói: Thầy đã khai thị cái gì?
Đạo
Ngô nói: Ngươi rót nước thì ta uống, ngươi bới cơm thì
ta ăn, ngươi đảnh lễ thì ta gật đầu, chỗ nào không khai
thị!
Sùng
Tín nghe liền ngộ.
Lâm
Tế ở trong Thiền Hội của Hoàng Bá đã 3 năm, theo chúng
làm việc trong Thiền Đường. Một hôm gặp Thủ tọa Mục
Châu là người đã kiến tánh, biết Lâm Tế là một pháp
khí sau này sẽ thành tựu lớn.
Mục
Châu hỏi Lâm Tế: Có đi hỏi Phật pháp với Hòa thượng
không?
Lâm
Tế đáp: Không.
Mục
Châu nói: Sao không đi hỏi?
Lâm
Tế đáp: Không biết hỏi gì.
Mục
Châu nói: Hỏi là thế nào đại ý của Phật pháp?
Hàng
ngày Mục Châu đối xử Lâm Tế rất tử tế, nên Lâm Tế
rất cảm kích và thường nghe lời đi hỏi.
Lâm
Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu
hỏi vừa dứt thì Hoàng Bá liền đánh đuổi ra, Lâm Tế phát
nghi “tại sao hỏi Phật pháp lại bị đánh đuổi ra?” mà
tự mình không biết. Hôm sau gặp Thủ Tọa hỏi: Có đi hỏi
không?
Lâm
Tế đáp: Có.
Thủ
Tọa hỏi: Thế nào?
Lâm
Tế nói: Không biết như thế nào, mới vừa hỏi thì bị đánh
rồi đuổi ra.
Thủ
Tọa nói: Đi hỏi nữa đi.
Lâm
Tế nói: Thôi không đi hỏi.
Thủ
Tọa nói: Hỏi kỳ này thì khác hơn kỳ trước, nên đi hỏi
nữa đi!
Lâm
Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?
Câu
hỏi vừa dứt thì Hoàng Bá đánh mạnh hơn kỳ trước, rồi
đuổi ra.
Thủ
Tọa nói: Vậy phải hỏi lần nữa.
Lâm
Tế nói: Đã hỏi 2 lần lại còn hỏi gì nữa!
Thủ
Tọa nói: Làm gì cũng phải 3 lần, nên đi hỏi nữa đi.
Lâm
Tế hỏi Hoàng Bá: Thế nào là đại ý của Phật pháp?
Kỳ
này Hoàng Bá đánh rất mạnh, rồi đuổi ra. Lâm Tế liền
đến Thủ Tọa nói: Tôi muốn đi chỗ khác, không muốn ở
đây nữa.
Thủ
Tọa cũng biết, nhưng không nói ra, nói với Lâm Tế: Nếu
đi chỗ khác cũng được, nên đi từ giả Hòa thượng; rồi
Lâm Tế đến Hoàng Bá từ giả.
Hoàng
Bá hỏi: Đi đâu?
Lâm
Tế đáp: Chưa biết.
Hoàng
Bá nói: Nên đến Cao An Thăng chỗ Thiền sư Đại Ngu sẽ có
ích cho ông.
Đại
Ngu hỏi Lâm Tế: Từ đầu đến?