Ngày
14 – 7 đến 20 – 7 – Đinh Sửu (97).
Hỏi:
Không
sanh tử sao lại có nhân quả?
Đáp:
Nhân
quả ở trong chiêm bao, nếu lìa khỏi chiêm bao thì nhân quả
trong chiêm bao cũng không còn.
Chiêm
bao không thật, sao lại có nhân quả?
Không
phải không có chiêm bao, nhưng việc chiêm bao không thật.
Bom
nguyên tử nổ tung trái đất. Vậy ai trả nhân quả?
Bom
nguyên tử nổ tung trái đất, vũ trụ sụp hết; nhưng tâm
mình vẫn y nguyên.
Hỏi:
Không
sanh khởi, sao lại có người?
Đáp:
Vì
có tâm chấp nên mới có, nếu không có tâm chấp thì trống
rỗng vô sở hữu. Tại mình kiến lập sở hữu như tiền,
nhà, đất,… đều của tôi. Nhà chưa có quyền sở hữu thì
phải lo giấy tờ để có quyền sở hữu.
Hỏi:
Ý
thức với tự tánh giống nhau hay khác?
Đáp:
Tự
tánh không phải tự tánh, tự tánh thì phải lìa ý thức.
Hỏi
câu thoại, sao ý thức không chết?
Kiến
tánh thì lìa ý thức là ý thức mới mất. Nếu không kiến
tánh thì ý thức hoạt động bình thường, rồi theo nghiệp
có thể đầu thai thành heo, chó,…
Vọng
tưởng không thật, sao có vọng tưởng?
Vì
kiến lập mới có.
Tánh
không, sao lại có chiêm bao?
Vô
sở hữu (trống rỗng) cũng là tánh không.
Mọi
người đều có thần thông trí huệ bằng chư Phật, vậy
lúc nào dùng ra được?
Khi
nào sở hữu không còn nữa thì thần thông trí huệ tự nhiên
hiện lên.
Sao
có vô thường?
Chấp
vô thường là thật thì bệnh nặng hơn chấp thường. Chấp
thường là thường kiến ngoại đạo, chấp vô thường là
đoạn kiến ngoại đạo.
Hỏi:
Tâm
niệm phát xuất từ đâu? Tâm này là cái gì?
Đáp:
Tâm
niệm phát xuất từ tâm, tâm là cái gì thì phải kiến tánh
mới biết được; nhưng mình đang dùng. Ngài Long Thọ ví dụ
hư không vô sở hữu cho tâm của ông, vô sở hữu là trống
rỗng dung nạp và ứng dụng. Tâm của ông trống rỗng, Phật
pháp gọi là tánh không; mặt trăng, mặt trời, đất đai,
nhà cửa,… đều ở trong vô sở hữu này.
Có
vô sở hữu nên có chỗ cho ông quỳ, ông hỏi tôi đáp cũng
phải nhờ vô sở hữu này; ông nhìn thấy tôi, tôi nhìn thấy
ông cũng phải nhờ vô sở hữu này; cuộc sống hàng ngày
nói năng tiếp khách đều nhờ vô sở hữu này, tức là ông
đang ứng dụng mà chẳng tự biết.
Sát
na lìa ý thức thì tâm toàn diện hiện lên khắp không gian
thời gian. Khắp không gian không có khứ lai, nên gọi là Như
Lai; khắp thời gian không gián đoạn, nên gọi là Niết Bàn;
tâm mình có tánh giác ngộ, nên gọi là Phật tánh.
Tất
cả danh từ đều diễn tả sức dụng của tâm, tuy nói muôn
ngàn danh từ sai biệt; nhưng bản thể của tâm trống rỗng
vô sở hữu không có khác biệt.
Hỏi:
Thế
nào cội nguồn chân thật của tự tánh?
Đáp:
Chỗ
trống rỗng vô sở hữu là tâm ông, cũng là nguồn gốc chân
thật, là tự tánh, Phật tánh, trí Bát Nhã, vô duyên tri, chánh
biến tri, Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, vô trụ,… Vì trống
rỗng nên không có chỗ để trụ, gọi là vô trụ; vì trống
rỗng nên không có trói buộc, gọi là giải thoát.
Hỏi:
Không
biết luật, nhân duyên,… làm sao tu biết mình có tự tánh?
Đáp:
Thực
hành hỏi và nhìn song song thì sau này sẽ tự biết, không
thể nói cho biết được. Nếu nói được thì Phật Thích
Ca nói cho mình biết thì khỏi tu. Vì không nói được, nên
Phật Thích Ca nói “49 năm thuyết pháp, tôi chưa từng nói
một chữ” và “ai nói Phật có thuyết pháp, người ấy
phỉ báng Phật”.
Hỏi:
Cư
sĩ tham thiền có bị bùa yếm không?
Đáp:
Mình
có tạo nhân mới có quả, nếu không tạo nhân thì không có
quả. Tạo nhân ác nên có quả khổ, tạo nhân thiện thì có
quả phước. Vậy không có tạo nhân làm sao sợ trù yếm!
Hỏi:
Vô
sở trụ làm sao có thân này?
Đáp:
Thân
này có là do nghiệp của ông tạo ra, không những thân người,
mà sau này có thể tạo thân chó, thân heo,… Nếu còn ăn thịt
heo, gà thì sau này phải đầu thai heo gà để cho người ta
ăn lại. Đó là nhân quả.
Hỏi:
Hỏi
câu thoại là quyết tâm tìm ra đáp án. Vậy có đúng không?
Đáp:
Tìm
ra đáp án là sai lầm, vì tìm ra là dùng bộ óc tìm hiểu
thì nghịch với Tổ Sư thiền. Tham thiền là dùng nghi tình
chấm dứt tìm hiểu, cần giữ niệm không hiểu không biết
(nghi tình); hỏi câu thoại là kích thích niệm không hiểu
không biết, muôn ngàn câu thoại chỉ là đề khởi lên niệm
không hiểu không biết.
Hỏi:
Hỏi
câu thoại là để cho tâm mình không phóng bậy phải không?
Đáp:
Hỏi
câu thoại để kích thích lên niệm không hiểu không biết,
thì không biết phóng bậy hay không phóng bậy. Nếu giữ được
không biết thì tâm không phóng bậy. Dùng cái biết thì tâm
có thể phóng bậy.
Vậy
cần để tìm hiểu trả lời không?
Không
cho tìm hiểu, sao còn hiểu! Tham thiền là không biết để
chấm dứt tìm hiểu biết, suy nghĩ biết, ghi nhớ biết. Hỏi
và nhìn để kéo dài nghi tình, đến thoại đầu thì hoàn
toàn không còn niệm nào; rồi tiến thêm một bước, biết
và không biết của bộ óc đều sạch; biết của Phật tánh
hiện lên khắp không gian thời gian, gọi là kiến tánh thành
Phật.
Biết
cùng khắp không gian không có khứ lai, nên gọi là Như Lai;
khắp thời gian không gián đoạn, nên gọi là Niết Bàn; vì
trống rỗng không có chỗ để trụ, nên gọi là vô trụ;
vì có tánh giác ngộ, nên gọi là Phật tánh.
Hỏi:
Thế
nào đi và ngồi trong Thiền đường?
Đáp:
Ngày
xưa chưa có đồng hồ, nên khi ngồi đốt cây hương; cháy
hết cây hương lại đốt cây hương khác để đi, cứ như
thế thay phiên ngồi và đi để tham thiền. Cho nên, ngồi gọi
là tọa hương, đi gọi là đi hương. Tọa hương và đi hương
là điều chỉnh sức khỏe thân thể. Vì ngồi đến tê chân
rồi phải đi, đi tới mỏi chân nên phải ngồi; chứ không
phải tham thiền cần ngồi cần đi! Điều kiện cần nhất
là giữ nghi tình được kéo dài.
Nếu
giữ được không hiểu không biết thì ngoại cảnh không lôi
kéo. Dùng cái biết để tu thì dễ bị ngoại cảnh lôi kéo,
vì biết tốt xấu nên có tâm khen chê. Cho nên, dùng cái không
biết để tu dễ đưa đến kiến tánh thành Phật. Vì vậy,
gọi là pháp thiền trực tiếp. Dùng cái biết để tu là pháp
thiền gián tiếp.
Hỏi:
Người
chưa biết tu còn mê chấp, người biết tu còn mê chấp không?
Đáp:
Mê
chấp là tập khí từ lâu đời, cũng gọi là thói quen; theo
Phật pháp gọi là tập khí phiền não, rất khó dứt. Có khi
người xuất gia làm tội địa ngục, mà tự mình không biết.
Vì ham tài lợi trước mắt để xây dựng bản ngã cho mình.
Như
kinh nói:
Một
hạt gạo của Thí chủ,
Lớn
bằng núi Tu Di.
Nếu
không tu giải thoát,
Mang
lông đội sừng trả.
Họ
biết nhưng không tin, chỉ biết đồng tiền; có nhiều chừng
nào tốt chừng nấy, lại không tu giải thoát.