Ngày
14 – 5 đến 20 – 5 Đinh Sửu (97)
Lời
khai thị:
Theo
thật tế mà nói, Phật Giáo là giáo dục truyền dạy tâm
pháp dẫn đến giác ngộ cuối cùng. Nhưng hiện nay nhiều
người hiểu lầm cho là một tôn giáo mê tín.
Nói
tôn giáo mê tín là do các chùa làm những việc mê tín, như
đốt vàng bạc,… đó là hại cho người chết.
Giáo
dục là bao gồm vũ trụ vạn vật, chẳng có vật nào thiếu
sót gọi là vạn pháp duy tâm. Vì nguồn gốc vạn sự vạn
vật là tâm.
Tại
sao? Tại xuất phát từ tâm, cho nên Phật Thích Ca nói “tất
cả do tâm tạo”. Nói tâm tạo cũng không có ai tin! Có người
nói tâm tạo thì ông tạo một cục vàng ra đi? Nếu người
đến sức độ cao hiện ra sức của tâm thì có thể tạo
ra có liền, muốn tạo ra cục vàng có liền được.
Nhưng
bây giờ mọi người có sức tâm rất yếu, nên kiếp trước
tạo cho kiếp này, kiếp này tạo cho kiếp sau, thành nhân quả
3 đời. Vì sức yếu thì tạo chậm, tâm lực yếu chừng nào
nên quả sẽ đến chậm chừng nấy. Nếu sức của tâm mạnh
kiếp này tạo thì kiếp này có, sức của tâm mạnh hơn tạo
ra có liền. Nói tóm lại đều là tâm tạo.
Vậy
tâm là thế nào? Tâm là một danh từ ai cũng nói được, nhưng
tâm là gì chẳng ai biết! Vì tâm không hình tướng số lượng.
Tổ
14 Thiền tông Ấn Độ dùng hư không vô sở hữu để thí
dụ tâm, hư không vô sở hữu là không có hư không tức trống
rỗng, nhưng nhờ trống rỗng dung nạp và ứng dụng tất cả.
Tại
sao không nói hư không quảng đại vô biên dung nạp tất cả
vật, mà nói hư không vô sở hữu dung nạp tất cả vật?
Hư không vô sở hữu dung nạp tất cả vật, đó là thật
tế. Bây giờ, mình thấy rõ ràng tất cả cây cối, nhà cửa,
núi sông, đất đai,… đều phải ở trong vô sở hữu này;
thật tế đang dung nạp và ứng dụng. Như tôi đang nói, các
vị đang nghe, nhìn với nhau,… đều nhờ cái trống rỗng
này.
Vô
sở hữu là trống rỗng khắp không gian thời gian, nhưng con
người ham sở hữu đều muốn sở hữu của mình, tiền là
sở hữu của tôi, nhà là sở hữu của tôi, đất là sở
hữu của tôi; nếu nhà chưa có quyền sở hữu thì đi làm
giấy để có quyền sở hữu. Nhưng thật tế, sở hữu là
chướng ngại dụng của tâm, vì ham sở hữu thành ra bị chướng
ngại.
Có
sở hữu thì phải kiến lập, nhưng Phật nói không thể kiến
lập, gọi là vô thỉ. Nếu kiến lập thì có bắt đầu, vô
thỉ là không có bắt đầu cũng là nghĩa vô sanh, không có
sự sanh khởi; tại có sanh khởi thì phải có bắt đầu, vì
thật tế không có sự sanh khởi.
Cho
nên, người chứng quả ngộ pháp vô sanh, Tịnh Độ cũng nói
“hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”, Giáo môn gọi là “chứng
vô sanh pháp nhẫn”. Thật tế không có sự sanh khởi, không
có sự bắt đầu, tại trống rỗng vô sở hữu.
Vô
sở hữu khắp không gian thời gian chẳng có gì chướng ngại.
Nhưng thông minh của con người đem cái không chẳng chướng
ngại, hạn chế thành cái không có chướng ngại. Phật pháp
gọi là tánh không, tức cái không vô sở hữu.
Nếu
hạn chế cái không của tách, tách bị bít hết là không còn
trống rỗng thì tách này là tách chết không thể đựng nước.
Có trống rỗng nên đựng nước được, nhưng bị hạn chế
thì chỉ dùng trong tách.
Cái
không của bình thì hạn chế trong cái không của bình, cái
không của chuông thì hạn chế trong cái không của chuông,
cái không của nhà thì hạn chế trong cái không của nhà, giải
ra muôn ngàn nghĩa không khác biệt rất hay rất có lý.
Nhưng
cái không sẵn sàng vô sở hữu đang ứng dụng, cái nhà muốn
dựng lên phải nhờ cái không vô sở hữu. Chưa có tách mà
cái không cũng sẵn sàng. Sự thật cái không của tách, bình,
nhà đâu có khác! Có khác là do con người kiến lập rồi
thấy có khác, do có khác nên hạn chế làm chướng ngại dụng
cái không vô sở hữu.
Phật
Thích Ca, chư Bồ Tát chúng sanh đều có tâm bằng nhau, nhưng
cái dụng thì khác. Tại sao? Vì mình có sở hữu rất nhiều,
còn Phật không có sở hữu. Sức tâm mình tuy bằng Phật,
nhưng chưa dùng được hết, vì bị hạn chế. Hạn chế bằng
tách thì dụng bằng tách, hạn chế bằng bình thì dụng bằng
bình,… thành ra mỗi người có dụng khác nhau.
Nhưng
Phật tánh của chúng sanh đều bằng nhau, thần thông trí huệ
không kém hơn Phật Thích Ca. Tại sao? Vì Phật tánh không thể
giảm bớt. Nếu Phật tánh của mình kém hơn Phật Thích Ca
thì giảm bớt, giảm bớt là pháp sanh diệt luân hồi. Nếu
Phật tánh còn luân hồi thì thành Phật vô ích.
Ngài
Long Thọ dùng hư không vô sở hữu để ví dụ cho tâm, tâm
không hình thể số lượng. Do đó chẳng thể dùng bộ óc
suy nghĩ tiếp xúc, nên chẳng dùng lời nói, văn tự để diễn
tả. Phật pháp miễn cưỡng nói là tánh không.
Nhiều
người cho cái không là tiêu cực là không có, dù nói không
là để hiển bày dụng tâm; cho nên Phật pháp nói không là
dùng. Như tách chẳng có cái không thì tách chết chẳng dùng
được; bình, nhà cũng vậy.
Cái
không là thể cũng là dùng, cái thể gọi là vô sở hữu;
nhưng cái dùng cũng vô sở hữu thì mới dùng được, cho nên
mình đang dùng. Như hư không vô sở hữu dung nạp tất cả
vật. Tất cả vũ trụ vạn vật, mặt trăng, mặt trời, núi
sông, đất đai, nhà cửa, cây cối,… đều phải nhờ vô
sở hữu này dung nạp và ứng dụng. Cuộc sống hàng ngày,
như ăn cơm mặc áo, nói năng, làm việc đều phải nhờ cái
vô sở hữu này mới được hiển bày.
Chỉ
tiếc rằng chúng ta ứng dụng hàng ngày mà chẳng tự biết,
không có giờ nào phút nào mà không dùng. Dẫu cho mình đi
đến chân trời góc biển cũng đang dùng, bây giờ ngồi đây
cũng đang dùng, nhưng dùng mà chẳng tự biết. Nên Phật Thích
Ca dạy pháp Thiền trực tiếp để mọi người đều được
hiện toàn diện tâm mình.
Bây
giờ các vị tham thiền là từ Phật Thích Ca truyền xuống
cho Ma Ha Ca Diếp đến đời thứ 28 là Bồ Đề Đạt
Ma rồi truyền qua Trung Quốc, làm sơ Tổ Trung Quốc, truyền
cho Huệ Khả, Huệ Khả truyền cho Tăng Xán, Tăng Xán truyền
cho Đạo Tín, Đạo Tín truyền cho Hoằng Nhẫn, Hoằng Nhẫn
truyền cho Huệ Năng.
Huệ
Năng là người không biết chữ, nhưng Phật pháp của ngài
cao không ai bằng; dưới Huệ Năng chia làm 5 phái (Lâm Tế,
Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn, Quy Ngưỡng), từ Tổ từ Tổ
truyền đến ngày nay. Tôi cũng may mắn được truyền pháp
môn Tổ Sư thiền này, nhưng tôi chưa kiến tánh, chỉ là học
được đường lối thực hành. Tính từ sơ Tổ thì tôi là
đời 89.
Phật
Thích Ca dạy pháp thiền trực tiếp là Tổ Sư thiền. Tất
cả thiền khác là pháp thiền gián tiếp, vì dùng cái biết
để tu; tức là phải học rồi theo hiểu biết thực hành
từ cấp mà lên. Thường thường có 52 cấp (Thập Tín, Thập
Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa là 50 cấp,
Đẳng Giác Và Diệu Giác).
Phật
Thích Ca dạy pháp môn thiền gián tiếp hay trực tiếp gặp
nhau ở Đẳng Giác. Tổ Sư thiền từ địa vị phàm phu ngộ
là đến Đẳng Giác, khỏi cần phải qua mấy chục cấp kia,
cho nên gọi là pháp thiền trực tiếp.
Pháp
thiền trực tiếp để mọi người đều được hiện toàn
diện chính tâm mình. Tất cả thiền là hiện tâm mình, hiện
được tâm mình là kiến tánh thành Phật. Dù nói thành Phật
nhưng không có Phật để thành.
Chữ
“Phật” tiếng Ấn Độ nghĩa là giác ngộ, giác ngộ là
ở trong mở mắt chiêm bao tỉnh dậy; như mình ở trong nhắm
mắt chiêm bao tỉnh dậy tự chứng tỏ tất cả sự vật trong
chiêm bao, người và thế giới chiêm bao đều chẳng thật.
(2
thứ chiêm bao…………….trang 80)
Bát
Nhã Tâm Kinh, các chùa đều tụng có 262 chữ, nói: “Vô vô
minh diệc vô vô minh tận, vô lão tử diệc vô lão tử tận”,
làm sao tin! Tôi cũng già rồi chết. Phật nói không có già
chết làm sao được? Tin không nổi là đang chiêm bao. Nếu
có Thiện Tri thức giải thích cũng không tin, đến lúc thức
tỉnh thì tự chứng tỏ, nên gọi là chứng ngộ.
Nay
nói sơ cách thực hành Tổ Sư thiền. Làm sao thực hành? Tham
thoại đầu và khán thoại đầu. Tham là hỏi câu thoại, mục
đích khởi một niệm không hiểu không biết, như hỏi “khi
chưa có trời đất ta là cái gì?” cảm thấy không biết.
Khán là nhìn chỗ không biết, muốn xem chỗ không biết là
gì; chỗ không biết thì không có chỗ, vì có chỗ là biết.
Không có chỗ là không có mục tiêu để nhìn, nhìn mãi không
thấy gì, vẫn còn không biết, Thiền tông gọi là nghi tình.
Người
tham Tổ Sư thiền cần giữ cái không biết đó, sẽ đưa hành
giả đến thoại đầu rồi kiến tánh thành Phật. Cho nên
hành giả vừa hỏi vừa nhìn, hỏi với nhìn đi song song; không
phải hỏi trước nhìn sau, không phải hỏi sau nhìn trước.
Hỏi không gián đoạn, nhìn cũng không gián đoạn; khi nào
gián đoạn thì vọng tưởng nổi lên.
Ban
đầu tập thì vọng tưởng xen lộn hoài, nhưng chỗ không
hiểu không biết thì không có chỗ, cho nên lúc mới tập rồi
nói “tôi nhìn không được”, nói nhìn không được là đã
nhìn được rồi. Tại sao? Nhìn rồi mới biết nhìn không
được, nhìn không thấy gì hết là đúng. Nếu nhìn thấy
cái gì thì không đúng, vì hư không trống rỗng vô sở hữu
lấy gì để thấy!
Cho
nên, Lục Tổ nói: “Xưa nay không một vật, nơi nào dính
bụi trần?” Trống rỗng vô sở hữu làm sao thấy cái gì?
Nếu thấy cái gì thì có sở hữu là sai. Tuy không thấy gì
cứ hỏi và nhìn, tại không thấy gì nên không biết, không
biết cũng nhìn, nhìn chỗ không biết đó, sẽ đưa hành giả
đến thoại đầu rồi kiến tánh.
Tất
cả thiền khác phải cố gắng tập trung tinh thần, Tổ Sư
thiền không cần tập trung tinh thần, cố gắng, chỉ cần
miên mật một chút nghi tình kéo dài. Cho nên, chư Tổ nói:
“Ít phí sức chừng nào tốt chừng nấy”, nếu cố gắng
tập trung tinh thần là phí sức. Mình khỏi cần phí sức,
chỉ là vừa hỏi vừa nhìn để giữ nghi tình.
Có
người hỏi tham đến lúc nào được kiến tánh? Đó là tùy
mình, bây giờ nói tham thoại đầu, nhưng chưa đến thoại
đầu. Thoại là lời nói, đầu là đầu tiên lời nói; tức
là chưa nổi niệm nào gọi là thoại đầu. Như muốn nói
một lời nói thì phải khởi niệm rồi nói ra miệng; khi chưa
khởi niệm muốn nói gọi là thoại đầu, có khởi niệm muốn
nói, tuy chưa nói ra gọi là thoại vỉ.
Nhưng
mình bắt đầu tham chưa đến thoại đầu, mục đích đến
thoại đầu nên nói tham thoại đầu hay khán thoại đầu.
Cách thoại đầu còn rất xa. Nếu công phu miên mật 24/24 thì
đến thoại đầu. Bắt đầu tham được 1 phút trong 24 giờ,
mỗi ngày nghi tình tăng 1 phút, một tháng tăng được 30 phút
thì 12 tháng tăng được 6 giờ, bốn năm đến thoại đầu
được kiến tánh.
Nếu
mỗi ngày, nghi tình tăng ½ phút thì 8 năm đến thoại đầu
được kiến tánh, mỗi ngày tăng nghi tình ¼ phút thì 16 năm
đến thoại đầu được kiến tánh. Kiến tánh là phải theo
công phu tiến triển của mình, nhưng công phu của mình là
giữ nghi tình là không hiểu không biết.
Tôi
thường thí dụ cây viết, đầu trên là thoại đầu, đầu
dưới là thoại vỉ, từ thoại vỉ đến thoại đầu là đường
đi ý thức. Bắt đầu tham là lìa thoại vỉ nhưng chưa đến
thoại đầu, đang đi ở giữa đường. Ý thức có 2 mặt,
mặt biết dùng để tu Như Lai thiền, mặt không biết tu Tổ
Sư thiền, cuối cùng đều đến thoại đầu.
Dùng
biết để tu là pháp thiền gián tiếp, dễ bị ngoại cảnh
lôi kéo, vì thấy cái nào tốt thì ham thích, thấy cái nào
xấu thì chê ghét; dùng không biết để tu thì tốt không biết
tốt làm sao ham thích? Xấu không biết là xấu làm sao chê
ghét? Cho nên không bị ngoại cảnh lôi kéo. Vì vậy pháp thiền
này dễ tu hơn nhiều, mau đến thoại đầu. Nhưng dễ quá
thành ra người ta không tin, lại tìm cái khó.
Hỏi:
Cái
này là cái gì?
Đáp:
Hãy
tự hỏi đi! Không những cái này không biết, mà tất cả
các thứ khác cũng không biết. Đừng nói cái ở ngoài, sợi
tóc của ông còn không biết, tế bào của ông cũng không biết;
trong cơ thể của ông không biết, chứ nói ngoài cơ thể!
Tại
sao không biết?
Vì
muốn có sở hữu, muốn có cái biết; cho cái biết là sở
hữu của mình, vì ông có tư tưởng chấp thật, cái biết
sai lầm cũng muốn biết. Chính thân thể của mình không biết,
ông là Tăng sinh biết được cái gì?
Con
cũng không biết.
Tự
mình học mà không biết, vậy còn hỏi ai? Nghi tình của Thiền
tông là muốn tự hỏi, nếu hỏi Phật Thích Ca nói được
đối với mình có ích gì! Huống là nói không được. Tại
sao? Vì Phật rất sợ những người như ông vậy. Có tư tưởng
chấp thật cứ đuổi theo lời nói, cho nên Phật nói: “49
năm thuyết pháp chưa từng nói một chữ”.
Kinh
Kim Cang nói: “Ai nói Phật có thuyết pháp thì người ấy
phỉ báng Phật”. Chính kinh Kim Cang của Phật thuyết, tại
sao Phật nói như vậy! Lại nói: “Không có pháp để thuyết
mới là thuyết pháp”. Những bổn phận học nhưng không chịu
học, nếu Giáo sư hỏi mà ông trả lời “không biết” thì
ông học cái gì?
Hỏi:
Có
nhân quả sao gọi là tánh không, tánh không thì sao có nhân
quả?
Đáp:
Tất
cả do tâm tạo, nguồn gốc là tâm, nhân quả cũng là tâm.
Tâm tạo không phải thật. Ý thức một mình tạo ra nhắm
mắt chiêm bao, ý thức cùng 5 thức trước (nhãn, nhĩ, tỷ,
thiệt, thân) tạo ra mở mắt chiêm bao. Nhắm mắt chiêm bao
và mở mắt chiêm bao đều chẳng thật, tất cả nhân quả
ở thế gian đều là mở mắt chiêm bao.
Nếu
kiến tánh là nhảy ra ngoài chiêm bao, không bị chiêm bao nữa;
tức ở trong mở mắt chiêm bao thức tỉnh là ở ngoài chiêm
bao thì không dính dáng nhân quả chiêm bao. Vì người hỏi
có tư tưởng chấp thật, nên có câu hỏi này. Tánh không
là vô sở hữu làm sao có cái này có cái kia?
Hỏi:
Người
ta sát sanh có nhân quả hay là tánh không?
Đáp:
Nhân
quả là ở trong chiêm bao, không nhảy ra ngoài chiêm bao thì
phải chịu nhân quả trong chiêm bao. Nhiều người chấp tri
của bộ óc, tánh không là vô duyên tri (không có nhân duyên
đối đãi), cũng là trí Bát Nhã, Phật tánh, Tự tánh, Như
Lai, Niết Bàn, vô trụ, vô thỉ, vô sanh,… đủ thứ danh từ
khác biệt, nhưng nghĩa không khác.
Những
danh từ tùy dụng lập danh, người có tư tưởng chấp thật
tranh cải những danh từ, vì không hiểu nguồn gốc. Danh từ
muôn ngàn sai biệt, nhưng muốn hiển bày thể dụng của tâm.
Bây giờ dùng cái tri của bộ não, chứ không phải vô duyên
tri.
(Giảng
4 bài kệ chữ tri…… trang 66).
Hỏi:
Những
cái biết không xử dụng được, thế nào biết không qua bộ
óc?
Đáp:
Không
phải là không qua bộ óc! Không cho bộ óc làm chủ. Bây giờ
là do bộ óc làm chủ, đến chừng kiến tánh cũng qua bộ
óc, không những qua bộ óc, qua nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân,
ý; nhưng các thứ này không làm chủ, chỉ làm nô lệ cho Phật
tánh, Phật tánh làm chủ. Theo danh từ khoa học gọi là chủ
quan.
Ở
Canada có giáo sư dạy tâm lý học, chuyên về tâm lý thầy
trò. Tôi hỏi Giáo sư giảng bài cho sinh viên nghe, phải dùng
thái độ nào mới đúng? Ông ấy trả lời nhiều chi tiết.
Tất cả bây giờ theo hệ thống khoa học, tâm lý học thế
gian cũng có hệ thống khoa học. Khoa học là một bộ phận
trong Phật pháp, Phật pháp không thuộc về khoa học.